Đánh giá thực trạng và dự báo tiềm năng thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

MỤC LỤC

Đánh giá thực trạng hàng hoá của Hoa Kỳ nhập khẩu vào Việt Nam Mặc dù kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt khoảng một nửa kim ngạch xuất

Các mặt hàng điện tử tiêu dùng đã xuất hiện tương đối đa dạng, phong phú như tivi, đài và các phương tiện nghe nhìn khác, máy thu thanh.v.v Tuy nhiên dễ nhận thấy kim ngạch các nhóm hàng này còn rất thấp và sự tràn ngập của hàng điện tử Châu á, đặc biệt từ Nhật Bản và Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam là nhân tố kìm hãm sự tăng trưởng của nhóm hàng này. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là trờn một nền tảng phỏp lý khỏ rừ ràng và một mụi trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi, chắc chắn Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam khắc phục những mặt yếu, tối đa hoá lợi ích dân tộc và trong thời gian ngắn nhất có thể phát huy tối đa quy mô phát triển và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam. Cùng với định hướng chiến lược tổng quát và cụ thể trong thời kỳ 2001- 2010, với việc Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ vào ngày 10 thang 12 năm 2001, và với những tài liệu thu thập được về phương pháp cũng như những con số dự báo về tương lai xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ, em xin được tổng hợp lại tiềm năng hai bên có thể đạt được sau khi hiệp định có hiệu lực.

Dự báo tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ

Hàng năm, Hoa Kỳ phải nhập khẩu trung bình một lượng hải sản giá trị khoảng 2,5 tỷ USD từ các nước châu á và cho đến năm 1996 thì giá trị xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1,14% giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ từ các nước châu á và 0,42% giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ từ các nước trên thế giới. Năm tập đoàn công nghiệp dầu mỏ hàng đầu thế giới hiện nay là SHELL và BP (Anh), ESSON và MOBIL (Hoa Kỳ), ELT-EQUITANIE (Pháp) đều đang có mặt tại Việt Nam và làm ăn rất thành công chứng tỏ sức mạnh về tiềm năng sản xuất và xuất khẩu dầu thô của Việt Nam rất lớn nên đã thu hút được các công ty hàng đầu thế giới. Trong tương lai, nếu Nhà nước có chương trình đầu tư hoặc thu hút đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực phát triển công nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su, thì đến năm 2010, việc xuất khẩu vào thị trưòng này dự báo mỗi năm đạt khoảng từ 150-200 triệu USD giá trị sản phẩm cao su các loại, là điều một dự báo có cơ sở.

Dự báo hàng hoá cần nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam

- Những năm 2000-2005 là thời kỳ chuyển hướng thị trường và thay đổi cơ cấu kinh tế, nên sẽ có tăng trưởng đột biến trong tổng giá trị xuất khẩu hàng Việt Nam sang Hoa Kỳ, đặc biệt là các mặt hàng giày, dép, may mặc, máy móc, điện tử, đồ chơi, nông sản chế biến. Thời kỳ này, chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng mà ta đang có ưu thế về thủ công và lao đông rẻ như: giày, dép, may mặc, thủ công mỹ nghệ truyền thống và bước đầu phát triển máy móc và hàng chế biến cao chuẩn bị cho thời kỳ tiếp theo. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có chủ trương hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng (dưới 20% tổng kim ngạch hàng nhập khẩu) nên thời gian tới, xuất khẩu tại chỗ của các công ty Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ là xu hướng chính trong việc nhập khẩu hàng tiêu dùng của Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Nhóm giải pháp mang tính vĩ mô

- Sửa đổi Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 cho phù hợp với tình hình mới, hoàn thiện Quy chế thương nhân và bổ sung các quy định về chính sỏch quản lý xuất khẩu rừ ràng, phự hợp với định hướng chiến lược phỏt triển xuất khẩu của Đảng, cũng như phù hợp với Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ. - Khẩn trương soạn thảo và ban hành luật cạnh tranh và chống độc quyền nhằm tạo sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng. Để có chính sách hợp lý, Chính phủ cần cho thành lập các quỹ như Quỹ hỗ trợ xuất khẩu nông sản, Quỹ tín dụng hàng hoá nông nghiệp, đồng thời xây dựng các chương trình hỗ trợ và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu mặt hàng thuộc hải sản và sản phẩm nông nghiệp, xây dựng chương trình hỗ trợ đặc biệt đối với một số mặt hàng nông nghiệp như ngô, sắn, v.v để qua đó có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng này về vốn cũng như bảo đảm cho các hoạt động xuất khẩu.

Nhóm giải pháp mang tính vi mô

- Nâng cao hơn nữa trình độ quản lý doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp xuất khẩu), nâng cao chất lượng sản phẩm hàng xuất khẩu (đối với doanh nghiệp sản xuất) bằng cách xây dựng các kế hoạch hành động của mình như đào tạo tích cực hơn nữa trình độ hiểu biết về chuyên môn về nghiệp vụ và ngoại ngữ của các công nhân cũng như cán bộ quản lý. Mặt khác, một thực tế là hiện nay Việt Nam chủ yếu xuất khẩu qua các nước trung gian hoặc gia công cho các doanh nghiệp của Hoa Kỳ, do đó tới đây các doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, từng bước chuyển việc xuất khẩu gián tiếp sang xuất khẩu trực tiếp cho phù hợp với thông lệ buôn bán của thị trường Hoa Kỳ. Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam phải có thời gian dài mới có thể tham gia xuất khẩu hàng hóa thông qua mạng Internet, nhưng ngay từ bây giờ các doanh nghiệp Việt Nam phải nhận thức được xu thế của phương thức kinh doanh hiện đại này và chuẩn bị đầy đủ về vốn, ngoại ngữ cũng như các yếu tố về kỹ thuật công nghệ thông tin để sẵn sàng hòa nhập khi có thể.

Nhóm giải pháp đối với một số hàng xuất khẩu cụ thể 1. Hàng dệt may

Mặt khác, là đại diện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Hiệp hội cần tích cực tham gia hoạt động với các tổ chức quốc tế và khu vực liên quan đến lĩnh vực dệt may như Hiệp hội Dệt May ASEAN, Diễn đàn ngành Dệt May vùng Châu á Thái Bình Dương để trao đổi thông tin và truyền đạt những kiến nghị của ngành dệt may trong nước đối với khu vực và quốc tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may trong quá trình kinh doanh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang thị trường Mỹ nói riêng. Trước tình hình nguồn tài nguyên ven bờ đã cạn kiệt do khai thác quá công suất trong thời gian qua cho nên chủ trương tăng sản lượng khai thác đánh bắt xa bờ là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề nguyên liệu cho chế biến thủy sản xuất khẩu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để lựa chọn những loại thủy sản mới đưa và xuất khẩu. Việc gia nhập Hiệp hội Nghề cá các nước Đông Nam A cũng như gia nhập các tổ chức khu vực và thế giới AFTA, APEC sẽ mở ra cho Việt Nam những cơ hội vô cùng to lớn để tranh thủ nguồn vốn đầu tư, đổi mới công nghệ đánh bắt, chế biến và nuôi trồng thủy sản, cũng như học hỏi những kinh nghiệm trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật của các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Philippines, là những nước chế biến thủy sản khá tiên tiến và có sản phẩm thủy sản đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Ban hành Luật Kiểm soát Nhập khẩu

Kiến nghị về một số biện pháp cụ thể nhằm quản lý có hiệu quả hơn đối với việc nhập khẩu hàng hoá từ hoa kỳ. Với việc ban hành Luật Kiểm soát Nhập khẩu, Việt Nam dễ dàng đấu tranh chống lại những áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế (kể cả Hoa Kỳ) và các công ty xuyên quốc gia.

Phối hợp hiệu quả hơn nữa công tác quản lý nhập khẩu và quản lý xuất khẩu hàng hoá từ Hoa Kỳ sang Việt Nam và ngược lại

Với việc hiệp định thương mại Việt nam - Hoa Kỳ được được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào ngày 10 tháng 12 năm 2001, chúng ta phần nào thấy được tương lai tốt đẹp cho quan hệ thương mại hai nước hai nước. Trong điều kiên đó để chuẩn bị cho mình một hành trang nhất định, mọi ngành, mọi cấp, các cơ quan quản lý, các cơ quan hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu cũng như các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu các quy định của pháp luật Hoa Kỳ, các chính sách xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ cũng như các quy định điều tiết thương mại hàng hoá trong Hiệp định một cách kỹ càng. Tuy nhiên với những gì mà Việt Nam đã đạt được trong những năm qua chúng ta hi vọng rằng Việt Nam sẽ đứng vững và phát triển mạnh mẽ trong thế kỉ mới với xu thế hội nhập toàn cầu và trong mối quan hệ mới với Hoa Kỳ.