1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm thơ Haiku văn hóa Nhật Bản

30 2,3K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 127 KB

Nội dung

1.1 Nguồn gốc hình thành thơ Haiku Haiku là thể thơ phái sinh từ Tanka. Tanka là thể thơ tiêu biểu nhất của waka tên gọi chung của thơ viết bằng tiếng Nhật để phân biệt với Hán thi, nên về sau, người ta dùng từ Tanka đồng nhất với waka. Bài thơ theo thể Tanka có 31 âm tiết, chia thành 5 dòng theo nhịp phách 57577. Từ thế kỷ XIV XV, khi Tanka bắt đầu có dấu hiệu đi xuống, trên thi đàn Nhật Bản xuất hiện thể Renga (liên ca). Renga cũng có nhịp phách 57577 như Tanka nhưng tách thành hai phần 575 và 77 rõ rệt, số lượng câu không hạn chế. Thực chất, Renga là trò chơi nối thơ của các nhà thơ Tanka. Trong bài renga liên hoàn, khổ đầu được gọi là hokku (phát cú) và quy chiếu theo mùa trong năm. Sang thế kỉ XVI, công chúng yêu thơ Nhật Bản rất thích trò chơi nối thơ nên renga trở nên phổ biến và bình dân hơn, thậm chí có nhiều bài renga được làm với mục đích hài hước, châm chọc gọi là haikai. Phần đầu hokku của bài renga là tiền thân của thơ haiku. Như vậy, haiku có nguồn gốc từ tanka, renga. Lúc đầu có tên là haikai (đến thế kỉ XIX mới có tên gọi haiku).

Trang 1

MỞ BÀI Quần đảo Phù Tang nằm duỗi mình như một mỹ nhân, gối đầu lên sóng nước cận Bắc Cực và thả chân vào vùng biển nhiệt đới Thái Bình Dương Chính vì

vị trí địa lý đặc biệt như vậy mà đất nước này có một thiên nhiên tuyệt đẹp, dịu dàng tinh tế nhưng cũng rất hung bạo: động đất, núi lửa, sóng thần… thường xuất hiện như những biểu tượng kinh hoàng của nguyên lý hủy diệt Có lẽ vì vậy mà người Nhật thường cảm nhận cái đẹp trong từng khoảnh khắc chứ không hướng về cái đẹp của sự trường tồn, vĩnh cửu

Người Nhật tôn kính hoa anh đào (sakura) vì hoa rơi khi đang độ tươi thắm,

đó là biết "chết" một cách cao đẹp, tựa như tinh thần võ sĩ đạo (samurai) Nhật Bản

là một cửa hàng thời tiết, trưng bày những biến đổi tinh tế của bốn mùa Mỗi lần đổi mùa, thiên nhiên như mời mọc ta bước vào một nhịp điệu mới, với một vẻ quyến rũ và gợi cảm vô song Nền văn học Nhật Bản là một nền văn học lâu đời vàđạt được nhiều thành tựu rực rỡ Từng được nhận hai giải Noben văn học đó là Y.Kawabata năm 1969 và K.Oe năm 1994 Và cũng là quốc gia vinh dự có tiểu thuyết sớm nhất trên thế giới (Truyện Genji thế kỉ XI), song nhìn vào lịch sử văn học Nhật Bản, thơ vẫn chiếm vị trí áp đảo về cả số lượng và chất lượng nghệ thuật

Có thể nói, văn học Nhật Bản từ cổ đại đến thời Minh Trị, thơ chiếm vị trí chủ đạo

Người dân xứ sở hoa anh đào thường tự hào đất nước mình là một “thi quốc” Trong các thể thơ truyền thống Nhật Bản, Tanka và Haiku tiêu biểu hơn cả

Cả hai thể thơ này đều ngắn, cô đọng và gắn với mỹ học Nhật Bản: yêu cái nhỏ bé,kiệm lời, những khoảng trống vô ngôn… Trong đó, Haiku là kết tinh của tư duy nghệ thuật và vẻ đẹp văn hóa đất nước Phù Tang Haiku được xem là thể thơ có dung lượng nhỏ nhất trong nền thơ ca thế giới Nội dung, thi pháp thơ haiku vô cùng thâm diệu, phong phú, thấm đượm hương vị của Phật giáo Thiền tông nói riêng và tinh thần của văn hoá phương Đông nói chung

NỘI DUNG

PHẦN 1 THƠ HAIKU VÀ NHÀ THƠ M.BASHO

1.Vài nét về thơ Haiku

1.1 Nguồn gốc hình thành thơ Haiku

Trang 2

Haiku là thể thơ phái sinh từ Tanka Tanka là thể thơ tiêu biểu nhất của waka - tên gọi chung của thơ viết bằng tiếng Nhật để phân biệt với Hán thi, nên về sau, người

ta dùng từ Tanka đồng nhất với waka Bài thơ theo thể Tanka có 31 âm tiết, chia thành 5 dòng theo nhịp phách 5-7-5-7-7 Từ thế kỷ XIV - XV, khi Tanka bắt đầu

có dấu hiệu đi xuống, trên thi đàn Nhật Bản xuất hiện thể Renga (liên ca) Renga cũng có nhịp phách 5-7-5-7-7 như Tanka nhưng tách thành hai phần 5-7-5 và 7-7

rõ rệt, số lượng câu không hạn chế Thực chất, Renga là trò chơi nối thơ của các nhà thơ Tanka Trong bài renga liên hoàn, khổ đầu được gọi là hokku (phát cú) và quy chiếu theo mùa trong năm Sang thế kỉ XVI, công chúng yêu thơ Nhật Bản rất thích trò chơi nối thơ nên renga trở nên phổ biến và bình dân hơn, thậm chí có nhiều bài renga được làm với mục đích hài hước, châm chọc gọi là haikai Phần đầu hokku của bài renga là tiền thân của thơ haiku Như vậy, haiku có nguồn gốc

từ tanka, renga Lúc đầu có tên là haikai (đến thế kỉ XIX mới có tên gọi haiku) Mặc dù khó có thể xác định được thời điểm ra đời chính xác, song haiku được rất thịnh hành vào thế kỉ XVII và phát triển mạnh trong thời Edo (1603 - 1867) Vào thời kì này, haiku đã dần mất đi sắc thái hóm hỉnh, trào lộng nguyên thủy và thay vào đó là âm hưởng bàng bạc, sâu thẳm của Thiền tông Haiku phiên âm theo lối chữ Kanji (Hán tự) là bài cú, có nghĩa là câu nói để trình bày

1.2 Đặc điểm thơ Haiku

1.2.1 Về hình thức

Haiku là thể thơ ngắn nhất thế giới, mỗi bài thường chỉ có 17 âm tiết (có thể ngắn hoặc dài hơn một vài âm tiết) Trong nguyên bản tiếng Nhật, 17 âm tiết này thườngđược viết thành một dòng nhưng khi phiên âm la-tinh lại ngắt thành 3 dòng 5-7-5 Haiku cổ điển có niêm luật chặt chẽ Một bài thơ haiku phải thể hiện được cảm thức về thời gian qua quý ngữ (kigo) Quý ngữ có thể là từ miêu tả các mùa xuân,

hạ, thu, đông hoặc là các hình ảnh, hoạt động mang đặc trưng của mùa Việc dùng quý ngữ chỉ mùa thể hiện sự gắn bó sâu sắc của người Nhật với thiên nhiên NgườiPhù Tang rất nhạy cảm với bốn mùa, có cảm quan tinh tế về thời tiết, nhất là sự thay đổi của thiên nhiên Tuy vậy, thiên nhiên trong thơ haiku thường là những cảnh vật bình dị, nhỏ bé, tầm thường và dễ bị lãng quên như chú ếch, con quạ, chú khỉ nhỏ bé, chim đỗ quyên, tiếng ve, đóa hoa dại nở bên bờ suối, hòn đá…Hai đề tài nổi bật của haiku là thiên nhiên và cuộc sống đời thường

Trang 3

1.2.2 Về phương thức biểu hiện

Do một bài thơ chỉ gồm 17 âm tiết nên các thi sĩ haiku thường bắt đầu từ những điểm nhìn đơn lẻ, chớp lấy một khoảnh khắc có thần của thực tại, đẩy lên đỉnh điểm của cảm xúc và sáng tạo theo nguyên lý mùa và tính tương quan hình ảnh Trong một bài thơ haiku thường có một hình ảnh lớn (vũ trụ) tương xứng với một hình ảnh nhỏ (đời thường) Haiku không mô tả cảm xúc mà chủ yếu ghi lại sự việc xảy ra trước mắt Nhà thơ ít dùng tính từ và trạng từ làm hạn chế sự tưởng tượng của người đọc, vì thế, haiku rất giàu sức gợi Ở thơ haiku, ta bắt gặp bút pháp của tranh thủy mặc, thiên về thần thái hơn là đường nét Kết cấu bỏ lửng của thơ haiku chính là cái hư không bảng lảng khó nắm bắt của tinh thần Thiền tông Gọi là hư không bởi trong khoảng không gian đó ta không nhận thấy bất cứ hình thể hay sắc tướng nào Tuy nhiên có đáng tin cậy không cái thấy trong phạm vi tri giác của conngười? Bởi vì khoảng không gian ấy không phải là chân không trống rỗng tuyệt đối như của tờ giấy trắng hay phông nền trắng tinh Mà đó là vùng không gian của những hoạt động giao cảm và chiêm nghiệm, bao hàm vô số tiềm năng và sắc thái nằm ngoài các khuôn mẫu nhận thức đời thường của chúng ta Nó tương đồng với khái niệm “hư không” của Phật giáo Thiền tông Hư không là cảnh giới tịch lặng trong tâm hành giả lúc nhập định (chứng ngộ Phật tính), không phải là rỗng rang

vô tri vô giác Đó là trạng thái của cái tâm trở về với bản tính ban sơ trong suốt, chưa khởi ý tham lam, sân hận, si mê Nó có thể được ví như tấm gương trong sáng

vô ngần, như cái tâm con trẻ chưa phủ chút bụi bặm, tiềm tàng khả năng phản chiếu, thu nhận vạn vật

1.2.3 Cảm thức thẩm mỹ của thơ haiku

Từ một thể thơ được làm với mục đích hài hước, bông lơn, đùa vui, về sau, do ảnh hưởng của tư tưởng Thiền tông, thơ haiku thể hiện những cảm thức thẩm mỹ khác nhau Những cảm thức thẩm mỹ này thể hiện cái nhìn của các thi sĩ haiku về thiên nhiên và con người mang đậm màu sắc Thiền tông Thơ haiku đề cao những cảm thức thẩm mỹ tinh tế như cái Vắng lặng (sabi), Đơn sơ (wabi), Buồn thương

(aware), Nhẹ nhàng (karumi), U huyền (yùgen), …

Sabi (tịch) : Là cảm thức về sự tĩnh mịch sâu xa của sự vật, tự chúng bộc lộ

những điều kỳ diệu, như trong một không gian vắng lặng, tiếng ve như thấm sâu vào đá: Vắng lặng u trầm/thấm sâu vào đá/tiếng ve ngâm (Basho) Nếu cảm thức

Trang 4

sabi là tâm điểm gắn với tư tưởng Thiền tông thì wabi (đà) lại gần gũi với các sự vật bình thường hơn Đó là những cảm nhận lắng đọng về những thứ nhỏ nhoi, mong manh như con ốc nhỏ, một chiếc lá rơi, một giọt sương mai…Cảm thức aware (bi ai) là niềm bi cảm, xao xuyến trước mọi vẻ đẹp buồn thương của sự vật Tuy nhiên, đó không phải là cái bi lụy, bi tráng mà aware là một niềm bi cảm thâm trầm: đẹp và buồn như trong bài thơ: Trên cành khô/ quạ đậu/ chiều thu (Basho) Karumi (khinh): Bắt nguồn từ chữ karushi, nghĩa là nhẹ nhàng, thanh thoát

Karumi thể hiện phong thái ung dung, tự tại của thi sĩ Thi sĩ haiku thường cảm nhận và biểu đạt được vẻ đẹp của con người và sự vật bé nhỏ tưởng chừng như bị quên lãng Phát hiện từ trong những vật bình thường, cái đẹp bình dị, đơn sơ là mộtcảm thức mang tính karumi Karumi thường mang đến cho người đọc những phút giây bình yên khi trước những cảm nhận về đời thường: Từ phương trời xa/ cánh hoa đào lả tả/ gợn sóng hồ Bi-wa.(Basho)

Từ cảm thức về sự cô tịch (sabi), nhận ra cái đẹp ở sự bình dị, thân thuộc (wabi) vàthể hiện sự nhẹ nhàng thanh thoát, ung dung, tự tại (karumi) đến vẻ đẹp buồn (aware), haiku đã thể hiện những sắc thẩm mỹ mang dấu ấn Thiền tông và văn hóa Phù Tang

1.3 Cách dùng kigo (quý ngữ) trong thơ haiku

1.3.1 Kigo và những quy ước trong cách dùng

Kigo là quý ngữ, là từ chỉ mùa trong thơ haiku Nhật Bản Nói cách khác, tất

cả những từ ngữ liên hệ đến mùa đều được gọi là kigo Thời gian được miêu tả trong thơ haiku chủ yếu là thời gian hiện tại, thời gian sinh hoạt Đó là thời gian của vũ trụ tự nhiên: nước chảy, mây trôi, hoa nở, chim hót, ngọn đồi phủ sương

Đó là thời gian xảy ra sự kiện hoặc thời gian hoạt động của sự vật và con người trong thời điểm hiện tại Và thời gian hiện tại đó luôn gắn với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông của xứ sở mặt trời mọc Haiku là thể thơ không đòi hỏi chặt chẽ về vần, niêm luật, bằng trắc hay đối nhau, nhưng nó có những quy định riêng về kigo: Một bài haiku phải có kigo (phải có từ chỉ mùa)

Yếu tố "mùa" là yếu tố khá quan trọng trong thơ haiku Các nhà thơ haiku hầu như lúc nào cũng đưa mùa vào thơ Bốn mùa qua đi đều để lại cho haiku một

Trang 5

dấu chân nào đấy, có khi là bóng hoa anh đào, có khi là những cơn mưa hay chiếc

lá phong chuyển sang sắc đỏ

Khí hậu của Nhật Bản khá phức tạp Nhiệt độ trung bình hàng năm của NhậtBản khoảng 14,6 độ c, tuy nhiên, khí hậu ở các vùng khác nhau khá rõ do hình dáng thon dài của nước Nhật Ngay ngày nở của hoa anh đào ở các vùng khác nhaucủa Nhật Bản cũng khác nhau Hoa anh đào là quốc hoa, là biểu tượng của nước Nhật, nở vào mùa xuân, có màu trắng và màu phớt hồng, rất đẹp Khi nở rộ, hoa anh đào giống như áng mây trắng hoặc hồng, bồng bềnh trong sương khói, rất lãng mạn, chỉ cần một cơn gió thổi qua là những cánh hoa thi nhau rụng xuống, phủ kín mặt đất tạo nên một thảm hoa tuyệt đẹp Hoa anh đào rơi ngay khi còn tươi rói, một cái đẹp mong manh, gợi cảm Người Nhật thường chờ đón ngày hoa anh đào

nở với một niềm háo hức lạ lùng và vô tuyến truyền hình thường đưa tin ngày bônghoa anh đào đầu tiên nở ở các vùng trên đất nước Mặc dù vậy, khí hậu của Nhật vẫn có bốn mùa rõ rệt: xuân hạ, thu, đông Mùa đông ở Nhật khá lạnh và trên thực

tế thì cái lạnh bắt đầu ngay từ cuối mùa thu Ở Tokyo, mùa đông thỉnh thoảng tuyết

có rơi nhưng không nhiều Mùa hè ở Nhật khá nóng và ẩm, mưa nhiều Mùa xuân

và mùa thu là hai mùa đẹp nhất trong năm Nhật Bản cũng có rất nhiều lễ hội gắn với các mùa trong năm: lễ hội mừng năm mới, lễ tiết phân, lễ tảo mộ, lễ hội vu lan,

lễ hội mùa hạ, lễ hội nông nghiệp, lễ hội Tanahata

Các nhà thơ haiku luôn có ý thức đưa mùa vào thơ Trong thơ haiku, yếu tố mùa rất quan trọng tuy với thời gian nó bớt đi sự quan trọng quyết định của buổi đầu Bài haiku thường có một chữ liên quan đến mùa ở ngay câu đầu hoặc một câu nào đó trong bài Nó có thể suy diễn từ khí hậu nóng, lạnh, ngày dài hay ngắn, thờitiết, địa lý đến tên chùa chiền, quần áo, lễ hội, các loại cây cối, chim chóc, hoa cỏ

Cách dùng kigo có những quy ước nhất định, những quy ước này giúp nhà thơ tiết kiệm được chữ dùng trong việc thông tin trong thơ mà vẫn chuyển tải đượcđúng ý đồ của người nghệ sĩ sáng tạo tới bạn đọc Khi nói "trăng" (tsuki) thông thường thì phải hiểu là trăng tròn mùa thu, nếu không, phải nói cụ thể, chính xác hơn nữa như oborozuki (trăng mờ mùa xuân) hay kangetsu (trăng lạnh mùa đông) Nói "hoa" (hana) phải hiểu là hoa anh đào, chỉ mùa xuân; nói “gặt lúa mạch” để chỉmùa đông Ví dụ:

Trang 6

Một đám mây hoaChuông đền Ueno vang vọngHay đền Asakusa.

Khi đọc bài thơ này của Basho, người Nhật hiểu ngay ông đang nhắc đến tiếng chuông mùa xuân, vì “một đám mây hoa” (Hana no kumo) chỉ hoa anh đào đang nở rộ, đó là biểu tượng của mùa xuân, là “từ chỉ mùa” – một quy ước của người Nhật trong sáng tạo thơ haiku

Những từ chỉ mùa rất thông dụng trong thơ haiku Trong thơ ca Nhật Bản nói chung, kể cả tanka hay haiku, thiên nhiên đóng một vai trò rất quan trọng, như một kỹ thuật, như một quy ước trong sáng tác, trong nghệ thuật giữa tác phẩm với bạn đọc Nắm được quy ước này người đọc mới có thể hiểu được bài thơ Lòng yêuthích thiên nhiên và sự nhạy cảm của người Nhật đối với thời tiết là một điều dễ nhận thấy trong tâm hồn người Nhật Những quy ước về mùa có làm phong phú nội dung thơ ca nhưng một mặt nó cũng tạo ra những câu thúc và khuôn sáo

Những từ chỉ mùa rất phong phú trong thơ haiku Sau đây là một số loài động vật và thực vật thông dụng trong thơ haiku, vì haiku còn nói đến nhiều giống chỉ sống ở vùng ôn đới và đôi khi chỉ sống ở Nhật Bản:

Mùa xuân (tháng giêng đến tháng ba âm lịch):

Thực vật: Mơ (ume), lan tím (sumire), anh đào (Sakura), hải đường (tsubaki), lê(nashi), tử đằng (fuji), đào (momo), liễu (yanagi), hồng vàng (yamabuki), ngải cứu

(yomogi), cây đuôi chồn (waraki)

Động vật: Chim oanh (uguisu), cú (tsubakurame), sơn ca (hibari), ong (hachi), ếch

(kawazu), tằm (kaiko), bướm (cho), sẻ con (susume no ko)

Vụ mùa: Ngày dài (hinaga), đêm 88 (hachijuhachiya) để chỉ mùa hái trà, tiết xuân

(haruoshimu), vãn xuân (yukuharu)

Thiên văn - Địa lý: trăng mờ sương (oborozuki), tuyết tan (yukidoke), sương lam

(kasumi)

Sinh hoạt - hội hè: Bánh nếp bọc lá (kusamochi), diều (tako), vỡ ruộng

(hatakeuchi), ngắt lá chè (chatsumi)

Trang 7

Mùa hè (tháng tư đến tháng sáu âm lịch):

Thực vật: Hoa xương bồ (ayame), hoa diên vĩ (kakitssubata), hoa sơn chi(kuchinasshi), sen (hachisu), kim tước chi (hahakigi), mẫu đơn (botan), hoa lưu ly

Mùa thu (tháng bảy đến tháng chín âm lịch):

Thực vật: Lau sậy (ashi), cúc (kiku), chuối (basho), lau già (ogi), quả hồng (kaki).Động vật: Chuồn chuồn (kagero), dế mèn (kirigirisu), dế tùng (matsumushi), chimcút (uzura), ngỗng trời (kari), chim "cát" (sandpiper, shigi), hải âu (miyakodori), gà

gô (yamadori)

Vụ mùa: Đêm lạnh (yosamu), hơi nóng còn sót (zansho), trung thu (chuushuu).Thiên văn - Địa lý: Sông ngân (Amanokawa), chớp nháng (inazuma), trăng (tsuki),

sương thu (kiri), tiếng thu (aki no koe)

Sinh hoạt - Hội hè: Thất tịch (tanabata), chày (kinuta), ngắm trăng (tsukimi), tảo

mộ (hakamairi), được mùa (honen)

Mùa đông (tháng mười đến tháng chạp âm lịch):

Thực vật: Tầm gửi (yodoriki), lá rụng (ochiba), hành (negi), thủy tiên (suisen), sơn

trà (sazanka), củ cải trắng (daikon)

Động vật: Vịt trời (kamo), chim óc cau (chidori), hạc (tsuru), thỏ (usagi), sò (kaki),

một loại chim cú (mimizuku)

Vụ mùa: Lập đông (ritto), cuối năm (toshi no kure), trừ tịch (oomisoka)

Trang 8

Thiên văn - Địa lý: Đồng khô lá (kareno), sương giá (shimo), lửa ma trơi

(kitsunebi), tuyết đầu mùa (hatsuyuki)

Sinh hoạt - Hội hè: Tất (tabi), ho (seki), nệm (futon), đốt than (sumiyaki), quét bồ

(Trên cành liễu nghiêng/con bướm đổi chỗ/mỗi lần gió lên) (M Basho)

Basho đã dùng Kigo: cho (bướm), yanagi (liễu) để chỉ mùa xuân Dùng kigo như vậy giúp người đọc có thể thấy được không gian mùa xuân tươi đẹp, lãng mạn với hình ảnh rực rỡ sắc màu của bướm bên cành liễu đang đâm chồi nảy lộc xanh mướttrong làn gió nhẹ và tiết xuân mát dịu… đúng như ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ

mà ông vẫn tiết kiệm được từ ngữ, không cần phải miêu tả cụ thể

Bài thơ sau dùng Kigo chỉ mùa đông qua hình ảnh tuyết (yuki):

Futari mishi

yuki wa kotoshi mo

furikeru ka

(Đã rơi năm nào/ tuyết mà ta ngắm/ bây giờ lại rơi) (M Basho)

Nhiều bài thơ nói đến tháng, qua đó ta thấy mùa:

Mưa tháng năm rơi

Và những con ếch

Bơi đến cửa nhà tôi (Sanpu)

Trang 9

Trong bài thơ này Sanpu miêu tả cơn mưa mùa hè

Ở những ví dụ trên, tác giả đã dùng kigo qua các hình ảnh chỉ mùa, còn nhiều bài thơ khác tác giả dùng Kigo trực tiếp - nói rõ là mùa nào

Ví dụ:

Mùa xuân đến rồi

vô danh ngọn đồi ấysáng nay khoác áo sương mù (M Basho)

hay:

Gió mùa thulàm sao em bé háihoa tím bây giờ! (K Issa)1.3.3 Kigo thường nằm ở câu đầu bài Haiku

Hototogisunaku ya goshaku noayamegusa

(Vang tiếng chim cu/ và lá diên vĩ/ vươn năm bộ cao) (M Basho)

Hototogisu là chim cu (chim đỗ quyên), loài chim báo hiệu mùa hè Đây là quý

ngữ chỉ mùa hè

Tuy nhiên, cũng có một số bài kigo nằm ở câu hai hoặc câu ba:

Moro moro nokokoro yanagi nimakasubeshi

(Trao cho cây liễu/ mọi niềm ước vọng/ mọi điều chán chê) (M Basho)

Trang 10

Kigo: cây liễu (yanagi) nằm ở câu thơ thứ hai chỉ mùa xuân - loại này ít gặp nhất.

Na batakenihanami gaonaru suzume kana(Trong đồng rau cải/ trăm mắt ngắm hoa/ một bầy chim sẻ) (M Basho)

Kigo: chim sẻ (suzume) ở câu ba chỉ mùa xuân

Có khi kigo ở cả câu hai và câu ba:

Fuku tabi nichô no inaoruyanagi kana

(Trên cành liễu nghiêng/ con bướm đổi chỗ/ mỗi lần gió lên) (M Basho)Kigo: bướm (chô) nằm ở câu hai và liễu (yanagi) nằm ở câu ba đều chỉ mùa xuân

2 Nhà thơ M.Basho

Matsuo.Basho (1644-1694) Thiền sư, thi sĩ lỗi lạc của thời Edo Nhật Bản, tên thật là Matsuo Munefusa là con trai út thứ bảy của một samurai cấp thấp phục vụ cho lãnh chúa thành Ueno, ngôi thành nằm giữa đường từ Kyoto đến Ise Basho được thừa nhận là người phát triển những câu đầu trong thể renga thành một thể thơđộc lập mang âm hưởng sâu thẳm của thiền đạo Masaoka Shiki hoàn thiện sự tách biệt này thêm nữa và chuyển sang gọi nó là thể haiku

Năm mới được 9 tuổi ông vào lâu đài Ueno làm tùy tùng cho lãnh chúa, và trở thành bạn thân thiết với con trai vị lãnh chúa, một người chỉ hơn Basho vài tuổi tên là Yoshitada Hai người cùng nhau vui chơi, học tập và làm thơ Cũng trong

Trang 11

những năm đó sự phát lộ năng khiếu của ông đã được nhà thơ, nhà phê bình xuất sắc đương thời tên Kitamura Kigin phát hiện Ông bắt đầu được Kitamura Kigin rènluyện và có bài thơ đầu tay năm ông 18 tuổi và được nhiều người biết đến Trong tập thơ xuất bản ở Kyoto năm 1644, có hai bài của Basho và một bài của Yoshisada.Nếu dòng đời cứ bình yên trôi đi thì chắc hẳn Basho đã suốt đời an phận một người

võ sĩ cấp dưới, thi thoảng cùng chủ quân nâng chén thưởng nguyệt trong những ngày nhàn hạ Ngờ đâu vận đời trớ trêu, Yoshisada chẳng may lâm bạo bệnh và mất sớm khi vừa mới hai lăm tuổi Basho lên núi Koya đặt một nạm tóc của bạn vào chùa và quyết định rời bỏ lâu đài Ueno mặc dù chưa được sự đồng ý của lãnh chúa Ông đến Kyoto vừa để tiêu dao những ngày tháng kinh kì nhằm khuây khỏa vừa để theo đuổi nghiệp thơ ông

Trang 12

tiếp tục đọc Văn học Nhật Bản cổ đại, nghiên cứu văn học Trung Quốc và cả thư pháp Ông thường sống trong nhà Kigin hoặc tá túc trong một đền chùa.

Tiếp đó ông dời kinh đô đến Edo, thủ phủ của của chế độ mạc phủ

Tokugawa Ở Edo, Basho đã làm nhiều nghề khác nhau nhưng nhận thấy mình chỉ hợp với văn đạo, ông đã đi theo nghiệp thơ văn lấy bút hiệu là Tousei (Đào Thanh)

và luôn tìm cách trau dồi thêm về thi ca, ông bắt đầu mở lớp dạy thơ haikai, thu nhận môn đệ và người ái mộ thơ Basho ngày một nhiều Năm 1680, Basho xuất bản

tập thơ “Hai mươi bài thơ do môn đệ của Tousei sáng tác độc lập”.

Năm ba mươi bảy tuổi giữa lúc danh tiếng của Basho lan rộng, ông được

phong là “bậc thầy dạy thơ haikai” thì nhà thơ đột nhiên quyết định thôi dạy, dọn

về sống trong một túp lều tranh ở Fukugawa (Thẩm Xuyên) cạnh bờ sông Sumida Một môn đệ là Sampu (Sam Phong) xây cho Thầy mình túp lều để làm bạn với thiên nhiên Có đệ tử mang tặng cây ba tiêu (cây chuối) một giống cây đương thời chỉ có ở Trung Hoa Được Basho trồng cạnh túp lều, khách đến chơi gọi là “Ba TiêuAm” và chủ nhân là “ Ba Tiêu Tiên Sinh” Trong khoảng thời gian này Basho tu tậpThiền dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Boccho

Năm 1682, Edo xảy ra trận hỏa hoạn lớn, túp lều tranh của Basho cũng chìm trong biển lửa, trắng tay Basho trở thành người không nhà cửa Ý tưởng phiêu bạt chợt bùng trong tâm trí ông

Mùa thu năm 1684, Basho bắt đầu cuộc hành trình “gió biển mây ngàn” của

mình Theo con đường ven biển về phía Tây, ông lang thang thăm lại cố hương Ueno rồi đi Nagoya Ở đó ông cầm đầu một nhóm thi sĩ soạn nên năm tập renga

xuất sắc mang tên Đông nhật Đến mùa hạ năm sau Basho mới trở về Edo sau khi

thăm viếng nhiều nơi chuyến đi lớn đầu tiên này được ông ghi lại trong kỉ hành

mang tên Nhật ký phơi thân đồng nội.

Trang 13

Hai năm sau Basho tạo nên chấn động văn chương bằng bài thơ về bước nhảybất ngờ của con ếch mà tiếng động của nó khi chạm mặt nước ao cũ vang

Trang 14

trong thinh lặng của đêm đen như khoảnh khắc đạt đến Đốn ngộ của thiền sư Đăng

trong hợp tuyển của ông và đồ đệ mang tên Xuân nhật.

Chuyến đi kế tiếp của Basho là hướng về Kashima được ông mô tả trong kỉ hành Kashima (1687) Đây là chuyến đi mà đích đến của Basho là đền Kashima, thăm sư phụ Boccho và ngắm hoa anh đào ở Yoshino mà nhớ về người bạn cũ yểu mệnh tại Ueno năm xưa

Ngay sau chyến đi ngắn ngày ấy, Basho lại bỏ ra một năm trời đi lang thang cùng thiên nhiên, sông núi Từ Edo đến bờ biển Suma Ông đến Sarashina để chứng kiến mùa trăng ở đỉnh Obasute Năm 1689 Basho cùng đệ tử Sora thực hiện chuyến

đi nổi tiếng là hành trình lên miền Oku ở Đông Bắc của đảo Honshu – một vùng thủa ấy còn hoang sơ, chưa có người khai phá Basho phiêu bạt gần ba năm trời, quãng đường ông đi qua hơn 2500km

Sau chuyến hành trình Basho về Kyoto sống hai năm Năm 1691, Basho trở lại Edo với danh tiếng đạt mức tột đỉnh Tâm hồn lãng tử của Basho lúc nào cũng thôi thúc ông dấn bước vào cuộc hành trình gian nan như người đi tìm Đạo

Năm 1694 Basho thực hiện chuyến lữ hành cuối cùng đến Otsu, rồi ghé qua Kyoto ở lại Rakushisha sau đó ông đến Osaka Vốn đã tiều tụy, khi ở Oshaka ông lại mắc chứng tiêu chảy không cách nào chữa khỏi Trong những ngày cuối đời ông viết :

Dang dở cuộc hành trình chỉ

còn mộng tôi phiêu lãng trên những cánh đồng hoang”

(Basho)

Trang 15

Ngày 12/10/1694 Basho qua đời Cái chết cũng đẹp như cuộc đời ông, trên nửa cung đường của chuyến hành hương, giữa môn sinh và bằng hữu ông ra đi Đếnphút cuối cùng của cuộc đời ông vẫn làm thơ vẫn chưa nguôi mộng sông hồ.

Ngày đăng: 13/05/2016, 20:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w