Tuy nhiên, sau khi có sự ra đời của tập đoàn Viettel, sau đó là hàng loạt các công ty khác tham gia vào sân chơi viễn thông công nghệ thông tin đã tạo ra thị trường đầy cạnh tranh và man
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU ii
LỜI MỞ ĐẦU iii
Chương I: Tổng quan về công ty mạng lưới Viettel iv
1.2 Chức năng nhiệm vụ v
Chương II: Tình hình hoạt động của công ty mạng lưới Viettel trong những năm gần đây ix
Chương III: Đánh giá khái quát tình hình hoạt động của công ty mạng lưới Viettel xvii
3.1 Kết quả đạt được xvii
3.2 Hạn chế còn tồn tại xviii
3.3 Đề xuất một số giải pháp xviii
KẾT LUẬN xix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VNPT: Tập đoàn viễn thông Việt Nam
CNTT: Công nghệ thông tin
Trang 2DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển vượt bậc của công nghệ đặc biệt là trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin Bởi những lĩnh vực này đóng một vai trò vô cùng mạnh mẽ trong việc nâng cao hiệu quả làm việc của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí trong các hoạt động của mình
Tại Việt Nam, viễn thông và công nghệ thông tin thực sự chỉ mới phát triển từ năm
2000 trở lại đây Trước đó, lĩnh vực này là độc quyền của tập đoàn viễn thông VNPT Tuy nhiên, sau khi có sự ra đời của tập đoàn Viettel, sau đó là hàng loạt các công ty khác tham gia vào sân chơi viễn thông công nghệ thông tin đã tạo ra thị trường đầy cạnh tranh và mang lại nhiều dịch vụ hấp dẫn cho người tiêu dùng Dù mới phát triển
Trang 4được hơn 10 năm, nhưng tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đã có tốc độ phát triển thần tốc, mở rộng mạng lưới phủ sóng khắp các phường xã trên 64 tình thành của VN
và là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài Những thành quả mà Viettel đạt được là có sự góp phần không nhỏ của công ty mang lưới Viettel, một công ty trực thuộc tập đoàn, chuyên thực hiện công tác phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông truyền dẫn và công nghệ thông tin để phục vụ cho việc cung cấp các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin của tập đoàn
Trong thời gian được thực tập tại công ty mạng lưới Viettel, em đã được tìm hiểu thực
tế về tình hình hoạt động của công ty Vận dụng những lý thuyết đã được học ở trường cùng với thực tế hoạt động của công ty, em đã hoàn thành bài cáo cáo thực tập tổng hợp này Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo tổng hợp bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty mạng lưới Viettel
Chương 2: Tình hình hoạt động công ty mạng lưới Viettel trong những năm gần đây
Chương 3: Đánh giá khái quát tình hình hoạt động công ty mạng lưới Viettel
Chương I: Tổng quan về công ty mạng lưới Viettel
1.1 Lịch sử hình thành
Công ty mạng lưới Viettel
Tên tiếng Anh: Viettel Network
Địa chỉ: Tòa nhà CIT, Lô B1E, Khu Tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ (Đường Duy Tân), Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: 046.2685566
Trang 5Fax: 046.2660069
Công ty mạng lưới Viettel tiền thân là Trung tâm truyễn dẫn Viettel, trực thuộc công ty viễn thông quân đôi Năm 2001, trong quá trình tái cấu trúc lần 1, với nhu cầu gấp rút về mở rộng mạng lưới viễn thông, Trung tâm được nâng cấp lên thành công ty truyền dẫn Viettel Với phương châm” mạng lưới đi trước, kinh doanh theo sau”, công
ty Đã dẫn đường cho Viettel vào giai đoạn phát triển nhanh nhất 2005- 2009
Công ty mạng lưới Viettel được thành lập năm 2010 sau khi tập đoàn viễn thông Viettel tái cấu trúc trở thành tập đoàn Hiện nay, tập đoàn viễn thông Viettel có 2 công
ty con và 11 công ty thành viên và 74 đơn vị phụ thuộc Cùng với công ty cổ phần đầu
tư quốc tế Viettel, tổng công ty cổ phần bưu chính Viettel, công ty mạng lưới Viettel trở thành 1 trong 3 trụ cột chính của tập đoàn viễn thông này Nhờ những thành tích đóng góp của mình trong việc triển khai xây dựng mạng lưới hạ tầng viễn thông, truyền tải và công nghệ thông tin, Công ty đã giúp cho vị trí hệ thống mạng lưới lớn nhất Việt Nam của Viettel được giữ vững Công ty đã xây dựng được hạ tầng viễn thông lớn nhất 3 nước Đông Dương với đường trục Bắc Nam vững chắc, vu hồi 1+3 về cáp và thiết bị với dung lượng hiện tại 320 Gbps, dung lượng mạng 10Gb/s và vùng phủ cáp quạng lớn nhất Việt Nam với tổng chiều dài cáp quang trên 140.000 km phủ sâu xuống đến huyện và xã
1.2 Chức năng nhiệm vụ
Là công ty phụ thuộc tập đoàn viêc thông Viettel, công ty mạng lưới Viettel không
có chức năng kinh doanh mà chuyên thực hiện công tác phát triển hạ tầng mạng phục
vụ cho sự phát triển các dịch vụ viễn thông, truyền dẫn và công nghệ thông tin Nhiệm
vụ chính của công ty là:
Triển khai, xây dựng hạ tầng mạng lưới viễn thông, truyền tải và CNTT
Hoạch định, quy hoạch, thiết kế kiến trúc mạng lưới viễn thông, truyền tải, CNTT
Trang 6 Quản lý, khai thác hạ tầng mạng lưới viễn thông, truyền tải và CNTT
Tối ưu nâng cao chất lượng mạng lưới
1.3 Cơ cấu tổ chức
1.3.1 Cơ cấu tổ chức công ty
Sơ đồ 2 1: Cơ cấu tổ chức công ty mạng lưới Viettel
Ban giám đốc
Khối phòng ban chức năng
của công ty
1 Phòng tài chính
2 Phòng tổ chức lao động
3 Phòng chính trị
4 Phòng đầu tư XDCB
5 Phòng kỹ thuật nghiệp
vụ
6 Phòng kế hoạch
7 Phòng hành chính
8 Phòng CNTT
Trung tâm điều hành phát
triển hạ tầng
1 Phòng xây dựng dự án
2 Phòng điều hành dự án
3 Phòng quyết toán dự án
4 Phòng hoàn công
5 Phòng quyết toán dự án EVNT
6 Phòng kế hoạch tổng hợp
Trung tâm kỹ thuật toàn
cầu
1 Phòng ĐVHT
2 Phòng mạng lưới
3 Phòng vô tuyến
4 Phòng truyền dẫn
5 Phòng kết nối quốc tế
6 Phòng kế hoạch tổng hợp
Trang 71.3.2 Nhiệm vụ của các bộ phận:
Ban giám đốc:
a) Giám đốc
Quản lý điều hành sử dụng các nguồn lực lao động để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất và các nhiệm vụ khác do tổng công ty giao cho cho công ty
Quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất của công ty, bao gồm các lĩnh vực quản lý
kế hoạch tác nghiệp, vật tư tài sản, quản lý tài chính, hành chính, quản lý kỹ thuật
Tổ chức quản lý hành chính: quản lý hành chính pháp luật, thực hiện công tác đảng, đoàn thể công tác chính trị tại chi nhánh, xây dựng công ty thành đơn vị
Trung
tâm khu
vực 1
Trung tâm khu
vực 2
Trung tâm khu vực 3
Trung tâm kỹ thuật Lào
Thị trường Việt Nam
Trung tâm kỹ thuật Campu chia
Trung tâm kỹ thuật Haiti
Trung tâm kỹ thuật Peru
Trung tâm kỹ thuật Moza mbique Thị trường nước ngoài
Trang 8vững mạnh toàn diện có nề nếp tác phong làm việc chính quy, quản lý kỷ luật, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao
Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước tổng công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn bộ các lĩnh vực quản lý của chi nhánh
Trực tiếp chỉ đạo phòng tài chính, tổng hợp
b) Phó giám đốc
Mỗi phó giám đốc phụ trách về mỗi lĩnh vực :
Giúp giám đốc công ty tổ chức và quản lý các hoạt động trong lĩnh vực đó của công ty
Chịu trách nhiệm về tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty
Trực tiếp điều hành các phong ban thuộc lĩnh vực mà phó giám đốc đó quản lý
Khối phòng ban chức năng của công ty:
Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến nghiệp vụ của các phòng ban như: tài chính, nhân sự, chính trị, kỹ thuật, kế hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản
Trung tâm điều hành phát triển thị trường:
Thực hiện các dự án đầu tư mở rộng hạ tầng mạng lưới viễn thông từ khâu xây dựng kế hoạch dự án đến thi công, quyết toán dự án
Trung tâm kỹ thuật toàn cầu:
Thực hiện khai thác hạ tầng mạng viễn thông, truyền dẫn và công nghệ thông tin trong phạm vi quốc tế
Trung tâm khu vực 1, 2, 3:
Trực tiếp triển khai thực hiện xây dựng, lắp đặt hạ tầng viễn thông, truyền dẫn, công nghệ tại miền Bắc, miền Trung, miền Nam
Trang 9Trung tâm kỹ thuật tại Lào, Campuchia, Haiti, Mozambique, Peru:
Trực tiếp triển khai xây dựng và lắp đặt hạ tầng viễn thông, truyền dẫn, công nghệ thông tin tại các nước Lào, Campuchia, Mozambique, Haiti, Peru
1.3.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh nghiệp
Giám đốc công ty có chức năng quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty Đứng đầu các phòng ban là trưởng phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ này chịu trách nhiệm chỉ huy và điều hành mọi hoạt động của đơn vị mình Trên cơ sở chuyên môn năng lực của mỗi nhân viên trong phòng ban, trưởng phòng sẽ phân công công việc cho từng người và người đó sẽ chịu trách nhiệm trước trưởng phòng Tuy nhiên, phân công công việc đôi lúc chưa đúng người đúng việc dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao Trong quá trình giải quyết công việc các bộ phận chức năng đều phải báo cáo cho cấp trên, nhưng mặt này cũng không được kịp thời Mặt khác công ty đề ra một số quy chế như: quy chế phân cấp tài chính, và một số quy định khác về tuyển chọn lao động….mục đích là nhằm giám sát toàn bộ hoạt động của các khối để khi đề xuất với giám đốc công ty, đều được giám đốc đưa xuống các phòng ban chức năng xem xét trước khi ra quyết định
Chương II: Tình hình hoạt động của công ty mạng lưới Viettel
trong những năm gần đây
2.1. Hệ thống hạ tầng cơ sở viễn thông, truyền dẫn, công nghệ của công ty
- Cơ sở hạ tầng của công ty là các công nghệ truyền dẫn và mạng truyền dẫn
- Mạng truyền dẫn được đầu tư phát triển rộng khắp trên cơ sở hợp tác với các đơn vị ngành điện lực, đường sắt, viễn thông và đi thẳng vào công nghệ hiện đại (IP, DWDM …)
- Về truyền dẫn trong nước: hiện nay, Công ty có mạng cáp quang trong nước đến 64/64 tỉnh, thành, với khoảng 30.000 Node mạng và 150.000 km cáp
Trang 10quang; có hệ thống truyền dẫn vi ba, V-sat và 3 đường trục cáp quang Bắc-Nam với các nhánh rẽ đi tất cả các nơi trên toàn quốc:
Đường trục 1A với dung lượng 2,5 Gbps
Đường trục 1B với dung lượng 10 Gbps
Đường trục 1C, 2B, Đông Dương với dung lượng tới 400 Gbps
- Về truyền dẫn quốc tế: Công ty có 3 cổng quốc tế bao gồm 1 cổng quốc
tế qua vệ tinh với dung lượng 155Mbps, 2 hệ thống cáp quang đất liền đi quốc tế qua Hồng Kông với tổng dung lượng mới được nâng cấp lên 10 Gbps Hiện Viettel đã đầu tư 20 triệu USD vào tuyến cáp biển quốc tế AAG đã làm cho giá thành băng thông quốc tế của Viettel giảm từ 3-5 lần
- Mạng điện thoại di động Viettel là mạng có tốc độ phát triển nhanh nhất
ở Việt nam Đến nay Viettel có 50.000 trạm phát sóng phủ khắp 64/64 tỉnh thành và 10 triệu thuê bao di động Phần mạng lõi cũng được chú trọng đầu tư nâng cấp, đã được bổ sung các phần tử softswitch, sẵn sàng cho hội tụ NGN
- Mạng điện thoại cố định
- Mạng điện thoại đường dài gồm mạng VoIP và mạng cố định truyền thống PSTN Viettel là nhà khai thác dịch vụ VoIP đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2000
- Mạng đường trục Internet IXP: dung lượng quốc tế 1,2Gb/s, có thể mở rộng lên 5Gb/s; dung lượng đường trục trong nước 400Mb/s, có thể mở rộng tới 20Gb/s
- Mạng truy nhập Internet băng rộng
2.2. Tình hình triển khai xây, xây dựng hạ tầng mạng lưới viễn thông,
truyền tải và công nghệ thông tin
Sau hơn 10 năm hoạt động, công ty mạng lưới Viette đã có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của tập đoàn Viettel ngày nay Hiện nay, Công ty Viễn thông Viettel trực tiếp quản lý và khai thác hạ tầng viễn thông lớn nhất Việt Nam với hơn 50.000 trạm BTS và gần 150.000 km cáp quang (đến 100% huyện, 80% xã) Mạng lưới của Viettel hiện đã phủ khắp cả nước (từ biên giới đến hải đảo, vùng sâu, vùng xa) Hạ
Trang 11tầng này là yếu tố căn bản giúp Công ty Viễn thông Viettel từng bước vươn lên và giữ vững vị trí số 1 trên thị trường viễn thông Việt Nam
Cùng hướng tới chiến lược phát triển ra nước ngoài của tập đoàn, công ty mạng lưới Viettel cũng đã xây dựng được hạ tầng viễn thông truyền dẫn rộng khắp và bền vững tại các nước: Lào, Camphuchia, Haiti, Mozambique và Peru
Tại Mozambique, sau hơn 1 năm, công ty MOVITEL đã sở hữu mạng lưới lớn nhất, có vùng phủ rộng và sâu nhất tại Mozambique với 1.800 trạm phát sóng (2G và 3G) phủ 100% quận, huyện và đường quốc lộ, đóng góp hơn 50% hạ tầng mạng di động của toàn Mozambique.Viettel cũng đã dựng nên một hạ tầng viễn thông bền vững cho quốc gia Châu Phi này với 12.600 km cáp quang, đóng góp 70% hạ tầng cáp quang của Sau 5 năm hoạt động tại Campuchia, mạng thông tin di động Metfone do Viettel đầu tư đã triển khai hơn 16.000 km cáp quang, trở thành nhà mạng sở hữu hạ tầng dung lượng lớn nhất, phủ rộng và sâu nhất thị trường này tính đến tháng 6/2011 Theo báo cáo của Cục Viễn thông, Bộ Bưu chính Viễn thông Campuchia (MPTC), tổng số cáp đường trục của toàn Campuchia đã tăng gần 17 lần trong vòng 5 năm qua, đạt 20.300km Trong đó, Metfone đóng góp tới gần 80% với 16.000km cáp quang đã được triển khai Mạng lưới do công ty này triển khai lớn gấp 13 lần tổng
số cáp quang mà toàn bộ thị trường Campuchia phát triển được trong vòng 10 năm trước đó toàn Mozambiquen từng trạm phát sóng
Năm 2011, công ty cũng đã triển khai thành công và đưa vào sử dụng đường trục cáp quang Đông Dương đường trục Đông Dương sử dụng công nghệ DWDM, dung lượng 400Gbps, được thiết kế chạy qua 3 nước Việt Nam – Lào – Căm pu chia với chiều dài 3.500 km, dài gấp đôi đường trục Bắc – Nam của Viettel tại Việt Nam Công trình không chỉ vu hồi vững chắc cho mạng đường trục Viettel, mà đối với Lào và Căm pu chia, đây là trục quốc gia đầu tiên mà họ có được với dung lượng tăng gấp 40 lần so với trước đó của các thị trường này Viettel đã có tổng cộng 5 đường trục (1A,
Trang 122B, 1C, 1D và Đông Dương) để vu hồi lẫn nhau với khả năng hỗ trợ dung lượng lên đến 400Gbps, trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sở hữu nhiều đường trục cáp quang nhất tại Việt Nam Với hạ tầng đang có, Viettel đã là Hub Đông Dương, thống lĩnh thị trường truyền dẫn
Từ tháng 8/2011, Công ty Mạng lưới đang thực hiện xây dựng mạng lưới ở Peru
để đưa tập đoàn viễn thông Viettel phát triển dịch vụ viễn thông ở quốc gia này và làm tiền đề để tập đoàn phát triển thị trường viễn thông của mình ở Mỹ La Tinh
Hiện tại, toàn bộ mạng lưới của Viettel, bao gồm mạng truyền dẫn 2G, 3G, mạng cố định, với hơn 30,000 node mạng đã được quản lý bằng CNTT, quản lý và xử lý sự cố theo thời gian thực Toàn bộ các hoạt động của mạng lưới, tác động của nhân viên vào mạng lưới được giám sát, điều khiển từ xa
2.3 Tình hình nghiên cứu phát triển
Nghiên cứu phát triển là một hoạt động rất được chú trọng phát triển ở tập đoàn Viettel nói chung và công ty mạng lưới nói riêng bởi tập đoàn nhận thức được rằng, nghiên cứu phát triển là nền tảng phát triển bền vững của cả tập đoàn Chính vì vậy, tập đoàn luôn khuyến khích các cá nhân và tập thể tự do sáng tạo các sáng kiến để phục vụ công việc
Phong trào “ khơi nguồn nhiệt huyết, viết tiếp chiến công” được phát động nhằm thúc đẩy tinh thần sáng tạo nghiên cứu phát triển của nhân viến trong cả tập đoàn, hoạt động này đã được hưởng ứng tích cực, đặc biệt là tại công ty mạng lưới Viettel và viện nghiên cứu phát triển Viettel Trong các đợt thi đua khen thưởng, công ty mạng luwowisViettel đều được vinh danh với số sáng kiến ý tưởng chiếm tới ½ tổng số sáng kiến ý tưởng của tập đoàn và có rất nhiều ý tưởng trong số đó amng lại lợi tích thiết thực cho tập đoàn ví dụ như: khai báo “dual stack” - tách 1 MGW thành 2 VMGW để giảm tải hệ thống, thiết kế và chế tạo hệ thống tạo hơi ẩm của điều hòa, giải pháp sử
Trang 13dụng hiệu quả tài nguyên Abis đối với thiết bị Nokia Năm 2010 toàn Công ty đã có
369 sáng kiến, ý tưởng mới trong năm 2010, mang lại giá trị làm lợi hơn 16 tỷ đồng Trong năm 2011 trong toàn Tập đoàn là 1202, trong đó có 144 SK và 1058 YT, tương đương với con số 1282 của 6 tháng đầu năm 2010, tăng 1.6 lần so với con số 761 SKYT của 6 tháng cuối năm2010 Đơn vị tiêu biểu có kết quả tốt về phong trào SKYT là Công ty Mạng lưới với 353 SKYT chiếm 29% số lượng SKYT toàn TĐ
và chiếm 55% số lượng SKYT của khối Công ty/trung tâm Điều này cho thấy tinh thần tích cực của cán bộ công nhân viên trong vấn đề nghiên cứu phát triển và hoạt động này đã được công ty rất chú trọng phát triển và đầu tư
2.4 Nguồn nhân lực
2.4.1 Cơ cấu lao động
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty
Đơn vị: Lao động
Nguồn: Phòng tổ chức lao động
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động của công ty