1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân rộng mô hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thọ xuân, tỉnh thanh hóa

113 394 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Đối với huyện Thọ Xuân...71 KẾT LUẬN...72 TÀI LIỆU THAM KHẢO...74 PHỤ LỤC...77 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCĐ Ban chỉ đạo CNH,HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá GTVT Giao thông vận tải KHK

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VĂN VINH

NHÂN RỘNG MÔ HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VĂN VINH

NHÂN RỘNG MÔ HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

Mã số: 60.31.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS VŨ THANH SƠN

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi Tất cả cácnội dung trong đề tài này được tôi tìm tòi nghiên cứu và phát triển, dưới sựhướng dẫn khoa học của PGS TS Vũ Thanh Sơn Các số liệu kết quả nghiêncứu trong đề tài hoàn toàn là trung thực./

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Vinh

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của Trường Đại học Vinh, Khoa kinh tế và sự nhất trí

của giáo viên hướng dẫn PGS TS Vũ Thanh Sơn, tôi đã tiến hành thực hiện

luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Nhân rộng mô hình xây dựng nông thôn

mới trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn, tôi đã

nhận được sự hướng dẫn, giảng dạy, giúp đỡ nhiệt tình và hiệu quả của các thầy, cô

giáo và các nhà khoa học , với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời cảm

ơn tới:

Ban giám hiệu, Khoa kinh tế, tập thể giảng viên trường Đại học Vinh

đã giảng dạy và tạo mọi điều khiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập

và hoàn thành luận văn

Thầy giáo PGS TS Vũ Thanh Sơn, người thầy kính mến đã hết lòng

chỉ bảo, hướng dẫn, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn

thành luận văn

Cơ quan nơi tôi đang công tác, bạn bè, các anh chị em trong tập thể lớp

Cao học kinh tế chính trị K21, BCĐ xây dựng NTM huyện Thọ Xuân, Văn

Phòng điều phối NTM tỉnh Thanh Hóa đã động viên, tạo điều kiện cho tôi

trong quá trình học tập và nghiên cứu

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm

luận văn đã có những lời nhận xét quý báu để tôi hoàn thiện bài luận văn

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả Các

số liệu thu thập và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trích dẫn trong quá trình

nghiên cứu đều được nghi rõ nguồn gốc

Thanh Hóa, ngày 9 tháng 9 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Văn Vinh

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Tổng quan về các công trình nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7

7 Bố cục của Luận văn 7

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 8

1.1 Một số khái niệm cơ bản 8

1.1.1 Khái niệm nông thôn 8

1.1.2 Xây dựng Nông thôn mới 9

1.1.3 Vị trí, vai trò của nông thôn trong xã hội 10

1.2 Quan hệ hữu cơ của phát triển nông thôn với phát triển kinh tế - xã hội 12

1.2.1 Tác động của phát triển nông thôn tới cải thiện kinh tế -xã hội 12

1.2.2 Tác động của kinh tế - xã hội tới việc thay đổi mọi mặt đời sống nông thôn 12

1.3 Những nguyên tắc và nội dung chủ yếu về xây dựng NTM 13

1.3.1 Những nguyên tắc xây dựng NTM 13

Trang 8

1.3.2 Những nội dung chủ yếu 14

1.3.3 Các bước tiến hành xây dựng NTM 18

1.4 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới trong và ngoài nước và bài học cho Thọ Xuân 21

1.4.1 Kinh nghiệm nước ngoài 21

1.4.2 Kinh nghiệm xây dựng NTM ở một số địa phương Việt Nam 24

Kết luận chương 1 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA .28

2.1 Đặc điểm cơ bản huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa 28

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 28

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 30

2.2 Giới thiệu về chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Thọ Xuân 34

2.2.1 Mục tiêu của chương trình 34

2.2.2 Kết quả rà soát, đánh giá các tiêu chí xây dựng NTM năm 2010 trên địa bàn huyện Thọ Xuân 35

2.2.3 Kết quả thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Thọ Xuân từ năm 2010 đến tháng 12 năm 2014 .35

2.3 Khảo sát tình hình triển khai mô hình nông thôn mới trên địa bàn huyện 36

2.3.1 Kết quả thực hiện các nội dung xây dựng NTM tại 3 xã: Xuân Giang, Hạnh Phúc và Thọ Xương 36

2.3.2 Đánh giá của người dân về mô hình NTM 51

Trang 9

2.4 Đánh giá tác động của mô hình NTM tới phát triển kinh tế xã

hội nông thôn 53

2.5 Những bất cập, hạn chế trong triển khai mô hình NTM 55

2.6 Những bài học kinh nghiệm cho việc nhân rộng mô hình 56

Kết luận chương 2 60

CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN, PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHÂN RỘNG MÔ HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THỌ XUÂN 61

3.1 Những điều kiện cần thiết cho việc triển khai nhân rộng nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện 61

3.1.1 Điều kiện chính trị 61

3.1.2 Điều kiện pháp lý 62

3.1.3 Điều kiện kinh tế 62

3.1.4 Điều kiện địa phương 62

3.2 Phương hướng 63

3.2.1 Phương hướng của Đảng 63

3.2.2 Phướng hướng, mục tiêu của huyệnThọ Xuân 64

3.3 Một số giải pháp nhân rộng mô hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thọ Xuân 65

3.3.1 Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, tập huấn trong Chương trình Phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM 65

3.3.2 Xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để tổ chức thực hiện các nội dung xây dựng NTM đã được phê duyệt 67

3.3.3 Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững 68

3.3.4 Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng NTM 69

Trang 10

3.4 Kiến nghị 70

3.4.1 Đối với Trung ương: 70

3.4.2 Đối với tỉnh Thanh Hóa 71

3.4.3 Đối với huyện Thọ Xuân 71

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

PHỤ LỤC 77

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCĐ Ban chỉ đạo

CNH,HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá GTVT Giao thông vận tải

KHKT Khoa học kỹ thuật

MT Môi trường NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTM Nông thôn mới

QH Quy hoạch QP-AN Quốc phòng- An ninh SXKD Sản xuất kinh doanh

UBND Ủy ban nhân dân VCVH Vật chất văn hóa VH-TT-DL Văn hóa - thể thao - du lịch

Trang 11

XD Xây dựng

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Kết quả phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập của

Xuân Giang, Thọ Xương và Hạnh Phúc (2010 - 2014) 44 Bảng 2.2 Kết quả huy động nguồn lực đầu tư xây dựng NTM của

3 xã 46 Bảng 2.3 Kết quả thực hiện một số tiêu chí nông thôn mới của 3

xã Xuân Giang, Thọ Xương và Hạnh Phúc 49 Bảng 2.5 Đánh giá của người dân về thứ tự ưu tiên thực hiện các

tiêu chí xây dựng NTM 58

Bảng 2.6 Cách thức tiếp thu ý kiến hợp lý của người dân tham gia

vào xây dựng NTM 59

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Việt Nam là một nước nông nghiệp với gần 69,4 % dân số sinh sống vàhơn 54% lao động làm việc ở nông thôn, để giảm khoảng cách giàu nghèogiữa thành thị và nông thôn Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương,giải pháp như Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân

và nông thôn”,Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia vềnông thôn mới” (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009) và “Chươngtrình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mớitrên cả nước Kế hoạch số 44/KH-UBND, ngày 28/5/2012 của UBND tỉnhThanh Hóa về việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóagiai đoạn 2012-2015; Kế hoạch số 751/KH-UBND ngày 02/7/2012 củaUBND huyện Thọ Xuân, về việc thực hiện chương trình xây dựng NTMhuyện Thọ Xuân giai đoạn 2012-2015, ngày 28/03/2013 Ban thường vụHuyện uỷ đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/HU về xây dựng NTM trên địabàn huyện Thọ Xuân giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến 2025

Trước thực trạng phân hoá giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngàycàng tăng Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp để hạn chếnhững tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, hội nhập như triển khai thựchiện chương trình đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn (Chương trình 135) vàđầu tư cho các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày27/12/2008 của Chính phủ… Các địa phương đã có nhiều cố gắng để xâydựng nông thôn mới nhưng nông thôn nước ta có phạm vi rất rộng lớn, kinh tếcủa nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp Nhìn chung, nông thôn nước

ta còn rất nghèo cùng với đặc điểm địa hình phức tạp nên nông thôn nước ta

Trang 14

phát triển thiếu sự quy hoạch, mỗi nơi làm theo một cách, chưa theo mộtchuẩn mực thống nhất nào.

Triển khai thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 củaThủ tướng Chính phủ về xây dựng nông thôn mới theo chuẩn nông thôn mới,Thọ Xuân là một huyện lớn của tỉnh Thanh Hóa với 41 xã, thị trấn trong đó

có 37 xã tham gia xây dựng NTM, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiệnđang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết như xuất phát điểm củahuyện thấp, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, đặc biệt là độingũ cán bộ cơ sở, đời sống của nhân dân còn khó khăn Để huyện sớm hoànthành mục tiêu xây dựng NTM vào năm 2020 như Nghị quyết Đảng bộ huyệnkhoá XXVI đã đề ra và góp phần công sức vào quá trình xây dựng nông thôn

mới ở địa phương, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Nhân rộng mô hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”

2 Tổng quan về các công trình nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới

* Tác giả Hoàng Viết Việt đã thực hiện luận văn “Một số giải pháp thúc đẩy quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên đại bàn xã thí điểm Ea Tiêu huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk ”

Trên cơ sở nghiên cứu kết quả đạt được và những tồn tại tác giả đề ranhững giải pháp cho huyện Cư Kuin như sau:

Một là, tuyên truyền để người dân xem XD NTM là nhiệm vụ trọngtâm thường xuyên của mọi người cũng như của cả hệ thống chính trị

Hai là, lập các dự án, đề án chi tiết cho từng hạng mục công trình, khi

đề án được phê duyệt, BCĐ đề án cấp huyện, cấp xã kết hợp với cơ quanchuyên môn tiến hành lập dự án, đề án chi tiết những việc cần làm, thời gianthực hiện cho từng hạng mục công trình

Ba là, tăng cường giám sát thực hiện sử dụng đất theo quy hoạch: tuyêntruyền luật đất đai, giám sát, quản lý đất đai từ xã đến thôn, cương quyết ngănchặn và xử lý các tổ chức cá nhân vi phạm Luật Đất đai

Trang 15

Bốn là, tăng cường huy động các nguồn vốn cho xây dựng NTM ngoàinguồn ngân sách hỗ trợ của nhà nước.

Năm là, tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển SXKD:Tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hút vốn đầu tư, hình thành và phát triểnmạnh loại hình doanh nghiệp nông thôn, nhất là các loại hình doanh nghiệpđầu tư vào sản xuất chế biến nông lâm thủy hải sản, thu hút nhiều lao động

Sáu là, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, y tế: Thực hiện chính sách

an sinh xã hội đối vơi nhân dân đặc biệt là người có công với cách mạng, giađình thương binh liệt sỹ, đối tượng người tàn tật, người cao tuổi… Phối hợpvới các tổ chức tạo điều kiện cho hộ gia đình nghèo, cận nghèo được vay vốn,

hỗ trợ việc làm,… Bên cạnh đó vận động người dân tham gia các loại hìnhbảo hiểm tự nguyện

Bảy là, nâng cao chất lượng đội ngũ cấp xã: Đào tạo bồi dưỡng cho cán

bộ cấp xã đạt chuẩn để nâng cao hiệu quả công tác, năng lực quản lý nhànước, năng lực thực tiễn

* Tác giả Đỗ Thị Hà đã thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của Nhà nước tại xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”.

Mặc dù, quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Phú Lâm, huyện Tiên

Du, tỉnh Bắc Ninh đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn chưađược như mong đợi Để góp phần xây dựng thành công mô hình nông thônmới tại địa phương tác giả đưa ra một số giải pháp sau:

- Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới: Để côngtác xây dựng nông thôn mới thành công, công tác vận động quần chúng nhândân phải hết sức toàn diện Muốn làm được điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộphải có đầy đủ năng lực, có trình độ và lòng nhiệt tình với công việc đồngthời phải biết kết hợp với sức mạnh của các đoàn thể Có thể nói đội ngũ cán

bộ cơ sở có vai trò quyết định trong xây dựng nông thôn mới nên việc đào tạonâng cao năng lực cho cán bộ là việc rất cần thiết

Trang 16

- Nâng cao dân trí: Nâng cao dân trí để người dân có thể nắm bắt đượcnhững tiến bộ khoa học mới vào sản xuất, năm bắt được chủ trương vềchương trình XD NTM, qua đó người dân nhận thức được vai trò cũng nhưlợi ích của mình Đồng thời, hiện nay đây là chủ trương của Đảng và Nhànước ta, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH -HĐH nông nghiệp nông thôn.

- Tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thônmới: Sự tham gia của người dân và cộng đồng đóng một vai trò rất lớntrong xây dựng nông thôn mới Vì vậy muốn xây dựng thành công nôngthôn mới phải làm cho họ tin tưởng vào chủ trương chính sách của Đảng

và Nhà nước từ đó có thể phát huy được sự tham gia của người dân Muốnvậy trước hết chúng ta phải xác định đúng trọng tâm, trọng điểm của xâydựng nông thôn mới, giải quyết những khó khăn bức xúc của người dântrong sản xuất, phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất và tinh thầncủa họ

- Kết hợp chương trình xây dựng nông thôn mới với phong trào xâydựng làng văn hóa: Xây dựng làng văn hóa đã đem lại hiệu quả xã hội rất tíchcực và đã trở thành một nội dung quan trọng của XD NTM Việc xây dựnglàng văn hóa, nhà văn hóa phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước vàngười dân, góp phần cho sự phát triển đồng bộ về tất cả mọi mặt kinh tế -chính trị - văn hóa - giáo dục - y tế

- Xây dựng nông thôn gắn với quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường:

Các địa phương cần chú ý xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý rác thải, tổ chứcthu gom, xử lý rác thải tập trung, hệ thống cấp nước sinh hoạt Khắc phục tìnhtrạng ô nhiễm nguồn nước, không khí hiện nay ở địa bàn xã, cấp nước sinhhoạt hợp vệ sinh đến các hộ, xây dựng khu chăn nuôi, khu sản xuất tiểu thủcông nghiệp có ô nhiễm ra khỏi khu dân cư

Trang 17

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

3.1.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của luận văn là luận giải cơ sở khoa học và thực tiễncần thiết cho việc nhân rộng mô hình xây dựng nông thôn mới đang triển khaitrên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu những cơ sở khoa học và thực tiễn về mô hình NTM ở nước ta

- Tìm hiểu về thực trạng triển khai chương trình xây dựng NTM tại 3

xã điểm và trên địa bàn huyện Thọ Xuân

- Từ nghiên cứu thực trạng, đề xuất những giải pháp nhằm nhân rộng

mô hình xây dựng NTM tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình triển khai chương trìnhxây dựng nông nông mới tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình và kếtquả triển khai thực hiện mô hình chương trình xây dựng nông thôn mới trên địabàn 3 xã của huyện Thọ Xuân gồm: Xuân Giang, Hạnh Phúc và Thọ Xương;

Trang 18

- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu và thu thập số liệu quá trình thực hiệnchương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 3 xã điểm từ năm 2010 đếnnăm 2014.

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Các phương pháp nghiên cứu

5.1.1 Phương pháp thu thập số liệu

1 Thu thập số liệu thứ cấp

Kế thừa tài liệu và các kết quả nghiên cứu về các vấn đề có liên quan,các báo cáo của xã, huyện và tỉnh Đây là các nguồn thông tin cơ bản về kếtquả thực hiện xây dựng chương trình nông thôn mới trên phạm vi toàn huyện

2 Thu thập số liệu sơ cấp

- Phiếu điều tra hộ gia đình: Mỗi xã 30 phiếu điều tra mức độ hiểu, thamgia và mức độ hài lòng của nhân dân 3 xã lựa chọn về chương trình xây dựngNTM Như vậy sẽ có 90 phiếu điều tra, cung cấp các thông tin mang tính chấtđịnh lượng

Mẫu phiếu điều tra đính kèm trong phụ lục của Luận văn

- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp thu thập và xử lý nhữngđánh giá, dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia thuộc lĩnhvực nghiên cứu

5.1.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Phân tích có hệ thống theo trình tự các nội dung nghiên cứu về thực trạng

và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thọ Xuân gồm:

(1) Kết quả và mức độ thực hiện 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng nôngthôn mới trên địa bàn 3 xã;

(2) Các vấn đề, nguyên nhân của thực trạng và kết quả công tác xâydựng nông thôn mới trên địa bàn 03 xã, bài học kinh nghiệm nhân rộng môhình cho các xã khác trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Trang 19

Sử dụng EXCELL để tổng hợp và xử lý số liệu phù hợp với các nhiệm

vụ nghiên cứu trong Luận văn

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

7 Bố cục của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn được cấu trúc theo 3 chương

Trang 20

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm nông thôn

Nông thôn được coi như là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn

bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng môi trường và tài nguyên thiênnhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, có quan điểm cho rằngchỉ cần dựa vào trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và quan điểm khác lại chorằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa đểxác định vùng nông thôn Chính vì vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chấttương đối và luôn biến động theo thời gian để phản ánh biến đổi về kinh tế - xãhội của mỗi quốc gia trên thế giới

Tại Việt Nam, quan điểm phổ biến cho rằng nông thôn là vùng sinh sốngcủa tập hợp dân cư, trong đó chủ yếu là nông dân Tập trung cư dân này tham giavào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng và môi trườngtrong một thể chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác

Nông thôn có những đặc điểm cơ bản khác với thành thị trên các mặtchủ yếu sau:

- Nông thôn thể hiện tính chất đa dạng về điều kiện tự nhiên, môitrường sinh thái, các vùng nông thôn quản lý một lượng tài nguyên thiênnhiên lớn, phong phú và đa dạng, bao gồm các tái nguyên đất, nước, khí hậu,rừng, sông suối, ao hồ, khoáng sản, hệ động thực vật gồm cả tự nhiên và docon người tạo ra

- Cư dân sinh sống chủ yếu là nông dân và làm nghề nông Đây là địabàn hoạt động chủ yếu của các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các

Trang 21

ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp Trong các làng xãtruyền thống, sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí chủ chốt và là nguồn sinh kếchính của đại bộ phận nông dân Các vùng nông thôn trong tương lai sẽ khôngphải chỉ là có các hộ nông dân sinh sống và làm nông nghiệp mà thay vào đó

là các cư dân cư trú và tiến hành nhiều hoạt động kinh tế khác như sản xuấtcông nghiệp và dịch vụ

- Cộng đồng dân cư nông thôn có mối quan hệ họ tộc và gia đình kháchặt chẽ với những quy định cụ thể của từng họ tộc và gia đình Ở nông thôn

có nhiều gia đình trong một dòng họ cùng sinh sống và gắn bó với nhau gầngũi, khăng khít lâu đời Những người ngoài dòng họ cùng chung sống, gópsức phòng tránh thiên tai, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống tạo nêntình làng nghĩa xóm

- Nông thôn là nơi lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hóa của quốc gianhư các phong tục, tập quán cổ truyền về đời sống, lễ hội, sản xuất nông nghiệp

và ngành nghề truyền thống, các di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam thắngcảnh Đây chính là nơi lưu giữ kho tàng văn hóa dân tộc dân gian, đồng thời làkhu vực giải trí, du lịch sinh thái phong phú hấp dẫn đối với mọi người

1.1.2 Xây dựng Nông thôn mới

Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới gồm 19 tiêu chí đượcquy định trong Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Chính phủgồm: Tiêu chí về quy hoạch và thực hiện quy hoạch; Tiêu chí về giao thông;Tiêu chí về thủy lợi; Tiêu chí về điện; Tiêu chí trường học; Tiêu chí Giáo dục;Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa; Tiêu chí văn hóa; Tiêu chí chợ nông thôn;Tiêu chí về bưu điện; Tiêu chí về nhà ở dân cư; Tiêu chí thu nhập; Tiêu chí hộnghèo, Tiêu chí về tỷ lệ có việc làm thường xuyên; Tiêu chí về hình thức tổchức sản xuất; Tiêu chí về y tế;Tiêu chí về môi trường; Tiêu chí về hệ thống

tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; Tiêu chí về an ninh, trật tự xã hội [12]

Trang 22

Từ Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (NTM) và quy định của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy NTM là nông thôn phát triểntoàn diện bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội đến quốc phòng, an ninh

và bảo vệ môi trường sinh thái và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xãhội của từng vùng

Tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 Quyết định phê duyệtChương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -

và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hộichủ nghĩa”

- Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2015 đạt 20% và đến năm 2020 đạt 50% số

xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới [13]

1.1.3 Vị trí, vai trò của nông thôn trong xã hội

Nông nghiệp, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đất nước và là cơ sở quan trọng để pháttriển kinh tế - xã hội bền vững Tầm quan trọng đó được thể hiện qua nhữngmặt chủ yếu sau:

- Thứ nhất, nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lương thực, thựcphẩm cho tiêu dùng cho xã hội Người nông dân ở nông thôn sản xuất lươngthực, thực phẩm để nuôi sống họ và cung cấp cho người dân thành thị Sự giatăng dân số là sức ép to lớn đối với sản xuất nông nghiệp trong việc cung ứng

Trang 23

đủ lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội Vì vậy, sự phát triển bền vữngnông thôn sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm tiêu dùng chotoàn xã hội và nâng cao năng lực xuất khẩu các mặt hàng cho đất nước.

- Thứ hai, với số dân số chiếm đa số sống bằng nông nghiệp, khu vựcnông thôn thực sự là nguồn nhân lực dồi dào cho khu vực thành thị Sự thâmnhập của lao động vào thành thị cũng như sự gia tăng dân số đều đặn ở cácvùng thành thị là không đủ để đáp ứng nhu cầu lâu dài của phát triển kinh tếquốc gia Nếu việc di chuyển nhân công ra khỏi nông nghiệp sang các ngànhkhác bị hạn chế thì sự tăng trưởng sẽ bị ảnh hưởng và việc phát triển kinh tế

sẽ phiến diện Vì vậy, phát triển bền vững nông thôn sẽ góp phần làm ổn địnhkinh tế quốc gia

- Thứ ba, nông thôn là thị trường quan trọng để tiêu thụ sản phẩm củakhu vực thành thị hiện đại Trước hết nông thôn là địa bàn quan trọng tiêu thụcác sản phẩm của công nghiệp Nếu thị trường rộng lớn được khai thông, thunhập người dân nông thôn được nâng cao, sức mua của người dân tăng lên,công nghiệp có điều kiện thuận lợi để tiêu thụ sản phẩm sản xuất của toànngành không chỉ hàng tiêu dùng mà cả các yếu tố đầu vào của nông nghiệp.Phát triển nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và nhữngngành sản xuất khác trên phạm vi toàn xã hội Năm 2013, tổng kim ngạchxuất khẩu nông lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam đạt 27,5 tỷ USD chiếm20% GDP và 28% kim ngạch xuất khẩu cả nước

- Thứ tư, nông thôn có rất nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, bao gồmnhiều tầng lớp, nhiều thành phần khác nhau Mỗi sự biến động dù tích cựchay tiêu cực đều sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xãhội và an ninh quốc phòng của cả nước Do đó sự phát triển và ổn định nôngthôn sẽ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo ổn định tình hình cả nước

- Thứ năm, nông thôn chiếm đại đa số nguồn tài nguyên, đất đai,

Trang 24

khoáng sản, động thực vật, rừng, biển, nên sự phát triển bền vững nông thôn

có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, việc khai thác sửdụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên khu vực nông thôn bảo đảm cho sựphát triển lâu dài và bền vững của đất nước

1.2 Quan hệ hữu cơ của phát triển nông thôn với phát triển kinh tế

- xã hội

1.2.1 Tác động của phát triển nông thôn tới cải thiện kinh tế -xã hội

- Nông nghiệp nông thôn ngày càng có nhiều đóng góp tích cực hơnvào tiến trình phát triển, hội nhập của kinh tế cả nước vào nền kinh tế toàncầu Kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thuỷ sản hằng năm đều tăng, chiếm tỉtrọng cao trong GDP của đất nước, phát triển nông thôn không chỉ đã gópphần quan trọng vào việc ổn định chính trị-xã hội nông thôn, xây dựng NTMvới mục tiêu là phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinhthần nhân dân được nâng cao, bản sắc văn hóa làng quê được phát huy và giữgìn, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm mà còn tạo ra nhiềuhơn nữa những tiền đề vật chất cần thiết, góp phần tích cực vào sự đẩy nhanhtăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước

1.2.2 Tác động của kinh tế - xã hội tới việc thay đổi mọi mặt đời sống nông thôn

- Thu nhập và đời sống nhân dân ngày càng cải thiện hơn với nhiềucách như tạo việc làm tăng thu nhập, khuyến khích phát triển các làng nghề,

du nhập các nghề mới, phát triển các loại hình dịch vụ ở nông thôn đa dạngnhư: Cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ,

cơ khí, sữa chữa gắn với việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợtín dụng, đổi mới, ứng dụng máy móc, khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, hỗ trợđào tạo nghề Vì vậy thu nhập đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện nhưmức thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 10,766,000/người/năm, đến năm

Trang 25

2014 đã nâng lên 21,056,000/người/năm, tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảmnhanh năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo là 19,28% đến năm 2014 còn 7,15% Bộ mặtnông thôn thay đổi theo hướng văn minh đường làng ngõ xóm được đầu tư nângcấp, nhà cửa sân vườn được chỉnh trang, hệ thống cống rãnh thoát nước đượcquan tâm đầu tư, rác thải được thu gom xử lý, cơ sở hạ tầng như điện, trường,trạm, các công trình văn hóa, thể thao được đầu tư, nâng cấp khang trang, cácthiết chế văn hóa, quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện tốt, quan hệ tình làngnghĩa xóm được đề cao, an ninh trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm

- Trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật, việc tiếp cận dịch vụ xã hội vàchăm sóc y tế của nông dân ngày càng nâng lên, với việc đầu tư nâng cấp hệthống điện, đường, trường, trạm, định hướng hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ pháttriển sản xuất, quan tâm phát triển giáo dục đạt chuẩn nên trình độ dân tríngày càng được nâng cao, việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, chăm sóc y tế, ứngdụng các công nghệ mới vào sản xuất, đời sống ngày càng tăng

1.3 Những nguyên tắc và nội dung chủ yếu về xây dựng NTM

- Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình

hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bànnông thôn

- Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với quá trình phát

Trang 26

triển kinh tế - xã hội của địa phương,có quy hoạch và đảm bảo thực hiện cácquy hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực, tăng cườngphân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình,

dự án và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổchức thực hiện và giám sát, đánh giá

- Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội;cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựngquy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện Mặt trận Tổ quốc và các tổchức chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thểtrong xây dựng NTM

1.3.2 Những nội dung chủ yếu

1.3.2.1 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới

- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu:

+ Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuấtnông nghiệp hàng hóa; quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho pháttriển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; quy hoạch phát triển hạtầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnhtrang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã

Yêu cầu: Đạt tiêu chí số 01 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

1.3.2.2 Hạ tầng kinh tế xã hội

- Về giao thông: Hoàn thiện đường xã, liên xã, đường xã xuống thônbằng nhựa hóa hoặc bê tông hóa theo tiêu chuẩn đường ô tô cấp VI; Xây dựngđường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện

- Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụsinh hoạt và sản xuất trên địa bàn

- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóathể thao trên địa bàn; xây dựng, hoàn thiện nhà văn hóa và khu thể thao thôn

Trang 27

- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trênđịa bàn.

- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáodục trên địa bàn

- Xây dựng, hoàn thiện chợ nông thôn đạt chuẩn

- Về bưu điện: Xây dựng điểm phục vụ bưu chính viễn thông; xây dựngđiểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet ở thôn, xóm

- Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn: Xây dựng đê hoặc bờbao chống lũ; hoàn thiện các công trình tưới tiêu, cấp nước công nghiệp, cấpnước sinh hoạt; kiên cố hóa kênh mương (kể cả mương nội đồng)

- Hoàn chỉnh trụ sở xã: Trụ sở xã xây dựng ở nơi trung tâm, thuận tiệnđối nội, đối ngoại, diện tích khuôn viên tối thiểu 1000 m2, diện tích sử dụngcủa trụ sở đối với khu vực đồng bằng, trung du tối thiểu 500 m2, khu vựcmiền núi hải đảo tối thiểu 400 m2; mật độ xây dựng dưới 50%, mật độ câyxanh trên 30%

- Nhà ở nông thôn: Chỉnh trang các khu dân cư hiện có; xóa nhà tạm,dột nát, xây dựng, hoàn thành nhà ở nông thôn

Yêu cầu: Đạt các tiêu chí 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 ,9 trong Bộ tiêu chí quốc gianông thôn mới

1.3.2.3 Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướngphát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao

- Tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu, ứng dụngtiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - nghiệp

- Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuấtnông, lâm, ngư nghiệp

- Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi

Trang 28

làng một sản phẩm”, phát triển làng nghề theo thế mạnh của địa phương.

- Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đưa công nghiệp vàonông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn

Yêu cầu: Đạt tiêu chí 10, 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

1.3.2.4 Giảm nghèo và an sinh xã hội

- Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vữngtheo Nghị quyết 30a của Chính phủ

- Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo

- Thực hiện tốt an sinh xã hội

Yêu cầu: Đạt tiêu chí 11 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

1.3.2.5 Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn

- Phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã

- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn

Yêu cầu: Đạt tiêu chí 13 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

1.3.2.6 Phát triển giáo dục đào tạo

- Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đàotạo: Đạt và duy trì chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học, chống mù chữ; phổcập giáo dục trung học; nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sởđược tiếp tục học trung học phổ thông

- Đẩy mạnh đào tạo nghề

Yêu cầu: Đạt tiêu chí 5, 14 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

1.3.2.7 Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

- Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế

- Nâng cao tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế

Yêu cầu: Đạt tiêu chí 15 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

Trang 29

1.3.2.8 Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông

- Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa Phấnđấu xã có trên 70% số thôn, bản đạt tiêu chuẩn “Làng văn hóa”

- Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn Xã có Đài truyềnthanh hoạt động có hiệu quả

Yêu cầu: Đạt tiêu chí 6 và 16 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

1.3.2.9 Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinhmôi trường nông thôn: Đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoat sạch và hợp vệsinh cho dân cư, trường học, trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng;Chỉ đạo nhân dân xây dựng nhà vệ sinh đảm bảo hợp lý

- Thực hiện các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường trên địa bànxã: Xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong thôn xóm; xâydựng các điểm thu gom, xử lý rác thải đạt yêu cầu; chỉnh trang, cải tạo nghĩatrang; cải tạo, xây dựng các hồ sinh thái trong khu dân cư; trồng cây xanh ởcác công trình công cộng

Yêu cầu: Đạt tiêu chí 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

1.3.2.10 Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn

- Thành lập,duy trì đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị; đảm bảokhông có trình trạng “trắng” các tổ chức này ở các thôn bản

- Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ

- Thu hút cán bộ trẻ về công tác tại xã

- Xây dựng ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chếhoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xâydựng nông thôn mới

- Nâng cao chất lượng của các tổ chức trong hệ thống chính trị, phấnđấu hàng năm, tổ chức Đảng, Chính quyền đạt “trong sạch vững mạnh”, các

Trang 30

tổ chức khác đạt danh hiệu tiên tiến trở lên theo quy định của từng tổ chức.

Yêu cầu: Đạt tiêu chí 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

1.3.2.11 Giữ vững an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn

- Ban hành, thực hiện nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh;phòng chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu

- Hàng năm Đảng ủy có nghị quyết, UBND có kế hoạch về công tác anninh, xã đạt đơn vị khá trở lên trong “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổquốc”, Công an xã đạt danh hiện “Đơn vị tiên tiến” trở lên

- Đảm bảo cho lực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảmbảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới

- Không để xảy ra các hoạt động chống đối; không để xảy ra mâuthuẫn, tranh chấp trong nhân dân, các loại tội phạm, tai nạn giao thông giảm

Yêu cầu: Đạt tiêu chí số 19 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

1.3.3 Các bước tiến hành xây dựng NTM

Để có cơ sở đánh giá tiến độ xây dựng NTM cần hiểu những quy định

có liên quan đến các bước tiến hành (trình tự thực hiện các công việc) trong quátrình xây dựng nông thôn mới Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNN&PTNN-BKH&ĐT-BTC ngày13/4/2011 của Bộ NN&PTNT, Bộ Kế hoạch

- Đầu tư, Bộ Tài chính quy định các bước xây dựng NTM như sau:

Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện

Bước 2:Tổ chức thông tin tuyên truyền về thực hiện Chương trình xâydựng NTM (được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện)

Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộtiêu chí quốc gia NTM

Bước 4: Xây dựng quy hoạch NTM của xã

Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng NTM của xã

Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án

Bước 7: Giám sát đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện chương trình

Trang 31

Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuấtnông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ

- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới

- Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới chỉnh trang các khu dân cưhiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp

Tiêu chí 2: Giao thông

- Tỷ lệ km đường trục xã liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạtchuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT

- Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được ứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹthuật của Bộ GTVT

- Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa

- Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lạithuận tiện

Tiêu chí 3: Thủy lợi

- Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh

- Tỷ lệ km trên mương do xã quản lý được kiên có hóa

Tiêu chí 4: Điện

- Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện

- Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn

Tiêu chí 5: Trường học

Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, tiểu học, THCS có cơ sở vật chấtđạt chuẩn quốc gia

Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa

- Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL

- Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của BộVH-TT-DL

Trang 32

Tiêu chí 7: Chợ nông thôn

Chợ đạt chuẩn của Bộ xây dựng

Tiêu chí 8: Bưu điện

- Có điểm phục vụ bưu chính viên thông

Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp

- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức BHYT

- Y tế xã đạt chuẩn quốc gia

Tiêu chí 16: Văn hóa

Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quyđịnh của Bộ VH-TT-DL

Trang 33

Tiêu chí 17: Môi trường

- Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt độngphát triển môi trường xanh, sạch, đẹp

- Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch

- Chất thải, nước thải được thu gom và sử lý theo quy định

Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh

- Cán bộ xã đạt chuẩn

- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định

- Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”

- Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên

Tiêu chí 19: An ninh trật tự xã hội

An ninh, trật tự xã hội được gữi vững

1.4 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới trong và ngoài nước và bài học cho Thọ Xuân

1.4.1 Kinh nghiệm nước ngoài

Kinh nghiệm của Trung Quốc( Chính sách tam nông)

Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, có dân số trên 1,3 tỷ người,trong đó nông dân sống ở nông thôn gần 900 triệu người Dân số của TrungQuốc chiếm 21% dân số thế giới, trong khi đó diện tích đất canh tác chỉchiếm có 9% của thế giới Với một diện tích đất canh tác ít ỏi như vậy, đểnuôi sống 21% dân số của thế giới là một bài toán hóc búa Lời giải cho bàitoán đó chính là chính sách Tam nông của Trung Quốc mà nhiều người gọi

là “Quốc sách”

Thành công của chính sách Tam nông của Trung Quốc cho phép chúng

ta rút ra những bài học sau đây:

- Cải tổ việc quản lý trong nông nghiệp:

Công cuộc cải cách nông thôn của Trung Quốc qua nhiều dấu mốc,

Trang 34

trong đó những mốc quan trọng là xóa bỏ công xã nhân dân; xác lập thể chếkinh doanh 2 tầng kết hợp, lấy kinh doanh bao thầu gia đình làm cơ sở; mởcửa toàn diện thị trường nông sản; xóa bỏ thuế nông sản; xóa bỏ thuế nôngnghiệp và thực hiện trợ cấp trực tiếp cho nông dân.

- Nguồn lực của Nhà nước tập trung cho kết cấu hạ tầng:

Để thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện đời sống dân sinh ở nôngthôn, Chính phủ Trung Quốc đã huy động nhiều nguồn lực cho xây dựng kếtcấu hạ tầng ở nông thôn Ngân sách nhà nước chủ yếu được sử dụng cho làmđường giao thông, xây dựng công trình thủy lợi, trường học, cơ sở y tế chỉmột phần nhỏ dùng để xây nhà cho người dân Nhờ đó, đến năm 2010, nôngthôn Trung Quốc có kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh Cụ thể là: 95% sốthôn có đường bộ đến trung tâm thôn; 98,7% số thôn có điện; 97,6 % số thôn

có điện thoại; cải tạo và xây dựng mới 188.000 trạm y tế hương, trấn; trang bịthêm thiết bị y tế cho 117.000 trạm y tế

- Phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn để tạo việc làm tại chỗ,nâng cao nhu nhập cho người dân:

Song song với việc thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ đểđảm bảo an ninh lương thực, ổn định đời sống nhân dân, Trung Quốc tìmcách để phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn để giải quyết việc làm vànâng cao thu nhập cho người dân cơ cấu lao động nông thôn Trung Quốccũng chuyển dịch rất mạnh, 226 triệu lao động nông thôn chuyển sang chế độlàm thuê trong các xí nghiệp hoặc các ngành dịch vụ khác Đạt được thànhtựu đó là nhờ Trung Quốc đã phát triển mạnh các doanh nghiệp ở nông thôn

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, nhanh chóngđưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; phát triển các ngành sản xuất cầnnhiều lao động; mở rộng các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn là chìa khóagiúp Trung Quốc thành công trong chính sách “Li nông, bất ly hương”

Trang 35

- Có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân, đảm bảo an sinh xã hội:

- Xóa bỏ thuế nông nghiệp (gồm cả thuế chăn nuôi, thuế đặc sản) Việcgiảm thuế nông nghiệp đã đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển nhanh hơn,riêng sản lượng lương thực tăng liên tục sau 4 năm, đến năm 2007, lần đầutiên Trung Quốc đạt trên 500 triệu tấn (sản lượng cây có hạt)

- Thực hiện giáo dục nghĩa vụ (9 năm) miễn phí Chính sách “lưỡngmiễn nhất bổ” (bao gồm miễn sách vở, các khoản tạp phí và trợ cấp tiền sinhhoạt phí cho học sinh nội trú thuộc gia đình khó khăn

- Hỗ trợ học nghề cho các tầng lớp thu nhập thấp Trung bình mỗi nămChính phủ Trung Quốc đã giúp cho khoảng 8 triệu người, chủ yếu là con emnông thôn có việc làm

- Thành lập chế độ bảo đảm mức sinh hoạt thấp nhất ở nông thôn.Chính sách này được thực thi từ năm 2007 Đã có 35,5 triệu nông dân đượcđưa vào chính sách bảo hiểm này

- Thực hiện chế độ y tế hợp tác kiểu mới, 730 triệu nông dân đượchưởng chính sách này

- Hỗ trợ về giá mua giống, mua thiết bị, máy móc và vốn cho nông dân;

hỗ trợ thu mua lương thực cho nông dân không thấp hơn giá thị trường

- Trợ cấp 13% trên tổng giá trị hàng hóa khi nông dân mua sản phẩm

đồ gia dụng, ô tô, xe máy tại các xã (do nhà nước định hướng)

- Phát triển nền nông nghiệp hiệu quả cao:

Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngành nôngnghiệp của Trung Quốc đã nhìn thấy bất lợi của nông dân Từ đó, Trung Quốc

đã tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng cố gắng khai thác lợi thế,nâng cao năng suất, chất lượng, đồng thời căn cứ vào nhu cầu của thị trường

Để giúp nông dân sản xuất ổn định, Trung Quốc khuyến khích cácdoanh nghiệp kinh doanh nông sản Tính đến cuối năm 2007, Trung Quốc có

Trang 36

khoảng 154.842 doanh nghiệp kinh doanh nông sản, kéo theo sự phát triểncủa hơn 90,9 triệu hộ sản xuất

- Trừng trị tham nhũng, xây dựng chính trị mạnh ở nông thôn:

Để cho nông thôn phát triển nhanh và lành mạnh, Trung Quốc quantâm việc xây dựng hệ thống trừng trị và phòng ngừa tham nhũng hủ bại, đồngthời xây dựng đảng liêm chính ở nông thôn

Kinh nghiệm thực hiện chính sách tam nông ở Trung Quốc là bài họccho chúng ta trong chiến lược đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nhằm rútngắn khoảng cách giàu - nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân

1.4.2 Kinh nghiệm xây dựng NTM ở một số địa phương Việt Nam

1.4.2.1 Kinh nghiệm của xã Thanh Tân, Huyện Kiến Xương, Tỉnh Thái Bình

Tháng 7 năm 2013, xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương được Tỉnh uỷ,UBND tỉnh Thái Bình trao bằng chứng nhận là xã đầu tiên của tỉnh đạt 19/19

tiêu chí, hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới Từ thực tiễn xây

dựng nông thôn mới ở xã Thanh Tân, đã rút ra những bài học kinh nghiệmnhư sau:

Một là, phải nhận thức đúng, đầy đủ quan điểm, mục tiêu, nội dung xâydựng nông thôn mới của Đảng và nhà nước, từ đó xác định rõ lộ trình và côngviệc tổ chức thực hiện

Hai là, công tác tuyên truyền phải xác định rõ mục tiêu cần đạt được,nội dung cần tuyên truyền, từ đó có biện pháp, phương pháp tiến hành phùhợp Mục tiêu tuyên truyền cần đạt được đó là, làm thế nào để mọi cán bộđảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ quan điểm, nội dung, mục tiêu trongchương trình xây dựng nông thôn mới, những công việc phải làm, lợi ích,trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người dân

Các phương pháp, biện pháp tuyên truyền phải đa dạng phong phú,sáng tạo, phù hợp Các khẩu hiệu tuyên truyền có nội dung thiết thực, gần gũi,ngắn gọn, dễ hiểu, dễ cảm nhận

Trang 37

Ba là: Phải có đội ngũ cán bộ thực sự say sưa tâm huyết, chủ động vàsáng tạo.

Bốn là: Vận dụng tốt quan điểm của chính phủ về huy động nguồn lựcxây dựng nông thôn mới bao gồm: Nguồn lực tài nguyên, nguồn lực conngười, nguồn lực tài chính

Năm là: Quy hoạch trong xây dựng nông thôn mới là một nội dung rấtquan trọng Quy hoạch phải có sự tham gia của người dân thông qua quy chếdân chủ, đồng thời tiếp thu ý kiến của các sở, nghành, cơ quan cấp trên, đểmỗi lĩnh vực quy hoạch mang tính khoa học cao

Sáu là: Làm tốt công tác dân vận trong suốt quá trình tổ chức thực hiện

Để làm tốt công tác dân vận có 3 vấn đề đặt ra là : Mọi chủ trương của Đảng,chính quyền phải xuất phát từ tâm tư, tình cảm nguyện vọng, lợi ích củangười dân Quy trình dân chủ phải hết sức bài bản "Dân chủ càng rộng thì tậptrung càng cao", phương pháp phải phù hợp

1.4.2.2 Kinh nghiệm của xã Trực Nội, Huyện Trực Ninh, Tỉnh Nam Định

Từ cuối năm 2009, phong trào xây dựng NTM diễn ra sôi nổi ở xãTrực Nội, trở thành phong trào thi đua giữa làng trên, xóm dưới Một kinhnghiệm quý của Trực Nội là biết “khoan thư sức dân” để việc huy độngđóng góp được lâu dài, tạo hiệu quả xây dựng NTM bền vững Bí thư Đảng

ủy xã Nguyễn Đức Chế cho biết: “Chúng tôi xác định rõ hai nguyên tắc vềhuy động dân đóng góp Thứ nhất, việc xây dựng NTM là quá trình lâu dàinên không thể vội vàng huy động một lúc tối đa mọi nguồn lực, nguyên tắcđóng góp của Trực Nội là bảo đảm dân chủ và biết phát huy nội lực để giữsức lâu dài Xây dựng NTM, xác định trọng điểm nhất là vận động nhân dân,

để nhân dân đồng tình hưởng ứng Có những việc chạm đến quyền lợi nhândân, nếu không làm tốt công tác tư tưởng thì không thành công được Banchỉ đạo xây dựng NTM của xã đã tổ chức 25 hội nghị để quán triệt, tuyên

Trang 38

truyền các văn bản và 19 tiêu chí về xây dựng NTM Một mặt, xã vận độngnhân dân trong xã hăng hái tham gia Mặt khác, xã cử đoàn cán bộ đến trựctiếp các hội đồng hương Trực Nội ở các nơi, vận động đóng góp xây dựngquê hương Lãnh đạo các cấp bàn, định hướng cụ thể với con em quê hương

về những hạng mục công trình cần đầu tư, triển khai sớm, tính thiết thực củacông trình Các công trình đều do nhà đầu tư cùng nhân dân trong xã thicông, giám sát

Bài học cho Thọ Xuân:

Từ kinh nghiệm của các nước và từ các địa phương khác chúng tôi rút

ra một số kinh nghiệm cho Thọ Xuân

- Nhận thức đúng, đầy đủ các nội dung, mục tiêu quan điểm của Đảng, nhà nước về chương trình xây dựng NTM

- Muốn thành công chương trình xây dựng NTM thì phải tuyên truyền

và phải lấy người dân làm chủ thể

- Để phát huy và giữ vững các tiêu chí bền vững thì phải quan tâm đầu

tư hỗ trợ thu hút phát triển công nghiệp, dịch vụ, hỗ trợ các mô hình phát triểnsản xuất tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dân

- Hỗ trợ trực tiếp cho người dân để khuyến khích người dân tích cực tham gia xây dựng NTM và đầu tư vào sản xuất phát triển kinh tế

Trang 39

Kết luận chương 1

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng NTM chúng tôi đưa ra một

số kết luận

Một là: Đưa ra một số khái niệm về Nông thôn, xây dựng NTM, vị trí

vai trò của NTM trong xã hội

Hai là: Đưa ra một số cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá tác động của

phát triển nông thôn tới cải thiện kinh tế - xã hội và tác động của kinh tễ xãhội tới việc thay đổi mọi mặt đời sống nông thôn

Ba là: Những nguyên tắc và nội dung chủ yếu ( 19 tiêu chí) về xây

dựng NTM, các bước tiến hành đang được triển khai trên phạm vị cả nước vàtrên địa bàn huyện trong những năm qua

Bốn là: Từ nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước và các địa

phương trong và ngoài nước trong quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựngNTM rút ra bài học cho Thọ Xuân

Trang 40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA

2.1 Đặc điểm cơ bản huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Huyện Thọ Xuân có Quốc lộ 47 đi qua từ huyện Triệu Sơn chạy vềphía Tây Bắc qua huyện lỵ Thọ Xuân rồi theo hướng Tây nối với khu côngnghiệp Lam Sơn và nối với đường Hồ Chí Minh Đường Hồ Chí Minh với12,8 km qua địa bàn Thọ Xuân qua thị trấn Lam Sơn, nối thị trấn Lam Sơnvới các huyện lỵ Phố Cống huyện Ngọc Lặc, Yên Cát huyện Như Xuân, đihuyện lỵ Thường Xuân, nối thành phố Thanh Hóa bằng Quốc lộ 47 Quốc lộ

và tỉnh lộ cùng các đường liên xã, liên thôn tạo ra mạng lưới giao thông hoànchỉnh Trên địa bàn huyện Thọ Xuân còn có sân bay Sao Vàng và khu côngnghiệp Lam Sơn- Sao Vàng

2.1.1.2 Tài nguyên đất, rừng, khoáng sản

a Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra bổ sung xây dựng bản đồ đất của Đoàn đo đạcbản đồ và quy hoạch sở địa chính Thanh Hóa năm 2001, đất nông nghiệp củaHuyện Thọ Xuân Được chia thành 4 nhóm chính sau:

- Nhóm đất xám: Agrsols, có diện tích: 8.931,0 ha;

Ngày đăng: 22/01/2016, 19:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới, http://nongthonmoi.gov.vn 9. Đỗ Thị Hà (2010), luận văn thạc sỹ kinh tế với đề tài: “Đánh giá tìnhhình thực hiện chủ chương xây dựng nông thôn mới của Nhà nước tại xã Phú Lâm, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá tình "hình thực hiện chủ chương xây dựng nông thôn mới của Nhà nước tại xã Phú Lâm, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
Tác giả: Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới, http://nongthonmoi.gov.vn 9. Đỗ Thị Hà
Năm: 2010
10. Hoàng Viết Việt (2012), Luận văn thạc sỹ kinh tế với đề tài: “Một số giả pháp thúc đẩy quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên đại bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk từ kinh nghiệm xã thí điểm Ea Tiêu” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giả pháp thúc đẩy quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên đại bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk từ kinh nghiệm xã thí điểm Ea Tiêu
Tác giả: Hoàng Viết Việt
Năm: 2012
19. UBND huyện Thọ Xuân (2014), Số194/BC-UBND ngày 08/12/2014 báo cáo Tình hình Kinh tế - Xã hội; Quốc phòng - An ninh năm 2014;Mục tiêu và giải pháp thực hiện năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số194/BC-UBND ngày 08/12/2014 báo cáo Tình hình Kinh tế - Xã hội; Quốc phòng - An ninh năm 2014
Tác giả: UBND huyện Thọ Xuân
Năm: 2014
22. UBND xã Xuân Giang (2013), Báo cáo số 69/BC-BCĐ ngày 6/10/2013 báo cáo kết quả thực hiện chương trình xây dựng NTM, huyện Thọ Xuân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 69/BC-BCĐ ngày 6/10/2013 báo cáo kết quả thực hiện chương trình xây dựng NT
Tác giả: UBND xã Xuân Giang
Năm: 2013
23. UBND xã Thọ Xương (2013), Báo cáo số 17/BC-BCĐ ngày 6/11/2013 báo cáo kết quả thực hiện chương trình xây dựng NTM, huyện Thọ Xuân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 17/BC-BCĐ ngày 6/11/2013 báo cáo kết quả thực hiện chương trình xây dựng NT
Tác giả: UBND xã Thọ Xương
Năm: 2013
24. UBND xã Hạnh Phúc (2013), Báo cáo số 08/BC-BCĐ ngày 12/12/2013 báo cáo kết quả thực hiện chương trình xây dựng NTM, huyện Thọ Xuân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 08/BC-BCĐ ngày 12/12/2013 báo cáo kết quả thực hiện chương trình xây dựng NT
Tác giả: UBND xã Hạnh Phúc
Năm: 2013
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TƯ ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông thôn Khác
2. Ban chỉ đạo chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM (2014), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2014; nhiệm vụ, kế hoạch năm 2015 tỉnh Thanh Hóa Khác
3. Ban chỉ đạo trung ương chương trình MTQG xây dựng NTM( 2015), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015 Khác
4. Bộ NN&PTNT (2005), Chương trình phát triển nông thôn làng xã mới giai đoạn 2006 - 2010 Khác
5. Bộ NN&PTNT (2009), Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 về hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Khác
6. Bộ NN&PTNT (2013), Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 về hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Khác
7. Bộ NN&PTNT (2014), Thông tư số 40/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 về hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận và công bố xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới Khác
11. Huyện uỷ Thọ Xuân(2013), Nghị quyết số 05/NQ-HU ngày 28/3/2013 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện Thọ Xuân giai đoạn 2013-2020 Khác
12. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới Khác
13. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 Khác
14. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổ một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới Khác
15. UBND tỉnh Thanh Hóa (2010), Quyết định số 1142/QĐ-UBND ngày 12/4/2010 về việc Thanh lập Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa Khác
16. UBND tỉnh Thanh Hóa (2010), Quyết định số 2005/QĐ-UBND ngày 7/6/2010 về việc phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến năm 2030 Khác
17. UBND huyện Thọ Xuân (2011), Quyết định số 181/QĐ-UBND ngày 23/11/2011 về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Thọ Xuân Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w