Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của huyện kim bảng, tỉnh hà nam luận văn ths (Trang 83)

Nguyên nhân đầu tiên mang tính chất rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Kim Bảng là do công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư còn mang tính cá nhân, hay chính là hiện tượng “xin – cho”, chủ đầu tư nào có mối quan hệ tốt với người ra quyết định đầu tư thì xin phân bổ được nhiều vốn đầu tư. Từ đó dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán; việc khai thác, sử dụng sau đầu tư đạt hiệu quả chưa cao và thường xuyên phải điều chỉnh kế hoạch đầu tư.

Nguyên nhân thứ 2 cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB của huyện là trách nhiệm của nhà quản lý chưa cao; các chủ đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, ... cụ thể:

- Cán bộ quản lý chủ yếu là kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ về đầu tư XDCB không đáp ứng được yêu cầu dẫn đến tình trạng lập quy hoạch không có tính dài hạn, công trình sau làm phá vỡ quy hoạch của công trình trước

73

và không biết lựa chọn đơn vị thi công, đơn vị tư vấn uy tín, chất lượng.

- Trách nhiệm của nhà quản lý vốn đầu tư thấp, quyết định đầu tư không bám sát nguồn vốn thanh toán gây tình trạng nợ đọng lớn; chất lượng công trình chưa cao, nhanh xuống cấp và chưa chú trọng đến công tác duy tu, sửa chữa sau đầu tư.

- Một số cán bộ quản lý có biểu hiện thông đồng với chủ đầu tư và đơn vị thi công lựa chọn phương án thi công không sát thực tế gây lãng phí hoặc lợi dụng sự phân cấp định mức đầu tư để chia nhỏ dự án thành nhiều hạng mục, công trình nhỏ gây khó khăn cho công tác quản lý.

Ngoài ra, do có tư duy nhiệm kỳ nên một số lãnh đạo đã nóng vội ra quyết định đầu tư ở nhiều lĩnh vực mà chưa có vốn thanh toán nên cũng làm tăng công nợ của huyện. Hoặc là do một bộ phận cán bộ làm công tác quản lý đầu tư XDCB bị sa sút về phẩm chất đạo đức, lợi dụng chức quyền, vị trí công tác để thông đồng, móc ngoặc, gian lận dẫn đến tham nhũng, lãng phí.

Tóm lại, đầu tư XDCB trên địa bàn huyện thời gian qua đã phát huy hiệu quả góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển vượt bậ; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Kim Bảng chủ yếu thể hiện ở tầm vi mô của từng dự án, hạng mục công trình của huyện, xu hướng đầu tư theo chiều rộng, chưa tạo được dấu ấn riêng khác biệt. Qua phân tích kỹ thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB ở địa phương theo từng giai đoạn thực hiện, tác giả đã đưa ra các đánh giá chi tiết, cụ thể với những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả công tác quản lý vốn, từ đó làm cơ sở để đề xuất các giải pháp trong chương 4.

74

CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NSNN

CỦA HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM

4.1. Định hƣớng phát triển của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đến năm 2020

4.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020

Một là, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng chú trọng đến chất lượng,

nâng cao hiệu quả hoạt động, quan tâm phát triển bền vững. Đẩy mạnh việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trên địa bàn tỉnh. Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng... Tháo gỡ các rào cản, tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, năng suất lao động đạt 100 triệu đồng/lao động/năm.

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế địa phương, của doanh nghiệp và của từng sản phẩm, nhất là các sản phẩm chủ lực. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các thành phần kinh tế và thực hiện “công nghiệp hóa sạch”.

Hai là, chú trọng phát triển kinh tế du lịch theo quy hoạch tổng thể kinh tế -

xã hội của tỉnh, quy hoạch ngành và đề án phát triển du lịch đã được phê duyệt. Chuẩn bị tốt các điều kiện để sớm đưa kinh tế du lịch vào thời kỳ phát triển mạnh, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ba là, tập trung trí tuệ, nguồn lực từng bước xây dựng nông thôn mới; có chương trình hành động xây dựng nông thôn mới, trong đó hoàn thành xây dựng 25 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo tiêu chí quốc gia.

Bốn là, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực;

75

trọng yếu của kinh tế địa phương như nhân lực hoạch định chính sách, quản lý doanh nghiệp, công nhân kỹ thuật bậc cao đối với những ngành kinh tế mũi nhọn trọng điểm...; tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo và qua đào tạo nghề, cơ cấu đào tạo chuyển dịch theo hướng tiến bộ, dần tiếp cận với cơ cấu lao động chuyên nghiệp, tinh nhuệ.

Năm là, phát triển mạnh hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là một số công

trình hạ tầng có quy mô lớn, hiện đại; tập trung vào hệ thống giao thông, hạ tầng đô thị, các khu du lịch trọng điểm; hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống các công trình thuỷ lợi, đê điều cấp bách, hệ thống xử lý chất thải rắn, hạ tầng phục vụ văn hoá - xã hội.

Sáu là, nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của nhân dân, đảm bảo

công bằng xã hội; ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá địa phương; phát triển thể dục thể thao để tăng cường sức khoẻ thể chất và tinh thần của người dân. Đẩy mạnh phát triển và chuyển giao công nghệ, khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch trong sản xuất.

Bảy là, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tăng

cường công tác bảo vệ và cải thiện môi trường. Chủ động phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Tám là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả

hoạt động của bộ máy chính quyền ở địa phương, tiếp tục tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trên mọi lĩnh vực; công tác phòng chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí.

Chín là, tăng cường quốc phòng an ninh địa phương, củng cố vững chắc hệ

76

4.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Kim Bảng đến năm 2020

Phương hướng chung phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2015- 2020 là ra sức khai thác tốt những lợi thế và tiềm năng của địa phương, chú trọng xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, khai thác và huy động mọi nguồn lực để đầu tư, phát triển với tốc độ cao hơn. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quan tâm phát triển mối quan hệ nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề dịch vụ, đặc biệt là một số nghề truyền thống. Phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, sản xuất hàng hoá hiệu quả, bền vững. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động văn hoá - xã hội, giáo dục y tế, xoá đói giảm nghèo, các tệ nạn xã hội… xây dựng huyện Kim Bảng vững về quốc phòng và an ninh, giữ gìn bản sắc văn hoá.

Mục tiêu cụ thể của huyện Kim Bảng đến năm 2020:

- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt trên 50 triệu đồng/năm. - Lương thực bình quân đầu người trên 500 kg/năm

- Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân trên 3,5 %/năm. - Giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN tăng bình quân trên 22%. - Giá trị hàng xuất khẩu đạt 30 triệu USD/năm.

- Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 15%/năm.

- Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng bình quân tăng 17%/năm.

- Số lao động được giải quyết việc làm mới bình quân năm 2.800 lao động, trong đó xuất khẩu 350 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 45%, trong đó đào tạo nghề 35%.

- Mức giảm tỷ lệ sinh dân số bình quân 0,2%o/năm.

77

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đến năm 2020 còn dưới 10%. - Tỷ lệ dân cư sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến năm 2020: 96,5%. - Tỷ lệ rác thải được thu gom đến năm 2020: 95,2%

- Phấn đấu đến năm 2020 có 10 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, các xã còn lại đạt 90% tiêu chí nông thôn mới.

- Tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh trên 95%. Cơ sở đoàn, hội vững mạnh bình quân đạt trên 90%.

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam: huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam:

4.2.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư XDCB

Công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư XDCB có ý nghĩa rất quan trọng, là điều kiện tiên quyết trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Để công tác này đạt hiệu quả cao trong điều kiện nguồn vốn thanh toán hạn hẹp thì UBND huyện cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, chấp hành nghiêm chế độ quản lý tài chính trong đầu tư XDCB

đảm bảo đúng quy trình xây dựng kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm.

Thực hiện Luật đầu tư công năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, đó là xây dựng kế hoạch và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB trung hạn trong thời gian 5 năm cho các Bộ, Ngành, địa phương để các đơn vị này chủ động điều hành kế hoạch vốn cho các dự án đầu tư và chỉ được quyết định đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Đồng thời, Luật Đầu tư công cũng quy định rõ nguồn vốn đầu tư công phân bổ trong 5 năm tới sẽ theo 5 trình tự ưu tiên sau:

Thứ nhất, ưu tiên bố trí vốn đối ứng cho các dự án PPP. Thứ hai, vốn đối ứng cho các dự án vốn ODA.

78

Thứ ba, trả nợ đọng vốn đầu tư XDCB.

Thức tư, vốn cho những công trình chuyển tiếp.

Thứ năm là, cân nhắc, xem xét các công trình khởi công mới.

Do đó, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 UBND huyện không bố bí vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, các công trình nhóm C phải bố bí vốn để đảm bảo thực hiện trong 3 năm, nhóm B là 5 năm, ưu tiên bố trí vốn cho các công trình chuyển tiếp, các công trình đã được phê duyệt quyết toán còn thiếu vốn, các dự án dự kiến hoàn thành trong năm và phải bố trí ít nhất 30% ngân sách để trả nợ cũ.

Đồng thời cần gắn kế hoạch vốn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện trong từng giai đoạn cụ thể; kiên quyết loại bỏ khỏi danh mục kế hoạch vốn đầu tư hàng năm đối với các dự án không có hiệu quả kinh tế xã hội cao hoặc không phù hợp với định hướng chung (trừ trường hợp cấp bách như thiên tai, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của người dân,...).

Hai là, đầu tư tập trung, không dàn trải, ưu tiên các mục tiêu trọng điểm

để tạo ra các sản phẩm mang tính đặc trưng tránh trùng lặp với các địa phương khác góp phần thực hiện định hướng phát triển chung của địa phương như xây dựng khu sản xuất, chế biến sữa tươi khép kín; nhà máy cấp nước sạch tập trung của 13 xã Hữu Đáy, khu du lịch sinh thái Tam Chúc - Ba Sao,...Như vậy cũng tránh hiện tượng đầu tư mang tính ngắn hạn, hạn chế lãng phí vốn và chuyển hướng đầu tư từ chiều rộng sang chiều sâu.

Ba là, UBND huyện cần có quy định cụ thể và công khai, minh bạch

trong việc lựa chọn thứ tự ưu tiên để phân bổ vốn đầu tư tránh bố trí vốn dàn trải, phân tán, lãng phí vốn hoặc công trình cần vốn thì phân bổ sau, có công trình thì

79 chưa đủ hồ sơ cũng được phân bổ vốn.

4.2.2. Nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư

Để nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư cần phải tiến hành một số giải pháp trọng tâm như sau:

Thứ nhất cần phải cải cách thủ tục hành chính trong thanh toán vốn đầu

tư bằng cách triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý vốn đầu tư trên địa bàn huyện. Các cơ quan liên quan như Phòng Tài chính – KH, Kho bạc nhà nước huyện cần bám sát nguyên tắc, chế độ quản lý theo Luật NSNN, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn Đầu tư XDCB để thống nhất quy trình, thủ tục thanh toán; các loại hồ sơ, mẫu biểu liên quan và niêm yết công khai tại Kho bạc Nhà nước huyện Kim Bảng cũng như trên cổng thông tin điện tử của huyện (đặc biệt trong giai đoạn cơ chế chính sách có nhiều thay đổi như hiện nay) nhằm giảm thời gian, chi phí đi lại nhiều lần để giao dịch thanh toán vốn.

Thứ hai là, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế thất thoát lãng

phí, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển thì cần phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Do đó, yêu cầu tăng cường kỹ năng của cán bộ Kho bạc Nhà nước, từng bước xây dựng văn minh, văn hóa ngành Kho bạc hướng tới thực hiện mục tiêu “giao dịch thuận lợi, thủ tục đơn giản, kiểm soát chặt chẽ”. Từ đó cần phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ kho bạc nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm soát thanh toán vốn đầu tư đảm bảo đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn theo các quy định về đầu tư XDCB và rút ngắn thời gian kiểm soát và thanh toán vốn cho các công trình.

Thứ ba là, UBND huyện tổ chức giao ban định kỳ hàng tháng, hàng quý

80

sinh trong quá trình triển khai dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công và tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Phòng Tài chính – KH chủ động tổng hợp, tham mưu, đề xuất UBND huyện thanh toán vốn trước cho các công trình thực hiện đúng kế hoạch, rút ngắn thời gian thi công để nêu gương cho các đơn vị thực hiện cầm chừng, cố tình kéo dài thời gian để thay đổi đơn giá nhưng cũng tránh việc chạy theo thành tích, dễ tạo kẽ hở trong quản lý, gây thất thoát vốn NSNN.

Thứ tư là, chủ đầu tư và đơn vị thi công hoàn tất thủ tục để thanh toán khi có

khối lượng công trình hoàn thành tránh tập trung thanh toán tất cả các công trình vào những tháng cuối năm gây khó khăn cho công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB và giảm khối lượng thanh toán chuyển giao năm sau.

4.2.3. Đẩy nhanh công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB

Quyết toán dự án hoàn thành là khâu cuối cùng rất quan trọng của quá

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của huyện kim bảng, tỉnh hà nam luận văn ths (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)