HIỆU TRƯỞNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCHVÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” I/ PHẦN MỞ ĐẦU: 1/ Bối cảnh của đề tài: Thực hiện Chỉ thị số 40/2
Trang 1HIỆU TRƯỞNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA
“XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
I/ PHẦN MỞ ĐẦU:
1/ Bối cảnh của đề tài:
Thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua "xây dựng trường học thân thiện, học sinh (HS) tích cực” giai đoạn 2008 - 2013; cùng với Kế hoạch liên ngành số
7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTNCSHCM ngày 19/8/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Trung ương Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh về triển khai phong trào thi đua "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013;
Thực hiện kế hoạch chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”của Phòng GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Tân Hiệp
Những năm gần đây, chúng ta đều thấy ở tuổi thanh, thiếu niên có xu hướng gia tăng về bạo lực học đường, về phạm tội, ứng phó không lành mạnh, dễ mắc các
tệ nạn xã hội, sống ích kỷ, vô tâm, … kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự phục vụ bản thân giảm… Trước tình hình trên, tôi
nhận thấy việc tổ chức thực thiện tốt phong trào thi đua "xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”là một giải pháp hữu hiệu nhất trong việc rèn luyện kỹ năng
sống, hoàn thiện nhân cách cho HS
2/ Lý do chọn đề tài:
Mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở giai đoạn 2001-2010 là phải bảo đảm cho hầu hết thanh niên, thiếu niên sau khi tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học tập để đạt trình độ trung học cơ sở trước khi hết tuổi 18, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Hơn nữa từ năm học 2008 – 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ký ngày 22/7/2008 về phát động thực hiện phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” nhằm huy động sức mạnh tổng hợp
Trang 2của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu
xã hội hiện nay, đồng thời phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả
Mặt khác nhà trường phải phấn đấu trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục, phải gương mẫu trong việc giữ gìn môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở địa phương Từ đó địa phương sẽ đồng thuận, đồng lòng, đồng sức tham gia xây dựng nhà trường, xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa đôi bên để tạo niềm tin, hình ảnh cần thiết giúp nhà trường thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động … mỗi nhiệm vụ trong từng năm học
Chính do vậy, nên việc “Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh(HS) tích cực”
3/ Phạm vi, đối tượng của đề tài:
3.1/ Phạm vi của đề tài:
Đề tài thực hiện tại trường THCS Tân Hiệp A5, Tân Hiệp, Kiên Giang
Thời gian thực hiện: từ năm học 2008 – 2009 đến năm học 2011 – 2012 và sẽ thực hiện mở rộng nghiên cứu, ứng dụng ở những năm học kế tiếp
3.2/ Đối tượng của đề tài:
Khách thể nghiên cứu: Các biện pháp lập kế hoạch và tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”
4/ Mục đích của đề tài:
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, phân tích đánh giá hạn chế, khó khăn từ đó đề ra các biện pháp thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu, nội dung
“Trường học thân thiện, HS tích cực” ở nhà trường
Giáo viên nên kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong một bài học sẽ làm thay đổi được tâm lí, tạo sự bất ngờ, không làm cho học sinh bị nhàm chán Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn, các phương pháp tổng hợp và thống kê toán học để xử lý các số liệu thu thập
5/ Sơ lược những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu:
Là phong trào thi đua mang tính nhân văn sâu sắc, ý nghĩa tích cực của phong trào này là tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp: giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa trò với trò, giữa dạy chữ với dạy người…
Trang 3Đây cũng là đề tài mới, mang tính thực tiễn cao được hình thành từ những việc làm được qua các hoạt động giáo dục trên lớp kết hợp với các HĐGDNGLL
Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, …
Tổ chức rèn luyện kỹ năng sống giúp cho HS tự tin; nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải có một số kỹ năng: sống khoẻ, sống lành mạnh, giỏi tiếng anh… Học sinh được tham gia vào các hoạt động giáo dục, hoạt động từ thiện, … một cách cụ thể giúp các em tự hoàn thiện đạo đức của mình
6/ Tính sáng tạo:
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là vận dụng sáng tạo của bản thân qua hoạt động thực tế
HS được tham gia vào việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện HĐGDNGLL theo chủ điểm hàng tháng; tham gia các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống, tự trau dồi đạo đức nhân cách, lối sống tốt
II/ PHẦN NỘI DUNG:
1/ Cơ sở lý luận:
Như chúng ta đã biết thân thiện là có tình cảm tốt, đối xử tử tế và thân thiết với nhau Bản thân khái niệm “Thân thiện” đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lí và sự đùm bọc, cưu mang đầy tính người về đạo lí Bởi nếu bất bình đẳng, mất dân chủ, vô cảm trong quan hệ giữa người với người thì đâu còn gì mà “thân” với “thiện” “Trường học thân thiện” bắt nguồn từ xứ mệnh nhà trường và thiên chức của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng ở thái độ bề ngoài trong quan hệ ứng xử
“Trường học thân thiện” đương nhiên phải “thân thiện” với địa phương - địa bàn hoạt động của nhà trường; phải “thân thiện” trong tập thể sư phạm với nhau; giữa tập thể sư phạm với học sinh; “Trường học thân thiện” phải đảm bảo cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu giáo dục và thỏa mãn tâm lí người học
Trang 4Năm học 2008 – 2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ký ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các văn bản có liên quan
2/ Thực trạng vấn đề:
2.1/ Thực trạng khi thực hiện đề tài:
Năm học 2008-2009, cùng lúc trường THCS Tân Hiệp A5 từng bước hoàn thiện các tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia là thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” (THTT, HSTC) Khi bắt tay vào thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được sự ủng hộ nhiệt tình, mạnh mẽ từ các thầy, cô giáo tới học sinh, cha mẹ học sinh và các ban ngành đoàn thể nơi địa phương vì tất cả đều thấy được ý nghĩa tích cực của phong trào này trong việc tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa trò với trò, giữa nhà trường với gia đình - xã hội; giữa dạy chữ với dạy người… và có thể nói rộng ra là giữa giáo dục với văn hoá - lịch sử của cả dân tộc mà mục tiêu cuối cùng là không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, làm cho “sản phẩm” từ nhà trường ngày càng tốt hơn
Sau gần bốn năm thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trường THCS Tân Hiệp A5 đã đạt được những kết quả nhất định: bộ mặt nhà trường, không khí sinh hoạt, nề nếp dạy - học đã có nhiều chuyển biến tích cực; hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) chú trọng vào giáo dục và rèn luyện kĩ năng ứng xử có văn hóa, tinh thần đoàn kết thân ái, hợp tác
và chia sẻ trong cuộc sống, tổ chức các trò chơi dân gian … Tuy vậy, đó mới chỉ là những chuyển biến bước đầu và chủ yếu ở trên bề rộng, còn khi đưa từng nội dung
cụ thể của phong trào này vào thực hiện thì khó khăn mới lộ diện dần và không phải khó khăn nào cũng dễ dàng tháo gỡ
2.2/ Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài:
2.2.1/ Thuận lợi: Nhà trường luôn nhận được:
Sự quan tâm, chỉ đạo xuyên suốt, các văn bản pháp lý của các cấp lãnh đạo nhất
là Phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Hiệp
Sự ủng hộ, phối hợp nhiệt tình của Hội Cha mẹ học sinh (CMHS) cùng ban ngành đoàn thể, chính quyền ấp 5A
Trang 5Tinh thần thi đua giảng dạy, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ, … từ đội ngũ cán bộ, giáo viên và sự cầu tiến trong các hoạt động của HS
Những năm gần đây tình hình giáo dục trong địa bàn cũng tương đối biến chuyển tốt Người dân đã có những động thái tích cực quan tâm đến giáo dục
Hệ thống trường từng bước được đầu tư xây dựng theo hướng trường chuẩn quốc gia Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình công tác và rất quan tâm đến sự tu dưỡng, rèn luyện kỹ năng sống cho các em học sinh
2.2.2/ Khó khăn:
2.2.2.1/ Xây dựng trường lớp xanh – sạch – đẹp – an toàn:
Khó khăn hàng đầu là nhà vệ sinh chưa đạt yêu cầu vì với 315 học sinh mà chỉ có một nhà vệ sinh (4 hố cầu: 2/ nữ; 2/ nam); không có lao công phục vụ quét dọn; kinh phí để chi cho dọn dẹp nhà vệ sinh thì gần như không có; …
Lựa chọn cây bóng mát phù hợp với môi trường học đường cũng không phải
là chuyện đơn giản: cây bàng có nhiều sâu, cây hoa sữa gây dị ứng, cây xà cừ rễ mọc ngang dễ làm hỏng sân, cây phượng vĩ lá rụng đúng vào mùa nắng …; một số loại cây bóng mát đẹp thì giá đắt, nhà trường không có khả năng chi trả
Trồng cây cảnh lại càng khó khăn, trồng những giỏ cây treo ở lan can trường học thì che khuất các khẩu hiệu, trồng ở chậu thì việc chăm sóc cây, cắt tỉa, …
2.2.2.2/ Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa
phương giúp các em tự tin trong học tập:
Việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với nhận thức của học sinh trong lớp, trong khối lớp là một vấn đề nan giải với giáo viên có năng lực sư phạm còn hạn chế, giáo viên có thâm niên giảng dạy thấp, …
Học sinh (HS) chuẩn bị bài ở nhà, học thuộc bài, …tinh thần phát biểu ý kiến, kết nối kiến thức đã học, kiến thức từ hoạt động nhóm, đọc thông tin, … để tạo lập
kiến thức mới trong bài học cũng không phải là dễ dàng được giải quyết
2.2.2.3/ Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh:
Một số kĩ năng sống cần thiết như kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và phòng ngừa bạo lực, các tệ nạn xã hội dù đã được ngành giáo dục quan tâm hơn trước nhưng khó khăn vẫn còn nhiều Ví dụ: Phòng chống đuối nước thì phải dạy bơi nhưng không có hồ bơi, dạy bơi ở sông thì nước có thuốc sâu, thuốc cỏ
Trang 6(mùa nước cạn); mùa nước lớn thì không có phao bơi để đảm bảo an toàn; phòng ngừa tệ nạn xã hội (hút thuốc lá, uống rượu, …) thì CMHS có ảnh hưởng trực tiếp hơn …
2.2.2.4/ Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh:
Đối với các trò chơi dân gian, các bài hát dân gian đậm đà bản sắc dân tộc nhưng thực tế cho thấy: các tiết mục “khăn đống, áo dài”, các làn điệu “í a”, các trò chơi đánh bi, đánh đáo, nhảy dây, bịt mắt bắt dê … chỉ thu hút được học sinh khối 6,
7, đối với HS khối 8, 9 thì không “đứng” được vì lứa tuổi này các em đã lớn không thích các trò chơi con nít Thời gian tổ chức các hoạt động này hầu như chỉ bó hẹp trong các ngày Tết Trung thu, phần hội trong ngày Khai giảng, ngày 26/3…
Các hoạt động thể thao: bóng đá, bóng chuyền (chỉ có 1 sân/ loại) quá tải so với số HS muốn chơi
2.2.2.5/ Học sinh tham gia, tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương:
Việc chăm sóc các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở điạ phương là một điều không thể làm được (vì địa bàn 4a,5a,5b không có); khó có thể đưa HS đi chăm sóc Nghĩa trang liệt sỹ (trường cách nghĩa trang gần 12 km), cho nên nhà trường chọn cách vẫn làm lâu nay là chăm sóc, thăm và tặng quà các gia đình có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng dù không sát nội dung cho lắm!
3/ Biện pháp thực hiện:
Từ những thuận lợi, khó khăn trên tôi đã thống nhất cùng Hội đồng trường tổ chức thực hiện các biện pháp sau đây để từng bước hoàn thành nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
3.1/ Công tác tổ chức, xây dựng kế hoạch:
3.1.1/ Công tác tổ chức:
Ngay sau khi quyết định thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Hội đồng trường cùng Hội đồng tư vấn đã tổ chức họp và thống nhất với những việc làm cụ thể sau:
Thành lập Ban chỉ đạo với đầy đủ đại diện các bộ phận trong nhà trường như: Chi ủy, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn – Đội cùng các tổ trưởng chuyên môn và đại diện CMHS, cán bộ thiết bị, … do Hiệu trưởng làm Trưởng ban
Trang 7Phân công từng thành viên trong Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm về phần việc: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, … theo mỗi nội dung của phong trào Cụ thể:
- Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về công tác tuyên truyền, lập kế hoạch, tài chính, điều hành …
- Phó Hiệu trưởng chuyên môn và các tổ trưởng chuyên môn phụ trách nội dung thứ 2: Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh và giúp các em tự tin trong học tập;
- Phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) phối hợp cùng Công đoàn và Tổng phụ trách Đội phụ trách nội dung 1: Xây dựng trường lớp xanh – sạch – đẹp – an toàn và nội dung 3: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
- Chi đoàn giáo viên, tổ Văn, Sử, Địa và Ban văn – thể cùng Tổng phụ trách Đội phụ trách nội dung 4: Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh và nội dung 5: Học sinh tham gia, tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương
- Ban đại diện CMHS chịu trách nhiệm về vận động CMHS giáo dục, nhắc nhở HS học tập, rèn luyện hạnh kiểm, tham gia các hoạt động; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng trường xanh – sạch – đẹp – an toàn; …
3.1.2/ Xây dựng kế hoạch:
Muốn tổ chức thực hiện phong trào thi đua đạt hiệu quả cao đòi hỏi ban lãnh đạo nhà trường phải xây dựng kế hoạch phù hợp với hoàn cảnh của nhà trường, có tính khả thi, theo lộ trình và có sự phân công, thời gian thực hiện cụ thể: kế hoạch tới lúc hoàn thành công việc, kế hoạch theo năm học, … (ví dụ kèm theo)
Khi phân công công việc nên phân công đúng người đúng việc, dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ năm trước, dựa vào độ tin cậy của HS … trong nhóm phải
có một cán bộ, giáo viên cốt cán, nhiệt tình trong mọi hoạt động và làm việc có hiệu quả, có khả năng quy tụ để tổ chức thực hiện tốt công việc được giao
Khi xây dựng kế hoạch phải có sự thống nhất các ý kiến về từng nội dung thực hiện từ học sinh, CMHS, cán bộ, giáo viên có nghĩa là phải phát huy cao độ tính dân chủ trong cơ quan
3.2/ Công tác dân chủ hóa kế hoạch hoạt động của nhà trường:
Trang 8Nhằm mục đích để mọi người hiểu ra rằng: Nếu toàn xã hội và CMHS
quan tâm tới phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì con em họ được hưởng môi trường giáo dục tốt hơn, có điều kiện rèn luyện kỹ năng sống, được tham gia các hoạt động giáo dục … Các kế hoạch của nhà trường cần được phổ biến rộng rãi, để được mọi cấp, mọi ngành, mọi người hiểu và đóng
góp, hiến kế nhằm hiện thực hóa khả năng thành công Cụ thể:
- Đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường: Thông qua các buổi họp Hội đồng sư phạm, họp công đoàn viên, … nhà trường quán triệt mục đích, nội dung của phong trào thi đua Đồng thời đưa nội dung phong trào vào mô đun tự học của GV.THCS theo Thông tư 31/2011/TT- BGDĐT ngày 8/8/2011
- Đối với CMHS và HS: Xây dựng nội dung cụ thể, chi tiết cho giáo viên chủ nhiệm (GVCN) triển khai tới CMHS qua các buổi họp CMHS theo định kỳ trong năm học và sinh hoạt cùng HS trong lớp chủ nhiệm
- Đối với chính quyền, các đoàn thể và nhân dân nơi địa phương: Phân công cán bộ, đảng viên xuống dự và triển khai nội dung phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các cuộc họp chi bộ ấp, sinh hoạt các đoàn thể, tổ nhân dân tự quản, tổng kết năm, …
- Đối với học sinh: tổ chức triển khai, hỏi ý kiến, tọa đàm về các nội dung của phong trào thi đua thông qua các tiết sinh hoạt dưới cờ, hoạt động NGLL
- Việc đánh giá thực hiện kế hoạch năm học trước phải thể hiện rõ việc làm được, việc chưa làm được của từng nội dung và quan trọng nhất là phải công khai thu – chi từng khoản tiền huy động từ PHHS, đề nghị khen thưởng các PHHS
có tinh thần tham gia các hoạt động của nhà trường, có con học giỏi …
3.3/ Chỉ đạo xây dựng và duy trì nề nếp hoạt động:
Việc xây dựng và duy trì nề nếp hoạt động là một vấn đề cốt lõi của nhà trường Nhà trường thiếu nề nếp nhất định không thể đạt được kết quả tốt đẹp được, không thể hoàn thành được sứ mạng Do vậy công tác chỉ đạo xây dựng và kiểm tra việc thực hiện nề nếp hoạt động có ý nghĩa quan trọng Ban giám hiệu trường lập kế hoạch, cung cấp tài liệu, nhắc nhở GVCN lớp soạn và thống nhất nội dung họp giữa các lớp, giữa GVCN lớp với Ban đại diện CMHS, giữa GVCN với học sinh
Trang 9Trước hết là nề nếp giữ vững danh hiệu trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
Nhà trường đã chỉ đạo GVCN tổ chức cho HS ký kết và thực hiện việc giữ gìn lớp học luôn sạch sẽ, dọn vệ sinh trong khuôn viên nhà trường, các thành viên trong lớp đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, không gây gổ, đánh nhau trong và ngoài trường, không vi phạm Luật Giao thông, không mang các hung khí hoặc các vật dụng gây sát thương tới trường Đội cờ đỏ, GV trực kiểm tra hàng ngày hoặc kiểm tra đột xuất, những trường hợp vi phạm đều được nhắc nhở, ghi vào sổ theo dõi thực hiện nội quy nhà trường
Để tạo cho các em tự tin trong học tập, phát biểu ý kiến xây dựng bài, tiếp nhận kiến thức mới một cách tự nhiên thì GV giảng dạy của từng bộ môn phải luôn tạo và kiểm tra việc thực hiện nề nếp chuẩn bị dụng cụ học tập, học thuộc các kiến thức liên quan đến bài học ở tiết liền kề, làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên
Tạo nề nếp cho HS tham gia các HĐGDNGLL qua tiết sinh hoạt lớp theo chủ điểm và kế hoạch hoạt động của từng lớp có kiểm tra của Ban giám hiệu, qua tiết sinh hoạt dưới cờ vừa nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ trong tuần, kế hoạch tuần tới vừa sinh hoạt theo chủ điểm hàng tháng, bằng nhiều hình thức phong phú Ví dụ: tháng 9 – tháng an toàn giao thông (kiểm tra kiến thức về Luật Giao thông bằng hình thức hái hoa dân chủ, trình bày tiểu phẩm, …); tháng 10 – kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam(thi cắm hoa theo chủ điểm: mùa xuân, tình mẹ, phụ nữ Việt Nam, …); tổ chức vui tết Trung thu, …
Tháng 12- uống nước nhớ nguồn (thi tìm hiểu truyền thông Quân đội Nhân dân Việt Nam bằng hình thức lật ô chữ, Hội khỏe Phù Đổng cấp trường)…
Việc tập trung xây dựng tốt nề nếp của nhà trường là một biện pháp quan trọng và hết sức cần thiết khi hướng đến mục tiêu xây dựng một nhà trường có chất lượng hơn trong thực tại
3.4/ Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các
em tự tin trong học tập:
Nhà trường xác định là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên trong từng năm học, Ban giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn đã tổ chức cho giáo viên, đoàn viên học tập các chuyên đề, nâng cao nhận thức tư tưởng, trình độ chuyên môn Phấn đấu
để nâng cao tỷ lệ giáo viên giỏi, có học sinh dự thi các phong trào do ngành phát
Trang 10động và hiệu quả giáo dục ngày càng cao… Nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giáo viên bản thân tôi đã kết hợp với các bộ phận của nhà trường phát động thi đua để xếp loại đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên
Mặt khác tôi thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp tiến hành kiểm tra công tác chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định, bản thân cũng kiêm luôn việc tổ chức chuyên đề thao giảng tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn trong nhà trường Đối với giáo viên khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin, giáo án điện tử vào dạy học Tổ chức linh hoạt các hình thức dạy học ngoại khóa, học nhóm, tham quan dã ngoại Đồng thời chú trọng tới việc xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, dạy kèm với dỗ, thầy-cô giáo thực sự là mẹ hiền để các em chia sẻ tâm sự Và cũng luôn giữ mối quan hệ đồng nghiệp thân ái, hợp tác, chia sẻ, tạo nên bầu không khí cởi mở hòa thuận
Tổ chức cho giáo viên tham gia Hội thi Giáo viên dạy giỏi, tham gia các buổi tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cũng như các buổi sinh hoạt chuyên môn do Phòng GD&ĐT hay Sở GD&ĐT tổ chức Nối mạng Internet phục vụ cho giáo viên truy cập thông tin, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và phục vụ cho học sinh học tập, tham gia các cuộc thi qua mạng Internet
Mặt khác nhà trường đã kết hợp với hội cha mẹ học sinh khen thưởng kịp thời đối với những giáo viên tiêu biểu Động viên, tạo điều kiện cho những GV có điều kiện và năng lực đi học Đại học, Anh văn, Tin học
3.5/ Xã hội hóa công tác xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn và phòng ngừa đuối nước, tệ nạn xã hội :
Trường THCS Tân Hiệp A5 thuộc vùng nông thôn nên nhân dân coi trường học là một trung tâm văn hóa nơi địa phương và cũng là môi trường chủ yếu để giáo dục con người Nhận thức được điều này, chúng tôi đã huy động CMHS, một số nhà hảo tâm và phối hợp cùng chính quyền địa phương bắt tay vào chọn, trồng cây vừa
là cây bóng mát, vừa là cây cảnh phù hợp với môi trường học đường… Kết quả trồng được 120 cây các loại gồm: dầu, xà cừ, sao đỏ,