Trải qua bao nhiêu thăngtrầm, biến cố của lịch sử, con người lao động đã không ngừng đấu tranh đểvươn lên, không ngừng sáng tạo để sản sinh ra những đứa con tinh thần cho
Trang 1Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 – Lí do chọn đề tài 1
2 - Mục đích nghiên cứu 2
3 – Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2
4 – Phương pháp nghiên cứu 2
5 – Đóng góp của đề tài 3
6 – Bố cục của tiểu luận 3
PHẦN NỘI DUNG 4
Chương 1 4
Khái quát lịch sử hình thành và đặc điểm của kiến trúc đình làng Việt Nam thế kỉ XVI - XVII 4
1 1 Nguồn gốc và chức năng của đình làng 4
1.2 Khái quát về nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc đình làng 8
Chương 2 12
Giá trị nghệ thuật tạo hình của chạm khắc đình làng Việt Nam
thế kỉ XVI - XVII 12
2.1 Giá trị văn hóa 12
2.2 Giá trị tạo hình của điêu khắc đình làng Việt Nam 14
PHẦN KẾT LUẬN 19
SV: Chu Văn Tuấn – Lớp A2 – K3 SPMT
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 – Lí do chọn đề tài.
Trước các biến động của lịch sử - xã hội, dường như rất nhiều giá trịvăn hóa đã nảy sinh hoặc quy tụ về với làng, làm cho văn hóa làng trở nên
đa dạng, phong phú trong tính tự trị riêng của nó Trải qua bao nhiêu thăngtrầm, biến cố của lịch sử, con người lao động đã không ngừng đấu tranh đểvươn lên, không ngừng sáng tạo để sản sinh ra những đứa con tinh thần chocuộc sống Một trong những sản phẩm của sự sáng tạo đó là đình làng
Ở mỗi vùng nông thôn Việt Nam hình ảnh cây đa, mái đình đã trởthành biểu tượng của văn hóa đời sống, gắn bó mật thiết với những hoạtđộng, sinh hoạt của người dân Đình làng là nơi thờ thành hoàng làng, ngườicó công đầu sáng lập làng xã, hoặc các anh hùng dân tộc… Ngoài ra đìnhlàng còn là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè…là trụ sở hành chính của chínhquyền làng xã, nơi giải quyết mọi vấn đề, mọi công việc theo các quy ướccủa làng Do vậy, kiến trúc đình làng được chú trọng, phát triển mạnh Gắnchặt với kiến trúc là nghệ thuật chạm khắc đình làng Những chạm khắc đìnhlàng được thể hiện trên các vì kèo, đầu bẩy, xà…mà ở đó những nghệ sĩ dângian đã gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình, ngoài những mảng hoavăn như một sự kế tiếp truyền thống trước đó, những đề tài như loài vật,thảomộc đặc biệt là hình tượng con người với những sinh hoạt đời thường đãthực sự trở thành những tác phẩm nghệ thuật dân gian có giá trị Điêu khắc ởđình làng không những là nguồn tài liệu để nghiên cứu lịch sử Mỹ thuật ViệtNam, mà còn là nguồn tài liệu để nghiên cứu đời sống ngày thường cũngnhư tâm hồn của người nông dân Việt Nam
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học kĩ thuật, đờisống của con người được nâng cao, nhưng những giá trị to lớn của nhữngcông trình nghệ thuật đình làng vẫn còn nguyên giá trị Là một sinh viên
Trang 3ngành sư phạm mĩ thuật và cũng là giáo viên giảng dạy mĩ thuật trongtrường phổ thông, em luôn có mong muốn tìm hiểu để mở rộng vốn hiểu biếtcủa mình về những giá trị nghệ thuật truyền thống của cha ông ta để lại,đồng thời góp phần nhỏ bé vào việc lưu truyền những giá trị nghệ thuật dângian cho các thế hệ học sinh, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Giá trị nghệthuật tạo hình của điêu khắc đình làng Việt Nam thế kỉ XVI” để nghiên cứu.Với thời gian và lượng kiến thức có hạn khi nghiên cứu, nên đề tài nàykhông thể tránh được những thiếu xót, rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp để tôi hoànthành bài tiểu luận này.
2 - Mục đích nghiên cứu.
- Làm sáng tỏ giá trị nghệ thuật trong cách thể hiện nội dung, hình ảnh vàcách tạo hình của chạm khắc đình làng
- Mở rộng vốn hiểu biết về những giá trị thẩm mĩ của những tác phẩm chạmkhắc đình làng
3 – Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
- Cách diễn tả nội dung và cách thể hiện hình ảnh của các tác phẩm chạmkhắc đình làng
- Các tác phẩm chạm khắc của một số ngôi đình nổi tiếng của vùng Bắc Bộ
4 – Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu qua tài liệu
- Nghiên cứu thực tiễn làm sáng tỏ vấn đề
- Đánh giá,phân tích rút bài học kinh nghiệm
Trang 45 – Đóng góp của đề tài.
- Khẳng định giá trị nghệ thuật của chạm khắc đình làng Việt Nam, gópphần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa dân gian của đời sống xãhội
- Bổ sung nguồn tư liệu cho nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Mĩ thuật
6 – Bố cục của tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, đề tàiđược cấu trúc thành 2 chương
Chương 1: Khái quát lịch sử hình thành và đặc điểm của kiến trúc đình làng
Việt Nam
Chương 2: Giá trị nghệ thuật tạo hình của chạm khắc đình làng.
*
Trang 5PHẦN NỘI DUNG Chương 1 Khái quát lịch sử hình thành và đặc điểm của kiến trúc đình làng
Việt Nam thế kỉ XVI - XVII.
1 1 Nguồn gốc và chức năng của đình làng
1.1.1 Nguồn gốc:
Mỗi làng quê Việt Nam đều có một ngôi đình Đó là nơi thờ ThànhHoàng làng (vị thần bảo trợ của làng ) Vào mỗi dịp lễ tết, đình trở thànhtrung tâm văn hóa của làng mà ở đó, tất cả kho tàng văn hoá tích luỹ từ đờinày qua đời khác được thể hiện đầy đủ nhất
Đình “Đình Bảng” (Từ Sơn, Bắc Ninh)
“Đình” theo nghĩa Hán tự là một ngôi nhà để trú ngụ, nghỉ tạm Theomột số nhà nghiên cứu, từ “đình” xuất hiện sớm nhất trong lịch sử Việt Namlà vào thế kỷ thứ II đến thứ III.Tuy nhiên giả thiết này còn thiếu cơ sở khoahọc Thời nhà Trần đình với tư cách là trạm nghỉ chân đã được nghi trongĐại việt sử kư toàn thư “Thượng hoàng xuống chiếu rằng, trong nước taphàm chỗ nào có đình trạm đều phải đặt tượng phật để thờ” Thời nhà Mạc,
Trang 6từ chức năng ngôi nhà công cộng, đình trở thành công trình đa chức năng.Nó là nơi thờ thành Hoàng Làng và là nơi hội họp của làng xã Điều này đãđược các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước ghi nhận, người đầu tiên kháiquát tên là M.Giran “Đình là nơi thờ Thành Hoàng làng và là một ngôi nhàchung cho sinh hoạt cộng đồng Nơi đây thường diễn ra các cuộc hội họpcủa các hương lão, chức sắc trong làng về việc công, hoặc phân sử kiệntụng, đồng thời là nơi cúng lễ Có thể nói nơi đã xảy ra hết thảy các hoạtđộng của cuộc sống, xã hội người Việt”
Đình đã xuất hiện ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam Thời Mạc đãxây dựng nhiều ngôi đình có quy mô lớn như đình Thổ Hà, Lỗ Hạnh - BắcGiang, đình Tây Đằng – Hà Tây(cũ)…sang thời Lê Trung Hưng xuất hiệnnhiều ngôi đình nổi tiếng khác: đình Cao Thượng - Bắc Giang, đình Cổ Mễ,Phù Lao – Bắc Ninh, đình Ngọc Cảnh – Vĩnh Phúc… Các đình ở thế kỷ nàycó nhiều giá trị nhân văn về kiến trúc và điêu khắc
Tới thế kỷ thứ XVIII việc xây dựng đình có nhiều giảm sút nhưng vẫncó những ngôi đình được xây dựng với quy mô lớn như đình Hồi Quan, đìnhĐình Bảng
Trang 7Trong các đình làng Việt Nam, vị thần được thờ phụng là ThànhHoàng làng, vị vua tinh thần, vị thần hộ mệnh của làng.
Đình Phù Lưu (Bắc Ninh)
Nguồn gốc của Thành Hoàng làng cũng rất phức tạp Trước hết lànhững vị thần tự nhiên, được thờ ở rất nhiều đình làng Các vị thần này đềuđược “khoác áo” nhân thần với các tiểu sử rất thế tục Được thờ khá phổbiến là Sơn tinh và Thuỷ thần
Thứ hai là các nhân thần Các nhân vật lịch sử như Lý Bí, NgôQuyền, Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo… Chiếm số đông trong các nhânthần là những người ít nổi tiếng hơn như quan lại, nho sĩ và đặc biệt là các
bộ tướng của Hai Bà Trưng, nhất là các nữ tướng Những vị thần này thực ralà những nhân vật truyền thuyết có tính “giả lịch sử” hơn
Loại Thành Hoàng thứ ba gắn liền với tín ngưỡng bản địa như tụcthờ cây, thờ đá thời nguyên thuỷ
Thành Hoàng làng còn có thể là những người xuất thân hèn kém, cóngười chết vào giờ thiêng cũng được thờ làm thần Ngoài ra, ở một số làngnghề thủ công người ta thờ các tổ làng nghề, được gọi là “tiên sư”
Trang 8* Chức năng hành chính.
Đình làng thực sự trở thành trụ sở hành chính của làng, còn đượcgọi là “nhà việc”, nơi mọi việc thuộc về hành chính của làng đều được tiếnhành ở đó, từ việc xét xử các việc tranh chấp, phạt vạ, khao vọng, đến thu tô,thuế, việc bắt lính, thu dịch …
Các làng đều có hương ước riêng với nội dung cụ thể khác nhau.Tuy nhiên, các hương ước thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Những quy ước về ruộng đất: Việc phân cấp công điền, công thổtheo định kỳ và quy ước về việc đóng góp (tiền và thóc)
- Quy ước về việc khuyến nông, bảo vệ sản xuất, duy tu đê đập, cấmlạp sát trâu bò, cấm bỏ ruộng hoang, chặt cây bừa bãi…
- Những quy ước về tổ chức xã hội và trách nhiệm của các chức dịchtrong làng Việc xác định trách nhiệm của các chức dịch nhằm hạn chế họlợi dụng quyền hành và thế lực để mưu lợi riêng
- Những quy ước về văn hóa tinh thần và tín ngưỡng Đó là những quyước nhằm đảm bảo các quan hệ trong làng xóm, dòng họ, gia đình, lánggiềng…được duy trì tốt đẹp Quy định về việc sử dụng hoa lợi của ruộngcông vào việc sửa chữa hoặc xây dựng đình, chùa, đền, quy định về thể lệ tổchức lễ hội, khao vọng, lễ ra làng, lễ nộp cheo…
* Chức năng văn hóa.
Trang 9Đình làng là trung tâm sinh hoạt văn hoá của cả làng “Cây đa,bến nước, sân đình” đã đi vào tâm hồn những người dân quê Đỉnh caocủa các hoạt động văn hóa diễn ra ở đình là lễ hội Làng vào hội cũng cónghĩa là làng vào đám, là hoạt động có quy mô và gây ấn tượng nhấttrong năm đối với dân làng.
Những lễ hội truyền thống được dân làng thường xuyên tổ chức vàocác dịp lễ hội như: lễ hội xuống đồng, lễ hội mừng cơm mới, lễ cầu phúc…và cùng với những lễ hội này là những trò chơi cổ truyền nhằm biểu dươngvà ca ngợi tài trí của con người như: đánh cờ, đấu vật, kéo co, đánh đáo, đácầu, làm xiếc, đua thuyền… Đây là những sinh hoạt văn hoá lành mạnhmang rõ dấu ấn bản sắc dân tộc và mỗi vùng đều có một bản sắc riêng nhưhội pháo ở làng Đồng Kỵ - Bắc Ninh, hát quan họ ở một số đình làng BắcNinh, bơi chải ở các đình làng dọc triền sông…
1.2 Khái quát về nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc đình làng.
1.2.1 Kiến trúc của ngôi đình trong tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống Việt Nam.
Đình làng là gương mặt của nền kiến trúc mà không chỉ là công trìnhoai nghiêm và đồ sộ nhất trong khung cảnh làng quê Việt Nam nghèo nànthời quân chủ, mà còn là nơi bảo tồn khá trọn vẹn những đặc điểm của nềnkiến trúc dân tộc
Kiến trúc đình làng phát triển với sự đóng góp của quần chúng nhândân và thực sự trở thành những công trình đầu tư sáng tác tập thể trong thicông kiến trúc và trang trí nội thất bên trong Kiến trúc đình làng với đặctrưng cân bằng, ổn định và linh hoạt là hệ quả của thế ứng xử của cư dânđồng bằng Bắc Bộ đối với môi trường vừa chế ngự, vừa hạn chế sự khắc
Trang 10nghiệt của thiên nhiên, vừa linh hoạt khôn khéo tận dụng những điều kiệnthuận lợi để tồn tại và phát triển.
Hướng đình rất quan trọng, người ta tin rằng hướng dựng đình ảnhhưởng trực tiếp đến công việc làm ăn cuả cả làng Đình thường được dựngtrên bãi đất cao ráo, bằng phẳng rộng rãi và được xây dựng gần khu đôngdân cư Kiến trúc đình làng là công trình to lớn nhất ở làng, nhưng nó khôngvượt trội, phá vỡ cảnh quan xung quanh… Ngôi đình là nơi con người tìmthấy sự gắn bó, hoà điệu với thiên nhiên, cũng như tìm thấy sự đồng cảm củacon người với con người Xét về mặt tổng thể trước đình làng luôn là aođình(tròn hoặc bán nguyệt), tiếp đến là sân đình với nhiều hàng cây cổ thụ,đây là hai yếu tố quan trọng tạo nên diện mạo của đình làng Các cây cổ thụthường được trồng phía sau và hai bên sân đình, kết hợp với kiến trúc củangôi đình tạo nên tính đăng đối
Tính đăng đối của đình cũng tác
động đến cảm giác, tạo sự ổn định,
bền vững, thể hiện nhu cầu thường
ngày của cư dân nông nghiệp
Kiến trúc đình thường theo dạng chủ yếu là chữ nhất, chữ tam,chữ đinh, chữ công Hệ thống kết cấu gỗ, cột và bẩy, liên kết với mộngtạo thế cân bằng vững chắc cho toàn bộ công trình Các hàng cột lớnđược kê lên trên hòn đá tảng không cần móng gọi là chân cột Cột trongkiến trúc đình Việt Nam đều được làm bằng gỗ nguyên cây, không cócột nối, không sơn vẽ và được liên kết với nhau bằng các kiểu khácnhau, đồng thời người ta có thể xoay hướng đình mà không cần tháo gỡ
Đình Tây Đằng – (Hà Tây cũ)
Trang 11Toà lớn của đình hay gọi là nhà đại bái thường là một căn nhà lớn lợpngói mũi, kiểu bốn mái xoè rộng ra ôm lấy đất Thế nhưng, bốn tầu mái caorộng đó không trở nên nặng nề nhờ bốn góc của bốn đầu đao cong vút nhưnâng các mái bay bổng Kiểu mái này chính là đặc điểm nổi bật của kiến trúctruyền thống Việt Nam, khác hẳn với kiểu tầu hộp hay giả tầu của nền kếntrúc Trung Hoa mà ta thường thấy trên hầu hết các mái nhà ở cố đô Huế.Kiến trúc đại đình có nét chung của nền kiến trúc gỗ Phương Đông, dựa trên
sự liên kết của các bộ vì, kèo Sức nặng của toà nhà do cột trong vì đảmnhiệm nên khi ấy tường nhà không phải là cơ sở chịu lực mà chỉ làm nhiệmvụ che nắng, mưa, gió, bão Tuy nhiên, khác với các dân tộc khác, kiến trúcđình làng Việt ban đầu là một không gian mở, mỗi khi làng có việc, cửa bứcbàn bốn mặt đình được dùng làm bàn tiệc, khiến bốn mặt đình càng trở nênthông thoáng Ở đình làng, chúng ta rất rễ nhận ra hầu hết các thành phầnkiến trúc đều được chạm khắc trang trí trên các vì kèo, đầu bẩy, đầu dư, vánnong, cốn… Trang trí đình làng lấy gian giữa làm trung tâm nên được chạmkhắc hình các vật như chúng ta vẫn thường thấy ở mĩ thuật phong kiến ViệtNam như tứ linh (Long – Ly – Quy - Phượng), các loại hoa lá được cáchđiệu cao như tứ quý (Tùng - Cúc – Trúc – Mai)… Có thể nói gian giữa củađình được trang trí bằng lối mĩ thuật chính thống song có một nét riêng là rấtgần gũi với người dân lao động Từ gian giữa toả ra các gian bên là thườngthể hiện những đề tài sinh hoạt của người dân có tính chất thoải mái, tự dovà cả những những lời lên án chế độ quân chủ hà khắc thời phong kiến Tất
cả những điều ấy là dấu ấn tuyệt vời cho các thế hệ mai sau hiểu và cảmđược không khí sinh hoạt của cộng đồng làng xã thời xưa Đồng thời là bảnsắc của nền kiến trúc Việt Nam - một bản sắc văn hoá và lịch sử sâu sắc
nhất