1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng giảng dạy môn Ngữ văn của giáo viên ở một số trường THCS tại huyện Định Quán

32 2,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 198,5 KB

Nội dung

Đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đếnchất lượng học văn của học sinh ngày càng giảm sút trong những năm gần đây.Đổi mới phương pháp giảng dạy, đề xuất hệ thống giải pháp mới nhằm nâng caoc

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Lý do chọn đề tài 1

2.Mục đích nghiên cứu 2

3.Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4.Phương pháp nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1.MÔN NGỮ VĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NGỮ VĂN HIỆN NAY 3

1.1.Vai trò của môn Ngữ văn trong nhà trường THCS và những yếu tố tác động đến việc giảng dạy môn Ngữ văn của giáo viên hiện nay 3

1.2.Một số phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn 8

1.3.Vai trò của người giáo viên trong việc vận dụng các phương pháp giảng dạy .13

CHƯƠNG 2.GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN CỦA GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THCS – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 15

2.1.Thành tựu và hạn chế trong giảng dạy môn Ngữ văn của giáo viên ở một số trường THCS hiện nay 15

2.2.Nguyên nhân dẫn đến hoạt động giảng dạy môn Ngữ văn của giáo viên chưa đạt hiệu quả 19

2.3.Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên dạy văn22

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh đất nước bước vào con đường hội nhập và đẩy mạnh phát triểnnền kinh tế tri thức, đào tạo con người phát triển toàn diện là nhiệm vụ trọng tâmcủa ngành giáo dục Việt Nam Theo cơ cấu môn học ở chương trình phổ thông,Ngữ văn là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, được tích luỹ từ ba phân môn

là Văn học, Tiếng việt và Tập làm văn Với đặc trưng tích hợp và nội dungphong phú, môn Ngữ văn giúp chúng ta cảm nhận được điều hay ý đẹp từ cuộcsống, dạy cho ta những bài học làm người, rèn luyện ở học sinh kỹ năng tạo lậpvăn bản và sử dụng ngôn ngữ giao tiếp hiệu quả Tóm lại, Ngữ văn là môn họchình thành và phát triển toàn diện nhân cách người học Đó là điều không thểphủ nhận Trong giai đoạn hiện nay, học sinh có xu hướng học lệch chỉ tậptrung chú trọng đến các môn tự nhiên song lại thiếu sự đầu tư cho các môn xãhội nói chung và môn Ngữ văn nói riêng Đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đếnchất lượng học văn của học sinh ngày càng giảm sút trong những năm gần đây.Đổi mới phương pháp giảng dạy, đề xuất hệ thống giải pháp mới nhằm nâng caochất lượng dạy- học văn là vấn đề cấp thiết, được toàn ngành giáo dục đặc biệtquan tâm Hiện tại là sinh viên sư phạm Văn và trong tương lai là giáo viên dạyVăn:” Làm thế nào để giảng dạy Ngữ văn thực sự đạt hiệu quả “ là điều mà tôiluôn băn khoăn, trăn trở Tiến hành tìm hiểu thực trạng giảng dạy Ngữ văn củacác giáo viên tại địa phương từ đó rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm

để nâng cao chất lượng giảng dạy Ngữ văn là động lực thôi thúc tôi lựa chọn đềtài nghiên cứu: “ Thực trạng giảng dạy môn Ngữ văn của giáo viên ở một sốtrường THCS tại huyện Định Quán”

2.

Mục đích nghiên cứu

Trang 4

Mục tiêu mà đề tài nghiên cứu hướng đến là nhằm tìm hiểu thực trạng giảng dạymôn Ngữ văn của giáo viên ở một số trường THCS tại địa phương, xác định rõnguyên nhân dẫn đến việc giảng dạy Ngữ văn của giáo viên chưa đạt hiệu quả.

Từ đó đúc kết kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượnggiảng dạy môn Ngữ văn cho giáo viên ở THCS

3.Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài này hướng đến hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Xây dựng cơ sở lý luận cơ bản xoay quanh thực tế giảng dạy Ngữ văn của giáo viên.Nghiên cứu thực trạng giảng dạy môn Ngữ văn của giáo viên ở một số trườngTHCS tại huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai

Đúc kết kinh nghiệm và đề ra giải pháp nâng cao chất lượng dạy- học môn Ngữ văn

ở THCS

4.Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại lý thuyết

Phương pháp điều tra khảo sát qua phiếu hỏi

Phương pháp quan sát, phỏng vấn

Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giảng dạy từ thực tiễn

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MÔN NGỮ VĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NGỮ VĂN HIỆN NAY

1.1.Vai trò của môn Ngữ văn trong nhà trường THCS và những yếu tố tác động đến việc giảng dạy môn Ngữ văn hiện nay

1.1.1 Vai trò của môn Ngữ văn trong nhà trường THCS

Môn Ngữ văn trong nhà trường THCS được tích hợp từ ba phân môn: Văn- Tiếngviệt- Tập làm văn Trên cơ sở phát huy vai trò và kết quả học tập Tiếng việt, tậpđọc và làm văn ở bậc tiểu học, môn Ngữ văn ở bậc THCS có những vai trò cơbản sau:

Trang bị kiến thức toàn diện: Văn học là” bộ bách khoa toàn thư về đời sống con

người và thế giới tự nhiên” Mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể phản ánhđời sống sinh hoạt, lao động cũng như thế giới nội tâm phong phú của conngười Hình ảnh của thiên nhiên, đất nước và các sự kiện,vấn đề xã hội có tínhphổ biến, cấp bách lần lượt được tái hiện qua các tác phẩm văn học Nhìn chung,tác phẩm văn học được chọn lọc trong chương trình THCS từ khối lớp 6 đếnkhối lớp 9 đa dạng cả về nội dung lẫn thể loại, vừa xuất hiện tác phẩm có phongcách nghệ thuật, vừa có tác phẩm mang phong cách chính luận Đó là tiền đềmang đến cho học sinh nhận thức đầy đủ về đặc trưng của từng thể loại, sự giàuđẹp của ngôn ngữ, cũng như có cái nhìn toàn diện về con người, về thế giới vàđặc biết là vốn sống và bài học nhân sinh

Rèn luyện kỹ năng thuần thục: Phân môn văn(văn bản) trang bị cho học sinh kỹ

năng đọc văn,cảm thụ và phân tích tác phẩm Phân môn Tiếng việt, tập làm vănhình thành ở học sinh kỹ năng sử dụng ngôn ngữ để xây dựng văn bản nói vàviết từ lý thuyết được học Mục tiêu trực tiếp của môn Ngữ văn trong nhà trường

Trang 6

bắt đầu từ tiểu học là dạy cho HọC SINH biết đọc, biết viết và lên trunglà giúp

họ trở thành người đọc, người viết có văn hóa Bài tập làm văn là sản phẩm kếttinh từ trí tuệ và tâm hồn của học sinh, là kết quả quả tổng từ vốn sống, sự hiểubiết và kỹ năng ở học sinh

Bồi dưỡng tâm hồn phong phú: “Văn học là nhân học”.Văn học trang bị cho con

người những cảm xúc nhân văn, vượt lên cái xấu, cái ác, tránh được những cám

dỗ thấp hèn, thức dậy niềm tin, sự yêu đời, yêu cuộc sống giúp học sinh hướngtới Chân - Thiện - Mỹ Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, vănhọc giúp tâm hồn của học sinh trở nên bớt chai sạn, thờ ơ, bàng quan trướcnhững số phận, cảnh đời diễn ra xung quanh mình hàng ngày, trước thiên nhiên

và tạo vật Văn học bồi đắp cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, thái độtrân trọng truyền thống, và ngôn ngữ Mẹ đẻ, lòng nhân ái yêu thương conngười, căm ghét áp bức, bất công Có lẽ trong nhà trường không có môn khoahọc nào thay thế được môn văn Đó là môn học bồi đắp tâm hồn, hình thànhnhân cách của cả giáo viên lẫn học sinh.Trong thời đại hiện nay ,khoa học kĩthuật phát triển rất nhanh ,môn văn sẽ giữ lại tâm hồn con người ,giữ lại nhữngcảm giác nhân văn để con người tìm đến với con người ,trái tim hòa cùng nhịpđập trái tim Qua đó hình thành nhân cách phẩm chất người lao động, giúp họcsinh vươn tới làm chủ cuộc sống, vững tin bước vào đời

Ngữ văn là môn học thuộc nhóm công cụ có mối quan hệ mật thiết với các môn họckhác Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tưduy của con người Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác

và ngược lại học tốt các môn học khác tạo nền tảng để học tốt môn văn Từ đó tarút ra Ngữ văn có một vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung củatrường Trung học cơ sở, trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và bồi dưỡng tâmhồn cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện “Nghề nhàgiáo là nghề cao quý mà trong đó mỗi người giáo viên là một kỹ sư tâm hồn”

Trang 7

đây là một nhận định rất đúng đối với các thầy cô giáo dạy văn vì Ngữ văn là bộmôn dễ gây ra rung động tác động nhiều nhất đến thế giới nội tâm của conngười, phát huy đầy đủ năng lực phẩm chất để xây dựng cuộc sống cho học sinh.

1.1.2.Những yếu tố tác động đến việc giảng dạy môn Ngữ văn của giáo viên hiện nay

Trong giáo trình Những vấn đề chung của giáo dục học,Thái Duy Tuyên định nghĩa

khái niệm “giáo dục” như sau: Giáo dục( nghĩa hẹp) là quá trình tác động giữangười giáo dục đến người được giáo dục nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng,tình cảm cho người học Dạy học là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên vàhọc sinh nhằm truyền thụ kiến thức, phát triển kỹ năng để phát triển năng lực vàphẩm chất cho học sinh Giáo dục( nghĩa hẹp) và dạy học là hai bộ phận củagiáo dục( nghĩa rộng), có mối quan hệ song hành và được lồng ghép vào nhau.Qua việc gợi mở, phân tích giúp học sinh làm chủ nắm vững được giá trị củahình tượng văn học và ý nghĩa ngôn từ của tác phẩm, giáo viên định hướng chohọc sinh tình cảm nhân văn và đạo lý làm người, trách nhiệm với quê hương, với

tổ quốc

Trong quá trình đào tạo học sinh thành con người toàn diện, vừa hồng vừa chuyên,ngoài mối quan hệ chính yếu với học sinh, người giáo viên còn có sự gắn kết vớicác lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để đạt được mục tiêu giáo dục

Do vậy, chất lượng giảng dạy Ngữ văn của giáo viên bị chi phối bởi các nhân tốkhách quan và chủ quan sau:

1.1.2.1.Yếu tố khách quan

Nhân tố đầu tiên cần xét đến là sự tác động của nhà trường Trong đó giữ vị trí chủđạo là công tác chỉ đạo- kiểm tra đánh giá chuyên môn và sự quan tâm, chútrọng tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên Ngữ văn từ phía bangiám hiệu nhà trường Kế đến là tính hoàn thiện của cơ sở vật chất trong nhà

Trang 8

trường cụ thể ở số đầu sách, lượng trang ảnh, sự hiệu quả của đồ dùng dạy học

và số lượng, chất lượng của các thiết bị điện tử, công nghệ thông tin cùng khảnăng ứng dụng của hệ thống phòng học, phòng thực hành đa năng hiên có củanhà trường Bên cạnh đó, tổ bộ môn gồm tập hợp tất cả các giáo viên có cùngchuyên môn giữ vai trò định hướng kế hoạch giảng dạy và tư vấn nội dung,phương pháp dạy học và cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinhcho giáo viên Sự cộng tác và chia sẻ kinh nghiệm từ phía đồng nghiệp là cơ sởgiúp mỗi giáo viên Ngữ văn hoàn thiện chuyên môn

Hoạt động dạy học là quá trình tương tác hai chiều của hai hoạt động truyền thụkiến thức của giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh Thành công của giáoviên dạy văn là giúp học sinh thông hiểu kiến thức và thuần thục kỹ năng tạo lâpvăn bản Khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh phần nào phụ thuộc vào thái

độ và quá trình nỗ lực, đầu tư vào môn văn của chính học sinh Thái độ tíchcực, chủ động của học sinh truyền cho giáo viên hứng khởi và nguồn động lựcphấn đấu, nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn Ngược lại, thái độ học tậpthiếu nghiêm túc và thụ động của học sinh làm cho giáo viên áp lực và chán nảnlàm cho chất lượng dạy văn, học văn bị giảm sút

Sự định hướng phương pháp học tập, kiểm tra kết quả học văn thường xuyên củahọc sinh từ phía giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh là điều kiện nângcao chất lượng dạy- học văn trong nhà trường

1.1.2.2.Yếu tố chủ quan

Chất lượng giảng dạy của giáo viên phần lớn phụ thuộc vào năng lực của chính họ.Yêu cầu chung có tính bắt buộc với mọi giáo viên là cần nắm vững kiến thứcchuyên ngành, hiểu biết về tâm sinh lý của học sinh, có kỹ năng giao tiếp, truyềnthụ kiến thức và có năng lực xử lý các tình huống sư phạm… Ngoài những nănglực trên, người giáo viên dạy văn cần đảm các năng lực chuyên biệt như: Năng

Trang 9

lực cảm thụ và phân tích tác phẩm, kĩ năng chắt lọc và vận dụng ngôn ngữ hiệuquả cùng một tâm hồn nhạy cảm, tinh tê trước cuộc sống và nghệ thuật…Mức

độ nắm vững và vận dụng năng lực chung và riêng là nhân tố quyết định chấtlượng giảng dạy của giáo viên dạy văn Hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ đachiều, tình trạng tâm lý, sức khỏe có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khókhăn cho việc phát huy, phát triển năng lực của giáo viên dạy văn Song suy chocùng , nếu có “lòng yêu nghề mến trẻ” và nghị lực, niềm tin thì người giáo viêndạy văn sẽ vượt qua mọi khó khăn để đạt được thành công

Trang 10

1.2.Một số phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn

Hiểu một cách khái quát: Phương pháp là hệ thống các cách thức tiến hành nhằmđảm bảo cho một hoạt động nào đó diễn ra một cách hiệu quả Tóm lại, phươngpháp là con đường dẫn đến thành công của một hoạt động nhất định

Như vậy, phương pháp giảng dạy là hệ thống các cách thức tiến hành nhằm đảm bảocho hoạt động dạy học diễn ra một cách hiệu quả, đáp ứng mục tiêu dạy họctheo chuẩn kiến thức, kỹ năng

Trong thực tế giảng dạy môn Ngữ văn có thể vận dụng nhiều phương pháp Nắmvững yêu cầu của từng phương pháp là cơ sở để người giáo viên ngữ văn giảngdạy đạt hiệu quả

1.2.1.Phương pháp thuyết trình

Phương pháp thuyết trình là phương pháp dạy học trong đó người giáo viên huyđộng toàn bộ kiến thức và vận dụng tổng hợp các thao tác: Miêu tả, giải thích,chứng minh, phân tích, tổng hợp, bình luận và so sánh … để làm sáng tỏ vấn đề,nhằm trang bị cho học sinh tri thức mới và giúp học sinh hiểu một cách sâu sắc

và toàn diện về nội dung kiến thức đẫ được học.Cho đến nay phương phápthuyết trình vẫn là một phương pháp dạy học chủ đạo đối với tất cả các mônhọc, đặc biệt đối với môn ngữ văn

Yêu cầu:

Cuộc sống muôn hình vạn trạng, nội dung bài giảng phong phú vì vậy giáo viên phảichắt lọc được nội dung kiến thức và thao tác vận dụng cho phù hợp Xét về bảnchất, phương pháp thuyết trình là sự tổ hợp của nhiều thao tác, kỹ năng Tuynhiên trong từng bài học cụ thể luôn có một thao tác giữ vai trò chủ đạo Sự tinh

tế của người giáo viên thể hiện ở việc xác định và vận dụng chính xác thao tácchủ đạo đó

Trang 11

Để đảm bảo tính thống nhất và mạch lạc của bài học, trong dạy học phương phápthuyết trình và phương pháp kích thích tư duy thường có sự kết hợp song hànhvới nhau.

1.2.2.Phương pháp kích thích tư duy

Kích thích tư duy là phương pháp dạy học trong đó giáo viên đặt ra đặt ra một hệthống câu hỏi buộc học sinh phải chủ động suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo ra phươnghưỡng giải quyết Thông qua đó, học sinh hình thành nên ý tưởng mới , đúc rútcho mình tri thức mới từ câu hỏi gợi mở của giáo viên

Yêu cầu:

Để có được câu hỏi có chất lượng, giáo viên cần đầu tư biên soạn chu đáo cả về nộidung và hình thức Một câu hỏi có chất lượng hội tụ bốn tiêu chí: Thứ nhất, nộidung câu hỏi rõ rang, ngắn gọn, chính xác và trực tiếp Thứ hai, đó là những câuhỏi xuất phát từ “ tình huống có vấn đề” kích thích hứng thú, gợi trí tò mò khoahọc và tư duy của học sinh Thứ ba, nội dung câu hỏi phù hợp với lứa tuổi, trình

độ của học sinh Cuối cùng, nội dung câu hỏi phải tác động vào cảm xúc thẩm

mỹ của học sinh

Theo quan điểm dạy học đổi mới, giáo viên phải tăng cường sử dụng câu hỏi có yêucầu cao, đòi hỏi học sinh phải tổng hợp, sáng tạo nhưng cũng không được coinhẹ câu hỏi có yêu cầu thấp chỉ dừng lại ở mức độ ghi nhớ, tái hiện Bởi vì, nếukhông được tích lũy trang bị kiến thức đến một mức độ nhất định học sinh khó

có thể tư duy sáng tạo

Bên cạnh đó, giáo viên cần có kỹ thuật đặt và xử lý câu hỏi Câu hỏi được nêu cần

tự nhiên, lô gic với trình tự bài giảng và mạch tư duy của học sinh Giáo viênphải dự trù được phương án và đoán biết được mức độ trả lời của học sinh đểnhận xét và bình luận cho phù hợp

1.2.3.Phương pháp tổ chức thuyết trình

Trang 12

Phương pháp tổ chức thảo luận nhóm là phương pháp dạy học trong đó giáo viênchia tập thể lớp thành từ 4-6 nhóm, mỗi nhóm từ gồm có 6- 10 học sinh, đảmnhiệm công việc và nội dung thảo luận riêng Sau khi trao đổi thống nhất ý kiếngiữa các thành viên, nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp để giáo viên nhậnxét.

Phương pháp tổ chức thảo luận nhóm một mặt hình thành cho học sinh kỹ năng làmviệc trong tập thể và tinh thần đoàn kết, mặt khác tạo điều kiện để học sinh hỗtrợ nhau giải quyết các câu hỏi và bài tập khó

Tổ chức diễn đàn là phương pháp dạy học tạo điều kiện để học sinh được bày tỏchính kiến đúc kết từ trí tuệ và tâm hồn của mình Từ việc nẳm bắt được nănglực và thấu hiểu nguyện vọng của học sinh, giáo viên xác định phương hướng và

đề xuất giải pháp giảng dạy hữu hiệu

Yêu cầu:

Đối tượng được tổ chức diễn đàn đa phần là học sinh khối 8,9 đã tích lũy được vốnkiến thức và kỹ năng nhất định Đề tài trong diễn đàn phải vừa tầm với nhậnthức của học sinh, tránh đưa ra vấn đề nan giải, phức tap Hay đề tài có phạm viquá rộng

Trang 13

Giáo viên hướng cho học sinh nội dung chuẩn bị,cung cấp cho các em nguồn tư liệutham khảo.

Giáo viên cùng với học sinh duy trì không khí sôi nổi, hào hứng cho buổi diễn đàn.Giáo viên cần mời thêm giáo viên trong tổ bộ môn Khoa học Xã hội và một số nhàvăn, nhà báo( nếu có điều kiện) đến dự buổi diễn đàn để cùng cộng tác giải đápthắc mắc cho học sinh Cuối buổi diễn đàn, giáo viên cần khái quát hóa, hệthống hóa các quan điểm chính xoay quanh chủ để văn học đã được trình bàytrong diễn đàn, đồng thời khuyến khích, định hương cho học sinh tiếp tục khámphá

1.2.5.Phương pháp vận dụng công nghệ thông tin

Phương pháp vận dụng công nghệ thông tin là phương pháp dạy học trong đó ngườigiáo viên khai thác tận dụng thế mạnh và tiện ích của công nghệ thông tin, phục

vụ quá trình giảng dạy Ngữ văn đạt hiệu quả

Kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học Ngữ văn và nhiềumôn học khác được tiến hành trong các hoạt động: Thiết kế giáo án, tìm kiếm tưliệu, trình chiếu tranh ảnh, nội dung bài giảng…của giáo viên

Phương pháp vận dụng công nghệ thông tin là phương pháp dạy học tiến bộ, đượcquan tâm ứng dụng trong những năm gần đây có tác dụng mang đến không khímới lạ cho giờ học Văn, thu hút được sự quan tâm và sức tập trung chú ý củahọc sinh

Yêu cầu:

Vận dụng công nghệ thông tin chỉ phù hợp với từng bài học cụ thể và chỉ có hiệuquả tương đối Vận dụng công nghệ thông tin quá mức sẽ dẫn đến lạm dụng làmhọc sinh cảm thấy nhàm chán, vô hiệu hóa tác dụng của việc vận dụng côngnghệ thông tin Do đó, giáo viên cần cân nhắc ứng dụng công nghệ thông tin hợp

lý theo từng nội dung bài học

Trang 14

1.2.6.Phương pháp áp dụng bản đồ tư duy

Phương pháp áp dụng bản đồ tư duy là phương pháp dạy họ trong đó giáo viên địnhhướng cho học sinh hệ thống hóa kiến thức, xác lập mối quan hệ giữa các nộidung kiến thức thông qua việc phác họa các mảng kiến thức bằng những đườngnét và hình khối xác định qua sự tư duy và sáng tạo của mình

Đây là phương pháp dạy học hiện đại, mới mẻ, xuất hiện trong thời gian gần đây.Hiện tại phương pháp này đang được vận dụng phổ biến trong hệ thống cáctrường phổ thông nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, năng động, sáng tạocủa học sinh

Yêu cầu:

Trước khi cho học sinh lập bản đồ tư duy, giáo viên phải triển khai nội dung mộtcách rõ ràng , cô đọng, dễ hiểu và tự xây dựng ra bản đồ tư duy bằng lập luậncủa mình để tham khảo trong quá trình nhận xét, đánh giá bản đồ tư duy của họcsinh Tuy nhiên, giáo viên cần có sự linh hoạt, tinh tế trong đánh giá bản đồ tưduy của học sinh

Giáo viên cần tôn trọng ý tưởng của học sinh, gợi mở khi các em xây dựng lạchướng và khen ngợi, khuyến khích khi học sinh có ý tưởng hay, độc đáo

Ngoài còn có các phương pháp dạy học khác: Phương pháp tổ chức đối thoại, phươngpháp tổ chức trò chơi, phương pháp lập sơ đồ grap, phương pháp đóng vai,

….Thực tế cho thấy, trong quá trình giảng dạy, người giáo viên không vận dụngđộc lập một phương pháp riêng biệt mà có sự phối hợp từ nhiều phương pháp

1.3.Vai trò của người giáo viên dạy văn trong việc vận dung các phương pháp giảng dạy

“Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện của người thầy” Nếu không phấnđấu, tự rèn luyện người giáo viên sẽ không hoàn thành các yêu cầu giáo dục.Khả năng vận dụng và phối hợp phương pháp giảng dạy của người giáo viên giữ

Trang 15

vai trò chủ đạo có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao chất lượng dạy- họcNgữ văn Chính điều này đặt ra các yêu cầu mà giáo viên dạy văn phải thựchiện:

Thứ nhất, người giáo viên cần xuất phát từ mục đích, yêu cầu của bài học để lựachọn phương pháp giảng dạy phù hợp Người giáo viên phải chú ý phát huy tínhtích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình giảng dạy bằng hìnhthức truyền đạt uyển chuyển, tinh tế

Giáo viên phải nắm bắt được quá trình phát triển tâm sinh lý của học sinh trườngTHCS là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn Từ đó biết cách dẫn dắtsao cho học sinh tự nắm được chân lý, tri thức do bài học mang lại chứ khôngphải chỉ thụ động tiếp thu chân lý “cung cấp cần câu thay vì cho cá” người thầyđóng vai trò người đồng hành đó là nguyên tắc sơ đẳng mà bất cứ nhà giáo nàocũng cần biết

Giáo viên phải lồng ghép kiến thức văn học với cuộc sống, gắn dạy văn với việc dạyngười Muốn vậy, giáo viên cần kết hợp và sử dụng hợp lý phương pháp dạy họcvới phương pháp giáo dục Văn học là môn học nghệ thuật, những bài học thôngđiệp của môn Văn thường được lồng ghép tự nhiên đằng sau vẻ đẹp, ý nghĩa củahình tượng ngôn từ Tính chất giáo dục của văn chương thường thể hiện giántiếp, tự nhiên, vì vậy có độ lắng sâu, bền vững Dạy văn mà chỉ tập trung liệt kê

“bài học nhân sinh” thì sẽ đi đến thất bại Người giáo viên tinh tế không cần diễngiải nhiều mà để cho học sinh tự khám phá ý nghĩa, bài học cho riêng mình Vănhọc là môn học khoa học- nghệ thuật, chính vì vậy lời giảng của giáo viên NgữVăn cần tinh tế chính xác Đôi khi, một cắt nghĩa sai của giáo viên cũng để lạinhững hậu quả lâu dài vì học sinh cho rằng đó là chân lý

Để bắt kịp xu hướng phát triển của xã hội, người giáo viên tiến hành đổi mớiphương pháp dạy học Trong quá trình đổi mới cần vận dụng phương pháp dạy

Trang 16

học mới trên cơ sở kế thừa, phát huy ưu điểm của các phương pháp dạy họctruyền thống Dạy học theo tinh thần đổi mới, giáo viên phải có khả năng tiếpcận và sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học hiện đại, tuy nhiên khôngnên lạm dụng quá nhiều trình chiếu trong dạy văn Việc áp dụng các kĩ thuật dạyhọc cần thực hiện linh hoạt, tránh máy móc, công thức để tạo dựng một khôngkhí thoải mái, tự nhiên cho thầy và trò trên tinh thần dân chủ và thân thiện Đốivới giờ đọc hiểu văn bản văn học, giáo viên cần quan tâm đến việc tự cảm nhận,phân tích, lý giải của học sinh; giờ tiếng Việt, làm văn, giáo viên tổ chức chohọc sinh nắm vững kiến thức cần đạt và kỹ năng vận dụng lý thuyết làm văn,giải bài tập Đặc biệt, các giờ học cần đảm bảo kiến thức kỹ năng theo chuẩnchương trình

Hiện nay, ngành giáo dục đang triển khai thực hiện đồng bộ đổi mới giữa “nội phương pháp và việc kiểm tra đánh giá” nếu chỉ đổi mới về nội dung- phươngpháp dạy mà không đổi mới kiểm tra đánh giá thì cũng vô nghĩa, không thẩmđịnh được thực chất kiến thức học sinh, học sinh không phát huy được khả năngsáng tạo Xuất phát từ quan điểm chung đó, ta rút ra kết luận: Bên cạnh đổi mớiphương pháp dạy văn, người giáo viên cần chú trọng đổi mới kiểm tra đánh giákết quả học tập môn ngữ văn Đó là vấn đề vô cùng cần thiết và phải tiến hànhđồng bộ

dung-CHƯƠNG 2 GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Để nắm bắt về thực trạng giảng dạy của giáo viên ở trường THCS tại địa phương,tôi tiến hành khảo sát 20 giáo viên thuộc 3 trường THCS tại huyện Định Quán,

đó là: Trường THCS Phú Tân, THCS Phú Túc, THCS La Ngà

2.1.Thành tựu và hạn chế trong giảng dạy môn Ngữ văn ở một số trường THCS

Ngày đăng: 13/01/2016, 06:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w