1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trình bày ứng dụng phương pháp đổ bê tông bằng ván khuôn trượt

11 445 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 3,23 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢIKHOA CÔNG TRÌNH    TIỂU LUẬN MÔN HỌC TRÌNH BÀY ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐỔ BÊ TÔNG BẰNG VÁN KHUÔN TRƯỢT CHO ĐẬP ĐÁ ĐỔ VÀ ĐẬP BÊ TÔNG BẢN MẶT Họ tên giảng viên

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

KHOA CÔNG TRÌNH

  

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

BÊ TÔNG NÂNG CAO

Họ tên giảng viên: TS Dương Đức Tiến

Họ tên học viên: Phạm Văn A

Lớp: CH20 – ĐH2

Mã số học viên:

Ninh Thuận – 20

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

KHOA CÔNG TRÌNH

  

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

TRÌNH BÀY ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐỔ BÊ TÔNG BẰNG VÁN KHUÔN TRƯỢT CHO ĐẬP ĐÁ ĐỔ

VÀ ĐẬP BÊ TÔNG BẢN MẶT

Họ tên giảng viên: TS Dương Đức Tiến

Họ tên học viên: Phạm Văn A

Lớp: CH20 – ĐH2

Mã số học viên:

Ninh Thuận – 20

Trang 3

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

(Nhóm 9)

Trình bày ứng dụng phương pháp đổ bê tông bằng ván khuôn trượt (trình tự, vận chuyển vữa, rải san đầm, thời gian giãn cách giữa mỗi lần trượt, tốc độ trượt, hoàn thiện, dưỡng hộ) cho đập đá đổ và đập bê tông bản mặt

Phân tích các điều kiện tương ứng với các công trình tại Việt Nam (Tuyên Quang, Cửa Đạt, )

- -Công nghệ ván khuôn trượt được thi công lần đầu tiên trên thế giới để đổ bê tông khối lớn vào năm 1903 tại Mỹ, sau đó tại Liên Xô cũ vào năm 1924, ở Đức vào năm 1931

Ở Việt Nam, công nghệ ván khuôn trượt đươc áp dụng lần đầu tiên vào năm

1973 tại công trường K3 để thi công ống khói của nhà máy nhiệt điện Ninh Bình cao 60m

Công nghệ ván khuôn trượt ngày càng phát triển và hoàn thiện, nó không chỉ là một công nghệ độc lập mà nó còn là một công nghệ tiên tiến kết hợp với các công nghệ khác để thi công trên cao một cách có hiệu quả

1 Cấu tạo ván khuôn trượt : Thiết bị ván khuôn trượt gồm ba bộ phận chủ

yếu sau:

- Các tấm ván khuôn trượt trong, ngoài;

- Hệ thống sàn nâng;

- Hệ thống nâng trượt; khung kích, ty kích và kích

• Hệ thống ván khuôn

Mảng ván khuôn trượt có chiều cao không lớn, thường từ 1,0-1,2m cá biệt có thể đến 2m Ván khuôn được phép bao quanh bề mặt kết cấu trên toàn bộ mặt cắt ngang của công trình

• Hệ thống sàn nâng

- Hệ thống sàn nâng dùng để thực hiện các thao tác trong quá trình thi công

Hệ thống này được bố trí ở 2 cao trình:

- Cao trình trên liên kết trực tiếp vào mảng ván khuôn và được gọi là sàn thao tác chính Sàn thao tác dung để chứa vật liệu, lắp dựng cốt thép, vận chuyển, đổ bê tông, lắp ván khuôn cửa hoặc dịch chuyển ván khuôn khi cần thiết;

- Cao trình dưới được liên kết với sàn thao tác trên bởi xích hoặc dây treo và gọi là sàn treo Sàn treo dùng để kiểm tra chất lượng bê tông, hoàn thiện bề mặt ngoài

và tháo dỡ hộp khuôn các lỗ nếu có

• Hệ thống nâng trượt

- Hệ thống nâng thông thường hiện nay là kích thuỷ lực Nhờ áp lực dầu, kích nâng đưa toàn bộ kết cấu ván khuôn và sàn nâng trượt lên dọc theo các thanh trụ kích Hệ thống nâng gồm 3 bộ phận:

Trang 4

- Khung kích: được chế tạo bằng gỗ hay kim loại Khung kích giữ cho các tấm ván khuôn ép sát vào kết cấu và không bị biến dạng khi có lực xô ngang Khung kích

có dạng chữ Л, khi được nâng lên nó kéo theo các mảng ván khuôn trượt Khoảng cách giữa các khung kích được xác định theo tính toán, nhưng thường là khoảng 1,5-2,0m Hệ khung kích tiếp nhận toàn bộ tải trọng của ván khuôn, kích, sàn nâng, các tải trọng của vữa bê tông và các tải trọng quá trình thi công

- Thanh trụ kích (hay còn gọi là ty kích): là nhiệm vụ tỳ kích và tiếp nhận toàn

bộ tải trọng tác động từ khung kích và truyền lực xuống kết cấu Ty kích làm bằng thép, kích thước thường là Ф25-50mm có thể dài đến 6m, một đầu được chôn ngầm chặt trong bê tông, đầu kia xuyên qua lỗ tỳ kích Ty kích có thể nằm lại hoặc rút ra khỏi kết cấu sau khi thi công

- Kích: có nhiệm vụ đưa toàn bộ ván khuôn và sàn nâng trượt lên dọc theo các

ty kích Khi thi công trượt, sử dụng kích có công suất lớn (thông thường từ 10 tấn trở lên) Các loại kích này cho phép tăng khoảng cách bố trí khung kích tạo sự thuận lợi cho thi công xây dựng, dễ dàng đổ bê tông, lắp cốt thép, tạo điều kiện tăng năng xuất lao động và hạ giá thành công trình Hiện nay có rất nhiều loại kích như: kích thuỷ lực, kích cơ điện, kích bàn ren, kích kẹp, kích khí nén…

- Kích thuỷ lực là loại kích nhỏ nhưng công suất lớn, sử dụng đơn giản và tiện lợi nên được sử dụng phổ biến Nguyên lý của kích thuỷ lực là chất lỏng không nén được Kích thuỷ lực tạo ra thiết bị động lực tiếp xúc tốt, sử dụng dễ dàng, có thể đảo chiều chuyển động, ngăn ngừa sự quá tải, dễ bố trí mạng cung cấp dầu và thuận lợi cho việc tự động hoá

- Kích cơ điện: nguồn cung cấp đơn giản, chuyển năng lượng và các xung lực trong quá trình vận hành rất nhanh Do dẫn truyền bằng điện nên đòi hỏi phải có mô tơ

và hộp giảm tốc nên trọng lượng và kích thước của kích lớn

- Kích khí nén: là loại kích có hệ thống truyền dẫn bằng khí nén không phụ thuộc vào nhiệt độ không khí môi trường và không gây xung lực làm ảnh hưởng đến thiết bị máy móc Nhưng kích loại này có kết cấu phức tạp, chỗ nối phải thật kín khít

và khó bảo dưỡng bôi trơn thiết bị nên áp dụng không được rộng rãi

2 Trình tự lắp ghép ván khuôn trượt

- Dựng sàn lắp ghép tạm thời, lắp ghép cẩu tháp, máy tời cùng các công cụ vận chuyển thẳng đứng khác Nếu xác định lợi dụng sàn thao tác để lắp đặt thiết bị vận chuyển thẳng đứng, thì phải tiến hành sau khi đã lắp ghép xong sàn thao tác;

- Lắp ráp giá nâng;

- Lắp ráp khuôn vây (trước tiên lắp khuôn vây trong, sau đó lắp khuôn vây ngoài) cùng ván khuôn một bên phía trong;

- Buộc cốt thép một đoạn thân tường; lắp ghép phía còn lại của ván khuôn trong cùng với ván khuôn ngoài;

- Lắp ghép giàn mắt cáo (dầm), hệ thanh chống, tấm lát của sàn thao tác;

- Lắp ghép giàn giáo tam giác đua ra ngoài, lan can và rải tấm lát;

- Lắp ráp kích và thiết bị thúy lực, tiến hành chạy thử máy không tải cùng việc gia áp đổi đường dầu để trục xuất không khí;

- Lắp ráp hệ thống chống;

Trang 5

- Khi ván khuôn trượt đến một độ cao thích hợp (khoảng 3m) lắp ghép giàn giáo treo trong và treo ngoài (nếu là giàn giáo kiểu dây xích có thể lắp ráp trước lúc trượt)

- Sau khi trượt hết chiều cao của công trình người ta cho hệ ván khuôn trượt cao hơn của công trình độ 0,5 – 0,6m; sau đó thì tháo dần các bộ phận ra nhờ một cần cẩu

3 Trình tự thi công

Công tác chuẩn bị thi công → phóng tuyến → lắp đặt giá nâng, vòng găng lắp đặt một mặt ván khuôn → buộc cốt thép, đặt các đường ống chôn sẵn → lắp đặt mặt ván khuôn còn lại và ván khuôn lỗ cửa → lắp đặt sàn thao tác → lắp đặt hệ thống áp lực dầu: kích, đường dầu, bộ phận điều khiển → lắp đặt các thiết bị điện khí động lực, chiếu sáng thi công → vận hành thử toàn bộ đường hầm, bơm dầu xả khí → cắm

ty kích → đổ bê tông tường cột và bắt đầu trượt → lắp đặt ván khuôn các lỗ cửa, buộc cốt thép ngang, đặt các chi tiết chôn sẵn, phối hợp đỗ bê tông tường cột để trượt bình thường → Trượt đến độ cao nhất định, lắp đặt các giá treo trong, ngoài và các biện pháp phòng hộ an toàn → Sau khi trượt đến bộ phận yêu cầu, tháo ván khuôn dừng trượt (kết cấu khung, trượt tới đáy dầm thì dừng trượt buộc cốt thép dầm khung,

đổ bê tông tiếp tục trượt) → cài kết cấu sàn → lắp đặt tuần hoàn cho đến khi kết thúc thi công toàn bộ kết cấu Tháo dỡ thiết bị ván khuôn

Bảng 1: Sai lệch cho phép lắp ráp ván khuôn trượt

(mm)

Ghi chú

1 Xê dịch tim ván khuôn và tim kết cấu vị trí

Kiểm tra bằng thước

2 Độ ngang bằng của dầm ngang giá nâng

lắp đặt kích

Trong mặt bằng

Ngoài mặt bằng

2 1

3 Độ thẳng góc của trụ đứng giá nâng Trong mặt bằng.

Ngoài mặt bằng

3

2 Kiểm tra bằng thước 2m

4 Vị trí ván khuôn Miệng phía trên

Miệng phía dưới

-1 +2

Kiểm tra bằng thước

6 Độ phẳng mặt ván khuôn bên cạnh 2

8 Sai lệch phương ngang của vị trí vòng giăng 3

9 Đường kính ván khuôn tròn, chiều dài ván khuôn vuông. 5

Trang 6

4 Vận chuyển vữa

Những yêu cầu kỹ thuật về vận chuyển vữa và bê tông:

- Không để cho bê tông xảy ra hiện tượng phân cỡ, phân tầng;

- Không để cho bê tông sinh ra ninh kết ban đầu;

- Không để cho bê tông bị ảnh hưởng của điều kiện khí hậu

Các phương án vận chuyển vữa bê tông:

- Vận chuyển bê tông bằng thủ công: dùng xe rùa, xe cải tiến, cầu công tác

- Vận chuyển bê tông bằng phương pháp cơ giới:

+ Vận chuyển bằng ô tô

+ Đỗ trực tiếp vào khoảnh đổ;

+ Kết hợp với cần cẩu

+ Ô tô đỗ vào thùng trung chuyển: Từ thùng trung chuyển tới khoảnh đổ dùng băng chuyền hoặc phương tiện khác như bơm, vận thăng, xe cải tiến Trường hợp đặc biệt có thể lại dùng ô tô vận chuyển đi tiếp ở cao trình khác

+ Dùng đường ray vận chuyển vửa bê tông: dùng các toa (không thành) và trên đó chất lên các thùng chứa vữa, bê tông, dùng đầu máy kết hợp hệ thống đường ray để vận chuyển

+ Dùng dàn trung gian: vữa bê tông được chuyển dần lên cao theo các bậc của dàn trung gian Dàn trung gian được cấu tạo bằng khung dàn giáo thép tạo thành các bậc cấp Mỗi bậc cấp có chiều cao từ 1-1.5m và có bề rộng (0.9-1.5m) Mỗi bậc cấp được lớp tôn hay ván để thao tác và trành khỏi bê tông rơi rớt và mất nước

+ Dùng cần trục: cần trục tháp, cần trục bánh xích

+ Dùng bơm vữa bê tông

5 Công tác rải san đầm

a San rải hỗn hợp bê tông

- San rải hỗn hợp bê tông có thể thực hiện bằng xe ô tô tự đổ và xe san gạt bánh xích có thiết bị laze điều chỉnh chiều dầy của lớp rải Nên dùng cách rải khoảnh lớn, có thể rải các lớp lên cao liên tục hoặc theo từng đợt Cách rải: có thể rải lên đều từng lớp, theo lớp nghiêng hoặc theo bậc Diện tích mặt rải phải phù hợp với cường độ rải và thời gian giãn cách giữa hai lớp rải cho phép Khi dùng phương pháp đổ phẳng lớp nghiêng, thì cần đổ từ phía hạ lưu lên thượng lưu, độ dốc không nên lớn quá 1:10 Ở phía chân dốc tránh hình thành góc nhọn, mỏng Mặt khe rãnh thi công trước khi đổ cát cần tiến hành rửa sạch các tạp chất bẩn Sau khi rải lớp vữa xong cần đổ ngay lớp bê tông tiếp theo

Trang 7

- Nếu chiều dầy lớp rải sau khi đầm trên dưới 30 cm thì có thể rải một lần, nhưng nếu cần cải thiện việc phân cỡ hoặc chiều dầy sau khi đầm chặt được thiết kế lớn hơn có thể chia làm 2 lớp rải hoặc 3 lớp rải và phải thông qua thí nghiệm hiện trường, chiểu dầy lớp rải không nên nhỏ hơn 3 lần đường kính lớn nhất của cốt liệu thô Mặt của khoảnh đổ sau khi

đã san phải phẳng và chiểu dầy lớp rải phải đồng đều Trong phạm vi từ 3 đến 6m ở phía thượng lưu đập, hướng san đổ phải theo chiều song song với hướng tim đập

b Đầm hỗn hợp bê tông

- Số lần đầm và chiều dầy lớp rải đều phải xác định thông qua thí nghiệm hiện trường để đảm bảo đạt được độ chặt của bê tông theo yêu cầu thiết kế đề ra Nếu số lần đầm vượt quá giá trị cần thiết sẽ không có tác dụng lèn chặt bổ sung mà ngược lại có thể gây ra hiện tượng ép nước thoát ra ngoài bề mặt bê tông làm giảm độ đặc chắc và làm xuất hiện các vết nứt trên bề mặt khối đổ Ngoài độ đặc chắc cần quan tâm đến độ phẳng nhẵn của bề mặt bê tông sau khi đã đầm chặt có tác dụng tạo điều kiện cho công việc làm sạch bề mặt được dễ dàng hơn, bề mặt lớp rải nên cấu tạo có độ dốc để dễ dàng thoát nước Phần thân đập phía thượng lưu trong phạm vi 3 m đến 6 m, thì hướng đầm phải vuông góc với hướng nước chẩy, trước khi đầm có thể đầm một vài lượt mà không sử dụng chế độ rung, khi đầm rung máy đầm phải dịch chuyển tiến lùi theo đúng làn, lần đầm sau nên đè lên lần đầm trước từ 10 cm đến 20 cm, khi chuyển làn phải tiến hành trên phần bê tông đã được lèn chặt

Ở những chỗ không thể áp sát được thì dùng đầm nhỏ hơn (Bomaz nhỏ BW100 AT – 4 tải trọng tĩnh 2,4 T, đầm cóc Misaka nặng 75kg) để đầm, chiều dầy đầm và số lần đầm cần xác định thông qua thí nghiệm hiện trường

- Tốc độ đi của đầm rung, chiều dầy đầm và số lần đầm trong thi công đập BTĐL phải theo kết quả thí nghiệm hiện trường Phương pháp đầm là đầm tiến lùi, không quay xe xích trên bãi đầm và rút ra ngoài bãi đầm sau khi đã đầm xong Cần có thiết bị ghi số lần đầm tự động để tránh việc đầm sót lượt

- Sau khi khi kết thúc mỗi băng đầm lăn, cần kiểm tra dung trọng đầm chặt của bê tông theo mạng điểm ô vuông Nếu dung trọng thấp hơn chỉ tiêu quy định, phải đo lại ngay

để tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý Tại mặt lớp bê tông làm khe thi công nằm ngang hoặc khe lạnh, sau khi đầm đủ số lần đầm và đạt dung trọng quy định, thì cần tiến hành đầm thêm từ 1 đến 2 lần không rung

Trang 8

- Thời gian cho phép lâu nhất kể từ khi bắt đầu trộn hỗn hợp bê tông đến khi đầm nén xong, cần căn cứ vào điều kiện khí hậu, thời tiết và quy luật thay đổi tiến độ thi công bê tông tại hiện trường để xác định nhưng không vượt quá 02 giờ

6 Trượt vách

a/ Giai đoạn bắt đầu trượt

Trong giai đoạn bắt đầu đổ bê tông, nói chung bê tông được đổ từng lớp đến 2/3 chiều cao ván khuôn và trước lúc lớp đổ bê tông đổ đầu tiên bắt đầu đông cứng, ván khuôn trượt 1 – 2 hành trình phải thường xuyên quan sát sự làm việc của thiết bị ván khuôn và cường độ ra khỏi khuôn của bê tông: Nếu cường độ ra khỏi khuôn đạt 0,5 – 2,5 kg/cm2 thì có thể cho trượt bình thường

b/ Giai đoạn trượt bình thường

Ván khuôn trượt vách, cột nên dùng phương pháp xen kẽ: chia lớp đổ bê tông

và chia lớp trượt, nghĩa là lúc đổ thì dầm bê tông mỗi lớp mà không trượt; còn lúc trượt ván khuôn của mỗi lớp đỗ bê tông thì không đổ, không đầm bê tông để khống chế chiều dày mỗi lớp đổ bê tông và đạt được mục đích đổ bê tông đều Thời gain hían đoạn hai lần nâng, thừơng không vượt quá 1 giờ Nếu vượt quá 1 giờ thì nên cứ cách 1 giờ chạy một hành trình kích Nếu thời tiết tương đối nóng nên tăng 1 – 2 hành trình kích để đảm bảo bê tông trong ván khuôn trước lúc ra ngoài ván khuôn ở trạng thái không dính

c/ Giai đoạn ngừng trượt

Nếu do thi công yêu cầu hoặc những nguyên nhân khác mà trượt đến độ cao nhất định không thể tiếp tục trượt, phải dùng các biện pháp ngừng như sau: Bê tông nên đổ tới cùng một mặt phẳng ngang, cách một khoảng thời gian nhất định, ván khuôn nâng một hành trình cho đến khi ván khuôn và bê tông không dính thì dừng, đồng thời làm cho bê tông giữ được cường độ ra khỏi khuôn thích hợp Nếu thi công cùng với sàn, thì nâng ván khuôn đến độ cao yêu cầu và khi thi công trở lại phải xử lý tiếp nối bê tông như khe thi công

7 Hoàn thiện bề mặt bê tông biến thái sau khi dỡ cốp pha

Sau khi bê tông biến thái đạt cường độ tối thiểu (2,5 MPa) có thể dỡ ván khuôn và hoàn thiện bề mặt Việc hoàn thiện bề mặt bê tông biến thái phía thượng lưu đập là rất quan trọng, góp phần tăng khả năng chống thấm nước cho đập Để nâng cao tính chống thấm nước cho đập có thể quét lớp sơn chống thấm thẩm thấu kết tinh gốc xi măng lên bề mặt của bê tông biến thái phía thượng lưu đập

8 Bảo dưỡng bê tông

- Công tác bảo dưỡng là một trong những công tác quan trọng trong thi công bê tông Công tác bảo dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của bê tông và tính đồng nhất

Trang 9

của toàn bộ đập bê tông đó là cường độ và độ chống thấm Mục đích của công tác bảo dưỡng là nhằm đảo bảo trong suốt thời gian cần bảo dưỡng, mặt của lớp bê tông luôn luôn được giữ ẩm ướt;

- Trang thiết bị: Cần có hệ thống bơm nước sạch từ nguồn (sông, suối) vào bồn chứa, hệ thống ống dẫn tự chẩy xuống khối đổ đảm bảo luôn luôn có đủ nước phục vụ công tác bảo dưỡng Cần phải có thiết bị phun sương, hệ thống đường ống đục lỗ và bao tải gai

để tẩm nước phủ trên bề mặt bê tông cần bảo dưỡng;

- Phương pháp bảo dưỡng: Có nhiều phương pháp bảo dưỡng bê tông, có thể dùng thủ công tưới nước, cho nước tự chẩy qua ống đục lỗ, dùng nước có áp phun xoắn tròn, phủ bao tải ẩm lên bề mặt Tuy nhiên phương pháp tốt nhất là phun sương trên toàn bộ bề mặt khối đổ Khi phun sương sẽ tạo thành một lớp sương mù cách nhiệt trên khoảng không bề mặt khối đổ, làm giảm thiểu tác động của ánh sáng mặt trời tác động trực tiếp vào bê tông;

- Trong khoảnh đổ đang thi công hoặc vừa mới đầm xong không được để cho nước trực tiếp chẩy vào bê tông;

- Thời gian bảo dưỡng: Trong khoảng thời gian giãn cách thi công, sau khi bê tông vừa kết thúc đông kết phải được bảo dưỡng giữ ẩm ngay Đối với khe thi công ngang (khe lạnh), việc dưỡng hộ phải được duy trì liên tục cho đến khi bắt đầu đổ lớp bê tông tiếp theo Đối với những phần mặt bê tông lộ ra ngoài vĩnh viễn thì thời gian duy trì dưỡng hộ không nhỏ hơn 28 ngày

Trang 10

Công trình thủy điện Tuyên Quang:

Hình 1: Thủy điện Tuyên Quang là đập lớn bằng vật liệu đá nện có bản mặt bêtông (CFRD) được khởi công đầu tiên ở nước ta vào tháng 12/2003.

Đập CFRD cũng là công nghệ đang được ứng dụng phổ biến hiện nay trên thế giới Kết cấu đập này có tính an toàn cao, ít kén chọn điều kiện địa hình hay địa chất,

có thể thi công ở mọi loại thời tiết, tận dụng được tối đa các loại đá thải loại từ việc đào hố móng đập, đập tràn hoặc đường hầm, mang lại hiệu quả lớn về kinh tế và kỹ thuật Về nguyên lý, kết cấu đập gồm hai khối chính: khối chịu lực với yêu cầu bảo đảm cho đập ổn định dưới áp lực nước của hồ chứa, cấu tạo chủ yếu là khối đá được đắp và đầm nén kỹ như công nghệ làm đường giao thông, trong đó một khối được làm

từ đá chọn lọc từ mỏ đá; khối còn lại được làm từ đá thải loại tận dụng từ đá đào hố móng đập, đập tràn hoặc đường hầm để giảm giá thành xây dựng đập cũng như giảm thiểu tác động xấu đến môi trường Đập có hai bộ phận chống thấm bao gồm bản mặt

và bản chân được làm bằng bê tông cốt thép với yêu cầu kín nước để hạn chế tối đa rò

rỉ nước từ hồ chứa, tránh mất nước và gây xói thân đập, làm mất an toàn đập Bản mặt được thiết kế chủ yếu để bảo đảm yêu cầu chống thấm và đủ đàn hồi theo biến dạng của mặt thượng lưu đập, nên có bề dày khá mỏng Khả năng chịu lực của bản mặt chủ yếu dựa vào sự tiếp xúc chặt chẽ của bản mặt với mặt thượng lưu của thân đập Vì thân đập được đầm nén kỹ, ít bị biến dạng nên bản mặt bê tông hầu như không chịu uốn mà chỉ chịu biến dạng co ngót hoặc giãn nở do thay đổi nhiệt độ của môi trường xung quanh

Hiện nay, công nghệ đập CFRD đã được áp dụng thành công tại các đập thủy điện Tuyên Quang, Quảng Trị, Ka Nắk, Cửa Đạt (đập thủy lợi) và đang áp dụng tại các đập thủy điện Sông Bung 2 và Xêkaman 3 (Lào) Qua thực tế xây dựng đập CFRD, trình độ khoa học công nghệ của các đơn vị thiết kế, thi công cũng tiến bộ vượt

Ngày đăng: 20/01/2016, 10:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w