Thật vậy, để có thể sử dụng các nguồn vốn này doanh nghiệp luôn phải trả cho nhà cung cấp một khoản tiền, chẳng hạn trả lãi vay đối với vốn vay trong một thời gian nhất định, chi trả cổ
Trang 1MỤC LỤC
Lời mở đầu
I Tổng quan về chi phí sử dụng vốn 3
1.1 Cấu trúc vốn .3
1.2 Khái niệm về chi phí sử dụng vốn 3
1.3 Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp và của dự án 3
II Phương pháp xác định chi phí từng loại vốn 4
2.1 Chi phí sử dụng vốn vay 4
2.1.1 Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế 4
2.1.1.1 Đối với trái phiếu Zero-coupon 4
2.1.1.2 Đối với trái phiếu coupon 5
2.1.2 Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế 5
2.2 Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu 6
2.2.1 Chi phí sử dụng vốn cổ phiếu thường đang lưu hành 6
2.2.1.1 Phương pháp mô hình định giá tăng trưởng đều 6
2.2.1.2 Phương pháp mô hình định giá tài sản (CAPM) 7
2.2.1.3 Phương pháp mô hình chi phí sử dụng nợ trước thuế cộng phần bù rủi ro………… 8
2.2.2 Chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại 8
2.3 Chi phí sử dụng vốn cổ phiếu thường mới phát hành 9
2.4 Chi phí sử dụng vốn cổ phiếu ưu đãi 9
III Chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng số (WACC) 9
3.1 Chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng số 10
3.2 Mục đích của việc tính WACC 11
3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến WACC 11
3.4 Phân tích mối quan hệ giữa chi phí sử dụng vốn bình quân với mức độ của đòn bẩy tài chính 12
IV Chi phí sử dụng vốn biên tế 4.1 Chi phí sử dụng vốn biên tế 14
4.2 Danh mục cơ hội đầu tư 16
Kết luận
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Vốn là điều kiện không thể thiếu khi tiến hành thành lập doanh nghiệp và tiến hành hoạt động kinh doanh Vốn được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm làm tăng thêm lợi nhuận, tăng thêm giá trị của doanh nghiệp Tuy nhiên, một thực trạng hiện nay vốn được cấp nhỏ hơn so với nhu cầu, tình trạng thiếu vốn diễn ra liên tục gây trì hoãn quá trình sản xuất Do đó, các doanh nghiệp luôn tìm kiếm cơ hội đầu
tư, kinh doanh sao cho khả năng sinh lợi cao nhất và tối thiểu hóa chi phí Chi phí ở đây không chỉ là các khoản chi thực tế cho các hoạt động kinh doanh mà còn được hiểu là chi phí tìm nguồn tài trợ và chi phí các nguồn tài trợ Thật vậy, để có thể sử dụng các nguồn vốn này doanh nghiệp luôn phải trả cho nhà cung cấp một khoản tiền, chẳng hạn trả lãi vay đối với vốn vay trong một thời gian nhất định, chi trả cổ tức cho
cổ đông Như vậy, các khoản tiền trả cho người cung ứng vốn chính là chi phí vốn hay chi phí sử dụng vốn Việc sử dụng chi phí vốn như thế nào, cơ cấu từng loại vốn
ra sao còn tùy thuộc vào hoạt động của mỗi doanh nghiệp
Trang 3CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANG NGHIỆP
I.Tổng quan về chi phí sử dụng vốn :
1.1 Cấu trúc vốn:
Cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa số lượng ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và cổ phần thường được dùng để tài trợ cho quyết định đầu tư của doanh nghiệp Trên bảng cân đối kế toán cấu trúc vốn được thể hiện:
A Nợ phải trả
1 Nợ ngắn hạn
- Nợ ngắn hạn thường xuyên
- Nợ ngắn hạn không thường xuyên
2 Nợ dài hạn
B Vốn cổ phần
1 Vốn cổ phần ưu đãi
2 Vốn cổ phần thường
- Cổ phần thường
- Lợi nhuận giữ lại
Trong cấu trúc vốn ta chỉ xét đến nguồn vốn vay trung hạn và dài hạn Một cách khái quát, cấu trúc vốn bao gồm những nguồn tài trợ có tính chất trung và dài hạn
1.2 Khái niệm chi phí sử dụng vốn:
Chi phí sử dụng vốn là chi phí phải trả cho nguồn vốn nào đó để tài trợ cho quyết định đầu tư
Chi phí sử dụng vốn là một khái niệm vô cùng quan trọng khi đề cập đến chiến lược tài trợ của doanh nghiệp, là cầu nối quan trọng giữa các quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp với việc gia tăng giá trị tài sản của các chủ sở hữu theo yêu cầu của các nhà đầu tư trên thị trường Chi phí sử dụng vốn là cơ sở để lựa chọn dự án đầu
tư nào sẽ làm tăng giá trị của doanh nghiệp (những dự án có IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn thì mới được lựa chọn)…
1.3 Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp và chi phí sử dụng vốn của dự án:
Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp là chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền WACC (với quyền số là tỷ trọng tham gia của từng nguồn vốn thành phần trong cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp)
Chi phí sử dụng vốn của dự án cụ thể: Trong trường hợp rủi ro của dự án khác biệt với rủi ro của doanh nghiệp, lãi suất chiết khấu của dự án cá thể khác biệt với chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp, cần phải điều chỉnh để mức lãi suất chiết khấu
Trang 4phản ánh được độ lệch bình quân giữa rủi ro của doanh nghiệp và rủi ro của dự án cá thể
II.Phương pháp xác định chi phí từng loại vốn :
Vốn là nhân tố quan trọng để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh Mỗi nguồn vốn khi sử dụng đều phải trả một mức giá cho quyền sử dụng số vốn đó, khoản tiền trả này được gọi là chi phí sử dụng vốn
Chi phí sử dụng vốn chính là lãi suất làm cân bằng giữa nguồn vốn sử dụng với tổng hiện giá các khoản chi trả trong tương lai Đây là một khái niệm tài chính rất quan trọng vì mục tiêu chính của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp phải lựa chọn những dự án đầu tư có tỷ suất sinh lời cao hơn chi phí sử dụng vốn Vì lý do đó ta có thể xem chi phí sử dụng vốn tương ứng cho từng dự án là một rào cản trong quá trình hoạch định ngân sách vốn đầu tư Một dự án muốn được chấp nhận phải tạo ra tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất rào cản
Ngoài việc thiết lập ngân sách vốn đầu tư, chi phí sử dụng vốn còn dùng cho các mục đích khác như xác định giá trị kinh tế tăng thêm của doanh nghiệp, quyết định thuê hay mua tài sản
2.1 Chi phí sử dụng vốn vay:
Chi phí sử dụng vốn của nợ dài hạn là tỷ suất lợi nhuận yêu cầu trên những tài sản được tài trợ từ nợ dài hạn nhằm đảm bảo cho lợi nhuận trên mỗi cổ phần là không đổi
Hình thức vốn của nợ dài hạn doanh nghiệp thường sử dụng là phát hành các loại trái phiếu, vay trực tiếp từ các ngân hàng hay các định chế tài chính khác
2.1.1 Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế :
Nếu doanh nghiệp vay ngân hàng, chi phí sử dụng vốn vay chính là lãi suất vay nợ mà ngân hàng ấn định
Nếu doanh nghiệp vay nợ bằng trái phiếu, chi phí sử dụng vốn vay chính là lãi suất vay nợ thị trường hay lợi suất của trái phiếu (YTM) Kí hiệu là Rd.
2.1.1.1 Đối với trái phiếu Zero-coupon: Là trái phiếu mà trái chủ sẽ mua với giá phát hành thấp hơn mệnh giá và sẽ không nhận được lợi tức trong suốt thời hạn trái phiếu, nhưng tại thời điểm đáo hạn trái chủ sẽ nhận được một khoản tiền bằng với mệnh giá
Từ công thức : o Rd n n
FV CPPH
P
) 1 ( +
=
−
Ta có : Chi phí sử dụng nợ trước thuế do phát hành trái phiếu Zero-coupon:
R d = −1
−
n o
n
CPPH P
FV
Trang 5Ví dụ: Công ty phát hành trái phiếu Zero-coupon có thời gian đáo hạn là 2 năm, giá trị danh nghĩa ghi trên trái phiếu là 10.000$, được bán với giá là 9.500$, chi phí phát hành là 2% giá bán
Chi phí huy động vốn từ trái phiếu này là :
Rd = 1
% 2
* 500 9 500 9
000
2.1.1.2 Đối với trái phiếu coupon: là loại trái phiếu mà trái chủ nhận được một khoản lợi tức hằng năm, và khi trái phiếu đáo hạn trái chủ sẽ nhận được lợi tức của năm cuối cùng và vốn gốc
Công thức: P=
n d
n d
n d
R
FV R
R R
CPPH p
) 1 (
) 1 (
1 1
+
−
=
−
Ngoài ra ta có thể tính Rd gần đúng theo công thức:
2 0
0
P
P FV R
− +
=
Ví dụ: Trái phiếu mệnh giá 1000$, giá thị trường là 970$, thời hạn 10 năm, lãi suất coupon 10% Chi phí phát hành 5% giá thị trường Tính chi phí sử dụng vốn trước thuế khi phát hành trái phiếu ?
Ta có : lãi vay hàng năm R=10%*1.000 = 100 $
Chi phí sử dụng nợ: CPPH = 5% *P0=5%*970= 48,5 $
Thay số 970−56,25=100*1−(1+ )−10 +1.000*(1+ d)−10
d
R R
100*1 (1 ) 1.000*(1 ) 921,5 0
10
=
− + +
+
d d
R R
R1 = 10% => VT1 =78,5 $
R2 = 15% => VT2 = - 172,44 $
Vì VT1 >0 > VT2 =>R1 < R < R2
Sử dụng công thức nội suy ta tìm được:
Rd =10%+(15%−10%)*78,5+78−,1725 ,44 = 11,56 %
2.1.2 Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế :
RD = Rd * (1 –t)
Chi phí sử dụng nợ luôn phải tính sau thuế vì chi phí sử dụng nợ sau thuế mới thật sự là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sử dụng nợ do lãi vay được phép khấu trừ vào lợi tức chịu thuế làm cho nhà đầu tư khi sử dụng nợ nhận được khoản sinh lời từ tấm chắn thuế
Trang 6Chính điều này làm cho chi phí sử dụng nợ rẻ hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần
và cấu trúc vốn có sử dụng nợ dễ đạt tối ưu hơn cấu trúc vốn 100% vốn cổ phần
Ví dụ : Thu nhập hoạt động doanh nghiệp năm qua là 100.000.000$, doanh nghiệp vay 300.000.000$ với lãi vay 10%/năm, thuế thu nhập doanh nghiệp là 40%
Đvt : triệu $
Chỉ tiêu 100% VCP Tài trợ Lãi vay khấu trừ trước
thuế
Chỉ tiêu Không được khấu trừ lãi vay trước
thuế
Khi sử dụng nợ trong cấu trúc vốn, doanh nghiệp chỉ phải trả một khoản lãi vay
là 60 – 42 = 18tr$, tức nhận được một khoản lợi tức là 42-30 = 12tr$ Đây là khoản sinh lợi do lãi vay được khấu trừ trước thuế và gọi là lợi tức từ tấm chắn thuế
2.2 Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu:
Là tỷ suất lợi nhuận yêu cầu nhằm đảm bảo giá trị hiện tại các khoản cổ tức trong tương lai với giá cổ phiếu ở hiện tại
∞
∞
+ + + +
+ +
=
) 1 (
) 1 ( ) 1
e E
e O
R
D R
D R
D P
2.2.1 Chi phí sử dụng vốn cổ phiếu thường đang lưu hành:
Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường là lãi suất yêu cầu của cổ đông cổ phiếu thường đối với doanh nghiệp
2.2.1.1 Phương pháp mô hình định giá tăng trưởng đều:
Giá cổ phiếu phụ thuộc rất lớn vào lợi tức cổ phần và chính sách phân phối cổ tức Giả định rằng giá cả trên thị trường là giá trị thực của cổ phiếu (loại trừ yếu tố đầu cơ) và cổ tức tăng trưởng đều với gia tốc g ta có công thức sau:
g P
D
0 1
Trong đó:
D1 : Cổ tức dự kiến năm cuối năm 1
P0 : Thị giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại
Re : Lãi suất yêu cầu đối với cổ phiếu thường
g : Tốc độ tăng trưởng đều mỗi năm của cổ tức
Trang 7Ví dụ: Giả sử cổ phiếu BW có giá thị trường là 64.80$, cổ tức hiện tại mỗi cổ phiếu là 3$, cổ tức tăng trưởng đều với tỷ lệ tăng trưởng là 8% /năm và thị trường kỳ vọng mức tăng trưởng này sẽ còn tiếp diễn
Vậy chi phí sử dụng vốn là : 8% 13%
80 64
%) 8 1 (
*
=
e
R
Ưu nhược điểm của mô hình:
- Ưu điểm: đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng
- Nhược điểm:
+ Không thể áp dụng với những công ty không chia cổ tức
+ Không phù hợp khi giả định một tỷ lệ tăng trưởng cổ tức là cố định
+ Phương pháp này không thể hiện một cách rõ ràng mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro cũng như mức độ điều chỉnh rủi ro đối với lãi suất sinh lời kỳ vọng của từng dự án của công ty
2.2.1.2 Phương pháp mô hình định giá tài sản (CAPM):
Lãi suất sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư vào một chứng khoán (có thể là tài sản, công ty, một dự án….) là Re với hệ số bê-ta tương ứng β được xác định theo mô hình CAPM như sau:
Re = Rf + βE * (Rm – Rf)
Trong đó :
Rf : Lãi suất phi rủi ro
Rm : Lãi suất của danh mục thị trường
Rm– Rf: Lãi suất bù rủi ro thị trường
β : Hệ số rủi ro của công ty
Ví dụ: Giả sử cổ phiếu BW có hệ số bê-ta là 1,25, lãi suất phi rủi ro Rf = 4%, lãi suất danh mục thị trường RM = 11,2% Chi phí sử dụng vốn cổ phiếu thường là :
Re = 4% + 1,25 * (11,2% - 4% ) = 13%
Ưu nhược điểm của mô hình:
- Ưu điểm:
+ Chi phí sử dụng vốn cổ phần được điều chỉnh theo rủi ro của cổ đông khi đầu
tư vào cổ phiếu công ty
+ Mô hình CAPM có thể áp dụng cho mọi công ty nếu có đầy đủ các thông số
Rf, Rm
- Nhược điểm:
+ Sử dụng mô hình CAPM rất khó khăn khi tính chi phí sử dụng vốn cổ phần thường mới phát hành, do những biến động về giá, chi phí phát hành phát sinh đòi hỏi một sự điều chỉnh Trong khi đó mô hình CAPM không bao gồm giá thị trường của cổ phiếu
Trang 8+ Nếu nhà đầu tư không đa dạng hóa danh mục đầu tư, họ phải gánh chịu toàn
bộ rủi ro chứ không phải chỉ rủi ro thị trường của cổ phiếu, trong khi đó hệ số bê-ta không đo lường hết rủi ro của doanh nghiệp Do vậy mô hình CAPM sẽ phản ánh lãi suất yêu cầu của cổ đông thấp hơn thực tế
2.2.1.3 Phương pháp mô hình chi phí sử dụng nợ trước thuế cộng phần bù rủi ro: Chi phí sử dụng vốn được xác định bằng tổng chi phí sử dụng nợ vay trước thuế
và mức bù rủi ro Mức bù rủi ro là chênh lệch lợi nhuận mong đợi giữa cổ phiếu thường và nợ vay
Re = Rd + Rp
Ví dụ : Giả thiết công ty BW xác định chi phí nợ vay trước thuế bằng với lãi suất trái phiếu là 10% và mức bù rủi ro của cổ phiếu và nợ vay là 3% Chi phí sử dụng vốn bằng được tính bằng:
Re = 10% + 3% = 13%
2.2.1 Chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại:
Chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại không thấy rõ, đây là một chi phí ngầm và có thực do tất cả lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra sau khi thanh toán lãi vay và cổ tức ưu đãi, sẽ thuộc về những cổ đông thường Doanh nghiệp có thể chi trả toàn bộ phần lợi nhuận này cho cổ đông dưới hình thức cổ tức hay giữ chúng lại để tăng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Nếu lợi nhuận giữ lại được sử dụng cho việc tái đầu tư, chi phí cơ hội sẽ phát sinh vì các cổ đông sẽ mất đi thu nhập, do nếu họ được chia cổ tức, họ có thể đầu tư vào các cổ phiếu khác, trái phiếu hay bất động sản,… Vì vậy, chỉ sử dụng nguồn tài trợ từ lợi nhuận giữ lại khi doanh nghiệp có thể tạo được một tỷ suất sinh lợi trên nguồn vốn này tối thiểu bằng với lãi suất cổ đông có thể kiếm được thông qua việc tự đầu tư với những rủi ro tương tự
Vì vậy, ta có thể xem lợi nhuận giữ lại như là phần tăng thêm của nguồn vốn cổ
phần thường nhưng không phát hành thêm cổ phiếu mới Tức là :
g P
D
0 1
Trong đó : Rr : chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại
2.3 Chi phí sử dụng vốn cổ phiếu thường mới phát hành:
Phát hành thêm cổ phiếu doanh nghiệp tốn thêm một số chi phí như in ấn, quảng cáo, hoa hồng ngân hàng… Các chi phí này gọi là chi phí phát hành và chi phí này nhiều hay ít là phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu phát hành Vì vậy chi phí sư dụng vốn
Trang 9cổ phiếu mới luôn luôn lớn hơn chi phí sử dụng vốn của cổ phiếu cũ hay chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại
Chi phí sử dụng vốn cổ phiếu thường mới phát hành được xác định như sau:
g F P
D
−
=
) 1 (
* 0 1
Trong đó: F : tỷ lệ chi phí phát hành trên giá bán cổ phiếu
Ví dụ : Giả sử cổ phiếu BW có giá thị trường là 64.80$, cổ tức hiện tại mỗi cổ phiếu là 3$, cổ tức tăng trưởng đều với tỷ lệ tăng trưởng là 8% /năm và thị trường kỳ vọng mức tăng trưởng này sẽ còn tiếp diễn Năm nay công ty dự tính phát hành 100.000 cổ phiếu để tăng vốn kinh doanh, chi phí phát hành dự kiến khoảng 4% so với thị giá
Như vậy, chi phí sử dụng cổ phiếu mới sẽ là:
% 21 , 13
% 8
%) 4 1 (
* 80 64
%) 8 1 (
*
−
+
=
e
R
Chi phí phát hành đã làm gia tăng chi phí sử dụng vốn cổ phần thường Do vậy, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư tốt luôn muốn sử dụng lợi nhuận giữ lại ở mức cao nhất Điều này ảnh hưởng đến chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp
2.4 Chi phí sử dụng vốn cổ phiếu ưu đãi:
Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu có cổ tức được ấn định trước, được chi trả đều đặn mỗi kỳ và có tính vĩnh viễn Do cổ phiếu ưu đãi là chứng từ thể hiện quyền sở hữu đối với doanh nghiệp không có sự đảm bảo hoàn trả giá trị cổ phần cho người giữ
cổ phiếu nên chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi được xác định như sau:
p
p
P
D
R =
Trong đó : Pp : Giá thị trường của cổ phiếu ưu đãi đã trừ chi phí phát hành
Ví dụ : Công ty DR phát hành một cổ phiếu ưu đãi giá 50$ với cổ tức cam kết là 5$ Phí phát hành là 4% giá bán Chi phí sử dụng vốn phiếu ưu đãi là :
% 42 , 10
%) 4 1 (
* 50
−
=
p
R
III Chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng số (WACC- Weighted average cost
of capital).
Đối với một doanh nghiệp việc mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh là một yêu cầu tất yếu cho sự phát triển của chính doanh nghiệp đó Để làm được điều đó thì doanh nghiệp cần phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau trong đó có hai nguồn
cơ bản là nợ và vốn cổ phần
Và hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn có thể duy trì cho mình một cơ cấu vốn tối ưu bao gồm nợ vay và vốn cổ phần Chính vì vậy khi thẩm định một dự án
Trang 10mới để đầu tư doanh nghiệp không thể sử dụng chi phí lãi vay hay chi phí vốn cổ phần mà phải sử dụng chi phí vốn bình quân làm cơ sở để lựa chọn dự án đầu tư nào
là tốt nhất, mang lại lợi nhuận và có thể làm tăng giá trị của doanh nghiệp
3.1 Chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng số:
Chi phí sử dụng vốn bình quân là chi phí sử dụng vốn mà nhà đầu tư phải trả cho việc sử dụng một cấu trúc vốn nào đó để tài trợ cho một quyết định đầu tư
Chi phí bình quân của vốn đầu tư trong doanh nghiệp phụ thuộc vào 2 yếu tố : chi phí sử dụng từng nguồn vốn và tỷ trọng từng nguồn vốn trong kỳ
Cách xác định như sau:
WACC = Wd * RD + Wp * Rp + We * Re
Trong đó:
- Wd, Wp, We : tỷ trọng nợ dài hạn, vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp
Ví dụ : Giả ty Công ty X có cơ cấu vốn mục tiêu như sau: Đvt: 1.000 $
Nguồn vốn Số tiền Tỷ trọng(%) Chi phí sử
dụng(%)
- Vay dài hạn
- Cổ phần ưu đãi
- Cổ phần thường
5.000 1.500 3.500
50 15 35
8 10 12
-Giả sử thuế suất thuế thu nhập doang nghiệp hiện hành là 25%
Chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty trên là:
WACC = 0,5 * 0,08 * (1- 0,25) + 0,15 *0,1 + 0,35 * 0,12 = 8,7%
Với chi phí sử dụng vốn bình quân là 8,7%, công ty chỉ chấp nhận những dự án
có tỷ suất sinh lời lớn hơn hoặc bằng với 8,7% trong điều kiện là mức độ rủi ro của công ty không đổi và rủi ro của dự án tương đương với rủi ro của công ty
Như thế ta có thể xem chi phí sử dụng vốn bình quân có trọng số là tỷ suất sinh lời tối thiểu doanh nghiệp phải đạt được trong quá trình hoạt động để giá trị cổ phần không bị giảm
3.2 Mục đích của việc tính WACC:
-Làm cở sở để tính chi phí sử vốn cho dự án trong quá trình hoạch định ngân sách vốn đâu tư Nếu dự án có mức rủi ro tương đương với hoạt động hiện tại của doanh nghiệp, WACC sẽ được dùng làm lãi suất chiết khấu các dòng tiền của dự án