Nhu cầu của người dân sau khi Nghị quyết 32 cĩ hiệu lực

Một phần của tài liệu NGHỊ QUYẾT 32 VÀ KHẢ NĂNG ĐỔI NGHỀ CỦA NGƯỜI CHẠY XE TỰ CHẾ 3, 4 BÁNH (Trang 35 - 41)

Đa số người dân biết đến thơng tin cấm lưu hành xe 3,4 bánh tự chế thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng như báo đài, mà trong đĩ hình thức báo là chủ yếu(cĩ đến 90% biết thơng tin này qua báo chí), cịn một số nhỏ biết thơng tin từ người khác nĩi lại. Sỡ dĩ cĩ hình thức này là do cĩ hai khách thể nghiên cứu khơng biết chữ, và họ cũng khơng cĩ thời gian để học nên những thơng tin được những người khác đọc và kể lại, và họ thường bàn tán sơi nổi mỗi khi ngồi ăn cơm hay nghỉ ngơi. Và họ cũng nắm rõ các mốc mà nhà nước dự định tiến hành cấm xe 3,4 bánh tự chế. Khi được hỏi anh/chị biết thơng tin cấm xe 3,4 bánh này từ những

nguồn nào? Một trường hợp tiêu biểu cho câu trả lời này là “từ khi báo Tuổi trẻ đăng tin…”. Một chú chạy xe xích lơ cịn kể rõ từng mốc cấm như “hạn đầu tiên là đầu năm 2008, một mốc nữa là 30 tây tháng 6”.

Hầu hết người dân đồng tình với tinh thần Nghị quyết 32/2007 của Chính phủ. Khi được hỏi “anh/chị nghĩ gì về Nghị quyết 32/2007 của Chính phủ?” cĩ nhiều trường hợp trả lời rằng việc Chính phủ và nhà nước làm là đúng đắn, bởi theo họ tình hình giao thơng hiện nay ở thành phố khá phức tạp, tai nạn giao thơng ngày một gia tăng. Việc cấm xe 3,4 bánh tự chế là đúng đắn, nhưng nhà nước chưa tính đến những hậu quả của việc chuyển đổi này. Bởi theo họ, nếu nhà nước cấm xe 3,4 bánh mà khơng hỗ trợ cho người dân (chủ phương tiện và những thành viên trong gia đình) thì cuộc sống của họ sẽ khơng được đảm bảo. Khi được hỏi hạn cấm như

thế (ngày 30-6) đã phù hợp chưa?một người chạy xích lơ cho hay “Phù hợp hay khơng chứ nếu cấm thì phải hỗ trợ người ta làm gì đĩ chứ cấm khơng như vậy thì biết làm gì bây giờ. Hồi đĩ làm tới nay mấy chục năm làm cĩ dư giả gì đâu”(biên bản phỏng vấn sâu số 1- nam, sinh năm 1962, chạy xe xích lơ tại Chợ Chiều, đường Võ Duy Ninh, phương 22 quận Bình Thạnh). Hay “bây giờ cấm là trắng tay, giống

số 5- biên bản phỏng vấn sâu số 5- nữ, bán cháo lịng bằng xe đẩy tay từ bến xe Miền Đơng đến cầu Thị Nghè).

Trong khi đĩ, những khách thể nghiên cứu cho biết rằng họ chưa hay rất ít nhận được thơng tin từ chính quyền địa phương. Hầu hết cho rằng chính quyền địa phương chỉ cĩ hình thức là ghi danh sách và thơng báo nhà nước sẽ hỗ trợ, nhưng từ đĩ đến nay thì chưa thấy chính quyền địa phương thơng báo hay họp gì “địa

phương cĩ nĩi nhưng mà trong tổ, địa phương khơng nĩi gì hết, mới ghi danh sách và thơng báo Nhà nước cho vay vốn ngân hàng lên mượn, vậy thơi”( biên bản

phỏng vấn sâu số 2 - nam, 61 tuổi, chạy xe xích lơ trên đường Ngơ Tất Tố, phường 21 quận Bình Thạnh), “từ đĩ tới giờ cĩ nghe mấy ơng nĩi gì nữa đâu”. Sở dĩ cĩ tình trạng như thế cũng là một điều dễ hiểu, bởi đây là vấn đề lớn cần cĩ một chính sách hỗ trợ phù hợp với thực tế và cĩ tính khả thi, tuy nhiên cho đến bây giờ trên cả nước chưa cĩ một đề án nào mang tính khả thi cao để thực hiện việc hỗ trợ người dân trong chuyển đổi nghề nghiệp. Hơn nữa, trong việc này cần cĩ tính thống nhất giữa trung ương-địa phương, giữa thành phố và quận, huyện. Chính vì thế mà các quận huyện phải chờ cấp trên quyết định.

Hầu hết những người chạy xe 3,4 bánh tự chế đều hoang mang, lo lắng và buồn trước lệnh cấm xe 3,4 bánh tự chế lưu hành. Như các câu trả lời của khách thể nghiên cứu “Nếu như mà nhà nước cấm xe đẩy tay và xe ba gác thì đa số dân nghèo

buồn quá đau khổ quá em ạ, như mất đi hai cánh tay khơng làm gì nên ăn khi mà cơng việc khơng ổn định. Chị dám khẳng định cơng việc đang ổn định thế này mà cấm thì 70% sẽ hỗn độn, trộm cắp cĩ cướp giật cĩ, khơng cĩ việc làm thì sẽ cĩ nhiều chuyện xấu”(biên bản phỏng vấn sâu số 5- nữ, bán cháo lịng bằng xe đẩy tay

khu vực từ bến xe Miền Đơng đến cầu Thị Nghè), “từ khi báo Tuổi trẻ đăng cách

đây vài ba ngày nĩi về việc cấm xe ba bánh, chị ăn rất kém và ngủ vơ cùng kém”(biên bản phỏng vấn sâu số 5 - nữ, bán cháo lịng bằng xe đẩy tay khu vực từ

bến xe Miền Đơng đến cầu Thị Nghè), “Thấy mình giờ khổ rồi, giờ đến đâu hay

đến đĩ chứ biết sao bây giờ. Lo phải lo rồi, nghe báo chí nĩi là cĩ bồi thường hay chuyển nghề cho mình, mình thấy cũng tương đối, cũng được. nhưng mà cấm hết thì chắc là chết luơn chứ bây giờ lớn tuổi rồi, làm hồ hết làm nổi rồi”(biên bản phỏng

vấn sâu số 1- nam, sinh năm 1962, chạy xe xích lơ tại Chợ Chiều, đường Võ Duy Ninh, phương 22 quận Bình Thạnh); “Đang rầu lắm em ơi, nghe nĩi đầu tháng 7

cấm xe ba gác, rầu lắm. sợ chồng ở nhà thất nghiệp khơng cĩ tìền để trả nợ, lo cho con ăn học tháng gần 1 triệu rồi, cũng lo lắm. Nĩi ơng xã giờ tính sao, ổng trả lời giờ nhà nước tính sao thì nhờ cái đĩ chứ giờ sao tiền đâu mua xe. Xe Trung Quốc mới ra nghe nĩi khơng được chạy trong thành phố, xe Trung quốc mới ra đĩ, nghe nĩi giờ cũng sắp hết cho đăng ký rồi. Bạn ổng vừa mua chiếc xe tải loại 500N, nghe nĩi trăm mấy chục triệu, tiền đâu mua nổi”( biên bản phỏng vấn sâu số 3 - vợ bán

hàng bằng xe đẩy tay, chồng chạy ba gác máy trên đường Xơ Viết Nghệ Tĩnh, Bình Thạnh). Người chạy xe 3,4 bánh tự chế lo lắng cho cuộc sống của họ, cho tương lai con cái họ, nhiều người tự hỏi rằng “cuộc đời mình giờ chưa biết đi về đâu”.

Hầu hết những người chạy xe 3,4 bánh tự chế đều chưa cĩ dự kiến gì trong tương lai mà họ đang chờ đợi một chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước. Nhưng cũng cĩ một số trường hợp cũng cĩ dự định về cơng việc mình sẽ làm sau khi lệnh cấm cĩ hiệu lực. Khi được hỏi anh/chị cĩ dự định gì sau khi lệnh cấm cĩ hiệu lực? thì nhiều người cịn thụ động với thơng tin cấm xe ba bốn bánh tự chế, một trường hợp cho biết “Chưa biết nữa, ổng nĩi giờ Nhà nước cấm thì ở nhà chứ biết làm gì, bởi

vì trình độ khơng cĩ lại lớn tuổi rồi, xin việc làm ai mà cho, hai vợ chồng trình độ cĩ bao nhiêu đâu”(biên bản phỏng vấn sâu số 3 - vợ bán hàng bằng xe đẩy tay,

chồng chạy ba gác máy trên đường Xơ Viết Nghệ Tĩnh, Bình Thạnh). Sở dĩ họ khơng cĩ dự kiến gì trong tương lai cũng là một điều cĩ thể giải thích, đĩ là do trình độ bị hạn chế, chuyên mơn tay nghề khơng cĩ, khơng cĩ chi phí để chuyển đổi trong khi đĩ họ phải lo cho cả gia đình từng ngay một; họ chưa chuẩn bị tinh thần cho việc chuyển đổi cũng như khơng cĩ nguồn hỗ trợ nào.

Một bất cập nữa mà người dân phản ánh là việc nhà nước đưa ra lệnh cấm lưu hành loại xe ba bốn bánh tự chế mà khơng cần quan tâm đến ý kiến của người dân. Như ý kiến của ơng Trần Du Lịch (phĩ đồn đại biểu Quốc hội TP.HCM) cho rằng khơng thể chống mà khơng xây: “Trước cĩ thành phố từng đề xuất hạn chế cấm xe hai bánh, dân đi bằng gì khơng biết. Giờ cấm xe ba gác, các ngõ, hẻm trong thành phố chỉ rộng 2-3m dân sẽ chở hàng hĩa bằng gì? Để chống thì phải xây,

chưa xây sao lại cấm? Vấn đề này nếu khơng làm, giải quyết cho đúng dân sẽ bảo những người làm chính sách ngồi máy lạnh, khơng sát dân”. Hay theo bà Nguyễn Thị Bạch Mai (đại biểu Tây Ninh): “Giải pháp khơng nghĩ đến hệ lụy. Cấm xe ba gác gây khĩ khăn, gây bức xúc rất lớn cho một bộ phận người dân. Giải pháp cấm xe ba gác, theo tơi, chỉ tính vấn đề trước mắt, khơng nghĩ đến hệ lụy. Chính phủ và các cơ quan tham mưu phải cĩ trách nhiệm. Người dân giờ chở hàng hĩa từ nương rẫy đến nhà máy rất khĩ. Ta lúng túng rồi cấm đốn gây khĩ khăn trực tiếp cho nơng dân. Giải pháp sắp tới trong vấn đề đảm bảo an tồn giao thơng phải cụ thể, tập trung vào những bức xúc của dân...”. Như vậy khơng chỉ những người dân chạy xe ba bốn bánh tự chế bức xúc về vấn đề cấm lưu hành xe ba bốn bánh tự chế mà ngay cả những người ngồi cuộc cũng quan tâm đến vấn đề này. Bởi nếu Nhà nước trước khi ra văn bản luật cấm lưu hành xe tự chế ba bốn bánh mà cĩ những cuộc trao đổi thăm dị ý kiến người dân, từ đĩ đưa ra những biện pháp, hình thức hỗ trợ người dân trong việc đổi nghề thì lộ trình thực hiện nghị quyết 32/2007 thì sẽ khơng đến nỗi khĩ giải quyết như hiện nay.

Cĩ trường hợp cho biết “hỗ trợ cái gì đĩ mà đổi nghề chẳng hạn như là, nhà

giờ rộng như thế hỗ trợ cho mình tiền để mình ngăn gác cho thuê, lấy số tiền cho thuê nhà để trả Ngân hàng cũng được, nhà trong cũng rộng nhưng khơng cĩ tiền sửa. Nĩi chung cĩ tiền sửa cho thuê được mấy phịng lận. Rồi chạy honda thêm cũng đủ sống. Nghe đâu xe này đổi là được 7 triệu, cịn cho mượn tiền được mấy chục triệu nữa, mấy chục triệu đĩ mình sửa nhà cho thuê”(biên bản phỏng vấn số 1-

nam, sinh năm 1962, chạy xe xích lơ tại Chợ Chiều, đường Võ Duy Ninh, phương 22 quận Bình Thạnh).

Đa số người dân khơng cĩ ý kiến hay những dự định gì về nghề nghiệp trong tương lai. Mà họ cĩ nguyện vọng là nhà nước sẽ tìm ra một giải pháp kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế của họ, để cho họ dựa vào những kinh nghiệm thực tế cuộc sống của mình, từ đĩ họ cĩ thể tự vươn lên trong cuộc sống nhờ những chính sách đĩ. Nhiều ý kiến cho rằng, việc đề nghị cho vay vốn cũng là một giải pháp, nhưng ai được vay, vay bao nhiêu và khi nào thì những người được vay cĩ thể nhận

tiền đĩ là những câu hỏi mà người dân đặt ra khi trả lời phỏng vấn. Cũng cĩ nhiều người cho rằng nhà nước cần phải kéo dài thêm thời gian gia hạn để người dân cĩ thể chuẩn bị những việc cần thiết, và cũng theo họ thì trong thời gian này nhà nước nhanh chĩng tìm ra hình thức hỗ trợ cho người dân.

Nhiều người dân phản ánh rằng, trước khi ban hành nghị quyết 32/2007 mà nhà nước khơng tìm hiểu nghiên cứu tình hình cuộc sống người dân như thế nào và các nguy cơ, tình huống cĩ thể xảy ra khi thực hiện nội dung về việc cấm lưu hành xe 3,4 bánh tự chế này. Trong khi đĩ, xe lơi Trung Quốc dường như đã chờ sẵn trên thị trường, chỉ chờ ngày lệnh cấm xe 3,4 bánh tự chế cĩ hiệu lực thì nĩ sẽ xâm nhập ngay vào thị trường Việt Nam. Trong khi đĩ, các doanh nghiệp Việt nam và cơ quan hữu quan hầu như khơng cĩ động tĩnh gì về vấn đề này. Mà theo đánh giá của người dân thì xe lơi của Trung Quốc sản xuất cĩ thể được phép lưu hành vì cĩ thể nĩ sẽ đảm bảo được tính thẩm mỹ, tính an tồn kỹ thuật và việc đăng kiểm. Nhưng bên cạnh đĩ người dân cịn nhận xét loại xe này cĩ những điểm khơng thuận tiện như sau: thứ nhất là nĩ rộng chiều ngang, gần bằng xe tải nhỏ, như thế thì khĩ cĩ thể vào các hẻm nhỏ; thứ hai, xe này người điều khiển ngồi phía trước nên độ quan sát khơng rộng, bởi xe lơi Trung Quốc máy kéo là đầu máy hon đa, nhưng thùng phía sau rộng hơn phía trước, cĩ thể đầu xe đi qua nhưng đuơi chưa chắc đã qua lọt;

thứ ba, xe đĩ khi đã vào hẻm thì khĩ cĩ thể quay đầu, khơng như xe ba gác máy

Việt Nam hiện đang lưu hành, bởi xe ba gác Việt Nam cĩ thể quay đuơi xe ngược lại; thứ tư là giá cả của loại xe lơi Trung Quốc cao so với thu nhập của người dân chạy xe 3,4 bánh tự chế; cuối cùng nhiều người cịn hồi nghi về chất lượng của loại xe này. Theo ý kiến của một người dân thì “anh cứ nhìn xe Wave Trung Quốc là

biết, chạy rớt đầu hồi, giờ sản xuất thêm xe 3 bánh chắc cũng đỡ nhưng chất lượng thì chưa biết(biên bản phỏng vấn sâu số 2-nam, 61 tuổi chạy xe xích lơ trên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đường Ngơ Tất Tố, phường 21 quận Bình Thạnh).

Người dân cĩ nguyện vọng là: Nhà nước nên cĩ một cơ quan đứng ra thiết

kế một loại xe đảm bảo tính an tồn - kỹ thuật, chất lượng, kích thước, tính mỹ thuật, quy định rõ giờ giấc, tuyến đường và những hàng hĩa, khối lượng hàng hĩa được phép vận chuyển. Cũng theo người dân, nếu như nhà nước đứng ra đĩng loại

xe đĩ thì giá cả chỉ bằng một nửa giá xe của trung Quốc. Bởi theo họ, nhà nước cấm xe 3,4 bánh tự chế là do tình trạng ùn tắc giao thơng và tai nạn giao thơng diễn ra khá phức tạp, nên nhà nước mới ban hành Nghị quyết 32/2007 để kiềm chế, giảm tải tình trạng đĩ. Tuy nhiên, ùn tắc giao thơng và tai nạn giao thơng là do nhiều nguyên nhân khác nhau chứ khơng phải do xe 3,4 bánh là chủ yếu. Hơn nữa, tai nạn giao thơng được biết đến nhiều bởi xe hai bánh, ơ tơ, xe bus chứ chưa bao giờ nghe nĩi xe 3 bánh như ba gác, xích lơ hay xe đẩy tay gây tai nạn bao giờ. Một thực tế là việc thống kê những vụ tai nạn giao thơng do xe ba bốn bánh gây ra theo nhận định chủ quan của nhĩm nghiên cứu thì chưa cĩ con số cụ thể nào.

Khả năng và nguyện vọng của người dân như thế, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là cĩ nên cấm loại xe tự chế ba bốn bánh này hay khơng? Bởi đây là nét văn hĩa độc đáo của người Việt nĩi chung

và của thành phố Hồ Chí Minh nĩi riêng. Đây là nét riêng của quốc gia khi du khách nước ngồi đến Việt Nam, hãy tưởng tượng từng dịng xe xích lơ với những du khách nước ngồi đi dạo quanh thành phố

những địa điểm du lịch hàng ngày (Nguồn: Internet) thì đĩ là một nguồn thu nhập rất lớn của người dân chạy xích lơ, nĩ đã tạo cơng ăn việc làm cho khơng ít người dân sống với nghề này. Hơn nữa, thu nhập trung bình của những người chạy xe tự chế ba bốn bánh ở thành phố hiện nay là 1.8 triệu/tháng. So với nhiều cơng việc lao động phổ thơng khác thì khoản thu nhập này khá cao so với cuộc sống hiện tại của người dân khi trình độ của họ hạn chế, tuổi cao và chuyên mơn nghề nghiệp khơng cĩ. Hiện nay thì số lượng những người cĩ trình độ học vấn thấp và số lượng người nhập cư ở thành phố rất đơng. Mỗi nhĩm người đều cĩ cơng việc đặc trưng của riêng mình, nếu như khơng cĩ nhĩm người trên thì liệu những người trình độ cao, những người bận kinh doanh,...cĩ dọn rác mỗi sáng hoặc làm những việc mà những người dân chạy xe ba bốn bánh tự chế thường làm khơng?

Hơn nữa, khi cấm loại phương tiện này thì cơ quan hữu quan cĩ tính đến nhu cầu của loại xe ba bốn bánh tự chế này hiện nay ở thành phố? Hiện nay, thành phố với nhiều ngõ hẻm nhỏ hẹp thì loại phương tiện xe tự chế ba bốn bánh là phương tiện phù hợp nhất. Mặt khác, khi đưa ra lệnh cấm lưu hành xe tự chế ba bốn bánh thì nhà nước đã đưa ra được loại phương tiện thay thế khơng? Đĩ là nỗi băn khoăn

Một phần của tài liệu NGHỊ QUYẾT 32 VÀ KHẢ NĂNG ĐỔI NGHỀ CỦA NGƯỜI CHẠY XE TỰ CHẾ 3, 4 BÁNH (Trang 35 - 41)