Hiện nay cái tên Hà Nhì được dùng phổ biến hơn cả và trở thành tên gọi chínhthức của tộc người này.. Mường Khương, riêng ở Lùng Chín có tên gọi là Phù Phù Lá, sau này Phù Lá là têngọi ph
Trang 1MỤC LỤC:
DẪN NHẬP: 2
NỘI DUNG: 2
1 Tên gọi , nguồn gốc lịch sử, dân số và phân bố dân cư: 2
1.1 Tên gọi ( tộc danh ), nguồn gốc lịch sử: 2
1.2 Dân số và phân bố dân cư: 4
2 Một số yếu tố văn hóa vật chất: 6
2.1 Ẩm thực: 6
2.2 Trang phục: 6
2.3 Nhà ở: 9
3 Một số yếu tố văn hóa tinh thần: 12
3.1 Đời sống và quan hệ xã hội: 12
3.2 Hôn nhân và gia đình: 14
3.3 Ma chay: 15
3.4 Tín ngưỡng: 17
3.5 Văn hóa nghệ thuật 18
KẾT LUẬN: 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 21
Trang 2DẪN NHẬP:
Ngôn ngữ và văn hóa luôn có mật thiết với nhau Ngôn ngữ là phương tiện giaotiếp xã hội thông qua tiếng nói và văn tự Nhờ ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết mà vănhóa được truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác và cũng nhờ ngôn ngữ mà văn hóađược chuyển tải từ quốc gia này sang quốc gia khác Việt Nam có 54 dân tộc anh em,được phân chia thành 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau Các hệ ngôn ngữ này không hoàntoàn có cùng một nguồn gốc, nhưng nhìn chung họ lại có cùng một cấu trúc ngữ phápgần nhau Trong một nhóm ngôn ngữ còn có những đặc trưng về phong tục tập quán,trang phục, tín ngưỡng, Nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến bao gồm 6 dân tộc, địa bàn cưtrú ở các tỉnh phía Bắc Văn hóa của nhóm ngôn ngữ này cũng có những nét độc đáobiểu trưng cho cộng đồng dân tộc thiểu số nước ta
NỘI DUNG:
1 Tên gọi , nguồn gốc lịch sử, dân số và phân bố dân cư:
1.1 Tên gọi ( tộc danh ), nguồn gốc lịch sử:
1.1.1 Tên gọi:
Tộc người Hà Nhì :
Tên tự gọi là Hà Nhì Già (người Hà Nhì) , các dân tộc anh em gọi là U Ni, Xá U
Ni Hiện nay cái tên Hà Nhì được dùng phổ biến hơn cả và trở thành tên gọi chínhthức của tộc người này
Tộc người Lô Lô :
Trong các sách cổ của Việt Nam và Trung Quốc người Lô Lô được gọi bằng nhữngcái tên : U Man, Lu Lọc, Mán , La La, Qua La, Di Nhân, Di Già Người Tày, ngườiNùng, người Giấy gọi là Pù Mỳa, người H’Mông gọi là Ma, còn người Lô Lô tự gọimình là Màn Di, Màn Chí hoặc là Mùn Di tùy theo cách phát âm của mỗi vùng, mỗiđịa phương các tên đó điều có nghĩa là “ người Di ”, song Lô Lô là tên gọi phổ biến
và là tộc danh chính thức
Tộc người Phù Lá :
Mỗi nhóm địa phương có tên gọi riêng, như nhóm Xá Phó ở Hà Giang tự gọi là Lao
Pạ hay Lao Va Xơ, ở Lai Châu tự gọi là Bồ Khô Pạ, nhóm Phù Lá Đen tự gọi là Mu
Dí Pạ, nhóm Phù Lá Hoa tự gọi là Bồ Khô Pạ Nhóm Phù Lá Hán chịu ảnh hưởng củavăn hóa Hán ở Lùng Phình, Lùng Chín huyện Bắc Hà va Tả Chu Phùng Huyện
Trang 3Mường Khương, riêng ở Lùng Chín có tên gọi là Phù Phù Lá, sau này Phù Lá là têngọi phổ biến nhất và là tên gọi chính thức.
Tộc người La Hủ :
Trước kia người La Hủ có nhiều tên gọi khác nhau như Xá Toong Lương (xá lávàng), Xa Quy (Xá Quỷ), “Xa” Phơi (người “ Xá” ở trần), Khù Sung (hay Cò Sung),Khủ Sung (Khổ Cùng) La Hủ là tên gọi phổ biến nay là tộc danh chính thức
1.1.2 Nguồn gốc lịch sử:
Các tộc người nói ngôn ngữ Tạng – Miến tuy hiện diện khá sớm ở tây Bắc nước ta,nhưng có lẽ do hoàn cảnh nao đó bị đứt đoạn chứ không liên tục trong suốt hơn mộtnghìn năm qua Hầu như các nhóm tộc người nói ngôn ngữ Tạng – Miến hiện sinhsống ở Tây Bắc ngày nay điều di cư từ các tỉnh giáp biên giới Việt – Trung, nhất là từVân Nam, vào nước ta chỉ mới khoảng 200 – 300 năm nay
Tộc người Hà Nhì :
Chưa ai biết rõ nguồn gốc của người Hà Nhì, tuy tổ tiên họ, tộc người Khương, đã
di cư từ vùng cao nguyên Thanh Tạng xuống phía nam từ trước thế kỷ thứ ba Theolời truyền miệng của người Hà Nhì thì họ có nguồn gốc từ người Di (Yi), tách khỏinhau thành bộ tộc riêng biệt 50 đời về trước Cư dân Hà Nhì sinh sống rất sớm ở miềnnúi Bắc Bộ Nhưng phần lớn tổ tiên người Hà Nhì hiện nay là lớp cư dân di cư đếnViệt Nam khoảng 300 năm trở lại đây
Tộc người Lô Lô :
Người Lô Lô ở Việt Nam có quan hệ nguồn gốc thân thích với người Di ở TrungQuốc Người Lô Lô vốn là cư dân của quốc gia Nam Chiếu, sinh sống ở vùng lòngchảo Tứ Xuyên, Trung Quốc Theo một số tài liệu, sau khi quốc gia Nam Chiếu loạnlạc, một số cư dân đã di cư sang Việt Nam Đó là tổ tiên của người Lô Lô ở Việt Namngày nay
Tộc người Phù Lá :
Trang 4Nhóm Phù Lá Lão - Bồ Khô Pạ là cư dân có mặt tương đối sớm ở Tây Bắc nước ta.Các nhóm khác đến muộn hơn, khoảng 200-300 năm trở lại, quá trình hội nhập củanhóm Phù Lá Hán còn tiếp diễn cho tới những năm 40 của thế kỷ XX.
Tộc người La Hủ :
Nguồn gốc xuất xứ của tộc người La Hủ cho đến nay cũng chưa có câu trả lời chínhxác Theo truyền thuyết của những người dân Hà Nhì kể lại thì tộc người La Hủ cónguồn gốc từ phía Bắc Rồi chiến tranh xảy ra do tranh giành lãnh thổ đất đai, người
La Hủ cứ lên cao, lên cao mãi, rồi rút dần, rút dần về phía Nam Trong số đó, có một
bộ phận lưu lạc xuống vùng đất của người Đại Việt, vì nỗi sợ mỗi khi có chiến tranhxảy ra khi tranh chấp đất đai, tộc người La Hủ đã hoàn toàn chấm dứt sinh sống ở cácvùng đất thấp Cứ thế, đời này qua đời khác, tộc người La Hủ trở thành tộc người chỉquen với lối sống và lối canh tác du canh du cư, sống lang thang trên các triền núi cao,trong các thung lũng mà ít có quan hệ với các cộng đồng tộc người xung quanh Cũngcòn có một câu chuyện theo dạng giả thuyết, ngày xưa người La Hủ và người Hà Nhì
có chung một nguồn gốc Nhưng do mâu thuẫn nội bộ nên hai anh em đã tách ra thành
2 tộc người Tuy là 2 tộc người khác nhau nhưng họ vẫn có nét chung cơ bản trongngôn ngữ và trang phục
Tộc người Cống :
Khác với các tộc người khác trong nhóm Tạng - Miến Người Cống có nguồn gốc
di cư trực tiếp từ Lào sang
Tộc người Si La:
Có nguồn gốc từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Hơn 200 năm trước đây, do điều kiệnthiên nhiên và chiến tranh xảy ra giữa các dân tộc ở khu vực biên giới Trung Quốc, đểtránh các cuộc chiến tranh và bảo tồn dân tộc, người Si La đã di cư xuống phía Nam,đến các nước: Lào, Thái Lan, Myanma, Phi Líp Pin Theo những ngươi già kể lại cáchđây khoảng 130 năm có những gia đình Si La từ Lào di cư sang Việt Nam ở lạiMường Tùng (Lai Châu) sau về ở Mường Lay, rồi lại đến ở Mường Tè
1.2 Dân số và phân bố dân cư:
Tộc người Hà Nhì.
Dân số của người Hà Nhì là 21.725 người (Tổng cục Thống kê năm 2009) Người
Hà Nhì là cư dân cư trú chủ yếu ở miền biên giới Việt – Trung và vùng biên giới Việt– Lào Người Hà Nhì sống tương đối tập trung tại các huyện Mường Tè (Lai Châu),Bát Xát (Lào Cai) Họ thường ở thành những khu vực riêng, ít khi ở xen kẻ với dân
Trang 5tộc khác Nhiều xã như xín Thầu, Chúng Chải, Mù Cả, Ka Lăng, Thu Lùm (MườngTè), Y Tí, A Lù (Bát Xá) hoàn toàn đặc chiếm tỉ lệ đa số là người Hà Nhì.
Căn cứ vào đặc điểm khác nhau về phương ngữ, y phục và phong tục tập quán thìngười Hà Nhì có các nhóm Cồ Chồ và La Mí Nhóm Hà Nhì ở huyện Bát Xát là mộtnhóm riêng biệt y phục của họ không thêu như các nhóm khác, mà chỉ dùng một màuchàm sẫm, nên còn có tên gọi là Hà Nhì đen
Tộc người Lô Lô
Dân số: 4.541 người (Tổng cục Thống kê năm 2009)
Người Lô Lô là cư dân sống ở nước ta, cư trú tại 30 trên tổng số 63 tỉnh/TP
Tập trung chủ yếu ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang), huyện Bảo Lạc(Cao Bằng) và huyện Mường Khương (Lào Cai)
Người Lô Lô ở nước ta chia làm hai ngành Lô Lô Đen (Màn Di No) ở Lũng Cú,Đồng Văn (Hà Giang) hoặc Màn Di Mân Tê ở Bảo Lạc (Cao Bằng), Lô Lô Hoa (Màn
Di Qua) hoặc Màn Di Pu ở xã Xín Cái, Mèo Vạc, Thượng Phùng thuộc huyện MèoVạc và xã Lũng Táo, Sủng Là thuộc huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang
Tộc người Phù Lá.
Dân số: 10.944 người (Tổng cục Thống kê năm 2009)
Người Phù Lá là cư dân sinh sống ở các huyện Bát Xát, Bảo Thắng, Bắc Hà, Sa Pa,Mường Khương, Sa Ma Cai, Văn Bàn (Lào Cai), Sìn Mần (Hà Giang),Quỳnh Nhai(Sơn La), Sìn Hồ (Lai Châu) Người Phù Lá bao gồm các nhóm địa phương có nhữngsắc thái riêng biệt khác nhau, nhóm Phù Lá hoa mặc váy ở A Lù (Bát Xát), nhóm Phù
Lá ở Bắc Hà, Mường Khương chịu ảnh hưởng của văn hóa Hoa, nhóm Phù Lá ở HàGiang và Lai Châu từng được coi là một dân tộc nhưng thực ra chỉ là một nhóm địaphương
Tộc người La Hủ.
Dân số: 9.651 người (Tổng cục Thống kê năm 2009)
Người La Hủ sinh sống ở nước ta trong các xã Pa Vệ Sử, Pa Ủ, Ka Lăng, Bum Tở
và Nậm Khao thuộc huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu cũng như người Hà Nhì người La
Hủ thường sống khu vực riêng ít ở xen kẻ với dân tộc khác Người La Hủ có ba nhómđịa phương La Hủ Sủ (La Hủ Vàng) nhóm này chiếm đa số trong thành phần cư dânngười La Hủ cư trú ở tất cả các bản thuộc hai xã Pa Vệ Sử, Pa Ủ, và một số bản như
Là Pé, Nhu Tè, Nhóm Bo thuộc xã Ka Lăng Nhóm La Hủ Na (La Hủ Đen) cư trú ởcác bản Nậm Phìn xã Nậm Khao, Nậm Câu, Phìn Hồ, Nậm Xả xã Bum Tở Nhóm La
Trang 6Hủ Phung (La Hủ Trắng) nhóm địa phương này có dân số ít nên họ ở đan xen vớingười La Hủ Vàng trong các bản Xà Hồ, Ú Ma , Pha Bu, Pa Ủ và Khổ Ma thuộc xã
Pa Ủ và bản Hà Xe xã Ka Lăng
Tộc người Cống.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Cống ở Việt Nam có 2.029người, cư trú tại 13 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố Người Cống cư trú tập trung tạicác tỉnh: Lai Châu (1.134 người, chiếm 55,9% tổng số người Cống tại Việt Nam),Điện Biên (871 người, chiếm 42,9% tổng số người Cống tại Việt Nam), còn lại 24người sinh sống ở một số tỉnh, thành khác
Tộc người Si La.
Dân số: 840 người (Tổng cục Thống kê năm 2009)
Dân tộc Si La là một trong 5 dân tộc thiểu số có số dân dưới 1000 người ở ViệtNam hiện nay Theo kết quả điều tra, người dân tộc Si La hiện chỉ cư trú trong phạm
vi địa lí giới hạn tại hai bản Seo Hay và Sì Thao Chải (bên bờ sông Đà), tại xã Can
Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu và một bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyệnMường Nhé, tỉnh Điện Biên Trước khi chia tách và điều chỉnh địa giới hành chính 3bản trên đều thuộc huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu cũ
2 Một số yếu tố văn hóa vật chất:
2.1 Ẩm thực:
Tộc người Hà Nhì :
Người Hà Nhì quen dùng cả cơm nếp và cơm trong các bửa ăn hằng ngày Thựcphẩm chủ yếu được cung cấp từ săn bắn, hái lượm Vào dịp lễ tết thường làm nhữngloại bánh, ưa dùng thịt nướng, thịt xào, đặc biệt thích ăn cháo ám nấu với thịt gà vàthịt lợn
Tộc người Lô Lô:
Người Lô Lô chủ yếu ăn ngô bằng cách xay thành bột đồ chín Bữa ăn phải cócanh, họ thường dùng bát và thìa bằng gổ
Tộc người Phù Lá:
Người Phù Lá ăn cơm tẽ ngày hai bữa, sáng sớm và tối thích hợp với điều kiệncanh tác nương rẫy Đồ nếp dùng trong lễ cúng và làm bánh Ăn cá , thịt ướp với gạorồi rang nhỏ cùng với ít gia vị ớt, rau thơm, thịt nướng rất được họ ưa thích
Tộc người La Hủ:
Trang 7Người La Hủ đã chuyễn từ ăn ngô, cơm sang chủ yếu ăn cơm tẽ, thích dùng cácloại thịt chim, thú do săn bắt được, cá ở khe suối, măng chua, canh đậu, bầu, bí.
Tộc người Lô Lô
Trang 8
Phụ nữ Lô Lô thường mặc váy áo màu đen Áo cổ vuông, chui đầu, được thêu hoa,hình chim hay những hình chữ nhật Phụ nữa Lô Lô mặc váy kín,may khá dài, rộng,
có 2 lần chiết li ở dưới cạp quần và đầu gối, Khi mặc, còn trùm phía sau bằng miếngvải đen hình chữ nhật, dọc thân và hai bên sườn của tú xô được thêu và đính đồng tiềnkẽm hay cúc nhựa một cách đều đặn Dây lưng được thêu thùa ở hai đầu và buông dàivới những sợi chỉ xanh đỏ sặc sỡ Phụ nữ Lô Lô chải tóc, quấn quanh đầu rồi đội khăn
ra ngoài Có 2 loại khăn vuông và khăn dài,
Phần lớn nam giới Lô Lô đều mặc áo cánh ngắn, mặc quần và chit khăn, may bằngvải bông nhuộm chàm, “quần loe”, cạp lá tọa, gần giống như phụ nữ
Ngoài ra, trang phục của người Lô Lô hoa có nhiều nét khác biệt với nhóm Lô Lôđen, cả về cắt may, cho đến hoa văn trang trí, điều đó đã mang lại sự phong phú vàđộc đáo cho dân tộc này
Tộc người Phù Lá
Phụ nữ Phù Lá ăn mặc khác nhau giữa các nhóm Phụ nữ Xá Phó mặc váy, áo ngắn,trang trí hoa văn sặc sỡ Phụ nữ phù lá Hán mặc quần thụng, áo cài khuy bên náchphải, hình dáng áo phụ nữ hán Đặc biệt là tấm yếm giống cái tạp dề phủ ra ngoài váyđược trang trí in đẹp, cổ đeo xà tích to bằng bạc, đầu vấn tóc
Nam giới mặc áo xẻ ngực Áo được may từ 6 miếng vải, cổ thấp, không cài cúc,nẹp ngực viền vải đỏ,ống tay hẹp, cổ tay thêu hoa văn như áo phụ nữ
Tộc người La Hủ
Trang 9Phụ nữ mặc quần,áo dài đến cổ chân, ngày lễ, mặc thêm ở ngoài áo ngắn, có thêu
và ghép vải màu, đính bạc, bông chỉ đỏ ở cổ áo, nẹp áo, ống tay áo đeo dây cườm,trên đầu quàng ra sau gáy và cổ
Nam giới mặc quần chân què lá tọa, ống rộng
Nam giới mặc quần chân què lá tọa và cài áo khuy vải có 2 túi lớn ở hai vạt trước,
và cũng vấn khăn trên đầu Tục nhuộm răng phổ biến, nữ nhuộm đen
Trang 10Thiếu nữ Si La khi chưa chồng thì vấn tóc quanh đầu, và đội khăn trắng giản dị.Khi lấy chồng thì búi tóc lên đỉnh đầu và cuộn khăn chàm đen.
2.3 Nhà ở:
Tộc người Hà Nhì
Nhà ở chủ yếu là nhà trình tường Nhà trình tường thường được làm bằng đất ( dàykhoảng 30-40cm) thích hợp với khí hậu lạnh vùng núi cao Tùy từng nơi, nhà có hiênphía trước hoặc hàng hiên ở ngay trong nhà để tránh gió rét Trong nhà người Hà Nhì
có 2 bếp: bếp kiềng và bếp lò Buồng ngủ bố trí ở gian bên phải Họ quen nấu cơmbằng chảo trên bếp lò xây trên nền đất Và điều đặc biệt ở các dân tộc nhóm ngôn ngữTạng- Miến là bếp lửa này chỉ đỏ lửa trước khi mặt trời mọc và sau khi mặc trời lặnmới được đỏ lửa, đun nấu( chủ yếu là nấu cơm và cám lợn)
Tộc người Lô Lô
Người Lô Hô ở nhà đất,nhà sàn Kiến trúc nhà ở khá đơn giản song có nhiều néttương đồng với nhà của người Hoa và người Cờ Lao.Nhà tường trình có kết cấu kháchắc chắn để tránh cái rét vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè Nhà có kết cấu xàngang, xà dọc và kèo gỗ gác lên đầu cột( gỗ làm nhà thường là các loại gỗ tốt) Nhàchia làm 3 gian, một cửa chính ở gian giữa và một cửa phụ ở gian bên trái Đối diệnvới cửa chính là bàn thờ tổ tiên, buồng ngủ của vợ chồng nằm ở bên trái gần cửa phụ,buồng của con cái nằm ở gian bên phải; trước buồng con cái là bếp sưởi và cầu thanglên trên gác
Trang 11 Tộc người Phù Lá
Nhà ở của Phù Lá Lão chủ yếu là loại hình nhà sàn giống người Tày, còn nhà củaPhù Lá Hán ở nhà đất trình tường hay xây gạch mộc Đặc điểm nổi bật của nhà Phù
Lá Hán là hai bên đầu hồi bỏ trống, không khung lợp( để làm đường cho tổ tiên về),
và cũng giống các tộc người trong cùng hệ ngôn ngữ, người Phù Lá cũng có 2 bếp vàcũng kiêng cử khi nhóm bếp giống nhao
Tộc người La Hủ
Trước đây họ thường làm nhà rải rác ngay trên mương, trên núi cao Hiện nayngười La Phủ ở nhà vách đất nứa hay trình tường Bếp, bàn thờ tổ tiên, giường ngủđều ở chung một gian
Tộc người Cống
Nhà sàn ba hay bốn gian, chỉ có một cửa ra vào, một cửa sổ ở gian giữa, chạy dọctheo vách mặt chính của nhà có thêm một chiếc sàn nhỏ( ít có giá trị sử dụng) nhưngnhà nào cũng có là đặc trưng trong nhà người Cống
Tộc người Si La
Trang 12Người Si La ở nhà đất sơ sài, tạm bợ, bếp đặt ở giữa nhà Nhà của người Si lathường chỉ có 2 gian một cửa ra vào Bàn thờ tổ tiên đặt góc trái nhà trên bày mộtchén nhỏ và một quả bầu khô.
3 Một số yếu tố văn hóa tinh thần:
3.1 Đời sống và quan hệ xã hội:
Tộc người Hà Nhì:
Tính cộng đồng trong làng bản biểu hiện khá tập trung không chỉ trong sản xuất mà
cả trong lĩnh vực văn hoá tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng Gia đình của người Hà Nhì
là gia đình nhỏ, mỗi gia đình có từ 6 đến 8 người, có cá biệt cũng có gia đình có từ 16đến 17 người Gia đình theo chế độ phụ quyền song người phụ nữ vẫn được trân trọngtrong xã hội Có nhiều họ khác nhau, mỗi họ lại chia ra thành nhiều chi Tên chi gọitheo tên ông tổ Tên của người Hà Nhì thường đặt theo tập tục là lấy tên người cha,hoặc tên con vật ứng với ngày sinh của người ấy làm tên đệm
Người Hà Nhì không có tục thờ cúng chung toàn dòng họ mà chỉ thờ cúng theo giađình Việc thờ cúng do con trai cả, dòng trưởng đảm nhận Nếu dòng trưởng không cóngười thừa kế thì việc thờ cúng chuyển cho con trai út Các thành viên trong gia đình,
dù đã ra ở riêng, nếu bị chết phải đưa xác về quàn tại trước bàn thờ bố mẹ thì ngườiquá cố mới được thờ cúng chung với tổ tiên
Người Hà Nhì hiện nay đã định cư, mỗi bản có khi đông tới 60 hộ
Tộc người Lô Lô:
Người Lô Lô sống tập trung trong các bản tương đối ổn định Tính cộng đồng tộcngười thể hiện rõ nét
Lô Lô có nhiều dòng họ Người trong dòng họ thường cộng cư với nhau thành mộtlàng Ðứng đầu dòng họ là Thầu chú Ông ta phụ trách việc cúng bái và duy trì tục lệcủa dòng họ Có hơn 30 dòng họ khác nhau Mỗi dòng họ thường quần tụ trong phạm
vi một làng bản, thờ cúng chung một ông tổ và có một khu nghĩa địa riêng nằm trong