1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu thực trạng thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ

49 482 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 223,5 KB

Nội dung

Luận văn kinh tế: Tìm hiểu thực trạng thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ

Trang 1

Mục lục

Lời mở đầu Trang 1

I Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt nam và Hoa Kỳ

trong thời gian qua Trang 61.1 Thực trạng Thương mại hai chiều Việt Nam-Hoa kỳ Trang 31.2 Thực trạng hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ.Trang 81.3 Thực trạng hàng hoá của Hoa Kỳ nhập khẩu vào Việt Nam Trang 13

II Tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ và hàng hoá

hàng hoá cần nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam sau khi hiệp định Thương mại có hiệu lực Trang 20 2.1 Tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ Trang 23 2.2 Hàng hoá cần nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam .Trang 29III Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa

Kỳ Trang 31 3.1 Các biện pháp mang tính vĩ mô .Trang 38 3.2 Các biện pháp mang tính vi mô .Trang 31 3.3 Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu đối với các mặt hàng chủ lực vào

thị trường Hoa Kỳ Trang 40

IV Các biện pháp quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hoá từ Hoa Kỳ vào

Việt Nam Trang 46

V Kết luận Trang 49

Trang 2

Lời Mở ĐầU

Với hơn 30 năm liên tục (từ 1964 đến 1994) bị Hoa Kỳ cấm vận kinh

tế, Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn trong công cuộc xây dựng và táithiết đất nước Tuy nhiên cùng với nỗ lực của toàn Đảng toàn dân, Việt Nam

đã từng bước vượt qua những khó khăn và hội nhập vào nền kinh tế khu vực

và thế giới Kiên định với chính sách mong muốn là bạn của các nước trênthế giới Việt Nam đã tạo ra những cột mốc hội nhập quan trọng, mà cụ thể làviệc Việt Nam tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam A (ASEAN) năm

1995, tổ chức hợp tác kinh tế Châu A Thái Binh Dương (APEC) năm1998,

và đặc biệt là việc bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ vào năm 1994.Ngày 13-7-2001 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quan hệ hai nướcViệt Nam-Hoa kỳ thông qua việc ký kết Hiệp định Thuơng mại songphương Ngày 8-6-2001, tổng thống Hoa Kỳ G.Bush đã chính thức trìnhQuốc hội Mỹ xem xét, phê chuẩn Hiệp định, và ngày 10-12-2001 quốc hộiHoa Kỳ đã chính thức thông qua Hiệp định Thương mại song phương giữahai nước Như vậy với việc Hiệp định Thương mại song phương có hiệu lực,các hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ sẽ được hưởngquy chế tối huệ quốc do đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội

để thâm nhập vào thị trường mới mẻ này Tuy nhiên có một thực tế là thịtrường Hoa kỳ còn quá xa lạ và khác biệt đối với các doanh nghiệp ViệtNam Bên cạnh đó sự khác nhau về thể chế chính trị, kinh tế, ngoại giao,chính sách thương mại cũng như vị thế trên truờng Quốc tế tạo ra cho ViệtNam muôn vàn thách thức Trước tình hình đó buộc Việt Nam phải cónhững biện pháp, chính sách hợp lý kịp thời để điều chỉnh cho phù hợp vớiyêu cầu Hiệp định đã ký kết, đồng thời khai thác một cách có hiệu quảnhững tiềm năng, cơ hội mà thị trường Hoa Kỳ mang lại

Trang 3

Trên cơ sở đó, trong phạm vi đề án môn học em xin trình bày những tiềmnăng và đề xuất một vài biện pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hoá giữaViệt Nam và Hoa Kỳ sau khi Hiệp định thuơng mại song phương có hiệu

lực Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, Phó giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Duy Bột đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề án này

I Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt nam và Hoa Kỳ

1.1 Đánh giá khái quát thực trạng thương mại hai chiều Việt Nam Hoa Kỳ

Trang 4

-Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu có quan hệ thương mại từ năm 1992 tuynhiên mới chỉ ở mức rất khiêm tốn, thương mại hai chiều chỉ đạt khoảng 4,5triệu USD Sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ năm 1994, thương mại haichiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tăng đều theo cả hai chiều xuất và nhậpkhẩu, đa dạng dần về nhóm hàng và gia tăng về trị giá mỗi nhóm (xem Bảng1).

Bảng 1: Thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ (1994-1997)

n v : tri u USDĐơn vị : triệu USD ị : triệu USD ệu USD

và tăng trưởng nhanh mặc dù vẫn chỉ mang tính giới thiệu sản phẩm Từ

1996 xuất khẩu những mặt hàng như giày dép, nguyên liệu khoáng sản tăngnhanh Nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Hoa Kỳ chủ yếu là máy móc,thiết bị và phân bón Điều này phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của Việt Namcũng như đặc điểm cơ cấu xuất khẩu của Hoa Kỳ

Bảng 2: Thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ (năm 1998-2000)

n v : tri u USDĐơn vị : triệu USD ị : triệu USD ệu USD

Trang 5

Kỳ sang Việt Nam cũng tăng khá mạnh trong cùng kỳ 2000 (tăng 19,18% sovới cùng kỳ năm 1999) Dự báo xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ chođến hết 2001 sẽ tăng mạnh hơn năm 2000, đạt khoảng 900 triệu đến1 tỷUSD

Nhìn chung năm 2000, thương mại giữa hai nước tăng trưởng ổn địnhtrong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu diễn biến rất phức tạp Xét về tổng kimngạch thương mại song phương, Việt Nam hiện xếp thứ 70/227 nước cóquan hệ buôn bán với Hoa Kỳ, trên nhiều nước như Bulgaria, Ukraina,Slovenia mặc dù hàng Việt Nam đang phải chịu thuế suất nhập khẩu cao hơn

so với các nước này Tuy nhiên, so với một vài nước trong khu vực ASEANnhư Thái Lan (xuất khẩu đạt khoảng 16,4 tỷ USD), Philipin (14 tỷ USD) thìxuất khẩu của ta còn thua kém nhiều Thậm chí xuất khẩu của Việt Nam cònkém cả Campuchia (827 triệu USD) Lý do nổi bật nhất để giải thích cho sựviệc này vẫn là thuế suất nhập khẩu quá cao đối với hàng xuất khẩu của takhi nhập khẩu vào Hoa Kỳ Cộng với việc hệ thống thương mại tại Hoa Kỳkhá mới và phức tạp đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam đã làm cho quátrình thâm nhập thị trường này không dễ dàng với đa số doanh nghiệp Việt

Trang 6

Nam Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc phê chuẩn Hiệp địnhthương mại song phương và việc nâng cao nhận thức cũng như năng lựccạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ rất nhạy cảm này.

1.2 Thực trạng hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá củaViệt Nam vào Hoa Kỳ đang được đadạng về chủng loại Chiếm tỷ trọng cao nhất hiện nay là nhóm hàng hải sảnchiếm khoảng hơn 30% tổng giá trị hàng xuất khẩu của ta sang Hoa Kỳ (quí

1 năm 2001 đạt kim ngạch xuất khẩu 74,4 triệu so với 46,4 triệu cùng kỳnăm 2000, bằng 60,3%-Bảng 3) Nhóm hàng tỷ trọng lớn thứ hai là thịt vàchế phẩm chiếm 15% Nhóm hàng này có xu hướng giảm mạnh trong năm

2000, nhưng tăng dần lên trong quí 1 năm 2001 (tăng thêm 17,2 triệu so với2,4 triệu USD cùng kỳ năm 2000, tăng 61,6%-Bảng 3)

Bảng 3: Kim ngạch XK một số nhóm hàng của Việt Nam sang Hoa kỳ

(tính đến tháng 4 năm 2001)

n v : tri u USDĐơn vị : triệu USD ị : triệu USD ệu USD

Các nhóm hàng còn lại chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn, thường dưới 1%

và một số ít trên dưới 5% tổng giá trị hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.Đặc biệt, một số nhóm hàng có chiều hướng giảm so với cùng kỳ năm 2000như giày dép, cà phê, chè, nhiên liệu v.v (Bảng 3)

Trang 7

Điểm đáng lưu ý là năm 2000 một số mặt hàng lần đầu tiên được xuấtkhẩu sang Hoa Kỳ như mỡ, dầu động thực vật, đá quý, các sản phẩm xay xátv.v mở ra hướng phát triển thị trường mới cho một loạt các ngành sản xuấtcủa Việt Nam Tuy nhiên cũng đáng lo ngại khi một loạt mặt hàng xuất khẩunăm 2000 gần như biến mất khỏi thị trường Hoa Kỳ như sợi dệt gốc thựcvật, tơ nhân tạo, hoá chất hữu cơ, vô cơ, các sản phẩm dượcv.v Nguyênnhân chủ yếu vẫn là do doanh nghiệp Việt Nam không chịu đuợc lỗ dochênh lệch thuế và thực lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam không

đủ mạnh trên thị trường Hoa Kỳ

Để nắm được rõ hơn thực trạng hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa

Kỳ cần đi sâu phân tích một số nhóm hàng điển hình Những nhóm hàng có

tỷ trọng lớn, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao; một số nhóm hàng suygiảm, và cuối cùng là một số nhóm hàng có tiềm năng mới có thể xuất sangthị trường Hoa Kỳ

- Nhóm hàng hải sản

Trong lịch sử, Hoa Kỳ không và chưa phải là thị trường truyền thống củaViệt Nam đối với mặt hàng này Nhật Bản và E.U từ trước đến nayvẫn là thịtrường tiêu thụ chủ yếu đối với mật hàng này Ngoài yếu tố thuận lợi là cácyêu cầu về chất lượng và kiểm dịch của Hoa Kỳ không quá chặt chẽ và khókhăn như của thị trường EU, tuy nhiên cũng còn có khá nhiều khó khăn nhưkhoảng cách vận chuyển xa, thị hiếu quá đa dạng và đặc biệt, khả năng nuôitrồng và đánh bắt của Việt Nam còn rất hạn chế Chính vì những lý do trênnên đến cuối năm 1999, tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này sang thị trườngHoa Kỳ không đáng kể Tuy nhiên, năm 2000, mức tăng trưởng đã vượt xa

dự kiến, khiến ngay cả phía Hoa Kỳ cũng bày tỏ sự lo ngại đối với thị trườngcủa họ Mức tăng trưởng của năm 2000 đặc biệt cao, đạt mức 124,7%, đưanhóm hàng này lên vị trí đầu bảng Điều này cho thấy khi các doanh nghiệp

Trang 8

của Việt Nam cải thiện được năng lực cạnh tranh thì thị trường Hoa Kỳ thực

sự là một thị trường tiềm năng đầy hứa hẹn đầy hứa hẹn

Trong tổng số 134,7 triệu USD giá trị xuất khẩu tăng thêm trong năm

2000 thì có tới hơn 80 triệu USD thuộc về nhóm động vật giáp xác, tôm,cua, sò, v.v Những hàng này thường được xuất sang Hoa Kỳ dưới dạngsống, tươi, ướp lạnh hoặc hấp, luộc chín Mức tăng trưởng 130,6% củanhóm này đóng góp hơn 70% vào mức tăng trưởng chung của toàn nhómhàng hải sản Qua sự tăng trưởng mạnh này có thể thấy, trước hết ảnh hưởngquan trọng của yếu tố giá cả tại thị trường Hoa Kỳ Theo biểu thuế nhậpkhẩu của Hoa Kỳ, một số mặt hàng không có sự chênh lệch giữa hai mứcthuế MFN và non-MFN hoặc nếu có thì mức chênh lệch không đáng kể Cụthể, đối với các loại tôm hùm đá, tôm nhỏ cả hai loại thuế suất đều bằng 0.Đối với cua, mức thuế non-MFN là 15% so với MFN là 7,5 % Ngoài ra,những mặt hàng này thực tế Việt Nam có khả năng nuôi trồng và tái tạonguồn đánh bắt Điều này cho thấy thị trường hải sản Hoa Kỳ còn nhiều chỗtrống cho hàng hoá Việt Nam xâm nhập

Phân nhóm hàng quan trọng thứ hai là cá khúc và các loại cá tươi, ướplạnh hoặc đông Năm 2000, nhóm này tăng từ 15,6 triệu USD lên 32,6 triệuUSD tương ứng mức tăng thêm 108,8% Việt Nam có thể đẩy mạnh xuấtkhẩu nhóm hàng này

Nhận xét: Đối với nhóm hàng hải sản trong năm 2000 và đến quí 1 năm

2001 là tương đối tốt Các doanh nghiệp của ta đã năng động tìm đối tác, tìm

kẽ hở (chênh lệch thuế ít) đẩy mạnh công tác xuất khẩu Tuy nhiên chúng tacần phải chú trọng hơn nữa công tác nuôi trồng, quy hoạch, đặc biệt là khâukiểm tra giám sát chất lượng hàng xuất Trên phương diện vĩ mô cũng cầnchuẩn bị đối phó với các biện pháp kỹ thuật của Hoa Kỳ khi họ thấy hàngxuất khẩu của ta tăng mạnh

Trang 9

- Nhóm hàng thứ hai là cà phê, chè, gia vị, v.v

Nhóm mặt hàng này tiếp tục duy trì vị trí đứng thứ hai của mình bằngviệc phục hồi mạnh mẽ trong năm 2000 Tương tự hải sản, nhóm này không

có sự chênh lệch đáng kể giữa thuế MFN và thuế non-MFN (đều bằngkhông), hoặc không đáng kể Ngay sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ vàonăm 1994, nhóm hàng cà phê, chè đã xâm nhập thị trường Hoa Kỳ và đạtmức tăng trưởng cao nhất vào năm 1998 Năm 1999, xuất khẩu của nhómnày giảm gần 50% Năm 2000 mặt hàng cà phê đã phục hồi và đã đạt mứctăng trưởng là 12,8%, chiếm vị trí chủ đạo với tỷ trọng 85% tổng giá trị xuấtkhẩu Cà phê xuất khẩu đạt 112,9 triệu USD tăng 12,8% so với mức 100,1triệu USD năm 1999 Do giá cà phê thế giới giảm mạnh nên sự phục hồi trên

là rất đáng khích lệ, phản ánh lượng hàng xuất đã tăng và phục hồi trở lại.Cầu và thị phần cà phê Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ vẫn được duy trì.Trở ngại về thuế gần như không có (hầu hết bằng 0) Tuy nhiên, đến quí 1năm 2001, mặt hàng cà phê, chè lại giảm mạnh (từ 60,9 triệu năm 2000 còn37,9 triệu năm 2001, giảm 37,8%) Điều này cho thấy việc giá cả cà phê tănggiảm thất thường đã ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạnh xuất khẩu của ViệtNam

Phân nhóm chiếm tỷ trọng thứ hai là hạt tiêu Năm 2000, phân nhómnày đạt mức 17,4 triệu USD, tăng 11,8% so với năm 1999 Đặc biệt loại tiêuchưa xay hoặc tán, với mức thuế bằng 0 đã xâm nhập từ rất sớm vào thịtrường Hoa Kỳ và tiếp tục tăng mạnh

Các phân nhóm còn lại như chè xanh, chè đen không có dấu hiệu tăngmạnh Năm 2000 chỉ tăng từ 300.000 USD lên 1,4 triệu USD chiếm tỷ trọngkhoảng 1% Trong đó, chè đen các loại không có chênh lệch thuế, còn chèxanh có mức thuế chênh lệch là 13,6% Quế, hạt hồi, gừng đều tăng mạnhnhưng giá trị tuyệt đối còn chưa cao Giá trị xuất khẩu quế và hoa quế đạt

Trang 10

khoảng 1,1 triệu USD Hạt hồi, rau mùi tăng 72% nhưng cũng chỉ đạt 98,5nghìn USD Mặt hàng gừng năm 2000 giảm mạnh khoảng 64,5 % Vớinhững số liệu trên có thể thấy rằng trong năm qua nhóm hàng này tăngtrưởng không đáng kể mặc dù có một vài mặt hàng không có chênh lệchthuế giữa thuế non-MFN và MFN hay chênh lệch không đáng kể.

- Nhóm hàng giày dép và phụ kiện giày dép

Hiện nay, cùng với Trung Quốc và Indonesia, Việt Nam là nước xuấtkhẩu giày dép và phụ kiện giày dép lớn trong số các nước xuất khẩu có dùngnguyên liệu của Hoa Kỳ sang thị trường này Do mức thuế suất non-MFN vàMFN khá lớn (thường là 0 so với 20%) nên các doanh nghiệp sử dụng nguồnnguyên liệu ngoài Hoa Kỳ sản xuất tại Việt Nam rất khó thâm nhập Mộtthực tế là các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép hiện nay hầu hết là cácdoanh nghiệp đầu tư nước ngoài tận dụng sức lao động rẻ của công nhânViệt Nam để làm hàng gia công xuất khẩu nên kim ngạch xuất khẩu caonhưng phần lợi nhuận thực của phía Việt Nam lại thấp so với các nhóm hàngxuất khẩu khác

Những năm trước đây, nhóm hàng này thường đứng đầu trong số cácmặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ bởi các kênh phân phối khép kín sẵn cócủa các hãng nổi tiếng thế giới như Nike và Reebok và một số công ty khác

có trụ sở tại Hoa Kỳ Năm 1999 nhóm hàng này đạt giá trị 145,7 triệu USD,năm 2000 giá trị xuất khẩu giảm 21,3 triệu USD Đến quí 1 năm 2001 mặthàng này tiếp tục giảm mạnh đang đặt ra cho các doanh nghiệp da giầy ViệtNam những thách thức vô cùng to lớn

Vấn đề đặt ra bây giờ là các doanh nghiệp sản xuất giầy Việt Nam vớivốn đầu tư trong nước, phải nhanh chóng tiếp cận phương pháp sản xuất,phương pháp tiếp thị mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hoa Kỳ đang áp

Trang 11

dụng Ngoài ra cũng phải chú trọng đến thủ tục hải quan, các quy định kỹthuật liên quan.

- Nhóm hàng quần áo, hàng may mặc sẵn

Nhóm hàng quần áo, hàng may mặc sẵn bao gồm các loại dệt kim, đanhoặc móc hoặc không dệt kim đan hoặc móc là một trong những nhóm hàngchiến lược tăng đặc biệt mạnh với mức tăng trưởng 28,3% (từ 36,4 triệuUSD năm 1999 lên mức 46,7 triệu USD năm 2000) Trước hết cần khẳngđịnh đây là nỗ lực rất lớn của ngành may mặc Việt Nam trong thời gian quabởi mức chênh lệch về thuế quá cao được áp dụng cho hàng may mặcViệtNam so với thuế MFN và thuế ưu đãi đặc biệt mà Hoa Kỳ dành cho một một

số nước khác Tiếp đó là nỗ lực đáng ghi nhận trong việc đa dạng hoá mặthàng cũng như chất lượng của hàng may mặc, khác với những năm trướcđây, hàng may mặc xuất sang Hoa Kỳ chủ yếu từ vải dệt kim, đan hoặc móc.Trong thời gian tới mặt hàng may mặc vẫn được xem là mặt hàng chủ lựckhông chỉ đối với thị trường Hoa Kỳ mà cả với các thị trường thế giới Cùngvới việc Hiệp định Thương mại song phương giữa hai nước có hiệu lực,hàng may mặc Việt Nam sẽ được hưởng thuế MFN do đó sẽ nâng cao nănglực cạnh tranh đối với mặt hàng này trên thị trường Hoa Kỳ không chỉ vềchất lượng, mẫu mã mà còn về giá cả, dó đó mức tăng trưởng sẽ không chỉdừng lại ở con số 28,3% như giai đoạn 1999-2000

Trang 12

Bảng 4: Mức thuế nhập khẩu của Mỹ đối với một số loại hàng dệt may

áo khoác từ sợi nhân tạo, không dệt kim, đan

móc, loại khác

áo khoác từ sợi nhân tạo, không dệt kim, đan

Nguồn: Bộ Thương mại

Như vậy với các thông số về mức thuế nhập khẩu mà Mỹ áp dụng đốivới các mặt hàng may mặc, dù phải chịu mức rất cao so với MFN nhưng

nhóm hàng quần áo, hàng may mặc sẵn vẫn đạt kim ngạch XK cao Với việc

hiệp định thương mại có hiệu lực, nhóm hàng này sẽ tạo động lực trong việcthúc đẩy hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ

- Các nhóm hàng tăng mạnh cần có sự điều chỉnh

Ngoài những nhóm hàng trên, còn rất nhiều nhóm hàng có sự tăngtrưởng cao, tuy nhiên trên thực tế lại có những tồn tại tiêu cực trong sự tăngtrưởng đó Điển hình là nhóm hàng thuộc đồ trang trí nghệ thuật, đồ cổ (tăng

từ 578.000 USD năm 1999 lên 12,9 triệu năm 2000, tăng 22,3 lần) Tuynhiên, sự tăng trưởng đột biến lại không đáng mừng bởi tới 12 triệu USD trịgiá xuất khẩu thuộc về những cổ vật hơn 100 năm tuổi mà không ai nắm rõđược bao nhiêu trong số chúng thuộc tài sản quốc gia

- Những nhóm hàng giảm hoặc có xu hướng giảm

Trang 13

Bên cạnh những nhóm hàng tăng trưởng rất đáng khích lệ, một số nhómhàng cho thấy xu hướng chững lại, hoặc giảm mạnh Đó là nhóm hàng sắtthép, rau, hoa quả chế biến, đường, kẹo, v.v Mặc dù thị trường biến độnghàng ngày và chưa có đủ cơ sở để kết luận về sức cạnh tranh của nhữngnhóm hàng trên tại thị trường Hoa Kỳ, nhưng xu hướng diễn biến tiêu cựccủa chúng buộc nhà nước và đặc biệt là các nhà xuất khẩu Việt Nam phải có

sự xem xét hết sức cụ thể về mặt sản xuất cũng như thị trường Hoa Kỳ

- Các nhóm hàng mới xuất hiện

Theo quy luật của thị trường, song song với những nhóm hàng bị triệttiêu cũng xuất hiện những nhóm hàng mới, mở ra hướng mới cho hoạt độngxuất khẩu của Việt Nam Đó là giấy, các sản phẩm xay xát, bông, đồng hồ

và linh kiện đồng hồ v.v Mặc dù kim ngạch các nhóm này chỉ đạt trên dưới100.000 USD nhưng đây là tín hiệu rất đáng mừng cho xuất khẩu Việt Nam

1.3 Đánh giá thực trạng hàng hoá của Hoa Kỳ nhập khẩu vào Việt Nam

Mặc dù kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt khoảng một nửa kim ngạch xuấtkhẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ nhưng những biến động trongtăng trưởng của lượng hàng này cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định tới nền kinh

tế Việt Nam Trước hết, cần khẳng định lại là do hàng hoá Hoa Kỳ nhậpkhẩu vào Việt Nam đã và đang được hưởng thuế MFN nên sau khi Hiệpđịnh có hiệu lực, một số nhóm hàng sẽ không có thay đổi gì lớn Một sốnhóm khác tuy có lộ trình cắt giảm thuế, song cũng nằm trong chiến lượcchung của mỗi ngành và dự kiến trong các cam kết quốc tế khác của ViệtNam Trong năm 2000, tổng trị giá hàng của Hoa Kỳ được nhập khẩuvào Việt Nam đạt 330,5 triệu USD tăng 19,1 % so với mức 277,3 triệu USDnăm 1999 Đây là mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng trung bình xuấtkhẩu của Hoa Kỳ ra thế giới lẫn xuất khẩu từ Hoa Kỳ vào khu vực ASEAN.Điều này chứng tỏ Việt Nam là thị trường có tiềm năng và là một trong

Trang 14

những thị trường được các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm Ngoài

ra, đi kèm với xuất khẩu hàng hoá là các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu, trong đó,xuất khẩu dịch vụ luôn là hoạt động xuất khẩu trọng tâm của Hoa Kỳ

Cũng như các năm trước đây, hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Namchủ yếu là các hàng hoá mà Việt Nam không có khả năng sản xuất hoặc kémthế cạnh tranh và điều đáng mừng là phần lớn trong số chúng phục vụ đượcchủ trương và định hướng phát triển kinh tế của ta Tính đến hết năm 2000,

số lượng hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam đã rất đa dạng bao gồmkhoảng hơn 96 nhóm mặt hàng

Nhìn tổng thể, có thể chia làm ba nhóm lớn Nhóm các mặt hàng có kimngạch trên 20 triệu USD, bao gồm lò và nguyên liệu cho phẩn ứng hạt nhân,máy và động cơ điện, phân bón, giày dép Nhóm các mặt hàng có kim ngạch

từ 1 đến 20 triệu USD bao gồm 34 nhóm hàng như nhựa, bông, phim ảnh,hoá chất hữu cơ, hoa quả v.v Nhóm các mặt hàng còn lại bao gồm khoảngtrên 58 nhóm hàng có kim ngạch dưới 1 triệu USD

Nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất là lò phản ứng hạt nhân và các dụng

cụ, nhiên liệu liên quan với 23,7 % tổng trị giá% nhập khẩu Năm 2000nhóm hàng này tăng khá mạnh 28,4% so với mức 61 triệu USD năm 1999.Nhóm thứ hai là máy và các dụng cụ điện với tỷ trọng 9,2% tương ứng30,3 triệu USD Nhóm hàng này tăng mạnh nhất trong năm qua với mứctăng 50% cải thiện vị trí từ thứ 4 năm 1999 lên thứ 2 năm 2000

Thứ ba là phân bón với tỷ trọng 8,6% Nhóm này sụt giảm mạnh khoảng16,2 triệu USD so với năm 1999, tụt từ vị trí thứ 2 xuống vị trí thứ 3

Một số nhóm hàng tăng mạnh bao gồm phụ kiện giày dép (tăng 313,4%);hoa quả họ cam chanh (tăng 239%); bông (tăng 190%); sắt thép (tăng147%); dược phẩm (tăng 64,3%), v v Hầu hết các nhóm hàng còn lại đềutăng hoặc giảm nhưng không đáng kể

Trang 15

Quy chế đối xử mà Việt Nam dành cho Hoa Kỳ hiện rất thuận lợi Từnăm 1999, hàng từ Hoa Kỳ xuất vào Việt Nam được hưởng thuế tối huệquốc và được hưởng các điều kiện cân bằng với hàng hoá xuất khẩu vàoViệt Nam từ các nước khác Một khi quan hệ thương mại được khai thông,các chương trình hỗ trợ và xúc tiến xuất khẩu của Hoa Kỳ hoạt động có hiệuquả, kim ngạch nhập khẩu hàng Hoa Kỳ chắc chắn sẽ không dừng ở con sốkhiêm tốn trên Vấn đề đặt ra với Việt Nam là làm sao tận dụng và tối đa hoálợi ích hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ, đặc biệt các nhóm hàng có hàm lượngkhoa học kỹ thuật cao đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước.

- Nhóm hàng lò phản ứng và phụ tùng, máy móc và phụ tùng cơ khí

Ngay từ khi hai nước bắt đầu có hoạt động thương mại hai chiều,nhóm hàng trên đã luôn chiếm vị trí dẫn đầu bởi do nhu cầu của Việt Namcũng như lợi thế về kỹ thuật của Hoa Kỳ Năm 2000, với mức tăng trưởng28,4% đạt 78,3 triệu USD nhóm hàng này quả thực đã góp phần đáng kể vàotăng trưởng xuất khẩu chung của Hoa Kỳ sang Việt Nam

Chiếm tỷ trọng cao nhất với mức 28,3% tổng trị giá nhập khẩu củanhóm này là động cơ hơi nước, tuabin Năm 2000, phân nhóm này tăng74,9% (từ 12,7 triệu USD năm 1999 lên 22,2 triệu USD)

Đứng thứ hai là nhóm máy móc với tỷ trọng 17% Năm 2000, nhómhàng này đạt 13,4 triệu USD (tăng 70,8% so với năm 1999) Sự gia tăngmạnh mẽ nhóm hàng này lđược giải thích bởi một loạt các công ty cơ khíhàng đầu của Hoa Kỳ như Ford, Carterpillar, Chrysler, đã mở nhà máy hoặc

mở văn phòng đại diện tại các thành phố lớn tại Việt Nam khi hai nước chưa

ký Hiệp định thương mại

Mười lăm nhóm hàng máy móc sản xuất như động cơ phản lực, máy

in giấy, máy nén khí, nén ga, thiết bị lọc v.v với kim ngạch trên dưới 1 triệu

Trang 16

USD đều rất cần thiết cho Việt Nam Còn lại là máy móc gia dụng phục vụsinh hoạt và gia đình Tỷ trọng cao của nhóm này trong tổng kim ngạch nhậpkhẩu là hợp lý nhưng tỷ trọng trong phân nhóm vẫn làm các cơ quan hữuquan phải lo ngại bởi xu hướng tăng cao của hàng tiêu dùng Vì vậy Nhànước cần có định hướng cũng như các điều chỉnh để có thể tận dụng kỹ thuậtphục vụ cho các ngành sản xuất của Việt Nam.

- Máy móc thiết bị điện và các bộ phận của chúng

Năm 2000với trị giá xuất khẩu lên tới 30,3 triệu USD, nhóm hàng nàyđạt mức tăng trưởng rất cao chiếm khoảng 50% Nhóm hàng máy móc thiết

bị điện sẽ là mặt hàng mũi nhọn trong số các mặt hàng xuất khẩu chiến lượccủa Hoa Kỳ sang thị trường Việt Nam

Mạch tích hợp và vi linh kiện điện tử cũng đang chiếm tỷ trọng caonhất là 16,2% với trị giá xuất khẩu khoảng 4,9 triệu USD Tiếp đó là linhkiện tivi, đài và rađa, với tỷ trọng 12,6% và trị giá khoảng 3,8 triệu USD

Dây, cáp điện và các vật truyền dẫn khác bao gồm cả sợi cáp quangnăm 2000 cũng tăng mạnh khoảng 60% so với năm 1999

Các mặt hàng điện tử tiêu dùng đã xuất hiện tương đối đa dạng, phongphú như tivi, đài và các phương tiện nghe nhìn khác, máy thu thanh.v.v Tuynhiên dễ nhận thấy kim ngạch các nhóm hàng này còn rất thấp và sự trànngập của hàng điện tử Châu á, đặc biệt từ Nhật Bản và Hàn Quốc tại thịtrường Việt Nam là nhân tố kìm hãm sự tăng trưởng của nhóm hàng này

- Nhóm hàng phim ảnh và các dụng cụ quang học chính xác

Mới chỉ xếp vị trí khiêm tốn trong số các nhóm hàng Hoa Kỳ xuấtkhẩu sang Việt Nam, nhưng phim ảnh và các dụng cụ quang học chính xác

đã cho thấy tiềm năng tăng rất mạnh trong những năm tới

Dụng cụ chính xác dùng trong phân tích vật lý, y tế, phân tích hoá họcbao gồm cả các máy chiếu xạ, chiếm tỷ trọng tới 60% tổng trị giá xuất khẩu

Trang 17

Điều này cũng phù hợp với xu hướng phát triển mở rộng một số trung tâm y

tế của ta Trong thời gian tới, khi các cam kết về dịch vụ y tế và các dịch vụkhác có hiệu lực, việc cần có các tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ rất cần thiết để loại

bỏ các công nghệ cũ, lạc hậu giúp Việt Nam nhanh chóng tiếp cận côngnghệ hàng đầu của Hoa Kỳ phục vụ cho các hoạt động y tế

Qua những phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy một cách tương đối

rõ nét thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gianqua Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định là, thực tiễn thương mại songphương trong những năm qua chưa tương xứng với tiềm năng thực sự củahai nước Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ mới chỉ chiếm khoảng0,068% tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ Ngược lạixuất khẩu của Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng chỉ chiếm 2,4% tổng trị giá hàngnhập khẩu vào Việt Nam Sự chênh lệch giữa tiềm năng và thực tế này chủyếu do những nguyên nhân sau đây:

- Thị trường Mỹ còn quá xa lạ với doanh nghiệp Việt Nam và doanhnghiệp Việt Nam chưa có cơ hội được tiếp cận do quan hệ chính trị giữa hainước Đây là nguyên nhân khách quan

Về mặt chủ quan, hàng hoá của Việt Nam còn manh mún, giá thành cao,chất lượng thấp, chưa đa dạng về chủng loại nên chưa thu hút được sức muacũng như đáp ứng thị hiếu của người dân Hoa Kỳ

- Công nghệ, máy móc của các doanh nghiệp Việt Nam còn lạc hậu, do

đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như khả năng cạnh tranh của hàngViệt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

Mặc dù kim ngạch chưa cao, nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Hoa

Kỳ lại thuộc loại cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam.Với Việt Nam, rõ ràng thị trường Hoa Kỳ ngày càng có một vị trí quantrọng Tổng kim ngạch hai chiều hơn 1 tỷ USD trong năm 2000 sẽ còn tăng

Trang 18

mạnh trong những năm tới, giúp giải toả bớt sức ép cũng như giúp Việt Nam

đa dạng hoá thị trường xuất khẩu Trong khi đó, mặc dù chỉ xếp thứ 70 trong

số 200 đối tác thương mại của mình, nhưng với vị trí chiến lược trongASEAN và khu vực Đông á, Việt Nam luôn là một đối tác thương mại quantrọng của các nhà đầu tư, xuất khẩu Hoa Kỳ Vấn đề đặt ra cho chúng ta làtrên một nền tảng pháp lý khá rõ ràng và một môi trường đầu tư hấp dẫn,thuận lợi, chắc chắn Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ

sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam khắc phục những mặt yếu, tối đa hoá lợi ích dântộc và trong thời gian ngắn nhất có thể phát huy tối đa quy mô phát triển vàsức cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như hàng hoá và dịch vụ của ViệtNam

II Dự báo tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ và hàng hoá cần nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam sau khi Hiệp định thương mại việt nam - hoa kỳ có hiệu lực

Để có cái nhìn tương đối về tiềm năng xuất nhập khẩu đối với hànghoá Việt nam sang Hoa kỳ chúng ta cần có cơ sở để xây dựng dự báo chotương lai Ngoại thương của Việt nam trong buôn bán với Hoa Kỳ Cơ sở đóchính là Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001-

2010 và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển hàng hoáxuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001-2010:

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lẫn thứ IX đã đưa ra định hướngChiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong 10 năm đầu củathế kỷ 21 (2001-2010): “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bảntrở thành một nước công nghiệp” Mục tiêu chung của Chiến lược 10 năm(2001-2010) là đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệtđời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, nâng cao vị thế của Việt

Trang 19

Nam trên trường quốc tế, tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bảntrở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Mục tiêu cụ thể củaChiến lược là:

- Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000 Nâng cao rõ rệt hiệuquả và sức cạnh tranh của sản phẩm , của doanh nghiệp và của nền kinh tế.Tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP

- Nhịp độ tăng xuất khẩu gấp trên hai lần nhịp độ tăng GDP Tỷ trọngtrong GDP của nông nghiệp 16-17%, công nghiệp 40-41%, dịch vụ 42-43%

- Nhịp độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp (kể cả xây dựng) bìnhquân trong 10 năm tới đạt khoảng 10-10,5%/năm Đến năm 2010, côngnghiệp và xây dựng chiếm 40-41% GDP và sử dụng 23-24% lao động

Để thực hiện mục tiêu tổng quát và cụ thể của Chiến lược phát triển kinh

tế -xã hội của Việt Nam, trong giai đoạn từ 2001 đến 2010, Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ IX cũng đã nêu rõ Định hướng phát triển kinh tế đối ngoạitrong đó có định hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam

mà cụ thể là:

Về xuất khẩu

- Tăng tổng kim ngạch xuất khẩu Tạo thị trường ổn định cho một số mặthàng nông sản thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh, tìmkiếm các thị trường cho mặt hàng xuất khẩu mới, nâng cao chất lượng cácmặt hàng xuất khẩu

- Phấn đấu đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm tới đạt khoảng 114 tỷUSD, tăng 16%/năm, trong đó nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ côngnghiệp chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng bình quân hàng năm là15,9%; nhóm hàng công nghiệp tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp chiếm43% kim ngạch xuất khẩu công nghiệp, tăng bình quân hàng năm 22%;

Trang 20

nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăngbình quân hàng năm 16,2%.

Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu thời kỳ 2001-2010:

Để thực hiện Chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung

và định hướng phát triển kinh tế đối ngoại nói riêng của Đại hội Đảng IX,ngày 27 tháng 10 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 22/2000/CT-TTg về Chiến lược phát triển xuất - nhập hàng hóa và dịch vụ thời kỳ2001-2010 Chỉ thị khẳng định “Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hànghoá và dịch vụ thời kỳ 2001-2010, nhất là xuất khẩu phải là chiến lược tăngtốc toàn diện, phải có những khâu đột phá với bước đi vững chắc tiếp tụcchủ trương dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu” Chỉ thị nêu rõ:

- Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001-2010 phải đạt mức tăngtrưởng bình quân từ 15%/năm trở lên phấn đấu cân bằng cán cân thương mạivào những năm 2009-2010 và xuất siêu vào thời kỳ sau 2010

- Giảm xuất khẩu hàng chế biến thô; tăng tỷ trọng hàng chế biến sâu bằngcông nghệ mới

- Đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường có sức mualớn như Hoa Kỳ, Tây Âu

Trang 21

- Nhập khẩu tăng trưởng bình quân 14%/năm cho cả giai đoạn 2010; chú trọng nhập khẩu công nghệ cao; tăng cường tiếp cận các thịtrường cung ứng nguồn như Hoa Kỳ, Tây Âu, Nhật Bản,v.v

Cùng với định hướng chiến lược tổng quát và cụ thể trong thời kỳ

2001-2010, với việc Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Hiệp định Thương mại songphương Việt Nam - Hoa Kỳ vào ngày 10 thang 12 năm 2001, và với nhữngtài liệu thu thập được về phương pháp cũng như những con số dự báo vềtương lai xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ, em xin đượctổng hợp lại tiềm năng hai bên có thể đạt được sau khi hiệp định có hiệu lực.Phương pháp dự báo được đưa ra theo hai cách tiếp cận Cách thứ nhất là dựbáo về thị trường Hoa Kỳ nói chung với ý nghĩa là một trong những thịtrường nhập khẩu mới, đầy tiềm năng đối với hàng hoá của Việt Nam Cáchthứ hai là dự báo tiềm năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳtheo nhóm mặt hàng

2.1 Dự báo tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ

2.2.1 Hoa Kỳ - Thị trường xuất khẩu mới đầy tiềm năng đối với hàng hoá của Việt Nam sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực

Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, qua đó Chínhphủ Hoa Kỳ sẽ phải ngay lập tức và vô điều kiện dành cho hàng hoá củaViệt Nam hưởng Quy chế Tối huệ quốc (tức là được đối xử không kémthuận lợi hơn sự đối xử mà Hoa Kỳ đã dành cho hàng hoá tương tự của bất

kỳ nước thứ ba nào khác), Quy chế Đối xử Quốc gia và loại bỏ tất cả các hạnchế, hạn ngạch, yêu cầu giấy phép và kiểm soát nhập khẩu đối với hàng hoáViệt Nam khi xuất khẩu sang thị Hoa Kỳ Ngoài ra Hiệp định Thương mạiViệt Nam - Hoa Kỳ còn quy định rằng: Chính phủ Hoa Kỳ sẽ xem xét khảnăng dành cho Việt Nam Chế độ Ưu đãi Thuế quan Phổ cập Như vậy là căn

Trang 22

cứ vào thực trạng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳtrong thời gian qua; căn cứ vào định hướng chiến lược phát triển xuất nhậpkhẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 trình bày ở trên, đặc biệt, căn cứvào chính sách, chế độ, qui chế điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu giữa hainước đã được thoả thuận trong Hiệp định song phương Việt Nam-Hoa Kỳ,

có thể dự đoán rằng, riêng đối với thị trường Hoa Kỳ, kim ngạch hàng hoáViệt Nam xuất sang thị trường này sẽ tăng 15% hàng năm trong 3 năm đầu(sau khi Hiệp định có hiệu lực) và 18% cho 3 năm tiếp theo và vẫn giữ ở vịtrí tăng lên 15% cho đến hết năm 2010

2.2.2 Dự báo tiềm năng xuất khẩu theo nhóm mặt hàng

Nhóm mặt hàng hải sản

Hoa Kỳ là nước xuất khẩu hải sản lớn nhất thế giới và cũng là nướcnhập khẩu hải sản lớn thứ 2 thế giới, sau Nhật Bản Hàng năm, Hoa Kỳ phảinhập khẩu trung bình một lượng hải sản giá trị khoảng 2,5 tỷ USD từ cácnước châu á và cho đến năm 1996 thì giá trị xuất khẩu của Việt Nam chỉchiếm khoảng 1,14% giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ từ các nướcchâu á và 0,42% giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ từ các nước trên thếgiới Vì thế, có thể khẳng định rằng đây là thị trường vô cùng rộng lớn vàđầy triển vọng đối với ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản Việt Nam

Mặt hàng nhập khẩu chính của Hoa Kỳ là tôm các loại trong khi đâycũng là mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam Dự báo, Việt Nam có thểxuất khẩu 600 triệu USD hải sản vào Hoa Kỳ năm 2010, tăng 7 lần so vớinăm 1998, 6 lần so với năm 2000 và gần bằng mức xuất khẩu của Thái Lanhiện nay

Nhóm hàng nông sản

Nhóm hàng này do thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu cao và mức thuếnhập khẩu bằng 0 hoặc rất thấp, nên hàng Việt Nam đã vào gần đúng vị trí

Trang 23

so với khả năng của mình, nên trong thời kỳ 2001-2010 sẽ tiếp tục tăng vọtnhư mấy năm vừa qua Ngoài ra, các mặt hàng này còn phụ thuộc nhiều vàosản lượng, thời tiết và giá ở Việt Nam và trên thế giới Tuy nhiên, địnhhướng xuất khẩu của nhóm các mặt hàng này bình quân có thể tăng15%/năm và tới năm 2010 dự kiến tăng hơn gấp đôi năm 2000, đạt kimngạch xuất khẩu khoảng hơn 350 triệu USD

- Cà phê: Tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với các loại cà phê

năm 1992 là 1.612 tỷ USD; năm 1997 là 3,726 tỷ USD và năm 1998 giảmxuống 3.237 USD Dự kiến trong 10 năm tới, nhu cầu nhập khẩu của Hoa

Kỳ sẽ tăng khoảng 10%/năm (Báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại HoaKỳ)

Trong 10 năm tới (đến 2010) xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ

sẽ có những tăng giảm bất thường do thị trường cà phê thế giới thường cónhững biến động Nếu giá cả, chất lượng cạnh tranh tốt thì ta có thể tăngđược xuất khẩu vào Hoa Kỳ tương ứng với mức tăng nhu cầu thị trường, ítnhất với mức tăng bình quân (10-15%/năm), đạt khoảng 350 triệu USD vàonăm 2010 Tuy nhiên, do thị trường Hoa Kỳ chủ yếu tiêu thụ cà phêARABICA nên nếu chương trình trồng cà phê ở miền Bắc thành công thìxuất khẩu cà phê Việt Nam cũng sẽ tăng nhiều hơn nhờ loại cà phê này

- Hạt tiêu: Hàng năm Hoa Kỳ nhập khẩu số lượng lớn hạt tiêu chưa xay

và đã xay (năm 1992 nhập trên 112 triệu USD, năm 1998 nhập trên 302 triệuUSD, tăng 170 lần so với năm 1992 và 17% so với năm 1997) Mặt hàngnày Việt Nam thâm nhập vào Hoa Kỳ chậm hơn cà phê, nhưng từ nhữngnăm tới, khả năng tăng xuát khẩu mặt hàng này sẽ cao vì Trung Quốc, TâyBan Nha, những nước hiện đang đứng trên Việt Nam về xuất khẩu mặt hàngnày, lại không có nhiều hạt tiêu như Việt Nam

Trang 24

- Chè các loại: Hàng năm Hoa Kỳ nhập khẩu các loại chè xanh và đen,

trung bình 130 triệu USD/năm (từ 1992-1997), riêng 1998 nhập 170 triệuUSD Giai đoạn 2000-2010, Việt Nam có thể tăng đều đặn 20%/năm nếutăng được xuất khẩu trực tiếp và có thể đạt 3 triệu USD vào năm 2010 Nếunhư có sự đầu tư bao tiêu sản phẩm của các công ty Hoa Kỳ, có thể đạt 6triệu USD

- Gạo: Nhiều khách hàng Hoa Kỳ mua gạo Việt Nam để xuất khẩu sang

châu Phi theo các chương trình viện trợ của Chính phủ Hoa Kỳ Trước khi

có NTR, thuế nhập khẩu đối với gạo là 0,055 USD sau khi có NTR là 0,021USD/kg Mức thuế như vậy là thấp và thị trường nhập khẩu gạo của Hoa Kỳ

là rộng mở đối với Việt Nam

Nhóm mặt hàng khoáng sản

- Dầu mỏ: Hoa Kỳ là nước có kỹ thuật về khai thác cũng như lọc dầu tiên

tiến nhất trên thế giới nhưng cũng là nước nhập khẩu dầu khí lớn nhất thếgiới Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô vào thị trường Hoa Kỳ từ năm

1998 và giá trị xuất khẩu năm 1999 là 83,8 triệu USD Tuy nhiên, một điềucần lưu ý là việc chưa có khách hàng truyền thống là các nhà máy lọc dầulớn của Hoa Kỳ cũng là một nguyên nhân làm cho trong 6 tháng đầu năm

1999, Việt Nam không bán được một tấn dầu thô nào cho thị trường này

Năm tập đoàn công nghiệp dầu mỏ hàng đầu thế giới hiện nay làSHELL và BP (Anh), ESSON và MOBIL (Hoa Kỳ), ELT-EQUITANIE(Pháp) đều đang có mặt tại Việt Nam và làm ăn rất thành công chứng tỏ sứcmạnh về tiềm năng sản xuất và xuất khẩu dầu thô của Việt Nam rất lớn nên

đã thu hút được các công ty hàng đầu thế giới Chắc chắn rằng, trong mộtvài năm tới Hoa Kỳ sẽ nằm trong số bạn hàng lớn về dầu thô, bởi vì, đó làmột trong số những dự án nghiên cứu của công ty Hoa Kỳ tại Việt Nam khi

Ngày đăng: 29/04/2013, 16:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ (1994-1997) - Tìm hiểu thực trạng thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ
Bảng 1 Thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ (1994-1997) (Trang 4)
Bảng 3: Kim ngạch XK một số nhóm hàng của Việt Nam sang Hoa kỳ (tính đến tháng 4 năm 2001) - Tìm hiểu thực trạng thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ
Bảng 3 Kim ngạch XK một số nhóm hàng của Việt Nam sang Hoa kỳ (tính đến tháng 4 năm 2001) (Trang 6)
Bảng 4: Mức thuế nhập khẩu của Mỹ đối với một số loại hàng dệt may - Tìm hiểu thực trạng thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ
Bảng 4 Mức thuế nhập khẩu của Mỹ đối với một số loại hàng dệt may (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w