7. Bố cục của Luận văn
2.4. Đánh giá tác động của mô hình NTM tới phát triển kinh tế xã hội nông thôn
hội nông thôn
Từ nghiên cứu cho thấy việc xây dựng thành công NTM đã tác động rất lớn tới phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Cơ sở hạ tầng nông thôn như (Giao thông, thuỷ lợi, điện, trường, trạm) được xây dựng hoàn thiện tạo điều kiện để các ngành nghề, dịch vụ phát triển làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế như năm 2010 cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm 43,2 %, Công nghiệp, xây dựng 24,1% , dịch vụ thương mại 32,7% thì hết năm 2014 cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch rõ nét nông nghiệp chỉ chiếm 18,9%, Công nghiệp, xây dựng 39,3% , dịch vụ thương mại 41,8%.Nông nghiệp hàng năm có bước phát triển theo hướng tăng hiệu quả kinh tế, năm 2010 tăng 1,6% năm 2014 tăng 3,5%, giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010 là:1683,6 tỷ đồng (tính theo giá cố định 1994), năm 2014 là: 2441,5tỷ đồng, công tác đào tạo nghề, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn tăng tạo nhiều việc làm.Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2010 đạt 32,3% đến năm 2014 đạt 34,8% / tổng số lao động; Vì vậy tăng thu nhập từ 10,766 triệu đồng năm 2010 lên 21,056 triệu đồng năm 2014. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 là 19,28% đến năm 2014 giảm còn 7,15% [19].
Hệ thống HTX được quan tâm củng cố, các mô hình phát triển sản xuất được quan tâm đầu tư quan hệ sản xuất trong nông nghiệp tiếp tục được củng cố, phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất của nông dân và là cầu nối giữa khâu sản xuất với khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, nhiều HTX hoạt động hiệu quả, các HTX vừa làm dịch vụ cung ứng vật tư cho sản xuất, vừa thực hiện khâu làm đất, thu hoạch và bao tiêu sản phẩm, từ đó góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, mang lại thu nhập cho nông dân, và lợi nhuận cho HTX.
Về văn hóa, xã hội và môi trường phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với phong trào xây dựng NTM đã được triển khai thực hiện sâu rộng, đến 2014, trên địa bàn huyện có 80,7% số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 48,14% thôn đạt danh hiệu văn hóa, 02 xã đạt danh hiệu xã đạt chuẩn văn hóa NTM, 46,3% nhà văn hóa xã và 53,8% nhà văn hóa thôn đạt chuẩn theo quy định; 17 xã đạt chuẩn y tế giai đoạn 2011 - 2020, có 65% dân số được tham gia các hình thức bảo hiểm y tế; vệ sinh môi trường nông thôn từng bước được cải thiện, hệ thống tiêu thoát nước và xử lý chất thải khu vực nông thôn đã được chú ý, 100% số xã có HTX hoặc tổ dịch vụ thu gom rác thải, 52,8% số hộ gia đình có đủ 3 công trình vệ sinh đạt chuẩn, 81,7% dân số được sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh, cảnh quan môi trường nông thôn và nhà ở dân cư được quan tâm chỉnh trang, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn[21].
Hệ thống chính trị được quan tâm xây dựng vững mạnh. Thông qua thực hiện chương trình, đội ngũ cán bộ được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, có phẩm chất chính trị vững vàng, năng động, sáng tạo, có bước trưởng thành trong quản lý, chỉ đạo điều hành, nhiều địa phương có những cán bộ dám nghĩ, dám làm, gần dân; quy chế dân chủ được phát huy, vai trò làm chủ của nhân dân được nâng lên, động viên được tinh thần chung sức, chung lòng của nhân dân, của cả hệ thống chính trị; năm 2010 có 30 xã đạt tiêu chí Hệ thống chính trị vững mạnh; 18 xã đạt tiêu chí An ninh trật tự xã hội. năm 2014 có 36/37 xã đạt tiêu chí Hệ thống chính trị vững mạnh; 24/37 xã đạt tiêu chí An ninh trật tự xã hội.
Từ những kết quả trên đã chứng minh việc xây dựng thành công NTM đã tác động rất lớn tới phát triển kinh tế xã hội nông thôn đã làm thay đổi toàn diện bộ mặt nông nghiệp nông thôn, tạo nhiều việc làm tăng thu nhập cải thiện đời sống vật chất tinh thần người dân được nâng cao.
2.5. Những bất cập, hạn chế trong triển khai mô hình NTM
Qua nghiên cứu thực trạng về quá trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Thọ Xuân mà đặc biệt là 3 xã điểm, chúng tôi phát hiện một số bất cập cần quan tâm giải quyết như:
Thứ nhất, việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 695/QĐ- TTg ngày 8/6/2012 thay thế Khoản 3, mục VI, Điều 1 Quyết định số 800/QĐ- TTg ngày 4/6/2010 gây khó khăn về nguồn vốn xây dựng cơ bản cho các xã. Từ chỗ nguồn vốn cho: Đường giao thông đến trung tâm xã; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã; xây dựng trường học đạt chuẩn được hỗ trợ 100% từ ngân sách trung ương thì sửa lại chỉ được hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho từng nội dung, công việc cụ thể do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
Thứ hai, vấn đề quy hoạch sản xuất chưa khoa học,Thọ Xuân là huyện chuyển tiếp giữa đồng bằng và vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh có điều kiện phát triển kinh tế đa ngành như nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ cao, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đây là những ngành đem lại hiệu quả kinh tế, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Tuy nhiên vấn đề quy hoạch, việc xây dựng chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chưa được quan tâm, việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, việc ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất còn chậm chưa khai thác hết tiềm năng đất đai và điều kiện sẵn có của địa phương.
Thứ ba, do chính phủ thay đổi cơ chế hỗ trợ đầu tư cho chương trình mục tiêu xây dựng NTM, vì vậy vấn đề nợ đọng trong xây dựng cơ bản ở một số xã còn cao, xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương thiếu tính bền vững, một số địa phương tập trung nhiều nguồn lực cho xây dựng cơ bản, mà xem nhẹ việc quan tâm đến đầu tư phát triển sản xuất để tăng thu nhập cho người dân.
Thứ tư, Tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giảm hộ nghèo, cận nghèo
giúp họ thoát nghèo bền vững là một vấn đề khó khăn đặt ra cho các cấp chính quyền địa phương. Đa phần hộ nghèo có trình độ dân trí thấp do vậy vấn đề hướng dẫn họ tiếp cận với cách thức, kỹ thuật mới đòi hỏi phải trải qua một thời gian dài. Vấn đề về vốn ở những hộ nghèo hầu như không có tài sản giá trị nên việc tiếp cận nguồn vốn vay là rất khó họ chỉ trông chờ vào các nguồn vốn hỗ trợ nhưng những nguồn vốn này thường ít, nhỏ giọt. Còn một nguyên nhân nữa là bản thân một số hộ này cũng không muốn thoát nghèo để hưởng những chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Thứ năm, BCĐ ở một số xã, nhất là các xã không nằm trong danh sách 117 xã điểm của tỉnh phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2010 - 2015 nhìn chung chuyển biến chậm, chưa chú trọng đến nội dung xây dựng NTM, vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về chương trình xây dựng NTM, còn trông chờ ỷ lại vào nguồn lực nhà nước, công tác triển khai, tuyên truyền chưa có nhiều chuyển biến, trong tổ chức thực hiện kết quả đạt được thấp.
Thứ sáu, chất lượng về quy hoạch xây dựng nông thôn mới thiếu thực tiễn, chưa phù hợp với quy hoạch của tỉnh, huyện, quy hoạch vùng và phù hợp với điều kiện của các địa phương vì vậy khi các xã bắt tay vào thực hiện bộc lộ nhiều bất cập cần phải điều chỉnh, bổ sung.