1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý công tác kiểm tra hành chính trường trung học cơ sở thị xã sầm sơn, tỉnh thanh hóa

119 2,7K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 888 KB

Nội dung

Hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo hiệu suất côngviệc của từng đơn vị; Kiểm tra kết quả cuối cùng, đánh giá hiệu quả thực tếcủa các hoạt động theo kế hoạch đặt ra.[43] Trong quả

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ MAI HUÂN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC

KIỂM TRA HÀNH CHÍNH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

THỊ XÃ SẦM SƠN, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2015

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các cấp lãnh đạo, anh chị

em, bạn bè đồng nghiệp và gia đình

Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ MAI HUÂN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC KIỂM TRA HÀNH CHÍNH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

THỊ XÃ SẦM SƠN, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Ngô Đình Phương

NGHỆ AN - 2015

Trang 3

thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập

và viết luận văn;

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô Đình Phương, Người Thầy, Người hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Đồng thời tôi cũng xin chân thành cám ơn:

Lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục & Đào tạo Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa; Các đồng chí CBQL, GV các trường THCS trên địa bàn thị xã Sầm Sơn; Gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã động viên khuyến khích tôi học tập và hoàn thành luận văn.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong sự chỉ dẫn, góp ý chân thành của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cám ơn!

Vinh, tháng 5 năm 2015

Tác giả

Lê Mai Huân

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC KIÊM TRA HÀNH CHÍNH 8

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ……….……… 8

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài ……… … 8

1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước ……….…… 9

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài ……….… 12

1.2.1 Kiểm tra và kiểm tra hành chính ……….…… 12

1.2.2 Quản lý và quản lý kiểm tra hành chính ……….… 17

1.2.3 Giải pháp và giải pháp quản lý kiểm tra hành chính 25

1.3 Quản lý công tác kiểm tra hành chính trường THCS 27

1.3.1 Ý nghĩa của công tác kiểm tra hành chính trường THCS 27

1.3.2 Nội dung kiểm tra hành chính trường THCS 28

1.3.3 Chức năng kiểm tra hành chính trường THCS 29

1.4 Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả kiểm tra hành chính trường THCS 31

1.4.1 Sự cần thiết của công tác kiểm tra hành chính trường THCS 31

1.4.2 Nội dung công tác quản lý kiểm tra hành chính 33

1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác kiểm tra hành chính trường THCS 36

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC KIỂM TRA HÀNH CHÍNH TRƯỜNG THCS THỊ XÃ SẦM SƠN, TỈNH THANH HOÁ ………… 43

Trang 5

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và tình hình giáo dục của thị xã

Sầm Sơn 43

2.2 Thực trạng kiểm tra hành chính ở trường THCS thị xã Sầm Sơn 55

2.3 Thực trạng quản lý công tác kiểm tra hành chính ở trường THCS thị xã Sầm Sơn 64

2.4 Đánh giá thực trạng 74

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC KIỂM TRA HÀNH CHÍNH CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SẦM SƠN, TỈNH THANH HÓA 78

3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 78

3.1.1 Bảo đảm tính mục tiêu 78

3.1.2 Bảo đảm tính thực tiễn 79

3.1.3 Bảo đảm tính khoa học 80

3.1.4 Bảo đảm tính khả thi 80

3.1.4 Bảo đảm tính hiệu quả 80

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hành chính đối với các trường THCS trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa 81

3.2.1 Xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động kiểm tra hành chính THCS phù hợp với điều kiện thực tế địa phương 81

3.2.1.1 Mục tiêu của giải pháp 81

3.2.1.2 Nội dung thực hiên giải pháp 81

3.2.3.3 Cách thức thực hiện giải pháp 83

3.2.2 Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải kiểm tra hành chính đối với các trường THCS thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa 83

Trang 6

3.2.2.1 Mục tiêu của giải pháp 83

3.2.2.2 Nội dung thực hiện giải pháp 84

3.2.2.3 Cách thức thực hiện giải pháp 85

3.2.3 Nâng cao trình độ nghiệp vụ kiểm tra hành chính đối với các trường THCS thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa 85

3.2.3.1 Mục tiêu của giải pháp 85

3.2.3.2 Nội dung giải pháp 86

3.2.3.3 Cách thức thực hiện giải pháp 88

3.2.4 Xây dựng kế hoạch tổ chức tốt công tác kiểm tra hành chính đối với các trường THCS thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa 89

3.2.4.1 Mục tiêu của giải pháp 89

3.2.4.2 Nội dung thực hiện giải pháp 89

3.2.3.3 Cách thức thực hiện giải pháp 90

3.2.5 Tổ chức kiểm tra, hành chính đối với các trường THCS trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa 90

3.2.4.1 Mục tiêu của giải pháp 90

3.2.5.2 Nội dung thực hiện giải pháp 91

3.2.5.3 Cách thức thực hiện giải pháp 92

3.2.6 Xây dựng nề nếp tự kiểm tra, giám sát đối với các trường THCS trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa 93

3.2.6.1 Mục tiêu của giải pháp 93

3.2.6.2 Nội dung thực hiện giải pháp 93

Trang 7

3.2.6.3 Cách thức thực hiện giải pháp 94

3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra báo cáo thực hiện kết luận sau thanh tra, kiểm tra đối với các trường THCS 95

3.2.6.1 Mục tiêu của giải pháp 95

3.2.6.2 Nội dung thực hiện giải pháp 95

3.2.6.3 Cách thức thực hiện giải pháp 95

3.3 Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ……… 96

3.3.1 Mục tiêu thăm dò ……… ……… 96

3.3.2 Nội dung thăm dò ……….……… 96

3.3.3 Kết quả thăm dò ……….…… ……… 96

3.3.4 Mức độ khả thi của các giải pháp được đề xuất 98

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……….….………… 101

1 Kết luận ……….………… ……… 101

2 Kiến nghị ……… ……… 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… … ……… 106

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTCBQL : Cán bộ quản lý

CNH-HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoáCLGD : Chất lượng giáo dục

GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo

GDTX : Giáo dục thường xuyên

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 2.6 Quy mô phát triển học sinh và nhu cầu nguồn nhân lực 51Bảng 2.7 Nhận thức chung về công tác kiểm tra hành chính 56Bảng 2.8 Thực trạng nhận thức về nội dung công táckiểm tra hành chính 58

Bảng 2.9

Thực trạng đánh giá hiệu quả triển khai công tác kiểm tra hành chính ở trường THCS

62

Bảng 2.10 Đánh giá chung về hoạt động kiểm tra hành chính THCS 69Bảng 2.11 Đánh giá phẩm chất, năng lực người cán bộ thanh tra, kiểm tra 73Bảng 3.1 Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp đề xuất 96Bảng 3.2 Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất 99

II Sơ đồ

Sơ đồ 1.1 Vòng liên hệ ngược của kiểm tra trong quản lý 31

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đảng và Nhà nước ta khẳng định: "Thực sự coi Giáo dục - Đào tạo, làquốc sách hàng đầu Đặc biệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khoá XI vềđổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo Nhận thức sâu sắc Giáo dục

- Đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tǎng trưởngkinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo là đầu tư phát triển.Thực hiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với Giáo dục - Đào tạo, đặc biệt

là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương Nghị quyết 29-NQ/TW ngày04/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêucầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã đề ra 9 giải pháp đổi mới cănbản toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có giải pháp: “Đổi mới căn bảnhình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo,bảo đảm trung thực, khách quan”

Kiểm tra là một chức năng cơ bản, quan trọng của quá trình quản lý, đó làcông việc hoạt động mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào, cương vị nào cũngphải thực hiện để biết rõ những mục tiêu, kế hoạch đề ra thực tế đã đạt đượcđến đâu và như thế nào Từ đó tìm ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốnnắn kịp thời nhằm đạt mục tiêu đã định

Chức năng kiểm tra không chỉ đơn thuần là chức năng cuối cùng trong mộtquá trình quản lý, mà còn là tiền đề cho một quá trình quản lý tiếp theo

Kiểm tra là một chức năng đích thực của quản lý giáo dục, là khâu đặc biệtquan trọng trong chu trình quản lý đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường

Trang 11

xuyên, kịp thời giúp người quản lý hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đíchtrong quá trình quản lý nhà trường.

Thực chất của quản lý là xử lý thông tin, thông tin là nguyên liệu của quản

lý, chất lượng và hiệu quả của thông tin quyết định chất lượng và hiệu quả củaquản lý Người quản lý tài năng trước hết và quan trọng nhất phải biết tổ chứctốt công tác thông tin cho chính mình Muốn có thông tin chính xác, kịp thờithì biện pháp quan trọng nhất là phải tiến hành kiểm tra

Kiểm tra các cơ sở giáo dục là một biện pháp trong hoạt động quản lý giáodục trên địa bàn, là công cụ sắc bén tăng cường hiệu lực quản lý giáo dục, gópphần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục- đào tạo Kiểm tra là biểu hiệnphẩm chất của người quản lý chống bệnh quan liêu

Tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng Hồ chí Minh, chúng ta thấy Người rất quantâm đến việc kiểm tra Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở cán bộ quảnlý: Muốn chống bệnh quan liêu, bàn giấy, muốn biết các nghị quyết có đượcthi hành không, thi hành có đúng không, muốn biết ai ra sức làm, ai làm quachuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát Theo Bác: Kiểm tra không phải làmột thứ đặc quyền, đặc ân của người quản lý dùng để lục soát, theo dõi, xácminh, đánh giá thiếu sót của người dưới quyền hay để tóm lấy thành tích, đểkhi có dịp là dùng đến mà xem đó là chức năng, nhiệm vụ của người lãnh đạo

và của mọi người Kiểm tra phải nhằm mục đích nắm chính xác, đầy đủ côngviệc và kết quả của công việc đó

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh có 3 điều cần phải kiểm soát, đó là:

- Có kiểm soát mới biết cán bộ, nhân viên tốt hay xấu

- Mới biết rõ ưu điểm, khuyết điểm của cá nhân, đơn vị, cơ quan

- Mới biết ưu điểm của các mệnh lệnh, nghị quyết

Trang 12

Đối với các cấp quản lý giáo dục việc kiểm tra phải nhằm khai thác, tiếpnhận thông tin đầy đủ, chính xác về công việc, con người để đánh giá đúngđắn công việc, con người Theo Bác: Kiểm tra phải thực hiện chức năng tựbộc lộ, tự điều chỉnh những mặt hạn chế trong bản thân con người Kiểm traphải nhằm động viên, khuyến khích con người phát huy mặt tốt, quyết sửachữa mặt còn hạn chế Kiểm tra khéo bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, về saukhuyết điểm sẽ bớt đi

Theo chủ tịch Hồ Chí Minh kiểm tra có 2 cách: Một là từ trên xuống,người lãnh đạo kiểm tra kết quả công việc của người dưới quyền Hai là từdưới lên, quần chúng kiểm tra người lãnh đạo

Chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo phụ thuộc rất lớnvào công tác quản lý giáo dục, đặc biệt là vào trình độ nghiệp vụ quản lý củađội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Trình độ nghiệp vụ quản lý giáo dục của cán

bộ quản lý giáo dục thể hiện ở việc thực hiện thành thạo hay không các chứcnăng quản lý trên các mặt xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo vàkiểm tra, đánh giá thực hiện nhiệm vụ được giao

Nhà trường là tế bào của nền giáo dục quốc dân, đổi mới quản lý nhàtrường góp phần đổi mới quản lý giáo dục nói chung Trong đó đổi mới kiểmtra nội bộ trường học là một yêu cầu bức thiết nhằm góp phần đổi mới quản lýnhà trường, đổi mới sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồnnhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước

Thực trạng công tác kiểm tra hành chính ở các trường phổ thông hiện naycòn nhiều tồn tại, yếu kém, đặc biệt theo yêu cầu của công cuộc đổi mới giáodục hiện nay

Đổi mới công tác kiểm tra, tìm ra các giải pháp để khắc phục tồn tại, yếukém trong công tác kiểm tra nội bộ trường học là một yêu cầu bức thiết nhằm

Trang 13

góp phần đổi mới công tác quản lý nhà trường, quản lý giáo dục, làm cho giáodục phát triển đáp ứng nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Đặc biệt làtrong năm học 2014-2015, năm học đầu tiên thực hiện Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ về tổ chức hoạt động thanh tra giáodục; Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 05/12/2013 của Bộ GD&ĐTHướng dẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.

Từ trước đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu

về vấn đề công tác kiểm tra hành chính đối với các trường THCS trên địa bànthị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Với những lý do nêu trên, để góp phần đổi mới công tác tham mưu quản

lý nhà nước về giáo dục và đào tạo nói riêng và đổi mới quản lý giáo dục nói

chung, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp quản lý công tác kiểm tra hành chính trường trung học cơ sở thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp có

cơ sở khoa học, có tính khả thi để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáodục và đào tạo trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Vấn đề kiểm tra hành chính đối với các trường THCS

3.2 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và các giải pháp quản lý nâng cao chấtlượng công tác kiểm tra hành chính các trường THCS thị xã Sầm Sơn, ThanhHoá

Trang 14

- Phạm vi nghiên cứu: Các trường THCS trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnhThanh Hóa

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học và cótính khả thi thì có thể nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra trường trung học cơ

sở trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả công táckiểm tra hành chính các trường THCS

5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả kiểm trahành chính các trường THCS trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.5.3 Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hànhchính các trường THCS trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng

cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận có cácphương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu

- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xâydựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thựctiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

Trang 15

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

6.3 Phương pháp thống kê toán học

Để xử lý các số liệu các kết quả nghiên cứu, trên cơ sở đó có nhận định,đánh giá đúng đắn, chính xác các kết quả nghiên cứu

7 Đóng góp của luận văn

- Luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về công tác kiểm tra hànhchính trường THCS, vị trí của trường THCS trong hệ thống giáo dụcquốc dân; chức năng, nhiệm vụ của trường THCS Các khái niệm có liênquan làm căn cứ cho việc xây dựng các giải pháp

- Chỉ ra được thực trạng công tác kiểm tra hành chính các trườngTHCS thị xã Sầm Sơn Thực trạng các giải pháp nâng cao chất lượngcông tác kiểm tra hành chính các trường THCS thị xã Sầm Sơn, tỉnhThanh hóa đã áp dụng

- Đề xuất được các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra hànhchính trường THCS thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tàiđược chia thành 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác kiểm tra hành chính trường

THCS

Trang 16

- Chương 2: Cơ sở thực tiễn của công tác kiểm tra hành chính các trườngTHCS trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

- Chương 3: Một số giải pháp quản lý công tác kiểm tra hành chínhtrường THCS trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Trang 17

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC KIÊM TRA HÀNH CHÍNH

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài.

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu nước ngoài thì kiểm tra là mộttrong những chức năng quản lý giáo dục Tác giả Thái Văn Thành “Quản lýgiáo dục và quản lý nhà trường”, nhà xuất bản Đại học Huế (2007) khi nghiêncứu đến chức năng cơ bản của quản lý giáo dục đã đề cập đến nhiều công trìnhcủa nhiều nhà khoa học và quản lý thực tiễn đã ra những quan điểm khác nhau

về phân loại chức năng quản lý

Theo truyền thống, Pha-on(H.Fayol) đưa ra 5 chức năng quản lý(thường gọi là yếu tố Fayol đó là: Kế hoạch (Planning); Tổ chức (Ogranising);Chỉ huy (Diriecting); Phối hợp (Co-Ordinating); Kiểm tra (Controlling) TheoCrúc (D.M.Kruk) có 5 chức năng đó là: Kế hoạch; Tổ chức; Phối hợp; Chỉđạo; Kiểm kê và kiểm tra

Theo quan điểm của tổ chức UNESCO hệ thống chức năng quản lý gồm

8 vấn đề sau: Xác định nhu cầu; Thẩm định và phân tích dữ liệu; Xác địnhmục tiêu; Kế hoạch hoá bao gồm phân công trách nhiệm, phân phối các nguồnlực, lập chương trình hành động; Triển khai công việc; Điều chỉnh; Đánh giá;

sử dụng liên hệ ngược và xác định các vấn đề cho quá trình quản lý tiếp theo

Theo quan điểm của Ăng ghen “mỗi hoạt động có ý thức, có tổ chứccủa con người đều chứa đựng trong đó những yếu tố của kiểm tra” và “đối vớimỗi con người tự nhiên, mỗi cộng đồng nguyên thuỷ, kiểm tra được xem như

là phương thức hành động để thực hiện mục đích” Như vậy, kiểm tra cũngxuất hiện trước thanh tra và xuất hiện trước khi có sự ra đời của Nhà nước đầu

Trang 18

tiên trong lịch sử Có thể nói, kiểm tra sẽ tồn tại cùng với loài người Khi Nhànước tự tiêu vong, thanh tra sẽ mất đi như đã nói ở trên, nhưng kiểm tra thìvẫn còn tồn tại cùng với “chức năng quản lý đơn thuần là chăm lo đến lợi íchcủa xã hội” như Ăng ghen đã chỉ ra [42]

1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước.

Đảng và nhà nước ta, ngay từ khi mới thành lập nước đã rất quan tâmđến giáo dục, coi sự dốt nát (do thiếu giáo dục) nguy hiểm như giặc ngoạixâm Ngày nay càng coi trọng giáo dục, coi ‘‘giáo dục là quốc sách hàngđầu’’, toàn xã hội rất chăm lo đến sự nghiệp giáo dục vì mọi người nhận thứcđược: Giáo dục được coi là nền tảng cho sự phát triển khoa học kỹ thuật, làcội nguồn để dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Ở nước ta, trong các nghị quyết của Đảng, Hiến pháp năm 1980 và Hiếnpháp năm 1992 cũng xem thanh tra và kiểm tra như là những mặt, phươngdiện của quản lý nhà nước, có chung mục đích đều là những chức năng thiếtyếu của cơ quan quản lý nhà nước Hiến pháp năm 1980, khi đề cập đếnnhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ, quy định: “Chính phủ tổ chức và lãnhđạo công tác kiểm kê…; công tác thanh tra và kiểm tra nhà nước; chống quanliêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáocủa công dân” (khoản 15 Điều 107) Thông báo Hội nghị lần thứ 8 Ban chấphành Trung ương Đảng (khoá VIII) chỉ rõ: “tăng cường công tác thanh tra,kiểm tra để mọi thành phần kinh tế kinh doanh đúng pháp luật”

Ngày 29/10/1988 Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã cóquyết định số 1019/QĐ ban hành bản quy định về tổ chức và hoạt động của hệthống thanh tra giáo dục Ngày 28/9/1992 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chínhphủ) ra Nghị định 358/HĐBT về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục.Sau đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định số 478/QĐ ngày 11/3/1993

Trang 19

ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra giáo dục và đàotạo Tháng 12 năm 1998, Luật giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam được ban hành, ở mục 4 chương VII từ điều 98 đến điều 103 đã quy định

rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của thanh tra giáo dục và đối tượngthanh tra

Ngày 20/10/2006, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số BGD&ĐT về hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác

43/2006/TT-và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo

Ngày 09/5/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2013/NĐ-CPquy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục

Ngày 05/12/2013 Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số BGDĐT Hướng dẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục

39/2013/TT-Từ trước đến nay, đã có nhiều tác giả bàn về vấn đề thanh tra giáo dụcnói chung và công tác thanh tra chuyên môn trong các trường học nói riêng:

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang trong "Những khái niệm cơ bản về lí luậnquản lí giáo dục" - Trường cán bộ quản lí giáo dục Trung ương I - 1989 chorằng : Quá trình quản lí diễn ra qua năm giai đoạn: Chuẩn bị kế hoạch hoá; Kếhoạch hoá; Tổ chức; Chỉ đạo và Kiểm tra; trong đó, giai đoạn 5 - Kiểm tra, làgiai đoạn cuối cùng, kết thúc một chu trình quản lí Kiểm tra giúp cho việcchuẩn bị tích cực cho kỳ kế hoạch tiếp theo Kiểm tra tốt, đánh giá được sâusắc và chuẩn bị trạng thái cuối cùng của hệ (nhà trường) thì đến kỳ kế hoạch(năm học) tiếp theo việc soạn thảo kế hoạch năm học mới sẽ thuận lợi, kế thừađược các mặt mạnh để tiếp tục phát huy, phát hiện được lệch lạc để uốn nắnloại trừ Tác giả kết luận: Như vậy, theo lí thuyết xibecnêtic, kiểm tra giữ vaitrò liên hệ nghịch trong quá trình quản lí Nó giúp cho chủ thể quản lí điềukhiển một cách tối ưu hệ quản lí Không có KT, không có quản lí

Trang 20

Tác giả Đặng Quốc Bảo trong "Những vấn đề cơ bản về quản lý giáodục" đăng trong tài liệu "Những vấn đề quản lý nhà nước và quản lý giáo dục"

- Trường CBQL Giáo dục - đào tạo Trung ương I - 1998, xác định: Quản lýgiáo dục có 4 chức năng cụ thể: Kế hoạch hoá, chỉ huy, điều hành, kiểm tra.Trong đó "Kiểm tra là công việc gắn bó với sự đánh giá tổng kết kinh nghiệmgiáo dục, điều chỉnh mục tiêu

Về quản lý trường học, tác giả Trần Kiểm đã viết: "Hiệu quả quản lýnhà trường phụ thuộc nhiều vào chừng mực người hiệu trưởng sử dụng thôngtin khách quan, đáng tin cậy, toàn diện, đầy đủ và kịp thời của mỗi giáo viên

về chất lượng kiến thức, về mức độ được giáo dục và tính kỷ luật của họcsinh" Thông tin khách quan thu được chủ yếu qua kết quả thanh tra

Với đề tài về thanh tra giáo dục, đã có nhiều tác giả đề cập Các bài viếtđăng trên tạp chí thông tin quản lý giáo dục, các bài giảng trong các lớp huấnluyện thanh tra trường CBQL GD&ĐT Trung ương I của các tác giả LưuXuân Mới, đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tragiáo dục Năm 2003, hai tác giả Quang Anh - Hà Đăng đã xuất bản cuốn:

"Những điều cần biết trong hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục - đào tạo"

có tính chất tổng hợp các vấn đề cơ bản về thanh tra giáo dục - đào tạo Năm

2006 tác giả Hà Thế Truyền đã trình bầy "kiểm tra- thanh tra và đánh giátrong giáo dục’’ có nội dung quan trọng mang tính nghiệp vụ cho công táckiểm tra, thanh tra trong các nhà trường

Ngoài ra một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành QLGD, các đề tài vềthanh tra giáo dục trong các lớp tập huấn cán bộ thanh tra của một số tác giảcũng đề cập đến vấn đề thanh tra, kiểm tra, bồi dưỡng đội ngũ thanh tra viên

Trang 21

Các đề tài và bài viết nêu trên đã đề cập đến các vấn đề chung của côngtác thanh tra giáo dục, chủ yếu là các khía cạnh thanh tra đánh giá giáo viên,nhà trường, quản lý công tác TT và là những tài liệu có giá trị và bổ ích.

Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách chi tiết, cụ thể vềcông tác kiểm tra hành chính trường THCS cho ngành giáo dục nói chung vàgiáo dục thị xã Sầm Sơn nói riêng Do vậy vấn đề quản lý công tác kiểm trahành chính trường THCS thị xã Sầm Sơn và các cấp học khác lúc này là rấtcần thiết, kiểm tra giáo dục Thanh Hoá cần được nghiên cứu làm sáng tỏ về cả

lý luận và thực tiễn Chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài này với mong muốngóp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm tra hành chính ở các trườngTHCS thị xã Sầm Sơn trong giai đoạn hiện nay nhằm đóng góp tích cực vàocông cuộc đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạothị xã Sầm Sơn nói riêng

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Kiểm tra và kiểm tra hành chính

1.2.1.1 Kiểm tra: Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản trong quátrình quản lí, nó giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với mọi hoạt động xã hội.Kiểm tra là giai đoạn kết thúc của một chu trình quản lí, nhưng đồng thời nócũng bắt đầu việc chuẩn bị tích cực cho chu trình quản lí tiếp theo Hơn thế,kiểm tra còn được thực hiện ngay trong từng giai đoạn của quá trình quản lí

Trong thực tiễn đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệmkiểm tra:

Theo Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng [11, tr.437]: "Kiểmtra là xem xét kỹ đến từng chi tiết, để xác định tính hợp pháp (của giấy tờ,hàng hóa ) mức độ đúng sai (của việc học tập, thi hành các điều lệ )" Theo

Trang 22

đó, kiểm tra được hiểu với nghĩa là một dạng hoạt động nào đó để rút ra nhậnxét, đánh giá và cuối cùng là nhằm tác động, điều chỉnh hoạt động của conngười cho phù hợp với mục đích đặt ra.

Theo tác giả Hà Thế Ngữ: "Kiểm tra là xem xét thực tế để tìm ra nhữngsai lệch so với quyết định, kế hoạch và chuẩn mực đã qui định; phát hiện ratrạng thái thực tế; so sánh trạng thái đó với khuôn mẫu đã đặt ra; khi phát hiện

ra những sai sót thì cần phải điều chỉnh, uốn nắn và sửa chữa kịp thời"(Tạp chíNCGD số 4 - 1984)

Kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”, để chỉhoạt động của chủ thể tác động vào đối tượng kiểm tra (có thể trực thuộc hoặckhông trực thuộc) Tuy nhiên, khái niệm kiểm tra (control) có thể được hiểutheo 2 nghĩa: Theo nghĩa rộng, để chỉ hoạt động của các tổ chức xã hội, cácđoàn thể và của công dân kiểm tra hoạt động bộ máy của nhà nước Theonghĩa này, tính quyền lực nhà nước trong kiểm tra bị hạn chế vì các chủ thểthực hiện kiểm tra không có quyền áp dụng trực tiếp những biện pháp cưỡngchế nhà nước Theo nghĩa hẹp hơn, kiểm tra là hoạt động của chủ thể nhằmtiến hành xem xét, xác định một việc gì đó của đối tượng bị quản lý xem cóphù hợp hay không phù hợp với trạng thái định trước (kiểm tra mang tính nội

bộ của người đứng đầu cơ quan, kiểm tra phương tiện giao thông…) Theonghĩa này, chủ thể kiểm tra có thể áp dụng một chế tài pháp lý nhất định như

áp dụng các hình thức kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc buộc phảithực hiện một số biện pháp ngăn chặn hành chính Ở nghĩa này, khái niệmkiểm tra nằm trong khái niệm thanh tra “tổ chức Thanh tra là công cụ đắc lựccủa Đảng, của chính quyền trong việc kiểm tra sự chấp hành đường lối, chínhsách của Đảng, pháp luật, kế hoạch của Nhà nước”.[43]

Trang 23

Xét về chủ thể thì phạm vi chủ thể tiến hành hoạt động kiểm tra đa dạnghơn thanh tra rất nhiều Chủ thể tiến hành kiểm tra có thể là Nhà nước hoặccũng có thể là một chủ thể phi Nhà nước, chẳng hạn như hoạt động kiểm tracủa một tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (Đảng, Công đoàn, Mặttrận, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ…), hoạt động kiểm tra trong nội bộ mộtdoanh nghiệp: kiểm tra của Giám đốc đối với các phòng, ban, kiểm tra củaQuản đốc đối với người lao động Trên một bình diện rộng hơn nữa, kiểm tra

có thể là sự xem xét thực tế để đánh giá, nhận xét của bất kỳ một cá nhân nàotrong xã hội trong bất cứ một hoạt động nào Khi con người biết lao động mộtcách có ý thức thì đã xuất hiện yêu cầu tất yếu là phải kiểm tra.[43]

Kiểm tra gắn liền với công việc của một tổ chức, một cán bộ, công chứcnhất định và thường theo một số hướng sau: Theo dõi để cho hoạt động của tổchức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phân công giữa các đơn vị;Quan sát để đảm bảo rằng nhiệm vụ được giao có đủ điều kiện thực hiện, phùhợp với thực tế Hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo hiệu suất côngviệc của từng đơn vị; Kiểm tra kết quả cuối cùng, đánh giá hiệu quả thực tếcủa các hoạt động theo kế hoạch đặt ra.[43]

Trong quản lý hành chính nhà nước, kiểm tra có mục tiêu là tìm kiếmđộng cơ, nguyên nhân cán bộ làm tốt (hay không làm tốt) nhiệm vụ được giao.Một sự kiểm tra như vậy có thể được thực hiện trong nội bộ của bộ máy quản

lý, nhưng cũng có thể ở ngoài hệ thống đó mà người ta có thể gọi là kiểm soátngoại lai.[43]

Như vậy, về cơ bản, thanh tra, kiểm tra và giám sát có nghĩa như nhau,tính chất như nhau, nhưng khác nhau về chủ thể thực hiện và khác nhau vềphạm vi - tức đối tượng thanh tra, kiểm tra, giám sát

Trang 24

Hoạt động kiểm tra được thực hiện thường xuyên, rộng rãi trong thựctiễn Với đời sống xã hội, kiểm tra giúp cho mỗi người điều chỉnh được hành

vi phù hợp với mục đích của mình và đáp ứng yêu cầu của cộng đồng Bởi thế,kiểm tra giúp cho con người có thể quản lý được hành vi của mình Với Nhànước, kiểm tra là một nội dung không thể thiếu của công tác quản lý Thôngqua kiểm tra, các chủ thể quản lý tự điều chỉnh hành vi của mình theo mụctiêu, nhiệm vụ quản lý nhà nước; cơ quan quản lý cấp trên có thể thườngxuyên xem xét tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ của cơ quan cấp dưới.Kiểm tra trong giáo dục nó có tầm quan trọng tác động mạnh mẽ tới chất vàlượng của sản phẩm giáo dục, trong quản lý qua kiểm tra nó có thể phản ánhthực trạng tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhà trường và công tácquản lý của hiệu trưởng, đối chiếu thực trạng đó với quy định của điều lệ nhàtrường và các văn bản liên quan, còn kiểm tra hoạt động chuyên môn trongcác trường học là một khâu không thể thiếu trong quản lý giáo dục, vì nó cóthể cho ta xem xét cụ thể việc thực hiện các nhiệm vụ và kết quả thực hiện củagiáo viên, đối chiếu với những yêu cầu, tiêu chuẩn những quy định để xemgiáo viên đạt hay chưa đạt, làm tốt hay chưa làm tốt các nhiệm vụ được giao,kết quả kiểm tra là cơ sở chủ yếu cho việc đánh giá, tư vấn và thúc đẩy

1.2.1.2 Kiểm tra hành chính

Kiểm tra hành chính là hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiệnchính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.[27]

Thực hiện Công văn số 4904/BGDĐT-TTr ngày 10/9/2014 của BộGD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra năm học 2014-2015,đối với các phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác kiểm

Trang 25

tra thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước do UBND cấp huyện giao Thực chấtcông tác kiểm tra hành chính là nội dung công tác thanh tra hành chính

Theo quy định của Luật Thanh tra (khoản 2 Điều 3): "Kiểm tra hànhchính là hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo cấp hành chínhđối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan tổ chúc, cánhân thuộc quyền quản lý trực tiếp " Theo khái niệm này, kiểm tra hành chính

là hoạt động kiểm tra trong nội bộ bộ máy nhà nước; là thanh tra của cơ quancấp trên đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới (thuộc quyền quản lý trựctiếp); là kiểm tra của chủ thể quản lý này với chủ thể quản lý khác Kiểm trahành chính vì vậy mang tính kiểm soát nội bộ (được hiểu theo nghĩa rộng lànội bộ của bộ máy nhà nước hay nội bộ của bộ máy các cơ quan nhà nước,thường là theo hệ thống) Nếu như mục đích chung của kiểm tra là “nhằmphòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiệnnhững sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơquan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tíchcực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước;bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,

cá nhân" (Điều 2 Luật Thanh tra), thì mục đích cụ thể của hoạt động kiểm trahành chính là làm trong sạch bộ máy, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong quản

lý, điều hành Xét về bản chất, nội dung của khái niệm này không khác nhiều

so với với khái niệm "thanh tra nhà nước" trong Pháp lệnh Thanh tra năm

1990, được ban hành trên cơ sở của Hiến pháp năm 1980, theo cơ chế quản lý

kế hoạch hoá tập trung cao độ Khi đó, Nhà nước quản lý bằng các biện phápmang nặng tính hành chính Hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu được tiếnhành trên cơ sở các kế hoạch, mệnh lệnh hành chính Mỗi đơn vị kinh tế đượccoi như đơn vị cơ sở của cơ quan nhà nước chủ quản Vì thế, mục đích, nộidung, phương pháp tiến hành một cuộc thanh tra đối với cơ quan nhà nước cấp

Trang 26

dưới hay đối với một doanh nghiệp về cơ bản là giống nhau Ở cơ chế kếhoạch hoá tập trung thì mọi hoạt động thanh tra khi đó đều mang tính hànhchính Hay nói cách khác, đó chính là thanh tra của cấp trên đối với cấp dưới.

Đối tượng của hoạt động kiểm tra hành chính phải là các cơ quan nhànước và công chức nhà nước Hoạt động kiểm tra hành chính không hướngvào các đối tượng là các doanh nghiệp mà phải hướng vào việc xem xét, đánhgiá việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ cũng như hiệu quả quản lý của bộ máynhà nước Không nên cho rằng, đối tượng kiểm tra hành chính bao hàm cả các

tổ chức, doanh nghiệp nên có thể thông qua kiểm tra các doanh nghiệp đểđánh giá trách nhiệm quản lý của các bộ, ngành, địa phương (phần lớn cáccuộc kiểm tra được gọi là "thanh tra kinh tế-xã hội" đang được thực hiện theoquan niệm này)

Nếu theo quan niệm này, việc đánh giá trách nhiệm quản lý nhà nướctrong quá trình kiểm tra thường sẽ không được coi là mục tiêu số một, mụctiêu xuyên suốt Kiểm tra hành chính phải tổ chức đoàn kiểm tra, phải cóquyết định kiểm tra trong khi thanh tra chuyên ngành có thể tổ chức đoàn hoặc

có thể được thực hiện bởi thanh tra viên độc lập và trên cơ sở sự phân côngnhiệm vụ

1.2.2 Quản lý và quản lý kiểm tra hành chính

1.2.2.1 Quản lý

Nghiên cứu về lý luận quản lý, các nhà nghiên cứu với cách tiếp cậnkhác nhau đã đưa ra rất nhiều về khái niệm quản lý

M.I Kônđacốp đã phản ánh chính xác những nét hoạt động đặc trưng

của hoạt động quản lý “Là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đối với toàn bộ hay những hệ thống khác nhau của hệ thống xã hội, trên cơ sở vận

Trang 27

dụng đúng đắn những qui luật và xu hướng khách quan vốn có của nó nhằm đảm bảo cho nó hoạt động và phát triển tối ưu theo mục đích đặt ra” [21, tr26]

Ở nước ta, khái niệm quản lý đã được nhiều tác giả đề cập tới với cáccách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung là các nội dung thống nhất Theo

tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng nhằm điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành

vi hoạt động của con người để đạt tới mục đích, đúng với ý chí của nhà quản

lí và phù hợp với quy luật khách quan” [33,tr24].

Những khái niệm nêu trên cho thấy mặc dù các khái niệm về quản líđược đề cập ở nhiều góc độ khác nhau, ở các mức độ khác nhau có cách biểuđạt khác nhau, nhưng đã đề cập những nhân tố cơ bản như: chủ thể quản lí,đối tượng và mục tiêu quản lí

Để phục vụ cho nghiên cứu và triển khai trong lĩnh vực quản lí nóichung và QLGD nói riêng, quản lí có thể hiểu là:

Quản lí là hoạt động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lênkhách thể quản lý thông qua tập hợp các chức năng cơ bản của quản lý để đạtđược mục tiêu đã định

Trong định nghĩa trên, cần chú ý một số điểm sau:

- Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định

- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận (hay phân hệ, đó là chủthể (là cá nhân hoặc tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, điều khiển) và đối tượngquản lý (là bộ phận chịu sự quản lý), đây là quan hệ ra lệnh, phục tùng, khôngđồng cấp và có tính bắt buộc

- Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người

Trang 28

- Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp vớiquy luật khách quan.

- Quản lý xét về mặt công nghệ là sự vận động của thông tin

* Các chức năng quản lý:

“Chức năng quản lý là một thể thống nhất những hoạt động tất yếu củachủ thể quản lý nảy sinh từ sự phân công, chuyên môn hóa trong hoạt độngquản lý nhằm thực hiện mục tiêu chung của quản lý” [25,tr54]

Chức năng quản lý xác định vị trí, mối quan hệ giữa các bộ phận, cáckhâu, các cấp trong hệ thống quản lý Quản lý phải thực hiện nhiều chức năngkhác nhau, từng chức năng có tính độc lập tương đối, nhưng chúng được liênkết hữu cơ trong một hệ thống nhất quán Tổ hợp tất cả các chức năng quản lýtạo nên nội dung của quá trình quản lý

Trong cuốn “Giáo trình khoa học quản lý” của Nhà xuất bản Chính trịquốc gia, xuất bản năm 2003 nêu chức năng cơ bản của quản lý gồm: Dự báo;

kế hoạch hóa; tổ chức; động viên; điều chỉnh; kiểm tra; đánh giá

Dự báo: Là phán đoán để biết trước toàn bộ quá trình và các hiện tượng

mà trong tương lai có thể xảy ra liên quan tới hệ thống quản lý

Kế hoạch hóa: Là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng quản

lý, bao gồm xác định mục tiêu, xây dựng chương trình hành động và bước đi

cụ thể nhằm đạt được mục tiêu trong thời gian nhất định của một hệ thốngquản lý

Tổ chức: Tổ chức là xác định một cơ cấu chủ định về vai trò, nhiệm vụ

hay chức vụ được hợp thức hóa

Động viên: Động viên nhằm phát huy khả năng của con người vào quá

trình thực hiện mục tiêu của hệ thống

Trang 29

Điều chỉnh: Điều chỉnh nhằm sửa chữa các sai lệch nảy sinh trong quá

trình hoạt động của hệ thống để duy trì các mối quan hệ bình thường trongtoàn hệ thống điều khiển và bộ phận chấp hành

Kiểm tra: Kiểm tra nhằm đảm bảo việc triển khai thực hiện đúng kế

hoạch, phát hiện kịp thời những sai sót, tìm ra nguyên nhân và biện pháp sửachữa kịp thời những sai sót đó

Đánh giá: Nhằm cung cấp cho cơ quan quản lý các thông tin cần thiết

để đánh giá đúng tình hình của đối tượng quản lý và kết quả hoạt động của các

hệ thống, đồng thời dự kiến, quyết định bước phát triển mới

Với các chức năng đó, quản lý có vai trò quan trọng đối với sự pháttriển xã hội Nó nâng cao hiệu quả của hoạt động, đảm bảo trật tự, kỷ cươngtrong bộ máy và nó là nhân tố tất yếu của sự phát triển

* Bản chất hoạt động quản lý

Trong quá trình vận động, sự phát triển của xã hội và quản lý không thểtách rời nhau, khi lao động đạt tới trình độ nhất định, có sự phân công xã hộithì quản lý như là một chức năng, là điều tất yếu khách quan

Trong xã hội có giai cấp thì hoạt động quản lý phục vụ quyền lợi củagiai cấp thống trị, do vậy hoạt động quản lý mang tính giai cấp rõ rệt

Hoạt động quản lý mang tính khoa học cao, bởi sự tác động giữa chủthể quản lý đến khách thể quản lý thông qua công cụ, phương tiện, phươngpháp phù hợp với quy luật khách quan thì mới đạt hiệu quả

Quản lý được coi là một nghề Những kỹ năng nghề nghiệp của ngườiquản lý để thực hiện công việc đòi hỏi mang tính kỹ thuật, thể hiện qua nhữngthao tác nghề nghiệp của người quản lý

Trang 30

Hoạt động quản lý vừa mang tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật.Tính nghệ thuật của hoạt động quản lý thể hiện những tác động phù hợp quyluật, hoàn cảnh thực tiễn.

Vậy “Hoạt động quản lý vừa có tính khách quan, vừa có tính chủ quan

vì được thực hiện bởi người quản lý Mặt khác, nó vừa có tính giai cấp lại vừa

có tính xã hội rộng rãi, vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật, chúng

là những mặt đối lập trong một thể thống nhất Đó là biện chứng, là bản chấthoạt động quản lý” [33, tr 58]

1.2.2.2 Quản lý kiểm tra hành chính

Hoạt động quản lý nhà nước và trong quá trình thực hiện các quyền lậppháp, hành pháp và tư pháp đều phải chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát Một

cơ quan nắm trọn quyền hạn, thẩm quyền trong thực hiện quyền lực nhà nước

mà không được kiểm tra thì dễ phát sinh lộng quyền, cửa quyền, lạm quyền, vìđộng cơ mục đích cá nhân, cục bộ bản vị ngành, địa phương Tùy theo bản chất,đối tượng, chủ thể tổ chức thực hiện, chúng ta đã dùng những thuật ngữ khácnhau để chỉ sự kiểm tra: giám sát, kiểm sát, thanh tra, kiểm tra Cơ cấu tổ chức

và cơ chế kiểm tra của Nhà nước ta gồm đủ các loại hình kiểm tra nói trên

Quản lý kiểm tra hành chính là một trong những công cụ quản lý nhànước giáo dục Để làm rõ khái niệm quản lý kiểm tra hành chính trong lĩnhvực giáo dục và đào tạo ta cần tiếp cận với khái niệm quản lý nhà nước vềgiáo dục, quản lý giáo dục

Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là sự tác động có tố chức vàđiều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục và đàotạo, do các cơ quan quản lý giáo dục của nhà nước từ trung ương đến cơ sởtiến hành đế thực hiện chức năng, nhiệm vụ do nhà nước ủy quyền nhằm pháttriển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, duy trì trật tự, kỉ cương, thoả mãn nhu cầu

Trang 31

giáo dục và đào tạo của nhân dân, thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo củanhà nước.

Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo chính là việc nhà nước thựchiện quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động giáo dục vàđào tạo trong phạm vi toàn xã hội đế thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà nước

Trong khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục có 3 yếu tố cơ bản là:chủ thể, đổi tượng và mục tiêu quản lý nhà nước về giáo dục

Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục là các cơ quan quyền lực nhànước (cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp), chủ thể trựctiếp là bộ máy quản lý giáo dục từ trung ương đến cơ sở (các cơ quan quản lýnhà nước về giáo dục được quy định cụ thể trong điều 87 của Luật Giáo dục)

Đối tượng của quản lý nhà nước về giáo dục là hệ thống giáo dục quốcdân, là mọi hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi cả nước

Mục tiêu quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, về tổng thể đó là bảođảm trật tự, kỷ cương trong các hoạt động giáo dục và đào tạo, để thực hiện được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát triển nhân cách của công dân Mỗi cấp học, ngành học có những mục tiêu cụ thể được quy định trong Luật Giáo dục và các điều lệ nhà trường

Tóm lại, quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo là sự quản lý của các

cơ quan quyền lực nhà nước, của bộ máy quản lý giáo dục từ trung ương đến

cơ sở đối với hệ thống giáo dục quốc dân và các hoạt động giáo dục của xã hộinhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước vàhoàn thiện nhân cách cho công dân

Trang 32

Quản lý giáo dục là một bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý xãhội, đã xuất hiện từ lâu và tồn tại dưới mọi chế độ xã hội Với các cách tiếpcận khác nhau có các khái niệm như:

Theo M.I Kônđacốp:

“Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả mắt xích của

hệ thống (từ Bộ đến Trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những qui luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý của trẻ em” [21,tr21].

Theo tác giả Nguyễn Gia Quý khái quát: “Quản lý giáo dục là sự tácđộng có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt độnggiáo dục tới mục tiêu đã định, trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng nhữngquy luật khách quan của hệ thống giáo dục quốc dân” [34,tr12]

Cho đến nay, có nhiều định nghĩa về QLGD, nhưng đều cơ bản thốngnhất với nhau về nội dung và bản chất “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát

là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh côngtác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [35,tr 31]

Quản lý giáo dục được hiểu theo các cấp độ vĩ mô và vi mô:

- Ở các cấp độ vĩ mô: QLGD được hiểu là những tác động có ý thức củachủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ các cấp đến cơ sởgiáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển giáodục thế hệ trẻ

- Ở cấp độ vi mô: QLGD được hiểu là những tác động có ý thức củachủ thể quản lý đến tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học

Trang 33

sinh, các lực lượng xã hội khác trong và ngoài nhà trường nhằm đạt mục tiêu

đã định

* Nội dung QLGD bao gồm một số vấn đề cơ bản đó là: Xây dựng vàchỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáodục; ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục,tiêu chuẩn nhà giáo, tiêu chuẩn cơ sở vật chất thiết bị trường học; tổ chức bộmáy quản lý giáo dục; tổ chức chỉ đạo việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý,giáo viên; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực

Như vậy, QLGD là sự tác động có mục đích, có hệ thống và có ý thứccủa chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý theo những qui luật khách quannhằm đảm bảo sự vận hành của các cơ quan trong hệ thống giáo dục đạt đếnhiệu quả mong muốn

* Chức năng của quản lý giáo dục

Cũng như các hoạt động kinh tế- xã hội, QLGD có hai chức năng tổngquát sau:

- Chức năng ổn định, duy trì quá trình đào tạo đáp ứng nhu cầu hiệnhành của nền kinh tế - xã hội

- Chức năng đổi mới, phát triển quá trình đào tạo đón đầu tiến bộ kinh

tế - xã hội Như vậy QLGD là hoạt động điều hành các nhà trường để giáo dụcvừa là sức mạnh, vừa là mục tiêu của nền kinh tế

Từ hai chức năng tổng quát trên, QLGD phải quán triệt và gắn bó vớicác chức năng quản lý, cụ thể là: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra

1.2.3 Giải pháp và giải pháp quản lý kiểm tra hành chính

1.2.3.1 Giải pháp

Trang 34

Theo từ điển Tiếng Việt: “Giải pháp là phương pháp giải quyết một vấn

đề cụ thể nào đó” [38,tr40] Nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tácđộng nhằm thay đổi, chuyển biến một hệ thống, một quá trình, một trạng tháinhất định

Để đề ra các giải pháp hữu hiệu cần phải đặt trên những cơ sở lý luận vàthực tiễn đáng tin cậy

1.2.3.2 Giải pháp quản lý kiểm tra hành chính.

Giải pháp nâng quản lý kiểm tra hành chính là hệ thống các phươngpháp, cách thức, tổ chức, điều khiển toàn bộ công tác kiểm tra hành chínhnhằm đạt hiệu quả cao nhất

Hoạt động kiểm tra nói chung và hoạt động kiểm tra hành chính nóiriêng, có thể được xem xét ở các góc độ khác nhau:

Ở góc độ chức năng, công tác kiểm tra hành chính bao gồm: Xây dựng kếhoạch kiểm tra, tổ chức hoạt động thanh tra, đánh giá kết quả của hoạt động

Ở góc độ quá trình, công tác kiểm tra hành chính bao gồm: Điều tra thựctiễn vấn đề, xác định nội dung, phương thức tổ chức hoạt động, các điều kiệnđảm bảo, kiểm tra, thanh tra, đánh giá kết quả hoạt động …

Tóm lại, muốn nâng cao chất lượng công tác kiểm tra hành chính phảiđảm bảo tính nguyên tắc trong công tác chỉ đạo hoạt động thanh tra, kiểm tra.Nguyên tắc chỉ đạo hoạt động trong công tác kiểm tra hành chính là những tưtưởng, luận điểm cơ bản quy định việc lựa chọn nội dung, phương pháp,phương tiện và hình thức tổ chức thanh tra, kiểm tra phù hợp, đó là những trithức mang tính chuẩn mực được tổng kết từ thực tiễn thanh tra, kiểm tra cótính khách quan, là chỗ dựa đáng tin cậy về lý luận, giúp định hướng đúng đắntrong hoàn cảnh phức tạp để tự mình giải quyết những nhiệm vụ thanh tra

Trang 35

trong các tình huống cụ thể, đa dạng và biết tổ chức một cách khoa học việcthanh tra, kiểm tra để đạt hiệu quả tối ưu.

Muốn nâng cao chất lượng công tác kiểm tra hành chính phải đảm bảotuân thủ theo hệ thống các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động thanh tra, đó là cácnguyên tắc sau:

- Nguyên tắc pháp chế: Kiểm tra, thanh tra phải dựa trên cơ sở pháp

luật, hoạt động theo luật định, không thể tùy tiện

- Nguyên tắc tính Đảng: Phải quán triệt đường lối, quan điểm giáo dục

của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền trong thanh tra giáo dục

- Nguyên tắc tính kế hoạch: Thanh tra phải nằm trong toàn bộ chương

trình , kế hoạch đã định và nhằm đạt được những mục tiêu nhất định

- Nguyên tắc tính tập trung dân chủ: Nguyên tắc này được quán triệt

và thể hiện rõ hơn trong công tác thanh tra, tổ chức thanh tra cấp trên cóquyền phủ quyết những kết luận kiến nghị của tổ chức thanh tra cấp dưới vàmới có quyền tổ chức phúc tra (tập trung) Các tổ chức, cơ quan, cá nhân đượcthanh tra có quyền khiếu nại, khiếu tố, đề xuất, kiến nghị với các tổ chứcthanh tra xem xét, giải quyết

- Nguyên tắc tính khách quan: Kiểm tra hành chính phải đảm bảo tính

trung thực, chính xác, nói thẳng, nói thật, công khai và công bằng

- Nguyên tắc tính hiệu quả: Hoạt động kiểm tra hành chính phải tối ưu

(chi phí vật chất, thời gian, sức lực cần thiết nhất, nhưng đem lại kết quả tốiđa) Hiệu quả kiểm tra được đánh giá bằng những kết luận chính xác và nhữngkiến nghị có giá trị thực tiễn, có tính khả thi, giúp đối tượng sửa chữa sai sót,ngăn ngừa vi phạm chính sách, chế độ , pháp luật, giữ nghiêm kỉ luật chấphành, phát hiện đúng sai trong các quyết định của quản lý để người lãnh đạo

Trang 36

nghiên cứu, bổ sung, ban hành quyết định mới được chính xác và phù hợp,nâng cao hiệu lực QLGD.

- Nguyên tắc tính giáo dục: Thanh tra, kiểm tra để hiểu con người, giúp

đỡ, động viên, giáo dục con người Người cán bộ thanh tra phải thiện chí, có lòngnhân ái sâu sắc, có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt và có uy tín thực sự

Trong quá trình chỉ đạo hoạt động thanh tra, tùy từng mục đích, đốitượng, tình huống thanh tra cụ thể mà người cán bộ kiểm tra, thanh tra vậndụng nguyên tắc nào hay vận dụng sự kết hợp các nguyên tắc một cách linhhoạt, sáng tạo, hợp lý để có hiệu quả tối ưu nhất

1.3 Quản lý công tác kiểm tra hành chính trường THCS.

1.3.1 Ý nghĩa của công tác kiểm tra hành chính trường THCS

Mục tiêu: Nhằm đánh giá, kết luận trách nhiệm của cơ quan, tổ chức vàngười đứng đầu cơ quan, đơn vị trường học trong việc tổ chức thực hiện phápluật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; giúp Chủ tịch UBND thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn

Phát hiện chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những thiếu sót, hạn chế vànhững vấn đề còn bất cập, vướng mắc, những vấn đề còn bức xúc xảy ra trongnhân dân Làm rõ trách nhiệm, kiến nghị biện pháp khắc phục, phòng ngừa và

xử lý hành vi vi phạm pháp luật, giúp cho tổ chức, cá nhân thực hiện đúngquy định của pháp luật trong lĩnh vực giáo dục; phát huy nhân tố tích cực, gópphần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vựcgiáo dục

Tiến hành kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống thamnhũng theo đúng quy định của pháp luật, có trọng tâm, trọng điểm

Trang 37

Ý nghĩa: Tập trung kiểm tra những nội dung cơ bản: Thực hiện đổi mớicông tác xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, điều hành của các cấp quản lý giáodục; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, Điều lệ trường học; công tác triển khaithực hiện nhiệm vụ năm học theo Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chỉ thịcủa Chủ tịch UBND tỉnh và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của ngành; kiểmtra chấn chỉnh dạy thêm, học thêm; kiểm tra các khoản thu chi tại các trườnghọc, chống lạm thu.

Qua kiểm tra để đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền kịp thời điềuchỉnh, bổ sung cơ chế chính sách cho phát triển giáo dục và đào tạo

1.3.2 Nội dung kiểm tra hành chính trường THCS

Kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục; chính sách, pháp luật khác có liên quan và nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với các trường THCS trong đó tập trung một số nội dung:

- Trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị, trường học trong việc thựchiện các quy định của pháp luật về giáo dục ; pháp luật về thanh tra, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng chống tham nhũng, lãng phí ;

- Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, công khai hoạt động trong các cơ

sở giáo dục ; công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý và thực hiện chế độ chínhsách đối với cán bộ công chức, viên chức, người lao động và người học;

- Công tác xây dựng, bổ sung tăng cường CSVC, thiết bị dạy học; côngtác quản lý tài chính, tài sản, thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách;

- Công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học, kiểm tra việc thựchiện quy chế chuyên môn và hoạt động sư phạm nhà giáo của trường THCS;kiểm tra dạy thêm, học thêm

- Công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học

Trang 38

1.3.3 Chức năng kiểm tra hành chính trường THCS

Kiểm tra hành chính của phòng GD&ĐT cấp huyện đối với trườngTHCS đều có những chức năng cơ bản sau:

Đánh giá: Đánh giá là phân tích, xác nhận giá trị thực trạng về mức độ

hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng và hiệu quả công việc, trình độ, sự phát triển,những kinh nghiệm được hình thành ở thời điểm đang xét so với mục tiêu,

kế hoạch hay những chuẩn mực đã được xác lập Đánh giá bao gồm các giaiđoạn:

- Xác định những chuẩn mực

- Thiết kế hệ thống thông tin liên lạc ngược

- Đo lường thành tích bằng cách so sánh thành tích đạt được với nhữngchuẩn mực đã xác định trong kế hoạch

Kiểm tra hành chính trường THCS tạo lập mối liên hệ thống tin ngượctrong quản lý giáo dục, cung cấp những thông tin đã được xử lý, đánh giáchính xác - đó là nguồn thông tin cần thiết, cực kỳ quan trọng để hệ quản lýđiều chỉnh và hoạt động có hiệu quả hơn, đồng thời hệ bị quản lý tự điều chỉnh

ý thức hành vi và hoạt động của mình ngày càng tốt hơn

Phát hiện: Phát hiện ra những mặt tốt để động viên, kích thích, đồng

thời phát hiện ra những lệch lạc, sai sót, những gì còn chưa đạt được so với dựkiến, những mặt còn yếu kém, khó khăn trở ngại, những thất bại, những vấn

đề nảy sinh cần giải quyết, những nguyên nhân tồn tại:

- Phát hiện kịp thời những lệch lạc, sai sót, những gì chưa đạt so vớimục tiêu dự kiến

- Đo lường mức độ của những lệch lạc, sai sót một cách chính xác và

cụ thể

Trang 39

- Tìm nguyên nhân của những lệch lạc, sai sót.

Điều chỉnh: Điều chỉnh chương trình, kế hoạch, điều chỉnh những biện

pháp quản lý, tìm ra những giải pháp uốn nắn lệch lạc, xử lý những vi phạm

và phát huy nhân tố tích cực Điều chỉnh bao gồm:

- Hành động phát huy

- Hành động uốn nắn

- Hành động xử lý

Giúp đỡ: Kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục;

chính sách, pháp luật khác có liên quan và nhiệm vụ, quyền hạn được giao đốivới các trường THCS nhằm kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ của đối tượng

từ đó giúp đối tượng hoàn thành nhiệm vụ, phát huy ưu điểm, khắc phụckhuyết điểm, tuyên truyền những kinh nghiệm quản lý giáo dục tiên tiến nhằmlàm cho đối tượng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Phòng ngừa: Bằng hoạt động của mình kiểm tra hành chính có chức

năng đề phòng, không để (hoặc hạn chế) những hiện tượng xấu, hiện tượngtiêu cực xảy ra trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục; chínhsách, pháp luật khác có liên quan và nhiệm vụ, quyền hạn được giao Như vậy,kiểm tra hành chính là hệ thống phản hồi, đo lường đầu ra của quá trình quản

lý rồi đưa vào hệ thống hoặc đầu vào của hệ thống những tác động điều chỉnh

để thu được kết quả ra mong muốn

Trang 40

Có thể hiểu rõ chức năng của kiểm tra qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1 Vòng liên hệ ngược của kiểm tra trong quản lý

1.4 Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả kiểm tra hành chính trường THCS.

1.4.1 Sự cần thiết của công tác kiểm tra hành chính trường THCS

Quản lý nhà nước, hơn đâu hết lại càng cần có kiểm tra Chỉ nói riêng

sự kiểm tra đối với các quyết định hành chính và hành vi hành chính cũng baogồm một phạm vi rất rộng: Kiểm tra tính hợp hiến, kiểm tra tính hợp pháp,kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới…

Hoạt động quản lý nhà nước và quản lý giáo dục nói riêng trong quátrình thực hiện chức năng nhiệm vụ đều phải chịu sự kiểm tra, thanh tra, giámsát Một cơ quan nắm trọn quyền hạn, thẩm quyền trong thực hiện quyền lựcnhà nước mà không được kiểm tra thì dễ phát sinh lộng quyền, cửa quyền, lạmquyền, vì động cơ mục đích cá nhân, cục bộ bản vị ngành, địa phương

Chủ thể tổ chức thực hiện là phòng GD&ĐT, đối tượng kiểm tra làtrường THCS trong việc thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của nhà

Xác định

các sai lệch

So sánh kết quả thực tế với các tiêu chuẩn

Đo lường kết quả thực tế

Kết quả thực tế

Thực hiện các điều chỉnh

Kết quả mong muốn

Ngày đăng: 22/01/2016, 20:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quang Anh - Hà Đăng (2003), Những điều cần biết trong công tác thanh tra GD - ĐT, Nxb CTQG HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điều cần biết trong công tác thanh tra GD - ĐT
Tác giả: Quang Anh - Hà Đăng
Nhà XB: Nxb CTQG HN
Năm: 2003
2. Ban Bí thư TW Đảng cộng sản Việt nam- Chỉ thị 40 CT/TW, 15/6/2004 3. Đặng Quốc Bảo (1998), Những vấn đề quản lý nhà nước và quản lý giáodục, Trường CBQL GD - ĐT Trung ương 1 - HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 40 CT/TW, 15/6/2004"3. Đặng Quốc Bảo (1998), "Những vấn đề quản lý nhà nước và quản lý giáo "dục
Tác giả: Ban Bí thư TW Đảng cộng sản Việt nam- Chỉ thị 40 CT/TW, 15/6/2004 3. Đặng Quốc Bảo
Năm: 1998
4. Đặng Quốc Bảo (2001), Dự báo GD và một số vấn đề có liên quan đến công tác dự báo, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự báo GD và một số vấn đề có liên quan đến công tác dự báo
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
10. Dương Tiến Công (2004), Biện pháp tổ chức, xây dựng lực lượng thanh tra , NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp tổ chức, xây dựng lực lượng thanh tra
Tác giả: Dương Tiến Công
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
11. Nguyễn Văn Đạm (1999), Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng, NXB văn hóa thông tin - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng
Tác giả: Nguyễn Văn Đạm
Nhà XB: NXB văn hóa thông tin - Hà Nội
Năm: 1999
12. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị TW II Khoa VIII, NXB CTQG HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị TW II Khoa VIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB CTQG HN
Năm: 1997
15. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng IX trong lĩnh vực Khoa giáo, NXB CTQG HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng IX trong lĩnh vực Khoa giáo
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB CTQG HN
Năm: 2001
16. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị TW II Khoa VIII, NXB CTQG HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị TW II Khoa VIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB CTQG HN
Năm: 1997
19. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý GD, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý GD, một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2004
20. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý nhà trường phổ thông
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2002
21. Kônđacôp.M.I (1984), Cơ sở lý luận khoa học quản lý GD, Viện khoa học GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận khoa học quản lý GD
Tác giả: Kônđacôp.M.I
Năm: 1984
22. Koontz H, Odonnell C, Weihrich H (1994), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốt yếu của quản lý
Tác giả: Koontz H, Odonnell C, Weihrich H
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1994
23. Nguyễn Đình Chỉnh - Phạm Ngọc Uyển (2002), Tâm lý học quản lý, NXB CTQG - HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học quản lý
Tác giả: Nguyễn Đình Chỉnh - Phạm Ngọc Uyển
Nhà XB: NXB CTQG - HN
Năm: 2002
25. Giáo trình khoa học quản lý (2003), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình khoa học quản lý
Tác giả: Giáo trình khoa học quản lý
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
26. Ngô Công Hoàn (1997), Tâm lý học xã hội trong quản lý, NXB ĐHQG Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học xã hội trong quản lý
Tác giả: Ngô Công Hoàn
Nhà XB: NXB ĐHQG
Năm: 1997
27. Đặng Vũ Hoạt - Hà Thế Ngữ (1996), GD học, Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: GD học
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt - Hà Thế Ngữ
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1996
28. Nguyễn Thị Bính Hiền (2013), “Phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành”, Tạp chí thanh tra, Thứ Ba, ngày 12/05/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành”
Tác giả: Nguyễn Thị Bính Hiền
Năm: 2013
31. Ngành GD - ĐT thực hiện Nghị quyết TW2 (Khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng IX (2002), Nxb CTQG HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành GD - ĐT thực hiện Nghị quyết TW2 (Khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng IX (2002)
Tác giả: Ngành GD - ĐT thực hiện Nghị quyết TW2 (Khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng IX
Nhà XB: Nxb CTQG HN
Năm: 2002
32. Lưu Xuân Mới (1998), Kiểm tra, thanh tra, đánh giá trong, NXB GD Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra, thanh tra, đánh giá trong
Tác giả: Lưu Xuân Mới
Nhà XB: NXB GD Hà Nội
Năm: 1998
33. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, Trường CBQLGD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1998

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w