1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

102 384 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 680 KB

Nội dung

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác này vẫn còn những hạn chếnhất định như: hoạt động phối hợp phổ biến, pháp luật của chính quyền, đoànthể, nhất là ở cơ sở chưa chặt chẽ và thường

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN HUY ĐÔNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NHÂN DÂN HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA,

HIỆN ĐẠI HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Nghệ An, 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN HUY ĐÔNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NHÂN DÂN HUYỆN KỲ ANH, TỈNH HÀ TĨNH TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA,

HIỆN ĐẠI HÓA

Chuyên ngành: CHÍNH TRỊ HỌC

Mã số: 60.31.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thái Sơn

Nghệ An, 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và kính trọng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơnsâu sắc đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học; Khoa Giáo dụcChính trị Trường Đại học Vinh Tác giả cũng xin được trân trọng cảm ơnPGS.TS Nguyễn Thái Sơn, PGS.TS Đinh Thế Định và quý thầy, cô giáo đãtrực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu, viếtluận văn

Tác giả xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, HĐND - UBND huyện KỳAnh, tỉnh Hà Tĩnh, cán bộ các Phòng, Ban của huyện Kỳ Anh cùng giađình, bạn bè, đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, ủng hộ, cung cấp tài liệu, tạođiều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và khảo sát điều tra, tham giađóng góp ý kiến quý báu cho việc triển khai nghiên cứu đề tài

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng song Luận vănkhông tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ýcủa Quý Thầy Cô giáo và đồng nghiệp để Luận văn hoàn thiện hơn

Nghệ An, tháng 10 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Huy Đông

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTCNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

PBGDPL Phổ biến giáo dục pháp luật

UBMTTQ Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc

MỤC LỤC

Trang 5

A MỞ ĐẦU 6

B NỘI DUNG 12 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NHÂN DÂN TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 12

1.1 Một số khái niệm cơ bản 121.2 Mục đích, nội dung và hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho quần chúng nhân dân trong thời kỳ đẩy manh công nghiệp hoá, hiện đại hoá 141.3 Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá 301.4 Tính tất yếu của việc tuyên truyền phổ biến pháp luật cho quần chúng nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá 34Kết luận chương 1 42

Chương 2: THỰC TRẠNG Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VÀ

CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NHÂN DÂN HUYỆN KỲ ANH TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 43

2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh 432.2 Thực trạng về ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trong những năm gần đây 462.3 Thực trạng về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay 532.4 Những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở huyện Kỳ Anh hiện nay 59Kết luận chương 2 64

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO

Trang 6

NHÂN DÂN HUYỆN KỲ ANH TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG

NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 65

3.1 Phương hướng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân huyện Kỳ Anh 65

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân huyện Kỳ Anh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá 68

Kết luận chương 3 88

C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88

1 Kết luận 88

2 Kiến nghị 90

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trang 7

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật là giới thiệu tinh thần văn bảnpháp luật cho nhân dân và các đối tượng có nhu cầu tìm hiểu pháp luật Qua đónhằm nâng cao nhận thức, tình cảm, niềm tin pháp luật, ý thức tôn trọng Hiếnpháp, pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của nhân dân Đây là mộtkhâu của hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, là hoạt động định hướng có tổchức, có chủ định thông qua các hình thức giáo dục, thuyết phục, nêu gương nhằm hình thành ở đối tượng tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi xử sự phù hợpvới các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành với các hình thức, phương tiện,phương pháp đặc thù Tuyên truyền, phổ biến pháp luật là quá trình hoạt độngthường xuyên, liên tục và lâu dài của chủ thể tuyên truyền lên đối tượng, là cầunối để chuyển tải Hiến pháp và pháp luật vào cuộc sống Tuyên truyền, phổ biếnpháp luật là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm thực hiện quản

lý nhà nước bằng pháp luật, xây dựng lối sống, lề lối làm việc theo Hiến pháp vàpháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể nhân dân

Xác định vai trò quan trọng của pháp luật, trong những năm qua hoạtđộng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho quần chúng nhân dân ở tỉnh Hà Tĩnhnói chung và ở huyện Kỳ Anh nói riêng đã được tích cực triển khai và đạt đượcnhiều kết quả quan trọng, từng bước làm chuyển biến nhận thức về pháp luật củangười dân

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác này vẫn còn những hạn chếnhất định như: hoạt động phối hợp phổ biến, pháp luật của chính quyền, đoànthể, nhất là ở cơ sở chưa chặt chẽ và thường xuyên; việc nghiên cứu học tậppháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức và của nhân dân chưa triệt để; đặcbiệt một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác tuyên truyềnphổ biến pháp luật, chưa chủ động trong việc phối hợp thực hiện; ý thức tôn

Trang 8

trọng pháp luật và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân chưa tạo chuyểnbiến căn bản như mục tiêu đề ra; tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm, tệ nạn

xã hội; đơn thư khiếu kiện đông người vượt cấp vẫn chưa giảm; trình độ của một

số báo cáo viên pháp luật ở cơ sở còn hạn chế; kinh phí dành cho công tác tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa nhiều

Là cán bộ, công chức của ngành Tư pháp huyện được đào tạo và nghiêncứu chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Chính trị học tại trường Đại họcVinh; đồng thời trực tiếp tham gia công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật của huyện trong những năm qua, tôi thấy cần thiết phải có những giảipháp khắc phục tình trạng trên nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổbiến, pháp luật cho nhân dân để góp phần thực hiện mục tiêu giữ vững và ổnđịnh chính trị - xã hội, xứng tầm trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng phía nam

Hà Tĩnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá Do đó, tôi chọn

đề tài: “Nâng cao chất lượng tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Chính trị học

Có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo, các luận văn,luận án, sách, tài liệu, giáo trình liên quan đến vấn đề tuyên truyền phổ biến,giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân trong thời gian gần đây Tuy nhiên

do điều kiện hạn hẹp về thời gian và khả năng nên tôi chỉ có thể tiếp cận đượcmột số công trình tiêu biểu Đề tài cũng được nghiên cứu trong giai đoạn cáccấp, các ngành đang thực hiện chủ trương của Đảng về tăng cường công táctuyên truyền phổ biến, pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán

bộ, nhân dân với mục tiêu tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôntrọng và chấp hành pháp luật của người dân nói chung, và đặc biệt là cho ngườilao động, tiến tới xây dựng xã hội và nhà nước pháp quyền, tất cả dựa trên nềntảng chi phối của Hiến pháp và pháp luật

Trang 9

- Hiến Pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội thông qua tháng 11 năm 2013 và đã được Chủ tịch nước ký sắc lệnh ban hành

và chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2014.

- Một số hình thức phổ biến giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp - Vụ Phổ biến, Giáo dục pháp luật - NXB Công an Nhân dân); 10 năm hoạt động trợ giúp pháp

lý ở Việt Nam hướng phát triển (Bộ Tư pháp, Cục trợ giúp pháp lý)

- Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật 2012);

- Nâng cao hiệu quả phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại trung tâm học tập cộng đồng các phường, xã trên địa bàn thành phố Vinh (Luận văn Thạc sỹ của tác giả Bùi Thị Kim Ngân) Ngoài ra còn một số văn bản của Đảng và Nhà nước, như: Chỉ Thị số 32- CT/TW Ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Quyết định số 37/2008/QĐ- TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 - 2012; Quyết định số 31/2009/QĐ- TTg ngày 24/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ năm 2009 - 2012;

- Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật;

- Chuyên đề: Công tác PBGDPL của Tiến sỹ Nguyễn Duy Lãng - Vụ trưởng Vụ phổ biến GDPL - Bộ Tư pháp;

Trang 10

- Quyết định số 31/2008/QĐ-UBND ngày 10/9/2008 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình PBGDPL từ năm 2008 đến năm 2012;

Quyết định của UBND tỉnh, huyện về việc ban hành kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật các năm: 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013,14.

Dưới giác độ khác nhau, các công trình nghiên cứu trên đã phân tích thựctrạng phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung ở tầm vĩ mô; các giải pháp đưa racòn mang tính chung chung; chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cáchthoả đáng, có hệ thống, đánh giá đầy đủ, khách quan cơ sở lý luận và thực trạnghoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân trên địa bàn mộthuyện cụ thể Xuất phát từ đặc trưng đó, tôi thấy cần thiết phải đi sâu nghiên cứuvấn đề tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân trên địa bàn huyện Kỳ Anhtrong bối cảnh cả nước nói chung đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa Trong đó Kỳ Anh đang trở thành một trong những địa bàn trọngđiểm mang tính chiến lược của Hà Tĩnh trên lĩnh vực này

2 Mục đích nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu nhằm đề xuất một số giải pháp để nâng cao chấtlượng công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân ở huyện Kỳ Anh,tỉnh Hà Tĩnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn xác định ba nhiệm vụnghiên cứu trọng tâm như sau:

- Xác định cơ sở lý luận của công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chonhân dân trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trang 11

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng chấp hành pháp luật và công táctuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân trên địa bàn huyện Kỳ Anh tỉnh

Hà Tĩnh trong thời gian qua

- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công táctuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân huyện Kỳ Anh trong thời kỳ côngnghiệp hoá, hiện đại hoá

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng, nội dung, hình thức côngtác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân trong giai đoạn hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Vấn đề tuyên truyền, phổ biến pháp luật có nội dung rộng lớn, hình thứcphong phú Trong phạm vi, khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp thạc sỹ,chúng tôi không có tham vọng bao quát hết tất cả mà chỉ tập trung vào việctuyên truyền, phổ biến nội dung cơ bản, trọng tâm, thiết yếu nhất của pháp luậtnhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trong thời kỳ côngnghiệp hoá, hiện đại hoá Nội dung luận văn không có ý định tuyên truyền phổbiến pháp luật một cách chung chung mà hướng tới những nội dung cụ thể đặctrưng gắn liền với tính chất của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoátrên địa bàn của huyện Kỳ Anh trong giai đoạn hiện nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được viết trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước

ta về pháp luật, ý thức pháp luật và tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của khoa học chínhtrị kết hợp với các phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội và

Trang 12

nhân văn như phương pháp phân tích, so sánh, logic - lịch sử Tất cả nhữngphương pháp đó dựa trên nền tảng tư duy biện chứng và phép biện chứng duyvật để đi đến những kết luận chân thực, chính xác.

6 Đóng góp mới của luận văn

- Luận văn góp phần làm rõ thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến,giáo dục pháp luật cho nhân dân trên địa bàn huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh Ngoài ra,luận văn có thể làm tư liệu giảng dạy, tham khảo cho những công trình nghiêncứu có liên quan

- Luận văn góp phần đề xuất một số giải pháp góp phần nhằm nâng caochất lượng công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung trên địabàn Kỳ Anh và Hà Tĩnh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiệnnay

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chonhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Chương 2 Thực trạng ý thức chấp hành pháp luật và công tác tuyên truyềnphổ biến pháp luật cho nhân dân huyện Kỳ Anh trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá

Chương 3 Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công táctuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân huyện Kỳ Anh trong thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trang 13

B NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NHÂN DÂN TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG

NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

1.1.1 Khái niệm pháp luật

“Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhànước đặt ra và bảo vệ, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân

tố điều chỉnh các quan hệ xã hội” [13, tr.135] Bản chất của pháp luật thể hiệnqua mối quan hệ với các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đạo đức Trong mối quan

hệ với kinh tế, pháp luật có tính độc lập tương đối Một mặt phụ thuộc vào kinh

tế, một mặt lại tác động trở lại mạnh mẽ với kinh tế Trong mối quan hệ vớichính trị, là một trong những biểu hiện cụ thể của chính trị Đường lối, chínhsách của giai cấp thống trị luôn giữ vai trò chủ đạo đối với pháp luật Trong mốiquan hệ với đạo đức, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Pháp luật luôn phản ánhđạo đức của lực lượng lãnh đạo xã hội Pháp luật và nhà nước luôn có mối quan

hệ khăng khít với nhau, chúng có chung nguồn gốc, cùng phát sinh, phát triển

Với bản chất đó, pháp luật mang đặc trưng cơ bản sau đây:

Tính quyền lực: Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện,

sự đảm bảo đó chính là quyền lực của Nhà nước

Tính quy phạm: “Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, đó là nhữngkhuôn mẫu, những mực thước được xác định cụ thể, không trừu tượng, chungchung” [13,tr.136] Đó là những giới hạn, mà nếu vượt quá là trái pháp luật

Trang 14

Tính ý chí: Pháp luật bao giờ cũng là hiện tượng ý chí, không phải kết quảcủa tự phát hay cảm tính Đó chính là ý chí của lực lượng lãnh đạo, thống trị xãhội.

Tính xã hội: Pháp luật phản ánh đúng những nhu cầu khách quan của xãhội, tuy nhiên pháp luật chỉ có khả năng mô hình hoá những nhu cầu xã hộikhách quan đã mang tính điển hình, phổ biến và thông qua đó tác động tới cácquan hệ xã hội khác, hướng các quan hệ đó phát triển theo hướng nhà nước xácđịnh

1.1.2 Khái niệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiểu một cách ngắn gọn nhất, “đó làviệc chuyển tải các nội dung của pháp luật đến với mọi cơ quan, tổ chức, côngdân Làm cho mọi người biết về pháp luật để từ đó thực hiện đúng các quy địnhcủa pháp luật” [20, tr.14-15]

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần thực hiện rộng rãi cách truyền đạtthông tin hai chiều Nghĩa là, trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật phải sửdụng đa dạng các hình thức thông tin phản hồi từ cơ sở, coi trọng ý kiến củađông đảo nhân dân Thông tin phản hồi được thực hiện dưới nhiều hình thứcnhư: toạ đàm, đối thoại, trao đổi, góp ý… Từ những hình thức này, mọi chủtrương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước sau khi phổ biến, lấy ýkiến nhân dân sẽ được thực tiễn cuộc sống ở cơ sở kiểm nghiệm, bổ sung vàkiến nghị Như vậy, có thể hiểu, tuyên truyền, phổ biến pháp luật là làm cho các

cá nhân người lao động và toàn thể xã hội ý thức được pháp luật để họ tham giamột cách tự giác, có trách nhiệm và hiệu quả trong việc thực thi pháp luật

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật không những thông qua nói và viết màbằng việc làm, bằng hành động cụ thể, nói đi đôi với làm; người làm công táctuyên truyền, phổ biến pháp luật phải là người không những nắm chắc kiến thứcpháp luật, có trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn mà cần phải có phương

Trang 15

pháp thực hiện hiệu quả và phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói,tay làm trong quá trình truyền đạt và trong các các hoạt bổ trợ cho việc truyềnđạt.

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật là một khái niệm rộng bao gồm cả quátrình nâng cao tri thức pháp luật cho đối tượng và bằng mọi cách (thuyết phục,nêu gương ) hình thành tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng, từ đó nângcao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng

Từ việc phân tích trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm tuyên truyền, phổ biếnpháp luật theo hai nghĩa:

Nghĩa thứ nhất: là truyền đạt tinh thần, nội dung pháp luật giúp cho đốitượng tác động hiểu và hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm, hành vi phùhợp với các đòi hỏi của các quy định pháp luật hiện hành

Nghĩa thứ hai: tuyên truyền, phổ biến pháp luật là công tác, lĩnh vực hoạtđộng, bao gồm tất cả các công đoạn phục vụ cho việc thực hiện phổ biến, phápluật; xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền phổ biến, pháp luật; triểnkhai chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc áp dụngcác hình thức, biện pháp tuyên truyền, phổ biến, pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra,đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện chương trình, kế hoạch tuyên truyền,phổ biến, giáo dục pháp luật, đúc rút kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, nângcao trình độ lý luận về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

1.2 Mục đích, nội dung và hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho quần chúng nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

1.2.1 Mục đích của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho quần chúng nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trang 16

Khi tiến hành bất cứ một hoạt động nào đó thì điều đầu tiên là chúng taphải xác định mục đích để làm gì ? Cần đạt được mục đích ấy bằng con đườngnào? Tức là phải lựa chọn hình thức và phương pháp nhất định.

Việc xác định mục đích tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân làmột vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống Nhưvậy, mục đích của tuyên truyền pháp luật cho nhân dân trong giai đoạn hiện naybao gồm các mục đích cơ bản sau đây:

- Mục đích thức nhất, hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ

thống tri thức pháp luật của công dân (mục đích nhận thức)

Nâng cao nhận thức, mở rộng sự hiểu biết của người dân trên các lĩnh vực

là một yêu cầu khách quan của công tác tuyên truyền nói chung, tuyên truyền,phổ biến pháp luật nói riêng Trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thìmục đích được đặt ra là trang bị những tri thức cơ bản về pháp luật như giá trịcủa pháp luật, vai trò điều chỉnh của pháp luật, các chuẩn mực pháp luật trongtừng lĩnh vực đời sống Đây được xem là mục đích hàng đầu, bởi vì, chính sự

am hiểu pháp luật, sự nhận thức đúng đắn về giá trị xã hội và vai trò điều chỉnhcủa pháp luật sẽ là nền móng cơ bản để hình thành tâm lý, tình cảm và thái độtôn trọng pháp luật, tin tưởng vào pháp luật ở mỗi người dân Hơn nữa, tri thứcpháp luật còn giúp cho mỗi người tổ chức một cách có ý thức hoạt động củamình và tự đánh giá kiểm tra, đối chiếu hành vi với các chuẩn mực pháp luật

- Mục đích thứ hai: hình thành tình cảm và lòng tin đối với pháp luật (mục

đích cảm xúc)

Việc nâng cao trình độ kiến thức pháp luật là mục đích đầu tiên vô cùngquan trọng nhưng bản thân nó chưa phải là sự quyết định hành vi xử sự hợppháp Có tri thức về pháp luật chưa có nghĩa là đã có tình cảm đúng đắn và lòngtin vào pháp luật, đó mới chỉ là cơ sở nhận thức, tạo niềm tin bên trong ở mỗicông dân Do vậy, việc biến nhận thức thành niềm tin, động cơ bên trong cho

Trang 17

nhân dân là yêu cầu quan trọng Thiếu tình cảm và niềm tin vào pháp luật thìmọi hành động dễ bị chệch hướng ra khỏi chuẩn mực pháp lý vì những mụcđích, động cơ cá nhân nhằm để trục lợi Thực tế cho thấy nếu một người có sựhiểu biết pháp luật, có tình cảm và lòng tin vào pháp luậtthì họ sẽ tin theo nhữngquy định của pháp luật Tuy nhiên, để có được tình cảm và lòng tin vào phápluật thì cần phải tuyên truyền, phổ biến, giáo dục tính công bằng của pháp luậtđến với mỗi người dân Khi con người tin vào tính công bằng của những đòi hỏicủa quy phạm pháp luật thì không cần một sự tác động bổ sung nào của Nhànước để thực hiện những đòi hỏi đó Có lòng tin vào tính công bằng của phápluật, con người sẽ có hành vi phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật một cáchđộc lập, tự nguyện.

Niềm tin pháp luật được xây dựng trên cơ sở:

+ Giáo dục tình cảm công bằng Nói đến pháp luật là nói đến sự côngbằng Giáo dục tình cảm công bằng là giáo dục cho con người biết cách đánh giácác quy phạm pháp luật, biết cách xác định, đánh giá các tiêu chuẩn về tính côngbằng của pháp luật để tự đánh giá hành vi của mình, biết quan hệ với người khác

và với chính mình bằng các quy phạm pháp luật

+ Giáo dục tình cảm trách nhiệm là giáo dục ý thức về nghĩa vụ pháp lý.Giáo dục tình cảm trách nhiệm nhằm hình thành ý thức tuân thủ pháp luật - mộtnguyên tắc xử sự của công dân trong mối quan hệ với nhau và với các cơ quanNhà nước Giáo dục tình cảm trách nhiệm làm cho người được giáo dục nhậnthức được rằng mọi việc làm, mọi hành vi của mình phải dựa trên cơ sở phápluật và trong khuôn khổ pháp luật cho phép

+ Giáo dục ý thức đấu tranh không khoan nhượng đối với những biểu hiện

vi phạm pháp luật, chống đối pháp luật, đấu tranh với những hành vi vi phạmpháp luật và tội phạm Phê phán, lên án những biểu hiện coi thường pháp luật,ủng hộ và tích cực tham gia bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật

Trang 18

- Mục đích thứ ba: hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự theo

pháp luật (mục đích hành vi)

Trong hệ thống các mục đích của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phápluật thì mục đích hình thành hành vi hợp pháp cho nhân dân có ý nghĩa đặc biệtquan trọng Bởi lẽ, suy đến cùng kết quả của công tác tuyên truyền, phổ biến,giáo dục pháp luật được biểu hiện ở ứng xử theo pháp luật của mọi người dân.Đây chính là cái đích cần đạt được của tuyên truyền, phổ biến pháp luật Suycho cùng thì phổ biến tri thức pháp luật, bồi dưỡng niềm tin pháp luật là tiền đề

để giáo dục ý thức nhân cách rèn luyện thói quen, hành vi tuân thủ pháp luậthình thành động cơ và hành vi tích cực pháp luật Do vậy, để hình thành hành vihợp pháp là một việc khó khăn, lâu dài Những hành vi hợp pháp của mỗi ngườithường biểu hiện qua các việc làm như: Tuân thủ các quy phạm pháp luật; kiềmchế không thực hiện các điều pháp luật cấm; thực hiện đúng và đầy đủ quyền vànghĩa vụ pháp lý của công dân; biết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật;biết vận dụng pháp luật để bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân khi bị xâmphạm

Hành vi xử sự theo pháp luật của con người là kết quả của một quá trìnhnhận thức pháp luật Trong quá trình nhận thức có nhiều yếu tố tác động (chủquan và khách quan) để hình thành nên hành vi và thói quen xử sự theo phápluật Thông qua tuyên truyền, phổ biến pháp luật sẽ giúp người dân hiểu biết và

có lòng tin sâu sắc tự nguyện thực hiện những quy định của pháp luật Để đạtđược mục đích này trong quá trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật phải bằngnhững hình thức, phương thức tác động khác nhau và tiến hành thường xuyên,liên tục tạo cho mọi người dân có tình cảm đúng đắn và niềm tin vào pháp luật,hiểu được sự cần thiết, tính hợp lý của pháp luật vì lợi ích chung của xã hội trên

cơ sở đó biểu hiện ra thành những hành vi hợp pháp trong đời sống hàng ngàymột cách tự giác

Trang 19

Tất cả các mục đích trên tạo nên một thể thống nhất có mối quan hệ tác

động lẫn nhau, bổ sung cho nhau, giúp mọi công dân nắm vững các nội quy, quyđịnh của pháp luật, từ đó nghiêm chỉnh chấp hành tốt pháp luật Khi tiến hànhtuyên truyền, phổ biến pháp luật phải hướng hoạt động nhằm vào cả ba mụcđích, chứ không phải là quá trình tác động rời rạc theo từng công đoạn, giữachúng có mối quan hệ đan xem qua lại trong mối liên hệ hữu cơ thống nhất Từtri thức PL đến tính tự giác; từ tính tự giác đến tính tích cực; từ tính tích cực đếnthói quen xử sự theo pháp luật Ngược lại, khi có thói quen xử sự theo pháp luậtthì lòng tin, tình cảm pháp luật lại được củng cố Thiếu hoặc coi nhẹ một nộidung nào của mục đích tuyên truyền, phổ biến pháp luật thì sẽ không hoàn chỉnhbởi vì không phải đơn thuần về lý luận pháp luật, cũng không phải chỉ họcnhững quy định cụ thể của pháp luật một cách khô khan mà qua đó nâng cao ýthức tuân thủ pháp luật cho người dân

1.2.2 Nội dung công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho quần chúng nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật là một thành tố quan trọng củaquá trình giáo dục pháp luật, nó được xác định trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ vàxuất phát từ nhu cầu, đặc điểm của đối tượng được phổ biến pháp luật Xác địnhđúng nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật sẽ góp phần nâng cao nhận thứcđúng đắn về pháp luật cho người dân Do đó, nếu nội dung tuyên truyền, phổbiến pháp luật quá sơ lược hoặc quá nặng nề sẽ làm ảnh hưởng đến quá trìnhgiáo dục pháp luật Đây là một vấn đề khó, nhất là trong việc biên soạn chươngtrình, bởi lẽ bản thân các quy phạm pháp luật đôi khi bao hàm những khái niệmpháp lý trừu tượng, trình tự và kết cấu trong từng quy phạm cũng hết sức chặtchẽ, lôgíc

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân nhằm góp phần phát triểnkhả năng nhận thức cũng như tổ chức thực hiện pháp luật một cách có trách

Trang 20

nhiệm với tư cách là một công dân, biết sử dụng đúng đắn các quyền con người

và quyền công dân chân chính của mình Tuyên truyền, phổ biến pháp luật gắnliền với mục tiêu chung trong giáo dục - đào tạo con người phát triển toàn diệntrong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII

là nhằm “Đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng hình thành một thế hệ con người ViệtNam mới có lý tưởng cao đẹp, có ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức, cósức khoẻ và lao động giỏi, sống có văn hoá và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước vàtinh thần quốc tế chân chính Nuôi dưỡng hoài bão lớn, tự cường dân tộc, năngđộng, sáng tạo, làm chủ được khoa học và công nghệ mới, vươn lên ngang tầmthời đại, sánh vai cùng thanh niên các nước trên thế giới Hình thành một lớpthanh niên nam, nữ ưu tú, vững vàng về chính trị, kiên định con đường xã hộichủ nghĩa, tiêu biểu cho thế hệ trẻ, trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý, kinhdoanh giỏi, những chuyên gia xuất sắc trên mọi mặt hoạt động của xã hội, nhữngtrí thức uyên bác chiếm lĩnh các đỉnh cao của khoa học, những văn nghệ sĩ có tàinăng, những người lao động có tay nghề cao” [23, tr.15]

Xuất phát từ mục đích của tuyên truyền, phổ biến pháp luật là: trang bị trithức pháp luật; bồi dưỡng tình cảm, tâm lý pháp; hướng dẫn hình thành thóiquen xử sự tích cực theo pháp luật, do đó, nội dung tuyên truyền, phổ biến phápluật bao gồm một phạm vi tương đối rộng đó là: các thông tin về pháp luật, gồm

cả kiến thức cơ bản và văn bản pháp luật thực định; các thông tin về việc thựchiện pháp luật, về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm, về việc điều tra xử lýcác vi phạm pháp luật; các thông tin về kết quả nghiên cứu, điều tra xã hội học

về thực hiện áp dụng pháp luật đối với đời sống kinh tế xã hội, đối với từng đốitượng, các tầng lớp dân cư Đồng thời, phản ánh những nhu cầu, nguyện vọng, ýkiến, đề xuất của nhân dân, của các chuyên gia pháp luật trong việc xây dựng vàhoàn thiện pháp luật và các thông tin hướng dẫn hành vi pháp luật cụ thể củacông dân (như các quyền, các nghĩa vụ pháp luật, các quy trình thủ tục để bảo vệcác quyền hợp pháp)

Trang 21

Từ phạm vi nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật nêu trên, trong thựctiễn pháp luật ở nước ta hiện nay cũng cần lưu ý tới những đặc điểm của nộidung của tuyên truyền, phổ biến pháp luật Những đặc điểm này đòi hỏi ngườituyên truyền cần được nhận thức đầy đủ để trên cơ sở đó lựa chọn phương pháptiếp cận tới nội dung phổ biến pháp luật cho từng đối tượng tiếp nhận một cách phùhợp, giúp cho đối tượng tiếp nhận có cách nhìn nhận đúng đắn, biện chứng về quátrình hoàn thiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, cũng như những điểm mâuthuẫn và thống nhất của tiến trình đổi mới, phát triển khoa học pháp lý ở nước ta.

Căn cứ vào nhu cầu và đặc điểm của đối tượng tuyên truyền, phổ biếnpháp luật, chúng ta có thể phân định nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luậtnhau sau đây:

Một là, mức độ tối thiểu về hiểu biết pháp luật cho mọi công dân (pháp

luật phổ thông), để mỗi công dân “sống và làm việc theo hiến pháp và phápluật”, họ phải có những hiểu biết tối thiểu về pháp luật và những kỹ năng tốithiểu để sử dụng pháp luật bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cũng như cácnghĩa vụ của mình Những hiểu biết và kỹ năng đó chính là nội dung tối thiểucủa tuyên truyền, phổ biến, phổ cập pháp luật, bao gồm: thông tin cơ bản về bảnchất, vai trò của nhà nước và pháp luật; một số thông tin cơ bản về tổ chức bộmáy nhà nước thực thi pháp luật, đặc biệt là cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của công dân; các quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của công dân do Hiếnpháp và một số đạo luật quy định; một số thủ tục, trình tự pháp lý để bảo vệ cácquyền, lợi ích hợp pháp và thực hiện các nghĩa vụ của công dân Trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá thì nội dung trọng tâm mà quần chúngnhân dân cần được tuyên truyền là: Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam năm 2013; Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012; Luật Hônnhân và Gia đình năm 2014; Luật Đất đai 2013; Luật xử lý vi phạm hành chính2012; Luật Biển Việt Nam 2012; Luật Chính quyền địa phương 2015; Luật Hoà

Trang 22

giải ở cơ sở; Bộ luật Lao động 2012; Bộ Luật Dân sự; Bộ Luật Hình sự; các điềuước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, cácthoả thuận quốc tế”

Hai là, mức độ về hiểu biết pháp luật theo nhu cầu công việc Mỗi công

dân, mỗi người lao động trong từng lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá - xã hội,lại có nhu cầu hiểu biết và kỹ năng sử dụng các phương tiện pháp luật khácnhau Do đó, nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở cấp độ này cũng phảiđược mở rộng và chuyên sâu hơn so với mức độ tối thiểu nội dung đó bao gồm:

hệ thống những khái niệm cơ bản của khoa học pháp lý thường gặp trong thựctiễn (như quy phạm pháp luật, hệ thống pháp luật, các nguồn và hình thức phápluật, các quan hệ pháp luật …); một số văn bản pháp luật thực định liên quan đếnlĩnh vực hoạt động và vùng quan tâm của đối tượng; các quyền và nghĩa vụ cụ thểcủa công dân trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động nghề nghiệp; quá trình tốtụng và vị trí của các chủ thể tố tụng để thực hiện, bảo vệ các quyền và nghĩa vụđó

Như vậy, vấn đề đặt ra là tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức phápluật cho nhân dân như thế nào là cần và đủ, đối với quần chúng nhân dân cầntrang bị cho họ những nội dung kiến thức PL sau đây:

- Những nội dung cơ bản và cơ sở lý thuyết dưới dạng phổ thông nhất vềnguồn gốc, bản chất, vai trò của Nhà nước và pháp luật Là công cụ để thiết chếhóa đường lối chính sách của Đảng, bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng đượcthực hành có hiệu quả; là dụng cụ để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội;

là công cụ để nhân dân phát huy dân chủ và quyền làm chủ và bổn phận củamình Pháp luật được thể hiện bản chất về mặt giai cấp và bản chất về mặt xãhội

- Hệ thống tri thức dưới dạng cơ bản về quyền và nghĩa vụ của người laođộng theo ý nghĩa là những công dân Người lao động phải thực hiện hợp đồng

Trang 23

lao động, thoả ước lao động tập thể Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy laođộng, tuân theo sự điều hành hợp pháp của ngưòi sử dụng lao, thực hiện các quyđịnh của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế

- Một số kiến thức pháp luật có liên quan đến đời sống, đến một số lĩnhvực: lao động, dân sự, hình sự, nghĩa vụ quân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai,tài nguyên môi trường, xử lý vi phạm hành chính, chứng thực hộ tịch, giám định

tư pháp

- Trang bị cho người lao động hệ thống tri thức pháp luật cần thiết để họnhận thức đúng đắn và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thực hiện đúng nhữngquyền và nghĩa vụ của công dân

Trang bị những tri thức pháp luật cơ bản, cần thiết và đủ cho nhân dân làmục đích đầu tiên của tuyên truyền, phổ biến pháp luật Nó đóng vai trò quantrọng trong việc đảm bảo sự hình thành ý thức pháp luật và hành vi tích cực, hợppháp của nhân dân Tri thức pháp luật càng đầy đủ thì tình cảm pháp luật càngmạnh mẽ, bởi lẽ tình cảm đó dựa trên những khái niệm, tư tưởng, quan điểm,những quy phạm pháp luật Mặt khác, những tri thức pháp luật giúp cho conngười ứng xử theo đúng pháp luật Do vậy, cũng không nên hiểu một cách giảnđơn rằng tri thức pháp luật chỉ là sự am hiểu giản đơn về những quy phạm phápluật nào đó mà nó còn là sự nhận thức và hiểu biết thấu đáo nội dung, ý nghĩa vềquyền và nghĩa vụ của người lao trong các mối quan hệ pháp luật

Từ việc xác định phạm vi, đặc điểm và các mức độ yêu cầu về nội dungtuyên truyền pháp luật có thể thấy rằng, không thể có một hình thức hay một chủthể để tuyên truyền, phổ biến pháp luật riêng biệt Do đó, cần phải có sự phốihợp nhiều hình thức, phương tiện, chương trình, mục tiêu tuyên truyền, phổ biếnpháp luật của các chủ thể khác nhau để hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm đạt đượcmục đích đề ra

Trang 24

Trong quá trình đổi mới toàn diện của đất nước trên mọi lĩnh vực chínhtrị, kinh tế, văn hoá xã hội… có nhiều quan điểm, khái niệm đang được nhậnthức lại một cách cơ bản Đó là sự phát triển tất yếu phù hợp với yêu cầu kháchquan, mang ý nghĩa tích cực, nhưng về góc độ tuyên truyền, phổ biến, đó cũng

là một nét đặc thù đòi hỏi người tuyên truyền phải lựa chọn các nội dung tuyêntruyền pháp luật sao cho vừa mang tính nguyên tắc, tương đối ổn định; vừamang tính linh hoạt Với nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật luôn luônphát triển, thay đổi vì vậy đòi hỏi người tiếp cận cũng phải liên tục thườngxuyên cập nhật nếu không muốn trở thành lạc hậu hay “mù” về pháp luật

1.2.3 Hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho quần chúng nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

1.2.3.1 Tuyên truyền miệng

Là hình thức mà người nói trực tiếp nói với người nghe về một nội dungpháp luật nào đó nhằm nâng cao nhận thức, niềm tin, ý thức cho người nghe vàkích thích người nghe hành động theo mục đích của người tuyên truyền

Một buổi nói chuyện chuyên đề về pháp luật thường là một buổi nói vềmột lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quản lý gắn với một số chếđịnh, ngành luật Một buổi nói chuyện chuyên đề thường không đóng khungtrong phạm vi pháp luật, trong khuôn khổ một vấn đề khép kín mà mở ra nhiềulĩnh vực có liên quan, nhiều hướng suy nghĩ Chính vì thế, các buổi nói chuyệnchuyên đề thường thu hút được đông đảo báo cáo viên pháp luật, cán bộ nghiêncứu, cán bộ xây dựng pháp luật, cán bộ tuyên truyền pháp luật, hoà giải viên,thành viên các Câu lạc bộ pháp luật tham gia

Báo cáo viên trong các buổi nói chuyện chuyên đề phải là người có kiếnthức chuyên ngành sâu rộng về lĩnh vực được trình bày và am hiểu pháp luật

Trang 25

Khi tổ chức một buổi nói chuyện chuyên đề nói chung và chuyên đề pháp luậtnói riêng, người ta thường gắn vào các sự kiện chính trị, thời sự, những ngày có

ý nghĩa lịch sử

Có thể tổ chức một buổi tuyên truyền pháp luật trong một buổi họp hoặc

tổ chức tuyên truyền pháp luật cá biệt Đặc biệt, việc tổ chức tuyên truyền phápluật lồng ghép trong các buổi họp sẽ đạt được kết quả cao hơn bởi vì:

Do đối tượng dự buổi họp rất đa dạng, cụ thể là cán bộ, công chức; ngườiquản lý doanh nghiệp; người lao động; người dân ở xã, phường, tổ dân phố, chonên tuỳ từng đối tượng mà người tuyên truyền lựa chọn nội dung pháp luật đểlồng ghép cho phù hợp Nội dung pháp luật được truyền tải cụ thể trên cơ sở kếhoạch của cấp trên hoặc có thể do cán bộ tuyên truyền đề xuất trên cơ sở tìnhhình chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương

Khi lồng ghép nội dung pháp luật vào một buổi họp, điểm quan trọng bậcnhất là cách đặt vấn đề với người nghe Cần đặt vấn đề sao cho người nghe thấyrằng vì sự quan trọng và cấp thiết của việc tuyên truyền văn bản pháp luật lồngghép vào hội nghị, cuộc họp này chứ không phải nhờ hội nghị, cuộc họp này đểphổ biến pháp luật Nếu có thể được, người nói công bố việc tuyên truyền phápluật là một nội dung trong chương trình cuộc họp hoặc công bố chương trìnhcuộc họp trước cho người dự cuộc họp Một việc quan trọng nữa là xác định thờiđiểm, bối cảnh để phổ biến pháp luật sao cho hợp lý nhất để người nghe dễ tiếpthu và tạo không khí thoải mái cho người nghe Qua đó, việc lồng ghép tuyêntruyền, phổ biến pháp luật vào cuộc họp sẽ đạt được hiệu quả cao hơn

Để đạt được hiệu quả cao trong việc tuyên truyền bằng miệng thì tuyêntruyền viên cần chú ý những điểm sau:

Thứ nhất, phải gây được thiện cảm đối với người nghe: Việc gây thiện

cảm ban đầu cho người nghe rất quan trọng Thiện cảm ban đầu thể hiện ở nhânthân, tâm thế và biểu hiện của người nói khi bước lên bục tuyên truyền Thiện

Trang 26

cảm ban đầu tạo ra sự hứng thú, say mê của người nghe, củng cố được niềm tin

về vấn đề đang tuyên truyền Tuyên truyền viên có thể bắt đầu từ một câuchuyện pháp luật được các phương tiện thông tin đại chúng nói đến nhiều thờigian qua hoặc có thể bắt đầu từ một bộ phim đã chiếu khá phổ biến hoặc cũng cóthể bằng các tình huống xảy ra gần địa bàn nơi tổ chức tuyên truyền

Thứ hai, tạo sự hấp dẫn, gây ấn tượng trong khi nói: Nghệ thuật tuyên

truyền là tạo nên sự hấp dẫn, gây ấn tượng bằng giọng nói, điệu bộ, ngôn ngữ.Giọng nói phải rõ ràng, mạch lạc, truyền cảm Hết sức tránh lối nói đều đều,giọng nói, âm lượng phải thay đổi theo nội dung và nhấn mạnh vào những điểmquan trọng, cần phải chú ý Động tác, cử chỉ cần phải phù hợp với nội dung vàgiọng nói để nâng cao hiệu quả tuyên truyền của lời nói Người nói có thể kếthợp, lồng ghép, sử dụng hợp lý, chính xác ý tứ, ngôn từ trong kinh điển, thơ văn,

ca dao, dân ca vào buổi tuyên truyền pháp luật để tăng tính hấp dẫn, thuyết phụcđối với người nghe

Thứ ba, bảo đảm các nguyên tắc sư phạm trong tuyên truyền miệng:

Người nói cần tôn trọng các nguyên tắc sư phạm Từ bố cục bài nói, diễn đạt cácđoạn văn, liên kết giữa các đoạn văn đến cách nói đều phải rõ ràng, mạch lạc,lôgic Người nghe cần được dẫn dắt từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từgần đến xa và tuỳ từng vấn đề mà dùng lý luận soi sáng cho thực tiễn hoặc từthực tiễn mà đi sâu vào lý luận Mục đích cuối cùng vẫn là để người nghe hiểu

rõ hơn, toàn diện hơn về những vấn đề mà người nói đó nêu ra

Thứ tư, sử dụng phương pháp thuyết phục trong tuyên truyền miệng.

Tuyên truyền miệng về pháp luật chủ yếu dùng phương pháp thuyết phục với ba

bộ phận cấu thành là chứng minh, giải thích và phân tích

1.2.3.2 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phich, tranh cổ động;

Trang 27

đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm iết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.

Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật nói chung và đặc biệt làtuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng nông thôn, nơi mà điều kiện tiếp cậnvới pháp luật cũng còn hạn chế, thì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật cần phải được quan tâm thực hiện một cách thường xuyên hơn, trong

đó tuyên truyền pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ở cơ sở

là hình thức tuyên truyền phù hợp và hiệu quả nhất

So với các hình thức tuyên truyền pháp luật khác,thì hình thức tuyêntruyền này có những lợi thế như:

Có khả năng truyền tin nhanh, kịp thời;

Gần gũi, thân thiết với người dân ở cơ sở: bởi những nội dung pháp luậtđược phát thanh trên mạng lưới truyền thanh cơ sở là những quy định pháp luậtliên quan thiết thực đến đời sống hàng ngày của người dân cơ sở, những sự việc,những con người được phản ánh trong thực tiễn thi hành pháp luật là những sựviệc, những con người có thật tại địa phương, những băn khoăn, thắc mắc củangười dân cơ sở về chính sách, pháp luật được giải đáp kịp thời…

Hoàn toàn chủ động về thời gian: Có thể lựa chọn thời gian phát thanhmột cách phù hợp với thực tế tập quán sinh hoạt, lao động sản xuất của ngườidân ở địa phương để buổi phát thanh có tác dụng cao;

Chủ động trong việc lựa chọn nội dung: Có thể chủ động lựa chọn nộidung cho các buổi phát thanh phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địaphương và mong muốn tìm hiểu pháp luật của người dân;

Có khả năng tác động tới nhiều đối tượng trong cùng một thời gian, phạm

vi tác động rộng: Tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh có số lượng ngườinghe đông đảo, việc chọn thời gian phát thanh phù hợp cũng làm tăng đáng kể

Trang 28

số lượng người nghe, phạm vi có thể là một xã, một thôn, một tổ dân phố hoặcmột phường;

Có thể thực hiện phát thanh được nhiều lần;

Tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền của và không phải tập trungdân tại một điểm để phổ biến pháp luận

Hình thức tuyên truyền pháp luật qua các phương tiện thông tin đại chúng

có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có ý nghĩa liên quan thiết thực đến quyềnlợi, nghĩa vị của người dân được thực hiện dưới dạng hỏi - đáp pháp luật, tiểuphẩm, giới thiệu các văn bản pháp luật mới ban hành Việc tuyên truyền phápluật qua các phương tiện thông tin đại chúng, nó giúp cho người dân hiểu đượccác quy định của pháp luật, từ đó để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật vàgiúp vận dụng các quy định pháp luật vào thực tiễn cuộc sống

1.2.3.3 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật qua lồng ghép trong hoạt động văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật

Một trong những hình thức thực hiện có hiệu quả cao đó là tuyên truyền,phổ biến pháp luật thông qua các loại hình sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, đặc biệt

là tổ chức thi tìm hiểu pháp luật

Thi tìm hiểu pháp luật là một trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến,giáo dục pháp luật, là cầu nối chuyển tải những nội dung pháp luật vào cuộcsống, là hình thức sinh hoạt văn hoá pháp lý có sức hấp dẫn và hiệu quả Đây làmột trong những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hấp dẫn, có hiệu quảcao và được sử dụng nhiều Những nội dung pháp luật được chuyển tải đến cácđối tượng thông qua cuộc thi một cách đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ hơn,sinh động hơn, tránh được sự cứng nhắc, khô cứng Bên cạnh đó, kiến thức pháp

Trang 29

luật, kỹ năng tuyên truyền pháp luật của người tổ chức cũng được trau dồi, gọtgiũa

Kết quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hình thức thitìm hiểu pháp luật tác động trực tiếp đến ý thức pháp luật của người dự thi, đó lànơi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kiến thức pháp luật và kỹ năng phổ biến, giáodục pháp luật của cả người tổ chức cuộc thi và người theo dõi, tìm hiểu cuộc thi

1.2.3.4 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật

Câu lạc bộ pháp luật là một tổ chức sinh hoạt pháp lý tự nguyện của nhữngngười có nhu cầu tìm hiểu pháp luật, có tinh thần tham gia đấu tranh bảo vệpháp luật, nhiệt tình tuyên truyền giáo dục pháp luật; là một hình thức phổ biến,giáo dục pháp luật có hiệu quả, phù hợp với nhiều loại đối tượng

Đó là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật qua sinh hoạt của các Hội viêncủa Câu lạc bộ và nhiều người khác tham gia để giao lưu, học tập, trao đổi kiếnthức pháp luật cần thiết cho Hội viên và những người tham gia Câu lạc bộ; giúpcác Hội viên nắm vững pháp luật, tạo điều kiện để họ đề đạt và kiến nghị với các

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến công tácxây dựng, tuyên truyền, phổ biến và thực thi pháp luật

1.2.3.5 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua câu lạc bộ, tủ sách pháp luật

Tủ sách pháp luật là công cụ hữu hiệu để đưa pháp luật vào hoạt động của

cơ quan nhà nước nói chung, đặc biệt là quá trình điều hành của bộ máy chínhquyền cơ sở và vào đời sống của các cộng đồng dân cư, góp phần tăng cườngpháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủnghĩa Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, đọc các sách, tài liệu pháp luật của

Trang 30

tủ sách, người đọc tập hợp nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng các quy định củapháp luật vào thực tế một cách đầy đủ, có hệ thống, chính xác và thống nhất.Tuy nhiên, việc tìm hiểu pháp luật qua khai thác, sử dụng tủ sách pháp luậtcũng có những hạn chế nhất định, chịu sự tác động của nhiều yếu tố về cơ chếquản lý, thái độ phục vụ, sự đầu tư nâng cao hiệu quả khai thác tủ sách phápluật, mức độ đáp ứng yêu cầu của đối tượng…

1.2.3.6 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua các loại hình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý

Tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng phápluật, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp công dân, tổ chức trong nước và nướcngoài thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ Thông qua tư vấnpháp luật, luật sư góp phần tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật nhằmnâng cao văn hoá pháp lý cho công dân trong cộng đồng xã hội Hoạt động tưvấn pháp luật là cầu nối quan trọng giữa người xây dựng pháp luật, áp dụngpháp luật, thực thi pháp luật và những người là đối tượng của việc áp dụng phápluật

Trợ giúp pháp lý là sự giúp đỡ miễn phí của các tổ chức trợ giúp pháp lýcủa Nhà nước cho người nghèo, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu

số tiếp cận với các dịch vụ pháp lý (tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa) nhằmbảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện côngbằng xã hội

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tư vấnpháp luật, trợ giúp pháp lý sẽ giúp các đối tượng nắm bắt được các thông tinpháp lý, hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ pháp luật,hướng dẫn phương pháp xử sự các hoàn cảnh cụ thể phù hợp với pháp luật vàtránh được những hậu quả pháp lý bất lợi, hướng dẫn công dân, tổ chức tôn

Trang 31

trọng và thi hành nghiêm chỉnh pháp luật, góp phần hoàn thiện hệ thống phápluật.

1.2.3.7 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở

cơ sở

Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở là việccác tổ viên hoà giải bằng hoạt động hoà giải của mình cung cấp các kiến thứcpháp luật, bồi dưỡng tình cảm pháp luật cho các bên tranh chấp và những ngườikhác trong cộng đồng dân cư nhằm mục đích hình thành ở họ sự hiểu biết phápluật, ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen hành động theo pháp luật

Để phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải có hiệu quả,đòi hỏi phải có phương pháp thực hiện hợp lý và có những giải pháp phù hợp,kịp thời để việc hoà giải đạt được mục đích đồng thời qua việc hoà giải, các bênhiểu được quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật

Mỗi loại hình tuyên truyền giáo dục đều có những ưu điểm riêng của nó.Nhưng nếu chỉ thực hiện tuyên truyền dưới một hình thức sẽ dẫn đến sự nhàmchán, không lôi cuốn được sự chú ý của quần chúng Do đó cần kết hợp nhiềuhình thức khác nhau, nhất là cần sử dụng nhiều các hình thức có sự tham gia củađông đảo quần chúng, như vậy việc tuyên truyền sẽ đạt được kết quả cao hơn

1.3 Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Một là, yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế hiểu bao gồm tổng thể các điều kiện, hoàn cảnh về kinh

tế-xã hội, hệ thống các chính sách tế-xã hội và việc triển khai thực hiện, áp dụngchúng trong thực tế xã hội Nền kinh tế- xã hội phát triển năng động, bền vững

sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực hiện pháp luật, tác động tích cực tới

Trang 32

việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của các tầng lớp xã hội.Ngược lại, nền kinh tế- xã hội chậm phát triển, kém năng động và hiệu quả sẽ cóthể ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật.Yếu tố kinh tế là nền tảng của sự nhận thức, hiểu biết pháp luật và thực hiệnpháp luật nên có tác động mạnh mẽ tới hoạt động tuyên truyền, phổ biến phápluật của các chủ thể pháp luật Thực tế hiện nay cho thấy rằng điều kiện kinh tế-

xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến lợi ích và do đó, tác động đến tư tưởng,quan điểm, thái độ, niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với pháp luật Khinền kinh tế- xã hội phát triển, đời sống vật chất của các tầng lớp dân cư được cảithiện, lợi ích kinh tế được đảm bảo thì nhân dân sẽ phấn khởi, tin tưởng vàođường lối kinh tế, chính sách pháp luật, sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động điềuhành, quản lý của Nhà nước Khi đó, niềm tin của các chủ thể đối với pháp luậtđược củng cố, hoạt động thực hiện pháp luật sẽ mang tính tích cực, thuận chiều,phù hợp với các giá trị, chuẩn mực pháp luật hiện hành Khi kinh tế phát triển,đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện, các cán bộ, công chức nhà nước, cáctầng lớp nhân dân có điều kiện mua sắm cá phương tiện nghe, nhìn, có điều kiệnthoả mãn các nhu cầu thông tin pháp luật đa dạng và cập nhật Các chương trìnhphổ biến, giáo dục pháp luật sẽ dễ dàng đến được với đông đảo cán bộ và nhândân; nhu cầu tìm hiểu, trang bị thông tin, kiến thức pháp luật trở thành như cầu

tự giác, thường trực trong suy nghĩ và hành động của họ Điều đó giúp cho hoạtđộng thực hiện pháp luật của các chủ thể mang tính tự giác, tích cực Còn khikinh tế chậm phát triển, thu nhập thấp, tình trạng thất nghiệp còn gia tăng, lợiích kinh tế không được đảm bảo, đời sống của cán bộ, nhân dân gặp khó khănthì tư tưởng sẽ diễn biến phức tạp, cái xấu có cơ hội nảy sinh, tác động tiêu cựctới việc thực hiện pháp luật Đây chính là mảnh đất lý tưởng cho sự xuất hiệncác loại hành vi vi phạm pháp luật, đi ngược lại các giá trị, chuẩn mực pháp luật,như tệ quan liêu, cửa quyền, nhủng nhiễu, tham nhũng trong cán bộ, viên chức

Trang 33

nhà nước; buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế từ phía các doanh nghiệp;trộm cắp, cướp giật, buôn bán ma tuý…

Hai là, sự tác động của cơ chế thị trường

Cơ chế kinh tế cũng có ảnh hưởng tới hoạt động thực hiện pháp luật Cơchế kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp trước đây đã tạo ra tâm lý thụ động, ỷlại; do đó, nhận thức pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật thường mangtính phiến diện, một chiều theo kiểu mệnh lệnh - chấp hành mệnh lệnh Cơ chếkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay với những mặt tích cựccủa nó sẽ tạo ra tư duy năng động, sáng tạo, coi trọng uy tín, chất lượng, hiệuquả của hoạt động kinh tế; từ đó, sẽ tác động tích cực hơn tới ý thức pháp luật vàhành vi thực hiện pháp luật của các chủ thể trong các hoạt động sản xuất, kinhdoanh, sinh hoạt và tiêu dùng Nhưng mặt trái của kinh tế thị trường cũng sẽ tạo

ra tâm lý sùng bái đồng tiền, coi tiền là tất cả, bất chấp các giá trị đạo đức, phápluật; đồng thời sẽ tạo ra những quan niệm, hành vi sai lệch trong thực hiện phápluật, lấy đồng tiền làm thước đo để đánh giá các quan hệ giữa người với người.Đây là nguyên nhân phát sinh các hành vi trái pháp luật, là môi trường cho cácloại tội phạm nảy sinh và phát triển Việc thực hiện chính sách xã hội, đảm bảocác nguyên tắc của công bằng xã hội là điều kiện cần thiết cho sự ổn định chínhtrị, tăng cường pháp chế và đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội; củng

cố ý thức của con người về cái chung trong các lợi ích, lý tưởng của họ, khơidậy thái độ tích cực của quần chúng đối với việc tham gia quản lý nhà nước,quản lý xã hội bằng pháp luật; nhờ đó, ý thức tôn trọng chấp hành pháp luậtcũng được nâng lên một bước và việc thực hiện pháp luật của các chủ thể trởnên tự giác và chủ động hơn

Ba là, tác động của truyền thống, phong tục tập quán, lệ làng.

Từ xa xưa, phong tục, tập quán, lệ làng ở nước ta thể hiện ý chí chung củacộng đồng dân cư làng xã cho nên các quy định của lệ làng phù hợp với lợi ích

Trang 34

chung của cộng đồng, nội dung của nó rất cụ thể dễ nhớ, dễ thực hiện, thườngđược các thành viên của cộng đồng tự giác thực hiện Tập quán, truyền thống, lệlàng là yếu tố bền vững, nó tác động rộng rãi trong xã hội và in dấu ấn lên tất cảcác lĩnh vực, nhất là lĩnh vực pháp luật và ý thức pháp luật Các yếu tố này đượchình thành tự phát và tồn tại song song với ý thức pháp luật, nó vừa là yếu tốthống nhất hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển của ý thức pháp luật, vừa làyếu tố mâu thuẫn với quá trình hình thành và phát triển ý thức pháp luật, nhất là

ở Việt Nam hiện nay đang xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật xã hội chủnghĩa cho nhân dân Vai trò của yếu tố tập quán, truyền thống sẽ càng được pháthuy, khi mà nội dung của nó được lọc bỏ đi những yếu tố lỗi thời, không tíchcực và đưa vào đó những yếu tố mới phù hợp với trình độ phát triển của thời đại.Trong sự phát triển chung của xã hội, yếu tố tập quán truyền thống có tác độngkhông nhỏ đến ý thức và hành vi của các cá nhân trong xã hội Trong đời sốngkhi mà pháp luật chưa hoặc không thể tác động thì tập quán, truyền thống, lệlàng sẽ là một hệ thống chuẩn mực làm nhiệm vụ này Hệ thống này tồn tại vàphát triển trong suốt chiều dài của lịch sử và như vậy nó là nhân tố quan trọnggóp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Đây là những quy định liên quan trựctiếp, cụ thể, thiết thực hàng ngày đến nhu cầu, lợi ích của người dân cả về đờisống vật chất và đời sống tinh thần, vì vậy mà người dân dễ dàng thấy được sựtác động của lệ làng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội Còn luật nước(phép vua) nhiều khi là những quy định rất xa vời, không thiết thực với cuộcsống nên người dân khó hình dung hoặc thấy sự tác động hay lợi ích khi thựchiện nó Đây là một trong những lý do làm cho người dân chủ yếu chỉ quan tâm,biết và thực hiện theo lệ làng mà ít quan tâm đến phép nước, coi trọng lệ lànghơn phép nước Nhiều nơi, nhiều lúc, phép nước không được tuân thủ, nhữngquyết định chung của nhà nước bị thực hiện một cách tuỳ tiện làm cho phépnước không nghiêm minh, giảm nhẹ hiệu lực pháp quyền của nhà nước Nhữnghành vi này dần trở thành thói quen “ăn sâu, bám rễ” vào ý thức của người dân

Trang 35

Người dân xưa nay vốn đã quen với việc hành động theo tập quán và lệlàng ở địa phương mà mình sinh sống Do đó, ý thức pháp luật của họ đang còn

ở trình độ thấp, thể hiện ở cách xử sự trong các quan hệ không theo quy định củapháp luật mà theo tập quán thói quen lâu đời, thái độ xem thường pháp luật, coitrọng "lễ nghi" phong tục, mặc dù có những lễ nghi phong tục lạc hậu, phảnkhoa học…

Từ sự phân tích ở trên cho thấy, phong tục, tập quán, thói quen, lệ làng cómột phần không nhỏ đã làm hạn chế sự phát triển tâm lý pháp luật và trong một

số trường hợp đã làm cho tâm lý pháp luật phát triển theo hướng tiêu cực Tâm

lý pháp luật phát triển theo hướng không tích cực thì hiển nhiên việc thực hiệnpháp luật cũng không tránh khỏi phát triển theo hướng đó Đây là một trongnhững yếu tố tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác tuyên truyền, phổbiến pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho người dân Mục đích là phảilàm sao để họ có tri thức về pháp luật trên cơ sở đó biết chọn lọc những phongtục, tập quán và lệ làng phù hợp với những hành vi ứng xử không lệch chuẩn sovới pháp luật xã hội chủ nghĩa ở nước ta Nhiệm vụ này đòi hỏi cần có sự chungsức của toàn xã hội mà trước hết là đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tuyêntruyền nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân

1.4 Tính tất yếu của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho quần chúng nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

1.4.1 Vai trò của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với nhân dân

- Nâng cao nhận thức của người dân đối với việc tuân thủ pháp luật

Trước hết, các hoạt động này tạo ra sự quan tâm đối với pháp luật, từchỗ không để ý đến sự tồn tại của pháp luật, người dân được tuyên truyền,phổ biến, giáo dục bắt đầu dành sự quan tâm của mình đối với pháp luật,đồng thời sự hiểu biết về pháp luật cũng ngày càng được nâng cao Pháp luậtchính là phương tiện hàng đầu để Nhà nước quản lý xã hội và cũng là

Trang 36

phương tiện cho mỗi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giúp cho đối tượng nhậnthức được những giá trị cao đẹp ấy của pháp luật và biết sử dụng phương

tiện hữu hiệu đó trong cuộc sống Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến pháp luật

giúp người dân tạo được niềm tin vào pháp luật Khi đã có niềm tin, đối tượng

sẽ biết tự điều chỉnh hành vi của mình theo đúng các quy định của pháp luật.Không những thế, họ còn có ý thức phê phán, lên án những hành vi vi phạm, đingược lại với các quy định của pháp luật

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc giáo dục chính trị

tư tưởng cho nhân dân, V.I Lê-nin đã nhấn mạnh: "mỗi đạo luật là một biện

pháp chính trị"[27, tr.307] Đường lối chính trị của Đảng ta, chỗ dựa của côngcuộc đổi mới mọi mặt về chính trị, kinh tế, xã hội đã đi vào tất cả các mặt củahoạt động lập pháp, chỉ đạo nội dung của pháp luật Có thể thấy rằng, ý thứcpháp luật là một bộ phận của ý thức chính trị Vì vậy, khi thực hiện tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ tạo ra khả năng cho việc giáo dục chínhtrị, hình thành ở đối tượng giáo dục những hiểu biết nhất định về chính trị

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật là cơ sở để góp phần xây dựng đạo đức mới cho nhân dân, đạo đức là những tiêu chuẩn, những nguyên tắc ứng xử

được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với

nhau và đối với xã hội Trong các quan niệm về công bằng, thiện - ác, nhân đạo,

tự do, lương tâm, danh dự không có sự đối lập giữa pháp luật và đạo đức Phápluật là chỗ dựa và là cơ sở của việc hình thành đạo đức mới Các nguyên tắc cănbản của đạo đức mới được thể chế hoá thành các quy phạm pháp luật Do đó,pháp luật bảo vệ và phát triển đạo đức, bảo vệ tính công bằng, chủ nghĩa nhânđạo, tự do, lòng tin và lương tâm con người Giáo dục đạo đức tạo nên nhữngtiền đề cần thiết để hình thành ở công dân sự tôn trọng sâu sắc đối với pháp luật

Có thể nói nói rằng, hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và

Trang 37

giáo dục đạo đức cùng tác động vào lòng tin của con ng ười đối với sự cầnthiết tuân theo những nguyên tắc cơ bản của đạo đức mới, lòng tin đối với giátrị xã hội của pháp luật và lòng tin đối với những quy phạm đạo đức và phápluật trong đời sống thực tế hàng ngày, hướng đến hoàn thiện những mối quan

hệ lẫn nhau giữa con người với con người

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật là khâu đầu tiên để triển khai thực hiện pháp luật, sự khẳng định vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội gắn

liền với quá trình không ngừng nâng cao ý thức và tính tích cực tham gia củamọi tầng lớp nhân dân trong việc bảo vệ pháp luật Tăng cường pháp chế xã hộichủ nghĩa (mà một trong những yếu tố cấu thành là sự phát triển của nhận thứcpháp luật và văn hoá pháp lý của nhân dân) Mở rộng và hoàn thiện nền dân chủ

sẽ không có ý nghĩa khi không thực hiện được một cách toàn diện, hiệu quả

công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân Việc thực thi

và chấp hành pháp luật phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có yếu

tố ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý của nhân dân Đặc trưng rõ nét của ý thức

pháp luật là thể hiện thái độ của các thành viên trong xã hội đối với kỷ cương,pháp luật là sự đánh giá và ghi nhận tính công bằng của pháp luật xã hội chủnghĩa Pháp luật chỉ có thể trở thành công cụ có tác dụng điều chỉnh những hành

vi đúng đắn khi sự cần thiết của nó đối với xã hội được ghi nhận, chấp nhận, khi

mà nghĩa vụ chấp hành các quy định của pháp luật thực sự trở thành nhu cầuchấp hành một cách tự nguyện và có ý thức của bản thân mỗi người Bởi thế, cóthể coi ý thức pháp luật như là tiền đề tư tưởng cho sự củng cố và phát triển nềnpháp chế

Trong thực tế, không phải lúc nào việc chấp hành pháp luật cũng trở thành

ý thức tự nguyện Do đó, trong điều kiện hiện nay, vai trò của tuyên truyền, phổbiến pháp luật là hình thành ý thức pháp luật, góp phần giúp mỗi người nhận ra

Trang 38

tính công bằng của pháp luật, chấp hành pháp luật trên cơ sở tự nguyện, xuấtphát từ nhu cầu của bản thân, mà không phải do sự sợ hãi trước sự trừng phạt.

Tóm lại, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân là cơ sở, điều kiệncho việc nâng cao trình độ văn hoá pháp lý của của họ Đồng thời, sự phát triểncủa văn hoá pháp lý cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoạt động thực thi phápluật của các cơ quan Nhà nước Hiệu quả tác động này lại phụ thuộc vào trình độvăn hoá pháp lý của người dân; phụ thuộc vào việc họ thực thi đúng pháp luật,

có thái độ tôn trọng pháp luật Bởi vậy, thực hiện nhiệm vụ nâng cao văn hoápháp lý đòi hỏi không chỉ nâng cao trình độ văn hoá chung của người lao động

mà còn phải tăng cường năng lực thực thi pháp luật cho họ Một trongnhững nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật là do trình độ văn hoá pháp

lý của một bộ phận nhân dân còn thấp

Trong quá trình xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh thì mộttrong những điều kiện quan trọng là làm sao để người dân được tham gia tích cựcvào các hoạt động quản lý xã hội bằng pháp luật Tăng cường dân chủ cũng cónghĩa là mở rộng sự tham gia của người dân vào các hoạt động lập pháp, hành pháp

và tư pháp, thực hiện giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, chính điều này

đã nâng cao trách nhiệm của mỗi người dân Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ýthức pháp luật góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự lớn mạnh của tính tíchcực, đảm bảo hành trang kiến thức pháp lý cần thiết cho sự tham gia vào hoạt độngxây dựng pháp luật và thực thi pháp luật của nhân dân

1.4.2 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong đời sống xã hội với nâng cao ý thức và tích cực tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trong việc bảo vệ pháp luật

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng Nó làphương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của

xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng Pháp luật không chỉ là một công

Trang 39

cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự pháttriển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồiđắp nên những giá trị mới

Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc tăng cường vai trò củapháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan Điều đó không chỉ nhằm mụcđích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo

vệ và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có ý thức đạo đức Trong quátrình phát triển lịch sử nhân loại, cùng với Nhà nước, pháp luật ra đời nhằm điềuchỉnh các mối quan hệ xã hội Bên cạnh đạo đức và dư luận xã hội, pháp luật làcông cụ quản lý xã hội chủ yếu của Nhà nước

Giữa đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ qua lại, tác động tương hỗlẫn nhau Để nâng cao vai trò và phát triển ý thức đạo đức, ngoài các biện pháptích cực khác, thì không thể thiếu vai trò của pháp luật và ý thức pháp quyền.Pháp luật càng chặt chẽ, càng đầy đủ và được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đứccàng được đề cao, khả năng điều chỉnh và giáo dục của đạo đức càng được mởrộng và ảnh hưởng một cách toàn diện, tích cực đến mọi hành vi, mọi mối quan

hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội

Đối với nước ta hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật, tạo môitrường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức đã trở thành mộttrong những yêu cầu cấp thiết Quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thịtrường, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng như xã hội dân sự đòi hỏiphải tích cực hơn nữa trong việc đưa pháp luật vào đời sống, hình thành và pháttriển ý thức pháp luật, đồng thời, xã hội hoá tri thức, nâng cao trình độ dân trí,tạo cơ sở nâng cao đạo đức lên trình độ duy lý pháp lý và khoa học, chuyển thóiquen điều chỉnh xã hội theo “lệ”, chủ yếu là sự cảm thông sang điều chỉnh xãhội bằng “luật” trên nguyên tắc công bằng và bình đẳng xã hội Sự điều chỉnh xãhội bằng pháp luật với nguyên tắc tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp

Trang 40

luật, làm cho mọi thành viên trong xã hội có thể tự do phát huy khả năng sángtạo của mình trong môi trường lành mạnh - môi trường vận hành có trật tự, nềnnếp, kỷ cương của một xã hội năng động, phát triển và văn minh Đó cũng chính

là nhu cầu tình cảm, là trách nhiệm và yêu cầu đạo đức đối với mỗi công dântrong giai đoạn mới

Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống pháp luật của Nhà nước ta vẫn còn thiếunhững quy định cần thiết trong lĩnh vực quản lý kinh tế và các quy định vềquyền cơ bản của công dân Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luậtchưa được chú trọng nếu như không nói là còn bị xem nhẹ Công tác thanh tra,kiểm tra, giám sát việc thi hành luật của các cơ quan chức năng còn nhiều bấtcập những kinh nghiệm xây dựng hệ thống pháp luật và quản lý xã hội bằngpháp luật còn nhiều hạn chế Tâm lý tiểu nông, thói quen của người sản xuất nhỏlàm cho nhiều người dân còn mang nặng tư tưởng “phép vua thua lệ làng" Điều

đó lý giải tại sao trong đời sống xã hội vẫn còn không ít người chưa có thói quensống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã từng căn dặn: “pháp luật không phải là để trừng trị con người, mà là công cụbảo vệ, thực hiện lợi ích của con người”[15, tr.360] Đáng tiếc là ở nước ta, vẫncòn một bộ phận dân chúng coi pháp luật là sự trói buộc mình nên đã có tâm lýtrốn tránh pháp luật Thực tế đó cũng làm cho việc thực thi pháp luật càng trởnên phức tạp hơn và chưa đạt được hiệu quả như mong muốn Ngoài ra, một sốcán bộ trực tiếp thực thi luật pháp chưa thực sự công tâm, nghiêm minh, gươngmẫu trong việc chấp hành pháp luật và tình trạng pháp luật bị buông lỏng đã tạođiều kiện cho những hiện tượng phản đạo đức xuất hiện, gây ảnh hưởng xấu đếnviệc xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh và tiến bộ

Công cuộc đổi mới ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đềphải tăng cường hơn nữa vai trò của pháp luật Việc nâng cao vai trò, hiệu quảcủa pháp luật không chỉ nhằm lập lại trật tự, kỷ cương xã hội, mà còn tạo môi

Ngày đăng: 23/01/2016, 23:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[30]. Nguyễn Hữu Thế Trạch, “Giải pháp giáo dục ý thức pháp luật trong HS - SV”, báo Giáo dục Thành Phố Hồ Chí Minh số ra ngày 15 tháng 8 năm2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp giáo dục ý thức pháp luật trongHS - SV
[1]. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2003), Chỉ thị số 32-CT/TW Ngày 09/12/2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân Khác
[3]. Bộ Tư pháp, Thông tư số 18/2010/TT-BTP ngày 05/11/2010 của Bộ Tư pháp quy định về báo cáo viên pháp luật Khác
[4]. Bộ Tư pháp, Vụ Phổ biến, Giáo dục pháp luật (2007), Một số hình thức phổ biến giáo dục pháp luật, NXB Công an Nhân dân Khác
[5]. Chỉ thị số 09/2008/CT-UBND ngày 09/4/2008 của UBND huyện Kỳ Anh về tăng cường công tác PBGDPL Khác
[6]. Chỉ thị số 17/2010/CT-UBND ngày 22/10/2010 về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Khác
[8]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
[9]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
[10]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
[11]. Giáo trình pháp luật đại cương, NXB Lao động xã hội, Hà nội 2004 Khác
[12]. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2007), Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, tập 1, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội Khác
[13]. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa (2005), Từ điển Bách Khoa Việt Nam Khác
[14]. V. I. Lênin (1973) tuyển tập, Nxb tiến bộ, Matxcơva Khác
[15]. Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, số ngày 12 tháng 6 năm 1999 Khác
[17]. C. Mác, Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
[18]. C. Mác, Ăngghen (2002), Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
[19]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
[20]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
[21]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
[22]. Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 26/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w