Tình hình trên đã thôi thúc chúng tôi chọn đề tài: " Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học ở trường Đại học sư phạm Huế hiện nay" làm luận v
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Xã hội càng phát triển, người ta càng quan tâm và đòi hỏi nhiềuhơn ở sự nghiệp giáo dục Hiện nay, xét trên bình diện thế giới, cuộccách mạng khoa học - công nghệ đã và đang phát triển như vũ bão,tạo nên những dòng thác thông tin khổng lồ Đối với nước ta, côngcuộc đổi mới đất nước đang đi vào chiều rộng lẫn chiều sâu ở khắpcác lĩnh vực của đời sống xã hội, mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đạihóa đất nước đang đặt ra yêu cầu rất cao đối với nguồn lực con người.Con người trở thành vốn quý nhất, là lực lượng chính của sự nghiệpxây dựng đất nước và là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Hoàn cảnhtrên đã đặt ra yêu cầu phải phát triển giáo dục toàn diện nhằm tạo ranhững con người có phẩm chất chính trị, tri thức khoa học và nănglực hoạt động thực tiễn nhằm góp phần quan trọng trong việc đáp ứngnguồn nhân lực trước yêu cầu của thời đại mới
Việc dạy và học các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh nói chung, trong đó có môn CNXHKH ở trường đại học, cao
đẳng hiện nay được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Một là
do cùng với Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin,
CNXHKH là môn học trực tiếp trang bị nền tảng tư tưởng chính trị,lập trường xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa cho các thế hệ
sinh viên Hai là do sau khi chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô
sụp đổ, cùng với sự thoái trào của phong trào cộng sản và công nhânquốc tế, lòng tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin của một bộ phận cán bộ,
Trang 2phản động, thù địch tăng cường chống phá ta trên nhiều mặt, nhất làtrên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, lý luận, văn hóa, báo chí, thực hiện
âm mưu diễn biến hoà bình ngày càng thâm độc, nham hiểm hơn
Cuộc đấu tranh ý thức hệ tiếp tục diễn ra dai dẳng, quyết liệt" (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng khóa X) Ba là do điều "đặc
biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận học sinh, sinh viên có trìnhtrạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng, theo lối sống thực dụng,thiếu hoài bảo lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất
nước" (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, BCHTW Đảng khóa VIII).
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, BCHTW Đảng khóa X cũng tiếp tục
khẳng định: "tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối
sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dânchưa được khắc phục có hiệu quả" Từ đó, các Nghị quyết này nêu
rõ cần phải “tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạođức”, đồng thời nhấn mạnh: “đổi mới và nâng cao chất lượng giáodục trong hệ thống các trường chính trị, các trường đại học, caođẳng, trung học chuyên nghiệp trong cả nước” và “đổi mới mạnh mẽphương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều,rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, nâng cao năng lực tựhọc và thực hành"
Những chỉ dẫn trên của Đảng ta về phương pháp dạy học trongnhà trường nói chung, trong giảng dạy môn CNXHKH nói riêng tuy
có được ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy nhưng chưa đạt được kếtquả như mong muốn Nhiều nơi, thực trạng giảng dạy các môn khoahọc Mác-Lênin, trong đó có môn CNXHKH vẫn còn nhiều bất cập
Dư luận xã hội đang bức xúc với lối dạy nhồi nhét sinh viên, đang lo
Trang 3lắng về PPDH mà ở đó giáo viên chỉ thuyết giảng từ đầu đến cuối,sinh viên cố gắng ghi chép và học thuộc; giáo viên chỉ tập trung giảithích, tái hiện các nội dung tri thức mà chưa chú ý đến việc bồidưỡng, rèn luyện tư duy khoa học để sinh viên có khả năng tự giải
quyết vấn đề Những hạn chế trên đã ảnh hưởng đến quá trình thực
hiện vị trí và chức năng đặc biệt quan trọng của môn CNXHKHtrong các trường đại học và cao đẳng hiện nay
Tình hình trên đã thôi thúc chúng tôi chọn đề tài: " Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy môn Chủ nghĩa
xã hội khoa học ở trường Đại học sư phạm Huế hiện nay" làm
luận văn thạc sĩ chuyên ngành CNXHKH Đề tài mong muốn đi sâuvào việc ứng dụng một PPDH với nhiều ưu điểm đã được công nhậnrộng rãi trên thế giới và có tính khả thi trong việc phát huy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng dạyhọc môn CNXHKH ở trường Đại học sư phạm Huế hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu
Là một PPDH tích cực, phương pháp dạy học nêu vấn đề(PPDHNVĐ) đã được các nhà khoa học giáo dục trong và ngoàinước nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau Chẳng hạn như:
- Nhà giáo dục học V.O.Kon trong "Những cơ sở dạy học nêu vấn đề" (NXB Giáo dục, 1976) đã đúc kết thành công và có kết luận vững
chắc về các cơ sở khoa học của PPDHNVĐ trong việc phát huy tínhtích cực, chủ động, sáng tạo của người học
- Tác giả I.Ia.Lecne trong "Dạy học nêu vấn đề " (NXB Giáo dục,
1997) đã đề cập một số nội dung cơ bản của PPDHNVĐ, các hình
Trang 4thức nêu vấn đề và nhiệm vụ của người giáo viên khi sử dụng PPDHnày.
- Tác giả Lê Nguyên Long trong "Thử đi tìm những phương pháp dạy học hiệu quả" (NXB Giáo dục, 1998) đã xác định PPDHNVĐ
nằm trong nhóm phương pháp tìm tòi Tác giả đã nêu lên hai yếu tốđặc trưng của PPDH này, đó là tình huống có vấn đề và giả thuyết
để giải quyết vấn đề
Tác giả Lưu Xuân Mới trong "Lý luận dạy học hiện đại" (NXB
Giáo dục, 2003) đã đề cập đến PPDHNVĐ như là một PPDH cónhiều triển vọng trong dạy học hiện nay Tác giả phân tích những cơ
sở khoa học của phương pháp, các dấu hiệu đặc trưng… Đặc biệt là
ở phần quy trình dạy học nêu vấn đề, tác giả đã có nhiều luận giảisâu sắc
- Tác giả Nguyễn Văn Cư trong “Giáo trình phương pháp dạy học Chủ nghĩa xã hội khoa học” đã dành hẳn một chương (chương
7) để trình bày những vấn đề chung của quá trình sử dụng phươngpháp dạy học này trong môn CNXHKH như sự cần thiết và bản chấtcủa phương pháp, các giai đoạn cần thực hiện khi sử dụng tìnhhuống các vấn đề, các hình thức thường dùng khi sử dụng phươngpháp… Người đọc có thể tìm thấy ở đây những chỉ dẫn quý báu khi
sử dụng PPDH này trong giảng dạy môn CNXHKH.
Ngoài ra, nghiên cứu về PPDHNVĐ còn có các bài viết, chuyên
đề đăng trên các tạp chí lý luận dạy học, kỷ yếu hội thảo khoa học
về nội dung đổi mới PPDH các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và các luận văn, luận án,… Nhìn chung các công trìnhnghiên cứu đều khẳng định ý nghĩa to lớn của PPDHNVĐ trong việc
Trang 5phát huy tính tích cực của người họ và đưa ra được những chỉ dẫnchung về cách thực hiện và kỹ năng sử dụng PPDH này.
Ở đề tài này, chúng tôi kế thừa những thành tựu nghiên cứu củanhững người đi trước, khái quát và tổng hợp những vấn đề cơ bảncủa PPDHNVĐ nhằm vận dụng PPDH này vào giảng dạy một sốnội dung cơ bản và cụ thể của môn CNXHKH để góp phần nâng caohiệu quả dạy học bộ môn này ở trường ĐHSP Huế hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và vận dụng PPDHNVĐ trong môn CNXHKHnhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn khoa học này ở trườngĐHSP Huế hiện nay
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề chung về PPDHNVĐ và sự vậndụng PPDH này trong giảng dạy môn CNXHKH
- Làm rõ thực trạng của quá trình vận dụng PPNVĐ vào giảngdạy môn CNXHKH ở trường ĐHSP Huế hiện nay, tìm hiểu nhữngkết quả đạt được, hạn chế và những vấn đề cần đặt ra
- Đề ra những yêu cầu và giải pháp cơ bản nhằm vận dụng hiệuquả PPNVĐ trong giảng dạy môn CNXHKH ở trường ĐHSP Huếhiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Quá trình vận dụng PPNVĐ trong giảng dạy môn CNXHKH ở
Trang 6* Phạm vi nghiên cứu
- Từ cơ sở lý luận chung về PPDHNVĐ, đề tài giới hạn trongviệc nghiên cứu quá trình vận dụng PPDH này trong giảng dạy mônCNXHKH Từ đó đề ra các yêu cầu và giải pháp nhằm nâng caohiệu quả giảng dạy môn khoa học này ở tại trường ĐHSP Huế hiệnnay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của đề tài là những quan điểm của chủ nghĩa Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử;các quan điểm về khoa học giáo dục và khoa học sư phạm trong tưtưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta
Mác-* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứunhư: phân tích, tổng hợp, so sánh, quan sát, điều tra Các phươngpháp này được sử dụng phù hợp với từng nhiệm vụ nghiên cứu của
đề tài
6 Đóng góp của luận văn
- Phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về quátrình áp dụng PPDHVĐ trong giảng dạy môn CNXHKH
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tư liệu tham khảo chocác nhà nghiên cứu sư phạm và các giảng viên trực tiếp giảng dạymôn CNXHKH nói riêng, các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh nói chung
Trang 77 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,luận văn gồm có ba chương:
Chương 1 Quan niệm chung về phương pháp dạy học nêu vấn
đề và việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy mônchủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 2 Thực trạng việc vận dụng PPDHNVĐ trong giảng
dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học ở trường Đại học Sư phạm Huếhiện nay
Chương 3 Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng
phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoahọc ở trường ĐHSP Huế hiện nay
Trang 8Chương 1 QUAN NIỆM CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ
VÀ VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG GIẢNG DẠY MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
1.1 Khái niệm, đặc điểm và quy trình của phương pháp dạy học nêu vấn đề
1.1.1 Khái niệm phương pháp dạy học nêu vấn đề
Phương pháp là con đường, cách thức để đạt tới mục đích Tronghoạt động dạy học, phương pháp là con đường, cách thức để ngườithầy sử dụng nhằm hướng dẫn người học tiếp nhận những tri thứckhoa học nào đó Theo lý luận dạy học hiện đại, phương pháp khôngphải là hình thức bên ngoài nội dung, mà bao giờ cũng là sự là biểuhiện bên trong của nội dung, do nội dung quy định, hay phươngpháp là phương pháp của nội dung, là cách thức thực hiện nội dung
Vì thế, tùy theo tính đặc thù của trí thức môn học mà đòi hỏi phải sửdụng những PPDH phù hợp
Về định nghĩa PPDHNVĐ, từ trước đến nay đã có nhiều nhànghiên cứu khoa học giáo dục trong và ngoài nước đưa ra nhiều quanđiểm khác nhau Từ những điểm tương đồng trong các quan điểm
trên, có thể hiểu PPDHNVĐ là một phương pháp dạy học mà ở đó quá trình dạy và học được tổ chức bằng cách tạo ra THCVĐ và triển khai quá trình giải quyết tình huống đó nhằm để tạo ra ở người học nhu cầu tự phát hiện và giải quyết các nhiệm vụ học tập
Trang 9để tiếp thu tri thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành tư tưởng, thái độ.
Trang 101.1.2 Đặc điểm của phương pháp dạy học nêu vấn đề
1.1.2.1 Tình huống có vấn đề là yếu tố cơ bản nhất.
Nói một cách ngắn gọn, THCVĐ là loại tình huống chứa đựngmâu thuẫn bên trong của sự vật, hiện tượng, đó có thể là mâu thuẫngiữa lý thuyết cũ và lý thuyết mới, giữa lý thuyết với thực tiễn, giữa
cái đã biết với cái chưa biết cần giải đáp
Cũng giống như các môn khoa học khác, bản thân mônCNXHKH cũng chứa đựng các tình huống có vấn đề Trên cơ sở nộidung, đặc điểm tri thức và đối tượng nghiên cứu, giảng viên tiếnhành thiết kế các bài tập nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái
đã biết và cái sẽ tìm Dựa vào các kiểu mâu thuẫn và đặc thù tri thứccủa môn CNXHKH, có thể chia tình huống có vấn đề thành các loạinhư sau:
Tình huống nghịch lý
Tình huống nghịch lý này được chia làm hai loại:
* Một là nghịch lý ngay từ trong bản thân tri thức của môn học:
trong nội dung môn học, có nhiều lúc, những kết luận của các nhàkinh điển đưa ra có thể gây trở ngại cho người học khi mới thoạtnhìn và gieo cho người học những băn khoăn như: Kết luận đó thựcchất là gì? Tại sao lại nói như vậy? Để giải quyết được nó cần phảivận dụng những cơ sở lý luận nào đã được trang bị?,
Chẳng hạn như: để sinh viên hiểu sâu hơn mục tiêu và động lực của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và mối quan hệ giữa chúng,
giảng viên dẫn xuất và yêu cầu sinh viên lý giải luận điểm nổi tiếngsau của C.Mác và Ăngghen khi hai ông so sánh về mục tiêu và động
Trang 11lực giữa các cuộc cách mạng xã hội trong lịch sử: “tất cả những phong trào lịch sử, từ trước đến nay, đều là do thiểu số thực hiện, hoặc đều mưu cầu lợi ý cho thiểu số Phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ý cho khối đại đa số”.
* Hai là nghịch lý giữa lý luận và thực tiễn: đây cũng là một
trong những dạng tinh huống thường xuyên xuất hiện trong quá trìnhdạy học môn CNXHKH Điều này xuất phát từ đặc thù tri thức của
bộ môn
Chẳng hạn như khi dạy nội dung “xã hội xã hội chủ nghĩa”, sau
khi đã phân tích cho sinh viên thấy được những đặc trưng cơ bảncủa xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, giảng viên có thể
đặt ra một tình huống theo dạng nghịch lý như: Với những đặc trưng như những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin nêu ra, xã hội chủ nghĩa đã thể hiện là một chế độ xã hôi ưu việt nhất từ trước đến nay nhưng tại sao trong thực tiễn nó đã bị sụp đổ ngay chính trên quê hương của Cách mạng tháng Mười?
Tình huống lựa chọn
Đây là tình huống có vấn đề xuất hiện khi chủ thể nhận thức đứngtrước một sự khó khăn giữa hai hay nhiều phương án giải quyết,phương án nào cũng vừa chứa đựng lý lẽ phù hợp nhưng đồng thờicũng vừa chứa đựng những nhược điểm cơ bản, song chỉ có một lựa
chọn là duy nhất đúng bằng những cơ sở logíc và thực tiễn (xem ví dụ minh họa trong luận văn)
Tình huống bác bỏ
Trang 12Đó là tình huống có vấn đề khi phải bác bỏ một kết luận hayluận đề sai lầm Trong môn CNXHKH, tình huống theo dạng nàychủ yếu được kiến tạo bằng cách đưa ra những luận điệu xuyên tạccủa các thế lực thù địch trong việc chống phá chủ nghĩa Mác-Lênin
và phủ nhận các thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực (xem ví dụ minh họa trong luận văn)
Tình huống “tại sao”?
Đây là tình huống phổ biến, xuất hiện nhiều trong học tập vànghiên cứu khoa học Tình huống này xuất hiện khi người học gặpphải những hiện tượng, sự kiện mà con người chưa đủ tri thức để
giải thích hiện tượng đó (xem ví dụ minh họa trong luận văn)
1.1.2.2 Người học tự lực tìm kiếm thông tin để giải quyết vấn đề
Nhiệm vụ giải quyết các tình huống có vấn đề không phải là củangười dạy mà là của người học Quá trình tự lực giải quyết vấn đềcủa người học được biểu hiện bằng các thao tác tìm kiếm mối quan
hệ giữa vấn đề được nêu ra với vốn tri thức hiện có của bản thânmình để giúp giải quyết vấn đề
1.1.2.3 Người dạy giữ vai trò chỉ đạo và định hướng
Trong PPDHNVĐ, mặc dù người học giữ vị trí trung tâm của quátrìnnh dạy học nhưng không vì thế mà mâu thuẫn với vai trò chỉ đạo,định hướng của người dạy Vai trò chỉ đạo, định hướng của người dạyđược thể hiện ở những điểm như thiết lập các bài toán nhận thức; xáclập phương pháp, cách thức để giải quyết vấn đề nhằm sẵn sàng giúp
đỡ người học trong quá trình giải quyết v.v
Trang 131.1.3 Quy trình thực hiện của phương pháp dạy học nêu vấn đề
1.1.3.1 Xây dựng tình huống có vấn đề
Việc đưa ra THCVĐ là một bước quan trọng, quyết định cả tiếntrình tổ chức dạy học Có nhiều cách để tạo ra tình huống có vấn đề.Dựa trên sự phân loại các dạng tình huống có vấn đề có thể kháiquát các cách sau:
- Tạo tình huống bằng cách kích thích sinh viên so sánh, đốichiếu những quan điểm của các nhà kinh điển trong các hoàn cảnh
hoặc thời đại khác nhau (xem ví dụ minh họa trong luận văn).
- Tạo tình huống bằng cách đề ra các giả thuyết để sinh viên
phản đối hoặc đồng tình (xem ví dụ minh họa trong luận văn).
- Tạo tình huống bằng cách dựa vào những biểu hiện mới từ xuhướng vận động của đời sống thực tiễn khi so sánh với những
nguyên lý cơ bản của CNXHKH (xem ví dụ minh họa trong luận văn).
1.1.3.2 Giải quyết vấn đề
Đây là giai đoạn đưa ra các phương án, biện pháp, con đường đểgiải quyết một cách hoàn chỉnh, trọn vẹn các bài tập nhận thức đượcnêu ra Kết quả của quá trình này sẽ giúp người học nắm đượcnhững tri thức mới
1.1.3.3 Hệ thống hóa và tổng hợp tri thức
Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình dạy học nêu vấn đề Saukhi đưa sinh viên vào THCVĐ và hướng dẫn người học giải quyết,người dạy kết luận lại những kiến thức cơ bản của bài giảng