Đặc điểm tự nhiên của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của huyện kim bảng, tỉnh hà nam luận văn ths (Trang 54)

Kim Bảng là huyện gồm 16 xã và 2 thị trấn, trong đó có 6 xã và 1 thị trấn miền núi; huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội khoảng 60 km, phía Bắc giáp các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức - Hà Nội, phía Tây giáp huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp huyện Duy Tiên và thành phố Phủ Lý, phía Nam giáp huyện Thanh Liêm, gần trục quốc lộ 1A, 21A, 21B.

Huyện Kim Bảng có tổng diện tích đất tự nhiên là 18.662,6 ha đến năm 2013 thực hiện Nghị Quyết 89 của Chính phủ về việc bàn giao xã Kim Bình

44

và một phần xã Thanh Sơn về thành phố Phủ Lý nên diện tích đất tự nhiên hiện nay là: 17.571,7 ha (giảm 1.090,9 ha).

Kim Bảng là huyện bán sơn địa, cốt đất trũng và tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là quặng bioxit, mỏ sét và đá vôi.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Kinh tế ngành nông nghiệp - thủy sản có xu hướng giảm đi nhanh chóng thay vào đó là phát triển nhanh ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Tính đến năm 2014, ngành công nghiệp - xây dựng (công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, thai thác khoáng sản,...) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện 65,6%, tiếp đến là ngành dịch vụ (20,2%).

Hiện nay, có 04 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và 14/18 xã đã hoàn thành 16/19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới, huyện Kim Bảng cũng đã quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng 3 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn (Cụm Biên Hòa, Thi Sơn, Nhật Tân) góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, huyện cũng đang từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái, du lịch tâm linh như khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao, chùa Bà Đanh – Núi ngọc – Ngũ động Thi Sơn,....

Vì vậy, bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện Kim Bảng ngày càng được đổi mới, cơ sở hạ tầng tiếp tục được mở rộng và nâng cấp, đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao….

GDP bình quân đầu người của huyện là 12,11 triệu đồng năm 2010, tăng lên 16,2 triệu đồng năm 2012 và năm 2014 là 20,8 triệu đồng (Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam).

3.1.3. Đặc điểm xã hội của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

45

đó thành thị là 21.773 người chiếm là 18,3%, nông thôn là 97.203 người chiếm 81,7%. Dân số của huyện Kim Bảng so với năm 2010 giảm do năm 2013 bàn giao xã Kim Bình và 1 phần xã Thanh Sơn về thành phố Phủ Lý theo Nghị quyết 89 của Chính phủ.

Trong những năm gần đây, tình hình lao động huyện Kim Bảng có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ lao động nhóm ngành nông nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm, cụ thể: nếu như năm 2010 tổng số lao động nhóm ngành này là 16.981 người (chiếm 30,1% trong cơ cấu lao động toàn huyện) thì sang năm 2014 con số này là 15.455 người (chiếm 27,2%). Sự giảm tương đối cơ cấu lao động trong nhóm ngành nông nghiệp, thủy sản kéo theo đó là tỷ lệ lao động khối ngành công nghiệp, xây dựng và khối ngành thương mại, dịch vụ tăng lên. Đối với ngành công nghiệp, xây dựng tỷ lệ lao động đã tăng từ 45,19% năm 2010 lên 45,5% năm 2014. Các con số tương ứng đối với khối ngành thương mại, dịch vụ là 24,71% năm 2010 và 26,6% năm 2014.

Tỷ lệ hộ nghèo cũng có xu hướng giảm đáng kể từ 11,3% năm 2010 đã giảm xuống 3,17 năm 2014 (Nguồn Chi cục Thống kê huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam).

Tóm lại, trong những năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội của huyện Kim Bảng có nhiều khởi sắc, nhiều năm liền là đơn vị dẫn đầu các phong trào thi đua của tỉnh Hà Nam. Các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội đều phát triển tốt đáp ứng cơ bản nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân. Đóng góp không nhỏ vào kết quả đó là việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng tăng cả về quy mô và chất lượng tương xứng với nhịp độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế.

46

3.2. Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN của huyện Kim Bảng huyện Kim Bảng

3.2.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư XDCB của huyện Kim Bảng

Hàng năm, trên cơ sở nhu cầu đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, chủ đầu tư lập kế hoạch chi đầu tư XDCB gửi Phòng Tài chính - KH để rà soát, tổng hợp tham mưu cho UBND huyện về hiện trạng cơ sở hạ tầng, nợ XDCB, tính cấp thiết của các dự án để từ đó cân đối kế hoạch đầu tư xây mới và hỗ trợ vốn đầu tư XDCB cho các xã, báo cáo HĐND huyện phê chuẩn. Riêng những công trình, dự án có tổng mức đầu tư trên 7 tỷ đồng phải được Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt quyết định đầu tư. Đối với các dự án đang thực hiện thì xem xét phân bổ vốn phù hợp với tiến độ thực hiện dự án.

Đối với các xã, thị trấn có đất đấu giá thì số tiền thu được theo tỷ lệ điều tiết sẽ được ưu tiên để bố trí vốn nâng cấp cơ sở vật chất, văn hoá - xã hội nhưng phải báo cáo HĐND xã và những công trình, dự án từ 3 - 7 tỷ đồng phải được Chủ tịch UBND huyện xem xét, phê duyệt quyết định đầu tư.

Nhìn chung tất cả các dự án được đầu tư phải trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong năm và kế hoạch giai đoạn 2010-2015 để lập kế hoạch và phân bổ vốn cho phù hợp.

Do đặc điểm cơ bản là huyện thuần nông, xuất phát điểm thấp, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, cơ sở hạ tầng không đồng bộ để phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nên trong những năm qua huyện Kim Bảng đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong đầu tư phát triển là ưu tiên vốn cho phát triển hạ tầng cơ sở như giao thông, thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương, làm đường trục chính ra đồng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng các vùng sản xuất lúa chất

47

lượng cao, rau an toàn … để tạo điều kiện tiền đề cho nhân dân phát triển sản xuất, ổn định kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Bên cạnh việc sử dụng NSNN của huyện nhằm đảm bảo hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước, trong những năm qua huyện Kim Bảng đã rất quan tâm đầu tư XDCB, chủ động bố trí nguồn ngân sách trong dự toán chi ngân sách hàng năm cho XDCB để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phục vụ đời sống dân sinh, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền từ huyện đến cơ sở.

Qua bảng 3.1 cho thấy huyện Kim Bảng đã có sự quan tâm đến lĩnh vực đầu tư XDCB, cơ cấu vốn NSNN bố trí cho hoạt động đầu tư XDCB của huyện Kim Bảng nhìn chung tăng dần qua các năm, đóng vai trò quyết định nhằm củng cố và phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của của huyện. Cũng qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ chi đầu tư XDCB năm 2012 tăng đột biến. Nguyên nhân của hiện tượng này là do năm 2012 nguồn thu từ đấu giá giá trị quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện tăng. Đến năm 2014, vốn XDCB giảm so với năm 2012 nguyên nhân là do suy giảm của nền kinh tế, nguồn thu từ đấu giá giá trị quyền sử dụng đất giảm do thị trường bất động sản trầm lắng, giá đất xuống thấp, không có người tham gia để đấu giá, một số cuộc đấu giá xong nhưng người trúng thầu không nộp tiền.

Bảng 3.1. Cơ cấu nguồn vốn chi ngân sách của huyện Kim Bảng

Các khoản chi

Năm 2010 Năm 2012 Năm 2014 So sánh (%)

Số tiền (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Số tiền (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Số tiền (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2012/ 2010 2014/ 2012 Tổng chi 279,75 100,0 510,91 100,0 512,76 100,0 182,63 100,36

48

NSNN

Chi đầu tư

XDCB 97,56 34,87 254,77 49,9 197,85 38,58 261,14 77,66 Chi thường

xuyên 182,19 65,13 256,14 50,1 314,91 61,42 140,59 122,94

(Nguồn: Phòng tài chính-kế hoạch huyện Kim Bảng năm 2010-2014)

Nguồn vốn đầu tư của huyện Kim Bảng trong giai đoạn vừa qua chủ yếu từ hai nguồn lớn: nguồn tăng thu thường xuyên theo phân cấp (50% chi đầu tư XDCB) và nguồn để lại địa phương chủ yếu là tiền đấu giá quyền sử dụng đất (Tiền đấu giá quyền sử dụng đất được thanh toán theo tỷ lệ 6:2:2 – giữ lại ngân sách xã 60%, nộp ngân sách huyện 20%, nộp ngân sách tỉnh 20%). Ngoài ra còn có các nguồn khác như thu từ giải phóng mặt bằng công trình của huyện, tài trợ, huy động vốn theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm,...

Nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Kim Bảng có quy mô ngày càng lớn, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên nhu cầu cần vốn đầu tư phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn rất lớn, nguồn vốn huy động còn hạn chế, không ổn định dẫn đến việc xây dựng kế hoạch thu chưa sát thực tế. Hàng năm, vốn đầu tư XDCB của huyện phần lớn là nguồn bổ sung (trên 50%) nên thường xuyên phải điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư XDCB dẫn đến việc các chủ đầu tư không chủ động được nguồn vốn ngay từ đầu năm mà vẫn phải chông chờ kế hoạch bổ sung. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xin, cho trong

49

phân bổ vốn đầu tư xây dựng và tính ngắn hạn của các công trình đầu tư, xem bảng 3.2 sẽ thấy rõ hơn điều đó.

50

Bảng 3.2. Kết quả phân bổ nguồn vốn đầu tƣ XDCB giai đoạn 2010-2014 của huyện Kim Bảng

STT Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) I Vốn XDCB phân cấp cho huyện 90,30 92,56 87,79 74,39 218,89 85,92 183,31 85,43 170,36 86,11

1 Kế hoạch giao đầu năm 19,89 20,39 25,12 21,29 88,45 34,72 70,19 32,71 60,32 30,49

2 Kế hoạch bổ sung 70,41 72,17 62,67 53,10 130,44 51,20 113,12 52,72 110,04 55,62

II Nguồn vốn XDCB tập

trung tỉnh giao 7,26 7,44 30,22 25,61 35,88 14,08 31,26 14,57 27,49 13,89

1 Kế hoạch giao đầu năm 5,26 5,39 9,24 7,83 7,92 3,11 11,16 5,20 9,98 5,04

2 Kế hoạch bổ sung 2,00 2,05 20,98 17,78 27,96 10,97 20,10 9,37 17,51 8,85

51

52 0 20 40 60 80 100 120 140 2010 2011 2012 2013 2014

KH đầu năm của huyện

KH bổ sung của huyện

KH đầu năm của tỉnh

KH bổ sung của tỉnh

Chúng ta thấy rõ hơn thực trạng phân bổ nguồn vốn cho đầu tư XDCB của huyện giai đoạn 2010 - 2014 qua biểu 3.1 dưới đây.

Biểu 3.1 Nguồn vốn phân bổ cho đầu tƣ XDCB giai đoạn 2010 – 2014 của huyện Kim Bảng

Trong giai đoạn 2010-2014, ngân sách huyện Kim Bảng đã đầu tư mạnh cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế của huyện, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu sau (Xem bảng 3.3):

Thực hiện chính sách phát triển kinh tế của huyện, trong những năm qua đặc biệt là 5 năm trở lại đây (2010-2014), lĩnh vực giao thông, nông nghiệp, giáo dục, y tế, văn hóa được quan tâm đầu tư.

Năm 2010 vốn đầu tư cho sự nghiệp giao thông là 34,26 tỷ đồng chiếm 35,12% trong tổng số vốn đầu tư XDCB. Năm 2014 con số này là 71,56 tỷ đồng chiếm 36,17% tổng số vốn đầu tư XDCB của huyện. Hệ thống giao thông với những tuyến đường liên xã, liên thôn đã kết nối các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, giao lưu kinh tế của nhân dân trên địa bàn huyện. Những tuyến đường liên xã tiêu biểu của huyện như: Đường giao thông nông thôn đến trung tâm các xã; Cải tạo, nâng cấp

53

tuyến đường giao thông liên xã Tân Sơn, Lê Hồ, thị trấn Quế với tổng mức đầu tư 55,4 tỷ đồng; Cải tạo nâng cấp tuyến đường giao thông xã Đại Cương – Nhật Tân 42,88 tỷ đồng. Xây dựng kế hoạch chuẩn bị đầu tư dự án đường giao thông liên xã từ đê sông Đáy đi đền Đức Thánh Cả thuộc xã Tân Sơn với tổng mức đầu tư trên 30 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ, ngân sách nhà nước, quỹ bảo trì đường bộ và các nguồn vốn khác. Huyện bố trí từ vốn đấu giá giá trị quyền sử dụng đất và vốn xây dựng nông thôn mới cho các công trình: Kè đường xung quanh đài tưởng niệm liệt sỹ huyện Kim Bảng 2 giai đoạn với tổng mức đầu tư 13,69 tỷ đồng; Cải tạo, nâng cấp đường giao thông N8-2 và đoạn từ đường N10 đi cầu Đen thị trấn Quế…Có thể thấy rằng, hệ thống giao thông của huyện đã được đầu tư khá đồng bộ vào bậc nhất tỉnh Hà Nam, được Bộ trưởng Đinh La Thăng về thăm quan để chỉ đạo nhân rộng.

Nếu năm 2010 vốn đầu tư XDCB đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ đạt 26,67 tỷ đồng thì đến năm 2013 là 110,0 tỷ đồng, năm 2014 đã đạt 83,61 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2014, hệ thống kênh cấp III. Cải tạo, nâng cấp kiên cố hóa hệ thống tưới, tiêu khu vực huyện Kim Bảng chia làm 3 giai đoạn và đã cơ bản hoàn thành góp phần tiết kiệm diện tích đất nông nghiệp, hạn chế thất thoát nước, chủ động trong tưới, tiêu góp phần tăng năng suất sản lượng ngành nông nghiệp. Đồng thời đường trục chính ra đồng của 18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện cơ bản được bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, thuận lợi cho giao thông, thu hoạch, đời sống nhân dân được cải thiện.

Giáo dục, y tế, văn hóa cũng là một trong những lĩnh vực chiếm lượng vốn đầu tư không nhỏ năm 2010 là 22,51 tỷ đồng thì đến năm 2012 là 60,34 tỷ đồng, năm 2014 là 16,24 tỷ đồng. Giai đoạn 2010-2014 nguồn vốn ngân sách huyện kết hợp với nguồn vốn trái phiếu chính phủ theo đề án kiên cố hoá trường lớp học để đầu tư kết cấu hạ tầng giáo dục, đào tạo, y tế bao gồm: hệ thống các trường học (Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non), trung tâm dạy nghề trên địa bàn huyện được phân bổ không nhiều nguyên nhân là do sự

54

nghiệp giáo dục đào tạo, y tế và văn hóa các năm trước đã được đầu tư đồng bộ, tập trung. 100% các trường được xây dựng kiên cố hoá để đạt chuẩn phổ cập giáo dục, chuẩn Quốc gia về y tế. Đến năm 2014 toàn huyện đã có 44/59 trường đạt chuẩn Quốc gia; 18/18 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế.

Xuất phát từ yêu cầu chung về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện trong giai đoạn hiện nay, vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện được phân bổ một phần cho sự nghiệp văn hoá, cải tạo cơ sở vật chất trụ sở làm việc khối huyện. Đến hết năm 2014, các xã, thị trấn trong toàn huyện đã hoàn thành xây dựng nhà văn hóa tại các thôn, xóm (179/179 thôn xóm có nhà văn hóa). Hàng năm nguồn vốn đầu tư XDCB của huyện đã dành một phần để xây dựng điểm vui chơi ở các xã, thị trấn. Nhờ vậy đời sống tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của huyện kim bảng, tỉnh hà nam luận văn ths (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)