Vì vậy, để có thể thúc đẩy hoạtđộng nhập khẩu phát triển thì việc không ngừng hoàn thiện và mở rộng hoạtđộng thanh toán hàng hóa nhập khẩu là yêu cầu thường xuyên và cần thiết củacác ngâ
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
§Ò tµi:
Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán hàng hóa nhập khẩu
tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương
Hai Bà Trưng.
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Hồng Ngọc
Sinh viên thực hiện: Bùi Thu Hương
Khoa: Tiền Tệ - Tín Dụng Quốc Tế
LỜI NÓI ĐẦU
Trang 21 Tính cấp thiết của đề tài:
Hoạt động nhập khẩu từ lâu đã được thừa nhận là một mặt hoạt động quantrọng của thương mại quốc tế, là một phương tiện quan trọng để phát triển nềnkinh tế Nhập khẩu cho phép khai thác các tiềm năng thế mạnh của đất nước, bổsung cho sản phẩm trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất nhưng chưa
đủ nhu cầu Bên cạnh đó, nhập khẩu còn có tác dụng hỗ trợ quá trình sản xuấttrong nước ngày càng phát triển
Với đặc điểm của nền kinh tế nước ta hiện nay, đi lên từ một xuất phátđiểm thấp và đang trong thời kỳ đầu của công cuộc Công nghiệp hóa – hiện đạihóa đất nước thì nhu cầu về nhập khẩu là rất cao, chúng ta cần phải nhập khẩumáy móc, thiết bị, kỹ thuật hiện đại cùng kinh nghiệm và kỹ năng quản lý đểphát triển những ngành kinh tế quan trọng, hỗ trợ cho sản xuất hàng xuất khẩu,ngoài ra cũng cần phải nhập một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu mà trong nướckhông sản xuất được phục vụ đời sống nhân dân Chính vì vậy, nhập khẩu luônchiếm tỉ trọng cao trong ngoại thương và cán cân thương mại của Việt nam vẫn
có xu hướng nhập siêu kéo dài
Thanh toán quốc tế hay thanh toán nhập khẩu là khâu cuối cùng của giaodịch mua bán hàng hóa hay dịch vụ, thanh toán nhập khẩu được tiến hành tốt thìgiá trị hàng hóa nhập khẩu mới được thực hiện Vì vậy, để có thể thúc đẩy hoạtđộng nhập khẩu phát triển thì việc không ngừng hoàn thiện và mở rộng hoạtđộng thanh toán hàng hóa nhập khẩu là yêu cầu thường xuyên và cần thiết củacác ngân hàng thương mại, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, hoạt động kinhdoanh trong lĩnh vực này của các ngân hàng đang có sự cạnh tranh gay gắt.Chi nhánh NHCT – HBT đã bắt đầu thực hiện nghiệp vụ thanh toánquốc tế từ khi mới thành lập năm 1988, tuy thời gian chưa dài nhưng ngânhàng đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần đáng kể vào thành tựuchung của toàn hệ thống, đồng thời giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu có hiệu quả Trong hoạt động thanh toán
Trang 3quốc tế, nghiệp vụ thanh toán hàng hóa nhập khẩu khá phát triển, và chiếm tỉtrọng lớn Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nghiệp vụ thanh toánquốc tế nói chung và nghiệp vụ thanh toán hàng hóa nhập khẩu nói riêng củachi nhánh vẫn còn một số khó khăn và tồn tại nhất định.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và được sự chỉ bảo tậntình của cô Nguyễn Hồng Ngọc cùng với sự giúp đỡ của các anh chị phòngTài trợ thương mại của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng,
em đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán hànghóa nhập khẩu tại chi nhánh Ngân Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng”
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích chủ yếu của đề tài này là tìm hiểu, phân tích tình hình thực tếcủa hoạt động thanh toán hàng hóa nhập khẩu tại chi nhánh NHCT HBT,đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân củanhững tồn tại Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt độngthanh toán hàng hóa nhập khẩu tại chi nhánh NHCT HBT
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu là một số vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt độngthanh toán hàng hóa nhập khẩu của các Ngân hàng thương mại nói chung và
đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán hàng hóa nhậpkhẩu tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng trên cơ sở thôngtin, số liệu từ năm 2001 đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng phối hợp với cácphương pháp nghiên cứu khoa học khác như: thống kê, so sánh, phân tích,tổng hợp…
Trang 45 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về thanh toán hàng hóa nhập khẩu.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán hàng hóa nhập khẩu tại chi
nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán hàng hóa nhập khẩu tại
chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Trang 51.1 Khái niệm, vai trò của thanh toán quốc tế
1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế
Trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia thường xuyên phải tiến hành nhữngmối quan hệ đa dạng và phức tạp trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội,ngoại giao, văn hóa, khoa học kỹ thuật,…trong đó quan hệ kinh tế chiếm một vịtrí quan trọng và là cơ sở cho các mối quan hệ quốc tế khác Khi tiến hành cáchoạt động này tất yếu nảy sinh những nhu cầu chi trả, thanh toán tiền tệ giữacác chủ thể ở các quốc gia khác nhau Từ đó nảy sinh nhu cầu thực hiện cáchoạt động thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, nảy sinh trên cơ
sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước nàyvới các tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với tổ chứcquốc tế thông qua mối quan hệ giữa các định chế tài chính – ngân hàng có liênquan
Khác với hoạt động thanh toán nội địa, trong quan hệ thanh toán quốc tếkhông chỉ đòi hỏi các chủ thể tuân thủ những quy định pháp lý quốc gia, màcòn phải tuân thủ cả những quy định pháp lý, các hiệp định, hiệp ước quốc tế,cũng như tập quán và thông lệ ở mỗi nước có quan hệ đối tác
1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế
1.1.2.1 Đối với nền kinh tế:
Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế đã và đang đặt các quốc gia trước nhu cầuphải hội nhập với bên ngoài thông qua việc phải tăng cường các mối quan hệkinh tế quốc tế trong đó thương mại quốc tế đóng vai trò nòng cốt, là cơ sở chocác mối quan hệ khác tồn tại và phát triển
Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của quá trình xuất nhập khẩu hànghóa, đảm bảo cho việc thực hiện giá trị hàng hóa Nếu thanh toán quốc tế được
Trang 6thực hiện tốt thì giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu mới được thực hiện Bên cạnh
đó, việc can thiệp, trợ giúp về mặt kỹ thuật và tài chính của ngân hàng sẽ giúphạn chế các rủi ro trong kinh doanh đối ngoại, bảo vệ quyền lợi của các bêntham gia hợp đồng ngoại thương tạo điều kiện cho thương mại quốc tế pháttriển thuận lợi
Mặt khác xuất nhập khẩu là một khoản mục quan trọng trong cán cânthanh toán quốc tế của một quốc gia thể hiện ở giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu.Giá trị này chỉ có thể được thực hiện thông qua hoạt động thanh toán quốc tế
Do đó, thanh toán quốc tế trực tiếp tác động tới cán cân thanh toán của mộtquốc gia Nếu thanh toán quốc tế được thực hiện một cách nhanh chóng, kịpthời, chính xác thì có thể hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, từ đó góp phần ổnđịnh tỷ giá, duy trì dự trữ ngoại hối và thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Ngoài ra, việc tham gia của ngân hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế
sẽ giúp nhà nước trong việc quản lý một cách có hiệu quả hoạt động kinh doanhxuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước, thực hiện tốt hơn luồng dichuyển ngoại tệ của một quốc gia dựa trên cán cân thanh toán quốc tế, đồngthời nắm bắt được tình hình thị trường thế giới, tự đánh giá khả năng hội nhậpvào nền kinh tế khu vực và thế giới, từ đó xây dựng chiến lược và thực thi cácchính sách đối ngoại phù hợp với từng thời kỳ
Tóm lại, việc thanh toán giữa các nước sẽ được thực hiện thông qua ngânhàng và vai trò của ngân hàng trong thanh toán quốc tế chính là chất xúc tác, làđiều kiện đảm bảo an toàn cho các bên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cũngnhư tài trợ cho họ trong hoạt động sản xuất kinh doanh Từ đó thúc đẩy hoạtđộng xuất nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển một cáchnhanh chóng, đồng thời nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế
1.1.2.2 Đối với hoạt động nhập khẩu:
Một trong những mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là mục tiêu lợinhuận, tuy nhiên việc đạt được mục tiêu này là không hề dễ dàng, nhất là với
Trang 7các doanh nghiệp xuất nhập khẩu bởi hoạt động của họ chịu ảnh hưởng trựctiếp bởi các yếu tố bên ngoài quốc gia như: tình hình thị trường thế giới, đạođức và khả năng thanh toán của các đối tác nước ngoài, các rủi ro có thể gặpphải trong quá trình vận chuyển hàng hóa, khả năng tiêu thụ sản phẩm trongtrường hợp bị từ chối thanh toán từ phía nước ngoài… Các doanh nghiệp nàychỉ có thể hoạt động hiệu quả khi các hợp đồng ngoại thương mà họ tham giađược thực hiện trôi chảy Điều này sẽ rất khó khăn nếu thiếu sự trợ giúp của cácngân hàng thông qua nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
Ngân hàng với tư cách là một tổ chức tài chính chuyên nghiệp có bề dàykinh nghiệm, có khả năng tài chính để tài trợ cho cả người bán và người mua,
có mạng lưới và quan hệ đại lý rộng khắp, có công nghệ kỹ thuật tiên tiến bậcnhất sử dụng trong thanh toán, do đó có thể thực hiện thanh toán quốc tế nhanhchóng, thuận tiện và chính xác nhất Sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế quangân hàng doanh nghiệp sẽ có khả năng xác định được năng lực thực hiện hợpđồng của các bên, giành được lợi thế trong quá trình đàm phán, ký kết hợpđồng, từ đó vươn tới những thương vụ lớn hơn
Thanh toán quốc tế cũng giúp doanh nghiệp thông qua hoạt động tư vấn,bảo lãnh, đảm bảo, giúp họ thực hiện tốt hợp đồng và nâng cao uy tín trên thịtrường quốc tế Đối với doanh nghiệp nhập khẩu thanh toán quốc tế qua ngânhàng sẽ giúp cho việc thanh toán được nhanh chóng, tạo lòng tin cho các đối tácđồng thời đảm bảo an toàn cho bản thân Đối với doanh nghiệp xuất khẩu thanhtoán quốc tế qua ngân hàng giúp họ thu tiền hàng nhanh chóng, kịp thời phục
vụ cho các hoạt động tiếp sau Ngoài ra trong trường hợp thiếu vốn, khách hàng
có thể được ngân hàng tài trợ xuất nhập khẩu như: cho vay ký quỹ mở L/C,chiết khấu chứng từ xuất khẩu,… giúp khách hàng không bỏ lỡ cơ hội kinhdoanh, thực hiện tốt hợp đồng ngoại thương hoặc giải quyết những khó khăntạm thời về vốn, từ đó làm cho thương mại ngày càng phát triển
Như vậy, với các phương thức thanh toán đa dạng cùng với sự trợ giúp về
kỹ thuật, tài chính và uy tín của các ngân hàng trong quá trình thực hiện thanh
Trang 8toán quốc tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể tiến hành hoạt động kinhdoanh với các đối tác ở từng mức độ quen biết khác nhau, từ đó hạn chế rủi rođồng thời bảo đảm quyền lợi của mình và góp phần quan trọng trong việc pháttriển hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.2.3 Đối với ngân hàng
Đối với ngân hàng than toán quốc tế ngày càng có vị trí và vai trò quantrọng bởi nó không chỉ là một dịch vụ thanh toán đơn lẻ mà còn hỗ trợ, bổ sungcho các mặt hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng
Thanh toán quốc tế tạo môi trường ứng dụng công nghệ ngân hàng: Hệthống ngân hàng của mỗi nước dù đã hay đang phát triển đều hết sức quan tâmđến họat động thanh toán quốc tế Tiêu chí của thanh toán quốc tế là nhanhchóng, kịp thời, chính xác Do đó, công nghệ tiến tiến của ngành ngân hàng đềuđược ứng dụng nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn các tiêu chí nêu trên Ngânhàng ở các nước đều có mức đầu tư đáng kể vào công nghệ thông tin, viễnthông và xử lý dữ liệu
Thanh toán quốc tế giúp ngân hàng tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại:thông qua việc bảo lãnh cho khách hàng trong nước, thanh toán cho ngân hàngnước ngoài, ngân hàng thực hiện thanh toán quốc tế sẽ có được những quan hệđại lý với ngân hàng và đối tác nước ngoài, Mối quan hệ này dựa trên cơ sở hợptác và tương trợ Với thời gian hoạt động nghiệp vụ càng lâu, mối quan hệ ngàycàng mở rộng Đây cũng là hiệu quả do thanh toán quốc tế mang lại
Thông qua nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể đa dạng hóadanh mục sản phẩm bằng cách cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thanh toán quốc tếcho khách hàng như chiết khấu bộ chứng từ, cho vay nhập khẩu, bảo lãnh nhậpkhẩu, dịch vụ tư vấn xuất nhập khẩu… Đồng thời tạo điều kiện cho ngân hàngphát triển các hoạt động nghiệp vụ khác như tín dụng, bảo lãnh, kinh doanhngoại hối,… Các dịch vụ này một mặt giúp ngân hàng tăng thêm thu nhập, mặt
Trang 9khác giúp ngân hàng hạn chế rủi ro và đáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp củacác doanh nghiệp xuất nhập khẩu, qua đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng.Dịch vụ thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng.Trong quá trình thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế cho khách hàng,ngân hàng yêu cầu khách hàng ký quỹ một khoản tiền tỉ lệ với giá trị mà ngânhàng sẽ bảo lãnh thanh toán Nguồn tiền này tương đối ổn định và phát sinhthường xuyên trong việc thực hiện các L/C nhập khẩu cho khách hàng Vì vậy,trong thời gian chờ đợi thanh toán, ngân hàng có thể sử dụng các khoản tiền này
để hỗ trợ thanh toán khi cần thiết, hoặc thậm chí sử dụng để kinh doanh, đầu tưngắn hạn kiếm lời
Nói tóm lại, hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại của cácngân hàng thương mại chính là hình thức chủ yếu để tài trợ ngoại thương chocác đơn vị xuất nhập khẩu Hoạt động thanh toán quốc tế vững mạnh góp phầnnâng cao uy tín của ngân hàng, thu hút thêm khách hàng, tăng thu nhập chongân hàng, góp phần cải tiến và hỗ trợ cho các sản phẩm của ngân hàng, mởrộng quan hệ đối ngoại và tạo điều kiện để hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.Ngược lại, khi các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, kinh doanh tiền tệ… hoạtđộng có hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán quốc tế phát triển
1.2 Các phương thức thanh toán hàng hóa nhập khẩu chủ yếu
Phương thức thanh toán quốc tế, hiểu một cách đơn giản, là một cách thứcnhất định, thông qua đó người mua trả tiền, nhận hàng và người bán nhận tiền,giao hàng Để phù hợp với tính đa dạng và phong phú của mối quan hệ thươngmại và thanh toán quốc tế người ta đã thiết lập những phương thức thanh toánkhác nhau Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, các bên đối tác trong quan
hệ thương mại quốc tế, sẽ lựa chọn và thỏa thuận với nhau cùng sử dụng mộtphương thức thanh toán phù hợp với lợi ích của cả hai bên
Trang 10Có ba phương thức thanh toán quốc tế được áp dụng phổ biến trong thanhtoán hàng hóa nhập khẩu là: phương thức thanh toán bằng chuyển tiền, phươngthức thanh toán nhờ thu và phương thức tín dụng chứng từ Ba phương thức này
có thể được áp dụng tùy theo mức độ tin cậy giữa hai bên trong quan hệ muabán:
Mức độ tin cậy Phương thức thanh toán Phí tổn
1.2.1 Phương thức chuyển tiền
1.2.1.1 Khái niệm
Thanh toán bằng chuyển tiền là một phương thức thanh toán, trong đókhách hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình,chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địađiểm nhất định
1.2.1.2 Các bên tham gia trong phương thức chuyển tiền:
- Người yêu cầu chuyển tiền (Remitter): là người yêu cầu ngân hàng thaymình thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài, thường là người nhập khẩu, ngườimắc nợ hoặc người có nhu cầu chuyển vốn
- Người thụ hưởng (Beneficiary): là người nhận được số tiền chuyển tớithông qua ngân hàng; thường là người xuất khẩu, chủ nợ hoặc nói chung làngười được chuyển tiền chỉ định
- Ngân hàng nhận ủy nhiệm chuyển tiền (Remitting Bank): là ngân hàngphục vụ người chuyển tiền
Trang 11- Ngân hàng chuyển tiền (Paying Bank): là ngân hàng trực tiếp trả tiền chongười thụ hưởng Thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàngchuyển tiền và ở nước người thụ hưởng.
1.2.1.3 Các hình thức chuyển tiền:
- Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T):
Là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyểntiền được thể hiện trong nội dung một bức điện, mà ngân hàng này gửi chongân hàng thanh toán, thông qua Telex hoặc mạng liên lạc viễn thông nhưSWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication)
- Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T):
Là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyểntiền được thể hiện trong nội dung một bức thư, mà ngân hàng này gửi cho ngânhàng thanh toán qua bưu điện
Nhìn chung, giữa hai hình thức chuyển tiền nêu trên, mỗi hình thức đều cónhững ưu nhược điểm riêng Chẳng hạn, với M/T, chi phí thấp nhưng thời gianthanh toán chậm, còn với T/T thì ngược lại Do đó, tùy hoàn cảnh cụ thể kháchhàng có thể chọn cho mình hình thức chuyển tiền thích hợp
Sơ đồ quá trình thanh toán chuyển tiền
Trang 12(1) Người xuất khẩu chuyển giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho ngườinhập khẩu.
(2) Người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hóa (hoặc bộ chứng từ hànghóa), nếu thấy phù hợp yêu cầu theo thỏa thuận đôi bên lập giấy ủy nhiệmchuyển tiền (lệnh chuyển tiền) gửi tới ngân hàng phục vụ mình
(3) Ngân hàng chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý(hoặc chi nhánh) – ngân hàng trả tiền
(4) Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởng
1.2.1.4 Quy trình thanh toán chuyển tiền hàng hóa nhập khẩu
(chuyển tiền đi):
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra đơn yêu cầu chuyển tiền
Bước 2: Lập chứng từ chuyển tiền đi
Bước 3: Thực hiện các bút toán kế toán thích hợp
Bước 4: Thực hiện thanh toán bồi hoàn cho ngân hàng thanh toán
Bước 5: Gửi chứng từ chuyển tiền đi.
Như vậy ta có thể thấy phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toánđơn giản về thủ tục và thanh toán tương đối nhanh Ngân hàng chỉ đóng vai tròtrung gian thu hộ tiền và được hưởng phí Tuy nhiên trong phương thức này,thường thì người nhập khẩu sau khi nhận được hàng rồi mới thanh toán tiền, do
(3)
(4) (2)
(1)
Ngân hàng CT (Remitting Bank)
Ngân hàng trả tiền (Paying Bank)
Người yêu cầu CT (Remitter)
Người thụ hưởng (Beneficiary)
Trang 13đó việc người xuất khẩu nhận được tiền hay không phụ thuộc rất nhiều vàothiện chí và khả năng thanh toán của người nhập khẩu, do đó khả năng rủi rotương đối nhiều.
Trong thực tiễn, phương thức thanh toán chuyển tiền thường được sử dụngtrong những trường hợp các bên có quan hệ mua bán tin tưởng, tín nhiệm nhau;thanh toán những hợp đồng có giá trị nhỏ; các khoản tiền ứng trước, đặt cọctiền hàng, thanh toán tiền dịch vụ (phí vận tải, bảo hiểm…); hoa hồng đại lý…
1.2.2 Phương thức nhờ thu
1.2.2.1 Khái niệm
Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi hoànthành nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho người nhậpkhẩu, lập bộ chứng từ thanh toán, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộtiền ở người nhập khẩu trên cơ sở bộ chứng từ thanh toán do mình lập ra
1.2.2.2 Các bên tham gia trong phương thức nhờ thu:
- Người ủy thác thu tiền: Là người xuất khẩu hoặc người cung ứng dịch vụ(người bán), là người gửi giấy nhờ thu, người phát hành hối phiếu đòi tiền(Remitter)
- Ngân hàng chuyển chứng từ nhờ thu (Remitting Bank): Là ngân hàngphục vụ nhà xuất khẩu, nhận sự ủy thác thu tiền
- Ngân hàng thu tiền (Collecting Bank): Là ngân hàng phục vụ nhà nhậpkhẩu, thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng chuyển chứng
từ, là ngân hàng xuất trình thu hộ tiền (Presenting Bank)
- Người trả tiền (Drawee): là người nhập khẩu, người sử dụng dịch vụcung ứng (người mua)
Trang 141.2.2.3 Các hình thức nhờ thu:
- Nhờ thu phiếu trơn:
Nhờ thu trơn là một hình thức thanh toán bằng nhờ thu, trong đó ngườixuất khẩu ủy nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người nhậpkhẩu, chỉ căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra Các chứng từ thương mại do bênxuất khẩu chuyển giao trực tiếp cho bên nhập khẩu, không qua ngân hàng
Sơ đồ tiến trình thanh toán nhờ thu phiếu trơn:
(1) Người xuất khẩu chuyển giao hàng hóa, đồng thời cũng chuyển giaochứng từ hàng hóa sang người nhập khẩu
(2) Người xuất khẩu lập hối phiếu và giấy nhờ thu, gửi tới ngân hàng phục
vụ mình nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu
(3) Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chuyển hối phiếu sang ngân hàngphục vụ người nhập khẩu để nhờ thu hộ tiền
(4) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển hối phiếu đòi tiền tớingười nhập khẩu
(5) Người nhập khẩu thanh toán tiền hoặc ký chấp nhận hối phiếu
(6) Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển tiền thu được (hoặc hốiphiếu đã ký chấp nhận) sang ngân hàng phục vụ người xuất khẩu
HĐTM
(3)
(5) (4)
(1)
(6)
Ngân hàng XK (Remitting Bank)
Ngân hàng NK (Collecting Bank)
Người xuất khẩu (Remitter) Người nhập khẩu(Drawee)
Trang 15(7) Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu thanh toán cho nhà xuất khẩu.
- Nhờ thu kèm chứng từ:
Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán trong đó người xuấtkhẩu ủy nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu,không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi kèm theo,yêu cầu ngân hàng chỉ trao bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi
họ đã thanh toán tiền hoặc ký chấp nhận thanh toán trên tờ hối phiếu có kỳ hạn
Sơ đồ tiến trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ
(1) Người xuất khẩu chuyển giao hàng hóa sang cho người nhập khẩutheo điều kiện của hợp đồng
(2) Người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán (bao gồm chứng từ hànghóa và hối phiếu) và viết giấy nhờ thu gửi tới ngân hàng phục vụ mình nhờ thu
hộ tiền ở người nhập khẩu
(3) Ngân hàng nhận ủy thác thu, chuyển bộ chứng từ thanh toán và giấynhờ thu sang ngân hàng phục vụ người nhập khẩu ở nước ngoài để thu tiềnngười nhập khẩu
(4) Ngân hàng thu tiền báo cho người nhập khẩu và đề nghị họ thanh toán.(5) Người nhập khẩu trả tiền hoặc ký chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn
(6) Ngân hàng thu tiền trao bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu để
họ đi nhận hàng
(HĐTM)
(5’) (5)
(4)
(1)
(7) (2)
(3)
(6)
Ngân hàng XK (Remitting Bank)
Ngân hàng NK (Collecting Bank)
Người xuất khẩu (Remitter)
Người nhập khẩu (Drawee)
Trang 16(7) Ngân hàng thu tiền chuyển số tiền thu được hoặc tờ hối phiếu đã được
ký chấp nhận sang ngân hàng bên người xuất khẩu
(8) Ngân hàng thanh toán tiền hoặc trao tờ hối phiếu đã được ký chấp nhậncho người xuất khẩu
Trong nhờ thu kèm chứng từ gồm hai loại:
- Nhờ thu D/P (Documents against Payment - trả tiền trao chứng từ): Sửdụng hối phiếu trả tiền ngay (Sight Draft) Ngân hàng thu tiền yêu cầu ngườinhập khẩu phải trả tiền ngay thì ngân hàng mới trao chứng từ hàng hóa chongười nhập khẩu
- Nhờ thu D/A (Documents against Acceptance - chấp nhận trao chứngtừ): Sử dụng hối phiếu có kỳ hạn (Tenor Draft) Quy trình nhờ thu D/A cũngtương tự nhờ thu D/P chỉ khác ở khâu thanh toán Theo D/A, người nhập khẩuchỉ phải ký chấp nhận trả tiền vào hối phiếu kỳ hạn thì sẽ được ngân hàng traochứng từ hàng hóa
Như vậy, trong phương thức thanh toán nhờ thu, ngân hàng ở cả hai bênnước nhà nhập khẩu lẫn nhà xuất khẩu chỉ tham gia với tư cách người trunggian đi thu tiền hộ, có nhận giữ các chứng từ liên quan đến hàng hóa, nhưngkhông bị ràng buộc trách nhiệm, không phải kiểm tra các chứng từ gửi nhờ thu,cũng như việc giấy nhờ thu có được nhà nhập khẩu chấp nhận và thanh toánhay không
Phương thức thanh toán này hoàn toàn dựa vào sự tín nhiệm lẫn nhau giữanhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, nó có đảm bảo hơn hình thức thanh toánchuyển tiền ở chỗ, nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng bên mua không giaochứng từ cho nhà nhập khẩu đi lấy hàng khi người nhập khẩu chưa thanh toántiền Tuy nhiên, tốc độ thanh toán vẫn chậm, rủi ro cho bên xuất khẩu vẫn lớn
1.2.2.4 Quy trình thanh toán nhờ thu hàng nhập khẩu:
Bước 1: Tiếp nhận, thông báo chứng từ nhờ thu:
Trang 17- Khi nhận được bộ chứng từ do nước ngoài chuyển đến, Ngân hàng thu hộ
sẽ đăng ký số tham chiếu và mở sổ theo dõi
- Kiểm tra tên, địa chỉ của ngân hàng nhận nhờ thu, nếu nhờ thu được gửinhầm cho NH mình, thanh toán viên điện báo cho ngân hàng gửi nhờ thu(Remitting Bank), nội dung thông báo phải nêu rõ chờ chỉ thị và yêu cầu thanhtoán điện phí và cước phí chuyển trả bộ chứng từ
- Kiểm tra tên, địa chỉ của khách hàng nhận nhờ thu Trường hợp khôngphải khách hàng giao dịch với ngân hàng mình, hoặc khách hàng từ chối nhậnchứng từ từ ngân hàng mình, thanh toán viên cũng thông báo ngay cho ngânhàng gửi nhờ thu, nội dung cần nêu rõ chờ chỉ thị và yêu cầu thanh toán cáckhoản phí liên quan
- Kiểm tra số lượng của từng loại chứng từ so với liệt kê chứng từ trên Thưnhờ thu và số tiền trên Thư nhờ thu
- Kiểm tra chỉ thị nhờ thu, hình thức nhờ thu trên Thư nhờ thu Nếu chỉ thịnhờ thu không rõ ràng, không dẫn chiếu URC 522, hình thức nhờ thu khôngthực hiện được, phải điện thông báo ngay cho ngân hàng gửi nhờ thu
- Lập giấy báo chứng từ nhờ thu hàng nhập khẩu, gửi khách và lưu hồ sơnhờ thu; hạch toán nhập ngoại bảng số tiền trên chứng từ nhờ thu nhận được
Bước 2: Giao chứng từ nhờ thu và thanh toán hoặc chấp nhận
* Nhờ thu theo hình thức chấp nhận thanh toán giao chứng từ (D/A):
- Sau khi khách hàng có cam kết trả tiền bằng văn bản hoặc ký chấp nhậnthanh toán hối phiếu vào ngày đáo hạn, thanh toán viên sẽ:
+ Giao chứng từ cho khách hàng
+ Lập thông báo cho ngân hàng gửi nhờ thu về việc chấp nhận trả tiền củangười nhập khẩu và ngày trả tiền
+ Vào sổ theo dõi chi tiết các bộ chứng từ nhờ thu đã giao cho khách hàng
và gửi thông báo chấp nhận thanh toán; đồng thời hạch toán xuất ngoại bảng sốtiền trên chứng từ đã giao cho khách hàng
Trang 18- Đến hạn thanh toán, yêu cầu khách hàng trả tiền và lập điện trả tiền theochỉ thị nhờ thu; đồng thời tiến hành thu các khoản phí theo quy định.
* Nhờ thu theo hình thức thanh toán giao chứng từ (D/P)
- Trường hợp thanh toán trả tiền ngay (D/P at sight): Khi nhận được tiềnthanh toán của khách hàng, thanh toán viên giao chứng từ cho khách hàng, yêucầu khách hàng ký nhận; sau đó lập điện trả tiền theo chỉ thị nhờ thu; thu phítheo quy định đồng thời hạch toán xuất ngoại bản số tiền trên chứng từ đã giaocho khách hàng
- Trường hợp thanh toán hối phiếu có kỳ hạn (D/P At X days Sight):Thanh toán viên chỉ giao chứng từ khi hối phiếu đã được chấp nhận và đượcthanh toán Khách hàng có thể ký quỹ 100% trị giá hối phiếu để nhận ngay bộchứng từ hoặc thanh toán vào ngày đáo hạn để nhận chứng từ
Bước 3: Từ chối thanh toán nhờ thu
Khách hàng có văn bản từ chối nhận chứng từ:
- Từ chối thanh toán một phần hoặc toàn bộ (D/P)
- Từ chối chấp nhận thanh toán một phần hoặc toàn bộ (D/A)
Thanh toán viên sẽ lập điện thông báo gửi ngân hàng nhờ thu, ghi rõ:
“Chúng tôi đang giữ chứng từ chờ sự định đoạt của các ngài” Sau 60 ngày, kể
từ ngày thông báo mà vẫn không nhận được chỉ thị của ngân hàng gửi nhờ thu,thanh toán viên lập giấy báo gửi trả lại chứng từ cho ngân hàng gửi nhờ thu vàkhông chịu trách nhiệm gì
Trang 19Tín dụng chứng từ là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đómột ngân hàng (ngân hàng phát hành) theo yêu cầu của một khách hàng (ngườiyêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả tiền cho người thứ ba, hoặc trả cho bất cứ ngườinào theo lệnh của người thứ ba đó (người thụ hưởng); hoặc sẽ trả, chấp nhận,chiết khấu hối phiếu do người thụ hưởng phát hành; hoặc cho phép ngân hàngkhác trả tiền, chấp nhận hay chiết khấu hối phiếu đó, khi người thụ hưởng xuấttrình đầy đủ các chứng từ đã quy định và mọi điều khoản, điều kiện của thư tíndụng đã được thực hiện đầy đủ.
Thư tín dụng là một văn bản do ngân hàng phát hành mở ra, trên cơ sở yêucầu của người nhập khẩu; trong đó ngân hàng này cam kết trả một số tiền nhấtđịnh, trong một thời hạn nhất định cho người thụ hưởng, nếu họ xuất trình đầy
đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với điều kiện và điểu khoản đã quy địnhtrong thư tín dụng
1.2.3.2 Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ:
- Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant): là người mua, người nhậpkhẩu
- Ngân hàng phát hành (The Issuing Bank): Là chủ thể phát hành và thựchiện cam kết thanh toán có điều kiện đối với nhà xuất khẩu khi họ xuất trình bộchứng từ hoàn hảo
- Người hưởng lợi (Beneficiary): Thường là người xuất khẩu, là ngườiđược hưởng số tiền trên L/C nếu chứng từ phù hợp với L/C đó
- Ngân hàng thông báo (The Advising Bank): Là ngân hàng phục vụ ngườixuất khẩu Ngân hàng thông báo thư tín dụng có thể là ngân hàng chi nhánhhoặc ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng
Ngoài ra, có thể có thêm một số ngân hàng khác tham gia quá trình thanhtoán như:
Trang 20- Ngân hàng xác nhận (The Confirming Bank): là ngân hàng được chỉ địnhtrong tín dụng chứng từ, thực hiện xác nhận (đảm bảo) tín dụng theo yêu cầucủa ngân hàng phát hành Đây là thường là một ngân hàng lớn, có uy tín và cóthể đồng thời là ngân hàng thông báo.
- Ngân hàng chỉ định (The Nominated Bank): tùy từng loại thư tín dụng
mà ngân hàng này được chỉ định thực hiện một trong các nghiệp vụ: thanh toán(Nominated Paying Bank); chấp nhận (Nominated Accepting Bank); chiết khấu(Nominated Negotiating Bank)
- Ngân hàng bồi hoàn (The Reimbursing Bank): là ngân hàng được ngânhàng phát hành ủy nhiệm thực hiện thanh toán giá trị tín dụng thư cho ngânhàng được chỉ định thanh toán hoặc chiết khấu, thường tham gia trong trườnghợp giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng được chỉ định không có quan hệ tàikhoản
Sơ đồ tiến trình thanh toán L/C
(1) Trên cơ sở hợp đồng thương mại, người nhập khẩu viết đơn yêu cầu
mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng, gửi tới ngân hàng phát hành
(2) Ngân hàng của người nhập khẩu căn cứ vào đơn xin mở tín dụng, nếuđáp ứng các yêu cầu ngân hàng sẽ phát hành tín dụng thư và thông qua ngân
(HĐTM) (4)
(6) (3) (5) (9) (1)
(10)
(8) (7) (2)
Ngân hàng phát hành (Issuing Bank)
Ngân hàng thông báo
(Advising Bank)
Người yêu cầu
mở tín dụng thư (Applicant)
Người thụ hưởng (Beneficiary)
Trang 21hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu yêu cầu ngân hàng thông báo tớingười thụ hưởng.
(3) Ngân hàng thông báo khi nhận được thư tín dụng sẽ khẩn trương thôngbáo, chuyển giao thư tín dụng này cho người xuất khẩu
(4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận nội dung thư tín dụng đã mở thì tiếnhành giao hàng theo điều kiện của hợp đồng
(5) Sau khi hoàn thành việc giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từthanh toán theo thư tín dụng, gửi tới ngân hàng thông báo đề nghị thanh toán(6) Ngân hàng được chỉ định là ngân hàng thanh toán, tiến hành kiểm tra
bộ chứng từ nếu thấy phù hợp các điều khoản trong thư tín dụng thì tiến hànhthanh toán cho người xuất khẩu (hoặc chấp nhận, hoặc chiết khấu)
(7) Sau khi đã thanh toán, ngân hàng chuyển bộ chứng từ sang cho ngânhàng phát hành và đòi tiền
(8) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy đáp ứng nhữngđiều kiện của thư tín dụng thì hoàn lại tiền cho ngân hàng thanh toán
(9) Ngân hàng phát hành thông báo cho người nhập khẩu biết bộ chứng từ
đã đến, đề nghị họ làm thủ tục thanh toán
(10) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp thì tiến hànhtrả tiền (hoặc chấp nhận), ngân hàng sẽ trao chứng từ để họ đi nhận hàng Trongtrường hợp người nhập khẩu không thanh toán thì ngân hàng cũng không trao
bộ chứng từ cho họ
Như vậy, trong thực tế khi các bên mua bán chưa có sự tín nhiệm nhau, thìthanh toán L/C là phương thức phổ biến, được các bên tham gia hợp đồng ngoạithương ưa chuộng vì nó bảo vệ quyền lợi, bình đẳng cho tất cả các bên (ngườimua, người bán, ngân hàng) Tuy nhiên chi phí sử dụng phương thức tín dụngchứng từ cao hơn nhiều so với các phương thức thanh toán khác Khách hàngthường phải trả các khoản phí như: phí mở L/C, phí thông báo, phí xác nhận,…Mặt khác để mở được L/C khách hàng nhập khẩu thường phải có một khoảntiền ký quỹ, nghĩa là họ phải có một khả năng tài chính nhất định hoặc nếu
Trang 22không phải ký quỹ thì người nhập khẩu phải là khách hàng truyền thống và có
uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng mở L/C; điều này hạn chế phần nàocác giao dịch ngoại thương
1.2.3.3 Quy trình thanh toán LC hàng nhập khẩu:
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Điều kiện phát hành LC:
- Có tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng
- Đơn xin mở LC
- Hợp đồng ngoại thương (bản sao)
- Giấy phép đăng ký hành nghề kinh doanh
Với LC trả chậm ngoài những tài liệu trên, cần có thêm:
- Phương án tiêu thụ hàng để thanh toán tiền hàng NK
- Đơn xin bảo lãnh và cam kết trả nợ
Đơn xin mở L/C chính là cơ sở pháp lý ràng buộc mối quan hệ và cũng là
cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp giữa người xin mở L/C và Ngân hàng mởL/C Đơn xin mở L/C và hợp đồng ngoại thương cũng là yếu tố quyết định nộidung của L/C
Bước 2: Thực hiện ký quỹ và thu phí phát hành LC:
Trang 23Đối với L/C xác nhận, đơn vị phải ký quỹ 100% giá trị L/C
Trường hợp không ký quỹ đủ 100%, trong L/C sẽ yêu cầu vận đơn hoặc 3bản gốc phải gửi cho ngân hàng hoặc vân đơn phải lập theo lệnh của ngân hàng(loại vân đơn này sẽ được ngân hàng ký hậu trước khi giao cho người nhậpkhẩu đi nhận hàng)
- Đăng ký số tham chiếu LC
- Phát hành bằng điện: Nếu thông qua mạng SWIFT, dùng mẫu điện MT700/701 Nếu bằng TELEX phải sử dụng mã riêng Nếu bằng thư, sử dụng mẫuđiện MT 700/701 kèm theo thư LC phát hàng bằng thư và TELEX phải dẫnchiếu UCP 500
* Phát hành LC xác nhận:
- Ghi rõ tên, địa chỉ cụ thể của ngân hàng xác nhận trong LC
- Nếu phí xác nhận do người nhập khẩu chịu, cần xác định nguồn tiền trảphí xác nhận, ngân hàng không cho vay khoản này
- Nếu phí xác nhận do người xuất khẩu chịu, phải ghi cụ thể trong LC
- Trường hợp ngân hàng thông báo đồng thời là ngân hàng xác nhận, thìtrong LC phải ghi: “ Please add your confirmation” và chỉ rõ phí xác nhận do aichịu Còn nếu không thì phải liên hệ một ngân hàng đại lý có quan hệ tốt để yêucầu họ làm ngân hàng xác nhận
Trang 24- Nếu ngân hàng xác nhận yêu cầu ký quỹ thì ngân hàng thông báo chongười nhập khẩu biết và yêu cầu chuyển tiền ký quỹ.
* LC chỉ định ngân hàng hoàn trả hoặc cho phép tự động ghi nợ
Để thực hiện chỉ định ngân hàng hoàn trả, cần phải có điều kiện nhất định:
- LC hạn chế thanh toán tại một ngân hàng chiết khấu có tín nhiệm vớingân hàng phát hành
- NH được chỉ định hoàn trả phải là ngân hàng giữ tài khoản và là ngânhàng đại lý của ngân hàng phát hành
Trong LC cần nêu rõ thông tin:
- Chỉ định tên ngân hàng hoàn trả
- Ủy quyền cho ngân hàng đòi tiền được đòi tiền từ ngân hàng hoàn trả khichứng từ phù hợp
- Trong LC phải dẫn chiếu “việc hoàn trả trong LC này tuân thủ theo Cácquy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng số 525 Phòng thương mạiquốc tế”
- Sau khi phát hành LC, ngân hàng phát hành ủy quyền hoàn trả gửi ngânhàng hoàn trả
Bước 4: Tu chỉnh LC
Trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương, có thể nảy sinh nhữngthay đổi so với những thỏa thuận ban đầu dẫn tới những thỏa thuận điều chỉnhhợp đồng giữa hai bên Từ đó phát sinh nhu cầu tu chỉnh nội dung LC đã mở.Với LC không hủy ngang, việc tu chỉnh chỉ được tiến hành trên cơ sở có sựthỏa thuận của tất cả các bên tham gia Với LC xác nhận phải có thêm sự chấpthuận của ngân hàng xác nhận
- Đối với những tu chỉnh tăng giá trị của LC, đơn vị yêu vầu mở LC phải
ký quỹ thêm phần giá trị gia tăng
- Trường hợp cần có ý kiến của người hưởng lợi về sửa đổi LC, trong nộidung cần ghi rõ: “Đề nghị…trả lời về việc chấp nhận sửa đổi này Trong vòng 7
Trang 25ngày làm việc kể từ ngày điện, chậm nhất là ngày…không nhận được ý kiến gì
từ phía…sửa đổi này coi như được chấp nhận”
Nếu phí tu chỉnh do người hưởng lợi chịu, trong bản ru chỉnh phải ghi rõ:
“Phí tu chỉnh sẽ trừ vào tiền hàng khi thanh toán”
- Khi LC hết hạn hiệu lực sau 60 ngày, ngân hàng sẽ hủy số dư và hoàn trả
ký quỹ (nếu có)
- Ngân hàng không chấp nhận hủy L/C trong trường hợp:
+ Khách hàng đã nhận hàng thông qua bảo lãnh nhận hàng của ngân hàng.+ Có tranh chấp thương mại, mặc dù hai bên mua bán thỏa thuận nhưngchưa được sự chấp thuận hủy LC của các ngân hàng liên quan
Bước 6: Nhận, kiểm tra và xử lý bộ chứng từ
* Tiếp nhận điện đòi tiền:
- Với điện thông báo chứng từ phù hợp kiêm đòi tiền:
+ Kiểm tra đối chiếu với điều kiện thanh toán, chỉ dẫn thanh toán đã đượcquy định trong LC
+ Kiểm tra nguồn tiền để thanh toán LC, đồng thời báo ngay cho kháchhàng về việc nước ngoài đòi tiền và ngân hàng thực hiện trả tiền
- Với điện thông báo chứng từ không phù hợp:
Thông báo ngay cho khách hàng biết và đề nghị họ trả lời ngay bằng vănbản Căn cứ vào đó, ngân hàng phát hành thông báo cho nước ngoài về việc từchối, chấp nhận thanh toán
* Kiểm tra bộ chứng từ:
Trang 26Sau khi tiếp nhận bộ chứng từ thanh toán, ngân hàng thông báo ngay chokhách hàng biết để họ có kế hoạch chuẩn bị thanh toán và nhận hàng Bộ chứng
từ sẽ chỉ được trao cho khách hàng khi ngân hàng phát hành đã kiểm tra với sựcẩn thận thích đáng để đảm bảo các chứng từ phù hợp với mọi điều khoản vàđiều kiện của LC
* Xử lý chứng từ sau khi kiểm tra
+ Nếu chấp nhận, nhà nhập khẩu phải gửi công văn chấp nhận bất hợp lệđến ngân hàng và tiến hành làm thủ tục thanh toán
+ Nếu người nhập khẩu không chấp nhận, ngân hàng cũng phải thông báocho ngân hàng nước ngoài biết, yêu cầu họ chỉnh sửa, bổ sung cho đến khi hoànchỉn bộ chứng từ mới tiến hành làm thủ tục thanh toán
- Đối với bộ chứng từ đòi tiền và đã trả tiền bằng điện:
+ Đối với những bộ chứng từ nước ngoài đã thông báo phù hợp, khi kiểmtra nếu thấy sai sót, ngân hàng sẽ điện yêu cầu nước ngoài hoàn trả lại số tiền đãthanh toán, đồng thời thông báo để khách hàng biết
- Đối với bộ chứng từ đòi tiền bằng thư:
+ Thông báo ngay cho khách hàng bằng văn bản, nêu rõ các bất hợp lệ vàyêu cầu khách hàng trả lời trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đượcthông báo Nếu người nhập khẩu không chấp nhận bất hợp lệ, ngân hàng sẽthông báo ngay cho nước ngoài, nói rõ những bất hợp lệ và đang giữ chứng từ
Trang 27chờ sự định đoạt của họ Còn nếu người mua chấp nhận các bất hợp lệ thì ngânhàng sẽ tiến hành thanh toán.
- Trường hợp bộ chứng từ hợp lệ: Ngân hàng sẽ thông báo cho khách hàngbiết để tiến hành thủ tục thanh toán
Bước 7: Thanh toán LC
- Đối với LC xác nhận: Khi ngân hàng thông báo xuất trình chỉ thị về bộchứng từ hợp lệ cho ngân hàng xác nhận, thì đồng thời ngân hàng thông báo tựđộng ghi nợ tài khoản của ngân hàng xác nhận tại ngân hàng mình Lúc nàyngân hàng xác nhận sẽ gửi thông báo cho ngân hàng phát hành, thông báo rằngtrong phạm vi 3 ngày sẽ ghi Nợ tài khoản của ngân hàng phát hành
- Đối với LC không xác nhận: Thông thường thời hạn thanh toán là 7ngày Tuy nhiên ngân hàng phát hành LC cố gắng thanh toán càng sớm càng tốtnhằm tăng uy tín của mình trên phạm vi quốc tế
- Đối với LC trả chậm: Đối với bộ chứng từ phù hợp LC, ngân hàng sẽchấp nhận hối phiếu hoặc ký hậu hối phiếu cam kết thanh toán khi đến hạnchuyển cho ngân hàng thông báo Trước thời hạn trả tiền 15 ngày ngân hàng sẽnhắc nhở người nhập khẩu chuẩn bị tiền thanh toán
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán hàng hóa nhập
khẩu của ngân hàng thương mại
1.3.1 Nhân tố khách quan:
- Các chính sách kinh tế vĩ mô:
Các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước có mục đích là điều tiết các hoạtđộng kinh tế nhằm đem lợi ích tốt nhất cho đất nước Sự ổn định và tính đúngđắn của các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có tác động lớn đến hoạtđộng xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và thanh toán quốc tế Ví dụ như chínhsách thuế của Nhà nước, khi thuế nhập khẩu cao, hàng hóa nhập khẩu vào nước
đó giảm và hoạt động thanh toán quốc tế sẽ giảm theo, hoặc khi Nhà nước cấm
Trang 28nhập khẩu một mặt hàng nào đó thì cũng tác động tương tự tới hoạt động thanhtoán quốc tế.
Chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nước cũng tác động đến sự sôi độnghay trầm lắng trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toánhàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng Việc đưa ra các quyết định mang tính chiếnlược là bảo hộ mậu dịch hay tự do hóa mậu dịch có ảnh hưởng lớn đến việcxuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp, từ đó gián tiếp tác động đếnhoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu của các ngân hàng
Bên cạnh đó, chính sách quản lý ngoại hối của Chính Phủ nếu không đúngđắn, không bám sát cung cầu trên thị trường cũng sẽ tác động xấu đến các ngânhàng trong việc cân đối ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế
- Hệ thống pháp luật:
Hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu của ngân hàng là một hoạtđộng chứa đựng nhiều rủi ro, các bên tham gia thường xuyên xảy ra các tranhchấp và kiện tụng Vì vậy khung pháp lý chính là cơ sở để hướng dẫn các bêngiải quyết tranh chấp, giảm thiểu tối đa rủi ro, hoạt động một cách chặt chẽ, quytắc và hiệu quả hơn Một hệ thống Pháp luật đồng bộ, có hiệu quả và thống nhấtvới các thông lệ Quốc tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động Thanh toánquốc tế của ngân hàng
- Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội:
Do liên quan đến nhiều lĩnh vực ngành nghề và đối tượng kinh tế củanhiều quốc gia khác nhau, hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt độngthanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ củamôi trường kinh tế - chính trị - xã hội của các quốc gia Sự biến động về chínhtrị của nước bạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và việc thực hiện thỏathuận giữa các bên, hay sự suy thoái kinh tế sẽ ảnh hưởng bất lợi đến tự dothương mại, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởngđến quá trình thanh toán Đây gọi là loại rủi ro chính trị hay rủi ro bất khảkháng mà không được bảo hiểm và có thể gây thiệt hại lớn cho các ngân hàng
Trang 29- Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua mộtđồng tiền khác Sự biến động của tỷ giá có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt độngngoại thương và điều đó cũng có nghĩa là hoạt động thanh toán quốc tế cũngchịu sự tác động của tỷ giá hối đoái Khi tỷ giá hối đoái giảm thì khối lượnghàng hóa nhập khẩu có xu hướng tăng và ngược lại
Từ khi ký kết hợp đồng ngoại thương cho đến khi hoàn tất công việc giaohàng và thanh toán tiền hàn sẽ mất nhiều thời gian bởi có khoảng cách lớn vềđịa lý giữa nước người mua và người bán, và chính trong khoảng thời gian này,
sự biến động về tỷ giá tất yếu dẫn đến việc gây thiệt hại cho người mua hoặcngười bán
Sự thay đổi bất thường của tỷ giá còn gây ảnh hưởng không tốt đến việcmua bán ngoại tệ của ngân hàng Việc cân nhắc đến mua hoặc bán ngoại tệ trởnên khó khăn hơn nhiều khi thị trường có biến động bất thường Hậu quả lànguồn ngoại tệ phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế bị xáo trộn và nhiều khi
để duy trì tốt hoạt động thanh toán quốc tế thì ngân hàng phải chịu những thiệtthòi lớn
Chính vì vậy, trong hoạt động ngoại thương, các bên tham gia luôn phảichú ý đến yếu tố tỷ giá, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng và dự đoán được sự biếnđộng của tỷ giá để hạn chế thấp nhất những rủi ro mà tỷ giá hối đoái gây ra,đồng thời cũng tận dụng những biến động có lợi cho mình
- Các nhân tố về phía khách hàng:
Thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu là một lĩnh vực hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng ra đời trên cơ sở nhu cầu của khách hàng là các doanh nghiệpxuất nhập khẩu Nếu doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, trình độnghiệp vụ ngoại thương vững chắc thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàngkhi tiến hành nghiệp vụ thanh toán của mình, tránh được các tranh chấp khôngcần thiết, từ đó thúc đẩy nhanh tốc độ và chất lượng thanh toán quốc tế
Trang 30Ngân hàng trên phương diện là người cung ứng các dịch vụ luôn luôn phảitìm cách đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên ngân hàngcũng phải luôn đề phòng các rủi ro mà chính khách hàng có thể mang lại chomình, và một trong những rủi ro đó là rủi ro đạo đức Trước tiên là từ phía nhàxuất khẩu, nếu người xuất khẩu có hành vi lừa đảo, anh ta sẽ lợi dụng vào tínhđộc lập giữa bộ chứng từ thanh toán và tình hình giao hàng thực tế để lập bộchứng từ giả mạo phù hợp với L/C để đòi tiền hàng trong khi thực tế lại giaohàng thiếu, xấu, khác chủng loại thậm chí không giao hàng… Vấn đề chứng từgiả mạo hiện đang là vấn đề khó khăn chưa có giải pháp xử lý nào quy địnhtrong UCP 500 Thứ hai là từ phía nhà nhập khẩu, người nhập khẩu có thể vìnhững lý do riêng cố tình viện cớ bộ chứng từ có lỗi để trì hoãn việc thanh toáncho ngân hàng nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng, thậm chí có thể từ chốikhông nhận hàng và không thanh toán cho ngân hàng Do đó, để hạn chế rủi rongân hàng cần làm tốt công tác thẩm định khách hàng và có mức ký quỹ phùhợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau.
1.3.2 Nhân tố chủ quan:
- Định hướng kinh doanh của NHTM
Một chính sách phát triển dịch vụ hấp dẫn, định hướng kinh doanh đúngđắn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng thu hút khách hàng nhiều hơn Khi tạo được
ấn tượng tốt, làm hài lòng khách hàng bằng sự tiện ích nhanh gọn, đầy đủ sẽkhiến cho khách hàng sử dụng tất cả ác dịch vụ của ngân hàng, góp phần nângcao hiệu quả hoạt động ngân hàng
- Các quy định cụ thể của ngân hàng:
Các quy định về quy trình nghiệp vụ và tỷ lệ phí áp dụng trong ngân hàng
là sự cụ thể hóa quy định trong ngân hàng của Nhà nước, các thông lệ quốc tếtrong ngoại thương và thanh toán quốc tế trên cơ sở điều kiện và khả năng củangân hàng Một hệ thống các quy định cụ thể, rõ ràng, đồng bộ về quy trình tiếnhành các nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng như các hướng dẫn chi tiết biểu phí
Trang 31áp dụng cho các đối tượng khách hàng chính là cơ sở để cán bộ ngân hàng thựchiện tốt các hoạt động nghiệp vụ của mình, đồng thời cũng là cơ sở để lãnh đạongân hàng thực hiện chức năng quản lý, đảm bảo cho ngân hàng hoạt động antoàn, hiệu quả và đem lại lợi nhuận.
- Công nghệ ngân hàng
Khoa học công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vựckinh doanh, đặc biệt là kinh doanh ngân hàng Vì vậy, trang thiết bị, kỹ thuậttiên tiến, phù hợp với khả năng tài chính, phạm vi quy mô hoạt động sẽ giúpngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán với chi phí hợp lý, nhanh chóng, kịpthời, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đồng thời giúp các nhà quản lý ngânhàng kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động thanh toán quốc tế, bám sát tình hìnhthực tế và nhu cầu của khách hàng, từ dó điều chỉnh kịp thời trong hoạt động và
đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn cho tương lai
- Trình độ đội ngũ công nhân viên:
Con người là yếu tố quyết định sự thành bại trong kinh doanh ngân hàngcũng như trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác Trong điều kiện xã hộingày càng phát triển, nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng đòi hỏi chất lượngđội ngũ thanh toán quốc tế được nâng cao tương ứng Đặc biệt là hoạt độngthanh toán quốc tế chứa đựng rất nhiều rủi ro, có những rủi ro xảy ra do chính
sự không cẩn thận hoặc do trình độ hạn chế của cán bộ ngân hàng, ví dụ như rủi
ro trong khâu thẩm định khách hàng, khâu kiểm tra chứng từ, thanh toán tíndụng chứng từ,…chính vì vậy ngân hàng cần luôn luôn phải nâng cao trình độcủa đội ngũ công nhân viên và tuyển chọn kỹ lưỡng những người có năng lực.Một đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế thành thạo trong xử lý nghiệp vụ, có khảnăng giao tiếp, nhận biết được nhu cầu và có phẩm chất đạo đức tốt sẽ góp phầnkhông nhỏ trong việc tăng khả năng cạnh tranh, thu hút khách hàng, và tạo rahình ảnh đẹp về ngân hàng trên thị trường
Trang 32- Công tác tổ chức, quản lý của ngân hàng
Tổ chức của ngân hàng được sắp xếp một cách khoa học, đặc biệt sự phốihợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các bộ phận trong một phòng, giữa các phòngban trong ngân hàng, sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng,giúp ngân hàng có thể thực hiện tốt các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, giảmthiểu rủi ro, nâng cao khả năng cạnh tranh và đạt mục tiêu lợi nhuận
Trang 33CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG HÀ NỘI
2.1 Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng 2.1.1 Lịch sử hình thành
Ngân hàng Công thương khu vực II Hai Bà Trưng là một chi nhánh củangân hàng Công thương Việt nam Sau khi thực hiện nghị định số 53/HĐBTngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt namchuyển sang cơ chế ngân hàng hai cấp, từ một chi nhánh NHNN cấp quận vàmột chi nhánh ngân hàng kinh tế cấp quận thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng,trực thuộc NHNN thành phố Hà nội chuyển thành chi nhánh NHCT khu vực
I và II quận Hai Bà Trưng trực thuộc NHCT thành phố Hà nội thuộc NHCTViệt nam Tại quyết định số 93/NHCT – TCCB ngày 1/4/1993 của Tổnggiám đốc NHCT Việt nam sắp xếp lại bộ máy tổ chức NHCT trên địa bàn Hànội theo mô hình quản lý hai cấp của NHCT Việt nam, bỏ cấp thành phố, haichi nhánh NHCT khu vực I và II Hai Bà Trưng là những chi nhánh trựcthuộc NHCT Việt nam được tổ chức hạch toán kinh tế và hoạt động như cácchi nhánh NHCT cấp tỉnh, thành phố Kể từ ngày 1/9/1993, theo quyết địnhcủa Tổng giám đốc NHCT Việt nam, sát nhập chi nhánh NHCT khu vực I vàchi nhánh NHCT khu vực II Hai Bà Trưng Như vậy kể từ ngày 1/9/1993trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (Hà nội) chỉ còn duy nhất một chi nhánhNHCT
Hiện nay, NHCT khu vực II Hai Bà Trưng đã vượt qua những khó khănban đầu và khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thịtrường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạnglưới giao dịch, đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh tiền tệ Mặt khác ngân
Trang 34hàng còn thường xuyên tăng cường việc huy động vốn và sử dụng vốn, thayđổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theođịnh hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Để thực hiện chiến lược đa dạng hóa các phương thức, hình thức, giảipháp huy động vốn trong và ngoài nước, đa dạng hóa các hình thức kinhdoanh và đầu tư, từ năm 1993 trở lại đây NHCT khu vực II Hai Bà Trưng đãthu được nhiều kết quả trong hoạt động kinh doanh, từng bước khẳng địnhmình trong môi trường kinh doanh mới mang đầy tính cạnh tranh
2.1.2 Mô hình tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương
Hai Bà Trưng
Chuyển mới mô hình tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Công ThươngHai Bà Trưng theo dự án hiện đại hóa ngân hàng Công Thương, gồm có cácphòng ban, nghiệp vụ sau:
(1) Phòng Kế toán giao dịch: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giaodịch trực tiếp với khách hàng, tổ chức hạch toán kế toán theo quy định củaNhà nước và của Ngân hàng Công thương Việt nam Cung cấp các dịch vụngân hàng theo quy định của NHNN và NHCT Quản lý hệ thống giao dịchtrên máy, quản lý quỹ tiền mặt trong ngày, thực hiện nhiệm vụ tư vấn chokhách hàng về sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng
(2) Phòng Tài trợ thương mại: Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiệnnghiệp vụ về tài trợ thương mịa chi nhánh theo quy định của Ngân hàngCông thương Việt nam
(3) Phòng Khách hàng số 1: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch vớikhách hàng là các doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ
Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vayphù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Côngthương
Trang 35(Lưu ý: Sơ đồ trên chỉ mang tính chất tượng trưng)
Ban Giám Đốc
Hoạt động giao dịch trong quầy và
ngoài quầy
Các hoạt động kinh doanh
Quản lý nội bộ
Phòng kế toán giao dịch
Phòng khách hàng công ty
Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa
và nhỏ
Phòng khách hàng cá nhân
Phòng tài trợ thương mại
Phòng giao dịch chợ Hôm
Phòng giao dịch Trương Định
Phòng kiểm tra nội bộ
Phòng tiền tệ kho quỹ
Phòng thông tin điện toán
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán tài chính
Phòng tổng hợp thông tin
Trang 36(4) Phòng khách hàng số 2: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch vớikhách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VND vàngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩmcho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NHNN và hướng dẫn củaNHCT.
(5) Phòng Khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịchvới khách hàng là các cá nhân để huy động vốn bằng VND và ngoại tệ, xử lýcác nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợpvới chế độ, thể lệ hiện hành của NHNN và hướng dẫn của NHCT Quản lýhoạt động của các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch
(6) Phòng Tiền tệ kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn khoquỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT, ứng và thutiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chitiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn
(7) Phòng Thông tin điện toán: Thực hiện công tác duy trì hệ thống, bảotrì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng,máy tính của Chi nhánh
(8) Phòng Tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác
tổ chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chnhs sách củaNhà nước và quy định của NHCT VN Thực hiện công tác quản trị và vănphòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh, thực hiện công tác bảo
vệ, an ninh an toàn Chi nhánh
(9) Phòng kiểm tra nội bộ: Là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp Giámđốc giám sát, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của Chinhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nước và cơchế quản lý của ngành
(10) Phòng Tổng hợp và tiếp thị: Là phòng nghiệp vụ tham mưu choGiám đốc Chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đáh
Trang 37giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng nămcủa Chi nhánh.
(11) Phòng kế toán tài chính: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giámđôc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội
bộ tại Chi nhánh thep đúng quy định của Nhà nước và của NHCT
(12)Các phòng Giao dịch: Phòng giao dịch Chợ Hôm, phòng giao dịchTrương Định
(13) Các Quỹ tiết kiệm/ Điểm giao dịch
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong những năm gầnđây, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng đã đạt được nhiềuthành tích đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh, góp phần vào thành tựuchung của cả hệ thống cũng như thúc đẩy sự tăng truởng của nền kinh tế.Qua nhiều năm đổi mới tự hoàn thiện mình, Chi nhánh đã học hỏi đượcnhiều kinh nghiệm của Ngân hàng các nước phát triển cũng như các Ngânhàng bạn trong nước, tận dụng thành tựu khoa học kỹ thuật để theo kịp trình
độ nghiệp vụ của các Ngân hàng trên thế giới, mở rộng quan hệ khách hàng
và Ngân hàng trên thị trường Những cố gắng của Chi nhánh Ngân hàngCông Thương Hai Bà Trưng đã mang lại những kết quả khả quan trong hoạtđộng kinh doanh của mình
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một nghiệp vụ ra đời gắn liền với quá trình hình thành
và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng Nhậnthức được tầm quan trọng của hoạt động này, Ban Giám đốc ngân hàng luônđẩy mạnh huy động vốn dưới mọi hình thức nhằm đảm bảo nguồn vốn tăng
Trang 38liên tục và ổn định đáp ứng vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng qua các năm thể hiện ở bảng sau:
Để có được kết quả trên đây là do chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng đã cónhững chiến lược, chính sách tích cực trong quá trình hoạt động kinh doanhcủa mình Đó là việc cải tiến chính sách huy động bằng cách áp dụng cônggnhệ khoa học kỹ thuật hiện đại, tiết kiệm chi phí quản lý, từ đó đưa ra mộtmức lãi suất hợp lý Chi nhánh còn chủ động triển khai nhiều biện pháp, tậnthu khai thác từ nhiều luồng, thực hiện chính sách khách hàng, đổi mớiphong cách lề lối làm việc, mở rộng mạng lưới quỹ tiết kiệm… để phát triểnnguồn vốn Từ những biện pháp tích cực và thế mạnh như: uy tín, mạng lướirộng và thái độ phục vụ nhiệt tình, nhanh gọn, chính xác, thủ tục thuận lợi,hình thức huy động phong phú… nên nguồn vốn huy động tại chi nhánh tăngtrưởng, ổn định, đáp ứng đầy đủ vốn và tạo thế chủ động cho phát triển kinhdoanh
Tuy nhiên trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động , tổng nguồn vốn huyđộng bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ, cao nhất là 25,63% năm 2001, tỷ lệnày liên tục giảm qua các năm, đến năm 2004 là 15,7% Sự sụt giảm này đã