1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở ngô quyền thành phố hải phòng

23 2,1K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 408,67 KB

Nội dung

Đề ra các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh tại các trường Trung học cơ sở trong

Trang 1

Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở Ngô Quyền thành phố

Abstract: Nghiên cứu thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và quản lý công tác chủ

nhiệm lớp ở trường Trung học cơ sở (THCS) Ngô Quyền quận Lê Chân thành phố Hải Phòng Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và việc quản

lý công tác này tại một số trường THCS trong quận Lê Chân nói chung và tại trường THCS Ngô Quyền nói riêng Đề ra các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh tại các trường Trung học cơ sở trong quận Lê Chân, trước hết là trường

THCS Ngô Quyền quận Lê Chân thành phố Hải Phòng

Keywords: Quản lý giáo dục; Công tác chủ nhiệm; Giáo dục trung học; Hải Phòng

Vai trò xã hội của người GVCNL trở nên lớn hơn nhiều so với chức năng của người giảng dạy bộ môn Người GVCNL là nhà giáo dục, là người tổ chức các hoạt động giáo dục, quan tâm tới từng học sinh, chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động về

tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của các em

Người GVCNL bằng chính nhân cách của mình, là tấm gương tác động tích cực đến việc hình thành các phẩm chất nhân cách của học sinh Mặt khác, họ còn là cầu nối giữa tập thể

Trang 2

học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục

GVCNL có trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động của lớp chủ nhiệm và tác động đến sự phát triển nhân cách của mỗi học sinh trong tập thể đó, chịu trách nhiệm trước nhà trường về chất lượng giáo dục của lớp mình

Người GVCNL có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục toàn diện học sinh qua thực tế làm công tác chủ nhiệm lớp của người viết, qua quan sát và tìm hiểu về quản lý công

tác chủ nhiệm lớp ở các trường THCS quận Lê Chân tôi chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp

quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học cơ sở Ngô Quyền thành phố Hải Phòng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý công tác chủ nhiệm lớp, thực tiễn quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở Ngô Quyền quận Lê Chân, xác định các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường

3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1- Khách thể nghiên cứu

Quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Công tác chủ nhiệm lớp và biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS

Ngô Quyền thành phố Hải Phòng

4 Giả thuyết khoa học

Quản lý công tác chủ nhiệm lớp là một trong những hoạt động quan trọng thường xuyên

ở trường THCS, nếu tìm ra các biện pháp quản lý phù hợp, tích cực sẽ thúc đẩy công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả cao đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài và các vấn đề liên quan

5.2 Nghiên cứu thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS Ngô Quyền quận Lê Chân thành phố Hải Phòng

5.3 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác chủ nhiệm lớp và việc quản lý công tác này tại một số trường THCS trong quận Lê Chân nói chung và tại trường THCS Ngô Quyền nói riêng

Trang 3

5.4 Đề ra các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh tại các trường Trung học

cơ sở trong quận Lê Chân, mà trước hết là trường THCS Ngô Quyền quận Lê Chân thành phố Hải Phòng

6 Giới hạn nghiên cứu:

Khảo sát thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS Ngô Quyền thành phố

Hải Phòng từ năm học 2008-2011

Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng ở trường THCS Ngô Quyền thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2015

7 Phương pháp nghiên cứu

Quá trình thực hiện đề tài sử dụng kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu:

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích sách báo, tài liệu nghiên cứu, tạp chí liên quan tới đề tài Phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa các nội dung về lý luận giáo dục, thực tiễn giáo dục

Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành có liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát

Quan sát thu thập dữ liệu từ thực tiễn công tác chủ nhiệm lớp và thực tiễn quản lý công tác chủ nhiệm lớp

7.2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Xây dựng các phiếu điều tra, bằng hệ thống câu hỏi để khảo sát các đối tượng: cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trung học cơ sở, cha mẹ học sinh và một số đối tượng có liên quan

7.2.3 Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục

Tổng kết kinh nghiệm chủ nhiệm lớp từ những GVCNL và kinh nghiệm quản lý công tác chủ nhiệm lớp từ những người đã kinh qua công tác quản lý giáo dục và đặc biệt là những người đang đương chức

7.2.4 Phương pháp chuyên gia

7.3 Phương pháp thống kê toán học sử dụng để xử lý các số liệu thông qua phiếu điều tra

và thực nghiệm sư phạm

8 Cấu trúc luận văn

Trang 4

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác chủ nhiệm lớp và quản lý công tác chủ nhiệm

lớp ở các trường Trung học cơ sở

Chương 2: Thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp và quản lý công tác chủ nhiệm lớp

ở trường trung học cơ sở Ngô Quyền

Chương 3: Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng ở trường trung

học cơ sở Ngô Quyền thành phố Hải Phòng

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

Khi đề cập đến công tác chủ nhiệm lớp đã có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá và đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp Ở Hải Phòng, công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cũng được Ban lãnh đạo Sở Giáo Dục và Đào Tạo Hải Phòng rất quan tâm, chỉ đạo sát sao với nhiều biện pháp để nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về quản lý công tác chủ nhiệm lớp đặc biệt dành cho khối Trung học cơ sở - Đây là một vấn đề nghiên cứu khá mới trong giai đoạn hiện nay ở thành phố Hải Phòng

1.2 Những khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

1.2.1.1 Những khái niệm về quản lý, chức năng quản lý

Khái niệm quản lý: Quản lý là một loại hình lao động của con người trong cộng đồng nhằm thực hiện các mục tiêu mà tổ chức hoặc xã hội đặt ra, quản lý là một hoạt động bao trùm mọi mặt đời sống xã hội và là nhân tố không thể thiếu trong sự phát triển của xã hội Chức năng quản lý: Quản lý có 4 chức năng sau: Chức năng kế hoạch hóa; Chức năng tổ chức; Chức năng chỉ đạo; Chức năng kiểm tra Bốn chức năng này được coi như bốn công đoạn tạo nên một chu trình quản lý Chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, đan xen nhau, bổ sung cho nhau Hoạt động quản lý là một chu trình thống nhất biện chứng với cả bốn chức năng trên

1.2.1.2 Giáo dục, quản lý giáo dục

Trang 5

Giỏo dục là một hiện tượng xó hội đặc biệt, bản chất của nú là quỏ trỡnh truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xó hội của cỏc thế hệ loài người Giỏo dục là một loại hỡnh hoạt động cơ bản của xó hội loài người nhằm phỏt triển nhõn cỏch cho con người, nú khụng thể

thiếu cho mỗi cỏ nhõn và cả cộng đồng trong cỏc hỡnh thỏi kinh tế – xó hội khỏc nhau

Quản lý giỏo dục Theo nhà giỏo Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giỏo dục theo nghĩa tổng quỏt là hoạt động điều hành phối hợp của cỏc lực lượng xó hội nhằm thỳc đẩy mạnh cụng tỏc đào tạo thế hệ trẻ theo yờu cầu của xó hội” {2;tr.31}

Quản lý GD là quản lý một hệ thống xó hội hết sức năng động và phức tạp, nú khụng chỉ đơn thuần là sử dụng sức mạnh luật phỏp mà cũn sử dụng hàng loạt những biện phỏp đối nhõn xử thế để điều khiển, định hướng, điều chỉnh, tỏc động vào toàn bộ hệ thống thỳc đẩy nú đạt tới mục tiờu mong muốn khả thi

Quản lý trường học về bản chất là quản lý con người (tập thể cỏn bộ, giỏo viờn và học sinh) và quản lý cỏc nguồn lực cơ sở vật chất, thiết bị giỏo dục của nhà trường Cú thể hiểu quản lý nhà trường là hoạt động phối hợp điều hành của chủ thể quản lý nhằm đẩy mạnh cỏc

hoạt động của nhà trường

1.2.1.3 Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là một bộ phận trong quản lý giỏo dục Nhà trường (cơ sở giỏo dục) chớnh là nơi tiến hành quỏ trỡnh giỏo dục đào tạo cú nhiệm vụ trang bị kiến thức cho một nhúm dõn cư nhất định thực hiện tối đa một quy luật tiến bộ xó hội là: “Thế hệ đi sau phải lĩnh hội được cỏc kinh nghiệm xó hội mà thế hệ trước tớch lũy và truyền lại, đồng thời phải làm phong phỳ thờm những kinh nghiệm đú”{9;tr 15}

Trường THCS là cấp học chuyển giao giữa tiểu học và THPT, cấp học cú ý nghĩa then chốt đối với sự phỏt triển trớ tuệ và nhõn cỏch cho học sinh, ở cấp học này HS khụng những cần tích lũy kiến thức, tri thức tốt chuẩn bị để tiếp tục cho bậc THPT mà cũn cần cú nhõn cỏch tốt, cú cỏc kỹ năng mềm để cú thể tự ứng xử với những tỡnh huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày Ngày nay phỏt triển nhõn cỏch là nhiệm vụ số một của giỏo dục, là vấn đề trọng tõm trong chiến lược con người được cỏc nhà khoa học trong nước cũng như trờn thế giới quan tõm nghiờn cứu Một trong những cụng tỏc gúp phần phỏt triển nhõn cỏch học sinh

ở trường THCS là cụng tỏc CNL

1.2.2 Cụng tỏc chủ nhiệm lớp

1.2.2.1 Khỏi niệm cụng tỏc chủ nhiệm lớp

GVCN (GVCN) là người được Hiệu trưởng lựa chọn từ những GV cú kinh nghiệm giỏo dục, cú uy tớn trong học sinh, được Hội đồng giỏo dục nhà trường nhất trớ phõn cụng làm chủ nhiệm lớp học xỏc định để thực hiện mục tiờu GD

Trang 6

Công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường là những nhiệm vụ, những công việc mà người GVCN phải làm, cần làm và nên làm

1.2.2.2 Vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của người GVCNL trong nhà trường phổ thông

* Vị trí và vai trò của người GVCNL

GVCN là thành viên của tập thể sư phạm và hội đồng sư phạm, là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và CMHS quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện HS lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp

Người GVCNL có nhiều vai trò: với nhà trường là người đại diện cho tập thể các nhà sư phạm, GVCN có trách nhiệm truyền đạt tất cả yêu cầu, kế hoạch GD của nhà trường tới tập thể và từng HS của lớp chủ nhiệm; với HS và tập thể lớp, GVCN là nhà giáo dục và là người lãnh đạo gần gũi nhất lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn diện mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ tự quản là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn – Đội và tính tự giác của mọi HS trong lớp; Với các lực lượng giáo dục khác GVCNL là nhân vật trung tâm để hình thành, phát triển nhân cách HS và là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội…

* Chức năng của người GVCNL

a Chức năng quản lý: GVCNL là người thay mặt Hiệu trưởng làm nhiệm vụ quản lý toàn diện HS một lớp học

b Chức năng giáo dục: GVCNL trước hết phải là một nhà giáo dục, thông qua việc tổ chức các hoạt động của tập thể lớp để GD những phẩm chất, nhân cách của mỗi HS

c Chức năng đại diện: Người GVCNL đại diện cho Hiệu trưởng truyền đạt những yêu cầu đối với học sinh GVCNL còn là đại diện cho quyền lợi chính đáng của HS trong lớp, bảo

vệ HS một cách hợp pháp Phản ánh kịp thời với Hiệu trưởng, các giáo viên bộ môn, với gia đình HS, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường về những nguyện vọng chính đáng của HS

và của tập thể lớp để cùng có các biện pháp giải quyết phù hợp, kịp thời, có tác dụng GD

* Nhiệm vụ của người GVCNL ở trường trung học

Trước hết GVCN phải là giáo viên giảng dạy bộ môn, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của một người giáo viên đứng lớp

Ngoài các nhiệm vụ quy định trên, GVCN còn có những nhiệm vụ sau đây: Tìm hiểu và nắm vững HS trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức GD sát với đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng HS; Thực hiện các hoạt động GD theo kế hoạch đã xây dựng; Cộng tác chặt chẽ với gia đình HS, chủ động phối hợp với các GV bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản HCM, Đội Thiếu niên Tiền phong HCM, các tổ chức xã hội có liên quan trong

Trang 7

hoạt động giảng dạy và giáo dục HS của lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường; Nhận xét, đánh giá và xếp loại HS cuối kỳ

và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật HS, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh; Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng

1.2.3 Quản lý công tác chủ nhiệm lớp

Quản lý công tác chủ nhiệm lớp là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đánh giá đội ngũ GVCN, phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc công tác CNL nhằm nâng cao hiệu quả GD toàn diện trong nhà trường phổ thông

1.3 Công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở

1.3.1 Trường trung học cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân

Nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân được quy định trong Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành theo thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

1.3.2 Nội dung công tác chủ nhiệm lớp:

1.3.2.1.Tìm hiểu và nắm vững đối tượng GD

Tìm hiểu và nắm vững đối tượng GD vừa là nội dung vừa là điều kiện để làm tốt công tác của GVCNL

* Nội dung tìm hiểu:

+ Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm của lớp chủ nhiệm

- Số lượng HS, tên, tuổi của từng HS trong lớp

- Đặc điểm tình hình của lớp: chất lượng GD chung, chất lượng học tập, kết quả xếp loại văn hóa, hạnh kiểm, bầu không khí học tập, thuận lợi, khó khăn…

- Đội ngũ GV giảng dạy tại lớp: Uy tín, khả năng, trình độ

- Mục tiêu phấn đấu chung của lớp chủ nhiệm

- Đặc điểm tình hình địa phương, hoàn cảnh kinh tế của địa phương

+ Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm của từng HS

- Sơ yếu lý lịch: Họ tên cha mẹ, nghề nghiệp, địa chỉ, sở thích năng khiếu

- Hoàn cảnh sống của HS: Điều kiện kinh tế gia đình, trình độ văn hóa của CMHS, điều kiện học tập, bầu không khí gia đình, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, quan hệ xã hội của gia đình, tình hình kinh tế - xã hội, …

- Đặc điểm tâm, sinh lý, năng lực, trình độ, nhu cầu, sở thích, phẩm chất đạo đức, các mối quan hệ, cách ứng xử của HS trong gia đình, với bạn bè,

Trang 8

Tóm lại, GVCNL cần hiểu rõ toàn bộ cuộc sống tâm hồn, tình cảm của HS kể cả những thay đổi trong đời sống nội tâm của từng HS Đặc biệt đối với những HS cá biệt cần tìm hiểu

kỹ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá biệt này để có các giải pháp tác động phù hợp, kịp thời, hiệu quả

* Cách thức tìm hiểu đối tượng GD

+ Nghiên cứu hồ sơ HS: Gồm học bạ, sơ yếu lý lịch, sổ liên lạc, các bản nhận xét đánh giá

HS của các GV cũ, sổ điểm

+ Đàm thoại, trao đổi trực tiếp với HS, GV bộ môn, GVCN cũ, CMHS, bạn bè, những người có liên quan với HS để tìm hiểu những vấn đề cá nhân của HS đó

+ Quan sát: Theo dõi trực tiếp, thường xuyên một cách khách quan những biểu hiện về thái

độ hành vi của HS trong mọi hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt tập thể, trong cuộc sống ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường

+ Thông qua các sản phẩm do HS làm ra như bài kiểm tra, sáng tác, đồ dùng học tập, các sản phẩm lao động khác

* Thu thập và xử lý thông tin

+ Những thông tin thu thập được qua quá trình tìm hiểu cần được ghi vào sổ chủ nhiệm hay nhật ký GVCN

+ Dùng các PP phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại để rút ra kết luận chính xác, khách quan, khoa học, tránh hời hợt, chủ quan, thiên vị, cảm tính trong đánh giá đối tượng GD Tìm hiểu HS là một quá trình khó khăn, lâu dài, phức tạp, đòi hỏi GVCN phải kiên trì,

thận trọng, có tinh thần trách nhiệm cao và lòng thương yêu HS sâu sắc 1.3.2.2 Lập kế hoạch

chủ nhiệm

Xây dựng kế hoạch là sự xác lập một cách có căn cứ khoa học những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và cách thức thực hiện nhiệm vụ để tiến hành hoạt động trong một quá trình nhằm thực hiện có hiệu quả những mục tiêu, chỉ tiêu đề ra

* Mục đích ý nghĩa của việc lập kế hoạch chủ nhiệm

- Mục đích: Xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo việc đạt được mục tiêu đề ra một cách khoa học và hiệu quả GVCN lập kế hoạch sẽ luôn nắm vững mục tiêu và thực hiện một cách khoa học, hiệu quả để đạt được mục tiêu trong công tác chủ nhiệm lớp

- Ý nghĩa:

+ Giúp GVCNL và HS luôn nắm vững mục tiêu cần phấn đấu

+ Làm cho các hoạt động được thực hiện theo chương trình định trước cụ thể và thống nhất, giảm thiểu hoạt động trùng lặp, dư thừa, tránh gây áp lực cho HS, tăng hiệu quả hoạt động

Trang 9

+ Giúp GVCN chủ động, tự tin trong công việc của mình

+ Là phương tiện để GVCN nhận được sự tư vấn hướng dẫn của cấp trên, giao tiếp với đồng nghiệp, CMHS, các tổ chức đoàn thể khác

1.3.2.3 Tổ chức đội ngũ cán bộ tự quản và xây dựng tập thể HS lớp tự quản

Đội ngũ cán bộ lớp là những người trợ giúp đắc lực giúp GVCN thực hiện chức năng của mình Đội ngũ cán bộ lớp tốt, có trách nhiệm sẽ tạo cho lớp thành tập thể tốt, qua đó có tác dụng

GD tích cực đến các thành viên trong lớp, nhưng đội ngũ cán sự không phải là công cụ, hay cánh tay nối dài của GVCN GVCN cần phải bồi dưỡng năng lực tổ chức và quản lý tập thể lớp cho đội ngũ cán bộ lớp để đảm bảo sự thống nhất giữa quản lý của GVCN và tự quản của HS

1.3.2.4 Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung, hoạt động giáo dục toàn diện

Hoạt động GD ngoài giờ lên lớp theo chương trình, hoạt động sinh hoạt dưới cờ, giờ

sinh hoạt lớp, hoạt động tư vấn trong công tác hướng nghiệp, dạy nghề…

1.3.2.5 Liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường

Giáo dục mỗi cá nhân HS và tập thể HS là trách nhiệm của tất cả các giáo viên, các lực lượng GD trong nhà trường, trong đó GVCNL giữ vai trò chủ đạo GVCNL thường xuyên gặp gỡ trao đổi với GVBM đang giảng dạy tại lớp của mình về tình hình học tập của HS, nắm

chắc ý thức học tập, thế mạnh, thế yếu của từng HS ở mỗi môn học

GVCNL cần có kế hoạch kết hợp với tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh để tiến hành giáo dục toàn diện ở lớp Mặt khác GVCNL phải giúp đỡ chi đoàn lớp xây dựng kế hoạch công tác, bồi dưỡng cán bộ nòng cốt, cố vấn cho Ban chấp hành chi đoàn tổ chức các hoạt động giáo dục

1.3.2.6 Đánh giá kết quả giáo dục và học tập của HS lớp chủ nhiệm

Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, phát triển nhân cách của HS đòi hỏi sự khách quan, chính xác, công bằng của người GVCNL Mục đích của đánh giá là nhằm thúc đấy sự cố gắng vươn lên của HS, kích thích ở các em động cơ phấn đấu đúng đắn, hình thành niềm tin vào khả năng của bản thân, vào tập thể và thầy cô giáo

1.3.3 Mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh các trường trung học

Khỏe mạnh về thể lực và tinh thần

Sức khỏe cơ thể và tinh thần là điều kiện tiên quyết của một tuổi thơ và tuổi vị thành niên tươi vui và hạnh phúc Học sinh cấp THCS được chăm sóc chu đáo và rèn luyện thường xuyên để phát triển cân đối về thể chất và phát huy tối đa về năng lực tư duy cũng như một đời sống tinh thần phong phú

Sống lành mạnh và tự tin

Trang 10

Học sinh cấp THCS được rèn luyện một tinh thần tự tin và tự trọng, biết tôn trọng bạn

bè và kính trọng thầy cô Nhà trường đảm bảo sự công bằng giữa các HS, bất kể hoàn cảnh gia đình và những đặc điểm cá nhân khác nhau, khuyến khích HS quan tâm, chia sẻ, xây dựng

và duy trì một tình bạn chan hòa, thân ái

Yêu sự học suốt đời

Nhà trường chú trọng phát triển trong mỗi HS một tình yêu đối với việc học - ham hiểu biết, chủ động không ngừng vươn lên tìm tòi kiến thức mới, rèn luyện những kỹ năng mới - làm nền tảng cho niềm say mê học suốt đời Đối với HS cấp THCS, học trước hết không phải

là nghĩa vụ, trách nhiệm đối với cha mẹ, thầy cô, mà chính là một việc làm tự nguyện, vui thích, một điều may mắn và một niềm hạnh phúc của mỗi một học trò

Được trang bị đầy đủ kỹ năng, phương pháp và ý chí làm chủ tri thức mới

Bên cạnh việc trao truyền kiến thức, nhà trường đặc biệt chú trọng việc đào tạo PP tư duy, các kỹ năng thao tác, và một ý chí chiếm lĩnh, làm chủ những tri thức mới, đảm bảo cho

HS vững tin trước mọi thách thức và đổi thay nhanh chóng của thời đại PP tư duy đúng đắn

và một bản lĩnh vững vàng là những hành trang quan trọng nhất nhà trường chuẩn bị cho HS bước vào đời

Trân trọng các giá trị truyền thống và đón nhận các giá trị thời đại

Nhà trường chú trọng GD đạo đức nhân cách cho mỗi HS, giúp các em biết cách sống hài hòa giữa bản thân và gia đình, xã hội Không chỉ giữ vững những giá trị truyền thống

phương Đông như nhân, lễ, nghĩa, chí, tín, học sinh còn được khuyến khích đón nhận những giá trị của thời đại và nhân loại như tự do, dân chủ, bình đằng, công bằng, bác ái và yêu

chuộng hòa bình Học sinh được chuẩn bị toàn diện về nhân cách để trở thành không chỉ một

người có ích cho XH mà còn là chủ thể của XH đó

1.3.4 Những yêu cầu đối với GVCN

1.3.4.1 Về đạo đức nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, lối sống

Những yêu cầu về nhân cách, đạo đức người GV, kể cả những điều cấm GV không được vi phạm đã được đề cập ở nhiều văn bản pháp quy từ Luật cho đến những văn bản dưới Luật

1.3.4.2 Về đường lối, chính sách, mục tiêu, nguyên lí giáo dục

GVCN cần quán triệt đường lối, chính sách, mục tiêu, nguyên lí giáo dục của Đảng, Nhà nước,

đồng thời phải nắm vững quy chế, điều lệ nhà trường phổ thông, mục tiêu giáo dục của bậc học, của khối lớp về kế hoạch, chương trình hoạt động của nhà trường trong năm học và mỗi học kì để vận dụng vào việc tổ chức hoạt động giáo dục HS

1.3.4.3 Về việc thu thập và xử lý thông tin

Trang 11

GVCN cần phải thu thập và xử lý thông tin đa dạng về lớp chủ nhiệm để xây dựng hồ sơ học sinh và lập kế hoạch phát triển tập thể, GVCN cần tìm hiểu đặc điểm cá nhân, đặc điểm phát triển trí tuệ, xã hội, xúc cảm- tình cảm và thể chất của học sinh, hoàn cảnh học sinh lớp mình phụ trách để hiểu rõ đặc điểm chung về tập thể lớp chủ nhiệm cũng như những đặc điểm riêng, nhu cầu của từng cá nhân HS

1.3.4.4 Lập kế hoạch năm học và các kế hoạch giáo dục

GVCN phải biết lập kế hoạch năm học và các kế hoạch giáo dục ngắn hạn khác để thực

hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục, các chủ trương, nhiệm vụ nhà trường giao cho

1.3.4.5 Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm

Nhiệm vụ của người GVCN là đưa tập thể lớp từ trạng thái này đến trạng thái phát triển cao hơn.Tập thể phát triển là tập thể ở giai đoạn có tính tự quản cao, có dư luận tập thể lành mạnh, các mối quan hệ trong tập thể gắn bó và mang tính nhân văn

1.3.4.6 Tổ chức các hoạt động giáo dục và các hình thức giao lưu đa dạng

Đây là một nhiệm vụ cơ bản của GVCN.Thông qua tổ chức các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng để giáo dục hành vi, thói quen ứng xử văn hóa cho HS về các mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, lao động…đồng thời, qua đó phát triển tập thể lớp và từng HS

1.3.4.7 Phát hiện kịp thời và ngăn ngừa những xung đột

Thực tiễn bạo lực học đường hiện nay đã và đang làm mọi người bức xúc và để lại hậu quả nặng nề về tâm lí, tinh thần HS Do đó GVCN cần lưu tâm ngăn ngừa và giải quyết kịp thời những mâu thuẫn có thể xảy ra trong tập thể lớp chủ nhiệm

1.3.4.8 Đánh giá, xếp loại học sinh

Đánh giá kết quả tu dưỡng, học tập và sự tiến bộ của HS về các mặt giáo dục Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT (Ban hành theo Thông tư số 58/2011/ TT-BGDDT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT) quy định một số việc phải làm cụ thể của GVCN về đánh giá kết quả học tập và đạo đức của HS để xếp loại mang tính quản lí

hành chính

1.3.4.9 Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

GVCN thường xuyên cần kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

để quản lý, giáo dục học sinh

1.3.4.10 Cập nhật hồ sơ công tác GVCN và hồ sơ học sinh

Việc cập nhật hồ sơ công tác GVCNL và hồ sơ HS là thực hiện yêu cầu từ góc độ quản

lí hành chính, mặt khác cập nhật hồ sơ học sinh để theo dõi sự phát triển của các em và khi cần thiết có thể kịp thời can thiệp điều chỉnh

1.4 Lý luận về quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học cơ sở

Ngày đăng: 08/02/2014, 12:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục- Trường CBQLGD- ĐTTW, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Một số khái niệm về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
3. Đặng Quốc Bảo (2001), Dự báo giáo dục và những vấn đề liên quan đến dự báo giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Quốc Bảo (2001)
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2001
4. Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp
Tác giả: Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Đắc Hưng
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2004
5. Nguyễn Thanh Bình (2000), Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT, mã số: SPHN- 09-465 NCSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2000
6. Nguyễn Thị Bình (ngày 04/12/2002), “Về một số vấn đề trong giáo dục và đào tạo hiện nay”- Báo Nhân Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Về một số vấn đề trong giáo dục và đào tạo hiện nay”
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020, NXBGD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2000
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Kỷ yếu hội thảo Công tác GVCN ở trường phổ thông, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo Công tác GVCN ở trường phổ thông
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2010
9. Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo, 2001-2010 của chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo, 2001-2010
10. Nguyễn Đức Chính (2007), Tập bài giảng “Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Năm: 2007
11. Hoàng Chúng (1984) Phương pháp thống kê toán học trong khoa học GD, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thống kê toán học trong khoa học GD
Nhà XB: NXB Thống kê
12. Nguyễn Minh Đạo (2000), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Minh Đạo
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
13. Đỗ Ngọc Đạt (2000), Bài giảng lí luận dạy học hiện đại: ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng lí luận dạy học hiện đại
Tác giả: Đỗ Ngọc Đạt
Năm: 2000
14. Phạm Văn Đồng (1986), Mấy vấn đề văn hóa, giáo dục, NXB Sự thật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề văn hóa, giáo dục
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: NXB Sự thật Hà Nội
Năm: 1986
15. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về QLDG và khoa học GD, NXBGD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về QLDG và khoa học GD
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1986
16. Nguyễn Sinh Huy- Nguyễn Văn Lê (1985), Giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học đại cương
Tác giả: Nguyễn Sinh Huy- Nguyễn Văn Lê
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1985
18. Mai Hữu Khuê (1982), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý
Tác giả: Mai Hữu Khuê
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 1982
19. Trần Kiểm (1990), QLGD và QL trường học, Viện KHGD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: QLGD và QL trường học
Tác giả: Trần Kiểm
Năm: 1990
20. Trần Kiểm- Bùi Minh Hiền (2006), Giáo dục Quản lí và Lãnh đạo nhà trường, trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Quản lí và Lãnh đạo nhà trường
Tác giả: Trần Kiểm- Bùi Minh Hiền
Năm: 2006
21. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia (2002), Viện nghiên cứu phát triển giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội thảo quốc gia
Tác giả: Kỷ yếu Hội thảo quốc gia
Năm: 2002
22. Hồ Chí Minh (1972), Bàn về công tác giáo dục, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về công tác giáo dục
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 1972

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w