1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước

40 4,1K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 222,5 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Trong hoàn cảnh nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, xu hướng hội nhập quốc tế, và bùng nổ nền kinh tế tri thức thì công nghệ thông tin ngày càng khẳng định được

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

I.PHẦN MỞ ĐẦU 5

1.Mục đích nghiên cứu: 5

2 Phạm vi nghiên cứu: 6

3 Phương pháp nghiên cứu: 6

II PHẦN NỘI DUNG 7

1 Cơ sở lý luận: 7

1.1.Các khái niệm có liên quan: 7

1.2 Cơ sở pháp lý: 8

2 Mục đích ứng dụng tin học trong quản lý hành chính: 10

2.1 Thực trạng của việc ứng dụng tin học trong quản lý nhà nước nói chung và trong quản lý hành chính nhà nước nói riêng 10

2.2. Mục đích của ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước: 13

a. Đảm bảo phục vụ tốt cho người dân và doanh nghiệp: 13

b. Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính nhà nước; hiện đại hóa nền hành chính: 15

c Khẳng định uy tín của Đảng và Nhà nước 16

d Xu thế toàn cầu 16

e Thay đổi môi trường làm việc 18

3 Lợi ích của việc ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước 19

3.1 Đối với khách hàng: 19

a. Nắm bắt chính xác và truy nhập thông tin mọi lúc, mọi nơi: 19

b Dân chủ trong tham gia đóng góp ý kiến vào chính sách của nhà nước 20

c Giảm chi phí tiếp cận thông tin; tiếp cận thông tin trên diện rộng 21

d Đảm bảo tính minh bạch, công khai, khách quan trong mối quan hệ giữa chính phủ và người dân 21

3.2 Đối với chính phủ 21

a Về mặt kinh tế: 22

b Hiệu quả hơn trong các hoạt động quản lý nhà nước của chính phủ 22

c Chất lượng dịch vụ cung cấp được cải thiện 23

d Xây dựng và tăng cường lòng tin giữa chính phủ và dân chúng 24

4 Điều kiện ứng dụng 24

Trang 2

a Nhà lãnh đạo: 24

b Với nhân viên: 25

c Về người dân: 27

4.2 Cơ sở vật chất: 28

4.3 Các vấn đề khác: 29

a Về tài chính: 29

b Thể chế: 29

c. Các vấn đề khác: 30

5 Mục tiêu (tổng thể): 30

6 Cơ hôi, thách thức và giải pháp: 31

6.1 Cơ hội: 31

6.2 Thách thức: 32

6.3 Giải pháp: 34

III KẾT LUẬN: 35

Tài liệu tham khảo

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Trong hoàn cảnh nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, xu hướng hội nhập quốc tế, và bùng nổ nền kinh tế tri thức thì công nghệ thông tin ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt ở nước ta đang trong quá trình CNH – HĐH, thì việc quan tâm và phát triển ứng dụng tin học trong hoạt quản lý nhà nước nói chung và trong quản lý hành chính nhà nước nói riêng là rất cần thiết

Ngay từ thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương vận dụng công nghệ - thông tin trong một số lĩnh vực Bước sang thời kỳ đổi mới, chủ trương ấy đã được nhấn mạnh và cụ thể hoá trong nhiều nghị quyết của Đảng và Chính phủ

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/3/1991 của Bộ Chính trị về KH&CN trong sựnghiệp đổi mới đã nêu: “Tập trung sức phát triển một số ngành khoa học côngnghệ mũi nhọn như điện tử, tin học, ” Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấphành Trung ương (khoá VII) ngày 30/7/1994 xác định: “Ưu tiên ứng dụng và pháttriển các công nghệ tiên tiến, như CNTT phục vụ yêu cầu điện tử hoá và tin họchoá nền kinh tế quốc dân” Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứVIII nhấn mạnh: “Ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo

ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả; hình thành mạngthông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế” Để thể chế hoá vềmặt nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 49/CP, ngày 4/8/1993 về

“Phát triển CNTT ở Việt Nam trong những năm 90”

Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, từ những năm 70, CNTT ở nước

ta đã được ứng dụng và phát triển, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH

Trang 4

của đất nước.Nhận thức của toàn xã hội về vai trò và ý nghĩa quan trọng của CNTT

đã được nâng lên một bước Mặc dù vậy, việc ứng dụng tin học trong quản lý hànhchính hiện nay chưa thực sự đáp ứng được hết nhu cầu ngày càng cao của ngườidân, một phần do nhận thức, một phần vì hạn chế về điều kiện Vì vậy, cần phảinhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng tin học trong quản lý, cụ thểtrong quản lý hành chính và ưu tiên đầu tư về trang thiết bị để có thể đạt được hiệuquả cao nhất trong công việc

Đấy là lý do tôi chọn đề tài: “Ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà

nước”.

Bài tiểu luận này là quá trình nghiên cứu, tìm kiếm và tổng hợp thông tin về mụcđich của việc ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước, đặc biệt tronghoàn cảnh nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay.Và bàitiểu luận này đã tạo điều kiện cho tôi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề đang rất nónghiện nay cũng như nhiệm vụ của chính mình trong công cuộc khắc phục vấn đề đó,chính là cố gắng học tập, trau dồi tri thức và ứng dụng tri thức đó vào thực tiễncuộc sống.Tuy nhiên do trình độ có hạn nên bài viết của tôi không tránh khỏinhững thiếu sót, hạn chế Tôi rất mong sự quan tâm và góp ý kiến của thầy cô vàbạn đọc

Trang 5

I.PHẦN MỞ ĐẦU

1.Mục đích nghiên cứu:

Công nghệ thông tin, tin học, ngày càng khẳng định được vai trò to lớn của mìnhtrong đời sống xã hội Cuộc sống con người ngày càng được cải thiện, nhu cầu củangười dân ngày càng cao đòi hỏi các cơ quan quản lý cần được nâng cao, cải tiến,cần ứng dụng những thành tựu công nghệ thông tin vào nhằm đáp ứng kịp thời vàtốt nhất nhu cầu của người dân Tuy nhiên, công nghệ thông tin Việt Nam hiện nayvẫn đang ở tình trạng lạc hậu, phát triển chậm, có nguy cơ tụt hậu xa hơn so vớinhiều nước trên thế giới và khu vực Việc ứng dụng công nghệ thông tin, hay cụthể là tin học, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đạihoá và yêu cầu về hội nhập khu vực và quốc tế, vai trò động lực và tiềm năng tolớn của tin học chưa được phát huy mạnh mẽ; việc phát triển nguồn nhân lực côngnghệ thông tin chưa được chuẩn bị kịp thời cả về số lượng và chất lượng, vềchuyên môn cũng như về trình độ chưa thuận lợi, chưa đáp ứng các yêu cầu về tốc

độ, chất lượng và giá cước cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; đầu tưcho công nghệ thông tin chưa đủ mức cần thiết; quản lý nhà nước về lĩnh vực nàyvẫn phân tán và chưa hiệu quả, ứng dụng tin học ở một số nơi còn hình thức, chưathiết thực và còn lãng phí Yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay chính là khắc phụcnhững hạn chế, yếu kém của thực trạng: nâng cao việc ứng dụng tin học rộng rãitrong quản lý nhà nước, đặc biệt là trong khu vực quản lý hành chính nhà nước.Nâng cao trình độ kĩ năng và kiến thức về tin học cho đội ngu cán bộ, công nhânviên chức Chính vì vậy, ứng dụng tin học trong quản lý hành chinh nhà nước là tấtyếu, là vấn đề tiên quyết để phát triển đất nước

Trang 6

Ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước nhằm đẩy mạnh cải cáchhành chính, xây dựng nền hành chính điện tử (Chính phủ điện tử); giúp cho việc xử

lý thông tin nhanh, chính xác, đầy đủ, phục vụ tốt cho tổ chức, người dân và doanhnghiệp.Đây là một vấn đề đã và đang được các tổ chức có liên quan quan tâm rấtnhiều, và trong bài tiểu luận này, tôi xin đưa ra ý kiến của bản thân nhằm đóng gópmột phần nhỏ bé của mình vào công cuộc “tin học hóa” trong quản lý hành chínhnhà nước

2 Phạm vi nghiên cứu:

Từ thực trạng, phân tích mục đích của ứng dụng tin học trong quản lý hành chínhnhà nước, từ đó để xác định những điều kiện để ứng dụng nó, đồng thời phát huynhững lợi ích từ việc ứng dụng tin học trong quản lý hành chính để xây dựng vàphát triển các mục tiêu tổng thể trong tương lai, góp phần đề ra những giải phápnhằm phát huy tối ưu vai trò của tin học trong quản lý hành chính nhà nước

3 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu và vận dụng các chính sách, văn bản pháp luật của Nhà nướcđược áp dụng đối với việc ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước.Các phương pháp được vận dụng trong đề tài gồm: phương pháp duy vật biệnchứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, thống kê vàphương pháp điều tra xã hội học

Trang 7

II PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận:

1.1.Các khái niệm có liên quan:

Tin học là ngành nghiên cứu phương pháp thu thập, quản lý, xử lý và truyền dẫnthông tin theo một cách nào đó nhằm đặt được mục tiêu tốt nhất Hay nói tóm lại,tin học là ngành nghiên cứu về việc tự động hóa xử lý thông tin bởi một hệ thốngmáy tính cụ thể hoặc trừu tượng Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cảcác nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc xử lý thông tin Trong nghĩathông dụng, tin học còn có thể bao hàm cả những gì liên quan đến các thiết bị máytính hay các ứng dụng tin học văn phòng (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Thông tin: Là tất cả những nhân tố góp phần giúp cho con người nắm bắt và nhậnthức một cách đúng đắn và đầy đủ các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và xã hội,các sự kiện diễn ra trong không gian và thời gian, các vấn đề chủ quan và kháchquan, … để trên cơ sở đó có thể đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời, cóhiệu quả và có ý nghĩa tích cực nhất

Công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: InformationTechnology, viết tắt là IT) là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ vàcông cụ kỹ thuật để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thôngtin số

Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạtđộng thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạtđộng khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này.(theo Luật công nghệ thông tin năm 2006)

Trang 8

Quản lý hành chính nhà nước:

Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằmchỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướngđến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan Quản lý nhànước là sự chỉ huy, điều hành của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tưpháp) để thực thi quyền lực nhà nước, thông qua các văn bản qui phạm pháp luật.Quản lý hành chính nhà nước là việc tổ chức thực thi quyền hành pháp, điều hànhcác lĩnh vực của đời sống xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật

1.2 Cơ sở pháp lý:

Trong Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 của Chính phủ về phát triển côngnghệ thông tin, nêu khái niệm như sau: "Công nghệ thông tin là tập hợp cácphương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩthuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả cácnguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạtđộng của con người và xã hội”

Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định phải đẩy mạnh CNH, HĐH để đến khoảngnăm 2020 nước ta về cơ bản sẽ trở thành nước công nghiệp, đồng thời cũng xác

định là chúng ta sẽ phải “tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, hiện đại về khoa học và công nghệ, đặc biệt là CNTT, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu công nghệ hiện đại và tri thức mới, từng bước phát triển kinh tế tri thức”.

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/3/1991 của Bộ Chính trị về KH&CN trong sựnghiệp đổi mới đã nêu: “Tập trung sức phát triển một số ngành khoa học côngnghệ mũi nhọn như điện tử, tin học, ” Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp

Trang 9

hành Trung ương (khoá VII) ngày 30/7/1994 xác định: “Ưu tiên ứng dụng và pháttriển các công nghệ tiên tiến, như CNTT phục vụ yêu cầu điện tử hoá và tin họchoá nền kinh tế quốc dân” Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứVIII nhấn mạnh: “Ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo

ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả; hình thành mạngthông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế” Để thể chế hoá vềmặt nhà nước, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 49/CP, ngày 4/8/1993 về

“Phát triển CNTT ở Việt Nam trong những năm 90”

Trong Luật công nghệ thông tin năm 2006 của Quốc hội nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam, số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 cũng quiđịnh rất cụ thẻ và rõ ràng nguyên tắc, điều kiện và nội dung của việc ứng dụngcông nghệ thông tin của cơ quan nhà nước,m trong đó bao gồm cả các cơ quanquản lý hành chính nhà nước Như tại điều 24, “Nguyên tắc ứng dụng công nghệthông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước”,có 2 mục qui định rõ:

“1 Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nướcphải được ưu tiên, bảo đảm tính công khai, minh bạch nhằm nâng cao hiệu lực,hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước; tạo điều kiện để nhân dân thực hiện tốtquyền và nghĩa vụ công dân

2 Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nướcphải thúc đẩy chương trình đổi mới hoạt động của cơ quan nhà nước và chươngtrình cải cách hành chính.”

Và Điều 26, “ Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của

cơ quan nhà nước”, có qui định tại các khoản:

“1 Xây dựng và sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ cho hoạt động của

cơ quan nhà nước và hoạt động trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan nhà nướcvới tổ chức, cá nhân.”

Trang 10

“7 Xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao nhận thức và trình độ ứngdụng công nghệ thông tin của cán bộ, công chức.”

Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước, ngày31/3/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg vềviệc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giaiđoạn 2009 – 2010 Kế hoạch này đã đưa ra các mục tiêu, nội dung và giải pháp cầnthực hiện để nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin đối với hoạt động của cơ quanquản lý nhà nước

Từ cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý, ta thấy được vai trò quan trọng của việc ứngdụng công nghệ thông tin, cụ thể hơn là tin học trong quản lý nhà nước hay trongquản lý hành chính nhà nước là một yêu cầu đặt ra rất cấp thiết và đòi hỏi phải cómột cách giải quyết nhanh chóng và phù hợp với điều kiện của đất nước ta

2 Mục đích ứng dụng tin học trong quản lý hành chính:

Từ thực trạng của việc ứng dụng tin học trong hệ thông các cơ quan quản lý nhànước, đặc biệt là trong quản lý hành chính nhà nước không đáp ứng được nhu cầungày càng cao của người dân, chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc ứngdụng tin học vào công cuộc cải cách hành chinh và xây dựng hệ thống quản lýhành chính khoa hoc, phù hợp với sự phát triển ngày càng đi lên của xã hội

2.1 Thực trạng của việc ứng dụng tin học trong quản lý nhà nước nói chung

và trong quản lý hành chính nhà nước nói riêng.

Tin học đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, anninh, quốc phòng và đặc biệt là hoạt động quản lý nhà nước Tuy nhiên, thực tếcho thấy, hạ tầng kỹ thuật CNTT của các cơ quan Nhà nước vẫn chưa đảm bảođược tính đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu trao đổi thông tin giữa các cơ quanvới nhau; việc đầu tư cho mạng diện rộng của Chính phủ triển khai chậm, các cơ

Trang 11

sở dữ liệu quốc gia, các hệ thống bảo đảm an toàn, bảo mật đang trong quá trìnhhình thành.Hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành, quản lý chưa thực sựhình thành; mức độ, hiệu quả ứng dụng tin học trong các cơ quan Nhà nước cònthấp; các dịch vụ hành chính công trên mạng phục vụ người dân và doanh nghiệpvẫn còn đang ở giai đoạn khởi động; nội dung thông tin trên các website khôngđược cập nhật thường xuyên, chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin cơ bản củangười dân và doanh nghiệp.

Một chuyên gia kinh tế Châu Âu khi làm việc cho dự án ở Việt Nam nêu nhận xétnhư sau: “Việt Nam tuy đang phát triển GDP với tốc độ là 8.5%, song, tư duy củangười Việt Nam, nhất là công chức, chưa theo kịp tốc độ phát triển này” Và mộttrong các “căn bệnh” mà tác giả phân tích đó là bệnh sợ nhiều điều Theo ông thì: “Xuất phát từ thực tế do hoàn cảnh chiến tranh, cán bộ lãnh đạo không được đào tạomột cách chính quy nên viêc tiếp cận với các phương tiện khoa học kỹ thuật, đặcbiệt là tin học rất hạn chế Từ đó sinh ra quan điểm: Lãnh đạo là không cần biếtnhiều, mọi việc đã có cấp dưới làm thay, trình ký Việc “ chuyên môn hóa” haybiết làm nhiều việc sẽ cột chặt người công chức đó vào một vị trí đó, không “lên”được

Và trong thực tế có không ít các trường hợp, nhiều công chức có bằng cấp vi tínhhẳn hoi làm việc rất “thủ công”: thực hiện nghiệp vụ quản lý bằng hàng núi hồ sơ,giấy tờ, soạn thảo văn bản bằng cách viết tay, sau đó đưa cho nhân viên vi tínhđánh máy, in ra, sửa chữa, in lại, trình lãnh đạo duyệt (đương nhiên lãnh đạo sẽ cósửa chữa), in lại và phát hành; trải qua nhiều công đoạn lôi thôi và nhiều khê, mấtnhiều thời gian và hao tốn giấy mực Hỏi tại sao không soạn thảo trực tiếp trênmáy, thì nhận được câu trả lời “té ngửa” “Làm vậy cho giống lãnh đạo”, hay hỏi lý

do tại sao không đi học tin học thì họ trả lời: “Không muốn học, cơ quan kêu đihọc thì viện đủ lý do để trốn, biết nhiều thì bị sai nhiều, đánh máy đã có nhân viên

Trang 12

vi tính lo, làm lãnh đạo cần gì phải biết vi tính” Thật tai hại, có quá nhiều ngườixem máy tính chỉ là một công cụ hiện đại hơn thay thế cho máy đánh chữ cơ vàcông dụng duy nhất của nó là soạn thảo và in ấn văn bản Tiếc thay quản điểm này

là phổ biến và tồn tại hầu hết trong các ban ngành, tổ chức thực hiện quản lý nhànước, và càng trở thành một vấn đề lơn hơn nữa khi trong cơ quản quản lý hànhchính nhà nước tồn tại suy nghĩ như vậy

Theo số liệu thống kê của Bộ Nội vụ năm 2011, chưa tới 20% người dân hài lòngvới dịch vụ công Trong khi đó một con số được báo giới cũng nhắc đến nhiềutrong thời gian qua là tại TP.HCM, đầu tầu kinh tế cả nước, có tới 53% cán bộ lãnhđạo không dùng E-mail (dụng cụ cơ bản trong trao đổi, giao dịch và làm việc củađội ngũ cán bộ, công chức-PV) Tuy nhiên cũng chưa thể kết luận vội vàng rằngcác cán bộ lãnh đạo TP.HCM không chú trọng đến CNTT-TT, cũng không thể nói

vì chưa dùng email mà công việc của các cán bộ lãnh đạo TP.HCM chậm trễ hơn(vì chưa có số liệu báo cáo thời gian chính xác)

Theo báo cáo xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT & phát triển CPĐT của Bộ Thôngtin và Truyền thông cho biết, tính đến cuối 2011 các cơ quan công quyền đã cungcấp 829 dịch vụ công mức độ 3 và 8 dịch vụ công mức độ 4; 96,6% các Bộ ngành

có website riêng, 100% các tỉnh thành có Cổng thông tin điện tử; 83,6% các thôngtin điều hành được đưa lên mạng Tuy nhiên, hiệu quả của các cổng thông tin điện

tử ra sao, mức độ hài lòng của người dân thời gian tới có được cải thiện đạt 60%vào 2015 và 80% vào năm 2020 không lại là điều đáng bàn Bản thân các con số:53% đội ngũ cán bộ chưa dùng email; 20% người dân hài lòng về dịch vụ công lúcnày đã nói lên nhiều điều

Nhìn sang chỉ số PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh), có thể dễ dàng nhậnthấy, bất kỳ địa phương nào có mức độ ứng dụng tin học, công nghệ thông tin vàonghiệp vụ, tăng nhanh số lượng dịch vụ công phục vụ doanh nghiệp và người dân

Trang 13

thì đều có thứ hạng rất cao trên bảng xếp hạng Những địa phương như Đà Nẵng,Lào Cai, Đồng Tháp là ví dụ sinh động khi chính quyền đã biết tận dụng lợi thếcủa tin học trong công tác quản lý, điều hành kinh tế địa phương, thu hút đầu tư vàđặc biệt đem lại những lợi ích thiết thực thông qua dịch vụ công điện tử, đẩy mạnhcải cách hành chính, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với cơ quan côngquyền.

2.2 Mục đích của ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước:

Xuất phát từ những hạn chế trong thực tế, không đáp ứng kịp thời nhu cầu pháttriển ngày càng cao của xã hội và nhằm đẩy mạnh công cuộc CNH – HĐH của đấtnước, việc xác định chính xác, kịp thời mục đích của việc ứng dụng tin học trongquản lý nhà nước, đặc biêt trong quản lý hành chính nhà nước là điều kiện tiênquyết

a Đảm bảo phục vụ tốt cho người dân và doanh nghiệp:

Theo như Điều 2, HP năm 1992 (sửa đổi) có qui đinh: “Nhà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, donhân dân, vì nhân dân”, để làm tốt vai trò của mình, nhà nước ta cần phải khôngngừng nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, việc ứng dụng tin học trong quản lýthể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân

Không những vậy, thông qua những thành tựu của tin học, của công nghệ thôngtin, các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước đến với người dân một cáchnhanh chóng, chính xác, đầy đủ mà ít tốn kém Chỉ cần biết một chút ít về tin học,người dùng có thể truy nhập thông tin một cách dễ dàng ở bất kì đâu Theo Quyếtđịnh số 48/2009/QĐ-TTg về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt độngcủa cơ quan nhà nước giai đoạn 2009 – 2010, Đảm bảo phục vụ tốt cho người dân

và doanh nghiệp: Theo mục tiêu này, Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính

Trang 14

phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải đảm bảo 100%

có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử theo quy định của Luật Côngnghệ thông tin Bên cạnh đó, tùy theo đơn vị phải bảo đảm 80% (đối với Bộ, Cơquan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh) hoặc 100% (đốivới Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương) số cổng thông tin điện tửhoặc trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 cho ngườidân và doanh nghiệp

Trong các giải pháp ứng dụng tin học, công nghệ thông tin trong quản lý hànhchính thì việc cung cấp dịch vụ hành chính công thông qua các cổng thông tin làmột bước tiến và là mục tiêu cao nhất trong cách thức phục vụ nhu cầu của tổ chứccông dân theo hướng hiện đại hiện nay Dịch vụ hành chính công mức này đượchiểu là người dân hoặc tổ chức có thể được cung cấp dịch vụ và nhận được kết quảcuối cùng thông qua môi trường mạng mà không cần đến công sở hoặc trực tiếptiếp xúc với cán bộ, công chức thụ lí hồ sơ Mức áp dụng này ưu việt hơn ở chỗ,nếu so với mức trước, thì người dân phải trực tiếp đến nhận kết quả và nộp lệ phí.Con người trong bộ máy hành chính, ở cơ quan cung cấp dịch vụ phải thật sự cởitrói bằng tư duy khoa học và thái độ cầu thị trong cung cấp dịch vụ và sử dụngcông nghệ thông tin Thực tế hiện nay đã cho thấy, các hoạt động tác vụ bắt đầukhông còn bó gọn bởi thời gian làm việc hành chính và không gian làm việc công

sở mà đã có thể giải quyết ở mọi lúc, mọi nơi có thể, công việc được trôi chảy hơnnhiều

Việc chú trọng ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước đã giúp chongười dân, các tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận thông tin quản lý dễ dàng hơn,không mất nhiều thời gian, công sức và chi phí mà vẫn có được kết quả như ý

Trang 15

b Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, góp phần

thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính nhà nước; hiện đại hóa nền hành chính:

Hệ thống các cơ quan hành chính của nước ta còn nhiều bất cập, bộ máy hànhchính cồng kềnh với nhiều thủ tục giấy tờ,… chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứngđược nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Thủ tục hành chính trên nhiều lĩnhvực đang là rào cản đối với hoạt động kinh doanh và đời sống nhân dân, ảnh hưởngđến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Để giải quyết các bất cập nói trên, Chínhphủ đưa ra nhiều giải pháp, trong số đó phải kể đến Quyết định số 30/QĐ-TTgngày 10 tháng 01 năm 2007 phê duyệt Đề án Đơn giản hóa Thủ tục hành chính trêncác lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 và Quyết định số 07/QĐ-TTgngày 04 tháng 01 năm 2008 ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án 30, đưa ra một hệthống giải pháp tổng thể, công khai, minh bạch nhằm thống kê, rà soát, đơn giảnhóa thủ tục hành chính với kết quả mong muốn là công khai trên internet cơ sở dữliệu quốc gia về thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính,… được đơngiản hóa theo các tiêu chí về tính hợp pháp, hợp lý của thủ tục hành chính; Kếtthúc Đề án, tổ chức trong và ngoài nước có thể truy nhập vào trang thông tin điện

tử của Tổ công tác chuyên trách cải cách hành chính của Thủ tướng Chính phủhoặc Cổng thông tin điện tử của Chính phủ để tìm hiểu, giám sát việc thực hiện thủtục hành chính ở tất cả các cấp chính quyền trong phạm vi toàn quốc; một hệ thốngtrợ giúp tự động trên mạng cũng được thiết lập để hỗ trợ người dân và doanhnghiệp tìm kiếm thủ tục hành chính và kê khai mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính.Việc cải cách hành chính là một yếu tố cấp thiết đặt ra hiện nay, và việc ứng dụngtin học trong quản lý hành chính là một công đoạn trong công cuộc đó Chỉ có ứngdụng tin học, công nghệ thông tin mới có thể giải quyết những vấn đề bất cập hiện

Trang 16

nay của nền hành chính; biến nền hanh chính từ lạc hậu, lỗi thời sang nền hànhchính hiện đại hóa với trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ nhân sựchuyên nghiệp

c Khẳng định uy tín của Đảng và Nhà nước

Đảng, nhà nước ta là những cơ quan đại diện cho nhân dân; do dân bầu ra và đảmbảo cho công dân thực hiện quyền và lợi ích chính đáng của mình Việc nâng caochất lượng phục vụ nhân dân bằng cách ứng dụng tin học trong quản lý nhà nước,đặc biệt trong quản lý hành chính thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng và nhànước đối với nhân dân

Tất cả các chính sách của Chính phủ đưa ra đều phải phù hợp với đường lối, chínhsách của Đảng Và thể hiện sự quan tâm, lo lắng đến đời sống nhân dân của nhànước

d Xu thế toàn cầu

Toàn cầu hóa là một quá trình biến các vùng miền, các cộng đồng người khác nhau

từ trạng thái biệt lập, tách rời nhau thành một trạng thái khác về chất, bằng sự liênkết gắn bó thành một thể thống nhất hữu cơ trên quy mô toàn cầu Khi đó, một sựkiện, một hiện tượng, một vấn đề xảy ra ở vùng miền này, ở cộng đồng người này

sẽ có ảnh hưởng, tác động tới các vùng miền, các cộng đồng người khác trên quy

mô toàn thế giới.Toàn cầu hoá đang tạo ra những ưu thế nhất định và có thể tóm tắt

ưu thế đó trên mấy điểm như sau:

- Thứ nhất, nó tạo ra khả năng phát triển, phổ cập công nghệ thông tin và cácphương tiện viễn thông;

Trang 17

- Thứ hai, nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thương mại và tạo ra khả năngthực thi các luật lệ kinh tế khách quan trong một không gian toàn cầu rộnglớn;

- Thứ ba, nó tạo điều kiện cho việc giao lưu văn hoá và tư tưởng rộng rãi, làmcho con người xích lại gần nhau hơn;

- Cuối cùng, toàn cầu hoá đem lại khả năng giải quyết một số vấn đề chungđang đối mặt với toàn cầu hoá kinh tế và sự phát triển xã hội

Toàn cầu hoá tác động đến từng con người, mọi lĩnh vực trong đó có cả tin học,công nghệ thông tin Cũng như các lĩnh vực khác, toàn cầu hoá đã mang lại cơ hộicho những người sử dụng công nghệ thông tin Họ có điều kiện để giao lưu, họchỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến Trong xu thế hội nhập, các chuẩn liên quanđến xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin được phổ biến và áp dụng rộng rãi Đặc biệt

là việc thu hẹp dần khoảng cách về trình độ công nghệ thông tin giữa các nước trênthế giới đã giúp cho Việt Nam có được những bước tiến dài trong tiến trình tựđộng hoá của mình Với sự trợ giúp của máy tính, mạng thông tin và các phầnmềm hiện đại, nhiều thư viện điện tử ra đời, giúp cho việc phục vụ người dùng tinnhanh chóng, kịp thời và chính xác Thông qua mạng Internet, nhiều cơ sở dữ liệuđược kết nối, việc chia sẻ và trao đổi dữ liệu giữa các nơi trên thế giới trở nên dễdàng Một trong những chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước là mục tiêunâng cao năng lực quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước, cải cách các thủ tụchành chính công, tiến tới xây dựng thành công Chính phủ điện tử(CPĐT) phục vụngười dân Để phát huy những ưu điểm của toàn cầu hóa thì việc ứng dụng tin học,công nghệ thông tin trong quản lý là rất quan trọng và là tất yếu nếu muốn rút ngắnkhoảng cách chênh lệch với các nước bạn Đặc biệt khi chúng ta thực hiện chínhsách mở cửa, phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần thì cần phải có mộthành lang pháp lý nhanh, gọn, hiện đại tương ứng Việc ứng dụng tin học trong

Trang 18

quản lý hành chính nhà nước hiệu quả đã giải quyết được đa số vấn đề bất cập,chính vì vậy, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài hấp dẫn hơn, phát triển nhanh hơn

về kinh tế xã hội Toàn cầu hóa là thời cơ và cũng là thách thức đối với mọi quốcgia, nếu chúng ta không có những chính sách phù hợp để hòa vào dòng xoáy đó thìchúng ta sẽ bị lạc hậu, sẽ bị tụt lại so với các nước bạn Chính vì vậy chúng ta cầnphát huy những ưu điểm và có những biện pháp để khắc phục, hạn chế những hạnchế của toàn cầu hóa

e Thay đổi môi trường làm việc

Ngày nay trước xu thế toàn cầu hóa kinh tế và văn hóa, cải cách hành chính là mộttrào lưu, là một nhu cầu tự thân, nỗ lực của các quốc gia trên thế giới, nhằm xâydựng một nền hành chính nhà nước hiện đại; làm thay đổi môi trường làm việc củacán bộ, công chức, những người thực hiện nhiệm vụ phục vụ nhân dân Thay đổimôi trường làm việc tích cực hơn nhờ ứng dụng thành tựu tin học vào quản lý hànhchính nhà nước, với trang bị cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ cán bộ được đào tạobài bản

Thực tế chứng minh, quá trình xây dựng Chính phủ điện tử ở bất kể quốc gia nào cũng không thể tách rời được vai trò quan trọng của tin học, Công nghệ thông tin Ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin có thể tạo ra một lượng thông tin to lớn, thường xuyên được lưu giữ, công bố, cung cấp trực tuyến cho cả xã hội; tạo ra

sự tiếp cận trên diện rộng của người dân; thay đổi về chất trách nhiệm của các cơ quan công quyền, tạo nên tính công khai, minh bạch cho nền hành chính Ngoài ra,công nghệ thông tin có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong cách thức làm việc của các

cơ quan hành chính: trao đổi thông tin (gửi báo cáo, số liệu thống kê, gửi ý kiến tham gia, thẩm định, chia sẻ thông tin v.v….) qua thư điện tử, thay vì qua bưu điện, qua fax; tổ chức họp, hội nghị, hội thảo qua mạng; giải quyết công việc của dân, doanh nghiệp qua mạng trực tuyến v.v Môi trường giao tiếp điện tử giúp giảm

Trang 19

thiểu những tốn kém về chi phí, thời gian, công sức của người dân Thực tiễn của nhiều nước và của Việt Nam về hải quan điện tử, chứng minh thư điện tử, cấp giấy phép kinh doanh qua mạng v.v… là những minh chứng thuyết phục về tác động doứng dụng tin học, công nghệ thông tin mang lại cho nền hành chính và cho xã hội Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng: "Để ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử hiệu quả thì phải tối ưu hóa được thủ tục hành chính Việc ứng dụng CNTT và cải cách hành chính cần phải được tiến hành song song, vì cải cách hành chính là một quá trình lâu dài, chúng ta không thể đợi cải cách hành chính xong rồi mới tin học hóa Khi ứng dụng CNTT tại cơ quan Nhà nước chưa cao, thì chưa thể thể cung cấp dịch vụ công hiện đại cho người dân được.” Việc ứng dụng tin học vào quản lý hành chính nhà nước tạo ra môi trường làm việc hiện đại hơn cho cán bộ, công chức; chính vì vậy nó vừa giúp công chức làm việc nhanh chóng hơn, xử lý công việc cho người dân tốt hơn Bên canh đó, muốn làm việc tốt trong môi trường như vậy đòi hỏi người công chức phải có trình độ.

3 Lợi ích của việc ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước

3.1 Đối với khách hàng:

a Nắm bắt chính xác và truy nhập thông tin mọi lúc, mọi nơi:

Việc ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước làm cho hệ thống thông tin trở nên public hơn, mọi người có thể tự mình xem xét thông tin ở mọi lúc mọi nơi Thông tin được đưa lên trên internet, mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau khi xem xét, đồng thời không thông qua lớp trung gian nào nên không bị

“tam sao thất bản” , một trong những nguyên nhân chính gây truyền đạt sai chủ trương, chính sách của nhà nước

Nhờ thành tựu của tin học nên khách hàng thay vì trực tiếp đến cơ quan hành chính

để tìm hiểu các quy định của pháp luật, các thủ tục hành chính, quy trình giải

Trang 20

quyết… người dân ngồi tại nhà vẫn có được những thông tin này một cách minh bạch và nhanh chóng Đặc biệt, tin học còn thay đổi môi trường làm việc, ví như: họp trực tuyến mà không cần có mặt trực tiếp tại buổi họp; đăng kí , xác nhận giấy

tờ thông qua mạng internet; …Mọi tiện ích mà người khách hàng được hưởng thụ chính là sự cố gắng, nỗ lực của nhà nước, chính phủ nhằm cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất có thể, để khách hàng nắm bắt được thông tin chính xác và dễ dàng tiếp cận nắm bắt thông tin mọi lúc, mọi nơi

b Dân chủ trong tham gia đóng góp ý kiến vào chính sách của nhà nước

Mọi chính sách mà nhà nước đưa ra đều nhằm mục đích quản lý, đều muốn xã hội ngày càng văn minh, đời sống của người dân ngày càng ấm lo, hạnh phúc Tuy nhiên không phải mọi chính sách mà nhà nước đưa ra đều phù hợp, và việc tham khảo ý kiến của người dân, những người chịu tác động trực tiếp của các chính sách, là một biện pháp hoàn toàn đúng đắn Việc xây dựng chính phủ điện tử đã giúp cho người dân tiếp cận thông tin quản lý một cách nhanh chóng, chính xác, điều đó cũng tạo điều kiện cho người dân phản hồi thông tin một cách trực tiếp Nhân tố quyết định trong việc mang lại hiệu quả trong ứng dụng tin học, công nghệ thông tin, xuất phát từ cả 2 phía, cả người dân và cán bộ công chức cũng còn cần phải tiếp tục hoàn thiện Để thành công trong việc hình thành chính quyền điện

tử thì ở đó các dịch vụ công do cơ quan cung cấp phải thật sự dễ dàng tiếp cận và mang lại nhiều tiện ích hơn cách làm cũ, điều này đòi hỏi công chức phải chuyên nghiệp trong phương pháp, kỹ năng tiếp cận dịch vụ mình đưa ra Đối với người dân phải thường xuyên sử dụng hình thức trực tuyến để trở thành công dân điện tử.Muốn làm được điều này ngoài việc phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin đòi hỏi phải có sự vận động tuyên truyền sâu rộng và tạo nên thói quen sử dụng tin học trong xã hội, trước mắt trong nhà trường các cấp và trong các dịch vụ thông

Ngày đăng: 21/01/2016, 14:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w