Đó cũng là lý do nhóm tác giả nghiên cứu chọn đề tài “NGHỊ QUYẾT 32 VÀ KHẢ NĂNG ĐỔI NGHỀ CỦA NGƯỜI CHẠY XE TỰ CHẾ 3, 4 BÁNH” để tìm hiểu những khó khăn mà những người cuộc sống của họ p
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, nền kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa tăng cao, mật độ tham gia giao thông ngày một dày đặc Theo số liệu thống kê của Sở giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh năm 2008, toàn thành phố có trên 4,2 triệu xe gắn máy, các công trình giao thông thi công chậm chạp, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông Theo báo cáo của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia: sáu tháng đầu năm 2007 cả nước có 7.669 vụ tai nạn giao thông tăng 1,1% (86 vụ) so với cùng kỳ năm ngoái, có 6.910 người chết tăng 7,2% (464 người) và có 5.919 người bị thương (tăng 0.6 % (42 người) so với cùng kỳ năm ngoái
Trước tình hình đó, Chính phủ đã ra Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày
29/06/2007 nhằm giảm tai nạn và ùn tắc giao thông, trong đó có nội dung “Từ ngày
01 tháng 01 năm 2008, đình chỉ lưu hành ô tô đã hết niên hạn sử dụng, xe công
nông, xe tự chế 3, 4 bánh”
Theo thống kê mới nhất thì ở thành phố Hồ Chí Minh có 21,053 xe tự chế 3,4 bánh trong đó, xe 3, 4 bánh của người tàn tật (386 xe); xe tự chế đang hoạt động thu gom rác (2.938 xe); xe cơ giới 3 bánh có đăng ký biển số nhưng không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (2.272 xe) và số còn lại là các
phương tiện tự chế không có biển số đăng ký Theo báo Sài gòn Giải phóng số ra
ngày 4/5/2004 dẫn nguồn tin của Công an thành phố Hồ Chí Minh cho biết: số lượng những người sống bằng nghề chạy xe xích lô – ba gác đã lên tới 1,4 triệu người (chỉ tính những người có KT2, KT3), nếu tính cả những người có hộ khẩu ở thành phố và sống bằng nghề chạy xe xích lô – ba gác và tính tại thời điểm hiện nay (năm 2008) thì con số thống kê sẽ còn cao hơn nhiều
Trang 2Việc ban hành nghị quyết 32/2007 dẫn đến một thực tế là đông đảo những người sống bằng nghề chạy xe xích lô – ba gác mất công ăn việc làm, vì không thể
sử dụng phương tiện kiếm sống hàng ngày Chính quyền tại nhiều quận huyện cũng rất lúng túng trong việc chuyển đổi ngành nghề cho người kiếm sống bằng việc chạy xe ba, bốn bánh tự chế Mặt khác, việc thống kê về số lượng những người chạy
xe ba bốn bánh tự chế hiện nay chưa đầy đủ
Sau khi nội dung cấm xe 3,4 bánh tự chế lưu hành có hiệu lực thì cuộc sống của những người chạy xe xích lô – ba gác chịu tác động mạnh mẽ cả về vật chất và tinh thần và đặc biệt là những người khuyết tật vì xe 3,4 bánh tự chế chính là “đôi
chân” của họ Đó cũng là lý do nhóm tác giả nghiên cứu chọn đề tài “NGHỊ QUYẾT 32 VÀ KHẢ NĂNG ĐỔI NGHỀ CỦA NGƯỜI CHẠY XE TỰ CHẾ 3,
4 BÁNH” để tìm hiểu những khó khăn mà những người cuộc sống của họ phụ
thuộc vào xe 3, 4 bánh tự chế, khả năng đổi nghề của họ và tìm ra hướng giúp chính quyền địa phương hỗ trợ công ăn việc làm cho người dân trong diện chuyển đổi này
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU:
2.1- Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam Đây là Nghị quyết về việc đưa ra một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông, thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24 tháng 02 năm
2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông Trong giải pháp thứ hai nhằm hạn
chế ùn tắc và tai nạn giao thông có nội dung: “Từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, đình chỉ lưu hành ô tô đã hết niên hạn sử dụng, xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh, trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị tịch thu xử lý bán phế liệu, sung vào công quỹ”.
2.2- Bên cạnh những thông tin pháp lý, bài viết Ngày mai 1.1.2008: Xe 3,4 bánh tự chế ra đường sẽ bị tịch thu của tác giả Đức Trung, báo Thanh Niên số 365
(439) ra ngày 31.12.2007, đã đưa ra số liệu của cơ quan thống kê về số lượng người
Trang 3sống phụ thuộc vào xe tự chế 3,4 bánh (khoảng 60.000 người) và số hộ nghèo kiếm sống bằng nghề chạy xe xích lô-ba gác là 1.535 hộ Bài viết cũng dẫn ý kiến của lãnh đạo Ban xoá đói giảm nghèo và việc làm thành phố Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ những hộ nghèo sống bằng nghề chạy xe 3,4 bánh tự chế là 7 triệu động/hộ Đồng thời, yêu cầu các cơ sở đào tạo nghề cho những người này, sớm nghiên cứu loại xe phù hợp để thay thế xe 3,4 bánh tự chế.
2.3- Đề tài: “Nghiên cứu về quy hoạch tổng thể giao thông đô thị và nghiên cứu khả thi về khu vực thành phố Hồ Chí Minh” (gọi tắt là HOUTRANS) do Công
ty ALMEC triển khai với tư cách là công ty tư vấn tháng 8 năm 2002 Khu vực nghiên cứu này sẽ bao gồm toàn bộ Thành phố Hồ Chí Minh và 3 quận/huyện của tỉnh Đồng Nai, 2 quận/huyện của tỉnh Bình Dương và 8 quận/huyện của tỉnh Long
An Về dân số, theo kết quả Điều tra dân số năm 1999, khu vực nghiên cứu có khoảng 7 triệu người, trong đó có 5 triệu người sống ở thành phố Hồ Chí Minh Cơ
sở nghiên cứu của đề tài cho rằng: trong khu vực nghiên cứu, tình hình giao thông
đô thị đang xấu đi một cách nhanh chóng, đặc biệt là ở những khu vực đã đô thị hoá cao hoặc mới hình thành Tắc nghẽn giao thông ngày càng tăng đã dẫn tới an toàn giao thông ngày càng giảm, ô nhiễm không khí gia tăng, khả năng tiếp cận tới các dịch vụ đô thị cũng giảm sút Tình hình đó tiếp tục gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh tế và đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân
Từ các tài liệu có liên quan, nhóm tác giả đưa ra một số nét nổi bật của đề tài:
Về mặt lý luận:
Đề tài thực hiện nghiên cứu về khả năng đổi nghề của những người dân kiếm sống từ việc chạy xe 3, 4 bánh tự chế Trên thực tế việc chuyển đổi này chịu sự ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố như nghị quyết 32, sức ép từ chính quyền cơ sở, gánh nặng kinh tế của gia đình qua đó người dân là những người trực tiếp chịu những xung đột về lợi ích bản thân và pháp luật, từ đó họ cần cân nhắc hành động cho phù hợp Đề tài ứng dụng các lý thuyết xã hội học như cấu trúc chức năng, lý tuyết xung
Trang 4đột và lý thuyết lựa chọn hợp lý để tìm hiểu, giải thích cho hành động của người dân trong việc đổi nghề.
Về mặt thực tiễn:
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, nó thu hút một
số lượng khổng lồ lao động từ các vùng miền khác đến tìm kiếm cơ hội, việc làm, từ
đó tạo nên sự giao thoa về văn hóa Sự phát triển kinh tế kéo theo sự bùng nổ các ngành nghề thuộc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của khách hàng, trong đó
có nhu cầu vận chuyển, đi lại… Theo quan sát đội ngũ chạy xe xích lô – ba gác ở thành phố Hồ Chí Minh rất lớn, hầu hết tập trung ở các bến xe (bến xe Miền Đông, bến xe Miền Tây…) và các chợ đầu mối (như chợ đầu mối Nông sản Thủ Đức, Tam Bình…), các nhà ga (Ga Sài Gòn)…Họ là những người có thu nhập thấp, công việc vất vả và bất ổn định Mặt khác, với hệ thống đường nhỏ, nhiều hẻm và hệ thống các đại lý cửa hàng như ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thì xe ba gác, xích lô sẽ thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hoá Khi xe tự chế ba bốn bánh bị cấm lưu hành thì không chỉ các chủ đại lý (thường là những người thuê mướn vận chuyển hàng hoá) bị ảnh hưởng, mà người bị ảnh hưởng lớn nhất ở đây là đông đảo những người sống bằng nghề chạy xích lô – ba gác và những người khuyết tật Như vậy, khi thực hiện đề tài nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu những người sống bằng nghề chạy
xe xích lô – ba gác là ai, thu nhập của họ, đóng góp của họ vào kinh tế gia đình, tìm hiểu sự tác động của Nghị quyết 32/2007 đến đời sống vật chất tinh thần của đối tượng, tìm hiểu những tâm tư nguyện vọng, thu thập tổng hợp ý kiến của họ trong việc tìm kiếm một hướng đi để cải thiện cuộc sống đang bế tắc của họ, xem xét khả năng chuyển đổi ngành nghề của những người kiếm sống bằng nghề chạy xe xích lô-ba gác, xe đẩy tay khi hết hạn lưu hành của xe 3,4 bánh tự chế Từ đó nêu ra một
số khuyến nghị, hướng giải quyết cho các cơ quan hữu quan nhằm hỗ trợ trong việc đổi nghề của những người kiếm sống bằng nghề chạy xe xích lô-ba gác
Trang 53.1 Mục tiêu
Tìm hiểu khả năng chuyển đổi nghề của những người chạy xe 3, 4 bánh tự chế sau tác động của nghị quyết 32 và đưa ra một số giải pháp cho chính quyền cấp
cơ sở
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận trong đề tài
- Phác họa chân dung những người sống bằng nghề chạy xe 3, 4 bánh tự chế tại thành phố Hồ Chí Minh
- Tìm hiểu nguyện vọng của những người sống bằng nghề chạy xe 3, 4 bánh tự chế
- Chỉ ra khả năng đổi nghề của họ
- Đưa ra một số khuyến nghị đối với chính quyền cấp cơ sở
4 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Khả năng đổi nghề của những người chạy xe 3, 4 bánh tự chế tại thành phố
Khu vực bến xe Miền Đông
5 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Trang 65.1 Không gian:
Nghiên cứu tại bến xe Miền Đông
5.2 Thời gian:
Nghiên cứu từ 01 tháng 3 năm 2008 đến 20 tháng 7 năm 2008
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp luận:
Đề tài nghiên cứu dựa trên nền tảng của phép duy vật biện chứng- lịch sử, đồng thời sử dụng cơ sở các lý thuyết xã hội học, trong đó chủ yếu áp dụng ba lý thuyết là lý thuyết cấu trúc chức năng, lý thuyết xung đột và lý thuyết lựa chọn hợp lý
6.2 Phương pháp cụ thể:
Đề tài được tiến hành bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phân tích tài liệu có sẵn và phương pháp quan sát nhằm tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân – những người chạy xe ba gác, xích lô, xe đẩy tay
Mỗi công cụ có những thế mạnh riêng trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu Và mặc dù có một số công cụ cùng thực hiện một nhiệm vụ, nhưng chúng lại được sử dụng theo những tiêu chí khác nhau Chính vì vậy mà những thông tin thu được sẽ đầy đủ, phong phú và mang tính chất bổ sung cho nhau
6.2.1 Phương pháp thu thập thông tin:
6.2.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp:
Đề tài sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các phương tiện truyền thông như báo, tạp chí, các trang web các nghiên cứu, báo cáo khoa học, luận văn tốt nghiệp Các nguồn dữ liệu này được trích lược, sàng lọc và đưa vào
Trang 7phân tích mở rộng, minh họa cho các luận điểm hoặc luận cứ được đề cập đến trong đề tài.
6.2.1.2 Phương pháp phỏng vấn:
Tiến hành phỏng vấn bán tiêu chuẩn (bán cấu trúc): là loại phỏng vấn được phân loại dựa trên mức độ chuẩn bị cũng như đặc tính của thông tin thu được Trong phỏng vấn bán tiêu chuẩn các vấn đề nghiên cứu được xác định một cách rõ ràng và đầy đủ hơn, người đi phỏng vấn sử dụng một bộ câu hỏi (bảng hỏi) sơ thảo, chưa hoàn chỉnh, tuy nhiên người phỏng vấn không bị phụ thuộc chặt vào nội dung bảng hỏi Nói cách khác, nhà nghiên cứu đã xác định một cách chính xác, rõ ràng những thông tin cần thu thập
Trong đề tài, nhóm nghiên cứu thực hiện 17 cuộc phỏng vấn bán cấu trúc theo bảng câu hỏi soạn sẵn với 42 câu, trong đó có bắt buộc phải thu thập thông tin
6.2.2 Xử lý và phân tích thông tin:
Các thông tin có được từ các hoạt động phỏng vấn sẽ được phân tích theo phương pháp phân tích đề mục
Đồng thời kết hợp với việc phân tích các tài liệu sẵn có
7 KHUNG PHÂN TÍCH
Trang 88 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Người sống bằng nghề chạy xe xích lô – ba gác đa số là những người nhập
cư có công việc không ổn định, không nhận được sự hỗ trợ từ phía xã hội
- Khả năng chuyển đổi giữa các nhóm (ba nhóm: chạy xe xích lô, ba gác, xe đẩy tay) không như nhau dưới tác động của nghị quyết 32
- Người dân sống bằng nghề chạy xe 3,4 bánh tự chế có kinh nghiệm và nhu cầu riêng, khi có sự hỗ trợ của Nhà nước thì họ có khả năng tự vươn lên bằng chính kinh nghiệm của mình
Trang 9PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Các khái niệm liên quan:
1.1.1 Xe tự chế 3, 4 bánh: là loại xe được cải tiến từ xe hai bánh do các
cơ sở sản xuất thủ công chế tạo nên Hầu hết loại xe này không được đăng ký và không được cấp phép lưu hành kể cả xe có động cơ và xe không có động cơ Các loại xe này bao gồm xe xích lô, ba gác, xe dành cho người khuyết tật…Xe ba bốn bánh tự chế khi tham gia giao thông chiếm một diện tích khá lớn và tốc độ di chuyển chậm, lại chở hàng cồng kềnh, chỉ số an toàn không cao nên đây là phương tiện dễ gây ra tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông,…Tuy nhiên, xe xích lô-ba gác là phương tiện vận chuyển hàng hóa rất phù hợp với hệ thống đường nhỏ hẹp, nhiều hẻm phố Trong đề tài này nhóm nghiên cứu sẽ nghiên cứu nhóm những người chạy xe xích lô, xe ba gác và xe đẩy tay
1.1.2 Nghị quyết: là văn bản hành chính pháp quy do Chính phủ hoặc
Hội đồng nhân dân các cấp ban hành về các nhiệm vụ kế hoạch, chủ trương chính sách và những công tác khác
1.1.3 Người nhập cư: là cụm từ dùng để chỉ những người từ các tỉnh
đến các thành phố lớn, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, họ không có
hộ khẩu tại những nơi này Ở thành phố Hồ Chí Minh, Báo SGGP số ra ngày 4/5/2004 dẫn nguồn tin của Công an cho biết số lượng này đã lên tới 1,4 triệu người Đó mới chỉ tính những người có KT3, KT2, nếu như tính cả những người không có KT2, KT3 hoặc những người có hộ khẩu ở đây nhưng sống bằng nghề chạy xích lô- ba gác ở thành phố thì không tính hết được và hiện nay thì con số đó cũng tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển kinh tế ở thành phố Hầu hết họ là những người có thu nhập thấp, cuộc sống khó khăn, hơn nữa họ bị phân biệt đối xử về mặt hành chính,…
Trang 101.2 Lý thuyết áp dụng:
1.2.1 Thuyết cấu trúc chức năng:
Lý thuyết chức năng được hình thành bởi Hebert Spencer nhà lý thuyết người Anh thế kỉ XIX Ông là người đầu tiên cho rằng xã hội cũng giống như một cơ thể sinh vật mỗi thành phần cơ quan quan trọng trong cơ sở xã hội góp phần một cách cụ thể nhằm duy trì sự tồn tại và nuôi sống xã hội Tuy nhiên sự phê phán và những tìm tòi có ảnh hưởng nhất là của Emile Durkhiem, nhà xã hội học người Pháp, ông đã đề xuất lại những đề xuất của Spencer Giả định then chốt của của Emile Durkhiem là các bộ phận hợp thành của xã hội thống nhất với nhau bởi sự chia sẻ có ý thức của một ý thức tập thể Ý thức đó có thể là ý thức tôn giáo hay ý thức đạo đức
Lý thuyết cấu trúc đồng thuận nổi tiếng nhất, được hình thành thực sự bởi Emile Durkhiem và sau đó là Malinoiski và nhân vật khác là Radcliffe – Brown và nhân vật nổi tiếng sau này là Tacolt Parson và cuối cùng là Robert Merton Những nguồn gốc và đặc trưng của lý thuyết chức năng là sự phân tích về những lực lượng xã hội vận hành bên ngoài và độc lập với những đặc trưng sinh học và tâm lý của con người là mối quan tâm lớn của xã hội học cấu trúc Emile Durkhiem cho rằng điểm cốt yếu của xã hội là cấu trúc của những chuẩn mực và giá trị Theo hướng tiếp cận này sự tồn tại các đặc tính của của cấu trúc xã hội giống như sự vận hanøh của các yếu tố trong cơ thể sinh học Mỗi cơ quan tồn tại
vì nó thoả mãn nhu cầu nhất định của cơ thể Như vậy lí do của sự tồn tại các cấu trúc là thực hiện một chức năng nhất định đối với toàn hệ thống Emlie Durkhiem cho rằng các bộ phận chính của xã hội là các thiết chế chủ yếu: gia đình, pháp luật, chính trị, kinh tế, giáo dục, tôn giáo… Mỗi thiết chế này bao gồm một tập hợp các quy tắc văn hoá tập trung xung quanh những nhu cầu cơ bản của xã hội Cấu trúc của các quy tắc văn hoá hình thành và củng cố các quan niệm,
Trang 11niềm tin, những cách hành động của xã hội và xác định các thành viên phải thích nghi với nó Sự tồn tại các thiết chế xã hội không phải là kết quả của các thành viên của xã hội quyết định đối với cách hành động và suy nghĩ cuả họ mà
vì chúng thực hiện những chức năng nhất định đối với sự tồn tại xã hội
Thuyết chức năng hướng vào giải quyết vấn đề bản chất của cấu trúc xã hội và hệ quả của nó Đối với bất kỳ sự kiện, hiện tượng xã hội nào, những người theo thuyết cấu trúc chức năng đều hướng vào phân tích các thành phần tạo nên cấu trúc của chúng, xem các thành phần đó có mối liên hệ với nhau như thế nào và đặc biệt xét quan hệ của chúng đối với nhu cầu chung của sự tồn tại, phát triển sự kiện hiện tượng đó
Khi vận dụng lý thuyết cấu trúc chức năng sẽ giúp tác giả làm rõ loại phương tiện xe tự chế 3-4 bánh là một loại phương tiện nằm trong hệ thống các loại phương tiện vận chuyển của Việt Nam, đồng thời là loại phương tiện truyền thống vẫn cịn
cĩ giá trị thích hợp với đặc điểm cơ sở hạ tầng của Việt Nam nĩi chung và Tp.HCM nĩi riêng hiện nay Nĩ đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hĩa của hoạt động kinh tế, nhu cầu đi lại của một lực lượng khơng nhỏ người dân cĩ thu nhập thấp Tương tự như vậy, đối với người sống bằng nghề chạy xe tự chế 3-4 bánh, họ là một bộ phận trong gia đình trong xã hội, họ cĩ vai trị về kinh tế, trụ cột,…cho gia đình và đồng thời là một thành viên của xã hội Với lý thuyết cấu trúc chức năng, khi nghiên cứu
đề tài, nhĩm tác giả sẽ tìm hiểu về vai trị của những người chạy tự chế 3-4 bánh xem họ là ai, cĩ chức năng gì đối với sự phát triển của gia đình và xã hội Chức năng của Pháp luật và các văn bản dưới luật cĩ liên quan đến vấn đề tác giả nghiên cứu
1.2.2 Thuyết xung đột:
Lý thuyết xung đột nhấn mạnh đến sự mâu thuẫn- xung đột và sự biến đổi xã hội Nguyên nhân chính là do sự khan hiếm nguồn lực, phân cơng lao động và sự phân bổ khơng cơng bằng các nguồn lực đĩ Thuyết này cũng nhấn mạnh, khơng
Trang 12chỉ cĩ nguyên nhân kinh tế mà nguyên nhân về xã hội chính trị và văn hĩa cũng đĩng vai trị quan trọng trong nguyên nhân xảy ra xung đột… sự xung đột là động lực phát triển xã hội.
Lý thuyết xung đột cĩ thể ứng dụng rất hiệu quả trong đề tài này Do tình trạng ùn tắc giao thơng và tai nạn giao thơng cĩ diễn biến phức tạp nên Chính phủ
đã ra Nghị quyết 32/2007/NQ-CP nhằm hạn chế tình trạng trên Đây là một yếu tố
cĩ tác động mạnh mẽ đến sự phân cơng lao động xã hội, sự phân bổ những nguồn lực trong xã hội và cũng là một yếu tố dẫn đến tình trạng phân tầng xã hội Những người chạy 3-4 bánh tự chế với tư cách là một cơng dân họ muốn thực hiện tốt nghĩa vụ của mình là chấp hành tốt những chính sách chủ trương của Nhà nước và Chính Phủ đề ra Nhưng mặt khác, khi họ chấp hành các chính sách chủ trương đĩ thì lợi ích kinh tế của họ sẽ bị ảnh hưởng, đời sống vật chất tinh thần của họ sẽ bị suy giảm, họ rất khĩ khăn để tìm ra một nghề khác để thay thế nghề nghiệp hiện tại khi cuộc sống của họ đang phải lo từng ngày, trình độ hạn chế, nhất là trong một xã hội đang chuộng bằng cấp như Việt Nam hiện nay Như thế, cĩ sự mâu thuẫn giữa việc thực hiện vai trị của một cơng dân và vai trị lao động-nguồn thu nhập chính trong gia đình
Vận dụng lý thuyết này vào đề tài nhĩm tác giả sẽ đi sâu vào việc xem xét mâu thuẫn giữa lợi ích của cá nhân người lái xe tự chế 3-4 bánh với lợi ích sự phát triển của thành phố Xung đột xảy ra khi các nhà làm chính sách khơng tìm hiểu nhu cầu của người dân mà ra quyết định, chính điều này làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của họ do đĩ họ sẽ chỉ tuân theo trên nguyên tắc mà thơi
1.2.3 Thuyết sự lựa chọn hợp lý:
Mặc dù không phải nằm trong dòng lý thuyết xã hội học chủ đạo nhưng lý thuyết lựa chọn hợp lý đã trở nên một trong những lý thuyết nóng của xã hội đương đại Nhắc đến lý thuyết này là nhắc đến tên tuổi của James S.Coleman người đã có những đóng góp nền tảng cho lý thuyết này Một trong những quan điểm cơ bản của ông là “khi cá nhân nhận một loạt các kích thích từ bên ngoài
Trang 13thì không phải cá nhân ngay lập tức sẽ phản ứng lại tất cả mà sẽ tiến hành lựa chọn những kích thích nào cảm thấy phù hợp với bản thân Còn những kích thích nào tỏ ra không phù hợp không mang lại lợi ích thì sẽ bị từ bỏ” Lý thuyết lựa chọn hợp lý trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học thế kỷ XVIII-XIX Một số nhà triết học cho rằng bản chất con người là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thỏa mãn và lãng tránh nỗi khổ đau Một số nhà kinh tế học cổ điển từng nhấn mạnh vai trò động lực cơ bản của động lực kinh tế, động cơ lợi nhuận khi con người phải ra quyết định lựa chọn hành động.
Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiền đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu Theo Marx, mục đích tự giác của con người như là quy luật quyết định toàn bộ cấu trúc, nội dung, tính chất hành động và ý chí con người
Thuật ngữ lựa chọn được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện tối ưu trong số những điều kiện hiện có để đạt được mục tiêu Ví dụ: cá nhân hay nhĩm xã hội đứng trước một hồn cảnh kinh tế xã hội cụ thể thì họ cĩ xu hướng chọn lựa cho mình một hành động sao cho phù hợp với điều kiện hiện tại, phù hợp với nguồn lực sẵn cĩ của mình, cĩ chi phí bỏ ra thấp nhất và lợi ích thu lại là cao nhất
Với lý thuyết này nhĩm tác giả đi vào phân tích liệu những người kiếm sống bằng nghề chạy xe 3-4 bánh tự chế cĩ sự lựa chọn nào cho mình để tồn tại, sẽ giải thích được những hành vi, hành động của đối tượng nghiên cứu Đứng trước sự mâu thuẫn giữa việc thực hiện vai trị của người cơng dân và lợi ích kinh tế bản thân, những người kiếm sống bằng nghề chạy xe 3-4 bánh tự chế sẽ phải lựa chọn một hướng đi thích hợp với nhu cầu, nguồn lực, và điều kiện hồn cảnh hiện tại Họ ý thức được về những hành động việc làm của mình sẽ gây nên hậu quả gì, nhưng sự lựa chọn hợp lý sẽ khiến họ phải lựa chọn một hướng đi thích hợp Mặt khác, tìm
Trang 14hiểu những người kiếm sống bằng nghề chạy xe xe 3-4 bánh tự chế có những nguyện vọng gì theo họ nghĩ để mình có thể tiếp tục tồn tại trong môi trường nêu trên.
Trang 15Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội
2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế xã hội quận Bình Thạnh
Bình Thạnh là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh Sau ngày
30 tháng 4 năm 1975, quận Bình Thạnh được thành lập trên cơ sở 2 xã Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây của tỉnh Gia Định,quận có 28 phường được đánh số từ 1 đến 28, nhưng sau hai lần sát nhập phường (năm 1982 và năm 1988) hiện Quận Bình Thạnh còn lại 20 phường Quận Bình Thạnh được cho là điểm đầu mối giữa quốc lộ 1A và 13; là cửa ngõ con tàu thống nhất Bắc-Nam qua, có bến xe khách Miền Đông Quận nằm ở hướng đông của thành phố, phía nam giáp quận 1, phía tây giáp các quận 3, quận Phú Nhuận, quận Gò Vấp, phía đông giáp sông Sài Gòn (bên kia sông là quận Thủ Đức), với diện tích là 2.056 ha Cùng với hệ thống sông Sài Gòn và các kinh rạch: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc đã tạo thành một hệ thống đường thủy đáp ứng lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực trên khắp địa bàn Bình Thạnh, thông thương với các địa phương khác
Kinh tế của quận hiện nay cũng đã phát triển mạnh mẽ góp phần vào sự phát triển chung của thành phố Kinh tế nông nghiệp đã được thay thế bằng kinh tế công nghiệp và dịch vụ Bên cạnh đó có các khu du lịch nổi tiếng như cum du lịch Bình Quới đã làm cho quận Bình Thạnh trở thành điểm đến của nhiều du khách, đóng góp vào sự phát triển của quận
Dân số hiện nay của quận vào khoảng 435.301 người Là một quận có tới 21 dân tộc sinh sống mà chủ yếu là người Kinh Hiện nay, Bình Thạnh có đủ người từ Bắc-Trung-Nam đến sinh sống chính vì thế, bên cạnh nền văn hóa vốn có, đã xuất hiện thêm những nét văn hóa mới nảy sinh trong công cuộc khai phá, chinh phục thiên nhiên Cũng do là nơi nhập cư của nhiều người từ các miền của tổ quốc vào; là một quận có bến xe Miền Đông – là nơi tập trung của nhiều đầu mối giao thông từ khắp nơi đổ về nên khối lượng hàng hóa ở đây rất lớn, chính vì thế mà đội ngũ chạy
xe ba bốn bánh rất đông
Trang 162.1.2 Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/06/2007
Nghị quyết 32 l nghị quyết về một số giải php cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24 tháng
02 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, từ năm 2003 đến năm
2005 được thực hiện được mục tiêu kiềm chế tai nạn giao thông Tuy nhiên, từ năm
2006 đến nay tình hình trật tự an tồn giao thông lại có những diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông tăng so với những năm trước
Tai nạn giao thông, đặc biệt tai nạn giao thông đường bộ đã gây ra những thiệt hại to lớn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân, đang là vấn đề xã hội hết sức bức xúc, nghiêm trọng đòi hỏi Nhà nước, Chính phủ phải tập trung hơn nữa
sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các giải pháp đồng bộ để nhanh chóng kiềm chế tai nạn giao thông
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tai nạn giao thông tăng trong thời gian qua là do sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan quản lý nh nước về trật tự an toàn giao thông từ Trung ương đến địa phương chưa thật tập trung và chưa có trọng điểm, có lúc điều hành thiếu quyết liệt hoặc chưa liên tục; chính quyền cơ sở ở một
số địa phương chưa quan tâm đúng mức, cịn thờ ơ hoặc đứng ngoài cuộc; ý thức chấp hành pháp luật trật tự an tồn giao thông của người tham gia giao thông kém, nhiều người vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông rất ngang nhiên mà không
bị xử lý hoặc xử lý không nghiêm
Để kiềm chế gia tăng tai nạn giao thông, đòi hỏi phải có sự tham gia của tồn
xã hội, nhất là các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, chính quyền các cấp, các tổ chức, các đoàn thể và mỗi người tham gia giao thông đều phải có trách nhiệm tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông Chỉ có như vậy thì cc quy
Trang 17định của pháp luật trật tự an toàn giao thông mới đi vào cuộc sống một cách thiết thực.
Trên cơ sở "Đề án bảo đảm trật tự an toàn giao thông Quốc gia đến năm 2010", Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, các địa phương tập trung thực hiện quyết liệt và liên tục các giải pháp cấp bách sau đây:
1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông
a) Giáo dục, tuyên truyền, phổ biên pháp luật trật tự an toàn giao thông cho mọi đối tượng tham gia giao thông để mọi người tự giác chấp hành là biện pháp quan trọng hàng đầu; yêu cầu tất cà các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, các
tổ chức chính trị - xã hội, cc đoàn thể, các cơ quan thông tin, báo chí phải đặc biệt quan tâm, thực hiện thường xuyên, kiên trì v lin tục
b) Thủ trưởng các cơ quan nhà nước, các tổ chức, các đoàn thể, các doanh nghiệp có trách nhiệm giáo dục cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các thành viên trong tổ chức của mình gương mẫu chấp hành pháp luật trật
tự an toàn giao thông; phải có chương trình thường xuyên phổ biến các quy định của pháp luật trật tự an toàn giao thông cho mọi thành viên của cơ quan, tổ chức, đơn vị; ban hành quy chế khen thưởng, biểu dương gương người tốt, việc tốt trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông và không xét các danh hiệu thi đua và khen thưởng với mọi hình thức đối với những người vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông
c) Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:
- Ban hành chương trình gio dục trật tự an toàn giao thông phù hợp trong nhà trường, tăng thời lượng giảng dạy chính khóa, các hoạt động ngoại khóa về trật tự
an toàn giao thông Thực hiện chương trình giảng dạy trật tự an tòan giao thông mới
từ nin học 2008 - 2009 ở tất cả các cấp học;
- Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường phổ thông, các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp quản lý chặt chẽ học sinh, sinh vin về chấp hnh php luật
Trang 18trật tự an tồn giao thơng; thường xuyên nhắc nhở, đưa thông tin liên quan đến trật tự
an toàn giao thông vào nội dung sinh hoạt đầu tuần, lễ chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, Đội; quy định việc đánh giá đạo đức đối với học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông Từ ngày 01 tháng 9 năm 2007 kiên quyết xử lý nghiêm đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có Giấy phép lái xe điều khiển mô tô, xe gắn máy; Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trách nhiệm của Hiệu trưởng các trường không tổ chức thực hiện nghiêm túc những quy định trên
d) Bộ Công an ban hành quy định việc thông báo về cơ quan, trường học, phường, xã, tổ dân phố, cụm dân cư những cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và người vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông để kiểm điểm, giáo dục
đ) Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Thanh niên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương quy định việc phổ biến nội dung pháp luật trật tự an toàn giao thông trong các buổi sinh hoạt thường kỳ, biểu dương người tốt, việc tốt, phê phán các cá nhân vi phạm; nêu cao hơn nữa vai trị của Đoàn, Hội, Đội trong việc gio dục ý thức tự gic chấp hành pháp luật trật tự an tòan giao thông
e) Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối họp với các cơ quan liên quan
tổ chức, chỉ đạo và huy động các cơ quan thông tin, báo chí, tuyên truyền nêu cao vai trò, trách nhiệm, tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trật tự an tồn giao thông cho mọi tầng lớp nhân dân và thực hiện Nghị quyết này; cần chú ý cùng với việc phê phán những cá nhân, tổ chức, đơn
vị vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông, cũng phải nêu gương người tốt, việc tốt, tổ chức, đơn vị làm tốt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông Mỗi tờ báo phải có chuyên đề tuyên truyền về an toàn giao thông
2 Kiên quyết cưỡng chế thi hành pháp luật trật tự an toàn giao thông và nâng cao năng lực cho lực lượng cảnh sát, thanh tra giao thông vận tải
a) Đi đôi với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trật tự an toàn giao thông phải kiên quyết xử lý nghiêm những người vi phạm các quy định của
Trang 19pháp luật trật tự an toàn giao thông Để tạo được chuyển biến tích cực về công tác này cần phải áp dụng ngay các biện pháp sau đây:
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, đình chỉ lưu hành ô tô đã hết niên hạn sử dụng, xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh, trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị tịch thu
xử lý bán phế liệu, sung vào công quỹ;
- Thực hiện đình chỉ lưu hành các phương tiện cơ giới đường bộ vi phạm các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông bằng hình thức tạm giữ phương tiện hoặc tạm giữ đăng ký phương tiện, biển số đăng ký, sổ chứng nhận bảo đảm an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo thời hạn quy định của pháp luật hiện hành;
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, đình chỉ hoạt động các phương tiện thủy nội địa không đăng ký, không đăng kiểm an toàn kỹ thuật theo quy định của pháp luật;
- Đình chỉ hoạt động các cơ sở lắp ráp, tự chế các loại phương tiện giao thông
cơ giới đường bộ và đường thủy nội địa trái phép, nếu cố tình vi phạm có thể tịch thu trang thiết bị trực tiếp sản xuất của cơ sở đó;
- Tạm giữ mô tô, xe gắn máy 30 ngày trở lên nếu người điều khiển vi phạm một trong các quy định sau: chở quá số người cho phép, đi vào đường ngược chiều, đường cấm, lạng lách đánh võng, vượt đèn đỏ, không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông;
- Tạm giữ mô tô, xe gắn máy 90 ngày không phân biệt sở hữu đối với trường hợp học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi hoặc không có Giấy phép lái xe điều khiển mô
tô, xe gắn máy
b) Lực lượng tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm phải xử lý công khai
và đúng pháp luật, không phân biệt người vi phạm đi bộ, đi xe đạp, đi mô tô hay lái
ô tô; người có thẩm quyền xử lý vi phạm m cố tình không xử lý sẽ bị xử lý ký luật theo quy định
c) Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án "Tăng cường biên chế, trang thiết bị và đào tạo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ" được Thủ tướng Chính phú phê duyệt; sớm trình Chính phủ Đề án "Tăng cường biên chế,
Trang 20trang thiết bị và đào tạo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy"; từng bước
áp dụng công nghệ mới trong tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, giám sát việc chống tiêu cực trong lực lượng cảnh sát; bất kỳ cán bộ, chiến sĩ cảnh sát nào có hành vi tiêu cực đều bị xử lý kỷ luật, nếu hnh vi nhận hối lộ, hnh vi vi phạm php luật đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; có chế độ khen thưởng kịp thời những cán bộ, chiến sĩ mẫn cán và hoàn thành nhiệm vụ, kỷ luật thích đáng cán bộ, chiến sĩ thiếu tính thần trách nhiệm
d) Trong quý I năm 2008, Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ Đề án
"Tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải"
3 Về kết cấu bạ tầng giao thông
a) Giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức giải toả dứt điểm trước ngày 30 tháng 3 năm 2009 các trường hợp lấn chiếm đất hành lang an toàn giao thông đường
bộ các quốc lộ trên địa bàn trong phạm vi được được đền bù, xử lý; Chủ tịch Ủy ban nhn dn cấp huyện phải chịu trch nhiệm về việc cưỡng chế công trình tri pháp trên hành lang an tòan quốc lộ; xử lý kỷ luật Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp
xã nếu để tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông; những trường hợp cố tình vi phạm phải truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Trong năm 2008 hoàn thành việc quy hoạch hệ thống đường gom ngoài hành lang an toàn hệ thống quốc lộ và thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải các vị trí đấu nối vào hệ thống quốc lộ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đến năm 2010;
- Tổ chức phân làn riêng cho mô tô, xe gắn máy trên những tuyến đường, tuyến phố đủ điều kiện để khắc phục tình trạng lưu thông hỗn hợp;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp có biện pháp ngăn chặn việc mở đường ngang trái phép vượt qua đường sắt, đồng thời xóa bỏ khoảng 50% số đường ngang trái phép trong năm 2009; giải tỏa công trình vi phạm hoặc các vật cản khàc làm hạn chế tầm nhìn của người lái tầu
Trang 21b) Bộ Giao thơng vận tải cĩ trch nhiệm:
- Tổ chức thống kê, phân loại và xử lý cc đường đấu nối trái phép vào hệ thống quốc lộ; xoá bỏ khoảng 50% số đường đấu nối trái phép trước ngày 30 tháng
3 năm 2009; tiếp tục thực hiện các giải pháp khắc phục triệt để tình trạng đấu nối trái phép trước năm 2011;
- Hoàn thành việc cải tạo các "điểm đen" về tai nạn giao thông để phát hiện trên hệ thống quốc lộ trước ngày 30 tháng 11 năm 2007 Từ năm 2008 những "điểm đen" về tai nạn giao thông được phát hiện phải xử lý xong trong khoảng 90 ngày kể
từ ngày hòan tất hồ sơ;
- Hết quý II năm 2008 phải hoàn thành việc bổ sung đầy đủ các công trình phụ trợ phòng ngừa và hạn chế thiệt hại do tai nạn giao thông tại các khu vực đèo, đốc nguy hiểm trên hệ thống quốc lộ;
- Rà soát, phân loại các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt để thiết lập đường ngang có phòng vệ phù hợp với quy định hiện hành; xây dựng rào chắn ngăn cách quốc lộ với đường sắt ở những đoạn quốc lộ chạy sát đường sắt; đến năm 2010 xây dựng xong hàng rào ngăn cách đường sắt với các khu dân cư;
- Bổ sung đầy đủ các biển báo hiệu, gờ giảm tốc và các điều kiện cảnh báo khác tại các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt chưa đủ tiêu chuẩn xây dựng gác chắn hoặc cảnh báo tự động;
- Quy định khi xây dựng mới quốc lộ, các tuyến phố mới phải tổ chức phân làn riêng cho xe mô tô, xe gắn máy, lắp đặt các hệ thống giám sát an toàn
c) Bộ Công an chỉ đạo việc xử lý nghiêm minh đối với cá nhân có hành
vi xâm hại công trình giao thơng, cản trở giao thơng, nếu hành vi xâm hại công trình giao thông, cản trở giao thông có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật
4 Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật của phương tiện giao thông vận tải
Trang 22a) Bộ Công an phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tư pháp quy định việc đăng ký, cấp biển số cho phương tiện cơ giới của thương binh và người khuyết tật; thu hồi biển số đăng ký của phương tiện giao thông đã hết niên hạn sử dụng.
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ các bến đị khch, đị chở khách trên địa bàn quản lý; kiên quyết đình chỉ hoạt động các bến đị, các đị khơng đủ tiêu chuẩn an toàn, thiếu trang bị cứu sinh theo quy định Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thnh phố thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn để xảy ra tai nạn giao thông do bến đị hoặc đị không đủ các điều kiện an toàn sẽ bị xử lý kỷ luật, nếu tai nạn giao thơng gy hậu quả nghiêm trọng sẽ bị cách chức, bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật
c) Bộ Tài chính xây dựng chính sách hỗ trợ pht triển vận tải khách công cộng bằng xe buýt; nghiên cứu việc tăng lệ phí trước bạ, tăng lệ phí đăng ký mô tô
và xe gắn máy ở các thành phố lớn
d) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh quy định việc cấm mô tô và xe gắn máy lưu thông trên một số tuyến đường trong khoảng thời gian phù hợp nhằm giảm ùn tắc giao thông đô thị
đ) Bộ Giao thông vận tải xây dựng các giải pháp tăng cường chất lượng công tác kiểm định an toàn kỹ thuật đối với phương tiện cơ giới đường bộ và đường thủy, chú trọng việc nâng cao chất lượng kỹ thuật của phương tiện thuỷ nội địa đang lưu hành; chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra các tiêu chuẩn an toàn bay nhằm hạn chế phát sinh các vụ việc gây ra chậm chuyến bay hoặc phải huỷ chuyến bay
5 Giải pháp đối với người điều khiển phương tiện
a) Bộ Giao thơng vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thường xuyên kiểm tra chất lượng đào tạo lái xe cơ giới đường bộ; thu hồi có thời hạn hoặc thu hồi vĩnh viễn Giấy phép những cơ sở đào tạo lái xe không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định hoặc bị phát hiện có tiêu cực, cắt giảm chương trình đào tạo lái xe
Trang 23b) Bộ Giao thông vận tải ban hành các quy định nhằm nâng cao chất lượng công tác sát hạch, hoàn thiện các thủ tục cấp, đổi Giấy phép lái xe theo hướng đơn giản về thủ tục nhưng vẫn quản lý chặt chẽ; kin quyết xử lý nghiêm khắc các hành vi tiêu cực, có thể xử lý đến mức buộc thôi việc những cán bộ, công chức có hành vi tiêu cực trong lĩnh vực này, lnh đạo của đơn vị có hành vi tiêu cực phải chịu trách nhiệm liên đới; quy định về tiêu chuẩn tay nghề đối với lái xe khách chuyên nghiệp, lái taxi, lái xe tải đường dài.
c) Thực hiện việc bắt buộc học và kiểm tra lại Luật Giao thông đường
bộ trước khi nhận lại Giấy phép lái xe đối với những lái xe vi phạm pháp luật trật tự
an toàn giao thông đến mức bị tạm giữ Giấy phép lái xe từ 60 ngày trở lên; thu hồi không thời hạn Giấy phép lái xe của lái xe khách chuyên nghiệp các loại D, E để xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng hoặc chở khách quá 100% số khách quy định
d) Thu hồi không thời hạn Giấy phép lái xe của những lái xe nghiện
ma túy
đ) Trong năm 2007, Bộ Y tế bổ sung, sửa đổi quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ của người điều khiển từng loại phương tiện cơ giới, quy định hình thức kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ sức khỏe của lái xe thay thế các quy định hiện hnh khơng cịn ph hợp
6 Giải pháp giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
a) Từ ngày 15 tháng 9 năm 2007, người đi mô tô, xe gắn máy trên các quốc lộ bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm
b) Từ ngày 15 tháng 12 năm 2007, người đi mô tô, xe gắn máy trên tất
cả các tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm
c) Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định hướng dẫn tổ chức hoạt động cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ bảo đảm ứng cứu kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả do tai nạn giao thông gây ra
Trang 24d) Bộ Y tế ban hành quy định việc thành lập các trạm cấp cứu tai nạn giao thông trên các quốc lộ trọng điểm với khoảng cách giữa các trạm hợp lý v theo quy định; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức cấp cứu tai nạn giao thông cho các đối tượng liên quan đến cứu hộ, cứu nạn và giải quyết tai nạn giao thông.
đ) Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định mức phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, có tăng hoặc giảm tuỳ theo mức độ tai nạn của mỗi chủ xe nhằm khuyến khích việc ngăn ngừa tai nạn đối với chủ xe và lái xe; đồng thời tiếp tục đổi mới các thủ tục tham gia bảo hiểm và điều kiện bồi thường thiệt hại; nghiên cứu nâng mức phí bảo hiểm bắt buộc để mức bồi thường bảo hiểm có thể bù đắp được thiệt hại; hướng dẫn sử dụng một phần kinh phí từ nguồn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới để đầu tư lại cho công tác phịng ngừa tai nạn giao thông
e) Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài chính quy định chế độ phối hợp giữa cơ quan công an với cơ quan bảo hiểm trong công tác giám sát và kiểm tra các chủ xe cơ giới; xử lý nghiêm các doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe vi phạm chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
7 Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước
a) Trong năm 2007, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ủy ban An tồn giao thơng Quốc gia trình Chính phủ phương án kiện toàn Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông ở địa phương theo hướng nâng cao trách nhiệm, quyền hạn trong tổ chức phối hợp và tính chuyên nghiệp của bộ my ny
b) Bộ Giao thơng vận tải xy dựng v trình Chính phủ trong năm 2007 phương án kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực quản lý nh nước về an toàn giao thông của Bộ và các Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính)
8 Tổ chc thực hiện
a) Chính phủ đề nghị Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ đạo các cấp ủy Đảng kiểm điểm việc thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24 tháng 02 năm 2003
Trang 25của Ban Bí thư về tăng cường sự lnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đaem trật
tự an toàn giao thông trong thời gian qua, xy dựng kế hoạch lnh đạo của các cấp ủy Đảng mạnh mẽ hơn đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong thời gian tới
b) Các Bộ, ngành, các cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dụng kế hoạch hành động cụ thể của
Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư, các giải pháp quy định tại Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP và Nghị quyết này của Chính phủ
c) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động tổ chức thực hiện và phối hợp chặt chẽ với các Bộ trong việc triển khai các giải pháp mạnh nêu trên
d) Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành và các địa phương thực hiện Đề án bảo đảm trật tự an toàn giao thông Quốc gia đến năm 2010, các Nghị quyết của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; hàng quý tổ chức giao ban với các Bộ, các địa phương theo khu vục nhằm kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết ny ở từng ngành, từng địa phương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ những kết quả đạt được
9 Hiệu lực thi hành: Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo./
2.2 Mô tả mẫu nghiên cứu
Người chạy xe 3,4 bánh tự chế mà nhóm nghiên cứu bao gồm người chạy xe
ba gác máy, người chạy xe xích lô và người bán hàng bằng xe đẩy tay Đây là những người có thu nhập thấp, không ổn định và công việc của họ rất vất vả Đa số những người chạy xe 3,4 bánh tự chế là những người nhập cư, họ sống chủ yếu quanh các bến xe, ga tàu và các chợ đầu mối, nơi mà có những loại hàng hoá phù hợp với công việc chạy xe của họ Họ cũng là một bộ phận không nhỏ trong tổng dân số ở các thành phố lớn, mà đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, theo số
Trang 26liệu thống kê nâm 2004 thì có tới 1,4 triệu người nhập cư và sống bằng nghề này Với tình hình phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hoá như hiện nay thì con số trên tại thành phố Hồ Chí Minh đã tăng lên rất nhiều.
Những đóng góp của những người chạy xe 3,4 bánh tự chế là không thể phủ nhận Với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế cũng như cơ sở hạ tầng của thành phố thì đội quân xe 3,4 bánh tự chế đảm nhận vai trò to lớn, đó là vận chuyển hàng hoá cho người dân, các tiểu thương trên toàn thành phố Ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có nhiều đường hẻm nhỏ và hẹp, thì chỉ có những xe 3,4 bánh tự chế mới
có thể vận chuyển hàng hoá, vật liệu xây dựng một cách phù hợp nhất
Đặc điểm chung của ba nhóm này là trình độ học vấn hạn chế, tuổi cao, thu nhập thấp, công việc chạy xe là công việc duy nhất của họ, và chính họ là lao động
chính trong gia đình.
Về trình độ học vấn Trong số những khách thể nghiên cứu thì chỉ có 2 người có
trình độ 12/12 (quê ở Thái Bình) Còn lại hầu hết là mới chỉ học chưa hết cấp một, con số này chiếm số đông đối với những người tại chỗ, thường những người ở đây chỉ học lớp 2- 5 là nghỉ học Nguyên nhân của vấn đề này theo họ (những người tại chỗ) là do điều kiện kinh tế gia đình nên không có điều kiện học tập, một số người
do đi kinh tế mới Với trình độ hạn chế như vậy thì cơ hội tìm kiếm việc làm của họ cũng rất khó khăn
Về tuổi tác Tuổi trung bình của tất cả các khách thể nghiên cứu là 42.7 tuổi Trong
số các trường hợp phỏng vấn có hai trường hợp đã trên 60(một người 61 tuổi, một người 56 tuổi) Như vậy, với trình độ hạn chế và tuổi tác như thế thì khả năng tìm
kiếm các cơ hội việc làm là rất ít Theo như các thông báo đăng tuyển lao động thì
đa số yêu cầu về tuổi từ 18 đến 35, và trình độ học vấn là từ Trung học cơ sở - lớp 9 trở lên
Thu nhập Tuy các khách thể nghiên cứu không trả lời hết thu nhập của mình do
đây là vấn đề tế nhị, nhưng theo kết quả thì đối với nhóm chạy ba gác máy trung bình tháng là 2.5 triệu đồng, nhóm chạy xích lô là 1.3 triệu đồng Còn nhóm người
xe đẩy tay thì chỉ đủ sống Như vậy, thu nhập trung bình của cả ba nhóm vào khoảng 1.8 triệu/ tháng Trong giai đọan giá cả đang tăng cao như hiện nay thì với
Trang 27thu nhập đó quả khó khăn trong chi tiêu sinh hoạt hàng ngày Một trường hợp chạy
xe ba gác máy(42 tuổi) có nhà(nhà cấp 4 do cha mẹ để lại) ở phường 21 Bình Thạnh
nói: “Nếu như trước đây, chỉ với 2 triệu đồng thì cả gia đình tôi đã sống tạm ổn, nhưng hiện nay thì phải trên 3 triệu mới sống được”(biên bản phỏng vấn sâu số 4-
nam, chạy xe ba gác máy trên đường Nguyễn văn Lạc-XVNT, Bình Thạnh) Mà các khoản chi phí sinh họat trong tháng bao gồm tiền ăn uống, thuế nhà đất, tiền điện nước, tiền học hành của con cái, chi phí ma chay cưới hỏi và các khoản phát sinh khác Tiền học của con cái là vấn đề lớn của gia đình, bởi họ cũng ý thức được rằng chỉ có con đường học mới có thể thoát khỏi cảnh nghèo khó, một chị quê ở Bến Tre
nói “Hy sinh đời bố củng cố đời con” chính vì thế mà họ cố gắng đầu tư cho con em
mình có đủ điều kiện bằng bạn bằng bè Tiền học của mỗi học sinh theo như những người này cho biết thì khoảng 400- 500 ngàn đồng mỗi em một tháng(chủ yếu học bán trú), rồi tiền học thêm anh văn, các môn phụ đạo mà mỗi môn trung bình cũng hết trên một trăm ngàn Có gia đình không có điều kiện mua xe cho con đi học phải nhờ xe ôm
Họ là lao động chính trong gia đình Bởi đây là công việc duy nhất của họ, hơn
nữa trong các khách thể nghiên cứu thì đa số là chỉ có hai vợ chồng và con cái hoặc
là sống với bố mẹ già, nên mọi chi phí sinh họat trong gia đình đến chi phí thuốc
thang đều là thu nhập từ việc chạy xe Một trường hợp cho biết “bây giờ một mình tôi là lao động chính, vợ tôi nay ốm mai đau, còn con tôi ăn học một mình tôi với chiếc xích lô này”(biên bản phỏng vấn sâu số 9-nam, 56 tuổi chạy xích lô trên
đường Nguyễn Xí, phường 13 Bình Thạnh) Chính vì thế, họ phải chi tiêu rất dè dặt trong sinh hoạt hằng ngày Đa số những người chạy xe 3,4 bánh tự chế thường ăn uống ngay ngoài chỗ làm và bữa ăn rất đạm bạc, cùng với bụi bặm, nắng mưa và tiếng ồn, nên nhiều người bị mắc các bệnh về hô hấp, mãn tính Một trường hợp bán
hàng bằng xe đẩy tay trên đường Xô Viết nghệ Tĩnh cho biết “việc ăn uống chủ yếu
ở ngoài đường bởi không có thời gian Mỗi buổi sáng chị đưa cơm nguội đi ăn đỡ, trưa thì mua thêm quả trứng luộc rồi ăn với nước tương, chiều tối về qua chợ mua một vài bó rau và trứng về ăn thôi”(biên bản phỏng vấn sâu số 3-Vợ bán hàng
bằng xe đẩy tay, chồng chạy ba gác máy trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bình
Trang 28Thạnh) Hay trường hợp bán cháo bằng xe đẩy tay ở bến xe Miền Đông cho biết
“nói thật chị đóng 500 ngàn tiền phòng, tiền ăn ngày 10 ngàn là hết cỡ, đó là tiền gạo và tiền đồ ăn đó, không dám ăn thịt mà chỉ ăn rau và đôi khi mua ít cá ăn…đôi lúc hai ngàn tiền dầu ăn để xào rau mà cũng không dám mua”( biên bản phỏng vấn
sâu số 5- nữ, bán cháo lòng bằng xe đẩy tay từ bến xe Miền Đông đến cầu Thị
Nghè) Có trường hợp phải tự nuôi bản thân mình ngay khi tuổi đã rất cao, trường
hợp chạy xích lô ở phường 21 Bình Thạnh năm nay đã 61 tuổi, chạy xe để tự nuôi
bản thân bởi theo ông thì “tôi có con nhưng có nhờ được đâu, con nó cũng làm thợ
hồ, nó làm nó ăn tôi làm tôi ăn Con tôi tôi nói đâu có nghe, tôi kiếm sống qua ngày
tự mình tôi”(biên bản phỏng vấn sâu số 2- nam, 61 tuổi, chạy xe xích lô trên đường Ngô Tất Tố, phường 21 quận Bình Thạnh) Hiện nay trong thời kỳ giá cả thị trường đang tăng cao, cuộc sống của họ lại càng khó khăn “Nếu như trước đây, chỉ với 2 triệu đồng thì cả gia đình tôi đã sống tạm ổn, nhưng hiện nay thì phải trên 3 triệu mới sống được”(biên bản phỏng vấn sâu số 4-nam, chạy xe ba gác máy trên đường
cát- séc, nhưng ngoài ra thì chẳng có gì hơn, trường hợp ở chợ Chiều - Võ Duy
Ninh cho hay “Không, không có sắm gì hết Còn đồ thì nhiều khi người ta thấy hoàn cảnh nghèo quá nên người ta cho thôi”( biên bản phỏng vấn sâu số 1- nam,
sinh năm 1962, chạy xe xích lô tại Chợ Chiều, đường Võ Duy Ninh, phương 22
quận Bình Thạnh) Có chị còn cho biết rằng“ Đầm Sen chị cũng chưa biết Đầm Sen ở đâu nữa?”(biên bản phỏng vấn sâu số 3-vợ bán hàng bằng xe đẩy tay, chồng
chạy ba gác máy trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bình Thạnh)
Trước khi chạy xe họ đã từng làm nghề gì? 15 trong 17 khách thể nghiên cứu
cho biết trước khi chạy xe họ cũng đã từng làm rất nhiều nghề, trong đó làm thợ hồ
Trang 29là phổ biến Một trường hợp cho biết “ làm thuê làm thợ hồ tôi cũng làm đủ cả rồi, nhưng không có thu nhập” (biên bản phỏng vấn sâu số 4-nam, chạy xe ba gác máy
trên đường Nguyễn văn Lạc-XVNT, Bình Thạnh) Hay một nhóm thanh niên từ Thái Bình vào đây đã 9 năm, trước đây họ cũng làm công nhân của một công ty, nhưng sau đó lương bổng không ổn định và công ty giải thể nên họ phải vay mượn tiền để sắm xe ba gác để chạy mướn kiếm tiền sống
Vì sao mà họ không làm những công việc trước kia mà chuyển sang chạy xe?
Nguyên nhân chính là do thu nhập không đủ sống và công việc quá bấp bênh nên họ
phải chuyển đổi từ công việc đó sang chạy xe để kiếm thêm thu nhập “Trước tôi còn thanh niên thì tôi có làm hồ, tôi có vợ con rồi nghề đó ưa thất nghiệp lắm, tôi phải nhảy sang nghề này làm hàng ngày để nuôi các cháu.”( biên bản phỏng vấn
sâu số 2- nam, 61 tuổi, chạy xe xích lô trên đường Ngô Tất Tố, phường 21 quận
Bình Thạnh) Theo như một người chạy xe ba gác trên đường Xô Việt Nghệ Tĩnh thì “Thu nhập chạy xe ổn định hơn nhiều, một tháng 3 triệu từ thu nhập của xe này gia đình tôi tạm sống được”( biên bản phỏng vấn sâu số 4 - nam, chạy xe ba gác
máy trên đường Nguyễn văn Lạc-XVNT, Bình Thạnh) Sở dĩ thu nhập từ việc chạy
xe từ trước đến nay đủ sống đối với những người chạy xe 3,4 bánh tự chế là do khi
đó xe taxi chưa có hoặc chưa nhiều, nên mọi hàng hóa đều vận chuyển bằng xích lô
và ba gác máy Nhưng hiện nay thì đội ngũ xe taxi và xe tải quá nhiều nên nhiều hàng hóa khách hàng lựa chọn vận chuyển bằng taxi và xe tải
Thái độ của những người thuê chở hàng thì sao? Theo như những khách thể
nghiên cứu cho biết thì những người nhờ chở đồ cũng có nhiều loại khác nhau Khi
được hỏi là thái độ của những người kêu mình chở hàng như thế nào khi mình đến trễ hay nhầm địa chỉ ? thì họ cho biết là “có người thế này người thế nọ, có người thông cảm bởi đường dạo này hay kẹt, có người cũng làm hung”(biên bản phỏng
vấn sâu số 1- nam, sinh năm 1962, chạy xe xích lô tại Chợ Chiều, đường Võ Duy Ninh, phương 22 quận Bình Thạnh)
Tình hình đời sống của các nhóm( xe ba gác, xe xích lô và xe đẩy tay):
Trang 30Những người kiếm sống bằng nghề chạy xe ba bốn bánh tự chế đa số là
những người nhập cư (chiếm 68%), họ đến từ rất nhiều miền trên đất nước như: Hà
Nam, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bến Tre, …Trong số người chạy xe 3,4
bánh tự chế thì có 50% là nữ với công việc là bán hàng xe đẩy tay, và 50% nam với
công việc đa dạng hơn như đạp xích lô, chạy xích lô máy, xe ba gác Nhưng tất cả
họ với thu nhập chỉ đủ sống qua ngày Công việc chạy xe của họ cũng chính là công việc chính duy nhất, là nguồn thu nhập duy nhất cho gia đình Công việc và thu nhập không ổn định, có những ngày thu nhập từ 100 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng, nhưng cũng có ngày không chạy cuốc xe nào Trong nghiên cứu này, chúng tôi chia
ra làm 3 nhóm: nhóm xe ba gác máy (nam), nhóm xe xích lô (nam) và nhóm bán hàng bằng xe đẩy tay (nữ)
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Nhóm chạy xe ba gác máy là nam giới, bao gồm cả người nhập cư và người tại chỗ,
trong đó người nhập cư và người tại chỗ tương đương nhau về mặt số lượng Công việc hàng ngày của họ là chở hàng cho bất kỳ người nào mướn họ chở hàng Những loại hàng hóa mà họ thường chở như bàn ghế, gas, vật liệu xây dựng (sắt, ống nước, cửa sắt, cát xây dựng, gạch, cốp pha, ván, ), chở đồ cho sinh viên chuyển nhà hay
có các mối quen ở các của hàng vật liệu xây dựng Lịch làm việc trong ngày của họ khá đa dạng, bởi một số quen chạy và có mối ban ngày, có một số lại có mối chạy ban đêm nên giờ giấc làm việc cũng không xác định Một người chạy xe ở đường
Xô Viết Nghệ Tĩnh (có hộ khẩu tại Thủ Đức) cho biết: “công việc không ổn định nên giờ ai gọi khi nào thì chạy khi đó, có khi mới ăn dở bát cơm mà có người gọi cũng phải bỏ để chạy xe” (biên bản phỏng vấn sâu số 3-vợ bán hàng bằng xe đẩy
tay, chồng chạy ba gác máy trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bình Thạnh) Hay cũng
một trường hợp chạy ba gác máy gần đó cho biết “Vì những giờ đó là hết giờ cấm rồi, tại vì công an bắt nên anh em chúng tôi phải chạy những giờ đó”(biên bản
phỏng vấn số 10-nam, 37 tuổi chạy xe ba gác máy trên đường Nơ Trang Long, Bình Thạnh)
Thời gian chạy xe trung bình của nhóm người này là 8 đến 9 năm Những người chạy xe ba gác máy này cho biết trong các tổ dân phố có bảng hướng dẫn loại
Trang 31hình xe, giờ được phép họat động và các tuyến đường được phép lưu thông Cho nên đa số khách thể được nghiên cứu cho biết từ khi có bảng thông báo đó họ chạy đúng giờ giấc và đúng tuyến Tuy nhiên có một số không tuân thủ các quy định đó, theo họ thì do hoàn cảnh gia đình khó khăn, những khách quen hay khách vãng lai gọi giờ nào thì họ chạy giờ đó, nếu không chạy thì sẽ không có thu nhập, bởi đây chính là công việc chính thậm chí là duy nhất của họ Như vậy, trong cùng một nhóm và trong cùng một khu vực nhỏ và cùng một công việc mà những người cùng chạy ba gác máy lại có những lựa chọn công việc khác nhau
Thu nhập của nhóm này cao nhất trong ba nhóm (nhóm xe ba gác máy, nhóm
xe xích lô và nhóm bán hàng bằng xe đẩy tay) Thu nhập trung bình tháng của họ nằm trong khoảng từ 2 triệu đến 3 triệu đồng Tuy nhiên, với thu nhập như vậy cũng chỉ đủ sống, bởi họ còn phải bù phí hao mòn máy, tiền xăng và nhất là tiền ăn uống để phục hồi sức lao động
Với những người chạy xích lô là nam giới và là những người tại chỗ, có
thời gian họat động trong nghề chạy xe này lâu năm Như một trường hợp chạy xích
lô trên đường Ngô Tất Tố- phường 19 Bình Thạnh, năm nay đã 61 tuổi cho hay “tôi chạy xe từ khi giải phóng tới giờ, mà khi chưa giải phóng tôi cũng đã chạy xe”(biên
bản phỏng vấn số 2-nam, 61 tuổi, chạy xe xích lô trên đường Ngô Tất Tố, phường
21 quận Bình Thạnh) Hoặc một trường hợp chạy xe xích lô trên đường Nguyễn Xí
–phường 13 Bình thạnh, năm nay là 64 tuổi (gần Cầu Đỏ) nói “tôi nhập ngũ ngày 1- 1963 cho đến khi giải ngũ là năm 1990 về đây đã chạy xích lô rồi, chiếc xích lô này do cha tôi để lại”(biên bản phỏng vấn sâu số 9 - nam, 56 tuổi chạy xe xích lô
1-trên đường Nơ Trang Long phường 13 quận Bình Thạnh) Về giờ giấc họat động của nhóm này dường như có quy củ hơn, buổi sáng thường thì 6 giờ họ đi làm và đến trưa có một số về nhà ăn cơm, một số ăn tại chỗ đậu xe, còn buổi chiều khoảng 1giờ họ ra làm và đến 5- 6 giờ họ trở về, ngày nào cũng vậy Sở dĩ họat động của họ như thế là do khách hàng, những khách hàng cần thiết chạy gấp hoặc hàng công kềnh thì họ nhờ xe ba gác máy, còn khách hàng của những người chạy xích lô là những vật dụng sinh họat hàng ngày hay bàn ghế đám ma đám cưới, sinh viên chuyển đồ, hay là chở đồ cho các bà nội trợ đi chợ Cuộc sống sinh họat gia đình
Trang 32của nhóm người này vất vả hơn so với nhóm chạy xe ba gác máy, bởi thu nhập của
họ chỉ từ 1 triệu đến cao nhất cũng chỉ 1,5 triệu Như vậy với nhiều khoản chi trong gia đình mà với thu nhập như vậy thì khó có thể giải quyết hết những vấn đề trong
cuộc sống hàng ngày Khi được hỏi có sắm đồ đạc gì không thì một người cho biết
“Không, không mua sắm gì hết, còn đồ thì nhiều khi người ta thấy hoàn cảnh nghèo quá nên người ta cho thôi”(biên bản phỏng vấn sâu số 1- nam, sinh năm 1962, chạy
xe xích lô tại Chợ Chiều, đường Võ Duy Ninh, phương 22 quận Bình Thạnh)
Nhóm người bán hàng bằng xe đẩy tay Đây là nhóm chủ yếu là dân nhập
cư từ các tỉnh miền bắc, miền trung và miền tây vào thành phố, và đây là nhóm người có 100% là nữ Cuộc sống của họ ở quê quá khó khăn nên họ lên thành phố tìm kiếm việc làm để nuôi bản thân và gửi tiền về cho gia đình ở quê Trường hợp bán cháo lòng bằng xe đẩy tay từ khu vực bến xe miền Đông đến cầu Thị Nghè cho
biết “ở quê ba mẹ chị bị bệnh hết, nhà chẳng còn ai nên chị vào đây kiếm tiền để cho ba mẹ chữa bệnh”(biên bản phỏng vấn sâu số 5-nữ, bán cháo lòng bằng xe đẩy tay từ bến xe Miền Đông đến cầu Thị Nghè), hay trường hợp đến từ Quảng Ngãi bán trái cây trên đường Điện Biên Phủ cho biết “Ở quê chị không có việc làm, nên vào đây tìm kiếm công việc”(biên bản phỏng vấn sâu số 7- nữ, 33 tuổi, bán trái cây trên đường Điện Biên Phủ, phường 17, Bình Thạnh), hoặc trường hợp bán nước giải khát gần cầu Văn Thánh cho hay “quê chị ở Bến Tre, trước nhà cũng có ít đất đai, nhưng từ khi chia lại đất ít dần đi và không có việc làm, nên gia đình chị lên đây mười mấy năm rồi”(biên bản phỏng vấn sâu số 6) Hàng hóa mà họ bán chủ yếu là
bán cháo, hủ tiếu, trái cây, nước giải khát,…Địa điểm họat động của họ là những hẻm phố có đông dân cư và là nơi các gia đình có thu nhập thấp và dọc các tuyến
đường Trường hợp bán trái cây trên đường Điện Biên Phủ cho biết “chị bán đủ loại trái cây, mùa nào thức ấy”(biên bản phỏng vấn sâu số 7- nữ, 33 tuổi, bán trái cây trên đường Điện Biên Phủ, phường 17, Bình Thạnh) Thu nhập của họ cũng chỉ
đủ sống qua ngày, đặc biệt nhóm này có thu nhập không ổn định, một chị bán hàng
cháo cho biết “tháng đầu tiên tiền lời chị có được là 7 ngàn đồng”(biên bản phỏng
vấn sâu số 5- nữ, bán cháo lòng bằng xe đẩy tay từ bến xe Miền Đông đến cầu Thị Nghè)
Trang 33Sự khác biệt giữa các nhóm:
Đối với những người nhập cư Sự khác biệt giữa nhóm nhập cư một mình và nhập cư cùng gia đình Như vậy, điều kiện xã hội của hai nhóm này khác nhau Tuy
là nhóm “dân số bị tổn thương”, không nhận được hỗ trợ của xã hội, cuộc sống đều
ngang nhau, nhưng những người nhập cư cùng với gia đình của mình hay nhập cư theo nhóm lại có có sự giúp đỡ tương trợ nhau trong cuộc sống so với những người nhập cư riêng lẻ- một mình Theo kết quả nghiên cứu thì các nhóm trên (xe ba gác máy, xe xích lô và xe đẩy tay) cũng có sự phối hợp với nhau trong công việc Khi
đề cập đến vấn đề này thì họ cho biết họ cũng lập các hội nhỏ và phân chia các khu vực ra, nhóm nào phụ trách khu vực đó Trong những lúc ốm đau bệnh tật thì họ có chỗ nương tựa, nhưng đối với những người nhập cư một mình thì đây là một điểm bất lợi
Người nhập cư và người tại chỗ có cơ hội khác nhau Nếu như người tại chỗ có nhà
ở (tuy một số chỉ là nhà tạm bợ) thì người nhập cư lại phải thuê phòng ở với giá cả cao Người tại chỗ có sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, còn với người nhập cư
đã không nhận được sự hỗ trợ từ phía xã hội, họ còn phải chịu thiệt thòi hơn qua các dịch vụ như tiền điện, nước Theo quy định của nhà nước thì giá nước vào khoảng 8.000 đ/m3, và giá điện vào khoảng 550 đ/kw Nhưng người thuê phòng thường phải trả cao gấp nhiều lần, với tiền nước từ 12.000 đ/m3 đến 14.000 đồng/m3, tiền điện là
từ 2.500 đ đến 3.000 đ/kw
2.3 Kết quả nghiên cứu
2.3.1 Khả năng chuyển đổi
Với trình độ học vấn thấp, tuổi tác cao, trình độ tay nghề không có, thiếu các nguồn lực kinh tế và sự hỗ trợ về tài chính như thế và nhất là đối với nhóm dân nhập cư thì người dân rất khó có thể thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp một cách thuận lợi được Họ cũng không có bất cứ sự hỗ trợ nào về kinh tế hay cơ hội nghề nghiệp từ bên ngoài Đa số trường hợp được phỏng vấn không có nguồn tài trợ hay
hỗ trợ về kinh tế từ bất cứ nguồn nào Thu nhập của họ là có từ việc chạy xe Chỉ có
Trang 34hai trường hợp cho biết là anh sẽ mượn được tiền của người thân bạn bè khi nhà nước đứng ra chế tạo loại xe phù hợp với tiêu chuẩn cho phép chạy Trong các thông báo tuyển dụng lao động mà chúng ta thường thấy thì các doanh nghiệp yêu cầu tuổi phải dưới 35 và trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên(lớp 9) Trong khi đó, người dân với tuổi trung bình là 42.7, trình độ học vấn chủ yếu là cấp 1, trình độ tay nghề không có chỉ có nghề chạy xe xích lô, ba gác hay xe đẩy tay là duy nhất Mặt khác họ phải lo trang trải chi phí sinh hoạt của gia đình từng ngày một thì cơ hội nghề nghiệp trong xã hội không có và họ cũng không lấy đâu ra kinh phí để chuyển đổi
Khả năng chuyển đổi của nhóm nhập cư và nhóm tại chỗ có sự khác nhau Nhóm tại chỗ có điều kiện hơn bởi họ đã có nhà cửa và cước phí cho điện nước cũng rẻ hơn rất nhiều lần so với người nhập cư, vì thế họ không phải lo về chỗ ở cũng như chi phí để thuê nhà như người nhập cư, và họ được sự hỗ trợ của chính
quyền và từ phía xã hội Trong khi đó, nhóm nhập cư là nhóm “dân số bị tổn thương”, nên họ không nhận được sự hỗ trợ của xã hội cũng như ít nhận được sự hỗ
trợ từ phía chính quyền, họ phải lo một chi phí lớn để lo tiền điện nước, tiền rác Chính vì thế mà họ chờ đợi những sự hỗ trợ từ phía nhà nước và chính quyền Người nhập cư không những phải tốn một chi phí không nhỏ để thuê phòng và chi phí điện nước, nếu như chỉ ở ghép với người khác thì người đi làm cũng phải chịu nhiều tiền hơn so với những người khác Đó là chưa tính đến thuê phòng theo gia đình thì hàng tháng gia đình nhập cư đó phải mất trên 1 triệu tiền thuê phòng với giá cả ở khu vực nghiên cứu hiện nay Theo ý kiến của một đại diện khách thể
nghiên cứu thì “bây giờ chị đang ở với người ta, tiền phòng là 700 ngàn, mà thêm điện nước vào nữa là hơn 1 triệu, trong khi đó chị đi bán hàng là phải chịu 500 ngàn đồng 500 đó rất nhiều công sức của mình”(biên bản phỏng vấn sâu số 5- nữ, bán cháo lòng bằng xe đẩy tay từ bến xe Miền Đông đến cầu Thị Nghè) Mà nhiều
người dân chưa có thể có tiền để đóng đúng hạn những khoản tiền nhà, điện nước
và cả học phí của con cái, “nói chung tiền không nắm trong tay, vừa gom đủ tiền nhà là đóng tiền nhà, đủ tiền con học là đóng tiền học”(biên bản phỏng vấn sâu số 6- nữ 36 tuổi, bán nước bằng xe đẩy tay gần cầu Văn Thánh, quận Bình Thạnh)
Trang 35Nhưng họ vẫn hy vọng với cái chữ sẽ đổi đời cho thế hệ con cái của mình “Hy sinh đời bố củng cố đời con” để “đời của chúng không giống như của bố mẹ chúng”.
2.3.2 Nhu cầu của người dân sau khi Nghị quyết 32 có hiệu lực
Đa số người dân biết đến thông tin cấm lưu hành xe 3,4 bánh tự chế thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, mà trong đó hình thức báo là chủ yếu(có đến 90% biết thông tin này qua báo chí), còn một số nhỏ biết thông tin
từ người khác nói lại Sỡ dĩ có hình thức này là do có hai khách thể nghiên cứu không biết chữ, và họ cũng không có thời gian để học nên những thông tin được những người khác đọc và kể lại, và họ thường bàn tán sôi nổi mỗi khi ngồi ăn cơm hay nghỉ ngơi Và họ cũng nắm rõ các mốc mà nhà nước dự định tiến hành cấm xe
3,4 bánh tự chế Khi được hỏi anh/chị biết thông tin cấm xe 3,4 bánh này từ những nguồn nào? Một trường hợp tiêu biểu cho câu trả lời này là “từ khi báo Tuổi trẻ đăng tin…” Một chú chạy xe xích lô còn kể rõ từng mốc cấm như “hạn đầu tiên là đầu năm 2008, một mốc nữa là 30 tây tháng 6”
Hầu hết người dân đồng tình với tinh thần Nghị quyết 32/2007 của Chính
phủ Khi được hỏi “anh/chị nghĩ gì về Nghị quyết 32/2007 của Chính phủ?” có
nhiều trường hợp trả lời rằng việc Chính phủ và nhà nước làm là đúng đắn, bởi theo
họ tình hình giao thông hiện nay ở thành phố khá phức tạp, tai nạn giao thông ngày một gia tăng Việc cấm xe 3,4 bánh tự chế là đúng đắn, nhưng nhà nước chưa tính đến những hậu quả của việc chuyển đổi này Bởi theo họ, nếu nhà nước cấm xe 3,4 bánh mà không hỗ trợ cho người dân (chủ phương tiện và những thành viên trong
gia đình) thì cuộc sống của họ sẽ không được đảm bảo Khi được hỏi hạn cấm như thế (ngày 30-6) đã phù hợp chưa?một người chạy xích lô cho hay “Phù hợp hay không chứ nếu cấm thì phải hỗ trợ người ta làm gì đó chứ cấm không như vậy thì biết làm gì bây giờ Hồi đó làm tới nay mấy chục năm làm có dư giả gì đâu”(biên
bản phỏng vấn sâu số 1- nam, sinh năm 1962, chạy xe xích lô tại Chợ Chiều, đường
Võ Duy Ninh, phương 22 quận Bình Thạnh) Hay “bây giờ cấm là trắng tay, giống như cha mẹ cho ra ở riêng mà không có 1 đồng làm vốn”(biên bản phỏng vấn sâu
Trang 36số 5- biên bản phỏng vấn sâu số 5- nữ, bán cháo lòng bằng xe đẩy tay từ bến xe
Miền Đông đến cầu Thị Nghè)
Trong khi đó, những khách thể nghiên cứu cho biết rằng họ chưa hay rất ít nhận được thông tin từ chính quyền địa phương Hầu hết cho rằng chính quyền địa phương chỉ có hình thức là ghi danh sách và thông báo nhà nước sẽ hỗ trợ, nhưng từ
đó đến nay thì chưa thấy chính quyền địa phương thông báo hay họp gì “địa phương có nói nhưng mà trong tổ, địa phương không nói gì hết, mới ghi danh sách
và thông báo Nhà nước cho vay vốn ngân hàng lên mượn, vậy thôi”( biên bản
phỏng vấn sâu số 2 - nam, 61 tuổi, chạy xe xích lô trên đường Ngô Tất Tố, phường
21 quận Bình Thạnh), “từ đó tới giờ có nghe mấy ông nói gì nữa đâu” Sở dĩ có
tình trạng như thế cũng là một điều dễ hiểu, bởi đây là vấn đề lớn cần có một chính sách hỗ trợ phù hợp với thực tế và có tính khả thi, tuy nhiên cho đến bây giờ trên cả nước chưa có một đề án nào mang tính khả thi cao để thực hiện việc hỗ trợ người dân trong chuyển đổi nghề nghiệp Hơn nữa, trong việc này cần có tính thống nhất giữa trung ương-địa phương, giữa thành phố và quận, huyện Chính vì thế mà các quận huyện phải chờ cấp trên quyết định
Hầu hết những người chạy xe 3,4 bánh tự chế đều hoang mang, lo lắng và buồn trước lệnh cấm xe 3,4 bánh tự chế lưu hành Như các câu trả lời của khách thể
nghiên cứu “Nếu như mà nhà nước cấm xe đẩy tay và xe ba gác thì đa số dân nghèo buồn quá đau khổ quá em ạ, như mất đi hai cánh tay không làm gì nên ăn khi mà công việc không ổn định Chị dám khẳng định công việc đang ổn định thế này mà cấm thì 70% sẽ hỗn độn, trộm cắp có cướp giật có, không có việc làm thì sẽ có nhiều chuyện xấu”(biên bản phỏng vấn sâu số 5- nữ, bán cháo lòng bằng xe đẩy tay khu vực từ bến xe Miền Đông đến cầu Thị Nghè), “từ khi báo Tuổi trẻ đăng cách đây vài ba ngày nói về việc cấm xe ba bánh, chị ăn rất kém và ngủ vô cùng kém”(biên bản phỏng vấn sâu số 5 - nữ, bán cháo lòng bằng xe đẩy tay khu vực từ bến xe Miền Đông đến cầu Thị Nghè), “Thấy mình giờ khổ rồi, giờ đến đâu hay đến đó chứ biết sao bây giờ Lo phải lo rồi, nghe báo chí nói là có bồi thường hay chuyển nghề cho mình, mình thấy cũng tương đối, cũng được nhưng mà cấm hết thì chắc là chết luôn chứ bây giờ lớn tuổi rồi, làm hồ hết làm nổi rồi”(biên bản phỏng
Trang 37vấn sâu số 1- nam, sinh năm 1962, chạy xe xích lô tại Chợ Chiều, đường Võ Duy
Ninh, phương 22 quận Bình Thạnh); “Đang rầu lắm em ơi, nghe nói đầu tháng 7 cấm xe ba gác, rầu lắm sợ chồng ở nhà thất nghiệp không có tìền để trả nợ, lo cho con ăn học tháng gần 1 triệu rồi, cũng lo lắm Nói ông xã giờ tính sao, ổng trả lời giờ nhà nước tính sao thì nhờ cái đó chứ giờ sao tiền đâu mua xe Xe Trung Quốc mới ra nghe nói không được chạy trong thành phố, xe Trung quốc mới ra đó, nghe nói giờ cũng sắp hết cho đăng ký rồi Bạn ổng vừa mua chiếc xe tải loại 500N, nghe nói trăm mấy chục triệu, tiền đâu mua nổi”( biên bản phỏng vấn sâu số 3 - vợ bán
hàng bằng xe đẩy tay, chồng chạy ba gác máy trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bình Thạnh) Người chạy xe 3,4 bánh tự chế lo lắng cho cuộc sống của họ, cho tương lai
con cái họ, nhiều người tự hỏi rằng “cuộc đời mình giờ chưa biết đi về đâu”.
Hầu hết những người chạy xe 3,4 bánh tự chế đều chưa có dự kiến gì trong tương lai mà họ đang chờ đợi một chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước Nhưng cũng
có một số trường hợp cũng có dự định về công việc mình sẽ làm sau khi lệnh cấm
có hiệu lực Khi được hỏi anh/chị có dự định gì sau khi lệnh cấm có hiệu lực? thì nhiều người còn thụ động với thông tin cấm xe ba bốn bánh tự chế, một trường hợp
cho biết “Chưa biết nữa, ổng nói giờ Nhà nước cấm thì ở nhà chứ biết làm gì, bởi
vì trình độ không có lại lớn tuổi rồi, xin việc làm ai mà cho, hai vợ chồng trình độ
có bao nhiêu đâu”(biên bản phỏng vấn sâu số 3 - vợ bán hàng bằng xe đẩy tay,
chồng chạy ba gác máy trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bình Thạnh) Sở dĩ họ không có dự kiến gì trong tương lai cũng là một điều có thể giải thích, đó là do trình
độ bị hạn chế, chuyên môn tay nghề không có, không có chi phí để chuyển đổi trong khi đó họ phải lo cho cả gia đình từng ngay một; họ chưa chuẩn bị tinh thần cho việc chuyển đổi cũng như không có nguồn hỗ trợ nào
Một bất cập nữa mà người dân phản ánh là việc nhà nước đưa ra lệnh cấm lưu hành loại xe ba bốn bánh tự chế mà không cần quan tâm đến ý kiến của người dân Như ý kiến của ông Trần Du Lịch (phó đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM) cho
rằng không thể chống mà không xây: “Trước có thành phố từng đề xuất hạn chế
cấm xe hai bánh, dân đi bằng gì không biết Giờ cấm xe ba gác, các ngõ, hẻm trong thành phố chỉ rộng 2-3m dân sẽ chở hàng hóa bằng gì? Để chống thì phải xây,
Trang 38chưa xây sao lại cấm? Vấn đề này nếu không làm, giải quyết cho đúng dân sẽ bảo những người làm chính sách ngồi máy lạnh, không sát dân” Hay theo bà Nguyễn
Thị Bạch Mai (đại biểu Tây Ninh): “Giải pháp không nghĩ đến hệ lụy Cấm xe ba
gác gây khó khăn, gây bức xúc rất lớn cho một bộ phận người dân Giải pháp cấm
xe ba gác, theo tôi, chỉ tính vấn đề trước mắt, không nghĩ đến hệ lụy Chính phủ và các cơ quan tham mưu phải có trách nhiệm Người dân giờ chở hàng hóa từ nương rẫy đến nhà máy rất khó Ta lúng túng rồi cấm đoán gây khó khăn trực tiếp cho
nông dân Giải pháp sắp tới trong vấn đề đảm bảo an toàn giao thông phải cụ thể,
tập trung vào những bức xúc của dân ” Như vậy không chỉ những người dân chạy
xe ba bốn bánh tự chế bức xúc về vấn đề cấm lưu hành xe ba bốn bánh tự chế mà ngay cả những người ngoài cuộc cũng quan tâm đến vấn đề này Bởi nếu Nhà nước trước khi ra văn bản luật cấm lưu hành xe tự chế ba bốn bánh mà có những cuộc trao đổi thăm dò ý kiến người dân, từ đó đưa ra những biện pháp, hình thức hỗ trợ người dân trong việc đổi nghề thì lộ trình thực hiện nghị quyết 32/2007 thì sẽ không đến nỗi khó giải quyết như hiện nay
Có trường hợp cho biết “hỗ trợ cái gì đó mà đổi nghề chẳng hạn như là, nhà giờ rộng như thế hỗ trợ cho mình tiền để mình ngăn gác cho thuê, lấy số tiền cho thuê nhà để trả Ngân hàng cũng được, nhà trong cũng rộng nhưng không có tiền sửa Nói chung có tiền sửa cho thuê được mấy phòng lận Rồi chạy honda thêm cũng đủ sống Nghe đâu xe này đổi là được 7 triệu, còn cho mượn tiền được mấy chục triệu nữa, mấy chục triệu đó mình sửa nhà cho thuê”(biên bản phỏng vấn số 1-
nam, sinh năm 1962, chạy xe xích lô tại Chợ Chiều, đường Võ Duy Ninh, phương
22 quận Bình Thạnh)
Đa số người dân không có ý kiến hay những dự định gì về nghề nghiệp trong tương lai Mà họ có nguyện vọng là nhà nước sẽ tìm ra một giải pháp kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế của họ, để cho họ dựa vào những kinh nghiệm thực tế cuộc sống của mình, từ đó họ có thể tự vươn lên trong cuộc sống nhờ những chính sách đó Nhiều ý kiến cho rằng, việc đề nghị cho vay vốn cũng là một giải pháp, nhưng ai được vay, vay bao nhiêu và khi nào thì những người được vay có thể nhận
Trang 39tiền đó là những câu hỏi mà người dân đặt ra khi trả lời phỏng vấn Cũng có nhiều người cho rằng nhà nước cần phải kéo dài thêm thời gian gia hạn để người dân có thể chuẩn bị những việc cần thiết, và cũng theo họ thì trong thời gian này nhà nước nhanh chóng tìm ra hình thức hỗ trợ cho người dân.
Nhiều người dân phản ánh rằng, trước khi ban hành nghị quyết 32/2007 mà nhà nước không tìm hiểu nghiên cứu tình hình cuộc sống người dân như thế nào và các nguy cơ, tình huống có thể xảy ra khi thực hiện nội dung về việc cấm lưu hành
xe 3,4 bánh tự chế này Trong khi đó, xe lôi Trung Quốc dường như đã chờ sẵn trên thị trường, chỉ chờ ngày lệnh cấm xe 3,4 bánh tự chế có hiệu lực thì nó sẽ xâm nhập ngay vào thị trường Việt Nam Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt nam và cơ quan hữu quan hầu như không có động tĩnh gì về vấn đề này Mà theo đánh giá của người dân thì xe lôi của Trung Quốc sản xuất có thể được phép lưu hành vì có thể
nó sẽ đảm bảo được tính thẩm mỹ, tính an toàn kỹ thuật và việc đăng kiểm Nhưng bên cạnh đó người dân còn nhận xét loại xe này có những điểm không thuận tiện
như sau: thứ nhất là nó rộng chiều ngang, gần bằng xe tải nhỏ, như thế thì khó có thể vào các hẻm nhỏ; thứ hai, xe này người điều khiển ngồi phía trước nên độ quan
sát không rộng, bởi xe lôi Trung Quốc máy kéo là đầu máy hon đa, nhưng thùng phía sau rộng hơn phía trước, có thể đầu xe đi qua nhưng đuôi chưa chắc đã qua lọt;
thứ ba, xe đó khi đã vào hẻm thì khó có thể quay đầu, không như xe ba gác máy
Việt Nam hiện đang lưu hành, bởi xe ba gác Việt Nam có thể quay đuôi xe ngược
lại; thứ tư là giá cả của loại xe lôi Trung Quốc cao so với thu nhập của người dân chạy xe 3,4 bánh tự chế; cuối cùng nhiều người còn hoài nghi về chất lượng của loại
xe này Theo ý kiến của một người dân thì “anh cứ nhìn xe Wave Trung Quốc là biết, chạy rớt đầu hoài, giờ sản xuất thêm xe 3 bánh chắc cũng đỡ nhưng chất lượng thì chưa biết(biên bản phỏng vấn sâu số 2-nam, 61 tuổi chạy xe xích lô trên đường Ngô Tất Tố, phường 21 quận Bình Thạnh)
Người dân có nguyện vọng là: Nhà nước nên có một cơ quan đứng ra thiết
kế một loại xe đảm bảo tính an toàn - kỹ thuật, chất lượng, kích thước, tính mỹ thuật, quy định rõ giờ giấc, tuyến đường và những hàng hóa, khối lượng hàng hóa được phép vận chuyển Cũng theo người dân, nếu như nhà nước đứng ra đóng loại
Trang 40xe đó thì giá cả chỉ bằng một nửa giá xe của trung Quốc Bởi theo họ, nhà nước cấm
xe 3,4 bánh tự chế là do tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông diễn ra khá phức tạp, nên nhà nước mới ban hành Nghị quyết 32/2007 để kiềm chế, giảm tải tình trạng đó Tuy nhiên, ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông là do nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không phải do xe 3,4 bánh là chủ yếu Hơn nữa, tai nạn giao thông được biết đến nhiều bởi xe hai bánh, ô tô, xe bus chứ chưa bao giờ nghe nói xe 3 bánh như ba gác, xích lô hay xe đẩy tay gây tai nạn bao giờ Một thực tế là việc thống kê những vụ tai nạn giao thông do xe ba bốn bánh gây ra theo nhận định chủ quan của nhóm nghiên cứu thì chưa có con số cụ thể nào
Khả năng và nguyện vọng của người dân như thế, nhưng vấn đề đặt ra ở đây
là có nên cấm loại xe tự chế ba bốn bánh này hay không? Bởi đây là nét văn hóa độc đáo của người Việt nói chung
và của thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng Đây là nét riêng của quốc gia
khi du khách nước ngoài đến Việt
Nam, hãy tưởng tượng từng dòng
xe xích lô với những du khách nước
ngoài đi dạo quanh thành phố
những địa điểm du lịch hàng ngày (Nguồn: Internet)
thì đó là một nguồn thu nhập rất lớn của người dân chạy xích lô, nó đã tạo công ăn việc làm cho không ít người dân sống với nghề này Hơn nữa, thu nhập trung bình của những người chạy xe tự chế ba bốn bánh ở thành phố hiện nay là 1.8 triệu/tháng So với nhiều công việc lao động phổ thông khác thì khoản thu nhập này khá cao so với cuộc sống hiện tại của người dân khi trình độ của họ hạn chế, tuổi cao và chuyên môn nghề nghiệp không có Hiện nay thì số lượng những người có trình độ học vấn thấp và số lượng người nhập cư ở thành phố rất đông Mỗi nhóm người đều có công việc đặc trưng của riêng mình, nếu như không có nhóm người trên thì liệu những người trình độ cao, những người bận kinh doanh, có dọn rác mỗi sáng hoặc làm những việc mà những người dân chạy xe ba bốn bánh tự chế thường làm không?