1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Giao lưu tiếp biến văn hóa trong phong tục ăn, mặc , ở của người Việt

23 10,7K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 6,32 MB

Nội dung

Xuyên suốt tiến trình lịch sử của Việt Nam, tất cả các nền văn hóa còn tồn tại đến bây giờ đều là hiện thân như kết quả của quá trình giao lưu – tiếp biến. Sự ra đời và phát triển của văn hóa Việt Nam là kết quả của sự giao lưu ở cấp độ khu vực, châu lục và toàn cầu. Thể hiện rõ nét nhất của sự giao lưu – tiếp biến đó chính là ở các phong tục ăn, mặc, ở hiện nay trong văn hóa của người Việt.

Trang 1

I DẤN NHẬP :

Xuyên suốt tiến trình lịch sử của Việt Nam, tất cả các nền văn hóa còn tồn tại đến bâygiờ đều là hiện thân như kết quả của quá trình giao lưu – tiếp biến Sự ra đời và phát triểncủa văn hóa Việt Nam là kết quả của sự giao lưu ở cấp độ khu vực, châu lục và toàn cầu.Thể hiện rõ nét nhất của sự giao lưu – tiếp biến đó chính là ở các phong tục ăn, mặc, ởhiện nay trong văn hóa của người Việt

II NỘI DUNG :

1 Sự giao lưu và tiếp biến trong phong tục ăn uống :

Để duy trì sự sống, ăn uống là việc có tầm quan trọng số 1 Người Việt Nam nôngnghiệp với tính thiết thực công khai nói to lên rằng, có năng lượng vật chất mới nói đếnchuyện tinh thần “có thực mới vực được đạo”

Ăn uống là văn hóa, là phong tục , đó là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên, chonên trong cơ cấu bữa ăn của người Việt bộc lộ rõ dấu ấn của truyền thống của văn hóanông nghiệp lúa nước Đó là cơ cấu thiên về thực vật với lúa gạo đầu bản,sau đó tới rauquả, tiếp theo là tới thủy sản, cuối cùng mới là thịt cá

Văn hóa Việt Nam không tránh được những định luật thay đổi tự nhiên theo thời gian

và không gian Từ trước thời Bắc Thuộc cho đến cuối thế kỷ XX nền văn hóa Việt Nam

đã có nhiều thay đổi theo thời gian Một số những tập tục xưa được ghi chép trong sách

sử bây giờ không còn tồn tại nữa, hoặc chỉ còn sót lại trong các thế hệ trước đây ở một ítvùng quê xa xôi mà thôi như tục xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng chẳng hạn Ngược lại cónhững thói quen mới chỉ xuất hiện gần đây chớ không có trong xã hội xưa như thói quenuống cà phê buổi sáng hay bắt tay khi chào nhau Tư tưởng, khoa học, kỹ thuật thay đổinhiều từ khi có công cuộc đô hộ của người Pháp hồi cuối thế kỷ XIX Trong quá trìnhbành trướng lãnh thổ từ Miền Bắc vào Miền Nam nền văn hóa Việt Nam cũng có nhiềuthay đổi theo không gian, theo môi trường sinh sống, từ thức ăn, quần áo, đến cách phát

âm tiếng Việt, làng mạc, tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật, tâm lý, tư tưởng, vv Ẩm thựcViệt Nam mang những nét văn hóa riêng với ba miền Bắc, Trung và Nam Mỗi vùngmiền có những món ăn mang đậm nét địa phương, chịu nhiều ảnh hưởng của tập quándân cư và các điều kiện tự nhiên phong phú, tạo ra sự đa dạng cho văn hoá ẩm thực của

cả nước

Văn hóa ẩm thực Việt Nam còn được hình thành và phát triển gắn với sự phát triểncủa xã hội Món ăn Việt ngày nay, do đã trải qua quá trình phát triển lâu dài của lịch sửdân tộc rất đa dạng, hài hòa Có những món ăn thuần Việt, có những món ăn ảnh hưởng

Trang 2

của văn hóa Trung Quốc, văn hóa Nhật Bản, Hàn Quốc, văn hóa ẩm thực Pháp và cả vănhóa ẩm thực Ấn Độ

Thông qua sự giao thương giữa các quốc gia mà món ăn Việt Nam chịu ảnh hưởng củacách thức chế biến của Ấn Độ với những gia vị đặc trưng, các món ăn đặc trưng Giaiđoạn lịch sử gần 1000 năm Bắc thuộc đã cho thấy không chỉ có chữ viết mà các tập quán

ăn uống, chế biến cũng bị ảnh hưởng từ Trung Quốc, tạo nên một hệ thống các món ănmang nét văn hóa ẩm thực Trung Quốc Bên cạnh đó, với gần 100 năm dưới chế độ thuộcđịa của Pháp, các món ăn Việt Nam lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ cách thức chế biến củangười Pháp với đặc trưng rất nhiều loại sốt, nước dùng

Trong giai đoạn hiện nay, bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn

ra sâu rộng, văn hóa ẩm thực Việt lại càng có nhiều điều kiện để tiếp biến và phát triển Văn hóa ẩm thực được cấu thành cơ bản bởi các yếu tố hữu hình và vô hình Trong

đó, hình thức thể hiện mang tính phi vật chất của hoạt động ẩm thực là: những nghi thức,cách thức thực hiện hoạt động ẩm thực; cách thức lựa chọn nguyên liệu, gia vị trong chếbiến; cách thức sắp xếp cơ cấu bữa ăn trong ngày

Yếu tố hữu hình bao gồm các món ăn thức uống đã hình thành và phát triển và địnhhình với những đặc điểm rất đa dạng và phong phú Qua một quá trình giao lưu – tiếpbiến, trong hệ thống các món ăn Việt Nam hiện tồn tại các loại chính:

- Món ăn thuần Việt, những món ăn này mặc dù trải qua nhiều biến cố thăngtrầm của lịch sử, vẫn không thay đổi, mang đậm nét Việt Nam

- Món ăn ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Trung Quốc: cách thức chế biến sửdụng nhiều mỡ hoặc dầu thực vật đã ảnh hưởng mạnh mẽ từ Trung Quốc, cách điều vịđặc trưng (dùng các vị thuốc bắc)

Việc chịu ảnh hưởng của nền ẩm thực Trung Quốc Trong đó phải kể đến triết lí ngũ

vị (chua, cay,mặn, ngọt, chát) và sự hòa hợp màu màu sắc (xanh, đỏ, đen, trắng, vàng)trong bữa ăn theo nguyên tắc âm dương Nguyên tắc âm dương còn được thể hiện ở sựkết hợp các món ăn có tính hàn với các món ăn có tính nóng Các món ăn kỵ nhau khôngthể kết hợp trong một món hay không được ăn cùng lúc vì không ngon, hoặc có khả nănggây hại cho sức khỏe cũng được dân gian đúc kết thành nhiều kinh nghiệm lưu truyềnqua nhiều thế hệ

Trang 3

( Há cảo chiên )

Há cảo là một món ăn Trung Quốc dễ làm và vô cùng phổ biến Ở Việt Nam, có lẽbạn cũng không khó tìm món ăn này, khi dạo quanh các khu phố có người Hoa sinh sống.Nói đến phong tục ăn uống của Việt Nam hiện nay, Đậu hủ (một số nơi gọi là tàu hủ )cũng là món ăn quen thuộc, giá thành rẻ và dễ ăn nhưng có lẽ ít ai biết đến món ăn này cónguồn gốc tư Trung Hoa, nó có nguồn gốc từ “Đậu hủ thối” , sau khi vào Việt Nam đượcbiến đổi cho phù hợp với khẩu vị của người Việt

( Đậu hủ )

Một món ăn khác cũng liên quan đến đậu hủ là tàu hủ ( theo cách gọi của người SàiGòn ) hay tào phớ ( theo cách gọi của người Hà Nội, cũng là món ăn phổ biến có nguồngốc từ Trung Hoa

Trang 4

( Tào Phớ )

Hủ tíu, phá lấu, vịt quay, gà hầm thuốc bắc, hoành thánh, bánh bao, … cũng là mộttrong nhiều món ăn Trung Hoa được du nhập vào Việt Nam và tồn tại lâu dài, tự hòamình và biến đổi phù hợp với khẩu vị của người Việt

- Món ăn ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Pháp: cách thức chế biến có sử dụngcác loại sốt Các món ăn được sử dụng nhiều loại sốt và nước dùng: sốt chua ngọt, sốtchua cay, nước dùng trong

Hiện nay, thời kì phát triển mạnh mẽ của Tây hóa, cũng như sự du nhập rộng rãi củavăn hóa Pháp cũng làm phong tục ăn uống của người Việt chịu ảnh hưởng của các món

ăn Pháp, phổ biến nhất có lẽ là các món ăn như : Bít tết, Pizza, Sa lát ( Salad ), …

( Pizza ) ( Sa Lát )

Ngoài ra, hiện nay sự giao lưu mạnh mẽ với làn sóng văn hóa Hàn Quốc, văn hóaNhật Bản cũng đang tiếp biến với văn hóa Việt Nam, và là nền văn hóa được đón tiếpnồng hậu nhất Các món ăn của Hàn Quốc và Nhật Bản bắt đầu xuất hiện ở thời gian gầnđây, nhưng có một sự tiếp xúc mạnh mẽ với văn hóa bản địa, vì thế rất phát triển ở ViệtNam với các món ăn đặc trưng như : Kim Pap, Tokbokki ( Bánh gạo cay ) , Kim Chi,…của Hàn Quốc; Sushi, cơm cà ri và các thực phẩm sống đặc trưng của Nhật Bản

Trang 5

( Kim Pap _ Cơm Cuộn ) ( bánh gạo cay )

Không quá đậm đà về gia vị như các món ăn Ấn Độ hoặc hoành tráng về số lượngnhư món ăn Trung Quốc, ẩm thực Nhật hút hồn khách hàng ở sự trưng bày tinh tế, bắtmắt.Nên được tầng lớp trẻ nhanh chóng tiếp thu

Một món ăn nhật khác được giới trẻ ưa chuộng gần đây là cơm hộp Bento Với nhữngthủ thuật trang trí đơn giản nhưng rất dễ thương và nhiều màu sắc, cơm Bento Nhật ngaylập tức bỏ bùa giới trẻ Việt, trở thành một món ăn xinh xắn tặng người yêu, mang đi làm,hoặc cho con mang đi học… các lớp dạy làm Bento cũng từ đó mà ầm ầm mở ra phục vụcầu ngày càng tăng

( Cơm hộp Bento )

Bên cạnh các nhà hàng, Coffee theo phong cách Nhật Bản, maid coffee lấy mô hình

cô hầu gái ngoan hiền cũng đổ bộ vào Việt Nam gây sốt một thời với hình ảnh các bạn nữmặc đồng phục hầu gái hay thấy trong truyện tranh và phục vụ khách rất nhẹ nhàng tậntình

Trang 6

Không chỉ dừng lại cách thêm những món ăn mới, sử dụng những loại gia vị khác biệt

du nhập từ bên ngoài, các loại thức uống của người Việt cũng dần thay đổi theo thời đại,

nó mang đậm dấu ấn của Việt Tây và Đông Hóa Rượu ngoại, nước có ga, các loại nướchoa quả, nước ép xuất hiện và xâm nhập vào thành phần bữa ăn người Việt để thay đổivới những thức uống truyền thống

( Rượu vang và nước ép trái cây trên khẩu phần ăn hiện đại )

Ngoài ra, không chỉ có sự giao lưu mạnh mẽ ở thực phẩm, hay các món ăn đến từ nềnvăn hóa của nhiều nước khác nhau, phong tục ăn uống của người Việt cũng tiếp biến và

Trang 7

thay đổi mạnh mẽ Chẳng hạn như tiếp xúc với việc Tây Hóa, người Việt bắt đầu lựa chomình cách ăn uống thoải mái, họ chọn ăn thực phẩm nhanh vào buổi sáng như ăn bánh

mì, hay pizza vào buổi sáng, thay vị lựa chọn ăn cơm tại nhà như phong cách ăn uống củangười Việt Nam xưa Hoặc như ở các thành phố lớn, các gia đình giàu có thường lựachọn ăn uống tại các nhà hàng Buffet ( phong tục ăn được du nhập từ phương Tây), hayngày nay, người Việt bắt đầu lựa chọn ăn uống bằng các dụng cụ như nĩa, dao, thìa, thaycho đũa truyền thống của người Việt

( Thìa , muỗng , dao ảnh hưởng từ cách ăn uống của Phương Tây )

Ngày nay, người Việt không chỉ biết đến các món ăn nước ngoài ở nhà hàng, hay cácphố người Tây, người Trung,… họ còn biết cách chế biến để thêm các món ăn đó vàothành phần bữa ăn chính, làm món ăn chính hay món phụ ăn cùng món cơm, làm thêmnét đặc sắc cho bữa cơm gia đình.Có thể nói, đó là một sự tiếp biến mạnh mẽ trong phongtục ăn uống của người Việt, đồng thời cũng là một sự chọn lọc giao lưu của người Việt,dựa trên những nét văn hóa truyền thống và phù hợp với lối sống hiện đại

2 Sự giao lưu và tiếp biến trong phong tục mặc :

Trong sự giao lưu và tiếp biến trong văn hóa của người Việt, phong tục mặc có lẽ làthể hiện rõ nét nhất của một quá trình giao lưu – tiếp biến mạnh mẽ Chưa có giấy bútnào nói rõ hết sự tiếp biến của phong tục mặc của người Việt Nam qua nhường ấy thời kì

Vì nó là hàng dài những giai đoạn với những sự biến đổi và học hỏi mạnh mẽ với nhữngnền văn hóa khác nhau, đồng thời cũng tồn tại một số tiêu cực nhất định trong sự tiếpbiến nhanh chóng đó

Sau khoảng thời gian 1000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, trang phục ViệtNam có nhiều nét tương đồng với Han Fu (một loại quần áo cổ trang của Trung Quốc, từthời cổ đại hoàng đế cách đây 21 thế kỷ đến thời nhà Minh, là một trong những trangphục lâu đời nhất thế giới)

Trang 8

Văn hoá mặc Việt Nam truyền thống Thời xa xưa, người Việt cũng bắt đầu văn hóamặc bằng một quan niệm rất thô sơ: mặc là để che thân, ứng phó với những biến đổi củathời tiết, khi nóng khi lạnh, khi gió rét, khi mưa to, thậm chí cả khi lụt lội, giông bão.Trong giai đoạn này hình ảnh chiếc yếm và áo tứ thân luôn xuất hiện ở mọi nơi.

( Áo yếm ) ( Áo tứ thân )

Vào khoảng thời gian này, văn hóa Việt Nam vẫn chịu sự tác động mạnh mẽ của vănhóa mặc Trung Hoa, tuy nhiên tay vì tiếp nhận một cách bị động, con người Việt Namchủ động tiếp thu những điều phù hợp với văn hóa và hoàn cảnh sống Việt Nam Áo dàiViệt Nam cũng xuất hiện vào khoảng thời gian này, tuy nhiên không được xác định thờigian chính xác Về khách quan mà nói, áo dài Việt Nam là sự giao lưu và tiếp biến cóchọn lọc với văn hóa Trung Quốc Dựa trên bộ Xường sám của người Trung Quốc, theothời gian cách tân và thay đổi phù hợp với người Việt, mang đậm bản sắc văn hóa ViệtNam Vì thế mới có người nói rằng : “Dù là kimono của Nhật Bản hay Xường sám củaTrung Quốc cũng không thể gói trọn tinh hoa văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộcnhư áo dài Việt Nam” Chắc hẳn vì thế mà không hiển nhiên sự giao lưu – tiếp biến chọnlọc và cải biến để đậm nét dân tộc này trở thành “Quốc phục” của Việt Nam cho tới ngàyhôm nay

Trang 9

( Quá trình cách tân áo dài Việt Nam qua các thời kì )

( Xường sám Trung Quốc ) ( Áo dài Việt Nam )

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, trang phục đàn ông ở thành thị được Âu hóa khánhanh ở nông thôn còn phải trải qua một quá trình lâu hơn mới có sự thay đổi căn bản.Thông qua cuộc kháng chiến chống Pháp, mối quan hệ thành thị, nông thôn được chanhòa đã thúc đẩy tích cực sự biến chuyển ấy Nhiều thanh niên nông thôn bắt đầu mặc áo

sơ mi, quần Âu, trong khi đó nhiều cán bộ xuất thân ở thành thị cũ đã thường xuyên mặcquần áo nâu để dễ thâm nhập vào quần chúng nông thôn

( Áo sơ mi, quần Âu )

Trang 10

Ở miền Bắc, từ năm 1954, phát triển chiếc áo vải ka-ki đại cán, bốn túi, mặc ngoài (kiểu

áo Tôn Trung Sơn - Trung Quốc - đã được Việt hóa) Ngày nay, nó vẫn còn được sửdụng rộng rãi trong các hoạt động của người Việt và được gọi là áo Đại Cán, thay vì gọi

là áo Tôn Trung Sơn như người Trung Hoa

Âu hóa đậm nét Trang phục của nhân dân bị pha tạp nhiều; hầu hết đàn ông đều mặc sơ

mi, vét tông, quần Âu bằng nhiều loại vải, nhiều màu sắc và kiểu may Mốt thời trangchâu Âu tràn ngập vào miền Nam được thanh niên hưởng ứng nhanh chóng áo sơ michiết ly, các loại áo thun, áo phông trước ngực và sau lưng in hình người, phong cảnh haynhững dòng chữ của các nước tư bản

Theo phong trào "híp-py" một số nam thanh niên mặc áo bằng vải xô, may gầngiống kiểu áo cánh rộng, cổ tròn trễ xuống ngực, xẻ tà, gấu dài quá mông, thêu ở ngực, ởcửa tay và gấu áo

( Phong cách ăn mặc theo phong trào Híp – py )

Trang 11

Chịu sự tiếp xúc mạnh mẽ với văn hóa Phương Tây, cụ thể là Pháp Mỹ và giai đoạn này phong trào mặc áo, váy đầm cũng song song phát triển Thời gian đầu (1954 - 1959) vẫn là các kiểu đơn giản như sơ-mi cổ tròn, cổ bẻ, rồi không có ve cổ, cổ khoét sâuhình bầu dục, hình tròn, kiểu cổ ngang, cổ vuông Áo tay ngắn, tay phồng may bằng vải trắng, vải màu hay vải hoa

Sau năm 1968, chiếc váy mi-ni ra đời, ngắn trên đầu gối, càng ngắn càng hợp thời trang Thời gian này loại áo không tay và ngắn tay lại phát triển Áo quần kiểu "híp-pi"

đã một thời chiếm lĩnh mốt thời trang của Sài Gòn Áo may bằng vải xô mỏng, thêu rối rắm, tay dài hoặc tay ngắn Có loại áo may rất ngắn, để hở cả lưng, bụng người mặc, ống tay áo dài hoặc ngắn nhưng rộng, gấu tay áo thít lại cho tay áo phồng lên Quần bò (ngày nay gọi là quần jean) bó mông, bạc phếch, có khi vá miếng da ở đầu gối, ở mông Còn quần jean được phổ biến hơn cả bởi nét thời trang cũng như tiện dụng, phù hợp cho nhiềulứa tuổi

Đến ngày nay, quần âu được cải biến và sử dụng rộng rãi ở cả nam giới và nữ giới, nóthường được dùng làm đồng phục công sở hoặc được đông đảo người Việt sử dụng trongcác hoạt động khác của đời sống

Trang 12

( Quần Sooc )

Cải biến từ quần sooc ngày nay còn có quần lửng, quần yếm,…

Về áo, nam giới thường mặc áo sơ mi may bó, ve cổ áo và măng sét to bản Cómột số người trẻ mặc áo chiết ly, gấu áo lượn, vạt ôm lấy mông Có loại áo không maycầu vai hoặc có cầu vai nhưng chỉ có hai nếp ly hoặc không có ly Có người mặc áophông, áo dệt kim ba lỗ phong phú về màu sắc, đa dạng về kiểu may Có người mặc áohoa, loại vải mỏng

Trang 13

Mùa đông cũng như những ngày lễ, ngày hội, đàn ông thành thị mặc com-lê các màu, gầnđây ưa màu sáng như màu sữa, màu be, màu ghi nhạt Áo vét tông có thời gian ve to, rồilại nhỏ, nay lại to.

Nhìn chung trang phục của đàn ông trong cả nước, nhất là ở thành thị, đã được may theocác kiểu trang phục châu Âu, xem ra cũng có phần gọn gàng, thuận tiện Tuy vậy, vớinhững đặc điểm khí hậu, thói quen thẩm mỹ, điều kiện kinh tế ở từng vùng Việt Nam,các loại trang phục đàn ông cũng đã được cải tiến nhiều cho thích hợp Điều thấy rõ làqua trang phục đàn ông, người ta không thấy còn sự cách biệt giữa các tầng lớp conngười như trong xã hội cũ

Đến ngày nay, sự cách tân càng thể hiện mạnh mẽ ở váy, thay vào sử dụng váy như xưa,ngày nay váy liền hay còn được gọi là đầm được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là dịp lễ hộihay tiệc tùng,

Phụ nữ đứng tuổi ở thành thị, ngày thường mặc áo cánh, áo bà ba, áo sơ-mi Hồng Kông,

áo sơ-mi chiết ly với các loại cổ: hình quả tim, cổ thìa, cổ vuông, hình chữ V, cổ cánhnhạn, có hai ve Có người mặc áo hai bên vạt trước hay ở ngực thêu, hoa thưa hoặc giữanổi một vài họa tiết Gấu áo, cổ tay miệng túi, đường viền cổ, hai bên tà áo đều giua Cóhình thức thêu hoa ở chung quanh gấu áo hoặc ở bốn góc tà trước và sau Vai áo tròn,hoặc có khi cắt vai chéo Ngày lễ, ngày Tết, các bà mặc áo dài, màu trang nhã

Nữ thanh niên có nhiều kiểu áo: áo bộ đồ mặc ở nhà, áo chui, áo mở, áo sơ-mi chiết ly, áosơ-mi Hồng Kông, áo vai bồng, vai liền, vai tra, vai chéo, áo có hoặc không có cầu vai,

áo có cả cầu ngực hoặc trang trí đường nổi ở ngực áo thành nửa hình tròn, hình vuông,hình nhọn, áo ngắn tay hoặc dài tay, tay lửng, tay chun, tay loe, tay thụng, Áo mở tàhoặc không mở tà, vạt áo cong vành lược, hoặc lượn hình cung, hoặc tròn Có kiểu áohai hoặc một túi ngực nổi, có hoặc không có nắp, miệng túi thẳng hoặc chéo, có kiểu túihình trái đào Ve cổ áo phụ nữ, có nhiều kiểu rất phong phú: cổ liền, cổ thìa, cổ quả tim,

cổ vuông, cổ chữ U, có nẹp, cổ chữ B, cổ một ve, cổ hai ve tròn, cổ hai ve nhọn, cổ hai veliền, cổ lá sen tròn, cổ lá sen nhọn, lá sen vuông, lá sen nằm, cổ ve đứng có chân, cổ đứng(như cổ áo dài), cổ cánh nhạn, cổ lật nhọn, cổ lật vuông, cổ lật tròn,cổ lật nằm, cổ cravát,

cổ lính thủy, cổ Nhật Bản, Có các kiểu áo cầu kỳ như áo cánh bướm, áo cánh dơi.Giới trẻ cũng ưa chuộng áo dài may kiểu vạt ngắn, thêu hoa hoặc in những họa tiết đẹp ở

tà áo hay ở ngực

Hình thức may áo sơ-mi ghép nhiều màu bằng vải hoa hay vải trơn vào các bộ phận hợp

lý như cổ áo, tay, ngực, vai đã làm cho chiếc áo thêm hấp dẫn, tươi trẻ

Nữ thanh niên sau một thời gian dài mặc quần đen ống hẹp, rồi ống thẳng, rộng, hơi loe,gần đây đa số mặc quần Âu

Ngày đăng: 21/09/2015, 22:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w