1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thanh tra nhà nước về lao động

11 375 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 68,5 KB

Nội dung

Mục đích của thanh tra lao động Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về lao động để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Trang 1

PHẦN 1: NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG

I Khái quát về Thanh tra lao động

1 Thanh tra lao động

Thanh tra Nhà nước về lao động bao gồm Thanh tra lao động, Thanh tra

an toàn lao động và Thanh tra vệ sinh lao động

2 Mục đích của thanh tra lao động

Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về lao động để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật lao động; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động; phát huy nhân tố tích cực trong quan hệ lao động; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về lao động; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quan hệ lao động

3 Nhiệm vụ của thanh tra lao động

- Thanh tra Nhà nước về lao động có các nhiệm vụ chính sau đây:

+ Thanh tra việc chấp hành các quy định về lao động, an toàn lao động và

vệ sinh lao động;

+ Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh lao động;

+ Xem xét, chấp thuận các tiêu chuẩn an toàn lao động, các giải pháp an toàn lao động trong các luận chứng kinh tế - kỹ thuật, các đề án thiết kế; đăng ký và cho phép đưa vào sử dụng những máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

Trang 2

+Tham gia xem xét chấp thuận địa điểm, các giải pháp vệ sinh lao động khi xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và tàng trữ các chất phóng xạ, chất độc thuộc danh mục do Bộ

Y tế quy định;

+ Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của người lao động về vi phạm pháp luật lao động;

+ Quyết định xử lý các vi phạm pháp luật lao động theo thẩm quyền của mình và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của các cơ quan đó

4 Quyền hạn của thanh tra lao động

Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra viên lao động có quyền:

+ Thanh tra, điều tra những nơi thuộc đối tượng, phạm vi thanh tra được giao bất cứ lúc nào mà không cần báo trước;

+ Yêu cầu người sử dụng lao động và những người có liên quan khác cung cấp tình hình và các tài liệu liên quan đến việc thanh tra, điều tra;

+Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về vi phạm pháp luật lao động theo quy định của pháp luật;

+ Quyết định tạm đình chỉ việc sử dụng máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó, đồng thời báo cáo ngay cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

5 Đối tượng thanh tra

- Là các chủ thể thực thi pháp luật lao động: người sử dụng lao động – người lao động

6 Phạm vi, nguyên tắc và nội dung hoạt động của thanh tra lao động

Trang 3

a Phạm vi của thanh tra lao động

- Là tất cả các doanh nghiệp, cơ quan, cơ sở sản xuất kinh doanh…thực hiện quan hệ lao động theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể

- Thanh tra trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện, giám sát, quản lý pháp luật lao động

b Nguyên tắc hoạt động của thanh tra lao động

- Hoạt động của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ và kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra

- Khi tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Chánh Thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên Đoàn thanh tra phải thực hiện các quy định về pháp luật công tác thanh tra, pháp luật khác có liên quan và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình

c Nội dung thanh tra lao động

- Thanh tra chính sách lao động và thanh tra an toàn vệ sinh lao động

theo hướng dẫn của pháp luật đề ra

7 Phương thức hoạt động của thanh tra lao động

- Phương thức hoạt động đặc trưng nhất của thanh tra lao động là: thanh tra viên phụ trách vùng (thanh tra vùng)

Trang 4

- Hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra

vùng là quá trình thanh tra viên thuộc thanh tra nhà nước về lao động tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động và những công việc có liên quan đến công tác thanh tra lao động trên địa bàn vùng được giao phụ trách Thay vì phải tổ chức cả một đoàn thanh tra đến từng vùng

-Thanh tra viên phụ trách vùng là thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ được phân công theo dõi, quản lý và thực hiện công tác thanh tra lao động tại một vùng

8 Chức năng và vai trò của thanh tra lao động

Thanh tra Lao động đã ra đời với việc thực hiện các chức năng, vai trò quan trọng sau:

+ Là công cụ không thể thiếu nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước trong ngành Lao động: góp phần phát hiện những sai sót, bất hợp lý của những kế hoạch, chính sách, pháp luật và biện pháp quản lý đang được triển khai, các chủ thể quản lý cũng có điều kiện để xem xét nhằm tìm ra biện pháp, cơ chế, chính sách quản lý cho phù hợp

+ Giúp cho các nhà quản lý theo sát và đối phó một cách kịp thời với sự thay đổi của môi trường chính trị, kinh tế, xã hội Thanh tra Lao động còn góp phần mở rộng dân chủ, đẩy lùi tệ nạn, thói quan liêu, cửa quyền, củng

cố quyền lực của bộ máy nhà nước trong lĩnh vực lao động

+ Thanh tra Lao động góp phần thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước: phát hiện, xử lý, đưa ra những kiến nghị, giải pháp cho những vi phạm pháp luật, vi phạm quy trình, quy phạm của những lĩnh vực

Trang 5

liên quan đến lao động Do nền kinh tế hàng hóa phát triển đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như: sử dụng lạm dụng các loại lao động đặc biệt, tình trạng các chủ sử dụng lao động vì lợi nhuận bất chấp pháp luật lao động…

- Thanh tra Lao động góp phần củng cố nguyên tắc quản lý theo ngành

và quản lý theo lãnh thổ Thanh tra Lao động là công cụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực, ngành nghề chuyên môn

Ngoài ra, Thanh tra Lao động còn giúp phát hiện những chồng chéo trong công tác quản lý giữa các ngành với nhau để từng bước xác định ranh giới quản lý cụ thể giữa các ngành, qua đó đảm bảo việc quản lý vừa không

bị chồng chéo, vừa không bị bỏ sót, nhờ vậy mà phát huy hiệu quả quản lý của các cơ quan quản lý có thẩm quyền riêng

Phần II : Thực trạng thanh lao động trong khối doanh nghiệp nhà

nước ở Việt Nam hiện nay.

I Giới thiệu chung về khối doanh nghiệp nhà nước:

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế -xã hội do nhà nước giao

II- Thực trang thanh tra lao động tạo khối doanh nghiệp nhà nước:

1 Kết quả đạt được :

Nhìn chung, các DN thực hiện tốt vấn đề tiền lương cho người lao động, góp phần tạo việc làm trên địa bàn tỉnh Tuy nhiên, điều đáng nói là qua công tác thanh tra, hầu hết các DN đều có sai phạm trong việc thực hiện những quy định của pháp luật lao động, chủ yếu ở các nội dung như:

Trang 6

bảo hiểm xã hội, trang bị bảo hộ lao động, hợp đồng lao động, an toàn vệ sinh lao động, chế độ trợ cấp cho người lao động

Sai phạm lớn nhất của hầu hết DN là thực hiện không đúng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động Theo quy định, người lao động làm việc và hưởng lương liên tục 3 tháng trở lên thì thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Nhưng thực tế, chẳng mấy doanh nghiệp thực hiện quy định này

Đáng lưu ý là có trường hợp người lao động (đã được ký hợp đồng lao động có thời hạn) tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhưng… chỉ có

họ bị DN đều đặn trừ 8,5% lương hằng tháng để gọi là đóng bảo hiểm (6% bảo hiểm xã hội, 1,5% bảo hiểm y tế, 1%bảo hiểm thất nghiệp); trong khi đó 22% còn lại (16% bảo hiểm xã hội; 3% bảo hiểm y tế, 1% bảo hiểm thất nghiệp tính theo lương lao động, do DN đóng cho người lao động) thì chủ

DN không chịu trích nộp “Tiêu biểu” của hành vi sai phạm này là Nhà máy Chế biến rau quả Quảng Nam Đây là sai phạm lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người lao động Một vấn đề nữa là, theo quy định của pháp luật, đối với hợp đồng lao động thời vụ, khi trả lương, DN phải cộng thêm 30,5% lương cho người lao động, để họ tự đóng bảo hiểm; nhưng qua thanh tra thì chưa DN nào thực hiện điều này

2 Bât cập về thực trạng thanh tra về lao động tại doanh nghiệp nhà nước.

- Thứ nhất, về cơ cấu tổ chức các cơ quan thanh tra bộ, ngành: Thực hiện

chủ trương cải cách hành chính, thời gian qua, nhiều bộ, ngành đã được sáp nhập theo hướng bộ quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực Việc sáp nhập này làm cho phạm vi quản lý nhà nước ở các bộ, ngành rộng

Trang 7

lớn, phức tạp hơn, vì thế dẫn đến cơ cấu tổ chức của nhiều bộ cần có sự thay đổi nhất định Để bao quát hết các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, trong cơ cấu tổ chức của nhiều bộ, ngành đã hình thành các tổng cục, cục thuộc bộ Các cơ quan này có nhiệm vụ giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên sâu về từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản

lý nhà nước của bộ Như vậy, với vai trò là một khâu của quản lý nhà nước, việc phải có thanh tra tổng cục, thanh tra cục ở những tổng cục, cục thuộc bộ được phân cấp quản lý chuyên ngành, có tính đặc thù cao là cần thiết Trong khi đó, Luật Thanh tra hiện hành quy định mỗi bộ chỉ có một tổ chức thanh tra (thanh tra bộ) là không phù hợp với yêu cầu nói trên Do tính phức tạp, đa dạng của các lĩnh vực quản lý nhà nước, Thanh tra bộ không thể làm tốt chức năng giúp bộ trưởng xem xét, đánh giá đầy

đủ, toàn diện việc chấp hành chính sách, pháp luật của cơ quan, tổ chức,

cá nhân trên các lĩnh vực mà bộ được giao quản lý

- Thứ hai, về chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan thanh tra: Luật

Thanh tra đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước trong quá trình tiến hành thanh tra và thực hiện chức năng quản

lý nhà nước về công tác thanh tra Để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, các cơ quan thanh tra cần phải có đủ thông tin, tài liệu liên quan đến đối tượng chịu sự quản lý nhà nước của mình Tuy nhiên, Luật Thanh tra chỉ quy định các cơ quan thanh tra được quyền yêu cầu các cơ quan có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu trong quá trình tiến hành thanh tra (khi có quyết định thanh tra), chưa quy định quyền yêu cầu các cơ quan có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu

thường xuyên để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra Vấn đề này làm cho việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Trang 8

và phòng chống tham nhũng gặp nhiều khó khăn, không đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước Bên cạnh đó, việc giải quyết sự trùng lặp về thời gian, nội dung, đối tượng thanh tra chưa được quy định trong Luật Thanh tra, dẫn đến sự chồng chéo trong hoạt động giữa các cơ quan thanh tra, gây phiền hà cho đối tượng thanh tra Mặt khác, Luật Thanh tra chỉ cho phép người đứng đầu cơ quan thanh tra các cấp, các ngành tiến hành thanh tra trên cơ sở chương trình, kế hoạch thanh tra do thủ trưởng

cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phê duyệt; chánh thanh tra các cấp, các ngành không được tự mình ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật Từ đó dẫn đến việc ngăn ngừa, phát hiện và

xử lý sai phạm chưa kịp thời, làm giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản

lý của nhà nước

- Thứ ba, về việc đảm bảo hoạt động thanh tra và thi hành kết luận, kiến

nghị, quyết định xử lý về thanh tra: Luật Thanh tra đã quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, của đối tượng thanh tra và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện kết luận thanh tra Mặc dù vậy, các quy định này chưa đầy đủ Luật Thanh tra chỉ quy định các nội dung từ khi có quyết định thanh tra đến khi ra kết luận thanh tra, chưa quy định các nội dung liên quan đến việc chuẩn bị ra quyết định thanh tra và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra; chưa xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện kết luận thanh tra Điều đó dẫn đến việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra còn nhiều bất cập, vướng mắc Nhiều kết luận thanh tra chính xác, khách quan, nhưng do việc xử lý chưa kịp thời, cơ chế theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra chưa được quy định rõ trong Luật

Trang 9

Thanh tra dẫn đến việc thi hành các kết luận thanh tra nhiều khi còn kéo dài, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra Bên cạnh đó, các chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thanh tra cũng chưa được quy định cụ thể, dẫn đến tình trạng nhiều hành vi chống đối, cản trở hoặc

cố tình không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra chưa được

xử lý kịp thời, nghiêm minh, làm cản trở việc tiến hành thanh tra, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công tác thanh tra

3 Nguyên nhân của bất cập về thanh tra lao động :

Lực lượng thanh tra riêng về an toàn lao động mà chỉ có thanh tra chung – thực hiện chức năng thanh tra về an toàn lao động Tuy nhiên, lực lượng này cũng không đáp ứng được yêu cầu thực tế, do vậy việc phát huy hiệu quả của các đợt thanh tra còn hạn chế

Cả nước hiện có 455 thanh tra viên và cán bộ thanh tra trong ngành lao động, trong đó lực lượng chuyên trách về an toàn lao động có khoảng 50 người Hà Nội chỉ có 17 thanh tra lao động và số có chuyên môn chuyên sâu

về an toàn lao động chỉ có khoảng… 3 người “Bên cạnh thiếu hụt về số lượng, thì chất lượng của thanh tra viên cũng là điều chúng tôi phải suy nghĩ tới” Vì trong ngành lao động, chưa có chương trình chính thống đào tạo về lĩnh vực này, chủ yếu là tự đào tạo

Trang 10

Phần III Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra lao động tại khối doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Một là, cần thực hiện các hoạt động tư vấn, hướng dẫn phòng ngừa

thông qua công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát để đảm bảo cho các doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật lao động ytreen tất cả các phương diện về quan hệ lao động, an toàn vệ sinh lao động nhằm thức đẩy sự phát triển của doanh nghiệp đảm bảo lợi ích cuả cả 3 bên: Doanh nghiệp – Người lao động – Người tiêu dùng

Hai là, tăng cường các hoạt động hợp tác với bên có liên quan trong

việc thông qua đánh giá của người mua, người đặt hàng để kiểm định mức

độ chấp hành pháp luật lao động của doanh nghiệp Đánh giá, công bố các doanh nghiệp thực hiện tốt pháp luật lao động và trách nhiệm xã hội

Ba là, tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện để người sử dụng lao

động tự giều tra đánh giá và điều chỉnh hành vi

Bốn là, tổ chức rộng rãi quy mô giải thưởng "Trách nhiệm xã hội

doanh nghiệp" trong tất cả các ngành, nghề để các doanh nghiệp thường xuyên phấn đấu trong việc cải thiện điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động, bảo vệ môi trường Đây cũng là cơ hội để nâng cao và hoàn thiện tiêu chuẩn lao động Việt Nam theo xu hướng hội nhập nhằm thúc đẩy

sự cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp

Năm là, phổ biến rộng rãi pháp luật lao động đến người lao động để

họ tự điều chỉnh hành vi và ngăn chặn sự vi phạm của người sử dụng lao động Bên cạnh đó tăng cường cơ chế đối thoại xã hội, xây dựng văn hoá an toàn tại nơi làm việc

Sáu là, tuyên truyền rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng

những doanh nghiệp điển hình thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, nhằm phổ biến kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác

Ngày đăng: 21/01/2016, 13:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w