Chương trình Bồi dưỡng Phương pháp Giảng dạy Tiếng Anh dưới đây gọi tắt là Chươngtrình PPGD được xây dựng với mục đích giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn vànghiệp vụ để đáp ứng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG ANH DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
(BẢN HOÀN THIỆN SAU NGHIỆM THU CẤP BỘ)
Hà Nội 7/2012
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH 3
1.1 Thông tin chung
1.2 Phương pháp xây dựng chương trình
1.3 Cơ sở và nguyên tắc xây dựng chương trình
2.1 Đối tượng tham gia Khóa học
3.4 Phương pháp quản lý và đánh giá Khóa học
5.1 Khung tham chiếu Châu Âu về Năng lực ngoại ngữ Chuẩn B2
5.2 Đề cương chi tiết Module tham khảo
Trang 3PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
1.1 Thông tin chung
Chương trình Bồi dưỡng Phương pháp Giảng dạy Tiếng Anh dành cho giáo viên Trung học
Cơ sở được xây dựng trong khuôn khổ nội dung Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 với mụctiêu bồi dưỡng đạt chuẩn cho các giáo viên Tiếng Anh hiện đang giảng dạy tại các trườngTiểu học, THCS, và THPT tại Việt Nam tham gia Đề án
Đối với công tác BDGV THCS, Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 đã giao nhiệm
vụ cho Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng chương trình bồidưỡng giáo viên Tiếng Anh THCS Chương trình BDGV có hai nội dung là Bồi dưỡng nănglực Tiếng Anh (400 tiết, bao gồm học trên lớp và học có ứng dụng công nghệ thông tin) vàBồi dưỡng Phương pháp Giảng dạy Tiếng Anh (50 tiết)
Chương trình Bồi dưỡng Phương pháp Giảng dạy Tiếng Anh (dưới đây gọi tắt là Chươngtrình PPGD) được xây dựng với mục đích giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn vànghiệp vụ để đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp: Giáo viên bậc THCS cần có năng lực TiếngAnh đạt chuẩn B2 theo Khung Tham chiếu Châu Âu CEFR, và có kiến thức, kỹ năng vànghiệp vụ sư phạm phù hợp với việc giảng dạy môn Tiếng Anh bậc THCS
Chương trình bồi dưỡng PPGD là một trong một số chương trình nội dung bồi dưỡng màngười giáo viên THCS có thể tham gia như bồi dưỡng sử dụng sách giáo khoa, chuyên đềchuyên sâu về phát triển năng lực kiểm tra đánh giá, hay ứng dụng CNTT trong giảng dạyngoại ngữ
Với thời lượng 50 tiết học, Chương trình PPGD được thiết kế theo 5 chuyên đề (modules)với các nội dung cơ bản, cô đọng, tiên tiến về phương pháp giảng dạy Tiếng Anh bậcTHCS, giúp giáo viên củng cố nền kiến thức họ đã được trang bị từ các trường đào tạo Sưphạm đồng thời nắm bắt được xu hướng phát triển hiện nay của việc dạy và học Tiếng Anhtrên thế giới và tại Việt Nam, cũng như phát triển một số năng lực cần thiết để giáo viên cóthể bồi dưỡng chuyên môn của mình để theo kịp yêu cầu của việc giảng dạy tiếng Anh Cáckiến thức và năng lực này giúp giáo viên sử dụng bộ sách giáo khoa đang được biên soạntheo Đề án NNQG
Chương trình PPGD cấp THCS do các giảng viên Khoa Sư phạm Tiếng Anh, Trường Đạihọc Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội biên soạn
Địa chỉ liên hệ: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (844) 3754 7269; Fax: (844) 3754 8057
Email:dhnn@vnu.edu.vn
Website: www.ulis.vnu.edu.vn
1.2 Phương pháp xây dựng chương trình
Chương trình PPGD được xây dựng dựa trên chuẩn đầu ra (Outcome-based curriculumplanning) Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trên thế giới khi biên soạn chươngtrình đào tạo, bắt đầu từ việc xác định cụ thể các kết quả cần đạt được (learning outcomes)khi khóa đào tạo kết thúc Các chuẩn đầu ra này sẽ quyết định nội dung và cấu trúc củachương trình, phương pháp và chiến lược giảng dạy, các môn học trong chương trình, quátrình kiểm tra đánh giá, các quy định của chương trình, và lịch trình của khóa học Chính
Trang 4các chuẩn đầu ra cũng đóng vai trò là khung tham chiếu được sử dụng để sau này đánh giá
hiệu quả của khóa học (Harden et al, 1999).
Chương trình cũng sử dụng phương pháp “Thiết kế ngược” (Backward Design in curriculumplanning), là một công cụ thiết kế chương trình đào tạo/môn học hữu hiệu đang được sửdụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới Phương pháp Thiết kế ngược nhấn mạnh bướcđầu tiên trong quá trình thiết kế là xác định các kết quả mong đợi (desired results), từ đóquyết định cách thức và nội dung đánh giá và giảng dạy (Wiggins & McTighe, 2005)
Ưu điểm của những phương pháp này là tính chất gắn kết khoa học giữa các yếu tố dạy, học,đánh giá trong một chương trình đào tạo, đảm bảo chất lượng cao nhất có thể của quá trìnhđào tạo thể hiện qua những gì người học có được sau khóa học, và hơn hết vai trò của ngườihọc và việc học thực sự là trung tâm của quá trình đào tạo
Vậy yếu tố tiên quyết trong quá trình xây dựng chương trình là làm sao xác định được cáckết quả/chuẩn đầu ra một cách chính xác và phù hợp nhất Các kết quả/chuẩn đầu ra nàyđược thể hiện như mục tiêu và mục đích cần đạt của khóa học
Để xác định được các chuẩn đầu ra từ đó là căn cứ và nguyên tắc quyết định nội dungChương trình, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích thông tin đa nguồn (multisourcedata analysis), bao gồm:
(a) Phân tích bối cảnh hiện tại và các văn bản pháp quy về đào tạo và BDGV hiện nay.(b) Phân tích tình hình chung về năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên, gồm có khảosát điểm nhu cầu hiện tại của giáo viên và nhà quản lý giáo dục cấp THCS
(c) Nghiên cứu một số mô hình đào tạo BDGV hiện tại trên thế giới có thể áp dụng tạiViệt Nam
1.3 Cơ sở và nguyên tắc xây dựng chương trình
(a) Phân tích bối cảnh hiện tại và các văn bản pháp quy về đào tạo và BDGV hiện nay
Chủ trương mở cửa và hội nhập của Việt Nam đã tạo nhu cầu sử dụng ngoại ngữ nhất làTiếng Anh khi các công ty, nhà doanh nghiệp vào làm việc tại nước ta, hoặc các hoạt độngkhoa học kĩ thuật cũng đòi hỏi một đội ngũ sử dụng được ngôn ngữ này Việt Nam cần cónguồn nhân lực có trình độ sử dụng Tiếng Anh cho phép họ và đất nước hội nhập trong nềnkinh tế toàn cầu, và hoạt động trong một môi trường cạnh tranh đa văn hóa Ngoài ra, ngườihọc còn có các nhu cầu văn hóa – xã hội khác như đi du lịch, tìm hiểu hay nghiên cứu về cácquốc gia, và nền văn hóa khác Số lượng người học Tiếng Anh tại Việt Nam chiếm đa số sovới các ngoại ngữ khác và tiếp tục tăng lên Tiếng Anh được giảng dạy sớm hơn (chính thức
từ lớp 3), với mức độ yêu cầu cao hơn
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã có chính sách nhằm đẩy mạnh, nâng cao chất lượng củaviệc dạy ngoại ngữ:
- Kì họp thứ 7 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi) trong đó quyđịnh tại Điều 7, mục 3 như sau: “Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục làngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế Việc tổ chức dạy ngoạingữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần bảo đảm để người học được họcliên tục và có hiệu quả.”
- Ngày 30/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 1400/QĐ-TTg phê duyệt
Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 –
2020” (gọi tắt là Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020).
Trang 5- Quy định về Chuẩn Nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT Bộ Giáo dục Đàotạo (ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT), bao gồm 6 tiêu chuẩn:Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trườnggiáo dục; Năng lực dạy học; Năng lực giáo dục; Năng lực hoạt động chính trị xã hội;
và Năng lực phát triển nghề nghiệp
- Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh thí điểm cấp Trung học cơ sở do
Bộ Giáo dục & Đào tạo phê duyệt năm 2012, trong đó nêu rõ: “Việc dạy và họctiếng Anh ở trường phổ thông nói chung, cấp trung học cơ sở (THCS) nói riêng, cần
hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh Việc dạy
và học tiếng Anh ở cấp THCS góp phần giúp học sinh mở rộng tầm nhìn, làm
phong phú kinh nghiệm cuộc sống, phát huy năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết về văn hóa, xã hội của các quốc gia, dân tộc trên thế giới cũng như hiểu
biết sâu hơn về văn hóa và xã hội của chính dân tộc mình, đặt nền tảng cho việc tiếp
tục học ở các cấp học cao hơn, học tập suốt đời và sự phát triển toàn diện của học
sinh.”
Như vậy, có thể thấy chủ trương giáo dục ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh cấp THCS nóiriêng tại thời điểm hiện nay hướng tới việc xây dựng một môi trường dạy và học tiên tiến,trong đó học sinh là trung tâm, cần có năng lực giao tiếp bằng Tiếng Anh thành công, đồngthời hình thành và phát triển các kiến thức văn hóa xã hội phong phú và kỹ năng quan trọngkhác như tư duy, học tập chủ động, học tập suốt đời Để đạt được mục tiêu đó, người giáoviên cũng cần đạt được những tiêu chuẩn nghề nghiệp nhất định, có sự hiểu biết hữu hiệu vềngười học, môi trường học, và công việc giảng - dạy
Đây chính là những căn cứ từ đó Trường ĐHNN - ĐHQGHN xây dựng nội dung Chươngtrình Bồi dưỡng PPGD cho giáo viên Tiếng Anh THCS
(b) Phân tích tình hình chung về năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên, gồm có khảo sát
điểm nhu cầu hiện tại của giáo viên cấp THCS
là kỹ năng Nghe Một số nguyên nhân được nêu ra gồm có ý thức tự bồi dưỡng chưa cao và
do chưa có nhiều cơ hội được tham gia các lớp bồi dưỡng do các chuyên gia có nhiều kinhnghiệm giảng dạy, có ít cơ hội được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của các giáo viên cótrình độ và kinh nghiệm.1
Khảo sát nhu cầu hiện tại của giáo viên cấp THCS
Để bước đầu có được thông tin chi tiết hơn về nhu cầu của giáo viên THCS, chúng tôi đãtiến hành khảo sát 264 giáo viên Tiếng Anh hiện đang giảng dạy ở các trường THCS ở 4tỉnh thành phố là Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình, và Điện Biên Tuy chưa có điều kiện
1 Xem chi tiết tại Phụ lục 1.
Trang 6tiến hành khảo sát tại các địa phương ngoài khu vực miền Bắc, số liệu thu được từ khảo sátđiểm này sẽ góp phần bổ sung bức tranh về tình hình BDGV cùng với các thông tin đề cậpđến các địa phương trong cả nước mà chúng tôi tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đạichúng.2
Kết quả khảo sát cho thấy giáo viên cần được tham gia các khóa bồi dưỡng về phương phápgiảng dạy và nâng cao khả năng thực hành tiếng của mình, bởi hiện tại họ có rất ít cơ hội bồidưỡng chuyên môn như vậy
Về phương pháp giảng dạy Tiếng Anh, giáo viên tỏ ra khá thiếu tự tin về khả năng củamình Các lĩnh vực họ ít tự tin nhất bao gồm hướng dẫn học sinh học tập tích cực chủ động,khả năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, hiểu tâm lý dạy học theo lứa tuổi, phát âm, khả năngthiết kế hoạt động dạy học sáng tạo Như vậy có thể thấy giáo viên đang vẫn cố gắng cóđược một phương pháp dạy học mới mẻ, sáng tạo sao cho phù hợp lứa tuổi, đồng thời giúphọc sinh học tập vừa hiệu quả vừa chủ động
Đa số giáo viên cũng khẳng định họ cần được cải thiện phát âm và kỹ năng giao tiếp bằngtiếng Anh Thực tế này cho thấy giáo viên cần được bồi dưỡng về kỹ năng tự học để nângcao khả năng phát âm và giao tiếp, đồng thời cần được củng cố về phương pháp dạy phát âmcho học sinh, bởi chính những thiếu sót về kiến thức và kỹ năng phát âm của thầy cô sẽ ảnhhưởng đến bản thân phương pháp giáo viên dạy phát âm cho học sinh
Phần lớn giáo viên đã đưa CNTT vào trong lớp học (như sử dụng máy tính cho việc trìnhbày nội dung bài học trên lớp) Tuy nhiên, có thể thấy việc sử dụng còn chưa có hiệu quả, vàkhả năng sử dụng những phần mềm sẵn có còn hạn chế
Giáo viên mong muốn được rèn luyện và phát triển năng lực tự nâng cao năng lực TiếngAnh và năng lực sư phạm, Phương pháp và kỹ năng giảng dạy THCS, Sử dụng công nghệ,Phương pháp kiểm tra đánh giá, và sự hiểu biết căn bản về quá trình giảng dạy tiếng Anh tạitrường THCS
Kinh nghiệm xây dựng chương trình và giảng dạy trực tiếp các khóa Bồi dưỡng giáo viênTiểu học, THCS, THPT của Trường ĐHNN - ĐHQGHN dưới sự chỉ đạo của Bộ GD & ĐTcho thấy tuy có thể đã được trang bị một số kiến thức cơ bản về phương pháp giảng dạy từcác chương trình đào tạo tại ĐH hay các trường cao đẳng, và kinh nghiệm giảng dạy, cũngnhư sự hiểu biết về hoàn cảnh học tập của học sinh tại địa phương, giáo viên Tiếng AnhTHCS vẫn chưa thực sự sử dụng hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực Đặc biệt, họthiếu khả năng chủ động sáng tạo trong quá trình dạy học, vẫn phụ thuộc vào một khuônmẫu hoặc tài liệu có sẵn mà những khuôn mẫu này không phải lúc nào cũng hiệu quả.Điều này có thể do họ ít được cơ hội trau dồi, cập nhật để có thêm lựa chọn, hoặc có thể họ
đã không được trang bị một nền tảng nguyên lý dạy học – yếu tố giúp họ hiểu và ứng dụng,sáng tạo một cách khoa học chứ không phải làm theo cảm tính hoặc dựa vào kinh nghiệmđơn thuần Ngoài ra, họ cũng chưa phát huy được các kỹ năng tự đặt câu hỏi, tự chiêmnghiệm, tư duy, hoặc tự tìm các cơ hội để phát triển chuyên môn Một số khó khăn khácgiáo viên thường gặp phải bao gồm khả năng sử dụng Tiếng Anh trong lớp học, trong đóyếu nhất phải kể đến kỹ năng phát âm, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cách giáo viêndạy phát âm cho học sinh; khả năng sử dụng công nghệ một cách thực sự hiệu quả cho việcdạy học v.v… Đồng thời, với tâm lý nặng về thi cử, đa số giáo viên vẫn chỉ biết đến các bàikiểm tra và các kỳ thi mà chưa biết cách áp dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhaunhằm thúc đẩy việc học tập của học sinh
Trang 7(c) Kinh nghiệm bồi dưỡng giáo viên/PPGD hiện tại trên thế giới có thể áp dụng tại Việt
Nam
Một giáo viên cần có những nền tảng kiến thức gì để có thể giảng dạy một cách hiệu quả?
Họ cần BIẾT những gì và có thể LÀM được những gì? Trong nghiên cứu về đào tạo giáoviên ngoại ngữ, các nhà giáo dục thường chia các nền tảng kiến thức này theo lĩnh vực, từ
đó phân nhỏ thành các tiêu chí Ví dụ Freeman (2009) chia thành các mảng gồm substance (content và processes), engagement, và outcomes Johnson (2009) lại có cách phân chia như sau: content (giáo viên biết những gì), pedagogies (giáo viên dạy như thế nào) và delivery
(giáo viên học cách dạy như thế nào)
Tại Việt Nam, khung năng lực dành cho giáo viên ngoại ngữ dựa trên mô hình củaBransford, Darling-Hammond & LePage (2005) và Ball & Cohen (1999) đang được xâydựng gồm 5 mảng như sau:
1 Kiến thức về môn học giảng dạy và chương trình giảng dạy
2 Kiến thức về phương pháp giảng dạy
3 Hiểu biết về người học
4 Thái độ và giá trị nghề nghiệp thể hiện trong tất cả các lĩnh vực kiến thức
5 Kết nối giảng dạy và phát triển chuyên môn với bối cảnh thực tế
(Dudzik, 2011/12- theo mô hình của Bransford, Darling-Hammond & LePage, 2005 và Ball & Cohen 1999)
Chương trình bồi dưỡng PPGD được đề xuất được dựa trên thực tiễn giảng dạy tiếng Anhtại các trường THCS, kết quả điều tra nhu cầu của giáo viên, và những năng lực và kĩ năng
mà người giáo viên ngoại ngữ tại Việt Nam cần có như:
• Năng lực ngoại ngữ
• Kiến thức môn học (Tiếng Anh)
• Phương pháp giảng dạy
• Đào tạo giáo viên gắn với lớp học và bối cảnh địa phương
• Sử dụng công nghệ trong dạy học
• Kiến thức về người học
• Kiến thức về bối cảnh văn hóa – xã hội
Kết nối giảng dạy và bồi dưỡng
chuyên môn với bối cảnh thực tế
Kiến thức về môn học và chương trình
Kiến thức về
PP dạy học Hiểu biết về Người học
Thái độ và giá trị
nghề nghiệp
Trang 8• Tự suy ngẫm và tự nêu câu hỏi tìm hiểu
(Dudzik, 2012)Chương trình bồi dưỡng PPGD này cũng hướng tới một số đặc điểm cần có của một chươngtrình Bồi dưỡng giáo viên thành công (Hayes, 2008, nghiên cứu chương trình BDGV tạiHàn Quốc), như:
Hướng cho giáo viên nhận thức và có được kỹ năng cần thiết để họ tiếp tục tự học,
tự bồi dưỡng (lifelong learning)
Ưu tiên các phương pháp hiệu quả, mang lại ảnh hưởng tích cực đối với việc học củahọc sinh
Khuyến khích khả năng giáo viên áp dụng những gì được học từ khóa BDGV vàobối cảnh lớp học của họ
Một số chương trình đánh giá năng lực giảng dạy của nước ngoài như chương trình ICELT(In-service Certificate in English Language Teaching) của Cambridge ESOL, TKT(Teaching Knowledge Test) của Cambridge ESOL, Pearson Teacher DevelopmentInteractive của Pearson Education cũng được tham khảo trong quá trình biên soạn
Bên cạnh nội dung, chương trình cũng chú ý tới hình thức và phương pháp tập huấn sao chotăng tối đa sự tương tác giữa giảng viên-học viên và giữa học viên với nhau - yếu tố quantrọng khiến khóa học thực sự hiệu quả (Chodidjah, 2009, nghiên cứu chương trình BDGVtại Indonesia) Đây cũng là phương pháp tập huấn hiện đang được sử dụng tại các chươngtrình bồi dưỡng PPGD tại Việt Nam của Hội đồng Anh, Đại sứ quán Mỹ, NXB Oxford,NXB Pearson Longman, v.v…
(d) Tóm tắt kết luận nghiên cứu
Trên cơ sở:
- Các văn bản pháp quy (trong đó có Quy định về Chuẩn Nghề nghiệp giáo viênTHCS, giáo viên THPT Bộ Giáo dục Đào tạo, và Chương trình Giáo dục phổ thôngmôn Tiếng Anh thí điểm cấp Trung học cơ sở do Bộ Giáo dục & Đào tạo phê duyệtnăm 2012),
- Kết quả khảo sát năng lực giáo viên các tỉnh thành tại Việt Nam,
- Kết quả khảo sát nhu cầu của giáo viên 4 tỉnh thành tại miền Bắc,
- Các mô hình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên trên thế giới,
- Một số chương trình bồi dưỡng PPGD của thế giới và khu vực, và
- Kinh nghiệm BDGV của Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội,
Trường ĐHNN - ĐHQGHN đề xuất năm nội dung trong Chương trình BD PPGD cho GVTHCS như sau:
(1) Cơ sở về phương pháp giảng dạy lứa tuổi THCS, bao gồm hiểu biết về tâm lý lứa
tuổi Chúng tôi đề xuất nội dung này dựa theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, theonhu cầu của giáo viên, theo tình hình thực tế tại Việt Nam, theo kinh nghiệm BDGVcủa Trường ĐH Ngoại ngữ Đây cũng là một thành tố quan trọng trong các mô hìnhBDGV và chương trình BDGV của thế giới
(2) Phương pháp giảng dạy tích cực, phát huy khả năng chủ động và sáng tạo của
học sinh Cụ thể chúng tôi đề xuất giới thiệu phương pháp dạy học qua hình thức
dự án (Project-based learning) Nội dung này sẽ phù hợp với nhu cầu của giáo
viên, theo kinh nghiệm BDGV của Trường ĐH Ngoại ngữ Đồng thời nội dung này
sẽ giúp giáo viên giảng dạy SGK mới trong đó có nội dung Dự án
Trang 9(3) Phương pháp kiểm tra đánh giá Chúng tôi đề xuất nội dung này dựa theo Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên, theo nhu cầu của giáo viên, theo tình hình thực tế tại ViệtNam, theo kinh nghiệm BDGV của Trường ĐH Ngoại ngữ Đây cũng là một thành
tố cơ bản trong các mô hình BDGV và chương trình BDGV của thế giới
(4) Phương pháp dạy Phát âm Nôi dung này được đề xuất dựa trên phân tích khó
khăn và nhu cầu của giáo viên, theo tình hình thực tế về dạy-học phát âm tại ViệtNam, và theo kinh nghiệm BDGV của Trường ĐH Ngoại ngữ
(5) Phương pháp tự nâng cao chuyên môn Chúng tôi đề xuất nội dung này dựa theo
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, theo nhu cầu của giáo viên, theo tình hình thực tế tạiViệt Nam, theo kinh nghiệm BDGV của Trường ĐH Ngoại ngữ Đây cũng là mộtthành tố cơ bản trong các mô hình BDGV và chương trình BDGV của thế giới.Nội dung Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy sẽ được lồng ghép vào nội dung (2),(4) và (5) Một số nội dung khác như Phương pháp giảng dạy Kỹ năng (Nghe-Nói-Đọc-Viết) được lồng ghép vào nội dung (1) và (2) do thời lượng của Chương trình chỉ giới hạntrong 50 tiết, và bởi chúng tôi cho rằng giáo viên THCS đã được trang bị những kiến thứcnày tại các trường Sư phạm Cũng vì những lý do đó, nội dung quan trọng khác là Khai thác
sử dụng tài liệu giảng dạy và một số nội dung khác sẽ được đề cập trong các khóa BDGVkhác
Chương trình cũng cần phù hợp với sứ mệnh của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốcgia Hà Nội là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, sứ mệnh cungcấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của xã hội theo chuẩn quốc tế, đồng thờikhẳng định những giá trị cốt lõi mà Trường coi trọng, bao gồm tính năng động, sáng tạo,trung thực, tinh thần trách nhiệm, khả năng sống và làm việc trong môi trường cạnh tranh đavăn hóa
PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
2.1 Đối tượng tham gia khóa học
Khóa học bồi dưỡng này được thiết kế cho đối tượng là giáo viên đang giảng dạy bộ môntiếng Anh ở các trường THCS Các giáo viên này có chung các điểm sau:
đã trải qua đào tạo ở các trường cao đẳng hoặc đại học và có một lượng kiến thứcnhất định về phương pháp giảng dạy nói chung và giảng dạy tiếng Anh nói riêng,
đã có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh tại trường THCS trong một số năm nhất định
và sẵn sàng sử dụng những kinh nghiệm giảng dạy này để phát triển chuyên môn vànghiệp vụ
Ngoài ra, khóa bồi dưỡng này cũng có thể là tài liệu tham khảo cho những nhà quản lý giáodục (cụ thể là các chuyên viên/thanh tra tiếng Anh bậc THCS) để nắm bắt những đổi mớitrong công tác giảng dạy tiếng Anh và thuận lợi hơn trong việc quản lý giáo dục
2.2 Mục tiêu chung của Khóa học
Là một trong các khóa học bồi dưỡng dành cho giáo viên tiếng Anh bậc THCS, và diễn ratrong thời gian ngắn (50 tiết), khóa bồi dưỡng này nhằm giúp giáo viên Tiếng Anh bậcTHCS:
cập nhật các kiến thức về các xu hướng và phương pháp giảng dạy tiếng Anh tiêntiến, từ đó nâng cao nhận thức về công việc giảng dạy tiếng Anh ở bậc THCS,
củng cố, điều chỉnh và hình thành các năng lực thực hành trong việc giảng dạy TiếngAnh để đáp ứng được yêu cầu chung về năng lực cần có của giáo viên Tiếng Anh
Trang 10bậc THCS, đồng thời bắt kịp với các đường hướng giảng dạy tiếng Anh tiên tiếnhiện nay, tạo tiền đề cho việc đổi mới giảng dạy tiếng Anh ở bậc học này,
bước đầu hình thành nhu cầu trau dồi và tự trau dồi năng lực giảng dạy tiếng Anh đểphục vụ cho việc phát triển nghề nghiệp của bản thân (professional development) vớimột thái độ tích cực với công việc này
Sau khi tham gia khóa học, các giáo viên có thể trở thành giáo viên giảng dạy tích cực, cóhiệu quả, có thể chủ động đổi mới quá trình giảng dạy của mình và giúp các giáo viên kháccập nhật và đổi mới phương pháp giảng dạy
Đối với học viên là các cán bộ quản lý, khóa học sẽ trang bị cho họ những kiến thức và/hoặc
có thêm thông tin phục vụ công tác quản lý tại địa phương
2.3 Mục tiêu Khóa học
Sau khi hoàn thành Khóa học, học viên cần đạt những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, và thái
độ như sau:
Năng lực và kĩ năng về Phương pháp giảng dạy
- Củng cố, cập nhật và áp dụng vào giảng dạy những kiến thức cơ bản về quá trình học vàdạy học Tiếng Anh tại cấp THCS, kiến thức về người học, đặc điểm tâm sinh lý liên quanđến việc học ngôn ngữ ở lứa tuổi THCS, các phương pháp và kỹ năng giảng dạy phù hợpvới lứa tuổi này, trong đó chú trọng việc dạy khả năng phát âm
- Cập nhật và áp dụng vào giảng dạy kiến thức và kỹ năng sư phạm nhằm phát triển nănglực giao tiếp cũng như hình thành các kỹ năng mềm khác cho học sinh qua phương pháp sửdụng dự án, từ đó khuyến khích các em có động lực chủ động tham gia quá trình học tập
- Củng cố, cập nhật, và áp dụng kiến thức và phương pháp, kỹ năng kiểm tra đánh giá nhằmthúc đẩy việc học tập
- Tìm hiểu, lựa chọn, và thực hiện một số phương pháp tự bồi dưỡng nâng cao năng lựcchuyên môn phù hợp với bản thân
- Bước đầu áp dụng các phương pháp, kiến thức, kỹ năng học được trong việc giảng dạytheo SGK THCS bộ mới
- Có cơ hội tìm hiểu, quan sát thực tế giảng dạy và thực hành giảng dạy tại một trườngTHCS, từ đó có những chiêm nghiệm và ứng dụng phù hợp với bối cảnh dạy và học của bảnthân
Thái độ
- Tự tin hơn trong việc giảng dạy
- Có thêm động cơ tham gia các hoạt động BDCM
- Yêu nghề hơn
Trang 112.4 Cấu trúc và Nội dung Chương trình
2.4.1 Mô tả module
lượng
Kiến thức chuyên môn; Nghiệp vụ giảng dạy; Kiến thức về người học
1 Dạy Tiếng Anh cho học sinh Trung học Cơ sở - Một số vấn đề về cơ
sở lý luận và phương pháp
Dạy Tiếng Anh cho lứa tuổi học sinh THCS có khó hay không? Việc
dạy cho lứa tuổi này có khác gì so với các lứa tuổi khác? Module này sẽ
bao gồm các chủ đề sau: đặc điểm tâm lí của lứa tuổi học sinh THCS,
một số lý thuyết phổ biến về thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, một số phương
pháp giảng dạy ngôn ngữ phổ biến cùng với các kĩ thuật dạy hữu ích
phù hợp với lứa tuổi này Đây sẽ là nền tảng để giáo viên có thể thiết kế
và thực hiện các hoạt động giảng dạy ở bậc THCS
10 tiết
2 Thúc đẩy học tập qua phương pháp giảng dạy theo dự án
Học theo dự án (PBL) là gì? Giáo viên cần chuẩn bị những gì cho một
giờ học theo dự án? Giáo viên có thể gặp những khó khăn gì khi tiến
hành một giờ học theo dự án? Module này sẽ cung cấp cho học viên
những kiến thức cơ bản về đường hướng dạy học theo dự án cũng như
các ý tưởng thực tế về cách thức chuẩn bị và triển khai một giờ học theo
dự án Học viên sẽ được tham gia vào các hoạt động thảo luận, phân tích
dự án mẫu, luyện tập thiết kế các dự án nhỏ tương ứng với các nội dung
trong chương trình giáo khoa Tiếng Anh cấp THCS Học viên cũng sẽ
cùng thảo luận về một số vấn đề của hình thức dạy học theo dự án như
duy trì kỷ luật lớp học, sử dụng công nghệ thông tin, và cách thức luyện
các bài thi Tiếng Anh quan trọng thông qua hình thức học theo dự án
10
Assessment và testing là gì và chúng được sử dụng như thế nào trong
lớp học tiếng Anh? Trong chuyên đề này, giáo viên THCS sẽ được giới
thiệu các khía cạnh của việc kiểm tra đánh giá và đánh giá/nhìn nhận lại
công tác kiểm tra đánh giá đang được thực hiện tại lớp học của mình, từ
đó tìm ra cách thức để việc kiểm tra đánh giá giúp ích tốt nhất cho việc
dạy và học tiếng Anh cho giáo viên và học sinh
10
Module cung cấp cho giáo viên tiếng Anh THCS hiểu biết sâu hơn về
các thành tố ngữ âm trong chương trình tiếng Anh THCS gồm: các
nguyên âm, nguyên âm đôi, bán nguyên âm, phụ âm, tổ hợp phụ âm;
trọng âm từ, nhịp điệu và ngữ điệu câu cơ bản trong tiếng Anh Cùng
với đó, học viên cũng được giới thiệu các kỹ thuật giảng dạy ngữ âm
theo đường hướng giao tiếp và các hoạt động nhằm ôn luyện, củng cố và
ghi nhớ các thành tố ngữ âm này, khả năng sử dụng các phần mềm dạy
phát âm, thiết kế giáo án và tiến hành bài giảng ngữ âm trên lớp sao cho
phù hợp với môi trường và đối tượng giảng dạy của mình
10
Phát triển chuyên môn
Trang 125 Phương pháp tự nâng cao chuyên môn.
Module giúp giáo viên THCS hiểu thêm về những kỹ năng tự học cơ
bản, đặc biệt các kỹ năng tự học để nâng cao năng lực Tiếng Anh
Module cũng cung cấp cho học viên một số kiến thức và kỹ năng liên
quan đến việc dự giờ quan sát lớp học, viết nhật ký, lập hồ sơ giảng dạy,
sử dụng một số nguồn lực phục vụ cho công việc, ví dụ việc khai thác
Internet, và một số hoạt động nhằm phát triển năng lực chuyên môn và
nghiệp vụ sư phạm khác Tham gia vào khóa học này, giáo viên có cơ
hội nhìn lại, tự đánh giá, liên hệ kiến thức được học với kinh nghiệm
giảng dạy thực tế để hiểu rõ hơn những tiến bộ, thành quả cũng như
những hạn chế trong việc giảng dạy hiện tại của họ, từ đó xác định được
những hoạt động bồi dưỡng chuyên môn phù hợp nhất với họ
10
Kiến thức về người học; Dạy, tự học, và ứng dụng phù hợp với hoàn cảnh thực tế
7 Tham quan và dự giờ lớp học tại trường THCS
8 Thực tập tại trường THCS
9 Workshop của chuyên gia khách mời
learning
Knowledge of subject matter; Knowledge of teaching; Knowledge of learners
1 Background to Teaching English to Adolescents
Is teaching English to adolescents difficult? How different is it from
teaching other age groups? Topics covered in this module include
psychological features of adolescences, prominent second language
acquisition theories, the most popular teaching approaches and methods
and useful teaching strategies for this age group These would serve as a
background for planning and teaching activities at lower-secondary
level
10periods(50minseach)
2 Motivating learning through Project-based activities
What is project-based learning (PBL)? What are the steps that teachers
need to go through in order to plan a project-based lesson? What are
some possible drawbacks of PBL? This module aims at providing
participants with basic knowledge about PBL and practical ideas on how
to plan and implement a task-based lesson Participants will be involved
in discussions, analysis of sample projects and designing small-scale
projects that can be applicable to their real teaching situations at
secondary schools in Vietnam Some common concerns in applying
PBL such as managing desciplines, using technology in PBL, and
preparing students for high-stake English exams via PBL will also be
discussed
10
3 Assessment in secondary English classrooms
What are “assessment” and “testing” and how they are currently used in
your English class? In this module, secondary teachers will be
introduced to different aspects of assessment and reflect on their
assessment practices, and how to make assessment most significant to
the students learning and their own teaching
10
Trang 134 Teaching Pronunciation
This module provides teachers at the lower secondary school with
knowledge of pronunciation elements: vowels, consonants, consonant
clusters; word stress, rhythm, basic intonation in English Furthermore,
learners are introduced with techniques of teaching pronunciation
communicatively, using pronunciation softwares, and designing and
implementing lesson plans according to the teachers’ environment and
subjects
10
Professional Development
The module helps language teachers develop fundamental self-study
skills required for their professional development, including identifying
suitable learning styles and language learning strategies and practising
language learning skills They will investigate ways of using available
resources (eg the Internet) effectively for their teaching Teachers also
get to know what reflective teaching means, and some principles and
skills in class observation, journal writing, portfolio keeping as their
learning and development tools They will have chances to discuss,
evaluate, and select other PD tools suitable for their own conditions
10
Knowledge of learners; Learning in & from practice, informed by context
7 Classroom Observation: conducted at a lower secondary school
8 Teaching Practicum
9 Guest speaker Workshop
2.4.2 Mục tiêu cụ thể của các module
Module 1: Background to Teaching English to Adolescents
By the end of the module, teachers will be able to:
- understand psychological features of adolescences, especially cognitive features
- understand the fundamental second language learning theories
- identify the teaching methods that support adolescents’ learning
- demonstrate an understanding of skill-based method in their lesson planning and teaching
- apply the strategies to support learner-centered learning
Module 2: Motivating learners through project-based learning activities
By the end of the module, teachers will be able to:
- understand the concept of project-based learning
- recognize the advantages and be aware of possible drawbacks of project-based learning
- understand/ identify the basic steps of a project work
- plan small-scale projects that can be applicable to their real teaching situations atsecondary schools in Vietnam
Module 3: Assessment in secondary English classrooms
By the end of the module, teachers will be able to:
- be able to identify what assessment and testing are through reflecting on their ssessmentpractice;
Trang 14- be able to identify assessment for learning and assessment of learning and their roles inlanguage learning/teaching by doing a matching work;
- be introduced to different forms of assessment in their class for effectiveness by matchingdifferent purposes of assessment with particular assessment instruments ;
- be introduced to how they forms of assessment can be used in class by watching a demos/videos;
- be able to identify different feedback techniques and demonstrate understanding ofevaluative and informative feedback as means of assessment by doing a short micro-training
Module 4: Teaching Pronunciation
By the end of the module, teachers will be able to:
- apply the knowledge of pronunciation elements in teaching pronunciations,
- use different pronunciation activities in the lessons,
- design and implement their lesson plans to teach pronunciation
Module 5: Professional Development for Language Teachers
By the end of the module, teachers will be able to:
- understand about their learning styles and learning strategies
- identify learning-to-learn skills for their English improvement
- investigate ways of using available resouces effectively
- discover Reflective teaching and select suitable PD tools for language teachers
including class observation, learning/teaching journals, portfolios, and other PD activities
2.5 Phương pháp tập huấn
Chương trình được thiết kế theo các chuyên đề (modules) kết hợp hợp lý giữa giới thiệu nộidung Lý thuyết với tạo cơ hội Thực hành cho học viên thông qua các hoạt động, do đó giảngviên cần sử dụng phương pháp giao tiếp kết hợp kỹ năng gợi mở, dẫn dắt nhằm tối đa hóathời gian tương tác giữa giảng viên – học viên và huy động sự tham gia tích cực của họcviên
Giảng viên cần hạn chế trình bày lý thuyết Cần cung cấp các phần lý thuyết ở dạng các tàiliệu phát trước Trên lớp, chỉ nên dành khoảng 10 - 15 phút để giúp học viên hiểu các nộidung lý thuyết mới (nếu có) Phần lớn thời gian nên tập trung vào việc cho học viên thựchành các nội dung đó trên cơ sở nguồn học liệu sách giáo khoa phổ thông, hoặc các nguồnhọc liệu khác sắn có Sau mỗi phần thực hành này, cần tổ chức cho học viên nhận xét, đánhgiá, rút ra điểm mạnh hay điểm yếu của các bài tập mà học viên đã thực hiện
Do các học viên đều đã có một số kinh nghiệm giảng dạy, chương trình BD PPGD gợi ý sửdụng phương pháp tự suy ngẫm/chiêm nghiệm (reflective) để có thể minh hoạ hay chia sẻcác bài học thành công/thất bại
Đồng thời học viên cũng cần được khuyến khích chủ động khám phá trong quá trình học,tích cực cả trong thời gian trên lớp và thời gian tự học cá nhân hoặc học nhóm Các kỹ năngcần trang bị cho học viên bao gồm: kỹ năng tư duy, kỹ năng tự khám phá, kỹ năng họcnhóm, kỹ năng suy luận, kỹ năng đặt câu hỏi, v.v…
Đây là phương pháp tập huấn hiện đang được sử dụng phổ biến trong các khóa BDGV trênthế giới (tại Việt Nam có thể kể đến các khóa BDGV của Hội đồng Anh, NXB PearsonLongman, NXB Oxford, Cambridge ESOL, etc.)