Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm tạo ra sự phù hợp với những quy định của luật pháp Hoa Kỳ và Hiệp định Thương mạ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ (Trang 30 - 32)

III. các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá việt nam sang Hoa Kỳ

3.1.1.Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm tạo ra sự phù hợp với những quy định của luật pháp Hoa Kỳ và Hiệp định Thương mạ

hợp với những quy định của luật pháp Hoa Kỳ và Hiệp định Thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ

Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ có rất nhiều quy định đặc thù và cùng với tính hiệu lực pháp lý, Hiệp định sẽ tạo nên rất nhiều điểm khác biệt so với những quy định của luật pháp trong nước. Đó là, những khác biệt nằm trong các quy định của Hiệp định về chính sách thuế, về các khoản lệ phí liên quan đến xuất nhập khẩu, về cạnh tranh, về thương mại nhà nước, về giải quyết tranh chấp, v.v. Bên cạnh đó, thị trường Hoa Kỳ là thị trường đòi hỏi phải có sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chất lượng hàng hoá, xuất xứ, về giá cả và về thị hiếu khách hàng. Để thực hiện những qui định trong hiệp định cũng như khai thác thuận lợi sau khi Hiệp định Thương mại có hiệu lực nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam sang Hoa Kỳ, trước mắt, cần tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Để làm được điều này, cần thực hiện ngay các công việc sau đây:

-Tiếp tục rà soát lại hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng của Việt Nam nhằm loại bỏ những văn bản (luật hoặc dưới luật) đã lỗi thời, bất cập và không mang lại hiệu quả.

Đây là công việc phức tạp, tốn kém, đòi hỏi phải có sự đầu tư của Nhà nước về kinh phí cũng như về nguồn nhân lực. Cùng với việc đầu tư, việc phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành hữu quan cũng là công việc đặc biệt quan trọng. Hiện nay, Bộ Tư Pháp được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp

với các cơ quan hữu quan để rà soát, đối chiếu, so sánh các cam kết trong Hiệp định Thương mại Việt Mỹ với các văn bản hiện hành. Tuy nhiên, công việc này không phải chỉ làm trong một vài tháng mà phải làm trong một vài năm, trước mắt là làm ngay trong 2 năm đầu, kể từ khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực. Làm được điều này cũng chính là đẩy nhanh tiến trình Việt Nam gia nhập WTO.

- Sửa đổi Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 cho phù hợp với tình hình mới, hoàn thiện Quy chế thương nhân và bổ sung các quy định về chính sách quản lý xuất khẩu rõ ràng, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu của Đảng, cũng như phù hợp với Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.

- Khẩn trương soạn thảo và ban hành luật cạnh tranh và chống độc quyền nhằm tạo sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng

- Ban hành mới và sửa đổi các luật thuế xuất khẩu, phù hợp với lịch trình cắt giảm thuế đối với hàng hoá theo quy định của Hiệp định Thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ.

Một trong những biện pháp tích cực nhất để thực hiện nghĩa vụ đã cam kết trong Hiệp định là Chính phủ Việt Nam phải bảo đảm cho hàng hoá của Hoa Kỳ xuất sang Việt Nam, được hưởng MFN và NT. Để thực thi nghĩa vụ này, Dự thảo Pháp lệnh về Đối xử Tối huệ quốc và Đối xử Quốc gia đã được soạn thảo. Tuy nhiên, thời gian qua, các công việc liên quan nhằm sớm ban hành pháp lệnh này còn được triển khai chậm, ở phạm vi hẹp. Vì vậy cần phải tích cực hơn nữa trong việc xây dựng, thảo luận và thông qua Pháp lệnh

về Đối xử Tối huệ quốc và Đối xử Quốc gia vì đây là những nghĩa vụ cơ bản

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ (Trang 30 - 32)