Biên bản phỏng vấn sâ u

Một phần của tài liệu NGHỊ QUYẾT 32 VÀ KHẢ NĂNG ĐỔI NGHỀ CỦA NGƯỜI CHẠY XE TỰ CHẾ 3, 4 BÁNH (Trang 51 - 55)

2. BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

2.1 Biên bản phỏng vấn sâ u

Trường hợp phỏng vấn lúc 2h15 chiều ngày 20/5/2008. Tại chợ chiều, đường Võ Duy Ninh, F12, Q.Bình Thạnh.

PVV: Trước tiên cho con hỏi chỗ ở của chú được không aï? ĐV: chỗ ở à? Số nhà hay là tên đường?

PVV: số nhà trước ạ!

ĐV: 109/02/27/11, N.T.Tố, P 22, Q.Bình Thạnh.

PVV: trước đây chú cũng ở đây luôn ạ?

ĐV: ở đây từ nhỏ đến lớn.

PVV: Chú sinh năm bao nhiêu nhỉ ?

ĐV: 1962.

PVV: Cháu có thể biết tên của chú được không ạ?

ĐV: tui tên Nguyễn Văn Sen.

PVV: Chú làm nghề chạy xe này lâu chưa?

ĐV: à, chạy từ năm 1991 tới bây giờ.

PVV: Chú đã có gia đình chưa ạ?

ĐV: Chưa có, một mình nuôi ông bà già mù lòa. Tức là hiện đang sống vời bố mẹ lại mù lòa, ông bà già mù hết, năm nay tám mươi mấy tuổi hết rồi.

PVV: Như vậy là trong gia đình của chú có ba người thôi ?

ĐV: ba người.

PVV: cho con hỏi câu tế nhị là ngày xưa chu1 học đến lớp mấy?

PVV: trước đây chú đã từng làm nghề gì ạ?

ĐV: trước đây từng đi đóng cừ, làm hồ ấy.

PVV: vậy chú chuyển sang chạy xe từ 1991 đến giờ? Tại sao chú không làm

nghề trước kia nửa mà chuyển sang nghề chạy xe? ĐV: nghề đó thu nhập nó không nhiều bằng chạy xích lô.

PVV: như vậy trung bình hàng tháng chú chạy xích lô thì thu nhập được bao nhiêu ạ?

ĐV: nếu mà lúc trước thì chạy chỉ đủ sống.

PVV: cho cháu hỏi khoảng bao nhiêu ạ? Chú ước lượng được khoảng bao

nhiêu ạ?

ĐV: giờ thì trung bình ngày 60-70 ngàn đồng.

PVV: với mức đó thì một tháng chú có thể được khoảng 1.8 triệu – 2.0 triệu. Như vậy trong gia đình chú, chú là lao động chính, một mình chú thôi. Toàn bộ chi phí sinh hoạt của chú lấy từ thu nhập của chú chạy xe luôn, đúng không ạ?

ĐV: sao?

PVV: những chi phí sinh hoạt hằng ngày như ăn, ở, sinh hoạt thì lấy từ thu nhập của chú luôn?

ĐV: đúng.

PVV: những ngày nghỉ, lễ chú có thường đi đâu chơi không?

ĐV: không. Cũng chẳng chạy xe, không có ngày nào nghỉ hết đó.

PVV: chú có hộ khẩu thành phố không ạ?

ĐV: hộ khẩu thành phố.

PVV: như vậy chú đã có nhà rồi, nhà ở đây?

ĐV: có nhà rồi, số nhà đó, địa chỉ đó.

ĐV: cấp 4, hồi đó nhà sụp xệ nên ủy ban có vô làm kiểu nhà tình thương.

PVV: như vậy, chạy xe xích lô này thì chú thường chở đồ cho ai ?

ĐV: chở cho khách vãng lai, ai kêu thì chở đấy.

PVV: so với lúc làm hồ thì cuộc sống bây giờ khá hơn khi đó nhiều không ạ?

ĐV: khá hơn nhiều, hồi đó làm hồ cực khổ mà không bao nhiêu.

PVV: lúc đó làm hồ về thì chú thường mệt và căng thẳng hơn đúng không ạ?

ĐV: đúng.

PVV: chi phí sinh hoạt ngoài ăn, mặc, ở, đi lại thì còn gồm những gì nữa không chú? Chú có mua sắm đồ nhiều không chú?

ĐV: không, không có sắm gì hết. Còn đồ nhiếu khi người ta thấy nghèo quá nên người ta cho thôi.

PVV: thu nhập làm hồ trước kia ngày khoảng bao nhiêu chú ạ?

ĐV: làm hồ trước kia làm sao nhớ được. Đến giờ là hai mươi mấy năm rồi.

PVV: chú biết thông tin xe 3,4 bánh tự chế này bị cấm qua những phương tiện nào?

ĐV: báo chí.

PVV: theo chú hạn cấm đầu tiên là? Đầu năm 2008. Một mối nữa? Là 30 tháng 6. Xe chú đang lưu hành có đăng ký không chú?

ĐV: có giấy tờ xe thời trước mua, nhưng bị mất hết rồi, xe mua hồi đó là 3,5 chỉ vàng. Lúc đó là lớn lắm chứ.

PVV: từ khi có lệnh cấm xe 3,4 bánh, tinh thần chú cảm thấy như thế nào?

ĐV: thấy giờ mình khổ rồi, giờ đến dâu hay đến đó chứ biết ra sao bây giờ. Lo phải lo rồi, nghe báo chí nói là có bồi thường hay chuyển nghề cho mình, mình thấy cũng tương đối, cũng được nhưng mà cấm hẳn chắc chết luôn chứ bây giờ lớn tuổi rồi, làm hồ hết làm nổi.

PVV: với hệ thống đường xá nhỏ hẹp, nhiều ngõ hẻm ở thành phố theo chú thì loại phương tiện nào sẽ phù hợp nhất trong việc vận chuyển hàng hóa.

ĐV: nếu vậy thì cũng chỉ xe ba bánh, xe ba gác chạy vô, còn xe nào vô lọt đâu. Đủ thứ hết, ví dụ như một xe cát thì xe nào vô được? Nói chung là xe 3 bánh. Giờ nói đơn giản là bàn ghế đám cưới, đám hỏi, những hẻm nhỏ nhỏ thí xe nào bỏ vô, không lẽ chở mấy bộ mà kêu xe tải chở, thì phải xích lô chở thôi.

PVV: hiện nay giá cả tăng cao, kinh tế gia đình có khó khăn gì hơn không ạ?

ĐV: cái đó thì đúng.

PVV: khi bắt đầu có lệnh cấm, chính quyền dịa phương nơi chú ở có đưa ra hình thức hỗ trợ nào không?

ĐV: có, theo kiểu ghi vô danh sách, có gì bồi thường thôi. Tổ trưởng ghi danh sách vô để bồi thường, hỏi nguyện vọng làm gì? Giờ cùng lắm thì hỗ trợ chiếc honda để chạy honda ôm cũng được. Ví dụ vậy, dó là cái tệ nhất rồi còn có gì khác nữa. Không ham gì xe tải xe gì.

PVV: hiện nay có loại xe của Trung Quốc, chú có định mua một cái để chạy không?

ĐV: xe đó nghe nói thành phố náy chưa cho mà. Chỉ có tỉnh Đồng Nai. Mà xe đó chạy cũng không được thuận tiện gì cho mấy.

PVV: chú biêt giá của nó không ạ?

ĐV: nghe nói là bốn mấy triệu.

PVV: như vậy, với những người chạy xe ba gác bình thường nếu không may người ta cấm, thì xe này chú bán được bao nhiêu?

PVV: trong khi đó chiếc xe Trung Quốc có giá bốn mấy triệu thì tiến mình bù vào chắc chắn là rất khó khăn.

ĐV: cái đó là đúng rồi.

PVV: theo chú thời gian gia hạn như vậy là có phù hợp không ạ?

ĐV: phù hợp hay không chứ cấm thì phải hỗ trợ người ta làm gì đóchứ cấm không như vậy thì biết làm gì giờ? Hồi đó đến giờ làm mấy chục năm có dư giả gì đâu?

PVV: như vậy chú định làm gì khi không chạy xe nữa chú?

ĐV: chưa tính đến. Chừng nào người ta hỗ trợ và bàn bạc lúc đó mới tính chứ giờ chưa!

PVV: chú có những yêu cầu về hình thức hỗ trợ để chuyển đổi nghề?

ĐV: không biết đề nghị gì hết.

PVV: ví dụ hỗ trợ nghề?

ĐV: cái đó là đương nhiên rồi, hỗ trợ cái gì mà đổi nghề chẳng hạn như là nhà giờ rộng như thế, hỗ trợ cho mình số tiền để mình ngăn nhà ra cho thuê, lấy số tiền cho thuê nhà để trả cho ngân hàng cũng được, nhà trong cũng rộng nhưng không có tiền sữa. Nói chung có tiền sữa cho mướn được mấy phòng lận. Rồi chạy honda thêm cũng đủ sống.

Một phần của tài liệu NGHỊ QUYẾT 32 VÀ KHẢ NĂNG ĐỔI NGHỀ CỦA NGƯỜI CHẠY XE TỰ CHẾ 3, 4 BÁNH (Trang 51 - 55)