DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮTCLAN Mạng lưới đậu đỗ và cây cốc châu Á ICRISAT Viện Quốc tế Nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn KHKT NN Khoa học kỹ thuật nông nghiệp P
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10
Người hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Kim Đường
Nghệ An, 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi trực tiếpthực hiện trong vụ Xuân năm 2015, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn KimĐường Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng đượccông bố và sử dụng trọng một luận văn nào trong và ngoài nước
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự trích dẫn và giúp đỡ trong luận văn này đãđược thông tin đầy đủ, trích dẫn chi tiết và chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
NGUYỄN THỊ HẢI
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới các thầy cô giáo khoa Nông Lâm Ngư và cácthầy cô trong bộ môn trường Đại học Vinh Đặc biệt tôi xin cảm ơn sâu sắc đến thầygiáo PGS.TS Nguyễn Kim Đường, người đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình
về phương hướng lý luận, nội dung, phương pháp nghiên cứu và các bước trong suốtthời gian tôi thực hiện đề tài để đến nay tôi đã hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo huyện Nghi Xuân và bà con nôngdân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi thực hiện các thí nghiệm của đề tàiluận văn bảm đảo đúng yêu cầu và kỹ thuật
Tôi xin chân thành cảm ơn các thành viên trong lớp cao học vàn các đồngnghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu của luận văn đã đóng góp những ý kiến quý báu vềchuyên môn và cung cấp tư liệu để tôi hoàn thành luận văn này Xin cảm ơn bạn bè,những người thân đã dành cho tôi tình cảm và tinh thần tốt nhất trong suốt quá trìnhhọc tập và nghiên cứu đề tài
Nghệ An, tháng 9 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Hải
Trang 5MỤC LỤC
Ảnh hưởng của mật độ và giống đến tình hình nhiễm sâu hại của lạc trồng vụ Xuân 2015 tại Nghi
Xuân-Hà Tĩnh (con/m2) viii
Ảnh hưởng của mật độ và giống đến tình hình nhiễm bệnh hại của lạc trồng vụ Xuân 2015 tại Nghi Xuân-Hà Tĩnh (con/m2) viii
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
3.1 Ý nghĩa khoa học 3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
CHƯƠNG 1 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ lạc trên thế giới và Việt Nam 4
1.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc trên thế giới 4
1.1.3 Tình hình sản xuất lạc tại Hà Tĩnh và huyện Nghi Xuân 14
1.2.1 Một số cơ sở lý luận về yếu tố hạn chế năng suất cây trồng 17
1.2.2 Biện pháp kỹ thuật điều khiển nâng cao năng suất cây trồng 18
1.2.2.1 Biện pháp sử dụng phân bón 18
1.2.2.2 Biện pháp bố trí thời vụ 20
1.2.2.3 Biện pháp bố trí mật độ cây trồng 20
1.2.2.4 Biện pháp bảo vệ thực vật 21
1.3 Một số kết quả nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam 22
1.3.1 Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới 22
1.3.1.1 Nghiên cứu về mật độ và khoảng cách gieo trồng lạc 22
1.3.1.2 Nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho cây lạc 23
1.3.2 Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc ở Việt Nam 26
1.3.2.1 Nghiên cứu về bố trí thời vụ gieo lạc 26
1.3.2.2 Nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng 27
Trang 61.3.2.3 Nghiên cứu về bón phân cho lạc 29
1.3.2.4 Nghiên cứu kỹ thuật phủ đất cho cây lạc 32
CHƯƠNG 2 34
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1 Vật liệu nghiên cứu 34
Thí nghiệm gồm 3 giống (G) lạc: L20, L26 và L14 (Đ/C) 34
2.2 Nội dung nghiên cứu 34
2.3 Phương pháp nghiên cứu 34
2.3.1 Công thức thí nghiệm 34
- Thí nghiệm gồm 3 giống lạc: L14, L20, L26 (L14 là giống đối chứng (Đ/C)) 34
2.3.2 Bố trí thí nghiệm: 35
Ghi chú: II, III là các lần nhắc lại 35
2.4 Phương pháp đánh giá 36
2.5 Quy trình kỹ thuật áp dụng khi làm thí nghiệm 36
2.5.1 Chuẩn bị đất: 36
2.5.2 Thời vụ 36
2.5.3 Các bước tiến hành 36
2.5.4 Quản lý và chăm sóc cây 36
2.5.5 Phòng trừ sâu bệnh 37
2.5.6 Thu hoạch và bảo quản giống 37
2.6 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 37
2.6.1 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển 37
2.6.2 Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển 37
2.6.3 Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại 39
2.6.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 39
2.7 Phương pháp xử lý số liệu 40
2.8 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 40
- Đề tài được thực hiện từ tháng 2 đến 6 năm 2015 tại huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh 40 CHƯƠNG 3 41
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
Trang 73.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng và phát
triển của các giống lạc 41
Sinh trưởng và phát triển là kết quả tổng hợp các quá trình sinh lý diễn ra đồng thời trong suốt quá trình sống của cây Sinh trưởng là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc một cách không thuận nghịch của tế bào, mô và toàn cây, kết quả dẫn đến sự tăng về số lượng, kích thước, thể tích, sinh khối của chúng; còn phát triển là quá trình biến đổi về chất bên trong tế bào, mô và toàn cây dẫn đến sự thay đổi về hình thái và chức năng của chúng Hai quá trình này diễn ra đan xen liên tục trong suốt quá trình sống của thực vật Nghiên cứu về quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng giúp con người hiểu rõ hơn về đời sống và nhu cầu sinh lý của mỗi loài, từ đó tác động các biện pháp kỹ thuật hợp lý vào sản xuất để thu được hiệu quả kinh tế cao nhất 41
3.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ mọc của các giống lạc 43
3.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống lạc 44
3.5 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến diện tích lá của các giống lạc 50
3.6 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá của các giống lạc 53
3.7 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số cành trên cây của các giống lạc 56
3.8 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số lượng nốt sần của các giống lạc 59
3.9 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khối lượng nốt sần của các giống lạc 62
Hình 3.7 Ảnh hưởng của mật độ đến khối lượng nốt sần của các giống thí nghiệm 63
3.10 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khối lượng chất khô của các giống lạc 64
3.11 Ảnh hưởng của mật độ trồng và giống đến tình hình nhiễm sâu bệnh hại của lạc trồng vụ Xuân 2015 tại Nghi Xuân-Hà Tĩnh 67
Bảng 3.11 Ảnh hưởng của mật độ và giống đến tình hình nhiễm sâu hại của 68
lạc trồng vụ Xuân 2015 tại Nghi Xuân-Hà Tĩnh (con/m2) 68
Theo dõi tình hình phát triển của bệnh hại trên lạc trồng vụ Xuân 2015 tại Nghi Xuân-Hà Tĩnh thu được kết quả trên Bảng 3.12 68
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của mật độ và giống đến tình hình nhiễm bệnh hại của lạc 69
trồng vụ Xuân 2015 tại Nghi Xuân-Hà Tĩnh (con/m2) 69
3.12 Ảnh hưởng của mật độ trồng và giống đến các yếu tố cấu thành năng suất 70
KẾT LUẬN 76
Trang 8ĐỀ NGHỊ 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
Trang 9DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CLAN Mạng lưới đậu đỗ và cây cốc châu Á
ICRISAT Viện Quốc tế Nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn
KHKT NN Khoa học kỹ thuật nông nghiệp
PTNT Phát triển nông thôn
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
Bảng 3.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian các giai đoạn sinh
trưởng phát triển của các giống lạc
Trang 10Bảng 3.4 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá của các giống lạc 48Bảng 3.5 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến diện tích lá của các giống lạc 52Bảng 3.6 Ảnh hưởng của mật độ đến chỉ số diện tích lá trên các giống lạc
tham gia thí nghiệm
55
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của mật độ đến số cành trên cây của các giống lạc tham
gia thí nghiệm (cành/cây)
57
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của mật độ đến số lượng nốt sần của các giống tham gia
thi nghiệm (nốt/cây)
59
Bảng 3.9 Ảnh hưởng của mật độ đến khối lượng nốt sần của các giống tham
gia thi nghiệm (gam/cây)
62
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của mật độ đến khối lượng chất khô của các giống tham
gia thí nghiệm (gam/cây)
65
Bảng 3.11 Ảnh hưởng của mật độ và giống đến tình hình nhiễm sâu hại của lạc
trồng vụ Xuân 2015 tại Nghi Xuân-Hà Tĩnh (con/m2)
68
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của mật độ và giống đến tình hình nhiễm bệnh hại của
lạc trồng vụ Xuân 2015 tại Nghi Xuân-Hà Tĩnh (con/m2)
69
Bảng 3.13 Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất trên các
giống lạc tham gia thí nghiệm
71
Bảng 3.14 Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất lý thyết và năng suất thực thu
trên các giống lạc tham gia thí nghiệm
74
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao
thân chính của các giống lạc
46
Hình 3.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá của các giống lạc 49Hình 3.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến diện tích lá của các giống lạc 53Hình 3.4 Ảnh hưởng của mật độ đến chỉ số diện tích lá trên các giống lạc tham
gia thí nghiệm
56
Hình 3.5 Ảnh hưởng của mật độ đến số cành trên cây của các giống lạc tham
gia thí nghiệm (cành/cây)
Trang 11gia thí nghiệm (gam/cây)Hình 3.9 Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất trên các
giống lạc tham gia thí nghiệm
72
Hình 3.10 Ảnh hưởng của mật độ đến khối lượng 100 quả, 100 hạt trên các
giống lạc tham gia thí nghiệm
73
Hình 3.11 Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất lý thyết và năng suất thự thu
trên các giống lạc tham gia thí nghiệm
75
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Từ những năm qua, nhờ sự chuyển dịch theo nền kinh tế thị trường, sản xuất nôngnghiệp của nước ta đã thu được những thành tựu đáng kể Từ một nước thiếu lương thực,hàng năm phải nhập khẩu hàng nghìn tấn lương thực, nay đã trở thành nước đứng thứ 2thế giới về xuất khẩu gạo Do đó chúng ta có điều kiện để chú ý hơn vào phát triển cáccây trồng khác trong đó có cây công nghiệp ngắn ngày, đặc biệt là cây lạc nhằm đáp ứngnhu cầu tiêu dung trong nước, phục vụ chế biến và xuất khẩu Hiện nay lạc được trồngphổ biến khắp nước ta và nhiều vùng trên thế giới như Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á
Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây trồng lấy hạt có giá trị dinh dưỡng và cây lấy
dầu có giá trị kinh tế cao Với hàm lượng lipit cao 40-60 %, protein 25-34 %, chứa đến 8axit amin không thay thế và các loại vitamin khác Lạc có khả năng cung cấp năng lượnglớn, trong 100 g hạt lạc cung cấp đến 590 kcal, trong khi hạt đậu tương là 411, gạo tẻ 353,thịt lợn nạc 286, trứng vịt là 189 kcal, Vì vậy, lạc được sử dụng như một nguồn thựcphẩm quan trọng cho con người Ngoài ra, lạc còn là nguyên liệu quan trọng cho nhiềungành công nghiệp chế biến (dầu lạc, bơ thực vật, bánh kẹo, …) và là nguồn cung cấpnguyên liệu thức ăn cần thiết trong chăn nuôi
Lạc là một trong những cây lấy dầu qua trọng nhất thế giới, là cây trồng dễ tính, cókhả năng thích ứng rộng, không kén đất Ngoài ra, cây lạc còn có vai trò cải tạo đất và bồi
dưỡng đất rất tốt nhờ khuẩn nốt sần Rhizobium vigna sống cộng sinh trên rễ cây lạc Theo
nhiều tác giả cho biết, sau mỗi vụ thu hoạch lạc có thể để lại trong đất từ 70-100 kg N Vìvậy, lạc là cây trồng quan trọng trong cơ cấu luân canh Nhiều kết quả nghiên cứu chothấy, trong thân cây lạc có tới 4,45 % N, 0,77 % P2O5, 2,25 % K2O, do đó cây lạc cũng lànguồn cung cấp phân xanh quan trọng cho nhiều loại cây trồng khác Đặc biệt cây lạc cókhả năng che phủ đất, hạn chế xói mòn và cải tạo đất cho vùng đất dốc Đồng thời cũng làcây có khả năng tạo ra tính đa dạng hóa cho sản xuất nông nghiệp bằng các hình thứctrồng thuần, trồng xen canh, trồng gối vụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.Ngoài ra, cây lạc còn là mặt hàng nông sản xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao
Trong những năm gần đây, Ở Việt Nam nhờ áp dụng một số biện pháp kỹ thuậttrong thâm canh cây lạc như sử dụng giống mới có năng suất cao, phân bón cân đối và
Trang 13hợp lý, mật độ, thời vụ gieo trồng, kỹ thuật che phủ nilon, … đã góp phần làm tăng năngsuất lạc lên 30-40 % Cây lạc được đánh giá là cây đứng đầu trong số các cây công nghiệpngắn ngày tham gia vào thị trường xuất khẩu Chính vì vậy, phát triển sản xuất lạc đang làmột trong 10 chương trình ưu tiên phát triển của Nhà nước Mỗi năm nước ta xuất khẩukhoảng 80-127 nghìn tấn lạc hạt, chiếm 30-50 % tổng sản lượng Ngày nay, cây lạc đã vàđang đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho đất nước Ở nhiều vùng sản xuất lạc còn là nguồnthu nhập chính cho người dân.
So với một số cây trồng khác như lúa, đậu tương, đậu xanh, … cây lạc là cây trồngxuất hiện sau Tuy vậy nhưng trong những năm gần đây, cây lạc giữ một vị trí quan trọngtrong số những cây công nghiệp ngắn ngày ở nước ta Diện tích đất trồng lạc ở nước tatăng lên rất nhiều, tuy nhiên năng suất và sản lượng lạc còn nhiều bấp cập
Ở Việt Nam, cũng như thế giới từ năm 1995 đến nay, diện tích gieo trồng lạc tăngchậm Diện tích gieo trồng lạc của nước ta ổn định xung quanh 250.000 ha/năm và sảnlượng tăng dần từ 334.500 tấn vào năm 1995 lên 485.800 tấn vào năm 2010 [134] Tương
tự như nhiều quốc gia trên thế giới, năng suất lạc ở nước ta tăng trong những năm gần đây
là nhờ đầu tư nghiên cứu chọn tạo nên đã đưa vào sản xuất nhiều giống mới năng suấtcao, chất lượng tốt và chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh như: MD7, MD9,L08, L12, L14, L18, LVT, L23, L26, … đồng thời nghiên cứu áp dụng nhiều biện pháp
kỹ thuật (mật độ, phân bón, che phủ đất, …) hợp lý cho mỗi giống và mùa vụ trên từngvùng sinh thái cụ thể [11], [59], [61], [62]
Lạc được coi là một loại nông sản chủ lực của tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyệnNghi Xuân nói riêng, một trong những cây trồng quan trọng trong công thức luân canh,thâm canh, tăng vụ góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích Tuy nhiên, sản suấtlạc tại đây vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập, năng suất và sản lượng lạc còn thấp Có rấtnhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản đó là người dân chưa áp dụng đúng các biệnpháp kỹ thuật như: bố trí mật độ, phân bón phù hợp cho từng giống lạc vì thế chưa pháthuy hết tiềm năng của các giống cây lạc
Trong thực tế thì đã có nhiều kết quả nghiên cứu về mật độ cho một số giống lạc phổbiến song với mục đích so sánh để có lựa chọn về mật độ thích hợp cho các giống mới đưavào sản xuất tại địa phương nhằm góp phần cải thiện để tăng năng suất, sản lượng các
Trang 14giống lạc trên địa bàn huyện Nghi Xuân nói riêng và toàn tỉnh Hà Tĩnh nói chung nên tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc trồng trong vụ Xuân 2015 tại Nghi Xuân-Hà Tĩnh”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất củacác giống lạc L14, L20, L26 trồng trong vụ Xuân góp phần làm cơ sở cho việc xây dựngquy trình trồng các giống lạc tại Nghi Xuân-Hà Tĩnh
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xác định được mật độ trồng thích hợp vàcác kỹ thuật chăm sóc của một số giống lạc trồng trong sản xuất, nhằm nâng cao năngsuất lạc tại địa phương
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần từng bước cải thiện cách sản xuất chongười dân và mở rộng quy mô diện tích trồng hướng đến sản xuất bền vững và nâng caothu nhập cho người dân địa phương của huyện
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tình hình sản xuất, tiêu thụ lạc trên thế giới và Việt Nam
1.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc trên thế giới
Cây lạc mặc dù xuất hiện từ rất lâu nhưng vai trò kinh tế của cây lạc mới chỉ đượcxác định trên 100 năm trở lại đây Vào giữa thế kỷ 18 sản xuất lạc trên thế giới cũng mớichỉ mang tính tự cung tự cấp cho từng vùng Nhưng đến nay, nhu cầu dành cho sử dụng
và tiêu thụ lạc ngày càng lớn, triển vọng của thị trường dành cho lạc cũng rất khả quan.Điều này là cơ hội thúc đẩy các nước đầu tư phát triển sản xuất lạc ngày càng tăng, khôngchỉ về diện tích sản xuất mà năng suất và sản lượng lạc của thế giới cũng ngày càng đượccải thiện so với trước đây
Theo báo cáo của Fletcher và cs (1992) tình hình sản xuất lạc trên thế giới trongthập niên 80 đều tăng so với thập niên 70 của thế kỷ XX Năng suất lạc tăng 0,15 tấn/ha,sản lượng tăng gần 3 triệu tấn, nhu cầu sử dụng lạc tăng 2,8 triệu tấn so với thập niên 70.Giữa hai thập niên 70 và 80 diện tích lạc thế giới chỉ tăng khoảng 88,6 nghìn ha nhưng donăng suất lạc tăng nên sản lượng tăng lên đáng kể đạt 18,8 triệu tấn
Theo thống kê của FAO [94], từ năm 2000 đến nay diện tích, năng suất và sảnlượng lạc của thế giới có sự biến động Diện tích lạc có xu hướng giảm nhẹ, năm 2000diện tích trồng lạc là 23,26 triệu ha, sau đó tăng lên và đạt cao nhất vào năm 2005 (24,04triệu ha), nhưng đến năm 2009 diện tích trồng lạc giảm xuống còn 23,51 triệu ha Ngượclại với diện tích, năng suất lạc ngày càng tăng nhờ được áp dụng những tiến bộ kỹ thuậtmới vào sản xuất, năm 2000 năng suất lạc đạt 14,16 tạ/ha tăng so với năng suất năm 80(11 tạ/ha) là 30,9 %, năm 90 (11,5 tạ/ha) là 25,2 %, đến năm 2007 năng suất lạc thế giớiđạt 18,89 tạ/ha cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây Tuy nhiên, năm 2009 năng suấtlạc thế giới giảm xuống chỉ đạt: 15,11 tạ/ha Cùng với sự gia tăng về năng suất, sản lượnglạc thế giới cũng tăng lên, đạt cao nhất là 38,22 triệu tấn (năm 2008) và sau đó giảmxuống cùng với sự tụt giảm năng suất, sản lượng lạc năm 2009 đạt: 35,52 triệu tấn
Trang 16Bảng 1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới
(Nguồn:FAO STAT năm 2010 ) [94]
Trên thế giới, lạc được phân bố tập trung ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, trongkhoảng 400 Bắc đến 400 Nam (Vũ Công Hậu và cs., 1995) [30] Diện tích, năng suất , sảnlượng lạc giữa các khu vực có sự biến động đáng kể Nhiều khu vực có diện tích trồng lạclớn song năng suất lại tương đối thấp Khu vực Bắc Mỹ tuy có diện tích trồng lạc khôngnhiều (820-850 nghìn ha) nhưng lại là vùng có năng suất cao nhất (20,0-28,0 tạ/ha).Trong khi đó châu Phi diện tích trồng lạc khoảng 6.400.000 ha nhưng năng suất chỉ đạt
7,8 tạ/ha (Ngô Thế Dân và cs., 2000) [18], (Nguyễn Thị Dần và cs., 1995) [20].
Châu Á có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới (chiếm 60 % diện tích trồng và 70
% sản lượng lạc trên thế giới (2005) Trong đó, diện tích khu vực Đông Á tăng mạnh nhất
từ 2,0 triệu ha lên 3,7 triệu ha, khu vực Đông Nam Á tăng 15,5%, Tây Á tăng 14,1% Nhờ
có sự nỗ lực của các quốc gia đầu tư, nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuậtnên năng suất lạc tăng nhanh, tăng từ 14,5 tạ/ha năm 1990 lên 18,28 tạ/ha năm 2009.Năng suất lạc trong khu vực Đông Nam Á nhìn chung còn thấp, năng suất bình quân đạt11,7 tạ/ha Malayxia là nước có diện tích trồng lạc thấp nhưng lại là nước có năng suất lạccao nhất trong khu vực, trung bình đạt 23,3 tạ/ha, tiếp đến là Indonesia và Thái Lan
Những năm 70, 80 của thế kỷ trước, sản lượng lạc xuất khẩu trên thế giới bình quânchỉ đạt 1,11-1,16 triệu tấn/năm, đến năm 1997-1998 tăng lên 1,39 triệu tấn và đến năm 200-
2002 đạt 1,58 triệu tấn Đến năm 2009, lượng lạc xuất khẩu trên thế giới đạt 2,20 triệu tấn.Như vậy, một khối lượng lạc lớn đã được lưu thông, trao đổi trên thị trường thế giới Lạc
Trang 17được sử dụng với mục đích làm thực phẩm và chế biến dầu là chủ yếu Ngoài ra còn sửdụng cho mốt số mục đích khác như làm thức ăn chăn nuôi và làm bánh kẹo
Các nước xuất khẩu lạc nhiều trên thế giới đó là: Hoa Kỳ, Argentina, Sudan,Senegal và Brazil, chiếm đến 71 % tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới Trong nhữngnăm gần đây, Hoa Kỳ là nước xuất khẩu lạc hàng đầu, Argentina là nước đứng thứ 2,trung bình hàng năm xuất khẩu 36,2 nghìn tấn, chiếm 12,3% lượng lạc xuất khẩu thế giới.Hiện nay, nước này xuất khẩu đến 80 % lượng lạc sản xuất [93]
Mức tiêu thụ lạc nhân của Ấn Độ tăng lên 60 % tổng sản lượng, gấp đôi so vớimức 30 % cách đây 3 năm trong khi chỉ có 15 % sản lượng dùng cho gieo trồng và xuấtkhẩu Điều này thể hiện cơ cấu tiêu dùng lạc của Ấn Độ đã thay đổi Tiêu dùng các sảnphẩm chế biến từ lạc như: rang, muối và đóng gói tăng Trong khi, để hạn chế nhập khẩudầu ăn, lượng lạc đã được dùng làm dầu ăn tăng lên Sản lượng lạc niêm vụ 2009-2010 cóthể đạt 3,5 triệu tấn củ, trong đó lạc nhân là 2 triệu tấn (Nguyễn Hà Sơn) [91]
Các nhà nhập khẩu đậu phộng chính là liên minh châu Âu (EU), Canada, và NhậtBản chiếm 78 % tổng lượng lạc nhập khẩu của thế giới Mỗi năm EU nhập khẩu khoảng460.000 tấn (chiếm 60 % lượng nhập khẩu của thế giới), tiếp đến là Nhật Bản với khoảng130.000 tấn, Canada khoảng 120.000 tấn, Hàn Quốc khoảng 30.000 tấn [93]
Theo số liệu của FAOSTAT (2012) [95], tình hình sản xuất lạc trên thế giới trong
3 năm 2008-2010 như ở bảng 1.2 như sau (xem Bảng 1.2): Diện tích trồng lạc năm 2010trên thế giới đạt 24,01 triệu ha, có trên 112 nước trồng lạc Trong đó diện tích trồng lạc ởcác nước châu Á chiếm 47,84 %, châu Phi 47,83 %, châu Mỹ 4,2 %, châu Âu 0,45 % sovới tổng diện tích
Các nước có diện tích lớn gồm 10 nước, trong đó Ấn Độ có diện tích lớn nhất đạt4.930.000 6 ha, Trung Quốc đạt 3.550.000 ha, Nigieria đạt 2.640.000 ha Diện tích trồnglạc trên thế giới trong 3 năm 2008, 2009 và 2010 biến động 23,91-24,59 triệu ha Đứngđầu là Ấn Độ biến động 4,93-6,85 triệu ha, tiếp đến là Trung Quốc biến động 3,55-4,62triệu ha, Nigieria biến động 2,3-2,64 triệu ha Xu hướng biến động theo hướng giảm làchủ yếu và có những nước quy mô giảm đến hàng triệu ha như Ấn Độ, Trung Quốc
Bảng 1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới (2008-2010)
Trang 18(Nguồn: FAO STAT , 2012) [95]
Năng suất lạc bình quân của thế giới là 1,523-1,539 tấn/ha Năng suất lạc của cácnước trên thế giới chênh lệch nhau khá lớn và không ổn định qua các năm Năng suất bìnhquân năm 2010, đứng đầu là các nước Ixraen, Nicaragua, Kenya đạt 5,136-5,644 tấn/ha,tiếp đến là các nước Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Hy lạp, Ai Cập đạt3,039-3,712 tấn/ha, và thấp nhất là Mozambic, Angola, Zambabue 0,237-0,414 tấn/ha
Sản lượng lạc bình quân của thế giới trong 3 năm đạt 36,57-38,20 triệu tấn Cácnước có sản lượng lớn đứng đầu là Trung Quốc đạt 14,34-15,31 triệu tấn, thứ đến là Ấn
Độ đạt 5,51-7,33 triệu tấn, Mỹ đạt 1,67-2,33 triệu tấn
Nghiên cứu về tình hình sản xuất lạc trên thế giới cho thấy, sản lượng lạc được sảnxuất ra hàng năm chủ yếu tập trung ở một số nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nigeria, …Trong số những nước này, Ấn Độ là nước có diện tích sản xuất lạc lớn nhất thế giới.Nhưng do lạc được trồng chủ yếu ở những vùng khô hạn và bán khô hạn nên năng suấtlạc rất thấp, thấp hơn năng suất trung bình của thế giới Năm 1995, diện tích trồng lạc của
Ấn Độ là 7,8 triệu ha, chiếm 37 % diện tích trồng lạc trên thế giới, năng suất đạt 9,5 tạ/ha
và sản lượng đạt 7,3 triệu tấn (Florkowski V.J., 1994) [66] Hiện nay Ấn Độ đang đứng thứ
2 thế giới về sản lượng lạc, chiếm 18,2 % tổng sản lượng thế giới
Trung Quốc là nước đứng thứ hai về diện tích trồng lạc song lại là nước dẫn đầu vềsản lượng lạc của thế giới (USDA 2000-2006) [85] Những năm gần đây, trung bình diệntích trồng lạc hàng năm của Trung Quốc là 5,03 triệu ha, chiếm 20 % tổng diện tích lạc
Trang 19toàn thế giới Năng suất lạc trung bình là 28,2 tạ/ha, cao gần gấp đôi năng suất lạc trungbình của toàn thế giới Sản lượng là 14,16 triệu tấn, chiếm gần 40 % tổng sản lượng lạctrên toàn thế giới Tỉnh Sơn Đông là tỉnh có diện tích trồng lạc lớn nhất Trung Quốc,chiếm 23 % diện tích, 33,3 % tổng sản lượng lạc của cả nước, năng suất lạc trung bình ởSơn Đông cao hơn năng suất trung bình của cả nước là 34 % (Duan Shufen, 1998) [64]
Theo thống kê của FAO [94], năm 2009, diện tích trồng lạc của nước này là 4,40triệu ha, chiếm hơn 18 % tổng diện tích lạc toàn thế giới, năng suất đạt 3,357 tấn/ha bằng2,22 lần năng suất lạc của thế giới và sản lượng đạt 14,76 triệu tấn chiếm 37,5 % sảnlượng lạc toàn thế giới Có được những thành tựu này là do Trung Quốc đặc biệt quantâm đến công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nhiều nămqua
Nước có diện tích và sản lượng lạc đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Ấn Độ làNigeria Thống kê của FAO [94], cho thấy năm 2008 diện tích trồng lạc của nước này là2,03 triệu ha, sản lượng lạc đạt 3,9 triệu tấn, tuy nhiên năng suất lạc ở nước này khá thấpchỉ đạt 1,695 tấn/ha Mỹ là nước có diện tích, năng suất lạc khá ổn định, sản lượng đứngthứ tư sau Trung Quốc, Ấn Độ và Nigeria Những năm 90 của thế kỷ 20, diện tích lạchàng năm của Mỹ là 0,57 triệu ha, năng suất là 27,9 tạ/ha (Ceasar.L.Revoredo et al.,2002) [60] Giai đoạn 2000-2004, diện tích trồng lạc trung bình là 0,578 triệu ha/năm.Năng suất trung bình hàng năm là 31,7 tạ/ha, cao hơn những năm trước là 13,6% (USDA,2000-2006) [85]
Thống kê của FAO năm 2009 [94] cho thấy, diện tích gieo trồng của nước này đạt0,44 triệu ha, năng suất đạt 3,835 tấn/ha và sản lượng là 1,67 triệu tấn Có thể thấy rằng,mặc dù diện tích gieo trồng lạc tại đây không lớn song năng suất lạc lại cao nhất thế giới
do đó, sản lượng lạc của Mỹ cũng khá cao và ổn định Ngoài ra còn một số nước sản xuấtlạc lớn khác như: Indonesia, Myanma,
Theo nhận định của các nhà khoa học, tiềm năng nâng cao năng suất và sản lượnglạc ở các nước còn rất lớn cần phải khai thác Trong khi năng suất lạc bình quân của thếgiới mới đạt trên 1,5 tấn/ha
Ở Trung Quốc, thử nghiệm trên diện hẹp đã thu được năng suất khoảng 12 tấn/ha,cao hơn 8 lần so với năng suất bình quân của thế giới Trên diện tích rộng hàng chục
Trang 20hecta, năng suất lạc có thể đạt 9,6 tấn/ha Gần đây, tại Viện nghiên cứu cây trồng vùngnhiệt đới bán khô hạn quốc tế (ICRISAT) đã thông báo sự khác biệt giữa năng suất lạctrên trạm nghiên cứu và năng suất trên đồng ruộng nông dân là từ 4-5 tấn/ha.
Trong khi các loại cây như lúa mì, lúa nước đã gần đạt tới năng suất trần và có xuhướng giảm dần ở nhiều nước trên thế giới thì năng suất lạc trong sản xuất vẫn còn khác
xa so với năng suất tiềm tàng Thực tế này đã gợi mở khả năng nâng cao năng suất vàhiệu quả sản xuất lạc trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đểkhai thác tiềm năng Chiến lược này đã được áp dụng thành công ở nhiều nước và đã trởthành bài học kinh nghiệm trong phát triển sản xuất lạc của các nước trên thế giới [18]
Hiện nay, mặc dù thị trường lạc nhân thế giới bấp bênh nhưng xuất khẩu lạc nhân
là một ngành hàng nông sản khá tiềm năng do nhu cầu của thị trường thế giới ngày cànglớn Chính vì vậy, việc đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu lạc là hết sứcquan trọng
1.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc ở Việt Nam
Cây lạc được trồng ở Việt Nam từ lâu đời, và là cây lấy dầu đứng thứ nhất về diệntích, sản lượng và xuất khẩu, hàng năm đóng góp khá lớn vào tổng giá trị kim ngạch xuấtkhẩu nông sản của nước ta So với những cây trồng khác như lúa, đậu tương, đậu xanh, …thì cây lạc xuất hiện sau Ngày nay, lạc đang được trồng rộng rãi trong khắp cả nước vàđang chiếm vị trí hàng đầu trong số những cây công nghiệp ngắn ngày
Tuy nhiên, trước năm 1990 cây lạc vẫn chưa được quan tâm đúng mức nên diệntích, năng suất và sản lượng đạt được rất khiêm tốn, năm 1987 là đỉnh cao của sản xuấtlạc thời gian này nhưng diện tích đạt 237.000 ha, nhưng năng suất chỉ đạt 0,97 tấn/ha vàsản lượng xấp xỉ 231.000 tấn Những năm gần đây, do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng,sản xuất theo hướng sản phẩm hàng hóa, sản xuất lạc ở Việt Nam có chiều hướng tăng cả
về diện tích năng suất và sản lượng
Trước thời kỳ đổi mới đất nước, nền nông nghiệp Việt Nam còn lạc hậu, kém pháttriển, còn là nước thiếu về lương thực, hầu hết diện tích gieo trồng cây hàng năm tậptrung chủ yếu trồng cây lương thực Do vậy, diện tích lạc chưa được chú trọng, năng suất,sản lượng thấp Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt là đổi mới về chính
Trang 21sách phát triển nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập trêndiện tích gieo trồng thì cây lạc càng được quan tâm phát triển.
Theo Ngô Thế Dân và cs., (2000) [18], sự biến động về diện tích, năng suất và sảnlượng lạc ở Việt Nam từ 1975 đến 1998 chia làm 4 giai đoạn:
- Từ năm 1975-1979: Giai đoạn này diện tích gieo trồng có xu thế giảm từ 97,1ngàn ha (1976), xuống còn 91,8 ngàn ha (1979), giảm bình quân 2,0 %/năm Năng suất vàsản lượng giai đoạn này cũng giảm, 1976 năng suất đạt 10,3 tạ/ha, đến 1979 chỉ còn 8,8tạ/ha, giảm 5,0 % Nguyên nhân chính là thực trạng phong trào hợp tác xã hoá bị sa sút,yêu cầu giải quyết đủ lương thực cần thiết đặt lên hàng đầu, sản xuất lạc lúc này chủ yếumang tính tự cung, tự cấp nên cây lạc không được đầu tư phát triển
- Từ 1980-1987: Thời kỳ này diện tích trồng lạc tăng nhanh, từ 91,8 ngàn ha năm
1979 lên 237,8 ngàn ha (1987) Tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 5,6 % năm đến 24,8 % năm.Diện tích năm 1987 tăng gấp 2 lần so với năm 1980 và sản lượng tăng 2,3 lần Mặc dùdiện tích gieo trồng tăng lên nhanh chóng, nhưng năng suất không tăng, chỉ dao động 8,8-9,7 tạ/ha, sản xuất lạc lúc này còn mang tính quảng canh truyền thống
- Từ 1988-1993: Trong ba năm đầu diện tích trồng lạc giảm từ 237,8 ngàn ha (1987)xuống còn 201,4 ngàn ha (1990) giảm với tốc độ 2,0 % năm và sau đó phục hồi trở lại.Nguyên nhân chủ yếu là do mất thị trường tiêu thụ truyền thống, thị trường mới chưa kịptiếp cận, giá lạc thế giới giảm trong 2 năm 1988-1989 Trong giai đoạn 1990-1993 sản xuấtlạc có xu thế tăng về diện tích và sản lượng, song năng suất còn thấp chỉ đạt trên 0,1 tấn/ha
- Từ 1994-1998: giai đoạn này diện tích trồng lạc năm 1998 tăng 8 % so với 1994 vàsản lượng tăng (25 %) Tốc độ tăng trưởng chủ yếu là do tăng trưởng về năng suất Do chúng ta
đã tiếp cận được với thị trường quốc tế và nhu cầu cho chế biến trong nước cũng tăng lên Đếngiai đoạn 1995-2000 năng suất lạc đã có bước tăng nhảy vọt, đặc biệt năm 1999 năng suấtđạt 1,43 tấn/ha cao nhất trong giai đoạn này [18]
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Việt Nam [98], trong 10 năm trở lại đây(2000-2009), sản xuất lạc của nước ta cũng có nhiều biến động Từ 2001-2005 có sự biếnđộng lớn nhất cả về diện tích, năng suất và sản lượng Năm 2005 diện tích lạc đạt 269,6nghìn ha, năng suất đạt 18,15 tạ/ha và sản lượng là 489,3 nghìn tấn Cũng vào thời điểmnày, Việt Nam đứng thứ 12 về diện tích và đứng thứ 9 về sản lượng lạc trên thế giới
Trang 22Theo FAOSTAT (2012) [95], giai đoạn 2000-2005 diện tích, năng suất lạc có bướctiến ngoạn mục năm sau cao hơn năm trước Năm 2000 diện tích đạt 244.900 ha, năngsuất đạt 1,45 tấn/ha, nhưng đến năm 2005 diện tích đạt 269.600 ha, năng suất đạt 1,82tấn/ha đưa cây lạc đứng vào tốp 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu, đạt kim ngạch xuấtkhẩu thu 30-50 triệu USD/năm Sau đó, diện tích lạc có xu hướng giảm dần, nhưng năngsuất và sản lượng lạc lại có những chuyển biến tích cực Có được điều này là do việc đẩymạnh công tác nghiên cứu chọn tạo giống cũng như áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vàosản xuất Năm 2009, năng suất trung bình cả nước đạt 2,10 tấn/ha sản lượng đạt 485.792tấn với diện tích trồng 231,284 ha.
Bảng 1.3 Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam (2006-2010)
Diện tích (ha) 246.700 254.249 255.300 249.200 231.284Năng suất
Hiện nay, sản xuất lạc của Việt Nam được chia theo 2 miền với 8 vùng trồng lạcchính (theo tổng cục thống kê, 2010) [97]
Miền Bắc: Diện tích 156,6 nghìn ha, năng suất trung bình 19,9 tạ/ha, gồm cácvùng: đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ Trong đó, vùng BắcTrung bô là vùng có diện tích gieo trồng lạc nhiều nhất Tuy nhiên, vùng đồng bằng sôngHồng là vùng có năng suất cao nhất, đứng thứ 3 cả nước
Miền Nam: diện tích 93,4 nghìn ha, năng suất trung bình 23,1 tạ/ha, gồm các vùng:Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long Vùng Đông Nam
Bộ là vùng có sản lượng lạc lớn nhất nhưng vùng đồng bằng sông Cửu Long lại là vùng cónăng suất cao nhất đạt 33,1 tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình của cả nước 56,8%
Bảng 1.4 Diện tích, năng suất và sản lượng lạc phân bố theo địa phương
Trang 23(Nguồn: Cục thống kê, 2010) [97]
+ Vùng đồng bằng sông Hồng: lạc được trồng chủ yếu ở Vĩnh Phúc, Hà Tây, NamĐịnh, Ninh Bình, Vài năm trở lại đây, diện tích gieo trồng lạc của vùng có xu hướnggiảm nhẹ, năm 2007 diện tích đạt 32,0 nghìn ha, đến năm 2009 diện tích giảm xuống còn28,3 nghìn ha
Ngược lại với diện tích, năng suất lạc năm sau lại cao hơn năm trước, năm 2009năng suất đạt 24,0 tạ/ha và đây là vùng có năng suất lạc cao nhất so với các vùng trồng lạcmiền Bắc Tuy nhiên, sản lượng lạc của vùng giảm cùng với sự giảm diện tích và đạt 71,4nghìn tấn năm 2009 giảm 2,5 nghìn tấn so với năm 2007 và 6,5 nghìn tấn so với năm 2008
+ Vùng Đông Bắc: chủ yếu trồng ở Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Sản lượnglạc của vùng đứng thứ 2 ở Miền Bắc và đứng thứ 3 so với cả nước, năm 2009 sản lượng lạccủa vùng đạt 77,1 nghìn tấn với diện tích là 43,5 nghìn ha Tuy nhiên, năng suất lạc củavùng không cao chỉ đạt 17,7 tạ/ha, thấp hơn so với vùng Đồng Bằng sông Hồng 2,3 tạ/ha
+ Vùng Tây Bắc: Phân bố chủ yếu ở Điện Biên, Sơn La Đây là vùng có diện tíchsản lượng lạc thấp nhất cả nước, chỉ đạt 14,2 nghìn tấn trên 9,9 nghìn ha (năm 2009)
+ Vùng Bắc Trung Bộ: Đây là vùng trọng điểm trồng lạc của miền Bắc đồng thời
là vùng có diện tích và sản lượng lạc lớn nhất cả nước Diện tích gieo trồng tập trung chủyếu ở Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh Diện tích trồng lạc của vùng có xu hướng giảm nhẹnăm 2007 đạt 77,7 nghìn ha đến năm 2009 diện tích là 74,9 nghìn ha Tuy nhiên, năng
Trang 24suất có xu hướng tăng nhẹ, năm 2009 đạt 20,4 tạ/ha Do đó, sản lượng lạc của vùng cũngtăng và đạt 152,5 nghìn tấn (năm 2009)
+ Vùng duyên hải Nam Trung Bộ: Diện tích gieo trồng lạc của vùng tập trung chủyếu ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, … sản xuất lạc của vùng trong những nămgần đây cũng gặp nhiều khó khăn, năm 2009 với diện tích 24,5 nghìn ha đạt sản lượng50,7 nghìn tấn
+ Vùng Đông Nam Bộ: phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Thuận, BìnhDương Đây là vùng có diện tích, năng suất và sản lượng lạc đứng thứ 2 cả nước Ba nămtrở lại đây (2007-2009), diện tích, năng suất, sản lượng lạc của vùng đều tăng, năm 2009diện tích là 45,8 nghìn ha, với năng suất là 25,3 tạ/ha, sản lượng đạt 91,0 nghìn tấn
+ Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: Tuy là vùng có diện tích gần thấp nhất cảnước (12,9 nghìn ha năm 2009) nhưng là vùng có năng suất cao nhất cả nước (đạt 33,1tạ/ha năm 2009) Qua số liệu thống kê ta thấy: trình độ thâm canh và sản xuất lạc củanước ta không đều, giữa các vùng có chênh lệch lớn và phần khác là do điều kiện thời tiếtkhí hậu giữa các vùng Nhiều nơi năng suất đạt khá cao như đồng bằng Sông Cửu Long,đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ Bên cạnh đó còn có những vùng có năng suấtthấp như Tây Bắc, Tây Nguyên
Về tình hình tiêu thụ lạc ở Việt Nam, từ khi người Việt Nam biết trồng cây lạc, chủyếu sản phẩm dùng trực tiếp làm thực phẩm Cùng với sự phát triển của kinh tế và đời sống,chúng ta không chỉ dừng lại ở sử dụng lạc làm thực phẩm trực tiếp, xu thế phải đẩy mạnhviệc chế biến lạc nhất là chế biến dầu lạc Tuy nhiên, cũng phải đến cuối thế kỷ 20 lĩnh vựcnày mới được đẩy mạnh Hiện nay, Việt Nam có 9 nhà máy ép và luyện dầu thực vật.Trong đó, có 3 nhà máy công suất đạt trên 100000 tấn sản phẩm/năm là: Nhà Bè, Cái Lân,Vũng Tầu Còn lại là các nhà máy đạt công suất từ 10000-30000 tấn/năm
Theo tính toán của FAO [94], lượng lạc tiêu thụ bình quân trên đầu người của ViệtNam năm 2005 là 11,1 g/người/năm tăng gấp đôi lượng tiêu thụ năm 2000 Điều này đã chỉ
ra rằng lạc, và sản phẩm chế biến từ lạc vẫn là thực phẩm quý, càng ngày càng được ưachuộng Bên cạnh tiêu thụ trong nước, lạc cũng là một trong mặt hàng nông sản xuất khẩu
Trang 25có giá trị, mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước Trong vòng 10 năm (1991- 2000),Việt Nam đứng thứ tư về xuất khẩu lạc, tổng sản lượng xuất khẩu là 127 nghìn tấn.
Những năm gần đây (2001-2005), trung bình kim ngạch xuất khẩu lạc của ViệtNam đạt trên 50 triệu USD và lạc được xếp vào một trong các mặt hàng xuất khẩu tiêubiểu của cả nước Năm 2002, nước ta xuất khẩu trên 100 nghìn tấn lạc Tuy nhiên, dochất lượng lạc nước ta thấp trong khi thị trường thế giới bấp bênh nên xuất khẩu lạcnhân từ năm 2002 đến nay giảm mạnh Năm 2006, xuất khẩu lạc nhân của Việt Namđạt khoảng 14,6 nghìn tấn với kim ngạch gần 14 triệu USD giảm 73 % về lượng vàgiảm 57,44 % về trị giá so với năm 2005 và giảm tới 7 lần so với lượng lạc xuất khẩucủa năm 2002
Ở Việt Nam lạc được xuất khẩu chủ yếu sang một số nước như Thái Lan,Malaysia, Singapore Trong đó, năm 2006, Thái Lan là thị trường nhập khẩu lạc nhân lớnnhất của Việt Nam với >11,44 nghìn tấn Malaysia là thị trường lớn thứ 2 với >1,4 nghìntấn lạc Xuất khẩu lạc của Việt Nam mang đậm tính mùa vụ, tập trung vào các tháng:tháng 2, tháng 3, tháng 6 và tháng 7 Năm nay, quy luật này cũng không thay đổi tuynhiên lượng lạc xuất khẩu hàng tháng giảm mạnh [92]
Mặc dù thị trường lạc nhân thế giới bấp bênh nhưng xuất khẩu lạc nhân là mộtngành hàng nông sản khá tiềm năng do nhu cầu của thị trường thế giới lớn Chính vì vậy,cần đẩy mạnh phát triển sản xuất lạc, nâng cao năng suất và chất lượng lạc và coi đây làmột mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng Để làm được điều này, nước ta cần phảiđầu tư nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách rộng rãi vào sản xuấttrên cơ sở áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, kinh nghiệm của các nước trên thếgiới Cụ thể phải xác định được các giống lạc phù hợp với địa hình đất đai, khí hậu cũngnhư tập quán canh tác mà bố trí cho hợp lý nhằm đạt năng suất cao nhất, khuyến khíchnông dân duy trì và mở rộng diện tích trồng lạc
1.1.3 Tình hình sản xuất lạc tại Hà Tĩnh và huyện Nghi Xuân
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ có điều kiện khí hậu đặc biệt mangtính chuyển tiếp giữa Miền Bắc và Miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình
và có mùa đông lạnh giá của Miền Bắc, Hà Tĩnh có hai mùa rõ rệt, mùa hè từ tháng 4 đếntháng 10 mùa này nóng khô hạn kéo dài kèm theo nhiều đợt gió tây nam khô nóng, nhiệt
Trang 26độ có thể lên tới 400c, khoảng cuối tháng 7 đến tháng 10 thường có nhiều cơn bão xuấthiện kèm theo mưa lớn kéo dài gây ngập úng, lũ lụt mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4năm sau mùa này chủ yếu gió mùa đông bắc kèm theo khí lạnh và mưa phùn, nhiệt độ cóthể xuống tới 70c Cùng với sự phát triển sản xuất lạc của Việt Nam,sản xuất lạc ở HàTĩnh cũng có những chuyển biến tích cực.
Trên địa bàn tỉnh đã hình thành bộ giống lạc chủ lực L14, L23, V79 cho năng suấttrên 23,5 tạ/ha và hiện đang được áp dụng rộng rãi ở các địa phương có diện tích lớn nhưHương Sơn, Hương Khê, Thạch Hà, Vũ Quang Cơ cấu vụ Xuân là vụ chính, đối với lạc
vụ Hè thu và vụ Thu đông chủ yếu đóng vai trò sản xuất giống gối vụ [6]
Trang 27Bảng 1.5 Tình hình sản xuất lạc của tỉnh Hà Tĩnh
Diện tích nghìn ha 20,5 20,6 19,9 19,4 18,0 17,1 17,3Năng suất tạ/ha 18,00 21,65 21,56 21,13 21,39 20,94 23,56Sản lượng nghìn tấn 36,90 44,60 42,90 41,00 38,50 35,80 40,76
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việtt Nam) [6] [97]
Nhìn vào bảng số liệu 3 ta thấy: Diện tích đất trồng lạc giảm qua các năm Năm
2009 là 19,9 nghìn ha, năm 2010 là 19,4 nghìn ha giảm 0,5 nghìn ha tương ứng giảm 2,51
% so với năm 2009 Năm 2011 là 18 nghìn ha giảm 7,22 % nghìn ha so với năm 2010.Diện tích trồng lạc của tỉnh giảm là do Hà Tĩnh mới lên thành phố đang chú tâm phát triểncông nghiệp hóa, một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển sang để phát triển các khucông nghiệp, xí nghiệp, du lịch, Làm cho diện tích trồng lạc của toàn tỉnh cũng có xuhướng giảm
Diện tích, sản lượng thay đổi làm cho năng suất lạc những năm qua có nhiều biếnđộng Hà Tĩnh vẫn còn là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp, kinh tế chậm phát triển, cơcấu kinh tế lạc hậu, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, tốc độ phát triển kinh tế chưa tươngxứng với tiềm năng và thế mạnh của một tỉnh đồng bằng có điều kiện phát triển kinh tếtoàn diện [6]
Về diện tích trồng lạc, hà Tĩnh là một trong những tỉnh trọng điểm của nước ta,diện tích gieo trồng lạc đứng hai của Miền Bắc và thứ 2 cả nước sau Nghệ An(số liệu năm2013) Diện tích lạc dang có xu hướng giảm dần qua từng năm: Năm 2007 diện tích lạccủa Hà Tĩnh đạt 20,5 ha, nhưng năm 2012 giảm xuống chỉ còn 17,1 ha giảm 3,4 ha Diệntích trồng lạc bị giảm là do người dân đã đưa cây trồng mới vào sản xuất trong điều kiện
vụ Xuân như: dưa hấu, bí xanh, dưa chuột Mặc dầu chi phí ban đầu cao hơn trồng lạcnhưng trồng nhuững loại cây này có thị trường tiêu thụ lớn, vào mùa thu hoạch có thươnglái đến tận ruộng thu mua, giá bán cao, thu nhập Cao hơn nhiều so với trồng lạc [97]
Về năng suất lạc: Theo thống kê của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, trongmột thời gian dài từ năm 1980 đến năm 1997 năng suất lạc của Hà Tĩnh chỉ giao độngtrên 10 tạ/ha, chưa vượt qua ngưỡng 11 tạ/ha, thấp hơn nhiều so với năng suất toàn quốc.Nhưng năm 2007 trở lại đây năng suất lạc của Hà Tĩnh tăng lên đáng kể, Cao nhất là năm
Trang 282013 năng suất lạc đạt 23,56 tạ/ha, thấp nhất là 18,00 tạ/ha vào năm 2007.Năng suất lạccủa Hà Tĩnh tương đương với năng suất cả nước qua từng năm [98].
Cây Lạc ở Hà Tĩnh được trồng ở cả 3 vụ trong năm, trong đó vụ xuân là vụ lạcchính, thời vụ gieo từ 10/1 đến 20/2, thu oạch vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 Là vụ có điềukiện thời tiết thuận lợi để cây lạc sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao nhất Hạnchế lớn nhất của vụ Đông Xuân là thời vụ gieo trồng trùng vào giai đoạn nhiệt độ cũngnhư ẩm độ không khí thấp nên hạn chế khả năng nảy mầm của hạt lạc Thời kỳ chín trùngvới những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao,có thể có gió tây nam khô nóng, xen kẽ vớinhững đợt mưa(lũ tiểu mạn) dễ làm cho cây lạc bị khô, chín ép, cungxcos thể bị mọc mầmtrên đồng ruộng làm giảm năng suất cũng như phẩm chất lạc Vụ Hè Thu thời vụ gieo từ20/6 đến 25/7, vụ Thu Đông thời vụ gieo từ 15/8 đến 20/9 thu hoạch vào tháng 2 Khókhăn lớn nhất của vụ lạc Thu Đông là thời vụ gieo trồng trùng với thời kỳ mưa bão, cácđợt ra hoc có thể trùng vào xuất hiện các cơn gió mùa Đông Bắc sớm dẫn đến khả năngthụ phấn kém
Giống lạc được trồng ở Hà Tĩnh là các giống như V79, L14, sen lai, TB25… đây làcác giống tốt có tiềm năng năng suất cao Song do công tác bảo quản giống không tốt nênchất lượng giống không đảm bảo, cách thức chọn và để giống chủ yếu là tại nông hộ, dochính người dân tiến hành, do đó năng suất lạc còn hạn chế
1.2 Cơ sở khoa học nâng cao năng suất cây trồng
1.2.1 Một số cơ sở lý luận về yếu tố hạn chế năng suất cây trồng
Năm 1840, Liebig phát hiện ra yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất cây trồng.Định luật được phát biểu: “Chất có hàm lượng tối thiểu điều khiển năng suất, xác định sảnlượng và ổn định mùa màng theo thời gian” [52]
Định luật hạn chế năng suất cây trồng có thể mở rộng đối với các yếu tố ngoạicảnh như nhiệt độ, nước, ánh sáng Mặc dù đủ các yếu tố về phân bón nhưng thiếu nướcthì việc cung cấp nước sẽ quyết định năng suất của cây trồng Nhiệm vụ của các nhà khoahọc nghiên cứu ngành trồng trọt là phải tìm ra được các yếu tố hạn chế, yếu tố hạn chếnày được giải quyết thì phát sinh yếu tố mới Muốn đầy đủ và giúp cho việc bón phân cóhiệu quả thì định luật này được mở rộng như sau: “Năng suất cây trồng phụ thuộc vàochất dinh dưỡng nào có hàm lượng dễ tiêu thấp nhất so với yêu cầu của cây trồng” [22]
Trang 29Theo Trần Văn Lài (1993) [37] những yếu tố hạn chế năng suất lạc ở Việt Nam là:thiếu giống có năng suất cao, đất trồng lạc thiếu dinh dưỡng, hàm lượng chất hữu cơ vàmùn thấp, pH thấp (hoặc cao), vi sinh vật ít, hiệu quả phòng trừ sâu bệnh hại lạc chưa cao.Trong rất nhiều các yếu tố hạn chế đó, yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất lạc có ảnhhưởng trực tiếp và đáng kể
1.2.2 Biện pháp kỹ thuật điều khiển nâng cao năng suất cây trồng
Qua các cơ sở lý luận trên, việc nghiên cứu nâng cao năng suất cây trồng, mà mụctiêu chủ yếu là năng suất kinh tế, phải bảo đảm một cách động và tổng hợp theo cách tiếpcận hệ thống trong mối liên hệ giữa hệ sinh thái đồng ruộng với các hệ sinh thái khácxung quanh nó để tìm ra con đường điều chỉnh nâng cao năng suất và chỉ đạo kỹ thuật sảnxuất cụ thể [52] Sau đây chỉ đề cập đến các biện pháp kỹ thuật trồng trọt để điều khiểncây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất, sản lượng cao như sau:
1.2.2.1 Biện pháp sử dụng phân bón
Phân bón là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp hiện đại Nó chiếm tỷ lệlớn trong năng suất cây trồng Chu trình trao đổi vật chất trong các hệ sinh thái nôngnghiệp cũng tuân theo định luật bảo toàn vật chất giống như các hệ sinh thái khác Tuynhiên, đặc trưng riêng nổi bật của hệ sinh thái nông nghiệp là dòng vật chất không khépkín Một phần vật chất tạo ra trong quá trình trao đổi vật chất của hệ, là năng suất, đượcchuyển đến các hệ sinh thái khác Do đó, phân bón là sự bổ sung vật chất - năng lượngvào chu trình trao đổi vật chất-năng lượng của hệ Trong thực tiễn sản xuất như chúng ta
đã biết, hàng năm chúng ta thu hoạch một khối lượng lớn nông sản, nên đã mang đi khỏiđất một lượng khá lớn dưỡng chất cần thiết cho cây trồng Vì vậy để tiếp tục thu đượchiệu quả kinh tế cao trong những năm tiếp theo người sản xuất hàng năm cũng phải bổsung cho đất một lượng lớn chất dinh dưỡng thông qua việc bón phân
Theo Bùi Đình Dinh (1998) [22], ở Việt Nam phân bón đóng góp vào việc tăngtổng sản lượng 38-40 % Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy với lúa xuân, phân bónđóng góp khoảng 37 % và với lúa mùa là 21 % vào việc tăng sản lượng [8] Như vậy,muốn cải tạo độ phì nhiêu của đất không còn con đường nào khác là phải bón phân [4]
Phân bón là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng vàphát triển cũng như khả năng hình thành năng suất của tất cả các cây trồng nông nghiệp
Trang 30[75] Tuy nhiên, tác dụng tích cực của phân bón đến năng suất và phẩm chất của cây trồngcũng như môi trường đất và nước chỉ thể hiện khi được sử dụng một cách cân đối và hợp
lý [72], [83], [87]
Một vấn đề tồn tại phổ biến hiện nay trong sử dụng phân bón là người sản xuấtphần lớn còn thiếu hiểu biết về đất, phân bón nên đã đầu tư mất cân đối Do đó, vấn đềđặt ra là sử dụng phân bón phải trên quan điểm sử dụng phân bón phối hợp cân đối mớiđảm bảo được tính bền vững của hệ thống canh tác
Theo nhiều tác giả [9], [22], [34], [53], [72] nền tảng của quản lý tổng hợp dinhdưỡng cây trồng là bón phân cân đối và hợp lý Bón phân cân đối là bón phân đảm bảo cânđối tỷ lệ giữa hữu cơ và vô cơ, cân đối giữa các nguyên tố đa lượng N:P:K, cân đối giữa cácnguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng, cân đối về nhu cầu và lượng hút của câytrồng, cân đối giữa các chất dinh dưỡng tại các thời kỳ sinh trưởng khác nhau, cân đối giữacác điều kiện tự nhiên liên quan đến hiệu lực phân bón (như nước, ánh sáng, ) cũng nhưcân đối trong mối quan hệ với từng loại cây trồng trong một hệ thống luân canh
Khái niệm cân đối là một khái niệm cụ thể và luôn biến động nên hệ thống sử dụngphân bón phối hợp cân đối luôn có bốn tính cơ bản là: tính cụ thể, tính mục tiêu, tính thờiđiểm và tính gần đúng Do vậy, bón phân hợp lý là điều khiển để tạo sự cân đối giữa nhu cầucủa cây và sự cung cấp từ đất và phân bón, tuân thủ theo bốn tính cơ bản của hệ thống [36]
Đối với cây lạc, theo Kanwar (1983) đã kết luận: chỉ cần bón cân đối thôi đã có thểtăng sản lượng lạc lên rất nhiều [11]; Theo Nguyễn Thị Dần (1995) và Nguyễn Văn Bộ(1999) tỷ lệ N:P:K thích hợp cho lạc là 1:3:2 [19], [10] và bón lót và bón thúc lần 1 khicây có 3 lá thật tất cả lượng phân đạm là hiệu quả nhất vì giai đoạn này sự cộng sinh của
vi khuẩn nốt sần trên rể lạc chưa hoàn thành nên cây lạc rất khủng hoảng đạm
Kết quả tổng kết của FAO trên phạm vi toàn thế giới cho thấy bón phân không cânđối có thể làm giảm năng suất tới 20-50 % [68] Theo Bùi Huy Hiền (1997) [31] thì trong
20 năm qua việc sử dụng phân bón trong thâm canh cây trồng ở nước ta diễn ra sự mất cânđối nghiêm trọng giữa N, P và K Tỷ lệ sử dụng kali thấp hơn nhiều so với đạm và lân.Cũng theo tác giả này thì việc sử dụng phân bón không cân đối đã hạn chế đáng kể năngsuất cây trồng, giảm hiệu lực sử dụng phân bón và gây lãng phí Nguyên nhân là bón phânkhông cân đối làm cho lượng dinh dưỡng trong đất biến động mất cân đối dẫn đến giảm
Trang 31năng suất và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh phát triển của một số loại bệnh hại [1].Trong thực tế sản xuất, hàng năm lượng dinh dưỡng trong đất bị mất đi rất đáng kể thôngqua nhiều con đường và đây chính là nguyên nhân chính làm suy giảm sức sản xuất của đất.
Theo Oldeman (1990) [77], trong thời gian 1945-1990, sự suy kiệt dinh dưỡngtrong đất do mất cân đối giữa lượng bón vào và lượng cây trồng lấy đi đã làm cho 20,4triệu ha đất bị thoái hoá nhẹ, 18,8 triệu ha bị thoái hoá vừa và 6,6 triệu ha bị thoái hoánghiêm trọng Tại châu Á, quá trình trên cũng làm thoái hoá đất ở các mức tương ứng là4,6; 9,0 và 1,0 triệu ha, tại Nam Mỹ tương ứng là 24,5; 31,1 và 12,6 triệu ha
1.2.2.2 Biện pháp bố trí thời vụ
Thời tiết, khí hậu (nước, ánh sáng, nhiệt độ, không khí) là những yếu tố sinh thái ảnhhưởng quan trọng đến sự phát triển của cây trồng nói chung cũng như năng suất của câytrồng nói riêng Các nhân tố sinh thái có ảnh hưởng khác nhau lên cơ thể sống, nó có thể làcực thuận với quá trình này nhưng lại ít thuận lợi hay gây nguy hiểm cho quá trình khác
Mỗi loại cây trồng có những đòi hỏi riêng với từng thành phần khí hậu trong từngthời kỳ phát triển Tác động của các yếu tố khí hậu đến năng suất thường là các tác độngtổng hợp Các nhân tố gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một tổ hợp sinh thái, mỗi nhân
tố sinh thái chỉ có thể biểu hiện hoàn toàn tác động của nó khi các nhân tố khác đang hoạtđộng đầy đủ
Vì vậy, bố trí thời vụ gieo trồng hợp lý là giải pháp quan trọng bảo đảm cây trồngsinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao Ví dụ, nước là yếu tố rất quan trọng đối với
sự sinh trưởng và đặc biệt là sự vận chuyển các chất hữu cơ từ thân, lá về các cơ quan dựtrữ (hạt, củ, quả, bắp ) Nếu gặp hạn sẽ làm ngừng sự vận chuyển chất hữu cơ cũng như
có thể làm thay đổi chiều hướng dòng vận chuyển
1.2.2.3 Biện pháp bố trí mật độ cây trồng
Chúng ta có thể coi ruộng cây trồng như là một hệ quang hợp đồng nhất Hệ quanghợp đó là một quần thể bao gồm nhiều cá thể cây trồng cấu tạo nên, vì vậy cấu trúc của hệrất phức tạp Có sự mâu thuẫn giữa quần thể và cá thể, giữa cá thể này với cá thể khác Vìvậy các biện pháp kỹ thuật tác động vào quần thể, phải dẫn đến một quần thể tối ưu vềmặt quang hợp
Trang 32Đối với lạc, trồng dày hàm lượng protein và hàm lượng dầu trong hạt cũng giảmthấp [57] Trồng quá dày vừa lãng phí giống, đồng thời sẽ dẫn tới giảm số quả/cây, giảmkích thước, khối lượng hạt, mật độ quá dày đồng nghĩa với việc sâu bệnh hại với mức độlớn hơn [59], [73], [82] Như vậy chúng ta phải tạo ra cấu trúc quần thể tốt, có lợi choquang hợp Muốn như vậy trong trồng trọt, mỗi loại cây trồng, giống cây trồng, chúng taphải căn cứ vào điều kiện cụ thể của đất đai, thời vụ và trình độ thâm canh để định ra mật
độ trồng thích hợp nhất để điều khiển sinh trưởng và phát triển của quần thể theo hướngyêu cầu mục đích của người trồng trọt [28]
1.2.2.4 Biện pháp bảo vệ thực vật
Việc phòng trừ sâu bệnh kịp thời sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốtgóp phần tăng năng suất kinh tế Trên đồng ruộng sâu bệnh hại cây trồng thường tấn cônggây hại trên lá, cành làm giảm diện tích lá, ảnh hưởng hoạt động quang hợp của cây trồng;gây hại trên thân, gốc rễ giảm mật độ quần thể cây trồng, …đã làm kìm hãm trực tiếp đến
sự sinh trưởng và phát triển cây trồng, gây giảm năng suất và sản lượng nông sản
Theo ước tính hiện nay, sâu bệnh gây thiệt hại trung bình khoảng 11-12 % về năngsuất và sản lượng nông sản, còn thiệt hại do sâu bệnh gây mất trắng nhiều ruộng cây trồnghàng năm trên thế giới vẫn thường xảy ra Để giảm thiệt hại do dịch hại gây ra, con ngườiphải đầu tư thêm kinh phí để tiến hành các biện pháp phòng trừ, trong đó biện pháp phòngtrừ hoá học được coi là quan trọng Tuy nhiên, để công tác phòng trừ sâu bệnh kịp thời cóhiệu quả chúng ta phải hiểu thấu đáo giữa thuốc bảo vệ thực vật, dịch hại và điều kiệnngoại cảnh; phải kết hợp hài hoà giữa biện pháp hoá học với các biện pháp bảo vệ thựcvật khác trong hệ thống phòng trừ tổng hợp [44]
Theo nhóm chuyên gia của tổ chức nông lương thế giới (FAO) “Quản lý dịch hạitổng hợp” là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường vànhững biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện phápthích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra nhữngthiệt hại kinh tế [96] Vì vậy, để có một nền nông nghiệp phát triển bền vững, bắt buộcphải chuyển từ nông nghiệp truyền thống chủ yếu dựa và đất, sang một nền nông nghiệp
Trang 33thâm canh “dựa vào phân bón” với giống mới, năng suất và chất lượng cao kết hợp vớiphòng trừ dịch bệnh cho cây trồng [9].
1.3 Một số kết quả nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam
1.3.1 Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc trên thế giới
1.3.1.1 Nghiên cứu về mật độ và khoảng cách gieo trồng lạc
Các biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất lạc là một trong những vần đềhết sức quan trọng trong quá trình sản xuất Vấn đề này được các nhà khoa học trên thếgiới hết sức quan tâm nghiên cứu
Mật độ trồng là một trong số những yếu tố cấu thành năng suất lạc, nhiều nghiêncứu đã chứng minh rằng tác động vào mật độ trồng là một trong những yếu tố kỹ thuậtquan trọng nhất để tăng năng suất lạc Tùy thuộc vào các điều kiện canh tác, điều kiệnmùa vụ và các giống lạc khác nhau thì mật độ khoảng cách trồng lạc là khác nhau
A’Brook (1996) [55] cho rằng mật độ trồng lạc quá cao, trồng dày làm tỷ lệ bệnh hại
lá, và môi giới truyền bệnh tăng, năng suất không tăng so với trồng ở mật độ trung bình
Theo lời dẫn của Nguyễn Thị Hiền (2008) [32], tại Ấn Độ (Kumar và Ventakachary,1971), họ cho rằng trồng lạc trong điều kiện nhờ nước trời thì khoảng cách 30,0 x 7,5 cm làtốt nhất Ở Mỹ (Sturkie và Buchanan, 1973) cho rằng lạc có năng suất cao nhất khi trồngvới khoảng cách (45-68cm) x (10-15 cm) Trong điều kiện có tưới thì khoảng cách trồng là(22,5 x 10 cm) tương đương mật độ 44 cây/m2 đạt năng suất cao nhất (Jagannathan, 1974)
Khi nghiên cứu mật độ, khoảng cách trồng lạc đối với các loại hình khác nhau,Reddy (1982) [79] cho rằng tỷ lệ hạt gieo phải phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng 100 hạt,
độ rộng giữa các hàng và khoảng cách giữa các cây trong hàng Loại hình Spanish thânbụi khuyến cáo khoảng cách trồng là 30 x 10 cm, lượng hạt gieo 100-110 kg/ha, mật độtrồng tương đương 33,3 vạn cây/ha Với loại hình thân bò Viginia thì khoảng cách trồng
là 30 x 15 cm, lượng hạt 95-100 kg/ha và mật độ 22,2 vạn cây/ha
Ở miền Bắc Trung Quốc mật độ thích hợp của giống lạc thuộc kiểu hình Virginiađược gieo trồng trong vụ xuân như: Luhua 4, Hua 17 trên đất có độ phì trung bình thì mật
độ khoảng 220.000-270.000 cây/ha, còn đối với đất giàu dinh dưỡng mật độ là
Trang 34200.000-240.000 cây/ha Các giống lạc thuộc loại hình Spanish như Baisha 1016, Luhua 8, 12, 13
và 15 thì mật độ trồng là 360.000-420.000 cây/ha Trong điều kiện trồng phụ thuộc vàonước trời mật độ là 300.000-380.000 cây/ha Còn miền Nam Trung Quốc với giống đứngcây trồng trong vụ xuân trên, đất đồi hoặc trong vụ lạc thu ở đất lúa mật độ trồng thíchhợp là 270.000-300.000 cây/ha (Ngô Thế Dân và CS, 1999) [17]
Thái Lan hiện nay đang áp dụng phương pháp gieo thích hợp là khoảng cách hàng30-60, khoảng cách cây là 10-20 cm, gieo 1-2 hạt/hốc, mật độ gieo 150000-250000 cây/ha(Sanun Jogloy, Tugsina Sansaya wichai, 1996) [81] Áp dụng kĩ thuật trồng lạc với luốnghẹp giúp cho việc tưới tiêu nước hiệu quả hơn và làm tăng năng suất 10 %, biện pháp kỹthuật này hiện được áp dụng phổ biến ở Trung Quốc (XuZeyong 1992) [88]
Qua kết quả nghiên cứu về mật độ trồng lạc ở một số nước thấy rằng việc trồngdày không làm tăng năng suất quả đối với các loại hình Viginia thân bụi và thân bò,nhưng lại làm tăng năng suất loại hình Spanish thân bụi và thân đứng Các nước có trình
độ cơ giới hoá cao, để phù hợp với điều kiện thi công cơ giới người ta trồng lạc vớikhoảng cách hàng rộng (60-75 cm) Vì vậy để đảm bảo năng suất lạc, phải sử dụng bộgiống có thân bụi hoặc nửa bò, thời gian sinh trưởng tương đối dài và tăng mật độ bằngcách thu hẹp khoảng cách giữa các cây (Reddy P.S 1982) [79]
1.3.1.2 Nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho cây lạc
Các nghiên cứu về bón phân cho lạc bao gồm cả liều lượng, kỹ thuật bón và loạiphân bón ở các điều kiện đất đai trồng trọt khác nhau cũng được tiến hành Điều này gópphần đáng kể trong việc nâng cao năng suất, sản lượng lạc của các nước trên thế giới
- Những nghiên cứu về liều lượng đạm bón:
Xung quanh vấn đề này còn nhiều điều đang còn tranh cãi Các nhà khoa học đềukhẳng định, cây lạc cần một lượng N lớn để sinh trưởng, phát triển và tạo năng suất,lượng N này chủ yếu được lấy từ quá trình cố định đạm sinh học ở nốt sần
Theo William (1979) [86], trong điều kiện tối ưu, cây lạc có thể cố định được
200-260 kg N/ha, do vậy có thể bỏ hẳn lượng N bón cho lạc
Nghiên cứu của Reddy và cs (1988) [80], thì lượng phân bón là 20 kg N/ha trênđất Limon cát có thể đạt năng suất 3,3 tấn quả/ha trong điều kiện các yếu tố khác tối ưu
và chỉ khi nào muốn đạt được năng suất cao hơn mới cần bón thêm đạm
Trang 35Kết quả của hơn 200 cuộc thử nghiệm trên các loại đất khác nhau ở Ấn Độ đã chỉ
ra rằng, khi sử dụng 20 kg N/ha lạc không làm tăng năng suất quả (Mann H.S 1965) [71],(Tripathi H.P and Moolani M.K, 1971) [84] Tuy nhiên, khi tăng lượng đạm là 40 kg N/hatrong điều kiện ẩm độ đất tối ưu thì lại đem lại kết quả (Choudary W.S.K 1977) [63],(Jayyadevan R and Sreendharan C) [69]
- Những nghiên cứu về bón lân cho lạc:
Lân là yếu tố dinh dưỡng cần thiết đối với cây lạc, đem lại năng suất cao và chấtlượng tốt Theo Nasr-Alla et al [74], khi tăng tỷ lệ P và K riêng lẻ hoặc phối hợp thì sẽlàm tăng số cành trên cây và năng suất quả trên cây
Tương tự, Ali và Mowafy cũng chỉ ra rằng khi bón thêm phân lân làm tăng đáng kểnăng suất hạt và tất cả những thuộc tính của nó [58] Thêm vào đó, El-far and Ramadan[82] cũng cho biết, khi tăng lượng lân bón sẽ làm tăng trọng lượng thân cây, tăng sốlượng và khối lượng của quả và hạt trên cây, trọng lượng 100 hạt và tỷ lệ dầu trong hạtcũng tăng Khi tăng lượng phân lân từ 30-60 kg P2O5/fad làm tăng đáng kể trọng lượngkhô của toàn cây Điều này được giải thích do hàm lượng lân giúp cho hệ rễ lạc phát triểnmạnh hơn, tăng khả năng hút nước và chất dình dưỡng Từ đó, giúp đồng hóa tốt hơn thểhiện ở sự gia tăng sinh khối Về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất lạc thì khităng lượng lân 30-60 kg P2O5/fad thì làm tăng số quả và số hạt/cây, tăng trọng lượng quả
và hạt/cây, trọng lượng 100 hạt và tỷ lệ dầu trong hạt cũng tăng cao Điều này được lýgiải là do hiệu quả của lân liên quan đến việc gia tăng số lượng và kích thước nốt sần từ
đó giúp cho quá trình đồng hóa N tốt hơn
Hơn nữa, lân là thành phần quan trọng trong cấu trúc của axit nucleic, giúp hoạthóa các quá trình hoạt hóa trao đổi chất Sử dụng 46,6 kg/fad P2O5 và 36 kg/fad K2O đãcho hiệu quả cao nhất về năng suất và tất cả các thuộc tính của nó [65] Vai trò của phânlân đến năng suất và chất lượng lạc được ghi nhận ở nhiều quốc gia
Ở Ấn Độ tổng hợp từ 200 thí nghiệm trên nhiều loại đất đã kết luận rằng: bón 14,5
kg P2O5/ha cho lạc nhờ nước trời năng suất tăng 201 kg/ha, trên đất Limon đỏ nghèo N, Pbón 15 kg P2O5/ha năng suất tăng 14,7 % Đối với loại đất Feralit mầu nâu ở Madagasca,lân là yếu tố cần thiết hàng đầu Nhờ việc bón lân ở liều lượng 75 kg P2O5/ha năng suấtlạc có thể tăng 100%, theo IG.Degens, 1978 cho rằng chỉ cần bón 400-500 mg P/ha đã
Trang 36kích thích được sự hoạt động của vi khuẩn Rhizobium Vigna sống cộng sinh làm tăng khối
lượng nốt sần hữu hiệu ở cây lạc
Tại tất cả các vùng của Ấn Độ khi bón kết hợp 30 kg/ha N và 20 kg/ha P làm tăngnăng suất lạc lên gấp hai lần so với bón riêng 30 kg N/ha (Kanwar JS, 1978) [70] TạiSenegan phân lân bón cho lạc có hiệu lực trên nhiều loại đất khác nhau bón với lượng 12-
14 kg P2O5/ha đã làm tăng năng suất quả lên 10-15 % so với không bón Phân lân không
có hiệu quả chỉ khi hàm lượng lân dễ tiêu trong đất đạt >155 ppm
Ở Trung Quốc thường bón supe photphat và canxi photphat Phân lân Supephotphat có 18 % hàm lượng nguyên chất, phân giải nhanh Loại phân này bón trên đấttrồng lạc có độ phì trung bình và mang tính kiềm thì sẽ đạt năng suất cao Phân canxiphotphat, phân giải chậm phù hợp với đất trồng lạc có độ phì trung bình, đất chua (NgôThế Dân và cs., 1999) [17]
- Nghiên cứu về bón kali cho lạc:
Bón kali cho đất có độ phì từ trung bình đến giàu đã làm tăng khả năng hấp thu N
và P của cây lạc Theo Ngô Thế Dân và cs., 1999 [17], bón 25 kg K/ha cho lạc đã làmtăng năng suất lên 12,7 % so với không bón
Suba Rao (1980) cho biết ở đất cát của Ấn Độ bón với tỷ lệ K:Ca:Mg là 4:2:0 là tốtnhất Theo Reddy (1988) [80] trên đất limon cát vùng Tyrupaty trồng lạc trong điều kiệnphụ thuộc vào nước trời, năng suất tăng khi bón kali với lượng 66 kg K2O/ha Mức bón để
có năng suất tối đa là 83,0 kg K2O/ha và có hiệu quả nhất là bón 59,9 kg K2O/ha
- Nghiên cứu về bón canxi (Ca) cho lạc: vôi là một nhân tố không thể thiếu khitrồng lạc, vôi làm thay đổi độ chua của đất Đất trồng lạc thiếu Ca sẽ dẫn đến giảm quátrình hình thành hoa và tia, dẫn đến củ bị ốp và cũng làm phôi hạt bị đen Ca làm giảmhiện tượng phát triển không đầy đủ của noãn, tăng số quả/cây, dẫn đến tăng năng suất
Theo Ngô Thế Dân và cs., 1999 [17], ở Trung Quốc vôi bón cho đất chua làm trunghòa độ pH của đất, cải thiện phần lý tính của đất và ngăn ngừa sự tích lũy của độc tố do Al
và các nhân tố khác gây nên Bón vôi với liều lượng 375 kg/ha cho đất nâu ở Weihai đã làmtăng năng suất quả lạc 4,61 tấn/ha, tăng 11,8 % so với đối chứng không bón vôi Có thểthấy có rất nhiều nghiên cứu về việc sử dụng riêng lẻ từng yếu tố phân bón cho cây lạc Tuynhiên, nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy bón phân cân đối mang lại hiệu quả kinh tế cao
Trang 37ở nhiều nước cho nhiều loại cây trồng nói chung trong đó có lạc Theo kỹ thuật này, việcbón N-P-K cân đối về liều lượng, dựa theo yêu cầu của cây trồng, khả năng cung cấp củađất và hiệu ứng của phân bón.
Các kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy bón N, P, K kết hợp làm tăng khảnăng hấp thu đạm của cây lên 77,33 %; lân lên 3,75 % so với việc bón riêng lẻ, tỷ lệ bónthích hợp nhất là 1:1,5:2 Để thu được 100 kg lạc quả cần bón 5 kg N, 2 kg P2O5 và 2,5 kgK2O cho 1 ha (Duan Shufen 1998) [64]
Nghiên cứu của N Ramesh Babu, S Rami Reddy, GHS Reddi và DS Reddy [76],trên đất sét pha cát của vùng Tirupati Campus cho thấy, số quả chắc trên cây đạt cao nhấtkhi sử dụng 60 kg N, 40 kg P và 100 kg K trên 1 ha
Ngoài ra với các loại đất có độ phì trung bình và cao, mức đạm cần bón phải giảm
đi 50 % và tăng lượng lân cần bón lên gấp 2 lần Bón phối hợp 10-40 kg N, 30-40 P2O5,20-40 K2O cho 1 ha là mức bón tối ưu cho lạc ở Ấn Độ (Xuzeyong, 1992) [88]
1.3.2 Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc ở Việt Nam
1.3.2.1 Nghiên cứu về bố trí thời vụ gieo lạc
Trồng lạc ở Việt Nam có nhiều vụ, do điều kiện khí hậu thời tiết, loại đất, chế độcanh tác, … ở mỗi vùng khác nhau nên mùa vụ cũng có sự khác nhau Ở các tỉnh phíaBắc tuy có 2 vụ lạc, nhưng vụ lạc chính lại là vụ lạc xuân từ tháng 1 đến tháng 6, 7 còn vụlạc thường gieo váo các tháng 7, 8 và thu hoạch vào tháng 11, 12 hàng năm, nhất là vùngđồi cao và chủ yếu để làm giống cho vụ lạc xuân Trong khi đó ở các tỉnh phía Nam cónơi chỉ làm 1 vụ như vùng cao nguyên Trung bộ, các nơi khác lại có khi đến 3 vụ kể cả vụ
để làm lạc giống
Trong hướng dẫn về thời vụ của Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng nêu rõ là do điềukiện thời tiết khí hậu ở các vùng khác nhau, yêu cầu chung là không trồng lạc vào nhữngngày nhiệt độ thấp dưới 15 0C Vì vậy muốn có lịch sát hợp cho từng giống, từng chânđất, từng chế độ canh tác khác nhau thì mỗi địa phương cần nghiên cứu thêm để làm căn
Trang 38Những năm gần đây vụ lạc Thu Đông được phát triển Theo nghiên cứu củaNguyễn Văn Bình và cộng sự (1996) [7], thời vụ gieo ở miền Bắc là 15/7-cuối tháng 8, tốtnhất là 15-30/7 Còn theo Nguyễn Thị Chinh và cs (2002) [14] thời vụ gieo lạc ở các tỉnhphía Bắc tốt nhất 25/8-15/9.
1.3.2.2 Nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng
Ở Việt Nam, cùng với công tác giống công tác nghiên cứu về các biện pháp kỹthuật trồng góp phần tăng năng suất lạc cũng được quan tâm từ sớm Trong những nămqua có nhiều công trình nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng lạc ở nước ta Theokết quả nghiên cứu trong những năm gần đây như: Bố trí mật độ trồng khác nhau vớigiống lạc VD1 ở vùng Đông Nam bộ kết quả cho thấy năng suất lạc đạt đạt cao nhất 2,81tấn/ha ở khoảng cách gieo 20 x 20 cm x 2 hạt [29]
Theo Nguyễn Thị Chinh (1999) [12], Ngô Thế Dân và cs (2000) [17], nghiên cứumật độ trồng khi áp dụng kỹ thuật che phủ ni lông qua 3 vụ (1996-1998) đối với giống lạcL02 đã kết luận: Năng suất mật độ 40 cây/m2 theo phương thức 33 x 15 cm x 2 cây hoặc
25 x 20 cm x 2 cây đều cho năng suất cao hơn so với mật độ trồng 33 cây/m2 trồng theophương thức 33 x 10 cm x 1 cây 27-36 % Trên đất cát biển theo Trần Thị Ân và cs.(2004) [5], giống lạc L12 trong vụ thu trồng mật độ 40 cây/m2 kết hợp với che phủ ni lông
là hợp lý
Theo các kết quả nghiên cứu gần đây của Nguyễn Văn Thắng và cs (2010) [49],[50] cho thấy đối với giống lạc L23 trong vụ thu đông năng suất ở mật độ trồng 40 cây/m2đạt 2,61 tấn/ha và cao hơn 8,8-19,2 % so với mật độ trồng 30 và 50 cây/m2 ; trong vụxuân, năng suất ở mật độ trồng 40 cây/m2 đạt 4,15 tấn/ha và cao hơn 25,8-32,6 % so vớimật độ trồng 30 và 50 cây/m2; còn đối với giống lạc L26, trong điều kiện vụ xuân, mật độtrồng 40 cây/m2 đạt năng suất 4,73 tấn/ha và cao hơn 11,0-13,9 % so với mật độ trồng 30
và 50 cây/m2 Còn theo nghiên cứu mật độ trồng qua 3 vụ xuân (2009 – 2011) đối vớigiống lạc TB25 của Đinh Thái Hoàng và Vũ Đình Chính (2011) [33] thì mật độ 40 cây/m2cho năng suất thực thu và thu nhập thuần cao nhất
Theo Nguyễn Thị Lý (2011) [41], các giống chịu hạn trồng ở vùng trung du vàmiền núi phía Bắc nên trồng với mật độ 35 cây/m2
Trang 39Ngoài ra, những kết quả sản xuất thâm canh lạc của các tỉnh Bắc Trung bộ như:Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, trong thời gian qua đã triển khai các mô hình, áp dụngsản xuất trên diện rộng với mức đầu tư phân bón cao, mật độ cao 35- 44 cây/m2 cho cácgiống tiến bộ kỹ thuật mới có tiềm năng năng suất cao như L14, L23, L26 đã cho năngsuất bình quân 3,5-4,5 tấn/ha
Theo Ưng Định và Đăng Phú (1977) [26], tổng hợp các nghiên cứu cho biết, tăngmật độ 22 cây/m2 (30 x 15cm x 1 cây) lên 33 cây/m2 (30 x 10 cm x 1 cây), năng suất lạctăng từ 15,0 lên 22,0 tạ/ha Mật độ trồng 44 cây/m2 (30 x 15cm x 2 cây), năng suất tănglên 29,0 tạ/ha
Trên đất bạc màu Bắc Giang, lạc trồng với mật độ 25 cây/m2 (40 x 20 cm x 2 hạt)năng suất đạt 12,0 tạ/ha, trồng với mật độ 42 cây/m2 (30 x 15cm x 2 hạt) năng suất tănglên 15,0 tạ/ha
Nguyễn Quỳnh Anh (1994) [2] xác định mật độ trồng thích hợp nhất cho giống lạcSen lai (75/23) trên đất cát biển Nghệ An là 35 cây/m2 theo khoảng cách (30 x 10 cm x 1hạt)
Những nghiên cứu ở vùng Đông Nam Bộ, kết quả cho thấy đạt năng suất lạc đạtcao nhất 28,1 tạ/ha, ở khoảng cách gieo 20 x 20 cm x 2 hạt/hốc đối với giống lạc VD1(Ngô Thị Lam Giang và cs., 1999) [29]
Các giống lạc hiện đang gieo trồng ở nước ta chủ yếu thuộc kiểu hình Spanish vàmột số thuộc Valencia, thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, khối lượng chất khô tích luỹthấp cho nên thường phải gieo với mật độ tương đối cao (Đoàn Thị Thanh Nhàn vàcs.,1996) [43]
Theo Nguyễn Thị Chinh và cs., (2000) [13], mật độ gieo thích hợp trong điều kiện cóche phủ nilon là 25 x 18 cm x 2 cây/hốc và không che phủ nilon là 25 x 10 cm x 1 cây/hốc
Nguyễn Thị Ngọc Lan (2008) [39], khi nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gópphần nâng cao năng suất lạc vùng đồi, huyện Chương Mỹ, Hà Tây đối với giống lạc L14
đã kết luận rằng, gieo ngày 28 tháng 2 năm 2008 trồng với mật độ 40 cây/m2 cây sinhtrưởng, phát triển tốt hơn so với các giống khác trong cùng điều kiện, năng suất thực thuđạt được 27,9 tạ/ha
Trang 40Theo Vũ Đình Chính (2008) [15] với mật độ gieo 40 cây/m2 đã cho năng suất củagiống L14 đạt cao nhất 28,05 tạ/ha, trong khi mật độ 20 cây/m2 chỉ đạt 23,89 tạ/ha, vớimật độ gieo 30 cây/m2 năng suất đạt 26,00 tạ/ha, 50 cây/m2 năng suất là 26,25 tạ/ha, 60cây/m2 năng suất đạt 25,3 tạ/ha.
Theo Đoàn Tiến Mạnh (2009) [42], khi nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật gópphần nâng cao năng suất lạc tại Việt Yên-Bắc Giang đã có kết luận thời vụ và mật độtrồng nghiên cứu cho giống lạc L14 điều kiện có che phủ nilon là trồng từ ngày 5 đến 15tháng 2 và mật độ 35 đến 45 cây/m2 là thích hợp
Theo Nguyễn Thế Anh (2010) [3], giống TB25 đạt năng suất và thu nhập thuầncao nhất khi trồng ở mật độ 40 cây/m2 và lượng phân bón 30 N-90 P2O5-60 K2O+ nền;tiếp đó đến mật độ 35 cây/m2 và lượng phân bón 35 N-105 P2O5-70 K2O + nền
1.3.2.3 Nghiên cứu về bón phân cho lạc
Lạc là cây có khả năng cố định đạm nhưng giai đoạn đầu cây rất cần đạm do lượng
dự trữ trong hạt không đáp ứng được nhu cầu phát triển bình thường của cây Tuy nhiên,việc bón đạm phải có chuẩn mực, vì bón đạm quá ngưỡng thân lá phát triển mạnh làm ảnhhưởng xấu đến quá trình hình thành quả và hạt dẫn đến năng suất thấp
Theo Lê Văn Quang và cs., (2006) [45] đối với giống lạc sen lai trồng trên đất cáttỉnh Hà Tĩnh bón phối hợp lượng phân bón 15 tấn phân chuồng, 30 N, 90 P2O5, 60 K2O/1
ha vừa tăng khả năng sinh trưởng và năng suất (đạt 24,23 tạ/ha) lại vừa cho hiệu suấtphân bón cao nhất (64,4 kg lạc vỏ/1 tấn phân chuồng) Phân chuồng bón nhiều sẽ tạo điềukiện nâng cao khả năng sử dụng, nếu có điều kiện có thể bón 10 tấn hoặc 20 tấn/ha
Kết quả nghiên cứu của Viện Nông hoá Thổ nhưỡng trên đất bạc màu Bắc Giang,trên nền 8-10 tấn phân chuồng, lượng bón thích hợp là 30 kg N/ha, nếu tăng lên 40 kgN/ha thì năng suất không tăng và hiệu lực giảm đi rõ rệt (Ngô Thế Dân, 2000) [18]
Theo Vũ Hữu Yêm, lượng đạm yêu cầu bón cho lạc không cao, thường bón sớm khilạc có 2-3 lá thật, bón với lượng tùy theo đất đai khác nhau thường bón từ 20-40 kg N/ha [54]
Theo Nguyễn Danh Đông (1984) [27], ở nước ta trên các loại đất nghèo đạm nhưđất bạc màu, đất cát ven biển bón đạm có hiệu quả làm tăng năng suất, hiệu lực 1 kg N ởđất bạc màu Hà Bắc có thể đạt 5-25 kg lạc vỏ Theo tác giả nếu lượng đạm ít, phân hữu cơ