1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng phiếu học tập để rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trong dạy học phần Vi sinh vật, Sinh học 10 THPT

118 873 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Định hướng trên đã được thể chế hóa trong Luật Giáo dục 2005, điều 28.2 : “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp v

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các sốliệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồngtác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một côngtrình nào khác

Tác giả Trương Thị Xuân Thắm

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, bạn bè và người thân.

Trang 3

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Đình

Nhâm, người đã trực tiếp giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành

luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, các nhà khoa học, xin cảm ơn các thầy cô ở khoa sau đại học, khoa sinh trường Đại Học Vinh, thư viện trường Đại Học Vinh đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô giáo bộ môn sinh học ở các trường THPT Nghi Lộc đã cộng tác và giúp tôi thực nghiệm thành công.

Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình

đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Trương Thị Xuân Thắm

MỤC LỤC

Trang LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

Trang 4

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC HÌNH VẼ viii

MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2

3 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 3

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

7 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7

8 ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI 7

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG PHẦN VI SINH VẬT 10 - THPT 8

1.1 LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU 8

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến đề tài 8

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 10

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC 12

1.2.1 Khái niệm phiếu học tập 12

1.2.2 Cấu trúc phiếu học tập 12

1.2.3 Phân loại phiếu học tập 15

1.2.4 Vai trò phiếu học tập 22

1.2.5 Rèn luyện kỹ năng tự học bằng phiếu học tập 23

1.3 Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học 30

Trang 5

1.3.1 Thực trạng sử dụng phiếu học tập trong dạy học 30

1.3.2 Nhận thức tri thức của học sinh thông qua sử dụng phiếu học tập 33

Chương II SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC PHẦN “VI SINH VẬT” SINH HỌC 10 - THPT 34

2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẦN “VI SINH VẬT” SINH HỌC 10 - THPT 34

2.1.1 Đặc điểm chung phần “Vi sinh vật” 34

2.1.2 Nội dung cơ bản của phần 34

2.2 NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH THIẾT KẾ PHT RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH PHẦN “ VI SINH VẬT” – SINH HỌC 10 35

2.2.1 Nguyên tắc thiết kế PHT 35

2.2.2 Quy trình thiết kế PHT rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh phần “Vi sinh vật” - Sinh học 10 36

2.3 CÁC DẠNG PHT ĐƯỢC SỬ DỤNG PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT 10 THPT 37

2.3.1 Hệ thống các phiếu học tập được sử dụng để rèn luyện kỹ năng tự học phần sinh học Vi sinh vật sinh học 10 THPT 37

2.3.2 Bảng tổng hợp các phiếu học tập đã được sử dụng 53

2.4 SỬ DỤNG PHT ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HS TRONG DẠY HỌC PHẦN VSV - SINH HỌC 10 THPT 54

2.4.1 Sử dụng phiếu học tập rèn luyện kỹ năng tự học kiến thức mới ở lớp 54

2.4.2.Sử dụng phiếu học tập hướng dẫn HS tự học bài mới ở nhà 58

2.4.3 Sử dụng phiếu học tập trong khâu củng cố, ôn tập, hoàn thiện kiến thức .60

2.4.4 Sử dụng phiếu học tập trong khâu kiểm tra, đánh giá 63

2.5 THIẾT KẾ BÀI GIẢNG THEO HƯỚNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH 64

Trang 6

CHƯƠNG III THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 65

3.1 MỤC ĐÍCH CỦA THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 65

3.2 ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 65

3.3 NỘI DUNG THỰC NGHIỆM 65

3.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC THỰC NGHIỆM 65

3.4.1 Bố trí thực nghiệm 65

3.4.2 Phương pháp tiến hành 66

3.5 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 67

3.5.1 Phân tích kết quả định lượng 67

3.5.2 Phân tích kết quả định tính 77

3.5.3 Về tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh THPT 80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81

1 KẾT LUẬN 81

2 KIẾN NGHỊ 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

KT Kiểm tra

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 1.1 Kết quả điều tra việc sử dụng phương pháp dạy học 31

Bảng 2.1 Phiếu học tập dùng trong các khâu của quá trình dạy học 53

Bảng 2.2 PHT rèn luyện các kĩ năng cơ bản 54

Bảng 3.1.Bảng tổng hợp kết quả điểm 3 lần kiểm tra 67

Bảng 3.2 Bảng phân phối tần suất điểm lần kiểm tra 1 68

Bảng 3.3 Bảng tần suất hội tụ số HS đạt điểm Xi trở xuống bài kiểm tra 1 .68 Bảng 3.4 Kết quả kiểm tra lần 1 trong thực nghiệm 69

Bảng 3.5 Bảng phân phối tần suất điểm lần kiểm tra 2 70 Bảng 3.6 Bảng tần suất hội tụ số HS đạt điểm Xi trở xuống bài kiểm tra 2 .71

Trang 8

Bảng 3.7 Kết quả kiểm tra lần 2 trong thực nghiệm 71Bảng 3.8 Bảng phân phối tần suất điểm lần kiểm tra 3 72Bảng 3.9 Bảng tần suất hội tụ số HS đạt điểm Xi trở xuống bài kiểm tra 3 .73Bảng 3.10 Kết quả kiểm tra lần 3 trong thực nghiệm 74Bảng 3.11 So sánh kết quả ở hai nhóm lớp TN và ĐC qua 3 lần kiểm tra 75Bảng 3.12 Phân loại trình độ học sinh thực nghiệm qua 3 lần kiểm tra 75

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VẼ

Trang

Hình 1.1 Quy trình rèn luyện kỹ năng của Geoffrey Petty 25

Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn tần suất điểm lần kiểm tra 1 66

Hình 3.2 Đồ thị biểu diễn tần suất hội tụ điểm lần kiểm tra 1 67

Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn tần suất điểm lần kiểm tra 2 68

Hình 3.4 Đồ thị biểu diễn tần suất hội tụ điểm lần kiểm tra 2 69

Hình 3.5 Đồ thị biểu diễn tần suất điểm lần kiểm tra 3 70

Hình 3.6 Đồ thị biểu diễn tần suất hội tụ điểm lần kiểm tra 3 71

Hình 3.7 Đồ thị biểu thị phân loại trình độ HS qua 3 lần kiểm tra TN 73

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong xã hội hiện đại, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như vũ bãovới sự xuất hiện của nhiều ngành khoa học mới đặc biệt là sự bùng nổ củacông nghệ thông tin làm cho khối lượng tri thức tăng lên một cách nhanhchóng Điều đó đã đặt ra cho dạy học một yêu cầu mới không chỉ dạy họckiến thức mà quan trọng hơn là dạy cho học sinh cách học và tự học Muốnthực hiện được mục tiêu này thì cần phải đổi mới một cách toàn diện quá trìnhdạy học từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và phươngtiện….Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học là trọng tâm và có ý nghĩachiến lược

Nghị quyết trung ương 2 khoá VIII (12/1996) [21] khẳng định: “ đổi

mới phương pháp đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nền

tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh” Định hướng trên đã được thể chế hóa trong Luật

Giáo dục (2005), điều 28.2 : “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát

huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh”.

Tiếp thu tinh thần đó các trường THPT đã đẩy mạnh phong trào đổimới phương pháp dạy học, tuy nhiên trong thực tiễn để tổ chức được hoạtđộng học tập cho học sinh theo hướng tích cực người dạy cần phải có công

cụ, phương tiện để tổ chức như: câu hỏi, bài tập, bài toán nhận thức, tìnhhuống có vấn đề, phiếu học tập…Trong đó, phiếu học tập có những ưu điểmrất lớn như dễ sử dụng, hiệu quả cao, sử dụng được trong nhiều khâu của quá

Trang 11

trình dạy học: hình thành kiến thức mới, củng cố vận dụng, kiểm tra đánhgiá…vừa phát huy được công tác độc lập của học sinh, vừa phát huy đượchoạt động tập thể Phiếu học tập không chỉ là phương tiện truyền tải kiến thức

mà còn hướng dẫn cách tự học cho học sinh đồng thời qua đó rèn luyện nănglực tư duy sáng tạo và xử lý linh hoạt các tình huống cho người học

Phần Sinh học vi sinh vật thuộc chương trình Sinh học 10 (ban cơ bản),THPT là phần kiến thức mới và khó nhưng kiến thức này có ý nghĩa đặc biệtquan trọng, nó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, phổ thông vàkhoa học về hình dạng kích thước tế bào vi sinh vật và vi rút Không dừng lạihiểu biết về vi sinh vật mà còn là cơ sở để giải thích các hiện tượng, các quátrình sinh học, ứng dụng vào thực tiễn đời sống và sản xuất để phòng ngừamột số bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường,…kích thích lòng ham hiểu biết niềm đam mê khoa học đặc biệt là kỹ thuật ditruyền, công nghệ sinh học Vì vậy việc phát triển phương pháp tự học ở họcsinh trong phần sinh học vi sinh vật là việc làm cần thiết

Với mong muốn nâng cao khả năng tự học cho học sinh trong phần

VSV 10 - THPT, chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụng phiếu học tập để rèn luyện

kỹ năng tự học cho học sinh trong dạy học phần Vi sinh vật, Sinh học THPT”.

Trang 12

3 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu thiết kế được bộ phiếu học tập và tổ chức được các hoạt động hợp

lý sẽ góp phần nâng cao năng lực tự học cho học sinh và nâng cao chất lượngdạy học đối với phần kiến thức Vi sinh vật nói riêng và môn Sinh học nóichung

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

5.1 Nghiên cứu xác định cơ sở lý luận về bản chất, vai trò, ý nghĩa lý luận dạyhọc của PHT

5.2 Điều tra tình hình sử dụng phương pháp dạy học phần Sinh học vi sinh vật,đặc biệt là việc sử dụng PHT trong dạy học phần kiến thức Sinh học vi sinh vật

5.5 Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà

đề tài đã đặt ra

5.6 Xử lý kết quả thực nghiệm và viết báo cáo

Trang 13

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng

và Nhà nước qua các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết

- Nghiên cứu các tài liệu: Lý luận dạy học sinh học, tài liệu bồi dưỡngchuyên môn và các tài liệu có liên quan đến đề tài làm cơ sở lý luận cho đề tài

- Nghiên cứu nội dung kiến thức phần sinh học vi sinh vật sinh học 10THPT

- Nghiên cứu tài liệu lý luận về PHT, nguyên tắc, kỹ thuật thiết kế và

sử dụng PHT

6.2 Phương pháp điều tra

- Điều tra về thực trạng sử dụng phiếu học tập vào việc rèn luyện kỹ nănghọc tập cho học sinh trong dạy học phần “Vi sinh vật”, Sinh học 10 - THPT

- Đối với giáo viên: Dùng phiếu điều tra để lấy số liệu về các phươngpháp dạy học và các giải pháp mà giáo viên sử dụng phiếu học tập để rènluyện kỹ năng tự học cho học sinh

- Đối với học sinh: Dùng phiếu điều tra để lấy số liệu về thái độ củahọc sinh khi sử dụng phiếu học tập cho học sinh

6.3 Phương pháp chuyên gia

Các phương pháp lựa chọn, xây dựng và sử dụng các kỹ năng rèn luyệnnăng lực tự học vào dạy học phần “ Vi sinh vật”, lấy ý kiến chuyên gia, giáoviên THPT, nhà quản lý giáo dục

6.4 Phương pháp thực nghiệm Sư phạm

6.4.1 Thực nghiệm thăm dò

Sử dụng phiếu điều tra: Xây dựng phiếu điều tra tìm hiểu thực trạng sửdụng phiếu học tập trong dạy học Sinh học 10 ở các phần đã học Tổ chứcđiều tra và xử lý kết quả điều tra

Trang 14

- Xây dựng hệ thống PHT phần vi sinh vật - Sinh học 10.

- Thiết kế giáo án cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

- Tổ chức thực nghiệm tại trường THPT:

+ Chọn trường thực nghiệm: Trường thực nghiệm có đủ cơ sở vật chất,trang thiết bị dạy học

+ Chọn GV thực nghiệm: GV dạy lớp TN cũng là GV dạy lớp ĐC.+ Chọn lớp ĐC và lớp TN phù hợp với tiêu chí đặt ra

+ Tiến hành thực nghiệm: Quá trình TN được tiến hành đầu học kì IInăm học 2014 - 2015

+ Xây dựng hệ thống câu hỏi khảo sát chung cho cả lớp TN và lớp ĐC.+ Phân tích, xử lý và thống kê số liệu thực nghiệm

6.5 Phương pháp thống kê toán học

Tính các tham số đặc trưng:

+ Điểm trung bình X: Là tham số xác định gía trị trung bình của dãy số

i

i x n n

Trang 15

+ Hệ số biến thiên: để so sánh hai tập hợp có x khác nhau:

Cv% = 30% - 100%: Dao động lớn, độ tin cậy nhỏ

thức:

DC

DC TN TN

DC TN

n

S n S

X X Td

2 2

và bậc tự do f = n1 + n2 - 2 Nếu |td| ≥ t thì sự sai khác của các giá trị trungbình TN và ĐC là có ý nghĩa

Các số liệu điều tra cơ bản được xử lý thống kê toán học trên bảngExcel, tính số lượng và % số bài đạt các loại điểm và tổng số bài có điểm 5trở lên làm cơ sở định lượng, đánh giá chất lượng lĩnh hội kiến thức từ đó tìm

ra nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng học tập

Các số liệu xác định chất lượng của lớp ĐC và TN được tính trongđáp án bài kiểm tra và được chấm theo thang điểm 10, độ chính xác đến0.25

Trang 17

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH

TRONG PHẦN VI SINH VẬT 10 - THPT 1.1 LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến đề tài

Trong lịch sử giáo dục đã xuất hiện nhiều tư tưởng lớn, những nghiên cứu về vai trò của TH, KNTH; những tư tưởng, nghiên cứu này đến nay vẫn giữ nguyên giá trị và tiếp tục phát huy trong nền giáo dục hiện đại:

Khổng Tử (551 - 479 trước CN) quan tâm và coi trọng mặt tích cực vàsuy nghĩ, sáng tạo của học sinh Cách dạy của ông gợi mở để học trò tự tìm rachân lý, thầy chỉ giúp trò cái mấu chốt nhất, còn mọi vấn đề khác trò phải tự

đó mà tìm ra Ông nói: “Không giận vì muốn biết thì không gợi mở cho,

không bực vì không rõ được thì không bày vẽ cho Vật có 4 góc, bảo cho biết một góc mà không suy ra 3 góc kia thì không dạy nữa”.

Socrate (469 - 399 trước CN), người Hy Lạp, đã đề cao vai trò của cá

nhân trong quá trình học tập: “ Anh hãy tự biết lấy anh” [23].

Mạnh tử (372 - 289 trước CN) nhấn mạnh: “Tin cả ở sách thì chi bằng

không có sách” Ông đòi hỏi người học phải cố gắng, tự suy nghĩ, tìm hiểu,

nghiên cứu chứ không nên nhắm mắt vào sách [7, tr.56]

Năm 1950 ở các nước Liên xô (cũ), Pháp, Ba Lan, Tiệp khắc, Cộng hòadân chủ Đức, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh bắt đầuđược quan tâm, nghiên cứu và đem vào sử dụng [9]

Guithrie Alao & Rinechart (1997); Temple & Rodeto (1995) lại đề cập

tự học có tính cộng tác cao Trong tự học, HS thường cộng tác chặt chẽ với

GV và với bạn cùng lớp

Ở Hàn Quốc: Từ thập niên 90 tới nay, giáo dục hướng vào giai đoạnhậu công nghiệp Để đáp ứng đòi hỏi mới đặt ra do sự bùng nổ kiến thức và

Trang 18

sáng tạo kiến thức mới cần phát triển năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn

đề và tính sáng tạo [12]

Ở Thái Lan đang tiến hành một chương trình giáo dục mới được giảmtải 1/3 kiến thức so với chương trình cũ, thay phương pháp học vẹt bằng cáchphát huy tính sáng tạo của HS [4]

Dạy học phát huy tính tích cực học tập ở HS đã được nhiều nhà giáodục nghiên cứu Ở thế kỉ XVII, A.Kômenski đã viết: “Giáo dục có mục đíchđánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán, phát triển nhân cách… hãy tìm raphương pháp cho phép GV dạy ít hơn, HS học nhiều hơn” [23]

Biaxinop (1967): Tác giả đã đề cập đến việc chím lĩnh tri thức bằngcách qua các phương pháp và hình thức dạy học kích thích được sự hoạt độngnhận thức tích cực, sinh động của học sinh và đòi hỏi phải áp dụng duy trìnhận thức vào trong lao động của họ [21]

M.A.Đialop và M.N.Xcantin (1980) đã nhận xét rằng: Nguyên tắc vềtính tự giác và tính tích cực của học sinh gắn bó với tính nguyên tắc về vai tròchỉ đạo của nhà giáo dục và thể hiện tính chất mới mẽ của quá trình dạy học,trong đó tất cả công việc của học sinh mang một tính chất tích cực và tự giác[21]

R.C Sharma (1988) cho rằng: Mục đích của PPDH tích cực là phát triển

ở HS kĩ năng và năng lực độc lập học tập và giải quyết các vấn đề… Vai tròcủa GV là tạo ra những tình huống để phát triển vấn đề, giúp HS nhận biếtvấn đề, lập giả thuyết, làm sáng tỏ và thử nghiệm các giả thuyết, rút ra kếtluận” [23]

Trong quá trình dạy học phải đề ra một phương pháp sao cho học sinhhứng thú học tập Đó là khẳng định của X.L.Rubixtein (1946) R.R.Singh(1991) cho rằng: Người học được đặt ở vị trí trung tâm của hệ giáo dục, vừa

là mục đích lại vừa là chủ thể của quá trình học tập, “quá trình học tập do

Trang 19

người học điều khiển” Tác giả đã viết: “Làm thế nào để cá thể hóa quá trìnhhọc tập để cho tiềm năng của mỗi cá nhân được phát triển đầy đủ đang là mộtthách thức chủ yếu đối với giáo dục” [14].

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở nước ta, từ những năm 1960 dạy học bằng phương pháp tích cực, chủđộng đã được đề cập tới ở cấp độ các chỉ thị và các phong trào thi đua “ dạytốt, học tốt” Nhiều khẩu hiệu quyết tâm đổi mới PPDH “ Biến quá trình đàotạo thành tự đào tạo, Học đi đôi với hành”, nhưng do nhiều nguyên nhân mà

sự phát triển của phong trào này còn rất hạn chế Ngày nay để đáp ứng yêucầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nướcthì mục tiêu của giáo dục là hướng tới việc đào tạo ra những con người có trithức, có kỹ năng và thái độ đúng đắn, muốn vậy phải đổi mới chương trìnhgiáo dục phổ thông, trong đó có đổi mới PPDH

Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong nghị quyết Trungương 4 khoá VII (1- 1993) Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (12- 1996),được thể chế hoá trong luật giáo dục (2005), được cụ thể hoá trong các chỉ thịcủa bộ giáo dục và đào tạo, đặc biệt chỉ thị số 14 (4- 1999) [5]

Luật giáo dục điều 28.2, đã ghi “ Phương pháp giáo dục phổ thông phảiphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với cácđặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khảnăng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thựctiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” [5]

Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động chủđộng, chống lại thói quen học tập thụ động Cùng với định hướng đổi mớiphương pháp dạy và học của Đảng, Nhà nước đã có nhiều công trình nghiêncứu của các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục về đổi mới phương pháp giáodục - dạy học như:

Trang 20

GS.TS Trần Bá Hoành: Bản chất của việc dạy học lấy học sinh làmtrung tâm

( Kỷ yếu hội thảo khoa học), đã có những đóng góp to lớn trong việcđổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học

Luận án phó tiến sĩ của GS.TS Đinh Quang Báo năm 1981 “Phát triểnhoạt động nhận thức HS trong các bài dạy Sinh học ở trường phổ thông ViệtNam”, cho rằng: Vấn đề cung cấp cho HS các biện pháp, kỹ năng để tự bổsung kiến thức, nghĩa là biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, làdạy HS cách học , rất cần thiết [17]

Theo GS Nguyễn Cảnh Toàn trong cuốn sách (Quá trình Dạy - Tự học2001) thì “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ

và có cả cơ bắp cùng với các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ tình cảm, cánhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết mới nào đócủa nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu cá nhân của mình” [16]

Nguyễn Thị Dung “Phiếu học tập - phương pháp dạy học có sử dụngphiếu học tập”, thông tin khoa học giáo dục số 45/1994 cho biết: Phiếu họctập là công cụ để giáo viên tổ chức hoạt động khai thác và lĩnh hội kiến thứctheo hướng định trước của giáo viên

Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, “Lý luận dạy học sinh học”,

1996 Nguyễn Phúc Chỉnh: “ Phương pháp Grap trong dạy học sinh học”,Nxb Giáo dục, 2005 GS.TS Trần Bá Hoành: Bản chất của việc dạy học lấyhọc sinh làm trung tâm

(Kỷ yếu hội thảo khoa học), đã có những đóng góp to lớn trong việc đổimới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học

Còn nhiều những nghiên cứu về vấn đề xây dựng và sử dụng PHTtrong dạy học của các tác giả là học viên sau đại học, khoá luận tốt nghiệp đạihọc của sinh viên Tuy nhiên việc xây dựng và sử dụng PHT để dạy tự học

Trang 21

còn ít tác giả nghiên cứu Phần sinh học VSV SH 10 THPT chưa có đề tàinghiên cứu về xây dựng sử dụng PHT để rèn luyện kỹ năng tự học Vì thếchúng tôi tiến hành nhiên cứu vấn đề này.

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP

TRONG DẠY HỌC

1.2.1 Khái niệm phiếu học tập

PHT là những “tờ giấy rời”, in sẵn những công tác độc lập hoặc làmtheo nhóm nhỏ được phát cho từng học sinh tự lực hoàn thành trong một thờigian ngắn của tiết học hoặc tự học ở nhà Mỗi PHT có thể giao cho học sinhmột hoặc vài nhiệm vụ nhận thức cụ thể nhằm hướng tới kiến thức kỹ nănghay rèn luyện thao tác tư duy để giao cho HS

Hiện nay cùng với sự phát triển của công nghệ khoa học thì các nhiệm

vụ học tập không nhất thiết phải được ghi vào trong giấy mà giáo viên có thể

sử dụng máy chiếu hoặc máy vi tính để cung cấp những nhiệm vụ đó choHS

1.2.2 Cấu trúc phiếu học tập

1.2.2.1 Thành phần cấu tạo của phiếu học tập

Mỗi PHT bao gồm hai thành phần chính thể hiện sự chỉ đạo củangười thầy và vai trò của học sinh là chủ thể trong hình thức học tập hợptác

- Vấn đề học tập trên PHT:

+ GV dựa trên mục tiêu bài giảng, chủ động lựa chọn đưa ra các vấn

đề học tập dưới dạng câu hỏi, bài tập cùng với các phương tiện hỗ trợ khácnhư hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ…thể hiện trên PHT

- Kết quả học tập trên PHT:

+ Trên PHT sau mỗi câu hỏi, bài tập nên chừa trống vừa đủ để họcsinh ghi kết quả học tập của mình Đây là một yếu tố ràng buộc yêu cầu

Trang 22

học sinh phải làm việc, là cơ sở để GV kiểm tra và đánh giá kết quả học tậpcủa từng nhóm HS.

+ Trong một số tình huống, GV có thể thu lại PHT để đánh giá hiệuquả hoạt động học tập, trên cơ sở đó điều chỉnh về nội dung cũng nhưphương pháp thể hiện trong từng PHT

Trên PHT phải có đầy đủ các thông số sau:

- Phần dẫn hay là dẫn dắt

- Phần hoạt động hay các công việc thực hiện

- Thời gian hoàn thành

- Đáp án ( sẽ có ở phần riêng )

Ví dụ : Một PHT đầy đủ có cấu trúc như sau: PHT : Đặc điểm sinh

trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục

Họ và tên học sinh

Lớp: ……

Nghiên cứu mục II.1 trang 100 SGK SH 10 Hãy ghép hai cột với nhau cho phù hợp.

Các pha sinh trưởng

1 Pha tiềm phát

a Số tế bào trong quần thể giảm dần

do thiếu chất dinh dưỡng, chất độc hạitích luỹ quá nhiều

1……

2 Pha luỹ thừa( pha log)

b Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt cực đại và không đổi theo thời gian

2……

3 Pha cân bằng

c Vi khuẩn thích nghi với môi trường,

số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành

để phân giải cơ chất

3……

Trang 23

4 Pha suy vong

d Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớnnhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh

4……

Thời gian hoàn thành 5 phút

Đáp án :

1.2.2.2 Yêu cầu của phiếu học tập

- Quán triệt mục tiêu, nội dung bài học

Mục tiêu của bài học không chỉ là hoàn thành kiến thức, kĩ năng màquan trọng hơn là phải phát triển tư duy và vận dụng kiến thức Do đó trongquá trình dạy học có sử dụng PHT, giáo viên luôn bám sát mục tiêu bài học,không xa rời nội dung chính của bài Tránh gây nhiễu cho học sinh trong quátrình lĩnh hội kiến thức, tập trung vào kiến thức của bài

- Đảm bảo tính chính xác

Trong quá trình dạy học Sinh học nói chung việc sử dụng PHT là hết sứccần thiết Tuy nhiên khi hướng dẫn học sinh hoàn thành hãy lập các sơ đồ,bảng hay trả lời câu hỏi có trong PHT phải luôn đảm bảo tính chính xác vềkiến thức của bài học, tránh việc xây dựng PHT có sơ đồ, hệ thống quá rườm

rà, phức tạp Việc sử dụng PHT, phù hợp cả về trình độ nhận thức của họcsinh, cả về thời gian và lôgic chung của chương trình không gò bó, gượng ép

- Đảm bảo nâng dần mức độ từ dễ đến khó

Trong quá trình dạy học sử dụng PHT cho học sinh, tuỳ vào trình độ,năng lực cụ thể của học sinh mà giáo viên nâng dần yêu cầu và mức độ hệthống hoá từ dễ đến khó như sau: Giáo viên trình bày nội dung bằng ngôn ngữ

hệ thống hoá (sơ đồ chữ), bằng lời, bằng sơ đồ, bằng bảng

1.2.3 Phân loại phiếu học tập

1.2.3.1 Căn cứ vào mục đích lý luận dạy học

Trang 24

Ví dụ 1: Khi dạy mục II.2, bài 22, SH 10, ta có thể sử dụng PHT sau:

Nghiên cứu mục II.2, bài 22, SGK SH10, tìm ý phù hợp điền vào ô trống trong bảng sau :

Đặc điểm so

sánh

Quang tự dưỡng

Quang dị dưỡng

Hóa tự dưỡng

Hóa dị dưỡng Nguồn năng

lượng

Nguồn

cacbon

Ví dụ

Thời gian hoàn thành 5 phút

b PHT dùng để củng cố, hoàn thiện kiến thức

Dưới sự dẫn dắt của GV HS hoạt động tích cực hoàn thành PHT, HSlĩnh hội được lượng kiến thức nhất định PHT này có vai trò rất lớn trong việckhắc sâu kiến thức, giúp học sinh hoàn thiện những kiến thức

Ví dụ 2: PHT: So sánh sinh sản của VSV nhân sơ và sinh sản của VSVnhân thực Hãy so sánh sinh sản của VSV nhân sơ và VSV nhân thực bằng cách điền ý phù hợp vào ô trống của bảng sau:

Vi sinh vật Hình thức sinh

Trang 25

Vi sinh vật

nhân sơ

Vi sinh vật

nhân thực

Thời gian hoàn thành 7 phút

c PHT dùng để kiểm tra, đánh giá

Được dùng trong các bài kiểm tra 1 tiết, 15 phút, kiểm tra 1 kỳ, kiểm tranăm học Mục đích của KT không chỉ đánh giá kết quả học tập, mà thông qua

KT nhằm phát hiện ra những sai sót, nhầm lẫn về kiến thức, KN giúp học sinhchỉnh sửa, hoàn thiện kết quả học tập và điều chỉnh cách học

Ví dụ 3: Nghiên cứu sơ đồ sau và trả lời các câu hỏi

1 Vi rút lai có dạng như thế nào?

2 X là chủng vi rút gì? Vì sao

Thời gian hoàn thành 7 phút

1.2.3.2 Căn cứ vào nguồn thông tin sử dụng để hoàn thành PHT

a PHT khai thác kênh chữ

Chủng vi

rút A

Nhiễm vào cây

Vi rut lai

Axit nucleic B

Trộn

Tách

ProteinA

Phân lập

Tách - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

X Chủng vi

rút B

Trang 26

Vi sinh vật

Kích thước

Phương thức sống ?

Được dùng trong các khâu dạy bài mới Kiến thức SGK được trìnhbày dưới dạng kênh chữ, do đó PHT dạng này có vai trò trong việc địnhhướng cho học sinh cách đọc, cách thảo luận để từ đó HS tự chiếm lĩnh trithức

Ví dụ 3: Nghiên cứu thông tin trang 114, SGK sinh học 10, tìm ý phùhợp điền vào chỗ có dấu chấm hỏi (?) ở sơ đồ sau:

Thời gian hoàn thành 5 phút

b PHT khai thác kênh hình

Sử dụng PHT bằng tranh ảnh, hình vẽ để phát triển kĩ năng quan sát,phân tích HS, có thể sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học

Ví dụ 4: Quan sát hình 29.2, bài 29 SGK SH 10 Hãy hoàn thành PHT sau:

Xoắn

Khối

Hỗn hợp

Thời gian hoàn thành 5phút

c PHT khai thác cả kênh chữ và kênh hình

Do chương trình SGK đổi mới có cả kênh chữ và kênh hình đi kèm vớinhau vì vậy được sử dụng hầu hết Dạng này yêu cầu học sinh vừa đọc thôngtin, vừa quan sát hình để hoàn thành PHT

Ví dụ 5: Nghiên cứu mục II.1, kết hợp quan sát hình 25, bài 25 SGK SH10 Hoàn thành PHT:

Trang 27

Pha tiềm phát

Pha lũy thừa

Pha cân bằng

Pha suy vong

Thời gian hoàn thành 5 phút

1.2.3.3 Căn cứ vào mục tiêu rèn luyện các kỹ năng

Giáo viên có thể sử dụng những phiếu học tập do các chuyên gia biên soạnnhằm tăng cường hoạt động độc lập của học sinh trong một chương trình mônhọc.Các tập phiếu này được in thành sách, trang bị cho mọi học sinh, đượcgiáo viên hướng dẫn sử dụng lần lượt từng phiếu vào lúc thích hợp Khi cầntập hợp thông tin từ công tác độc lập của học sinh, giáo viên có thể yêu cầucắt rời tờ phiếu để nộp

Giáo viên cũng nên tự biên soạn những phiếu học tập, được nhân bản

và phát cho cả lớp hay cho một nhóm học sinh theo yêu cầu sư phạm của tiếthọc Nếu giáo viên có trình độ và kinh nghiệm thì những phiếu do giáo viên

tự biên soạn này có thể đáp ứng nhu cầu và sát với trình độ học sinh của mìnhhơn những phiếu học tập do các chuyên gia biên soạn để sử dụng chung cảnước

Dựa vào tiêu chí sử dụng phiếu học tập để rèn luyện kỹ năng cho họcsinh theo giáo sư Trần Bá Hoành có 6 dạng phiếu học tập:

- Dạng 1: Phiếu phát triển kỹ năng quan sát

Trên PHT dạng này có các tranh vẽ, sơ đồ và câu hỏi yêu cầu quan sátmẫu vật, tranh vẽ, mô hình

Ví dụ 6: Nghiên cứu mục I, quan sát hình 30, bài 30, SGK SH10 hãy xác định diễn biến từng giai đoạn nhân lên của virut bằng cách hoàn thành PHT:

Trang 28

Thời gian hoàn thành 7 phút

- Dạng 2: Dạng PHT phát triển kỹ năng phân tích:

Sử dụng trong các vấn đề khá phức tạp, những khái niệm có nội hàmchồng chéo một phần, qua đó rèn luyện cho HS phương pháp so sánh phântích để áp dụng vào những từng trường hợp

Ví dụ 7: Nghiên cứu bảng số liệu về sự phân chia của E.coli, trang 99,bài 25 SGK SH10 và hoàn thành PHT:

Thời gian hoàn thành 10 phút

- Dạng 3: Dạng PHT phát triển kỹ năng so sánh

Phân chia Ecoli với n lần phân chia

Số tế bào con tạo thành từ 1

TB mẹ

Công thức tính

số TB con với thời gian là t

Số tế bào con tạo thành từ

No TB mẹ

Trang 29

Dạng PHT để dạy các kiến thức mang tính chất ngang hàng, tươngđương nhau, nội hàm và ngoại diên có một phần chồng chéo nhau có thể yêucầu HS lập bảng so sánh để phân biệt những điểm khác nhau giữa các kháiniệm đó.

Ví dụ 8: Nghiên cứu bài 29 SGK, SH 10 so sánh sự khác biệt giữa virut và vikhuẩn bằng cách điền “ có” hoặc “ không” vào bảng sau:

Bảng so sánh virut và vi khuẩn

Có cấu tạo tế bào

Chỉ chứa AND hoặc ARN

Chứa cả AND và ARN

Chứa Riboxom

Sinh sản độc lập

Thời gian hoàn thành 5 phút

- Dạng 4: Dạng PHT phát triển kỹ năng quy nạp, khái quát

Ví dụ 9:

1.Trong điều kiện tự nhiên, tại sao VSV không thể đạt được pha sinhtrưởng lũy thừa ? (SGK Sinh 10 NC-Trang 128)

2 Nếu nuôi VSV không liên tục thì dựa vào đường cong sinh trưởng

em sẽ thu hoạch sinh khối vào thời điểm nào? (SGK Sinh 10 NC-Trang 129)

Thời gian hoàn thành 7 phút

- Dạng 5: Dạng PHT phát triển kỹ năng suy luận, đề xuất giả thuyết

Được sử dụng cho HS xem xét một vấn đề dưới nhiều khía cạnh, suyđoán khoa học Từ đó HS nắm được kiến thức một cách tích cực và phát triểnđược tư duy suy luận, các vấn đề mâu thuẫn đề ra trong học tập cũng nhưtrong đời sống

Ví dụ 10 : Khi dạy bài 26, bài 27 SH10, có thể sử dụng PHT sau

Trang 30

Hãy giải thích các hiện tượng sau:

1 Nếu không diệt hết nội bào tử, hộp thịt hộp để lâu ngày sẽ bị phồng,

Nhật Bản

a, Bệnh do virut Dengue gây nên

b, Muỗi Aedes bị nhiễm virut khi đốt người bệnh, rồi chuyển sng người lành

c, Bệnh lây nhiễm trầm trọng của hệ thần kinh trung ương

d, Bệnh rất phổ biến ở Việt Nam

e, Muỗi Culex hút máu lợn hoặc chim(là ổ chứa virut) rồi đốt và truyền bệnh sang người

g, Gây tỉ lệ tử vong cao

1…… 2……

Thời gian hoàn thành 7 phút

1.2.4 Vai trò phiếu học tập

PHT có ưu thế cao hơn câu hỏi, bài tập ở chổ khi muốn xác định mộtnội dung kiến thức nào đó thỏa mãn nhiều tiêu chí hoặc xác định nội dung từcác tiêu chí khác nhau, nếu diễn đạt bằng câu hỏi thì dài dòng, ta có thế bằng

Trang 31

một bảng có nhiều tiêu chí thuộc một cột, các hàng khác nhau Học sinh căn

cứ vào tiêu chí ở cột và hàng để tìm ý điền vào ô trống cho phù hợp

Như vậy giá trị lớn nhất của PHT là với một nhiệm vụ phứp tạp đượcđịnh hướng rõ ràng, diễn đạt ngắn gọn bằng một bảng gồm các hàng, cột ghi

rõ các tiêu chí cụ thể

Trong dạy học truyền thống, giáo viên là trung tâm hoạt động, trongmột giờ học hoạt động của giáo viên chiếm phần lớn, giáo viên trình bàygiảng giải, làm thí nghiệm, biểu diễn phân tích, tổng hợp minh họa còn họcsinh ngồi nghe ghi chép, nhìn quan sát một cách thụ động, khi giáo viên nêunhững câu hỏi thì học sinh thụ động trả lời, nhưng chỉ có một vài học sinhđược hoạt động vì thời gian có hạn, còn nhiều học sinh khác ngồi nghe câu trảlời của các bạn, của giáo viên

Bằng việc sử dụng tích cực PHT, chuyển hoạt động của giáo viên từtrình bày, giảng giải, thuyết minh sang hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo Mọihọc sinh được tham gia tích cực, không còn hiện tượng thụ động nghe giảng

- Phiếu học tập đưa học sinh vào hoạt động tìm tòi, khám phá Trên cơ

sở đó để rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh

Trang 32

- Thông qua tổ chức các hoạt động bằng phiếu học tập, giáo viên có thểthu nhận được thông tin ngược về kiến thức và kỹ năng của học sinh để cóbiện pháp điều chỉnh kịp thời.

- Phiếu học tập là biện pháp hữu hiệu trong việc hướng dẫn học sinh

Theo Nguyễn Duân (2010) thì dấu hiệu cơ bản của KN là khả năng củacon người thực hiện một cách có hiệu quả một hành động nào đó bằng cáchlựa chọn và áp dụng những cách thức hành động phù hợp với điều kiện, hoàncảnh và phương tiện nhất định để đạt mục tiêu đã đề ra [4]

Từ những quan niệm trên và một số quan niệm khác nhau của nhiều tácgiả khác đã xem xét KN ở hai khía cạnh:

Quan niệm thứ nhất: Xem xét KN nghiêng về mặt KN của hành động,các tác giả coi KN là cách thức thực hiện hành động mà con người nắmvững

Quan niệm thứ hai: Xem xét KN nghiêng về góc độ năng lực của conngười kỹ năng là năng lực thực hiện có kết quả với chất lượng cần thiết và vớithời gian tương ứng không những trong điều kiện quen thuộc nhất định màcòn trong những điều kiện mới Như vậy quan niệm thứ hai không chỉ coi KN

là kỹ thuật hành động mà còn là biểu hiện của năng lực, đòi hỏi con ngườiphải luyện tập theo một quy trình xác định mới hình thành được kỹ năng đó[6]

Trang 33

Khi nói về khoa sư phạm tích hợp, Xavier đã đưa ra kết luận khái quát:Mục tiêu = Kỹ năng x nội dung Năng lực = Mục tiêu x tình huống mới

Qua công thức trên ta thấy KN học tập là thành tố cấu tạo nên mục tiêu

DH và cũng là thành tố tạo nên năng lực của người học Kỹ năng là sự vậndụng kiến thức nhờ đó mà kiến thức trở nên có giá trị Kiến thức và KN tuy làhai thành tố nhưng chúng lại thống nhất với nhau và tác động lẫn nhau Dovậy, nắm vững kiến thức là điều kiện hình thành kỹ năng

Rèn luyện KN học tập là rèn luyện cho HS một hệ thống thao tác nhằmlàm biến đổi đối tượng và làm sáng tỏ những thông tin trong nhiệm vụ họctập, đối chiếu chúng với hành động cụ thể Vì vậy, rèn luyện kỹ năng học tậpcho HS cần:

- Tổ chức HS biết cách tìm tòi để nhận ra yếu tố cấu thành đối tượngnhận thức và mối quan hệ giữa chúng

- Tổ chức HS khái quát hóa dấu hiệu bản chất của các đối tượng cùng loại Trong cuốn “Dạy học ngày nay” Geoffrey Petty (1998) , đã đề xuất mộtquy trình chung về rèn luyện KN gồm 8 bước [22]:

Bước 1: Giải thíchBước 2: Làm chi tiết

Bước 3: Sử dụng kinh nghiệm mới

họcBước 4: Kiểm tra và hiệu chỉnh

Bước 5: Hỗ trợ trí nhớBước 6: Ôn tập và sử dụng lại

Bước 7: Đánh giáBước 8: Thắc mắc

Trang 34

Hình 1.1 Quy trình rèn luyện kỹ năng của Geoffrey Petty

1.2.5.2 Kỹ năng tự học

a Khái niệm tự học

Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập chohọc sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mộtmục tiêu dạy học

Trong thời đại bùng nổ thông tin, khoa học kỹ thuật phát triển thì việcdạy phương pháp học càng được coi trọng Trong phương pháp học thì cốt lõi

là phương pháp tự học Nếu rèn luyện được cho người học kỹ năng, phươngpháp, thói quen tự học, biết linh hoạt ứng dụng những điều đã học vào tìnhhuống mới, biết tự lực phát hiện và giải quyết những vấn đề đặt ra thì sẽ tạocho họ lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có ở mỗi người.Vì lẽ đó, ngàynay người ta nhấn mạnh hoạt động học trong quá trình dạy học, cố gắng tạo

sự chuyển biến từ học thụ động sang học chủ động

Ngày nay có nhiều tài liệu nói về tự học của HS, điều đó là tất yếu Phươngpháp tự học có thể giúp người học thích ứng được những đòi hỏi khắt khe củacuộc sống hiện đại Nó phải là phương pháp học tập cơ bản và suốt đời củangười học [11]

“Tự học là tự mình động não, suy nghĩ sử dụng các năng lực trí tuệquan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, có khi cả cơ bắp (khi sử dụng công cụthực hành) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhânsinh quan, thế giới quan, (như trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, khôngngại khó, không ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốnthi đổ, biến khó khăn thành thuận lợi) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết

Trang 35

nào đó của nhân loại thành sở hữu của mình” [11] Để tự học người học phảihuy động hết mọi nguồn lực có trong tay và trong tầm tay (nội lực) trước khi

sử dụng khi sử dụng hỗ trợ từ người khác (ngoại lực)

Tự học là một quá trình tâm lí đặc trưng của con người, hoạt động tựhọc là hoạt động tự giác, tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức khoa học bằng hànhđộng của tác nhân hướng tới những mục tiêu nhất định Tự học không chỉ có

ý nghĩa trong thời gian học tập ở nhà trường, mà còn có ý nghĩa lớn trongcuộc đời mỗi con người [6]

Kỹ năng tự học là các khả năng nhận thức, vận dụng kiến thức vào giảiquyết các vấn đề đặt ra trong học tập cũng như trong cuộc sống [13] Hệthống các kỹ năng tự học bao gồm:

- Kỹ năng xây dựng kế hoạch tự học

Việc xây dựng kế hoạch tự học bao gồm việc lệnh danh mục các nộidung cần tự học, khối lượng và yêu cầu cần đạt, các hoạt động cần phải tiếnhành, sản phẩm cụ thể cần phải được tạo ra, thời gian dành cho mỗi nội dung

và hoạt động Kế hoạch tự học phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức vàtính khả thi

- Kỹ năng lựa chọn tài liệu

Hiện nay lượng thông tin rất đa dạng, phong phú cả về thể loại và đượcthể hiện dưới nhiều dạng như : viết, nghe, nhìn, internet…, tài liệu trongnước, tài liệu nước ngoài Để tự học có hiệu quả, người học cần phải rènluyện cho mình kỹ năng lựa chọn các tài liệu thích hợp sao cho đúng, đủ, hợp

lí để nâng cao chất lượng tự học, tự nghiên cứu của bản thân

Trang 36

….Vì thế kỹ năng lựa chọn hình thức tự học cũng rất cần thiết, nó giúp ngườihọc “gỡ rối” những vấn đề mà tự mình có thể không vượt qua được.

- Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin

Trước lượng thông tin đa dạng và phong phú như hiện nay thì việcchọn lọc thông tin tự học là hết sức quan trọng vì quá trình tự học được bắtđầu từ đây Thông tin này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:quan sát thực tiễn xung quanh, quan sát thí nghiệm, hình vẽ, đọc sách, ghe

GV giảng ghi chép và ghi nhớ, ghe và thu thập thông tin từ bạn học, từ cácphương tiện nghe nhìn, truy cập trên mạng internet

Với lượng kiến thức sinh học đồ sộ và thuộc nhiều lĩnh vực chuyên sâukhác nhau, vì vậy để người học lựa chọn đúng, đủ, chọn cái thực sự cần thiết

để phục vụ cho việc tự học có hiệu quả thì đòi hỏi người học phải có một kỹnăng thu thập thông tin Thông qua các hoạt động thu thập thông tin đó thì các

kỹ năng thu thập thông tin tương ứng sẽ được hình thành

Kỹ năng xử lý thông tin bao gồm hai KN kế tiếp nhau là KN hệ thốnghóa và KN phân tích, tổng hợp, khái quát hóa

Khi kiến thức được sắp xếp trong vỏ não một cách có hệ thống, có cấutrúc sẽ giúp người học dễ nhớ, dễ sử dụng khi cần thiết Muốn vậy, người họcphải thực hiện một loạt các thao tác khác nhau như tóm tắt, phân loại, xác lậpcác mối liên hệ, biểu diễn bằng sơ đồ logic…

Điều quan trọng trong tự học là cần biến tri thức chung của nhân loạithành tri thức riêng của bản thân người học Quá trình này đòi hỏi nguời họcphải biết phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa….Nhưvậy, KN xử lý thông tin trong tự học liên quan mật thiết với KN tư duy

Tóm lại KN thu thập và xử lý thông tin là hai hoạt động diễn ra đan xennhau, tiếp nối nhau và có thể tạo thành một chuỗi các sự đan xen nhau, nốitiếp nhau Qua nhiều thao tác thu thập và sử lý thông tin đó, người học sẽ

Trang 37

nhận ra được các dấu hiệu bản chất của vấn đề, từ đó tìm ra những quy luậtcủa hiện tượng và sẽ giải quyết được vấn đề.

- Kỹ năng vận dụng tri thức vào thực tiễn:

Vận dụng tri thức vào thực tiễn bao gồm cả việc vận dụng kiến thức đã

có để giải quyết các vấn đề thuộc về nhận thức và việc vận dụng kiến thứcvào thực tiễn sản xuất trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày như làm bài tập,bài thực hành, làm thí nghiệm, viết báo cáo, xử lí tình huống, chăn nuôi, trồngtrọt, giải thích các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề sinh học trong nôngnghiệp, lắp đặt, sửa chữa, giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộcsống

- Kỹ năng trao đổi và phổ biến thông tin

Các vấn đề kiến thức mà người học có được nếu trao đổi với bạn họchoặc các đối tượng có nhu cầu sẽ có tác dụng tích cực đối với việc lĩnh hội trithức của bản thân Có thể nói mỗi lần trao đổi, phổ biến những kiến thức màmình có được là mỗi lần người học rèn luyện thêm KN truyền đạt (nói) và KNviết văn bản khoa học Do vậy, việc rèn luyện KN trao đổi và phổ biến thôngtin liên quan đến việc rèn kuyện KN trình bày thông tin khoa học

b Những khó khăn của HS khi tiến hành tự học

Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của tự học là HS gặpnhiều khó khăn khi sử dụng phương pháp này Đó có thể là những khó khănkhách quan như phải tự mình giải quyết việc học và những nguyên nhân chủquan như thiếu tự tin, dễ nản trí khi gặp bế tắc Trong số khó khăn đó nổi lên

là những hạn chế về kỹ năng tự học Có thể kể ra một số khó khăn thườngthấy khi thiếu kỹ năng tự học [11]

- Sưu tầm và phân loại tài liệu học tập

- Nghiên cứu tài liệu

- Khắc phục khó khăn khi không có giáo viên trợ giúp

Trang 38

- Tự kiểm soát và quản lí quá trình tự học.

- Đánh giá kết quả và hiệu quả tự học

c Vai trò của kỹ năng tự học

Nếu rèn luyện cho người học có được kỹ năng, phương pháp, thói quen

tự học, biết ứng dụng những điều tự học vào những tình huống mới, biết pháthiện và giải quyết những vấn đề đặt ra sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậytiềm năng vốn có cho mỗi người Làm được như vậy kết quả học tập sẽ nânglên gấp bội, HS sẽ có thể tiếp tục tự học khi vào đời, dễ dàng thích ứng vớicuộc sống trong xã hội Vì những lẽ đó, ngày nay trong quá trình dạy học,người ta nhấn mạnh hoạt động học, tạo sự chuyển biến từ học thụ động sang

tự học chủ động

d Vai trò PHT nhằm nâng cao khả năng tự học cho HS THPT

Đối với hoạt động tự học PHT là một biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ họcsinh trong việc tự lực chiếm lĩnh tri thức Nó có tác dụng định hướng cho họcsinh cần nắm bắt nội dung phần này như thế nào? Nội dung nào là nội dungtrọng tâm? Với vai trò đó nó đã giúp đỡ người thầy rất nhiều trong hoạt độngdạy học Làm cho chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao nhất là trong

xu thế hiện nay việc tự học trở nên rất quan trọng

Việc sử dụng PHT để phát triển biện pháp tự học cho HS đó là quátrình mà GV sử dụng các dạng PHT, hướng dẫn, định hướng cho học sinhcách nghiên cứu tài liệu, lĩnh hội kiến thức Thông qua hệ thống các dạngPHT khác nhau GV giúp HS tiếp cận với hệ thống tri thức, biết cách tựnghiên cứu tài liệu, xử lý thông tin, từ đó hình thành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,vận dụng linh hoạt những tri thức đã học vào các tình huống khác nhau Qua

đó giúp các em có thể học suốt đời

Như vậy việc sử dụng PHT để dạy tự học cho học sinh có ý nghĩa thiếtyếu trong dạy học hiện đại bởi một số lí do sau đây:

Trang 39

- Thứ nhất: Phát triển khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.

- Thứ hai: Tăng cường động cơ học tập

- Thứ ba: Tạo điều kiện để học sinh thể hiện cảm xúc và phát triển các

kỹ năng tự thể hiện

1.3 Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phiếu học tập trong dạy học

1.3.1 Thực trạng sử dụng phiếu học tập trong dạy học

1.3.1.1 Phương pháp giảng dạy

Qua việc điều tra 20 giáo viên dạy bộ môn sinh học thuộc các trường:THPT Nghi Lộc 1, Nghi Lộc 2, Nghi Lộc 4, Nghi Lộc 5 Chúng tôi thu đượckết quả trong bảng sau:

Bảng 1.1 Kết quả điều tra việc sử dụng phương pháp dạy học

Sử dụng không thường xuyên

Trang 40

- Khi sử dụng PHT có kết hợp cho HS thảo luận và sử dụng vốn kinhnghiệm sẵn có của HS không?

- Tình hình sử dụng PHT trong việc hướng dẫn HS tự học:

STT Các khâu của quá

trình dạy học

Mức độ sử dụng (%) Thường

xuyên

Không thường xuyên

Ít sử dụng

Không

sử dụng

Ngày đăng: 23/01/2016, 22:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[13]. Lê Thị Hồng Thu (2008), “ Xác định năng lực tự học sách giáo khoa của học sinh trong dạy học sinh học 10”, Luận văn thạc sỹ, ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Xác định năng lực tự học sách giáo khoa của học sinh trong dạy học sinh học 10”
Tác giả: Lê Thị Hồng Thu
Năm: 2008
[15]. Phan Thị Thủy (2011), “ Xây dựng và sử dụng PHT để dạy học phần kiến thức sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10 – THPT”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Xây dựng và sử dụng PHT để dạy học phần kiến thức sinh học Vi sinh vật, Sinh học 10 – THPT”
Tác giả: Phan Thị Thủy
Năm: 2011
[16]. GS Nguyễn Cảnh Toàn (2001), “Quá trình Dạy - Tự học” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quá trình Dạy - Tự học
Tác giả: GS Nguyễn Cảnh Toàn
Năm: 2001
[17]. Hồ Thị Hồng Vân (2007), “Rèn luyện học sinh kỹ năng lập bảng hệ thống trong dạy học sinh học 10 Trung học Phổ thông”, Luận văn thạc sỹ, ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Rèn luyện học sinh kỹ năng lập bảng hệ thống trong dạy học sinh học 10 Trung học Phổ thông”
Tác giả: Hồ Thị Hồng Vân
Năm: 2007
[18]. Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu (2006), “Sinh học nâng cao” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sinh học nâng cao
Tác giả: Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu
Năm: 2006
[21]. Gôlan.E.I (1957), “The teaching methods in Soviet schools”, NXB Matxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: The teaching methods in Soviet schools”
Tác giả: Gôlan.E.I
Nhà XB: NXB Matxcơva
Năm: 1957
[22]. Geoffrey Petty (1998), “Teaching today”, Stanley Thorner Sách, tạp chí
Tiêu đề: Teaching today”
Tác giả: Geoffrey Petty
Năm: 1998
[23]. X.L.Rubixtein (1946) R.R.Singh (1991), “Education for the twenty first century - Asia - Pacific perspectives”, UNESSCO, Bangkok, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Education for the twenty first century - Asia - Pacific perspectives”
Tác giả: X.L.Rubixtein (1946) R.R.Singh
Năm: 1991

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w