Văn hóa tộc người Nùng

27 888 4
Văn hóa tộc người Nùng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Văn hóa tộc người Nùng 2.1. Ẩm thực Người Nùng ăn cơm tẻ là chủ yếu. Trong những ngày lễ, tết, đồng bào thường làm nhiều loại bánh từ gạo và có tục uống rượu bằng thìa. So với người Tày, người Nùng ăn Ngô nhiều hơn. Ngô xay thành bột nấu cháo đặc như bánh đúc. Trong bữa ăn, ngoài rau, dưa, còn có thịt cá nhưng không nhiều. Thức ăn thường xào, rán ít luộc. Các ngày lễ tết có nhiều loại bánh, khi có khách người Nùng thường chúc rượu nhau bằng thìa. Đây là nét độc đáo trong phong cách ăn uống của đồng bào Nùng. Người Nùng không ăn trầu như các dân tộc khác, thường khi nam nữ đến tuổi trưởng thành đều bịt một chiếc răng vàng ở hàm trên. 2.2. Trang phục Nam, nữ đến tuổi trưởng thành đều bịt một chiếc răng bằng vàng ở hàm trên và như thế được xem là làm đẹp, là người sang trọng. Phụ nữ mặc áo năm thân và cài một hàng cúc bằng nút vải phía bên nách phải. Tùy từng nhóm Nùng địa phương mà áo dài, ngắn, rộng, hẹp khác nhau, nhưng ở đoạn cổ tay và lá sen bao giờ cũng đắp một miếng vải và bốn túi áo không có nắp. Nam, nữ đều mặc một loại quần nhuộm màu chàm, cạp to, ống rộng, dài tới tận mắt cá chân. Phụ nữ Nùng thường đeo tạp dề trước bụng, khi gồng gánh còn mang thêm miếng nệm vai. Điểm khác nhau giữa các nhóm, một trong những biểu hiện là cách đội khăn và các loại khăn trang trí khác nhau đôi chút. Nam mặc áo cổ đứng, xẻ ngực, với một hàng cúc vải và bốn túi không có nắp. 2.2.1. Nữ phục Hiện tại, dân tộc Nùng sinh sống ở nước ta tự phân thành nhiều nhóm địa phương, mà sự khác biệt giữa họ chỉ là sắc thái văn hoá thể hiện qua tiếng nói, phong tục, lễ nghi, trong đó dễ thấy hơn cả là trang phục cổ truyền, đặc biệt là nữ phục. Về phương diện loại hình các bộ phận trang phục, nữ phục Nùng gồm loại áo cánh ngắn 5 thân và 4 thân, áo dài, váy, quần, thắt lưng, khăn đội đầu,…Tuy nhiên bản thân người Nùng cũng như các dân tộc láng giềng khác vẫn dễ dàng nhận ra đâu là người Nùng, trước hết nhờ vào màu sắc vải may mặc, một số chi tiết trong cách thức may cắt, thói quen ưa mặc rộng hay hẹp và hoa văn trang trí trên trang phục. Nữ phục Nùng Giang màu xanh nhạt, Nùng Dín màu xanh thẫm hay tím than, Nùng Lòi màu xanh đen hơi ngả phớt màu. Phụ nữ Nùng mặc cả loại áo ngắn 5 thân và 4 thân. Áo ngắn 4 thân: cổ áo tròn, xẻ ngực, nẹp và gấu áo rộng, hai túi nhỏ ở vạt trước, cài 9 hàng cúc vải ở nẹp áo. Loại áo này phần lớn dùng mặc trong nhà, đi lao động hay mặc trong áo dài năm thân.Chỉ riêng nhóm Nùng Dín thì áo ngắn 4 thân lại là loại áo mặc chính, còn loại áo 5 thân may ngắn, chỉ vừa che kín bụng, dùng mặc trong nhà, khi đi ngủ, mặc lót trong loại áo 4 thân khi đi ra khỏi nhà. Loại áo 4 thân của Nùng Dín may cắt khá độc đáo. Áo may thành hai lớp vải, lớp ngoài vải dầy, lớp trong vải mỏng hơn. Ống tay áo rộng, dài tới cổ tay, gần cửa tay có đáp thêm một khoanh vải khác màu. Nẹp áo ngực đơm hàng cúc bạc 13 chiếc. Phụ nữ Nùng An, Nùng Inh, Nùng Giang, Nùng Phàn Slình đều mặc loại áo ngắn năm thân ở trong nhà cũng như khi ra ngoài đường. Nét tương đối khác biệt của loại áo năm thân này là cổ áo thường may liền với nẹp áo xuôi về phía nách bên phải, trên đó có thể trang trí những miếng vải khác màu hay dải hoa văn. Loại áo dài năm thân của phụ nữ Nùng cũng như loại áo dài năm thân của nhiều dân tộc láng giềng khác. Giữa các nhóm Nùng, loại áo dài này chỉ khác biệt đôi chút, thể hiện ở độ dài ngắn, rộng hẹp, hoa văn trang trí,…Thí dụ, áo dài của Nùng Giang, phần vải khác màu khâu đáp dọc nẹp áo ngực và cửa tay kích thước lớn hơn so với áo dài của Nùng Lòi và Nùng Inh, trong khi đó áo của phụ nữ Nùng An lại để trơn đồng màu. Chính tên gọi Nùng Khen Lài (Nùng tay hoa) là chỉ việc trang trí những khoang vải màu trên cánh tay áo dài 5 thân này. Độ dài của áo cũng có sự khác biệt áo phụ nữ Nùng Xuồng khá dài, phủ quá gối, trong khi áo phụ nữ Nùng An chỉ vừa phủ mông, còn áo Nùng Phàn Slình thì ngắn hơn nữa, chỉ quá thắt lưng…Phụ nữ Nùng Dín khi đi lấy chồng may chiếc áo mới có trang trí đặc biệt, gọi là May Chát Shựa. Loại áo này kiểu xẻ ngực, 4 thân như áo ngày thường, nhưng đây là áo mới, trang trí công phu trên cổ, nệp và gấu áo. Dải hoa văn gắn vào cổ áo gọi là hô môi, tạo thành bởi những hạt bạc, gắn thành các hình răng cưa gọi là cúc mẹ. Ngoài cổ áo và nẹp trang trính những miếng bạc nhỏ, gấu áo cũng thêu những đường chỉ màu xanh đỏ, vàng hình thẳng song song và răng cưa. Váy của người Nùng phân rõ thành cạp váy, giải buộc váy, thân váy và gấu váy. Nhiều khi họ gọi cạp váy là đầu váy, còn gấu váy là chân váy. Thân váy được ghép lại từ 4 mảnh, gấu váy được đáp thêm vải khác màu, vừa cho gấu váy cứng vừa làm đẹp. Khi mặc, người ta gấp phần váy thừa ra phía trước hoặc phía hông. Khi đi chợ, đi thăm viếng, người ta để gấu váy phủ thấp chấm mắt cá chân, còn khi đi làm thì kéo gập váy lên cao cho tiện và sạch sẽ hơn. Đáng chú ý hơn cả là váy của phụ nữ Nùng Dín.Váy may cắt theo kiểu váy xoè xếp nếp, khác với váy của một số nhóm địa phương khác của người Nùng, người Tày nhưng lại có phần giống với kiểu váy xoè xếp nếp của người Mông, Thu Lao, một số nhóm Dao,…Váy tạo thành bởi hai lớp vải, lớp ngoài dày và cứng hơn, còn lớp trong thì mỏng và mềm. Váy không khép kín hai mép vải dọc thân váy lại mà để hở khi mặc, mép nọ đè chồng lên mép kia, làm cho người mặc vẫn có cảm giác kín đáo. Váy của phụ nữ Nùng Dín được tạo nên từ cạp váy, đầu váy, thân váy và gấu váy. Cạp váy nối với đầu váy, hai bên tạo thành hai dây vải dài dùng để thay cho thứ dây lưng hay giải rút, thắt cho váy giữ chặt vào eo lưng. Đầu váy thường là mảnh vải khác màu, trắng hay xanh, khâu liền một phía với thân váy, phía kia với cạp váy. Đầu váy có chiều dài khoảng gấp rưỡi vòng bụng, nhưng lại ngắn hơn rất nhiều chiều ngang của vải thân váy. Do vậy, khi khâu lại với nhau, thân váy phải xếp nếp sao cho đều, khi mặc các nếp xếp gối nhau đều đặn chảy dài theo chân váy. Khi đi làm, để cho gọn ghẽ, dễ cử động, người ta túm một túm vải thân váy ở phía sau, buộc lại tạo thành cục gọi là phàn phái (túi vải), từ đó mới có tên gọi là Nùng U hay Nùng phàn phái. Dây lưng của bộ nữ phục của các nhóm Nùng cũng có những nét khác biệt nhau.Tiêu biểu hơn cả vẫn là dây lưng của nhóm Nùng Dín. Dây lưng dệt bằng sợi tơ tằm, trên mặt vải dệt những đường nét hoa văn hình thang song song, hình răng cưa, quả trám, lượn sóng, hình chim cách điệu,…Khi mặc, quấn dây lưng quanh bụng, hai đàu dây dắt mối ở hai bên hông. Dây lưng của phụ nữ Nùng Lòi bằng sợi bông dệt và nhuộm chàm, hai đàu dây thả mối phía sau dài chấm bắp chân. Dây lưng của nhóm Nùng An thì tuyền một màu xanh chàm, còn phụ nữ Nùng Xuồng thì thì thắt nhiều vòng thắt lưng ra ngoài áo dài, trên đó có dắt dây xà tích bằng đòng hay bạc, nổi rõ trên nền thắt lưng chàm. Cách chải bới tóc và phủ khăn đội đầu bao giờ cũng thể hiện nét riêng của các nhóm Nùng. Phụ nữ Nùng An vấn tóc giống như phụ nữ Tày, sau đó phủ ra ngoài bằng chiếc khăn vuông nhỏ dệt hoa hay vải chàm trơn, hai mối khăn buộc ra phía sau, đáy dưới lớp khăn vấn. Phụ nữ Nùng Inh, Nùng Lòi vấn tóc rồi đội khăn chàm ra ngoài giống như cách đội của phụ nữ Kinh. Phụ nữ Nùng Giang lại vấn tóc rồi đội ra ngoài chiếc khăn trắng, phủ hết phần tóc và hai tai, gáy. Phụ nữ Nùng Phàn Slình lại có nét khác biệt hơn: họ gấp chiếc khăn dệt hoa văn rất đẹp rồi quấn một vòng từ trước trán ra sau gáy. Phụ nữ Nùng Dín có hai loại khăn đội đầu, loại khăn thường ngày vẫn đội gọi là bẩu pạ,còn loại khăn chỉ đội khi cưới xin, hội hè, gọi là bẩu chịp. Hai loại khăn này kích thước như nhau, dài khoảng 1,5m, nhuộm chàm, rìa khăn có viền chỉ đỏ. Khác biệt giữa hai loại là khăn bẩu chịp có gắn thêm những mảng hoa văn. Một mảng hoa văn gắn trên mặt khăn trước trán, gọi là pạc môi, còn miếng gắn trên khăn phía sau gáy gọi là thẳng khăn. Các mảng hoa văn này tạo ra bằng cách gắn các miếng bạc nhỏ để tạo nên các hoạ tiết hoa văn, giống như trang trí hoa văn trên cổ áo. Những bộ phận còn lại của bộ trang phục Nùng là tạp dề, xà cạp, đệm vai, giầy vải, và một số đồ trang sức làm bằng kim loại đeo trên người. Tạp dề là miếng vải thường đồng màu với quần áo, chiều dài phủ từ thắt lưng tới quá gối, chiều rộng che kín thân váy hay ống quần mặc bên trong. Xà cạp làm từ vải bông để trắng hay nhuộm chàm, vừa để chống lạnh, muỗi, vắt khi đi rừng hay làm ruộng, nương, vừa giữ cho chân phụ nữ thon tròn,trắng trẻo, một nét đẹp của phụ nữ. Khi đi chơi chợ, thăm hỏi bà con, phụ nữ Nùng còn đi giầy vải, che ô đó là những thứ mà người thợ thủ công dân tộc có thể làm được, hay mua ử các phiên chợ vùng núi biên giới. Phụ nữ Nùng dùng nhiều loại trang sức hơn là phụ nữ Tày, đó là các loại vòng cổ, vòng tay, trâm cài tóc, dây chuyền, bịt răng vàng, các loại vòng hay hoa tai… 2.2.2. Nam phục Về cơ bản, trang phục nam giới Nùng giống như trang phục nam giới Tày và nhiều dân tộc khác.Sự khác biệt có chăng chỉ ở một vài chi tiết, chẳng hạn như nam giới Nùng mặc áo cánh 4 thân xẻ ngực và quần may hơi khít vào người và ngắn hơn so với quần áo của đàn ông người Tày hay ở một vài nhóm Nùng. Trên trang phục của cả nam và nữ tuy ít nhưng vẫn thấy trang trí bằng những dải vải ghép khác màu. Các đường viền chỉ màu ở tà hay gấu áo. Nam giới Nùng cũng ưa xăm mình,bịt răng vàng, đeo các loại vòng hơn nam giới Tày… 2.3. Nhà ở Người Nùng thường ở nhà sàn, nhà đất và nhà nửa sàn nửa đất, trong đó nhà sàn là kiểu nhà truyền thống ưa thích của họ. Nhà thường khá to, rộng, có ba gian, vách thường bằng gỗ và lợp ngói máng. Cách đây chưa lâu, nhà sàn là sự tổng hợp: người ở trên sàn, gầm sàn nhốt trâu, bò, lợn, gà…trên gác chứa dụng cụ sản xuất, nông phẩm. Nhà đất hiện nay là hiện tượng khá phổ biến ở vùng đồng bào Nùng, dọc suốt các vùng biên giới, sát đường giao thông, tường trình hoặc xây đá, mái ngói. Nhà nửa sàn nửa đất mang tính tạm bợ chỉ còn lại ở những gia đình sống du canh, du cư. Việc bố trí trong nhà giữa các nhóm Nùng cơ bản giống nhau. Nhà được chia làm hai phần bởi vách ngăn, trừ một lối đi ở gian giữa, phần trong đặt bếp, là nơi sinh hoạt của phụ nữ trong gia đình. Phần ngoài, dành cho nam giới và đặt bàn thờ tổ tiên. Phía sau nhà có cầu thang phụ, ở đấy có máng nước dùng để tắm rửa. Phân chia này cũng áp dụng đối với khách là nam hay nữ. Nhà của người Tày - Nùng có những đặc trưng riêng không giống các cư dân khác trong cùng nhóm ngôn ngữ Tày-Thái. Bộ khung nhà Tày-Nùng cũng được hình thành trên cơ sở các kiểu vì kèo. Có nhiều kiểu vì kèo khác nhau, nhưng chủ yếu là bắt nguồn từ kiểu vì kèo - ba cột. Để mở rộng lòng nhà người ta thêm một hoặc hai cột vào hai bếp vì kèo ba cột để trở thành vì kèo năm hoặc bảy cột. Song không có vì kèo nào vượt quá được bảy cột. Bộ khung nhà chúng ta dễ nhận ra hai đặc trưng: Ô vì kèo, đứng trên lưng xà, kẹp giữa hai cột có một trụ ngắn hình "quả bí" (hay quả dưa: nghé qua), đầu đấu vào thân kèo. Để liên kết các cột trong một vì kèo hay giữa các vì kèo với nhau, người ta không dùng các đoạn xà ngắn mà dùng một thanh gỗ dài xuyên qua thân các cột. Mặt bằng sinh hoạt của nhà Tày-Nùng trên cơ bản là giống nhau, mặt sàn chia làm hai phần: một dành cho sinh hoạt của nữ, một dành cho sinh hoạt của nam. Các phòng và nơi ngủ của mọi thành viên trong nhà đều giáp vách tiền và hậu. Nói đến nhà Tày-Nùng có lẽ không nên bỏ qua một loại hình nhà khá đặc biệt, đó là "nhà phòng thủ". Thường là có sự kết hợp gữa nhà đất và nhà sàn (đúng hơn là nhà tầng). Tường xây gạch hoặc trình rất dày (40-60 cm) để chống đạn. Trên tường còn được đục nhiều lỗ châu mai. Có nhà còn có lô cốt chiến đấu. Loại nhà này chỉ có ở Lạng Sơn gần biên giới phía bắc để phòng chống trộm cướp. 2.4. Quan hệ gia đình Trong gia đình, quan hệ giữa bố chồng, anh chồng với nàng dâu có sự cách biệt nghiêm ngặt. Theo phong tục Nùng, dù là con anh, con em, con chị . ai nhiều tuổi hơn được gọi là anh, là chị. Đồng bào Nùng có thói quen ít khi gọi thăng tên người ông, người bố mà thường gọi theo tên của đứa cháu đầu, con đầu của họ. Khi đặt tên con phải tuân theo hệ thống tên đệm của dòng họ. Việc dựng vợ, gả chồng do bố mẹ quyết định trên cơ sở môn đăng hộ đối giữa hai gia đình sự ưng thuận của con cái và lá số của đôi nam nữ. Cưới xin của người Nùng rất tốn kém, nhà gái thường thách cưới rất cao, tiền hàng triệu, lợn hàng tạ thịt…Theo quan niệm xưa, có như vậy bố mẹ mới mát lòng, “mát mặt mát mày” với hàng xóm. Con gái về nhà chồng phải có nhiều của hồi môn như chăn, màn, gối, chậu rửa mặt, cô dâu chưa hẳn đã có mặt ở nhà chồng, mà chỉ có mặt khi nhà chồng có công việc bạn rộn, lễ tết và có người sang đón. Tình trạng kéo dài đến khi sắp có con. Người phụ nữ khi lấy chồng xem như hoàn toàn thuộc về nhà chồng. Nếu bỏ chồng lấy người khác, thì phải trả lại tiền cưới, để lại nhà cửa và con cái… Ở người Nùng, tiểu gia đình với tôn ti trật tự phong kiến đã thống trị từ lâu. Người đàn ông làm chủ gia đình, làm chủ tài sản, có quyền quyết định tất thảy mọi việc trong nhà và tham gia các công việc xã hội. Người đàn bà giữ vai trò phụ thuộc,không có quyền thừa kế tài sản, chỉ chăm lo công việc nhà, không được đi học, không được tham gia các công việc xã hội. Trong trường hợp gia đình không có con trai thì thường nhận một đứa cháu tri làm con nuôi để thừa kế tài sản và chăm lo công việc cúng bái trong gia đình. Nếu gia đình có con gái thì cưới rể đời cho con gái, trong trường hợp này người con rể được thừa kế tài sản, chăm lo việc cúng bái bên nhà mình và bên nhà vợ. Tư tưởng trọng nam khinh nữ rất đậm nét, không chỉ trong vấn đề thừa kế tài sản, giải quyết công việc gia đình và ngoài xã hội mà còn ở nhiều mặt khác nữa. Trong căn nhà của người Nùng thường có quy định rõ ràng và khá chặt chẽ nơi ăn ở của từng giới. 2.5. Tôn giáo, tín ngưỡng Trong thờ cúng của dân tộc Nùng, chủ yếu là thờ cúng tổ tiên. Tổ tiên thường được cúng trong nhà, không phân biệt gia đình đó thuộc chi trưởng hay chi thứ, ngay cả khi các con trai đã ra ở riêng mà bố mẹ còn sống cũng đã lập bàn thờ để thờ cúng tổ tiên. Sau khi bố mẹ qua đời, vong linh được rước về thờ ở mỗi gia đình. Dưới mỗi mái nhà đều có lập một giường thờ được trang trí cẩn thận, nơi, bàn thờ được đặt nơi trang trọng nhất, có trang hoàng đẹp đẽ, có phùng slằn (Nơi ghi tổ tiên thuộc dòng họ nào). Bàn thờ tổ tiên có bài vị, lư hương và được đặt vào nơi trang trọng nhất, thường ngang với sàn nhà ở gian giữa, nằm giữa hai cột chính. Mỗi tháng hai lần, vào ngày mồng một và ngày rằm hàng tháng chủ gia đình quét rọn bàn thờ, thắp hương nhang, cúng bằng chè hoặc rượu. Còn trong các ngày lễ tết thì phải cúng bằng đồ ăn thức uống mà con cháu dùng trong các dịp đó. Các bậc tổ tiên, không cứ là bao nhiêu đời, từ bố mẹ trở lên thì được thờ ỏ đó. Những gia đình có người làm thầy tào, thầy pụt, thầy then…thì lập thêm một bàn thờ, thờ “thánh tướng và âm binh” nữa. Cũng trong các dịp lễ tết, ngày mồng một và ngày rằm mỗi tháng phải thắp hương nhang, cúng, cấp vàng mã… Gia đình nào thờ cúng táo quân thì phải giữ gìn bếp cẩn thận, như không được nhổ, bỏ giấy viết vào bếp, không được xào nấu các thức ăn gọi là những “thức ăn tạp”, như: thịt trâu, bò, chó,… Ngoài ra, mỗi nhà còn thờ bà mụ: Mẹ Hoa (Thần bảo hộ trẻ nhỏ) thường được thờ ngay đầu giường của phụ nữ đã có con, cúng vào dịp lễ tết, mẹ cửa (thần trông nhà). Vào những ngày đầu tháng, ngày rằm họ thường đốt hương. Ngày lễ, tết có cúng chè, rượu và các món ăn. Người Nùng cúng ma sàn (phi háng chàn) và các cô thần đầu ngõ vào dịp Tết nguyên đán. Những loại ma trên đây thường phải cúng khi trong nhà có người đau ốm, khi bói thấy chúng đòi thức ăn hoặc con cháu phạm phải những điều kiêng khem trong nhà. Khác với người Tày, người Nùng rất phổ biến tục thờ “ma ở ngoài sàn” (Phi hang chàn). Theo thần tích, vị thần này cũng là vị thần thổ địa. Nhưng đối với một số họ ở người Nùng phi hang chàn lại là thần An Phủ Đại Vương, tức Nùng Trí Cao, một thủ lĩnh người Tày – Nùng vào thế kỉ XI. Đồng bào cho rằng vị thần này rất linh thiêng, mỗi khi mổ lợn đều phải thờ cúng tại sàn phơi trước khi đem bán hoặc nấu nướng. Việc cũng chẳng có gì là phức tạp, chỉ việc căt thủ lợn đặt trên tàu lá chuối cắm vài nén hương. Có thể phân biệt được nhà người Tày với người Nùng một cách dễ dàng trong các dịp lễ tết. Khác với người Tày, gia đình người Nùng nào cũng có một bàn thờ đặt cạnh cửa trước; tại đấy người ta đặt vài loại tết và thắp hương trong ba ngày tết. Theo quan niệm của họ xung quanh ta có vô số ma quỷ, ngày tết cần bày các lễ vật ở đó, ma nào đi qua nếu cần thì lấy khỏi vào nhà người ta. Người Nùng còn thờ các thần thổ địa, thần thổ công, thành hoàng là những vị thần công cộng của toàn bản, có khi của toàn mường, có nhiệm vụ bảo vệ sinh linh mùa màng. Đối với các thần thổ công thì cứ ngày mồng một tết nguyên đán, các gia đình trong chòm xóm đều phải mang lễ vật đến cúng. Khi trong chòm xóm có người chết, khi một căn nhà mới mọc lên thì gia chủ phải sửa lễ báo cho thổ công biết. Thành hoàng hầu như địa phương nào cũng có, nhưng không nhất thiết bản nào cũng có miếu thờ, có khi vài chòm xóm lân cận mới có một cái đình chung. Hàng năm các gia đình tụ tập lại để cúng. Những gia đình cùng một dòng họ thì cùng chung một miếu thờ thổ công, thổ địa. Các thầy tào, thầy mo theo ý tưởng từ xưa họ có khả năng tiếp xúc với các loại ma thần nên được gọi là cần tha hùng (người mắt sáng). Họ hành nghề cúng bái, cầu sự tốt lành cho người dân. Vì thế họ được mọi người kính nể. 2.6. Văn học, nghệ thuật Đồng bào Nùng có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú và có nhiều làn điệu dân ca đậm đà màu sắc dân tộc. Nổi bật nhất trong văn nghệ dân gian Nùng là lối hát đối giữa Nam và Nữ (Sli) - một lối hát ví, hát giao duyên của thanh niên nam nữ. Đặc điểm của các điệu Sli là diễn xướng tập thể, mỗi bên nam nữ khi hát với nhau thường phải có từ hai người trở lên, hát theo hai bè. Lời ca của các điệu Sli được cấu tạo theo thể thất ngôn tứ tuyệt hoặc thất ngôn bát cú. Mỗi nhóm Nùng có một làn Sli độc đáo: điệu Soong lằn, nhì hào của người Nùng Phàn Sình, Si ới của người Nùng Lòi, Hà lều của người Nùng An, Tả Sli của người Nùng Giang, tiếng Sli giao duyên của thanh niên Nùng Lạng Sơn hòa quyện vào âm thanh tự nhiên của núi rừng gây ấn tượng sâu sắc cho những ai đã một lần lên xứ Lạng. Then là làn điệu dân ca tổng hợp có lời, có nhạc, có kiểu trang trí, có hình thức biểu diễn đã làm rạo rực tâm hồn bao chàng trai Nùng khi ở xa quê hương…Người Nùng rất yêu ca hát, mọi người có thể Sli bất cứ lúc nào và ở đâu mỗi khi rãnh rỗi. Những cuộc Sli thường kết thúc bằng sự trao đổi vật kỷ niệm như vòng tay, nhẫn, khăn mặt, túi…Ngoài hát đối đáp người Nùng còn tổ chức các đội múa sư tử, một hình thức sinh hoạt nghệ thuật lành mạnh và là môn thể thao vui khỏe được thanh niên ưu thích. Hội múa sư tử còn là dịp các trai bản luyện tập võ thuật, để bảo vệ quê hương đất nước khi có giặc giã, trộm cướp. Ngoài ra còn có thơ cổ phong, cổ lẩu, truyện cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn rất phong phú. Cổ lẩu là những bài thơ trong đám cưới dùng để chúc tụng nhau. Nghệ thuật âm nhạc của người Nùng khá phát triển nhưng nhạc cụ thì lại khá nghèo nàn, hầu như chỉ là các loại thuộc bộ gõ đánh. Múa cũng rất nghèo nàn, chủ yếu được dùng trong tôn giáo tín ngưỡng. Trong các dịp lễ tết, hội lồng tồng, chợ xuân,…có các trò chơi gieo đúm, đánh cầu lông, đánh quay, kéo co,… Lễ hội nổi tiếng thu hút được nhiều người, nhiều lứa tuổi khác nhau là hội "Lùng tùng" (còn có nghĩa là hội xuống đồng) được tổ chức vào tháng giêng hàng năm. Hát Sli - một làn điệu đặc trưng của dân tộc Nùng: Hát Sli (vả Sli) là một làn điệu đặc trưng của dân tộc Nùng. Có thể kể đến một số kiểu loại chính như: Người Nùng Cháo có Sli Slình làng, nguời Nùng Giang có Sli Giang, người Nùng Phàn slình có Sli bốc, sli Phàn slình… Thực chất Sli (vả Sli) là một hình thức hát thơ (kiểu như Phong Slư của dân tộc Tày nhưng cơ bản khác nhau về mặt tính chất). Sli của đồng bào Nùng được coi là một thể loại trữ tình dùng trong các ngày hội, ngày chợ, ngày cưới, ngày vào nhà mới… Trước đây, đã là người Nùng, hầu hết ai cũng biết hát Sli, yêu thích Sli bởi ngoài việc ví, đối … lời hát Sli còn được coi như tiếng hát giao duyên. Hát Sli thể hiện sự ứng đối tài hoa của mỗi người với những lời Sli ví von, bóng bẩy, tinh nghịch, xa xôi, ẩn chứa rất nhiều hàm ý… Đối với Sli giao duyên, thường do một đôi trai gái hoặc một vài đôi trai gái thể hiện theo lối đối đáp. Bao giờ cũng có người đứng ra Sli trước (kiểu mời gọi lĩnh xướng). Người hát trước thường là người có giọng vang, trong và phải có khả năng ứng đối khéo léo, tài tình và nhanh nhậy. Khi bên này vừa ngừng tiếng Sli (hỏi) thì bên kia cũng phải có người nhanh chóng cất lời Sli để đáp lại. Lời Sli đôi khi không chỉ bao hàm nội dung mượt mà, tế nhị của chuyện tình cảm ấm nồng, đằm thắm của bao đôi trai gái mà còn có cả muôn mặt của đời sống như các hiện tượng tự nhiên, các mốc thời gian cùng sự kiện nhân vật và lịch sử… đôi khi có cả những lời chào mời sang [...]... bà, cha mẹ Đây là hình thức mừng thọ của người dân tộc Nùng “lễ buộc cót” đã mang đậm đà bản sắc dân tộc, đã thể hiện truyền thống tốt đẹp của người dân tộc nùng Hát Cỏ Lẩu – nét văn hoá đặc sắc của người Nùng: Đây là một loại hình thơ ca dân gian khá phổ biến của người Nùng Phàn Slình, Nùng Cháo, Nùng Giang Đó là những câu hát được dùng trong đám cưới của người Nùng Những bài hát này được sử dụng tương... thống bài ca có tính giáo huấn cao Nó dạy cho con người sống tốt hơn, hướng thiện hơn, dạy cho con dâu, con rể biết thêm nhiều điều ứng xử trong cuộc sống mới 2.7 Hôn nhân và gia đình của người Nùng 2.7.1 Tục Kết Tồng của người Nùng Người Nùng còn có tục “Kết Tồng” Tục Kết Tồng không chỉ có ở người Nùng mà còn có ở người Tày, người Mông…nhưng ở người Nùng, người Tày thì phong tục giống nhau hoàn toàn Đây... sắc của đồng bào dân tộc Nùng Đến nay, người biết hát Sli không nhiều, nhất là Sli theo đúng nguyên bản ngày xưa Đây chính là nét văn hóa đặc sắc rất cần được bảo tồn và phát huy Hát soong hao – Nét văn hoá đẹp của dân tộc Nùng: Tiếng Nùng, soong hao có nghĩa là hai ta, đôi ta Hát soong hao là hình thức sinh hoạt dân ca trữ tình đối đáp nam nữ của các thế hệ thanh niên dân tộc Nùng ở huyện Lục Ngạn... gái dân tộc Nùng rủ nhau đi từng đoàn Họ vào chợ chỉ mua bán qua loa rồi kéo nhau vào các nhà hàng ăn uống và hát với nhau Nam ngồi một dãy, nữ ngồi một dãy, đối diện nhau mà hát Trời ngả về chiều họ mới đứng dậy ra về, cuộc hát kéo dài theo con đường về bản xa và nhiều đôi đã thành vợ thành chồng sau đó Lệ buộc cót, nét văn hóa truyền thống của người Nùng: Mỗi một vùng một dân tộc đều có nét văn hoá... thống riêng, người Nùng Bắc Kạn họ sống xen với các dân tộc khác Họ có nét văn hoá riêng rất độc đáo, tạo ra truyền thống tốt đẹp Một trong những truyền thống là lệ buộc cót (tiếng Tày, Nùng gọi là lẹ lảm dảo), là một phần nghi thức trong lễ Kỳ Yên của người Tày, Nùng Trong lễ Kỳ Yên có nghi thức “Pủ lường pủ váng” có nghĩa là (đắp bồ đắp cót) Cót ở đây tượng trưng cho cót gạo nuôi dưỡng người già, cũng... coi trọng nhau trên cơ sở một kiểu quan hệ họ hàng mới, đôi khi còn gắn bó thắm thiết hơn cả họ hàng Tính nhân văn trong quan hệ kết bạn này cũng có ở người Kinh và nhiều dân tộc khác nhưng không đâu đậm nét như ở người Nùng, người Tày “Tồng” tiếng Nùng, Tày có nghĩa là hợp nhau, giống nhau Hai người bạn giống nhau ở nhiều điểm, tâm đầu, ý hợp, có thể sống chết cùng nhau thì kết Tồng Kết Tồng đối với... nông nghiệp, hội cúng rừng của đồng bào Nùng còn mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc Lễ hội là dịp giáo dục ý thức cho mọi người, mọi thế hệ phải gìn giữ, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái cho cộng đồng Theo quan niệm của người Nùng, rừng là tất cả, rừng tạo nên cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho mọi người Hội cúng rừng là một phong tục đẹp của người Nùng cần bảo tồn và phát huy 2.8.2 Lễ... lễ và mời trầu cau (hoặc rượu) từng người Mọi người đều mừng tiền cho chú rể Thành phần đoàn đưa dâu chủ yếu là phụ nữ Ở người Nùng An gồm có “bà đưa”, cô dâu và bà đưa Khi ra đi, bà đưa đi trước, cô dâu đi giữa rồi đến hai phù dâu Đoàn đi được một đoạn thì gặp “ông cậu” khởi hành, mang theo số hương đủ để thắp dọc đường tới nhà trai Còn ở người Nùng Lòi, những người gánh đồ đi trước, tiếp đến là hai... mặt của người Nùng Lòi có một gánh xôi, một con gà luộc, hai cân thịt lợn, một lít rượu Số lễ vật này sau khi lạy tổ tiên, gia đình nhà gái biếu lại nhà trai nửa gánh xôi và rượu, con gà liền đầu Khi trở về, cô dâu thường gánh cho anh em họ hàng nhà chồng mỗi nhà một gánh nước 2.8 Lễ hội của người Nùng 2.8.1 Lễ hội cúng rừng của người Nùng Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, cùng với hội tết nhảy của người. .. Đặc biệt phải có một số vải tặng mẹ vợ để biết ơn công nuôi dưỡng Theo tục lệ người Nùng Cháo, nếu anh chị cô dâu chưa có gia đình riêng, em rể phải biếu mỗi người một con dao phát và một cân thịt lợn Còn chú rể người Nùng Phàn Slình chỉ biếu chị vợ một chiếc khăn lụa, gọi là quà xin phép chị cho em đi lấy chồng Chú rể người Nùng lòi biếu chị vợ một mảnh vải và lạy tổ tiên nhà gái Thông thường thì lễ . Tồng của người Nùng Người Nùng còn có tục “Kết Tồng”. Tục Kết Tồng không chỉ có ở người Nùng mà còn có ở người Tày, người Mông…nhưng ở người Nùng, người Tày. nét văn hóa truyền thống của người Nùng: Mỗi một vùng một dân tộc đều có nét văn hoá truyền thống riêng, người Nùng Bắc Kạn họ sống xen với các dân tộc

Ngày đăng: 03/10/2013, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan