Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gọi chung là cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương phù hợp với p
Trang 33
LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới thầy giáo - TS Nguyễn Duy Lạc là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn cho tôi cả chuyên môn và phương pháp nghiên cứu và chỉ bảo cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Tài chính – KH huyện Kim Bảng, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kim Bảng, Phòng thống kê huyện và các lãnh đạo HĐND – UBND huyện đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và cung cấp thông tin của luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Trường Đại học kinh
tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này
Với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tuy nhiên luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý Thầy, quý Cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn
Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2015
Học viên
Phạm Thị Thuấn
Trang 44
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất
cứ một công trình nào khác
Học viên
Phạm Thị Thuấn
Trang 55
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG II DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ III MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 5
1.1 T ổNG QUAN TINH HINH NGHIEN CứU 5
1.2 C Ơ Sở LÝ LUậN Về QUảN LÝ VốN ĐầU TƯ XDCB Từ NSNN 8
1.2.1 Khát quát về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN 8
1.2.2 Nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước 16
1.2.3 CÁC NHÂN Tố ảNH HƯởNG ĐếN QUảN LÝ VốN ĐầU TƯ XDCB Từ NSNN 29
1.2.4 MộT Số TIEU CHI DANH GIA TRINH Dộ QUảN LÝ VốN DầU TƯ XDCB Từ NGUồN NSNN 32
H AI LÀ , Hệ Số HUY ĐộNG TÀI SảN Cố ĐịNH : 33
B A LÀ , CHỉ TIÊU ĐÁNH GIÁ Về HIệU QUả KINH Tế - XÃ HộI CủA VốN ĐầU TƯ XDCB Từ NSNN: 34
1.3 K INH NGHIệM THựC TIễN Về CÔNG TÁC QUảN LÝ VốN ĐầU TƯ XDCB Từ NSNN 35
1.3.1 Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình 35
1.3.2 Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình 37
iii
ii
i
Trang 66
1.3.3 Kinh nghiệm thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ
NSNN của huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội 38
1.3.4 NHữNG BAI HọC KINH NGHIệM RUT RA DốI VớI HUYệN KIM BảNG 39
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 40 2.1 P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU ĐƯợC Sử DụNG 40
2.1.1 Phương pháp thống kê – thu thập dữ liệu 40
2.1.2 Phương pháp so sánh 41
2.1.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp 41
2.2 Đ ịA ĐIểM VÀ THờI GIAN THựC HIệN NGHIÊN CứU 42
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu: 42
2.2.2 Thời gian thực hiện nghiên cứu 42
2.3 M Ô Tả PHƯƠNG PHÁP ĐIềU TRA , TÍNH TOÁN 42
2.4 M Ô Tả CHI TIếT NGHIÊN CứU 43
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ 43
XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 43
CỦA HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM 43
3.1 K HÁI QUÁT Về HUYệN K IM B ảNG , TỉNH H À N AM 43
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 43
3.1.2 ĐặC DIểM KINH Tế CủA HUYệN KIM BảNG, TỉNH HA NAM 44
3.1.3 ĐặC DIểM XÃ HộI CủA HUYệN KIM BảNG, TỉNH HA NAM 44
3.2 T HựC TRạNG CÔNG TÁC QUảN LÝ VốN ĐầU TƯ XDCB Từ NSNN CủA HUYệN K IM B ảNG 46
Trang 77
3.2.1 Thực trạng công tác lập kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư XDCB
của huyện Kim Bảng 46
3.2.2 CONG TAC TạM ứNG VA THANH TOAN VốN DầU TƯ XDCB Từ NSNN 57
3.2.3 Công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN: 62
3.2.4 Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán vốn đầu tư XDCB 66
3.3 Đ ÁNH GIÁ CHUNG Về CÔNG TÁC QUảN LÝ VốN ĐầU TƯ XDCB Từ NSNN ở HUYệN K IM B ảNG 69
3.3.1 NHữNG KếT QUả DạT DƯợC TRONG QUảN LÝ VốN DầU TƯ XDCB Từ NGUồN NSNN ở HUYệN KIM BảNG 69
3.3.2 Những hạn chế trong công tác quản lý vốn đầu tư XDCB 71
3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 72
CHƯƠNG 4 73
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN 74
CỦA HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM 74
4.1 Đ ịNH HƯớNG PHÁT TRIểN CủA HUYệN K IM B ảNG , TỉNH H À N AM ĐếN NĂM 2020 74
4.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020 74
4.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Kim Bảng đến năm 2020 76
4.2 G IảI PHÁP HOÀN THIệN QUảN LÝ VốN ĐầU TƯ XDCB Từ NSNN CủA HUYệN K IM B ảNG , TỉNH H À N AM : 77
Trang 8tư XDCB từ NSNN của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 84
KẾT LUẬN 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 10ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn vốn chi ngân sách của huyện Kim Bảng 47 Bảng 3.2: Kết quả phân bổ nguồn vốn đầu tư XDCB giai đoạn 2010-2014 của huyện Kim Bảng 49 Bảng 3.3: Kết quả phân bổ vốn theo ngành/lĩnh vực XDCB 54 Bảng 3.4: Kết quả thanh toán vốn XDCB theo ngành/lĩnh vực giai đoạn
2010 - 2014 56 Bảng 3.5: Kết quả thanh toán vốn đầu tư XDCB của huyện Kim Bảng giai đoạn 2010 - 2014 59 Bảng 3.6: Kết quả thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành của huyện Kim Bảng 61 Bảng 3.7: Kết quả thanh kiểm tra vốn XDCB của huyện Kim Bảng giai đoạn
2010 – 2014 66
Trang 11iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu 3.1: Nguồn vốn phân bổ cho đầu tư XDCB giai đoạn 2010-2014 của huyện Kim Bảng 50 Biểu 3.2: Cơ cấu thanh toán vốn đầu tư XDCB của huyện Kim Bảng giai đoạn 2010 - 2014 60 Biểu 3.3: Kết quả phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành của huyện Kim Bảng giai đoạn 2010 - 2014 63 Biểu 3.4: Tỷ lệ các đơn vị gây ra thất thoát lãng phí đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Kim Bảng giai đoạn 2010 – 2014 67
Trang 121
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là hoạt động quan trọng tạo ra hệ thống
cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, là tiền đề cơ bản để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Quản lý đầu tư XDCB ở nước ta là một hoạt động đặc thù, phức tạp và luôn luôn biến động nhất là trong điều kiện
cơ chế chính sách quản lý kinh tế xã hội nói chung, quản lý xây dựng cơ bản nói riêng có nhiều thay đổi, môi trường pháp lý còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ
(Vũ Đức Hiệp, 2014, Gỡ “nút thắt” giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản Tạp
chí Tài chính và Đầu tư số 9) Đồng thời, quản lý đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước là rất khó, dễ xảy ra thất thoát, lãng phí do chính đặc điểm của hoạt động này như quyền sở hữu về vốn không trùng hợp với quyền sử dụng, mục tiêu đầu
tư XDCB của nhà nước ít chú trọng tới mục tiêu lợi nhuận trực tiếp,
Mặt khác trong vài năm trở lại đây, tình trạng khủng hoảng kinh tế diễn ra trên khắp thế giới, đặc biệt là sự khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, thất nghiệp, lạm phát, sản xuất và tiêu dùng bị đình trệ đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Theo Báo cáo của WB: Nợ công của Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây, tính đến cuối năm
2014 đã lên đến khoảng 2,35 triệu tỷ đồng (khoảng 110 tỷ USD, tương đương 59,6% GDP) Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang tăng cường các biện pháp quyết tâm xử lý nợ đọng XDCB từ ngân sách nhà nước (NSNN) để thắt chặt chi tiêu, giảm gánh nặng nợ công, kìm hãm lạm phát và hỗ trợ doanh nghiệp làm
ăn hiệu quả từ đó cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phòng dần dần đưa đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn
Kim Bảng là một trong sáu huyện, thành phố của tỉnh Hà Nam, trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của tỉnh, huyện Kim Bảng
Trang 132
luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh trên tất cả các mặt, các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực đầu tư XDCB Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn huyện hàng năm trên một nghìn tỷ đồng, năm 2010 là 1.097 tỷ đồng, năm
2011 là 1.135 tỷ đồng, năm 2012 là 1.371 tỷ đồng, năm 2013 là 1.458 tỷ đồng và năm 2014 là 1.710 tỷ đồng (UBND huyện Kim Bảng, 2010, 2011,
2012, 2013, 2014, Báo cáo kinh tế xã hội huyện Kim Bảng), trong đó phần
lớn là NSNN Nhiều dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng đã phát huy được hiệu quả góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong huyện
Tuy nhiên, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, tình trạng thất thoát, lãng phí kém hiệu quả trong đầu tư XDCB từ vốn NSNN vẫn xảy ra ở một số dự án, nợ XDCB lớn, Các nguyên nhân chủ yếu làm công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện còn tồn tại là: việc quy hoạch, lập kế hoạch, bố trí vốn đầu tư XDCB còn phân tán, dàn trải; quản lý vốn đầu tư XDCB chưa hiệu quả, năng lực của cán bộ chuyên môn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc Thêm vào đó, do đặc thù của vốn đầu tư XDCB là rất lớn, thời gian đầu tư dài nên dễ xảy ra tình trạng thất thoát vốn đầu tư XDCB của Nhà nước Vậy vấn đề đặt ra là cần thiết phải nghiên cứu để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Kim Bảng, góp phần khắc phục những tồn tại, bất cập để sử dụng
có hiệu quả NSNN nói chung và vốn đầu tư XDCB nói riêng
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý
vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam” để nhằm hướng đến mục tiêu là đưa ra biện pháp quản lý vốn
đầu tư XDCB từ NSNN của huyện tốt hơn Tức là, đề tài nghiên cứu nhằm
Trang 143
tìm ra luận cứ để trả lời câu hỏi: Quản lý ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng
cơ bản tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam như thế nào sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nữa?
1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Kim Bảng trong những năm qua, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN cho huyện Kim Bảng trong những năm tới nhằm đem lại hiệu quả cao trong đầu tư từ đó thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển
1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước
- Phản ánh và phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu
tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của huyện Kim Bảng
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đạt hiệu quả cao hơn trước
1.3 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý vốn đầu tư XDCB
từ NSNN của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan
đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN cấp huyện tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
- Về không gian: đề tài được nghiên cứu ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà
Trang 154
Nam Đề tài tập trung vào những công trình XDCB do huyện làm chủ đầu tư
- Về thời gian: đề tài sử dụng các số liệu liên quan đến thực trạng công
tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở huyện Kim Bảng trong 5 năm trở lại đây (từ năm 2010 - 2014)
1.4 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, kết cấu của đề tài gồm 4 chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn
về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Chương 2 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3 Thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Chương 4 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Trang 165
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành, các địa phương rất quan tâm Tả giả đã tham khảo một số đề tài nghiên cứu về quản lý đầu tư XDCB từ NSNN như sau:
- Nguyễn Mạnh Đức, 1994, Hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm nâng cao
hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam Luận án phó Tiến sĩ Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội; tác giả đi sâu nghiên cứu cơ chế phân cấp, quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm đã được Chính phủ quy định, như :
+ UBND các cấp có chức năng nhiệm vụ quản lý hành chính – kinh tế của Nhà nước ở cấp mình về XDCB trên tất cả các mặt : vừa là chủ quản đầu
tư và quản lý xây dựng, vừa tổ chức quản lý, khai thác sử dụng,
+ UBND quận, huyện có chức năng quản lý xây dựng theo quy hoạch
và làm chủ đầu tư các công trình vốn ngân sách của huyện và vốn ủy thác
Giúp UBND các cấp quản lý XDCB là các cơ quan chức năng được tổ chức tương ứng từng cấp
Đồng thời, tác giả Nguyễn Mạnh Đức cũng làm rõ quy trình thực hiện các nội dung để nâng cao chất lượng quản lý đầu tư XDCB theo 3 bước như sau:
+ Bước 1, nghiên cứu đánh giá các căn cứ của chiến lược đầu tư XDCB
+ Bước 2, xây dựng các đề án chiến lược đầu tư XDCB
+ Bước 3, quyết định chiến lược đầu tư XDCB
Trang 176
Tuy nhiên, luận án thực hiện ở thời điểm quá xa so với hiện tại và không nêu rõ giải pháp quản lý vốn ở cấp cơ sở (huyện, xã)
- Bùi Mạnh Cường, 2012, Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ
nguồn vốn NSNN ở Việt Nam Luận án Tiến sĩ Trường Đại học Kinh tế Đại
học Quốc gia Hà Nội; tác giả cho rằng: Đầu tư phát triển của các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN ở các doanh nghiệp Nhà nước còn bất ổn Trong đó chứa đựng nhiều vấn đề ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư như tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, đầu tư sai, đầu tư dàn trải, đầu tư khép kín, lợi ích nhóm Cơ cấu vốn đầu tư phát triển từ NSNN theo ngành kinh tế chưa hợp lý, dàn trải, thiếu chiến lược dài hạn Do vậy không tạo ra được các ngành nghề kinh tế, sản phẩm mũi nhọn có chất lượng cao, có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Cơ cấ vốn đầu tư phát triển từ NSNN theo phân cpaas hành chính được nới lỏng đã tạo ra được
sự phát triển năng động nhưng cũng để lại những hệ quả nặng nề về quy hoạch, chồng lấn trong đầu tư, manh mún, dàn trải, xin cho Đây chính là nội dung mà công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN phải chú trọng
- Đặng Ngọc Viễn Mỹ, 2014, Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Luận văn Thạc sĩ kinh tế
chính trị Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội; Tác giả đã hệ thống hóa
cơ sở lý luận về đầu tư XDCB từ NSNN rất cụ thể, nhất là đã đưa ra và phân tích khá chi tiết các chỉ tiêu đánh giá trình độ quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, như :
+ Sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích
+ Hệ số huy động tài sản cố định (TSCĐ)
+ Chỉ tiêu cơ cấu thành phần của vốn đầu tư
+ Chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế xã hội
Tuy nhiên các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư
Trang 187
XDCB từ NSNN mang tính tổng quát, chưa nêu rõ các cơ quan cấp huyện cần thực hiện những biện pháp cụ thể nào
- Bùi Minh Sáng, 2011, Giải pháp quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản cho nông nghiệp từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; Tác giả đã nêu
khá chi tiết, đồng bộ các giải pháp khắc phục các hạn chế yếu kém của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý vốn đầu tư XDCB cho nông nghiệp từ NSNN trên địa bàn tỉnh Nam Định, cụ thể:
Một là, đổi mới công tác kế hoạch đầu tư
Hai là, nâng cao chất lượng lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư
Ba là, thực hiện nghiêm túc Luật đấu thầu
Bốn là, nâng cao kỷ luật và chất lượng quyết toán vốn đầu tư
Năm là, đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư
Sáu là, chống thất thoát vốn NSNN trong đầu tư và xây dựng
Bảy là, đổi mới công tác cán bộ quản lý dự án và khai thác sử dụng Tám là, nâng cao trình độ cán bộ quản lý vốn đầu tư XDCB
- Võ Văn Cần, 2014, Nghiên cứu cơ chế kiểm tra, giám sát vốn đầu tư
XDCB thuộc nguồn vốn NSNN ở Việt Nam Luận án Tiến sĩ Kinh tế Trường
Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả đã phân tích, đánh giá hiệu quả hệ thống kiểm tra, giám sát đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ở Việt Nam là : Bộ máy kiểm tra, giám sát chuyên trách (Thanh tra Chính phủ, KTNN, Thanh tra Bộ Tài chính ) chưa phân rõ chức năng nhiệm vụ gây chồng chéo lãng phí nguồn lực, khó quy trách nhiệ khi xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí Tổ chức bộ máy kiểm tra, giám sát thiếu tính độc lập, thiếu trách nhiệm giải trình, thiếu chế tài đối với các đối tượng kiểm tra, giám sát
Luận án của tác giả cũng đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN như hiệu quả kinh tế (dùng chỉ số ICOR, GDP,
Trang 198
GNP, ), hiệu quả xã hội như tăng thu ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, mức tăng thu ngoại tệ, và hiệu quả về mặt môi trường Đặc biệt, tác giả Vỗ Văn Cần đã đưa ra nhóm chỉ tiêu kinh tế để phản ánh hiệu quả đầu
tư cho một dự án cá biệt là thời gian hoàn vốn, giá trị hiện tại thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ và những nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động hệ thống kiểm tra, giám sát vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ở Việt Nam là thiếu tính hệ thống giữa các cơ quan kiểm tra, giám sát; chính sách trong đầu
tư XDCB từ nguồn NSNN quá nhiều thủ tục phức tạp, tạo cơ chế «xin – cho»,
- Nguyễn Tuấn Dũng, 2015, Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An Luận văn Thạc sĩ
quản lý kinh tế Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Tác giả
đã nêu được cơ sở lý luận, phân tích thực trạng để đưa ra các giải pháp quản
lý chi đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Nghệ An, theo 2 nhóm:
Nhóm giải pháp cơ bản về quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tỉnh Nhóm giải pháp hỗ trợ quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tỉnh
Các bài viết, công trình nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận, chỉ ra nguyên nhân làm giảm hiệu quả của vốn đầu tư là do thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong công tác đầu tư XDCB từ NSNN Nhưng chưa có nghiên cứu nào luận giải một cách đầy đủ
và có hệ thống quá trình quản lý, đề xuất các giải pháp mang tính khoa học nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN riêng cho huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN
1.2.1 Khát quát về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
* Khái niệm đầu tư:
Theo mục 1 điều 3 của Luật đầu tư số 59/2005/QH11: “Đầu tư là việc
Trang 20sự gia tăng tài sản vật chất, tài sản tài chính hoặc là tài sản trí tuệ và nguồn lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn cho nền kinh tế và cho toàn bộ xã hội
* Khái niệm đầu tư XDCB:
- XDCB là hoạt động cụ thể tạo ra các tài sản cố định (khảo sát, thiết
kế, xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị), kết quả của các hoạt động xây dựng
cơ bản là các tài sản cố định, với năng lực phục vụ sản xuất nhất định
- Đầu tư XDCB trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tư phát triển Đầu tư XDCB là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố định đưa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhằm thu được lợi ích với nhiều hình thức khác nhau Đầu tư XDCB trong nền kinh tế quốc dân được thông qua nhiều hình thức xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá hay khôi phục tài sản cố định cho nền kinh tế
* Khái niệm vốn đầu tư XDCB:
- Vốn đầu tư: Tại mục 9 điều 3 của Luật đầu tư số 59/2005/QH11 nêu rõ: Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp
- Vốn đầu tư XDCB: Là toàn bộ những chi phí để đạt được mục đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp
đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán
* Khái niệm ngân sách Nhà nước:
Trang 2110
Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 đã nêu rõ các quy định về quản lý và điều hành ngân sách nhà nước của Việt Nam, tại điều 1 ghi rõ:
“Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước”
Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân, các khoản viện trợ, các khoản thu khác theo quy định của Pháp luật
Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; Chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của Pháp luật
Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương Ngân sách địa phương gồm các cấp ngân sách: tỉnh, huyện, xã
Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi ngân sách;
Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động trong thực hiện những nhiệm vụ được giao; tăng cường nguồn lực cho ngân sách xã Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung
là cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn;
* Vốn đầu tư XDCB từ NSNN:
- Khái niệm: Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một phần vốn đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước được hình thành từ sự huy động của Nhà nước dùng để chi cho đầu tư XDCB nhằm xây dựng và phát triển cơ sở vật chất -
kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nền kinh tế quốc dân
Trang 2211
Theo phân cấp quản lý ngân sách chia vốn đầu tư XDCB từ NSNN thành vốn đầu tư XDCB của ngân sách Trung ương được hình thành từ các khoản thu của ngân sách trung ương nhằm đầu tư vào các dự án phục vụ lợi ích quốc gia
Vốn đầu tư XDCB của ngân sách địa phương được hình thành từ khoản thu của ngân sách địa phương nhằm đầu tư vào các dự án phục vụ cho lợi ích của địa phương đó Nguồn vốn này thường được giao cho các cấp chính quyền địa phương quản lý thực hiện
Tóm lại, vốn đầu tư XDCB từ NSNN phần lớn được sử dụng để đầu tư cho các dự án không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, có vốn đầu tư lớn, có tác dụng chung cho nền kinh tế - xã hội mà các thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc không muốn tham gia đầu tư
- Đặc điểm của vốn đầu tư XDCB từ NSNN:
Thứ nhất, vốn đầu tư XDCB từ NSNN thường có quy mô lớn, có tính chất cố định
Vốn cho hoạt động đầu tư XDCB lớn, do sản phẩm có khối lượng lớn, thời gian xây dựng và tồn tại của sản phẩm XDCB dài, chu kỳ sản xuất không lặp lại là đặc điểm nổi bật của đầu tư XDCB
Để thực hiện đầu tư XDCB cần phải trải qua rất nhiều công đoạn, với
sự tham gia của nhiều người ở các lĩnh vực chuyên môn khác nhau; hao phí
về lao động, máy móc, nhiên, nguyên vật liệu là rất lớn Vì vậy để đảm bảo cho hoạt động đầu tư XDCB đạt được hiệu quả cao cần phải làm tốt công tác chuẩn bị Dự án đầu tư được chuẩn bị tốt sẽ là kim chỉ nam, là cơ sở vững chắc, là tiền đề cho việc thực hiện các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả tốt như mong muốn
Thứ hai, vốn đầu tư XDCB từ NSNN thường dài hạn và sản phẩm đầu
tư XDCB có giá trị sử dụng lâu dài
Trang 2312
Do công trình xây dựng mang tính đơn chiếc, không thể sản xuất đồng loạt, có chăng chỉ sản xuất đồng loạt một số cấu kiện trong nhà máy rồi đem lắp giáp ngoài công trường và phải trải qua nhiều công đoạn mới trở thành công trình xây dựng hoàn chỉnh Việc xây dựng công trình cần nhiều thời gian, do vậy vốn đầu tư XDCB thường dài hạn và rất lớn
Kết quả của đầu tư XDCB là những sản phẩm có giá trị lớn và có giá trị
sử dụng lâu dài, nhiều năm, có khi hàng trăm năm và thậm chí tồn tại vĩnh viễn như các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới như: Vạn lý trường thành
ở Trung Quốc, Đền Angkor Wat của CamPuChia và tháp Eiffel của Pháp… Những công trình tiêu biểu ở Việt Nam phải kể đến là: Văn miếu Quốc Tử Giám (945 năm, xây năm 1070), nhà thờ Cù Lao Giêng (138 năm, xây dựng trong 12 năm), cầu Long Biên (113 năm, xây dựng trong 4 năm 1898-1902), nhà thờ Phát Diệm (116 năm, xây dựng trong 24 năm từ 1875-1899),
Thứ ba, vốn đầu tư XDCB từ NSNN chủ yếu được sử dụng để hình thành lên cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và tài sản cố định trong nền kinh tế
Các công trình hạ tầng kỹ thuật: đường xá, cầu cống, bến cảng, sân bay và các công trình hạ tầng xã hội: trường học, bệnh viện, nhà văn hóa đều có ý nghĩa rất lớn về mặt kỹ thuật, kinh tế, chính trị xã hội, Các công trình đó đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho đất nước, làm thay đổi cơ cấu của nền kinh tế quốc dân từ đó đẩy mạnh tốc độ và nhịp điệu tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng
Thứ tư, vốn đầu tư XDCB dễ bị thất thoát, lãng phí
Vốn đầu tư XDCB có quy mô lớn, thời gian đầu tư kéo dài, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, diễn ra không chỉ ở một địa phương mà còn nhiều địa phương với nhau, chủ đầu tư thường không phải là người sử dụng
Trang 2413
trực tiếp nên rất dễ xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí Sự thất thoát, lãng phí không những gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng tiêu cực về chính trị Tình trạng tham nhũng, bớt xén các khoản chi của Nhà nước cho đầu tư xây dựng có thể gây nhiễu loạn xã hội, làm thay đổi chủ trương đầu tư, làm giảm uy tín, vai trò của các cơ quản nhà nước, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước
Hoàng Văn Lương, 2011, Thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ
bản của Nhà nước và vấn đề đặt ra đối với Kiểm toán Nhà nước trong việc kiểm toán các dự án đầu tư, Tạp chí kiểm toán, số 2: “Mặc dù chưa có một cơ
quan, tổ chức nào đưa ra được tỷ lệ và số liệu chính xác về thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB là bao nhiêu (10, 20 hay 30% như nhiều chuyên gia nhận định) nhưng thất thoát, lãng phí là có thực và nó xẩy ra ở tất cả các khâu, giai đoạn của quá trình đầu tư, từ chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, cấp phát vốn đầu tư, đến khâu nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào
sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình” Do đó đòi hỏi việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN phải được thường xuyên chú trọng, quản
lý vốn đầu tư phải theo đúng quy định của pháp luật
- Vai trò của vốn đầu tư XDCB từ NSNN:
Một là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc xây
dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hình thành kết cấu hạ tầng chung cho đất nước như giao thông, thuỷ lợi, hệ thống điện, trường học, trạm y tế… Thông qua việc duy trì và phát triển hoạt động đầu tư XDCB, vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc dân, tái tạo và tăng cường năng lực sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập quốc dân và tổng sản phẩm xã hội
Hai là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần quan trọng vào việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, hình thành những ngành mới, tăng cường chuyên môn hoá
Trang 2514
và phân công lao động xã hội Căn cứ tình hình cụ thể của từng giai đoạn, Đảng
và Nhà nước sẽ có định hướng đầu tư vào những ngành, lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn Thông qua việc phát triển kết cấu hạ tầng để tạo lập môi trường thuận lợi, tạo sự lan toả đầu tư và phát triển kinh doanh, thúc đẩy phát triển xã hội
Ba là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò định hướng hoạt động đầu
tư trong nền kinh tế Việc Nhà nước bỏ vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng và các ngành, lĩnh vực có tính chiến lược không những có vai trò dẫn dắt hoạt động đầu tư trong nền kinh tế mà còn góp phần định hướng hoạt động của nền kinh
tế Thông qua đầu tư XDCB vào các ngành, lĩnh vực khu vực quan trọng, vốn đầu tư từ nguồn NSNN có tác dụng kích thích các chủ thể kinh tế, các lực lượng trong xã hội đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh, tham gia liên kết
và hợp tác trong xây dựng hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội Trên thực tế, gắn với việc phát triển hệ thống điện, đường giao thông là sự phát triển mạnh
mẽ các khu công nghiệp, thương mại, các cơ sở kinh doanh và khu dân cư
Bốn là, vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò quan trọng trong việc
giải quyết các vấn đề xã hội như xoá đói, giảm nghèo, phát triển vùng sâu, vùng xa Thông qua việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, các cơ sở sản xuất - kinh doanh và các công trình văn hoá, xã hội góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa
* Khái niệm quản lý:
Theo Phan Huy Đường, 2012 Quản lý nhà nước về kinh tế Hà Nội: Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội: “Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức,
có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật Đối tượng quản lý, khách thể quản lý chủ yếu là quản lý con người Ngoài ra còn quản lý các khách thể khác như tài nguyên,
Trang 2615
cơ sở vật chất kỹ thuật Chủ thể quản lý có thể là một người, một tổ chức, một bộ máy ( ) Vì thế nói đến quản lý là phải nói đến một cơ chế vận hành, tức là cơ chế quản lý (như chế độ, chính sách, biện pháp tổ chức, tâm lý xã hội )”
* Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN:
- Theo Lê Quang Thành, 2014, Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình,
Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội: “Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động XDCB của con người; do các cơ quan trong hệ thống hành pháp và hành chính thực hiện; nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người đại diện sở hữu vốn Nhà nước trong các dự án đầu tư; ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực của các dự án; kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn Nhà nước nhằm tránh thất thoát, lãng phí NSNN”
- Đối tượng quản lý chính là vốn đầu tư XDCB từ NSNN nếu xét về mặt hiện vật Nếu xét về phân cấp quản lý thì đối tượng quản lý của vốn đầu
tư XDCB từ NSNN là các cơ quan sử dụng vốn đầu tư XDCB cấp dưới
- Chủ thể quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là tổng thể các cơ quan quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN gắn với cơ cấu tổ chức nhất định, các cơ quan chức năng được phân cấp quản lý vốn đầu tư từ NSNN Mỗi cơ quan chức năng thực hiện quản lý ở từng khâu trong quy trình quản lý vốn Cụ thể như sau:
+ Cơ quan kế hoạch và đầu tư (ở cấp tỉnh là Sở Kế hoạch và Đầu tư; ở cấp huyện là Phòng Tài chính – Kế hoạch) là đầu mối và chịu trách nhiệm khâu tham mưu với UBND cùng cấp phân bổ kế hoạch vốn
Trang 27+ Chủ đầu tư có chức năng quản lý sử dụng vốn đúng nguyên tắc, đúng mục đích sử dụng vốn và đúng định mức theo quy định
Trong các khâu quản lý vốn đầu tư, khâu quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư là bước lập và phân bổ kế hoạch vốn, đưa dự án vào danh mục đầu tư
- Mục tiêu quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích, đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn, chế độ quy định và có hiệu quả cao Đối với vốn đầu tư XDCB từ NSNN, hiệu quả không đơn thuần là lợi nhuận hay hiệu quả kinh tế nói chung mà là hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế - xã hội
1.2.2 Nội dung quản lý vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước
Công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN gồm những nội
dung cơ bản sau đây:
Một là: Quản lý vốn đầu tư XDCB ở giai đoạn lập kế hoạch và phân
bổ vốn đầu tư XDCB từ NSNN:
a Công tác lập kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB
Kế hoạch vốn đầu tư của mỗi ngành, mỗi cấp thường được phản ánh trong kỳ kế hoạch của ngành, của cấp mình (cả nước, ngành, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã)
Theo quy định của Luật NSNN về việc lập dự toán NSNN hàng năm, căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án, chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư của dự án gửi cơ quan quản lý cấp trên Các Bộ tổng hợp, xem xét và
Trang 2817
lập kế hoạch vốn đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính UBND cấp tỉnh lập dự toán Ngân sách địa phương về phần kế hoạch vốn đầu tư xin ý kiến Thường trực HĐND tỉnh trước khi gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định và giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư cho các Bộ và các tỉnh
Đối với chương trình Quốc gia, dự án quan trọng Quốc gia trong kế hoạch hàng năm và từng thời kỳ phát triển kinh tế do Quốc hội quyết định, Thủ tuớng Chính phủ phê duyệt mục tiêu, tiến độ, tổng mức vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư làm cơ sở để bố trí kế hoạch hàng năm do các Bộ, địa phương thực hiện
- Điều kiện được ghi kế hoạch vốn hàng năm của các dự án:
Hiện tại, các cơ quan có thẩm quyền phân bổ vốn đầu tư phải căn cứ theo từng dự án Các dự án chỉ được ghi kế hoạch vốn đầu tư hàng năm của Nhà nước khi có đủ các điều kiện sau:
+ Đối với các dự án quy hoạch: có đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch được duyệt theo thẩm quyền
+ Đối với các dự án ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư: phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt theo thẩm quyền
+ Đối với các dự án ở giai đoạn thực hiện đầu tư: phải có Quyết định đầu tư từ thời điểm trước 31/10 năm trước năm kế hoạch
+ Đảm bảo thời gian và vốn bố trí để thực hiện các dự án nhóm B không quá 5 năm, dự án nhóm C không quá 3 năm
- Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư năm:
Định kỳ, rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của các dự án trong năm để điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư, chuyển vốn từ các dự án không có khả năng thực hiện sang các dự án vượt tiến độ, còn nợ khối lượng, các dự án có khả năng hoàn thành vượt kế hoạch trong năm
Trang 2918
b Phân bổ vốn đầu tƣ XDCB
- Nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư XDCB: Trên cơ sở tổng mức vốn được Quốc hội phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, các ngành phân
bổ vốn cho các công trình, dự án cụ thể Việc phân bổ vốn cho các công trình,
dự án phải được thực hiện trên các nguyên tắc sau:
+ Thực hiện đúng theo quy định của Luật NSNN, vốn đầu tư thuộc NSNN chỉ bố trí cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp
+ Các công trình dự án phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của ngành đề ra
+ Các công trình, dự án được bố trí vốn phải nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt, có đủ các thủ tục đầu tư theo các quy định về quản lý đầu
tư và xây dựng
+ Bố trí vốn tập trung, bảo đảm bảo hiệu quả đầu tư Ưu tiên bố trí cho các dự án quan trọng Quốc gia và các dự án lớn khác, các công trình, dự án hoàn thành trong kỳ kế hoạch, vốn đối ứng cho các dự án ODA; không bố trí vốn cho các dự án khi chưa xác định được rõ nguồn vốn
+ Phải dành đủ vốn để thanh toán các khoản nợ và ứng trước vốn đầu tư của năm kế hoạch
+ Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư phát triển
- Định mức phân bổ vốn đầu tư:
Để đảm bảo sự công bằng, công khai, minh bạch trong phân bổ vốn đầu
tư giữa TW và địa phương, giữa các vùng miền trong cả nước, ngày 30/9/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn NSNN giai đoạn 2011-2015 Theo đó, định mức phân bổ vốn đầu tư trong cân đối được tính toán trên các tiêu chí về dân số, trình độ phát triển, diện tích tự nhiên, đơn vị hành chính và các tiêu chí bổ sung (tiêu chí thành phố đặc biệt; thành phố trực
Trang 3019
thuộc TW; thành phố loại 1 thuộc tỉnh; các tỉnh, thành phố, các vùng kinh tế trọng điểm; các trung tâm phát triển của vùng và tiểu vùng)
- Thẩm quyền phân bổ vốn đầu tư:
UBND các cấp lập phương án phân bổ vốn đầu tư trình HĐND cùng cấp quyết định Theo Nghị quyết của HĐND, UBND phân bổ và quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý đã đủ các điều kiện quy định, đảm bảo khớp đúng với các chỉ tiêu được giao
Riêng đối với các dự án được đầu tư bằng các nguồn vốn để lại theo Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và bổ sung
có mục tiêu từ Ngân sách TW cho ngân sách địa phương còn phải tuân thủ các quy định về đối tượng đầu tư và mục tiêu sử dụng của từng nguồn vốn đầu tư
- Thời gian lập, trình, duyệt, giao kế hoạch vốn đầu tư theo quy định của Luật NSNN:
Sơ đồ 1.1 Quy trình lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ
bản theo quy định của Nhà nước
Bước 1, hướng dẫn lập, xây dựng kế hoạch: Căn cứ Chỉ thị của Thủ
tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và số kiểm tra về dự toán Ngân sách năm kế hoạch (thường ban hành vào tháng 5 hàng năm), Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai vào tháng 6 hàng năm để chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch năm
Bước 2, các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và báo cáo kế hoạch: Căn
kế hoạch
Tổng hợp kế hoạch đầu tư
Phân bổ
kế hoạch vốn đầu tư
Trang 3120
cứ tiến độ thực hiện dự án và các mục tiêu ưu tiên đã hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương phối hợp với các cơ quan liên quan xác định cụ thể các danh mục và vốn đầu tư các dự án, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên Kiến nghị các
cơ chế cần thiết bảo đảm cho việc thực hiện kế hoạch đầu tư
Bước 3, tổng hợp, cân đối và báo cáo kế hoạch đầu tư của cả nước: Bộ Kế
hoạch và Đầu tư nghiên cứu đề xuất các mục tiêu chiến lược, các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, ngành và lãnh thổ, trong đó có những chương trình đầu tư công cộng, tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tổng mức vốn đầu tư và danh mục chương trình, dự án đầu tư ưu tiên thuộc NSNN trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 9 trước năm kế hoạch
Căn cứ vào các chương trình, dự án đầu tư của các Bộ, ngành, địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến phân bổ vốn đầu tư tập trung thuộc NSNN cho các Bộ, ngành, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 9 hàng năm
Bước 4, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư: sau khi được Quốc hội phê
duyệt, khoảng tháng 11 hàng năm Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ, ngành, địa phương các chỉ tiêu:
+ Tổng mức vốn đầu tư tập trung của NSNN, chia ra thành vốn trong nước và vốn ngoài nước
+ Vốn thực hiện dự án: gồm vốn theo cơ cấu vốn đầu tư theo một số ngành, mục tiêu quan trọng; danh mục và vốn đầu tư các công trình, dự án thuộc nhóm A
Căn cứ tổng mức vốn, cơ cấu vốn thực hiện dự án do Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu, Bộ kế hoạch và Đầu tư giao theo uỷ quyền và hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương bố trí, phân bổ vốn Việc bố trí, phân
bổ vốn ở các Bộ, ngành, địa phương được tiến hành chậm nhất là đến ngày
31 tháng 12 hàng năm
Hai là: Quản lý vốn đầu tư XDCB ở công tác tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN:
Trang 3221
a Quy trình tạm ứng, thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN:
Tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư là quá trình Kho bạc nhà nước (KBNN) thực hiện đề nghị của chủ đầu tư tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư đến tay các nhà thầu (tư vấn, xây dựng, cung ứng thiết bị) và chi tiêu cho việc quản lý của chủ đầu tư Bản chất của việc cấp vốn là Nhà nước (chủ đầu tư là người đại diện) mua lại sản phẩm xây dựng, lắp đặt, thiết bị công nghệ và các sản phẩm xây dựng cơ bản khác của các nhà thầu Do đó, việc cấp đúng, cấp
đủ tức là cấp đúng giá trị của bản thân hàng hoá XDCB mà nhà thầu bán cho chủ đầu tư Cơ chế kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ NSNN là khâu quan trọng trong việc giảm thất thoát, tiêu cực trong đầu tư xây dựng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Để thanh toán, chủ đầu tư phải mở tài khoản ở KBNN Để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, chủ đầu tư phải gửi đến KBNN các tài liệu cơ sở của dự án (văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền, dự án đầu tư xây dựng công trình, văn bản lựa chọn nhà thầu, hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu,…)
Cấp phát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm: cấp phát và thu hồi vốn tạm ứng; cấp phát thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành
- Tạm ứng vốn và thu hồi tạm ứng nguồn NSNN:
Việc tạm ứng vốn đầu tư XDCB được tiến hành qua hai khâu:
+ Tạm ứng Ngân sách:
Việc ứng trước dự toán ngân sách năm sau cho các dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của khoản 3, điều 57 của Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 và điều 61 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN
Theo đó, các dự án, công trình Quốc gia và công trình XDCB thuộc nhóm A đủ điều kiện thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư và xây dựng đang thực hiện và cần đẩy nhanh tiến độ thì được ứng trước dự toán năm sau trong phạm vi khả năng cho phép của ngân sách
Trang 33+ Tạm ứng vốn đầu tư cho nhà thầu:
Việc tạm ứng vốn đầu tư cho các nhà thầu thi công các dự án đầu tư là xuất phát từ đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng thường có giá trị lớn, thời gian thực hiện thường kéo dài mà không một nhà thầu nào có thể đủ năng lực tài chính để thực hiện Do vậy, để các nhà thầu có đủ vốn thực hiện dự án thì Nhà nước cần phải tạm ứng vốn cho các nhà thầu nhằm mục đích để nhà thầu chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện dự án đầu tư Để quản lý việc tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư Nhà nước đã quy định rõ tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc NSNN và Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ
b Quyền và trách nhiệm của các chủ thể trong quá trình thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN:
- Chủ đầu tư có quyền yêu cầu bồi thường hoặc kiện ra các toà án hành chính, kinh tế đòi bồi thường về những thiệt hại do việc chậm trễ thanh toán của các tổ chức cấp phát, cho vay vốn đầu tư
- Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về giá trị đề nghị thanh toán với tổ chức cấp phát, cho vay vốn (về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện, đơn giá, dự toán các loại công việc, ), KBNN không chịu trách nhiệm về các vấn đề này KBNN căn cứ vào hồ sơ thanh toán và
Trang 34Ba là: Quản lý vốn đầu tư XDCB ở công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN:
Để đánh giá kết quả của quá trình đầu tư, rút kinh nghiệm nhằm tăng cường công tác quản lý đầu tư và xây dựng, tất cả các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước bao gồm: vốn NSNN, vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn Trái phiếu (Chính phủ, Chính quyền địa phương), đều phải quyết toán sau khi hoàn thành hoặc khi kết thúc năm kế hoạch Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác, sử dụng Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã phê duyệt kể cả phần điều chỉnh, bổ sung, đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định của pháp luật Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Quyết toán vốn đầu tư được thực hiện dưới 2 hình thức:
Thứ nhất là, quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách:
Kết thúc năm, chủ đầu tư phải lập bảng đối chiếu thanh toán vốn đầu tư cho từng dự án về số thanh toán trong năm và luỹ kế số thanh toán từ khi khởi công đến hết niên độ ngân sách gửi KBNN Đồng thời chủ đầu tư phải báo cáo thực hiện vốn đầu tư trong năm của từng dự án gửi cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư, KBNN, cơ quan Tài chính cùng cấp (đối với dự án địa phương quản lý)
Các Bộ, UBND cấp tỉnh căn cứ vào báo cáo thực hiện vốn đầu tư trong
Trang 3524
năm của các chủ đầu tư, chỉ đạo cơ quan chức năng tổng hợp, lập báo cáo tổng hợp thực hiện vốn đầu tư của các dự án trong năm thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng Báo cáo phải phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, kết quả đầu tư, vấn đề khó khăn tồn tại, kiến nghị các giải pháp giải quyết
Thứ hai là, quyết toán vốn đầu tư dự án XDCB hoàn thành
Tuỳ theo quy mô, tính chất và thời hạn xây dựng công trình, chủ đầu tư
có thể thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng từng hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình ngay sau khi hạng mục công trình, công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của người quyết định đầu tư Chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư gửi cơ quan thẩm tra và phê duyệt quyết toán, cơ quan cấp trên trực tiếp của chủ đầu tư (nếu có), KBNN
Quyết toán vốn đầu tư phải xác định đầy đủ, chính xác số vốn đầu tư đã thực hiện hàng năm và tổng mức vốn đầu tư đã thực hiện dự án; phân định rõ nguồn vốn đầu tư; giá trị tài sản cố định, tài sản lưu động hình thành qua đầu tư; giá trị tài sản bàn giao đưa vào sản xuất, sử dụng; quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện về mặt bằng giá trị tại thời điểm bàn giao đưa dự án vào vận hành
để xác định giá trị tài sản mới tăng và giá trị tài sản bàn giao nếu dự án kéo dài trong nhiều năm; phân định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu, KBNN, cơ quan quản lý Nhà nước liên quan trong quá trình đầu tư
Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư công trình, hạng mục công trình hoàn thành để trình người quyết định đầu tư phê duyệt chậm nhất là 12 tháng đối với dự án quan trọng Quốc gia và dự án nhóm A, 9 tháng đối với dự án nhóm B và 6 tháng đối với dự án nhóm C kể từ khi công trình hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng Sau 6 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết công nợ, tất toán tài khoản của dự án tại cơ quan thanh toán, cho vay, cấp phát vốn đầu tư Riêng các dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán
Bên giao thầu và bên nhận thầu có trách nhiệm quyết toán hợp đồng
Trang 3625
xây dựng trong vòng 30 ngày sau khi bên nhận thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng (trừ nghĩa vụ bảo hành công trình theo quy định) và đề nghị quyết toán hợp đồng
Bên nhận thầu có trách nhiệm lập quyết toán hợp đồng gửi bên giao thầu để xác định rõ giá hợp đồng đã ký kết, giá đã thanh toán, giá được thanh toán và các nghĩa vụ khác mà bên giao thầu cần phải thực hiện theo quy định của hợp đồng Bên giao thầu có trách nhiệm kiểm tra và quyết toán với bên nhận thầu và chịu trách nhiệm về giá trị hợp đồng đã quyết toán
Thẩm quyền kiểm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành:
Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán vốn đầu tư đối với
dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư Đối với dự án thuộc các cơ quan TW quản lý, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán giao cho đơn vị có chức năng thuộc quyền quản
lý tổ chức thẩm tra Đối với các dự án thuộc tỉnh, thành phố thuộc TW quản
lý, Sở Tài chính thẩm tra Đối với các dự án thuộc cấp quận, huyện phòng Tài chính thẩm tra Đối với các dự án còn lại, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán giao cho đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý tổ chức thẩm tra
Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt đối với dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan TW của các đoàn thể, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW phê duyệt các quyết toán dự án nhóm A, B, C và được phân cấp phê duyệt quyết toán đối với các
dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới
Thẩm tra báo cáo quyết toán
Duyệt kết quả thẩm tra quyết toán
Trang 3726
Sơ đồ 1.2 Trình tự thẩm tra quyết toán vốn đầu tƣ XDCB
Thực hiện chế độ kiểm toán đối với các dự án sử dụng vốn NSNN Tất
cả các dự án quan trọng Quốc gia, dự án nhóm A, B sử dụng vốn Nhà nước khi hoàn thành đều phải kiểm toán quyết toán trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán Các dự án còn lại thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền
Tất cả nội dung, trình tự, thời gian quyết toán vốn đầu tư XDCB đã được quy định cụ thể tại Thông tư 19/2011/TT-BTC hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và Chỉ thị 27 về việc tăng cường, đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nước
Bốn là: Quản lý vốn đầu tư XDCB ở công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN:
Các Bộ và UBND các tỉnh, huyện kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư thuộc phạm vi quản lý của mình thực hiện kế hoạch đầu tư, tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng chế độ quy định của Nhà nước
Cơ quan Tài chính các cấp phối hợp với cơ quan chức năng hướng dẫn
và kiểm tra các chủ đầu tư, Kho bạc Nhà nước, nhà thầu về việc chấp hành chính sách, chế độ tài chính, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư
Kho bạc Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trong quá trình thanh toán vốn đầu tư
Các cơ quan thanh tra Nhà nước (được tổ chức theo cấp hành chính, ngành, lĩnh vực) thực hiện theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình là: thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ và vụ việc liên quan đến trách nhiệm quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo Luật định, phòng ngừa và phòng chống tham
Trang 3827
nhũng,…(Luật thanh tra) Vì vậy, thanh tra nhà nước có quyền thanh tra đối với việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN; có quyền thanh tra những vụ việc, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng ngừa và phòng chống tham nhũng liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Cơ quan Kiểm toán nhà nước theo chức năng của mình kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với các cơ quan, tổ chức quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước (Luật kiểm toán) Các khoản chi đầu tư XDCB được kiểm toán trong khuôn khổ kiểm toán NSNN
Tóm lại, do đặc thù vốn đầu tư XDCB từ NSNN thuờng là nguồn vốn
lớn, thời gian đầu tư dài, khả năng thu hồi vốn thấp nên việc quản lý vốn là hết sức khó khăn, phức tạp Cơ chế quản lý vốn đầu tư từ: phân cấp quản lý đầu tư, kế hoạch hóa vốn đầu tư, kiểm soát vốn đầu tư đến quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư nêu trên là cơ sở để các tổ chức, cá nhân, Nhà nước quản lý và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả hơn
Phân cấp quản lý vốn đầu tƣ XDCB:
Điều 12, Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ quy định rõ thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình:
Bộ Kế hoạch đầu tư đóng vai trò chủ trì trong lập kế hoạch đầu tư và phân bổ vốn Bộ Tài chính có trách nhiệm tham gia phối hợp và kiểm soát thanh toán Bộ Xây dựng là cơ quan quản lý Nhà nước về đơn giá, định mức,
Trang 3928
chi phí đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình Các cơ quan Nhà nước khác như Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ngành khác có liên quan có trách nhiệm thực hiện quản lý theo chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ được Chính phủ giao theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng gắn với trách nhiệm của nguời quyết định đầu tư đối với một dự án đầu tư
* Cấp tỉnh:
Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C trong phạm vi khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua HĐND cấp tỉnh
Chủ tịch UBND cấp tỉnh, được ủy quyền hoặc phân cấp quyết định đầu
tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định cụ thể cho Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã được quyết định các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên
Cơ quan Kế hoạch Đầu tư cấp tỉnh, cơ quan quản lý về đầu tư xây dựng công trình cấp trên theo chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm hướng dẫn Chủ đầu tư tổ chức thực hiện dự án đầu tư Cơ quan Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ cho các dự án đầu tư khi đã có đủ điều kiện thanh toán vốn đầu
tư theo quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định cụ thể
Đối với dự án được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách cấp trên hỗ trợ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng, trình độ quản lý về đầu tư xây dựng công trình của
Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã để phân cấp thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình cho phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước và điều kiện cụ thể của từng địa phương
* Cấp huyện:
- Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C
Trang 40đủ, đúng chế độ cho các dự án đầu tư khi đã có đủ điều kiện thanh toán vốn đầu tư theo quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định cụ thể
* Cấp xã:
- Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C trong phạm vi khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua HĐND cấp xã
- Các dự án đầu tư do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định phê duyệt đầu
tư phải nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải tuân thủ trình tự, thủ tục về đầu tư xây dựng công trình theo quy định hiện hành của Nhà nước
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
- Hệ thống pháp luật quản lý vốn đầu tư xây dựng:
Cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng là các quy định của Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền về các nội dung quản lý làm chế tài để quản
lý hoạt động đầu tư và xây dựng
Chủ trương đầu tư XDCB của nước ta có sự thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử nhất định như những năm 1990 tập trung đầu tư phục vụ phát triển lương thực, thực phẩm nhưng những năm gần đây lại chú trọng đầu tư phục vụ xây dựng nông thôn mới
- Trình độ quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước: