1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn thạc sĩ quản lý thu ngân sách nhà nước của huyện kim bảng, tỉnh hà nam

91 540 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 788,5 KB

Nội dung

Luận văn đã nêu nên được thực trạng quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu ngân sách trên địa bàn thành phốgồm

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN THỊ THU HIỀN

HÀ NỘI, NĂM 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Nội dung,

số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực có nguồn gốc rõ ràng.Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu khoa họccủa luận văn này

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Trần Thị Thanh Phương

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 5

6 Kết cấu của luận văn 6

CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN 7

1.1 Tổng quan về thu ngân sách nhà nước cấp huyện 7

1.1.1 Hệ thống ngân sách nhà nước 7

1.1.2 Khái niệm và vai trò của thu ngân sách nhà nước cấp huyện 11

1.1.3 Phân loại các khoản thu ngân sách nhà nước cấp huyện 13

1.2 Quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện 17

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu và các nguyên tắc của quản lý thu ngân sách Nhà nước cấp huyện 17

1.2.2 Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện 20

1.2.3 Tổ chức công tác quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện 22

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện 28

1.3.1 Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương 28

1.3.2 Chính sách của Nhà nước về ngân sách 29

1.3.3 Bộ máy quản lý thu ngân sách nhà nước của huyện 30

1.3.4 Các yếu tố khác 31

Trang 5

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2014-2016

33 2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu NSNN của huyện Kim Bảng 33

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội 33

2.1.2 Các quy định của Nhà nước về quản lý thu NSNN cấp huyện 38

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý thu NSNN của huyện Kim Bảng 39

2.2 Phân tích thực trạng quản lý thu NSNN của huyện Kim Bảng 40

2.2.1 Thực trạng quản lý lập dự toán thu ngân sách nhà nước 40

2.2.2 Thực trạng quản lý chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước 47

2.2.3 Thực trạng tổ chức quản lý công tác kế toán và quyết toán các khoản thu ngân sách nhà nước 54

2.3 Tổng hợp và đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN của huyện Kim Bảng từ năm 2014-2016 65

2.3.1 Tổng hợp kết quả thu NSNN của huyện Kim Bảng 65

2.3.2 Đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN của huyện Kim Bảng từ năm 2014-2016

66 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BẢNG 72

3.1 Quan điểm và định hướng tăng cường quản lý thu ngân sách trong quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện Kim Bảng 72

3.1.1 Quan điểm về hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện 72

3.1.2 Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Kim Bảng 73

3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý thu NSNN của huyện Kim Bảng 75

Trang 6

3.2.1 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng dự toán thu

NSNN 75

3.2.2 Tăng cường công tác quản lý thu thuế 76

3.2.3 Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý thu NSNN cấp huyện 78

3.2.4 Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thu NSNN 79

3.2.5 Hoàn thiện công tác kế toán, quyết toán và thường xuyên thanh tra kiểm tra công tácquản lý thu NSNN cấp huyện 79

3.3 Một số kiến nghị với nhà nước và các cơ quan liên quan 80

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ, Bộ tài chính 80

3.3.2 Kiến nghị với chính quyền tỉnh Hà Nam 81

3.3.3 Kiến nghị với các Ban, ngành liên quan 81

KẾT LUẬN 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ BẢNG

Bảng 2.1 Dự toán thu trên địa bàn huyện giai đoan 2014-2016 (huyện lập) 43Bảng 2.2: Dự toán giao thu ngân sách của huyện Kim Bảng giai đoạn 2014 – 2016(theo quyết định giao) 45Bảng 2.3 Tổng hợp quyết toán thu ngân sách của huyện Kim Bảng giai đoạn 2014 -2016 65Bảng 2.4 Tổng hợp nguồn thu điều tiết ngân sách huyện Kim Bảng 65Bảng 2.5 Đánh giá tình hình thực hiện thu NS huyện giai đoạn 2014-2016 66Bảng 2.6 Phân tích tỷ trọng thu ngân sách nhà nước huyện Kim Bảng giai đoạn

2014 – 2016 65

HÌNH VẼ

Hình 1.1: Hệ thống NSNN Việt Nam 9

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

KT-XH Kinh tế - Xã hội

TC-KH Tài chính – Kế hoạch

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

NSNN là một trong những công cụ tài chính quan trọng của chính phủ trongđiều tiết nền kinh tế vĩ mô, góp phần ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội(KT-XH) NSNN bao gồm các khoản thu và chi tiêu, trong đó các khoản thu lànguồn tài trợ cho các nhu cầu chi tiêu của chính phủ Vì vậy, để chính phủ có thểthực hiện tốt chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế và xã hội thì cần phải có nguồntài chính đảm bảo Điều này phụ thuộc vào việc quản lý các nguồn thu của NSNN ởcác cấp từ Trung ương đến địa phương Để huy động đầy đủ nguồn thu vào ngânsách nhằm thực hiện chi tiêu của nhà nước trên cơ sở đảm bảo các hình thức thungân sách phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH thì việc quản lý thu NSNN hiệuquả là một yêu cầu quan trọng

Ở nước ta, hoạt động quản lý thu NSNN mặc dù đã có nhiều tiến bộ hơn sovới trước đây nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế bất cập trong nhiều khâu đã dẫnđến tình trạng thất thu NSNN, gây ra thâm hụt NSNN ảnh hưởng đến kế hoạch chitiêu của Nhà nước Trong đó phải kể đến là việc lập dự toán thu, chấp hành dự toánthu ngân sách địa phương còn chậm, trong nhiều trường hợp chưa đúng theo quyđịnh của Nhà nước; Tình trạng quản lý thu vẫn còn thất thoát do chưa bao quát hếtcác nguồn thu; Đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách còn hạn chế về chuyên môn, chậmđổi mới…

Kim Bảng là một huyện nằm ở phía tây bắc của tỉnh Hà Nam, là một huyện cónhiều tiềm năng về phát triển kinh tế cũng như có tiềm năng lớn về thu NSNN.Trong những năm qua công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện đã đạt đượcnhững kết quả tốt

Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu ngân sách Nhànước trên địa bàn huyện thấy rằng Kim Bảng vẫn là một trong những địa phươngđang hưởng trợ cấp cân đối từ Ngân sách cấp trên Công tác quản lý thu ngân sáchtrong những năm qua vẫn tồn tại những hạn chế: thu ngân sách vẫn còn chưa bao

Trang 10

quát hết các nguồn thu, một số nguồn thu tỷ lệ còn thấp, cơ cấu nguồn thu tính bềnvững chưa cao, vẫn còn tình trạng thất thu, nợ đọng thuế kéo dài, công tác tổ chứcđôn đốc thu nộp tiền sử dụng đất chưa thực hiện quyết liệt, sự phối hợp giữa chi cụcthuế với các xã thị trấn trong công tác quản lý chưa kịp thời, khai thác quản lýnguồn thu ngân sách còn nhiều bất cập Trước thực tế này đòi hỏi huyện Kim Bảngtiếp tục nghiên cứu để có những chính sách quản lý phù hợp nhằm tăng cường thungân sách trên địa bàn huyện.

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi quyết định chọn đề tài “Quản lý thu ngân sách nhà nước của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn

Thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý kinh tế

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hiện nay, ở nước ta và trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu liên quanvấn đề quản lý NSNN Mỗi công trình nghiên cứu đều có mục đích, đối tượng,phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận riêng về NSNN Có thể nêu một số công trìnhnghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài được công bố sau:

Tô Thiện Hiền (2012) “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh

An Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020” Luận án tiến sỹ kinh tế Luận

án đưa ra cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước trong đó đưa ra các nhân tố ảnhhưởng đến việc quản lý NSNN gồm 4 nhân tố: Điều kiện tự nhiên-xã hội; các chínhsách và thể chế kinh tế; cơ chế quản lý NSNN; chính sách khuyến khích khai tháccác nguồn lực tài chính và đưa ra giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản

lý ngân sách tỉnh An Giang trong thời gian tới đó là: (1) Tăng cường chấn chỉnhquản lý thu, bồi dưỡng nhuồn thu, (2) quản lý nguồn thu tập trung vào NSNN, (3)Quản lý và sử dụng hiệu quả các khoản chi, (4) hoàn thiện đổi mới cơ chế phân cấpquản lý và điều hành NSNN các cấp, (5) đổi mới quy trình lập chấp hành và quyếttoán NSNN, (6) tăng cường thanh tra kiểm tra khen thưởng và xử lý kịp thời, (7)Nâng cao trình độ cán bộ quản lý ngân sách

Nguyễn Xuân Thu (2015) “Phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở ViệtNam” Luận án tiến sỹ ngành tài chính ngân hàng Luận án đã làm rõ những tác

Trang 11

động của phân cấp quản lý ngân sách địa phương đến quản lý nhà nước của chínhquyền điạ phương Tác giả đã đã đưa ra những đề xuất mới như điều chỉnh phươngthức chia sẻ nguồn thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp giữa NStrung ương và NS địa phương, chuyển thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trườngthành khoản thu phân chia giữa các cấp chính quyền địa phương, xây dựng mộtdanh mục các nguồn thu mở mà các địa phương có thể tự lựa chọn nguồn thu vàquyết định thuế suất hay mức thu.

T.S Lê Đình Thăng và Th.s Lăng Trịnh Mai Hương “Ngân sách nhà nước năm 2014 dưới góc nhìn kiểm toán nhà nước” Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ

năm 2015 Đề tài đã khái quát được đặc điểm kinh tế - xã hội và chính sách tàikhóa, chính sách tiền tệ tác động đến NSNN năm 2014, những vấn đề cơ bản vềNSNN năm 2014; một số đặc điểm cơ bản về về tình hình ngân sách và cơ chế quản

lý QLNS năm 2014 Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho các cấp chínhquyền nhìn nhận rõ những tồn tại, yếu kém của công tác quản lý ngân sách từ Trungương đến địa phương, triển khai các giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả quản

lý, sử dụng NSNN cho những năm sau

Trịnh Thị Thu Nga (2014)“Giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách trên địa bàn thành phố Bắc Ninh” Luận văn Thạc sỹ kinh tế Luận văn đã nêu nên được

thực trạng quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh và đưa

ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu ngân sách trên địa bàn thành phốgồm: (1) phát triển kinh tế để tăng nguồn thu, (2) quản lý thu thuế của khu vựcngoài quốc doanh, (3) tăng cường công tác tổ chức quản lý thu ngân sách, (4)tăngcường chất lượng công tác lập, quản lý điều hành và quyết toán ngấn sách, (5)tăngcường công tác thanh tra kiểm tra, (6)nâng cao phẩm chất trình độ năng lực của cán

bộ quản lý, (7) tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật

Đỗ Thị Mai Lan (2015) “Quản lý thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước Hà Nội” luận văn Thạc sỹ kinh tế Luận văn đã trình bày vai trò của Kho bạc Nhà nước

trong quản lý thu Ngân sách Nhà nước, đánh giá tình hình thự hiện công tác quản lýthu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước và đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể nhằm

Trang 12

hoàn thiện công tác thu NSNN qua kho bạc thành phố Hà Nội gồm: (1) hoàn thiện

cơ sở pháp lý, (2) hoàn thiện công tác thu, (3)tăng cường ứng dụng công nghiệthông tin và hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, (4) nâng cao hiệu quả công tác

tổ chức quản lý, (4) nâng cao khả năng dự báo các khoản thu

Đàm Thị Kim Duyên (2015) “Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang” Luận văn thạc sỹ kinh tế Đại học Quốc gia Hà

Nội Luận văn đã nêu ra được một số vấn đề cơ bản về NSNN và quản lý thu NSNNtrên địa bàn huyện đồng thời đã phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thungân sách trên địa bàn huyện và nêu nên những mặt đạt được và tồn tại hạn chếtrong công tác quản lý thu NSNN Đồng thời luận văn cũng đua ra một số giải phápnhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách tại địa bàn huyện Hàm Yên

Hoàng Thị Ánh Tuyết (2014) “Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ”; Luận văn thạc sỹ kinh tế Luận văn đã nêu

ra được một số vấn đề cơ bản về ngân sách nhà nước và quản lý thu NSNN trên địabàn thị xã đồng thời đã phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thu ngân sáchtrên địa bàn và nêu những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế trong công tácquản lý thu NSNN Đồng thời luận văn cũng đưa ra một số giải pháp nhằm hoànthiện công tác quản lý thu ngân sách tại địa bàn thị xã Phú Thọ

Việc nghiên cứu và hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách là vấn đề cótính cấp thiết, mặc dù các công trình khoa học trên đề cập đến nhiều khía cạnh khácnhau trong quản lý thu ngân sách nói chung và ngân sách huyện nói riêng với cácphương pháp tiếp cận khác nhau, đưa ra thực trạng và giải pháp khác nhau nhưngcác công trình nghiên cứu đã có điểm chung là phân tích, đánh giá tình hình quản lýthu NSNN nói chung và quản lý thu ngân sách địa phương nói riêng theo quy định,

từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện cho từng nội dung được đề cập Trên phươngdiện kế thừa những công trình nghiên cứu trên về hệ thống lý thuyết, nhìn nhậnnhững thành tựu và hạn chế tại các địa phương đề xuất những giải pháp mang tínhđịnh hướng áp dụng phù hợp với đặc điểm và thực trạng thực tế trong quản lý thungân sách tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Trang 13

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn để đánh giá đưa ra các

giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu NSNN huyện Kim Bảng trong giaiđoạn hiện nay

- Nhiệm vụ:

Thứ nhất: Tổng quan lý thuyết cơ sở lý luận về quản lý thu ngân sách Nhà

nước cấp huyện, đồng thời làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu

Thứ hai: Phân tích thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước huyện Kim

Bảng tỉnh Hà Nam giai đoạn 2014 – 2016, đánh giá những kết quả đạt được, nhữngtồn tạivà nguyên nhân của những tồn tại trong quản lý thu NSNN trên địa bàn

Thứ ba: Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu NSNN

trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễncủa công tác quản lý thu NSNN của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý thu ngân sách nhànước cấp huyện bao gồm: lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán thu ngânsách cấp huyện

- Về không gian: Tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

- Về thời gian: Giai đoạn 2014-2016, đưa ra các đề xuất giải pháp đến năm

2020 và các năm tiếp theo

5 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Do phạm vi nghiên cứu của đề tài nên tác giả chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu về cơ cấu ngành tình hình phát triển kinh tế, sốthu NSNN được lấy chủ yếu từ báo cáo kinh tế xã hội hàng năm của UBND huyệnKim Bảng Ngoài ra còn được thu thập thống kê từ các báo cáo quyết toán trìnhHĐND và UBND huyện Kim Bảng từ năm 2014-2016, đây là nguồn số liệu chủ

Trang 14

yếu để phân tích tình hình quản lý ngân sách nói chung và thu NSNN nói riêng trênđịa bàn Ngoài ra số liệu thứ cấp còn thu thập được từ Chi cục thuế huyện, PhòngGiao dịch Kho bạc Nhà nước huyện Kim Bảng, Chi cục Thống kê, Phòng Tàinguyên - Môi trường, Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện và một số báo cáo khác cóliên quan để đánh giá thực trạng các nguồn thu trong cân đối ngân sách trên địa bàn

và công tác quản lý thu ngân sách giai đoạn 2014 - 2016 Ngoài ra dữ liệu còn đượcthu thập bằng cách phỏng vấn khảo sát cán bộ có liên quan đến công tác quản lý thuNSNN

5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Các dữ liệu sau khi thu thập được tiến hành hệ thống hóa theo danh mục, chọnlọc, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên liên quan đến đề tài Các công cụ và kỹ thuật tínhtoán được xử lý trên Excel

Phương pháp thống kê: Luận văn sử dụng phương pháp này để thu thập, giải

thích về công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện

Phương pháp so sánh: So sánh dự toán cấp có thẩm quyền giao với số thực

hiện để tiến hành so sánh tỷ lệ phần trăm số thực tế so với dự toán Đánh giá kết quảcũng như tiến độ thực hiện quản lý thu NSNN trong năm ngân sách, mức độ hoànthành kế hoạch đạt bao nhiêu phần trăm, hoàn thành hay chưa hoàn thành kế hoạchgiao

Đồng thời luận văn còn sử dụng phương pháp quy nạp, phân tích tổng họp, sosánh dựa trên lý thuyết quản lý nhà ước về kinh tế, kinh tế học vĩ mô, kinh tế ngànhnhư: ngân hàng, kho bạc, thuế, thống kê……

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đượckết cầu và trình bày trong 3 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện.

Chương 2: Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện

Kim Bảng, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2014-2016

Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn

huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

Trang 15

Có nhiều khái niệm về NSNN, tuy nhiên trong nghiên cứu này tác giả sử dụng

khái niệm được thể hiện trong Luật NSNN năm 2015 Theo đó, “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” [Luật số

83/2015/QH13, tr.3] Xét theo góc độ quản lý thì NSNN là kế hoạch tài chính cơ bảncủa nhà nước hay bảng cân đối thu – chi chủ yếu của nhà nước trong một khoảngthời gian nhất định (thường là một năm tài chính và được gọi là năm ngân sách) Tạihầu hết các nước trong đó có Việt Nam, năm ngân sách trùng với năm dương lịch,bắt đầu từ 01/01 kết thúc vào 31/12

b) Vai trò của Ngân sách Nhà nước.

NSNN có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế - xã hội (KT-XH), anninh - quốc phòng và đối ngoại của đất nước Tuy nhiên vai trò của NSNN cũng gắnvới vai trò của nhà nước trong từng thời kỳ Có thể xem xét vai trò của NSNN trêncác lĩnh vực sau:

Trang 16

- Về kinh tế: NSNN giữ vai trò điều chỉnh nền kinh tế phát triển cân đối giữacác ngành, các vùng, lãnh thổ, hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trườngchống độc quyền, chống liên kết nâng giá hoặc cạnh tranh không bình đẳng làm tổnhại chung đến nền kinh tế NSNN còn giành một phần khác đầu tư cho các doanhnghiệp công ích, doanh nghiệp cần thiết cho dân sinh; NSNN đã đảm bảo nguồnkinh phí hợp lý để đầu tư cho xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng, tạo môi trường vàđiều kiện thuận lợi cho sự hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt,các tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh

tế khác ra đời và phát triển Các chính sách thuế cũng là một công cụ sắc bén đểđịnh hướng đầu tư nó có tác dụng kiềm chế hoặc kích thích sản xuất kinh doanh,xuất khẩu hay nhập khẩu, có tác động đến tổng cung, tổng cầu của kinh tế và điềutiết nền kinh tế theo định hướng của Nhà nước

- Về xã hội: Kinh phí của NSNN được cấp phát cho tất cả các lĩnh vực điềuchỉnh của Nhà nước Khối lượng và kết quả quản lý, sử dụng nguồn kinh phí nàycũng quyết định mức độ thành công của các chính sách xã hội Trong giải quyết cácvấn đề xã hội, Nhà nước cũng sử dụng công cụ thuế để điều chỉnh, các loại thuếtrực thu và gián thu ngoài mục đích trên cũng có tác dụng hướng dẫn tiêu dùng hợp

lý Kinh phí của NSNN được chi cho các sự nghiệp quan trọng của Nhà nước như

sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp văn hóa, sự nghiệp giáo dục - đào tạo, sự nghiệp khoahọc về hình thức là chi tiêu dùng nhưng thực chất là đầu tư lâu dài đảm bảo cho

xã hội phát triển trong tương lai, ngang tầm của yêu cầu hội nhập và phát triển, vìvậy NSNN có vai trò đối với xã hội rất lớn Như vậy, NSNN là công cụ rất quantrọng để tác động vào nền kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng và côngbằng xã hội, là hình thức cơ bản để hình thành và sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệtập trung nhằm mở rộng sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa và thỏa mãnnhu cầu ngày càng tăng của nhân dân NS được dùng để khuyến khích sử dụng hợp

lý tài nguyên trong tất cả các thành phần kinh tế, các ngành sản xuất xã hội, pháthuy mặt tích cực của cơ chế thị trường NSNN được sử dụng không chỉ nhằm đảmbảo sự tăng trưởng về của cải vật chất mà còn cả sự phát triển về mặt văn hóa - xãhội

- Về thị trường: NSNN có vai trò quan trọng trong việc thực hiện điều tiết thịtrường, bình ổn giá cả và hạn chế lạm phát Chính việc sử dụng nguồn quỹ tài

Trang 17

chính, những chính sách chi tiêu tài chính trong từng thời điểm giúp cho việc hạnchế lượng tiền mặt lưu thông góp phần kiềm chế lạm phát Để điều tiết thị trường,bình ổn giá cả Nhà nước thường sử dụng các biện pháp: tạo lập các quỹ dự trữ vềhàng hóa và tài chính tạo lập và sử dụng quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm …

1.1.1.2 Hệ thống ngân sách nhà nước

- Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp ngân sách, có mối quan hệ gắn bó hữu

cơ với nhau, có mối quan hệ rằng buộc chặt chẽ trong quá trình thực hiện nhiệm vụthu chi của mỗi cấp ngân sách

Theo Luật NSNN 2015, hệ thống NSNN gồm ngân sách trung ương (NSTƯ)

và ngân sách địa phương (NSĐP)

NSĐP gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương trong đó:

- Ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là NS tỉnh)bao gồm NS cấp tỉnh và NS các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh

- Ngân sách các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là NShuyện) bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã, phường, thị trấn

- Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách xã)

Trang 18

Ngân sách cấp huyện là một bộ phận hữu cơ của NSĐP, do chính quyền cấphuyện tổ chức thực hiện quản lý thu, chi trên phạm vi địa bàn cấp huyện, theo quyđịnh phân cấp của tỉnh nhằm khai thác tốt nguồn thu để đảm bảo nhiệm vụ của ngânsách cấp mình.

Ngân sách huyện là công cụ quan trọng của chính quyền cấp huyện trong việc

ổn định và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Ngân sách huyện không tách rờikhỏi NSNN cấp trên nhưng cũng không được coi ngân sách huyện là yếu tố thụđộng trong hệ thống ngân sách Theo đó, ngân sách huyện là toàn bộ các khoản thu– chi được quy định đưa vào dự toán trong một năm do HĐND huyện quyết định vàgiao cho UBND huyện tổ chức chấp hành nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụcuả chính quyền cấp huyện

1.1.1.3 Nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách

- Ngân sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương đượcphân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể

- Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụchi quốc gia, hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địaphương theo quy định

- Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiệnnhững nhiệm vụ chi được giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phâncấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương phù hợp với phâncấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấptrên địa bàn

- Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việcban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giảipháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từngcấp; việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảođảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp

Trang 19

- Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyềncho cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi củamình thì phải phân bổ và giao dự toán cho cơ quan cấp dưới được ủy quyền để thựchiện nhiệm vụ chi đó Cơ quan nhận kinh phí ủy quyền phải quyết toán với cơ quan

ủy quyền khoản kinh phí này

- Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phânchia giữa các cấp ngân sách và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấpdưới trên cơ sở bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địaphương

- Không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác

và không được dùng ngân sách của địa phương này để chi cho nhiệm vụ của địaphương khác, trừ một số các trường hợp theo luật NSNN quy định

1.1.2 Khái niệm và vai trò của thu ngân sách nhà nước cấp huyện

1.1.2.1 Khái niệm thu ngân sách nhà nước cấp huyện

Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính đểtrang trải các chi phí nuôi sống bộ máy và thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội

mà cộng đồng giao phó Quá trình động viên một bộ phận nguồn lực tài chính vàoNSNN được thực hiện bằng hệ thống chính sách, pháp luật do nhà nước ban hànhđược gọi là thu ngân sách nhà nước Nói cách khác thu NSNN là một hoạt động tàichính của nhà nước được xác lập trên cơ sở hệ thống chính sách, pháp luật do nhànước ban hành dựa trên nền tảng quyền lực và uy tín của nhà nước đối với các chủthể trong xã hội

Vậy theo tác giả thu ngân sách nhà nước cấp huyện là toàn bộ các khoản thu mà chính quyền địa phương huy động vào quỹ ngân sách trong một thời kỳ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước Nó bao gồm những khoản thu mà chính quyền địa phương huy động vào NS và không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả cho đối tượng nộp.

- Các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện bao gồm:

Trang 20

(1) Thu thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;

(2) Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt động sự nghiệp nộp vào ngân sáchtheo quy định của pháp luật;

(3) Các khoản thu về nhà, đất và khoáng sản: Tiền sử dụng đất; tiền cho thuêđất, tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước; thu cấp quyền khai tháckhoáng sản

(4) Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các

tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho địa phương;

(5) Các khoản thu thường xuyên tại xã: Thu hoa lợi công sản, thu phạt, tịchthu tại xã, thu khác còn lại

(6) Thu kết dư ngân sách;

(7) Thu chuyển nguồn;

(8) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;

(9) Huy động đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoàinước

(10) Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

1.1.2.2 Vai trò của thu ngân sách nhà nước cấp huyện

Thu NSNN cấp huyện bao gồm nhiều khoản thu khác nhau và mỗi khoản thu

có những nét riêng biệt, song xét trên nhiều phương diện, các khoản thu NSNN đều

có vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động của nền kinh tế của huyện, nó đảmbảo nguồn vốn để thực hiện nhu cầu chi tiêu của huyện, các kế hoạch phát triểnkinh tế xã hội của huyện

Thứ nhất, thu NSNN tập trung một nguồn lực tài chính nhất định cho NS huyện nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cần thiết của huyện.

Vì ngân sách cấp huyện được xem là quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất củađịa phương và được dùng để giải quyết những nhu cầu chung của địa phương vềkinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, hành chính, an ninh và quốc phòng

Trang 21

Các khoản thu của NSNN chủ yếu bắt nguồn từ khu vực sản xuất kinh doanhdịch vụ dưới hình thức thuế Do vậy, về lâu dài để tăng nguồn thu NSNN phải tăngsản phẩm quốc dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Thứ hai, thu ngân sách là công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế huyện

Thông qua thu NSNN, chính quyền địa phương thực hiện việc quản lý và điềutiết nền kinh tế - xã hội nhằm hạn chế những mặt khuyết tật, phát huy những mặttích cực của nó và làm cho nó hoạt động ngày càng hiệu quả hơn

Với công cụ thuế, chính quyền cấp huyện có thể can thiệp vào hoạt động củanền kinh tế nhằm định hướng cơ cấu kinh tế, định hướng tiêu dùng

Thứ ba, thu NSNN còn đóng vai trò quan trọng trong vấn đề điều tiết thu nhập của các cá nhân trong xã hội

Thông qua công cụ thuế, Nhà nước đánh thuế thu nhập đối với người có thunhập cao hoặc đánh thuế cao đối với các hàng hóa xa xỉ, hàng hóa không khuyếnkhích tiêu dùng…

Tóm lại thông qua thu NSNN cấp huyện chính quyền huyện thực hiện cácchức năng quản lý nhà nước được giao, bao gồm cả việc duy trì trật tự ổn định xãhội, phát triển các sự nghiệp kinh tế văn hóa xã hội theo phân cấp trên địa bàn Thôngqua thu ngân sách chính quyền có thể kiểm tra, kiểm soát điều chỉnh các hoạt động sảnxuất kinh doanh tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý pháp luật, giữ vững anninh trật tự trên địa bàn Thu ngân sách cấp huyện là cơ sở để tăng cường hiệu quả cáchoạt động của chính quyền cấp huyện trong quản lý pháp luật, giữ vững quốc phòng anninh, trật tự trên địa bàn

1.1.3 Phân loại các khoản thu ngân sách nhà nước cấp huyện

1.1.3.1 Phân loại các khoản thu ngân sách

Tùy theo điều kiện kinh tế, xã hội và yêu cầu động viên nguồn lực tài chính ởmỗi địa phương mà thu NSNN bao gồm những khoản thu khác nhau Để phục vụyêu cầu quản lý, các địa phương thường căn cứ vào những tiêu thức nhất định đểphân loại các khoản thu NSNN

a) Phân loại thu NSNN căn cứ vào phạm vi phát sinh

Trang 22

Căn cứ vào phạm vi phát sinh, các khoản thu NSNN chia thành các khoản thutrong nước hay thu nội địa và các khoản thu ngoài nước.

Thu trong nước bao gồm thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóadịch vụ, thu từ các hoạt động khác ở trong nước Thu từ các hoạt động sản xuất kinhdoanh hàng hóa dịch vụ chủ yếu là thu thuế và phí Sản xuất kinh doanh hàng hóa làlĩnh vực tạo ra đại bộ phận tổng sản phẩm xã hội và cũng là nơi tạo ra số thu chủyếu cho NSNN Hoạt động kinh doanh dịch vụ như dịch vụ tài chính, ngân hàng,bảo hiểm và thu từ các hoạt động sự nghiệp , số thu từ lĩnh vực này có xu hướngngày càng tăng cùng với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Thu từcác hoạt động khác ở trong nước như thu về bán, cho thuê tài sản, tài nguyên quốcgia

Thu ngoài nước bao gồm các khoản thu từ hoạt động ngoại thương, xuất khẩulao động và hợp tác chuyên gia với nước ngài; thu từ nhận viện trợ của chính phủnước ngoài, các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước

Qua việc phân loại các khoản thu ngân sách nêu trên cho phép đánh giá đượcmức độ huy động các nguồn thu ở các lĩnh vực khác kể cả trong nước cũng nhưngoài nước Từ đó có chính sách, biện pháp khai thác các nguồn thu cho hợp lý đểđảm bảo an ninh tài chính và tính độc lập, tự chủ trong điều hành NSNN

b) Phân loại thu NSNN căn cứ vào tính chất phát sinh và nội dung kinh tế

Căn cứ vào tính chất phát sinh và nội dung kinh tế, các khoản thu NSNN được chiathành các khoản thu thường xuyên và các khoản thu không thường xuyên

Các khoản thu thường xuyên là các khoản thu phát sinh tương đối đều đặn, ổnđịnh về mặt thời gian và số lượng như các khoản thu về thuế, phí, lệ phí, thu lợi tức

cổ phần của nhà nước ở các doanh nghiệp

Các khoản thu không thường xuyên là các khoản thu không ổn định về mặt thờigian phát sinh cũng như số lượng tiền thu được như thu từ nhận viện trợ, thu tiền phạt,thu từ các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân

Cách phân loại này cho phép đánh giá, tổ chức quản lý cân đối NSNN giữacác nguồn thu với các nhu cầu chi tiêu để đảm bảo tính chủ động trong điều hành

Trang 23

NSNN, đặc biệt là đảm bảo tính kịp thời của các nhu cầu chi tiêu đã cam kết theo

dự toán được duyệt

c) Phân loại thu NSNN căn cứ vào tính chất động viên

Căn cứ vào tính chất động viên, các khoản thu NSNN bao gồm các khoản thumang tính chất bắt buộc, các khoản thu mang tính chất tự nguyện, các khoản thumang tính chất trao đổi và đầu tư hoạt động kinh tế trực tiếp của nhà nước

Các khoản thu NSNN mang tính chất bắt buộc có đặc trưng chủ yếu là dựa vàoquyền lực của nhà nước và nghĩa vụ của công dân quy định trong hiến pháp, pháp luậtcủa mỗi quốc gia như thuế phí, lệ phí, các khoản thu phạt

Các khoản thu NSNN mang tính chất tự nguyện như thu nhận viện trợ củachính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế, các khoản đóng góp tự nguyện củacác tổ chức cá nhân Các khoản thu này có đặc trưng chủ yếu dựa vào niềm tin,lòng hảo tâm của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với nhà nước Từ đó tựnguyện đóng góp nguồn lực tài chính ch nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi mang lạilợi ích thiết thực cho cộng đồng

Các khoản thu của NSNN mang tính chất trao đổi và đầu tư hoạt động kinh tếtrực tiếp của nhà nước như thu từ nhượng bán tài nguyên và tài sản quốc gia, tiềnthu hồi vốn của nhà nước tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền vay của Nhà nước, thunhập từ góp vốn của nhà nước vào các cơ sở kinh tế

Cách phân loại này cho phép phân tích đánh giá thu NSNN theo tính chấtđộng viên của các khoản thu, từ đó giúp cho việc hoàn thiện chính sách và các biệnpháp quản lý để đảm bảo bảo sự bền vững của NSNN và chủ động điều hành trongNSNN

1.1.3.2 Đặc điểm cơ bản của các khoản thu ngân sách

Thứ nhất, đa số các khoản thu NSNN là những khoản thu mang tính chất bắt

buộc.

Tính chất bắt buộc ở mỗi khoản thu có sự khác nhau Có những khoản thu tínhchất bắt buộc dựa trên trách nhiệm của công dân được quy định trong hiến pháphoàn toàn không mang tính chất trao đổi do quyền lực của nhà nước quyết định Có

Trang 24

những khoản thu tuy mang tính chất bắt buộc song gắn với những điều kiện nhấtđịnh Các khoản thu NSNN về phí, lệ phí về bán tài nguyên khoáng sản, tài sảnquốc gia, các khoản thu do thực hiện chủ trương liên doanh, liên kết giữa nhà nướcvới các đơn vị sản xuất kinh doanh trong các ngành kinh tế trọng điểm là nhữngkhoản thu bắt buộc song có điều kiện Điều kiện ở đây chính là sự trao đổi giữa nhànước với các chủ thể trong nền kinh tế.

Thứ hai, các khoản thu NSNN về cơ bản là những khoản thu chuyển dịch

nguồn lực tài chính từ khu vực tư sang khu vực công.

Mức độ chuyển dịch lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhu cầu chi tiêu của NSNN vàkết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn xã hội Cho dù nhu cầu chi tiêu củaNSNN lớn, nhưng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội còn hạn chế thìmức động viên thu NSNN cũng không thể thoát ly thực trạng của nền kinh tế Mốiquan hệ giữa mức động viên của thu NSNN với kết quả hoạt động sản xuất kinhdoanh là mối quan hệ cơ bản, có tính nhạy cảm trong lĩnh vực quản lý, điều hành tàichính công của nhà nước

Thứ ba, các khoản thu NSNN nói chung là những khoản thu luôn chứa đựng

các mối quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội.

Các khoản thu NSNN luôn chứa đựng quan điểm của một nhà nước cầmquyền, phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội, mang những đặctrưng nhất định của mõi quốc gia Tuy nhiên trong điều kiện toàn cầu hóa, mở cửa

và hội nhập phần nào các mối quan hệ này trong thu NSNN ít nhiều vẫn có sự hòatrộn với thế giới bên ngoài

Thứ tư, mức độ và cơ cấu các khoản thu NSNN của một địa phương về cơ bản

phản ánh mức độ và cơ cấu phát triển của nền kinh tế.

Về tổng thể mức độ, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một địa phươngphần nào được phản ánh ở mức độ cơ cấu thu NSNN Có thể nhìn vào mức độ và cơcấu các khoản thu NSNN hiểu rõ phần nào về quá trình phát triển và chuyển dịch cơcấu của nền kinh tế Đồng thời thông qua mức độ và cơ cấu các khoản thu NSNN có

Trang 25

thể phân tích, đánh giá tính bền vững của NSNN nói chung và tính bền vững củathu NSNN nói riêng.

Thứ năm, các khoản thu NSNN dù có tính bắt buộc hay tự nguyện đều được

thể chế bằng các văn bản pháp luật ở những mức độ khác nhau tùy theo tính chất, tầm quan trọng của các khoản thu.

Có khoản thu NSNN được thể chế bằng luật hay pháp lệnh như thuế và một sốloại phí quan trọng, có những khoản thu được thể chế bằng nghị định, quyết định,thông tư Việc bắt buộc các khoản thu NSNN phải được thể chế bằng văn bản phápluật bởi lẽ thực chất thu NSNN là sự phân chia lợi ích Sự phân chia lợi ích bao giờcũng có thể nảy sinh mâu thuẫn trong xã hội Nếu sự phân chia lợi ích đó không cóchuẩn mực, tùy tiện thì có thể dẫn đến mâu thuẫn đối kháng, chia rẽ xã hội Chính

vì lẽ đó mà tất cả các khoản thu NSNN phải được thể chế bằng các văn bản phápluật ở mức độ khác nhau

1.2 Quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu và các nguyên tắc của quản lý thu ngân sách Nhà nước cấp huyện

1.2.1.1 Khái niệm

Theo giáo trình Quản lý thu ngân sách nhà nước của Học viện Tài chính, “Quản

lý thu NSNN được hiểu là sự tác động của các cơ quan làm nhiệm vụ thu NSNN lêncác khoản thu NSNN bằng cách hoạch định kế hoạch, tổ chức triển khai kế hoạch thu

và phối hợp, kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch thu NSNN” [8, tr.16] Nhưvậy quản lý thu NSNN nói chung là sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việchoạch định kế hoạch thu, tổ chức thực hiện kế hoạch thu kiểm tra giám sát, đánh giáquá trình và kết quả thực hiện kế hoạch thu

Từ khái niệm trên, có thể suy ra khái niệm về quản lý thu NSNN cấp huyện

như sau: Quản lý thu NSNN cấp huyện là việc chính quyền cấp huyện sử dụng tổng hợp các công cụ, biện pháp dựa trên quyền lực chính trị của mình để tập trung các nguồn lực trong nền KT-XH cho ngân sách huyện theo quy định của pháp luật và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách theo đúng mục tiêu mà huyện

Trang 26

đã đề ra

1.2.1.2 Mục tiêu của quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện.

Bảo đảm động viên đầy đủ, kịp thời các khoản thu của NSNN theo đúng chínhsách, chế độ văn bản pháp luật của nhà nước Đây là yêu cầu tất yếu mang tính chấtbắt buộc của công tác quản lý thu NSNN Để đảm bảo động viên đầy đủ, kịp thời sốthu NSNN đã được xác định, công tác quản lý thu NSNN phải nắm chắc diễn biếnnguồn thu phát sinh tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, kịp thời có biện pháp độngviên thích hợp số thu vào NSNN, đồng thời có biện pháp chống thất thu, gian lậnthương mại, đi sâu phân tích diễn biến tình hình giá cả, lãi suất trên thị trường đốivới các loại hàng hóa dịch vụ

Đảm bảo thực thi nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về thu NSNN từ các cơquan quản lý thu cũng như từ đối tượng thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN Kịp thờiphát hiện những bất hợp lý trong chính sách, chế độ và các văn bản pháp luật về thuNSNN để kiến nghị những giải pháp bổ sung, sửa đổi kịp thời

Xác lập cơ chế, quy trình quản lý thu thích hợp, tuân thủ các yêu cầu cải cáchhành chính trong lĩnh vực tài chính NSNN; tận dụng tối đa những thành quả côngnghệ tin học, bảo đảm cơ chế, quy trình quản lý thu NSNN theo hướng hiện đại phùhợp xu hướng chung của thế giới và khu vực, tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho

tổ chức cá nhân thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN

1.2.1.3 Các nguyên tắc của quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện.

Thu NSNN là việc động viên một phần nguồn tài chính của xã hội vào tay củaNhà nước dưới các hình thức thu thuế, phí, lệ phí, bán tài nguyên, tài sản quốc gia,các khoản thu trong các doanh nghiệp Nhà nước… Xuất phát từ bản chất của thuNSNN quản lý thu ngân sách phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo tập trung một bộ phận nguồn lực tài chính vào tay nhà nước để trang trải các khoản chi phí cần thiết của huyện trong từng thời kỳ cụ thể theo đúng các quy định pháp luật về thu ngân sách.

Trang 27

Việc động viên một phần nguồn lực tài chính là yêu cầu không thể thiếu đượcđối với mọi địa phương Động viên vào ngân sách nhiều hay ít tuỳ thuộc vào chứcnăng nhiệm vụ mà địa phương đảm nhận, tuỳ thuộc vào cách thức sử dụng nguồnlực tài chính của từng nơi

Do đó, công tác quản lý thu phải đảm bảo được yêu cầu tập trung nguồn lựccủa nền kinh tế vào trong tay Nhà nước và nội dung quản lý thu ngân sách khôngđơn thuần là quản lý các hình thức thu và số thu mà còn phải tổ chức quản lý cácyếu tố có ảnh hưởng đến thu NSNN

- Đảm bảo khuyến khích, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra nguồn thu của

- Trong quá trình quản lý thu phải coi trọng yêu cầu công bằng xã hội, đảm

bảo thực hiện nghiêm túc, đúng đắn các chính sách, chế độ thu do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Công bằng xã hội trong quản lý thu NSNN đòi hỏi việc tổ chức động viên phảisát với khả năng đóng góp của người dân theo nguyên tắc công bằng theo chiềungang và chiều dọc Để đảm bảo được yêu cầu của công bằng xã hội, trong công táclập nên chính sách pháp luật về thu phải đặc biệt chú trọng đến tính công bằng củacác khoản thu, phải được đại đa số người dân chấp nhận; trong quá trình tổ chức,quản lý, động viên các khoản thu của NSNN không thể tiến hành một cách chủquan, tuỳ tiện mà phải tuân thủ đầy đủ chính sách chế độ thu đã được cơ quan cóthẩm quyền ban hành Coi trọng yếu tố công bằng trong quản lý thu và thực hiện

Trang 28

nghiêm túc công tác thu nộp ngân sách theo pháp luật là yêu cầu quyết định đến sựthành công của một chính sách thu của Nhà nước.

- Bình đẳng, công khai và minh bạch

Quản lý thu luôn chứa đựng các yếu tố chính trị - kinh tế - xã hội sâu rộng,vừa gắn với lợi ích chung của toàn xã hội, vừa tác động đến lợi ích của các thể nhân

và pháp nhân trong xã hội Vì vậy, quản lý thu NSNN tất yếu cần phải tôn trọngnguyên tắc bình đẳng, công khai và minh bạch

Quản lý thu trước hết phải bảo đảm tuân thủ theo đúng các quy định trong cácvăn bản pháp luật của nhà nước về thu Các văn bản pháp luật về được cơ quan quyềnlực cao nhất của nhà nước đại diện cho dân chúng phê chuẩn

Có sự thống nhất về quy trình nghiệp vụ quản lý thu và việc vận dụng các vănbản pháp luật trong công tác quản lý thu trên phạm vi cả nước; trình tự, thời gianyêu cầu nội dung và hình thức mẫu biểu trong lập dự toán và quyết toán thu, việcchỉ đạo công tác quản lý thu giữa cơ quan quản lý cấp trên và chính quyền địaphương các cấp

Quy định rõ ràng và công khai các thủ tục hành chính

- Tiết kiệm và hiệu quả

Trong quá trình quản lý thu nộp vào NSNN luôn phát sinh các chi phí từ phía

cơ quan quản lý thu và từ phía người nộp, vì vậy tiết kiệm và hiệu được đặt ra đốivới công tác quản lý thu là tất yếu khách quan

Quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý thu đòi hỏi quy trìnhhành thu phải khoa học và chặt chẽ, nhưng đơn giản và thuận tiện phù hợp với trình

độ phát triển của nền kinh tế, từng địa bàn và đối tượng người nộp thuế Khôngngừng cải cách các thủ tục hành chính và áp dụng công nghệ thông tin vào quản lýthu NSNN Mặt khác bộ máy quản lý thu phải được tinh giản gọn nhẹ, tổ chức hợp

lý, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận và từng cá nhân trongcông tác quản lý thu

- Phù hợp với thực trạng kinh tế xã hội và thông lệ quốc tế.

1.2.2 Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

Trang 29

Một là quản lý quá trình huy động nguồn thu của NSNN

Quản lý quá trình huy động nguồn thu của NSNN bao gồm công tác quản lýquá trình xây dựng kế hoạch thu, quản lý quá trình triển khai các biện pháp hànhthu, quản lý quá trình thu nộp các khoản thu vào NSNN Quản lý quá trình xâydựng kế hoạch thu thực chất là xem xét đánh giá tính xác thực của kế hoạch thu

Quản lý quá trình triển khai các biện pháp hành thu NSNN thực chất là việcxem xét việc xác lập quy trình thu và tổ chức triển khai quy trình thu trong thực tế

có phù hợp với thực tế hay không, có bảo đảm yêu cầu của cải cách hành chính haykhông, có tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện nghĩa vụ đối vớiNSNN hay không, có tiết kiệm được chi phí hành thu hay không Ngoài ra quản lýquá trình triển khai các biện pháp hành thu còn bao gồm việc xem xét, đánh giá cáchthức quản lý và sử dụng nguồn lực phục vụ cho việc triển khai các biện pháp hànhthu có hiệu quả hay không

Trong điều kiện hiện nay ở nước ta việc quản lý quá trình triển khai các biện pháphành thu là xem xét các biện pháp hành thu đó có đáp ứng được yêu cầu động viên đầy

đủ kịp thời đúng chính sách chế độ số thu về NSNN hay không và có chống được tìnhtrạng thất thu, gian lận thương mại hay không

Song song với việc quản lý quá trình triển khai các biện pháp hành thu phảikhông ngừng cải tiến quy trình thu nộp bảo đảm cho số thu được tập trung đầy đủ

và kịp thời vào NSNN, không để tình trạng xâm tiêu tiền thu của NSNN Đó cũng làmột trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý thu NSNN Để thực hiệnđược nội dung này đòi hỏi phải không ngừng cải tiến quy trình thu nộp và cải tiếnđổi mới công tác thống kê, kế toán thu NSNN Công tác thống kê, kế toán phải phảnánh trung thực, chính xác đầy đủ số thu của NSNN

Hai là, quản lý sự tuân thủ các chính sách chế độ và các văn bản pháp luật

về thu NSNN.

Các chính sách chế độ và các văn bản pháp luật về thu NSNN không chỉ làcông cụ để động viên nguồn thu của NSNN mà còn là sự thể hiện quan điểm điềuhành của một nhà nước trong lĩnh vực tài chính Hơn nữa trong bối cảnh nạn tham

Trang 30

nhũng có chiều hướng gia tăng, lòng tin với nhà nước có phần giảm sút thì sự tuânthủ các chính sách ché độ các văn bản pháp luật về thu NSNN từ các tổ chức cá

nhân có phần giảm sút Thực tế này đòi hỏi phải coi việc bảo đảm tuân thủ các

chính sách chế độ các văn bản pháp luật về thu NSNN là một trong những nội dungquan trọng của công tác quản lý thu NSNN

1.2.3 Tổ chức công tác quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

Tổ chức công tác quản lý thu NSNN được thực hiện theo chu trình NSNN doUBND huyện chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện gồm ba khâu: lập dự toán, tổchức thực hiện dự toán và quyết toán thu NSNN

1.2.3.1 Quản lý lập dự toán thu ngân sách Nhà nước cấp huyện

Lập dự toán thu NSNN thực chất là việc tính toán các số thu NSNN sẽ đượchuy động vào NSNN trong tháng quý năm dựa trên những căn cứ, điều kiện nhấtđịnh và dự kiến những giải pháp sẽ được thực thi nhằm thực hiện dự toán thuNSNN đã được xác định

- Yêu cầu và căn cứ lập dự toán thu ngân sách Nhà nước cấp huyện

+ Tiêu chí đánh giá của lập dự toán thu:

Dự toán thu NSNN phải được tổng hợp theo từng khoản thu, từng lĩnh vựcthu, phải sát với thực tế và được tổng hợp theo đúng nội dung, mẫu biểu, thời hạnquy định

Dự toán thu NSNN vừa phải đảm bảo tính hiện thực vừa phải có tính tiên tiếnđây là một yêu cầu không thể thiếu trong quá trình xây dựng dự toán thu

Dự toán phải có kèm theo báo cáo giải trình, thuyết minh về cơ sở, căn cứ tínhtoán các nội dung trong dự toán

+ Căn cứ lập dự toán:

Một là căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm và nhiệm vụ

hàng năm của huyện và bảo đảm quốc phòng - an ninh của năm kế hoạch Kế hoạchphát triển kinh tế xã hội của từng địa phương đạt kết quả tốt phụ thuộc chủ yếu từnguồn thu ngân sách đồng thời nó cũng tạo điều kiện cho việc phân tích dự báo mức

độ và cơ cấu nguồn thu sẽ phát sinh khi triển khai thực hiện

Trang 31

Hai là căn cứ vào hệ thống chính sách chế độ và các văn bản pháp luật về thu

ngân sách nhà nước như các luật, pháp lệnh thuế, các văn bản về thuế mới sửa đổi

bổ sung và các lộ trình cắt giảm thuế, cơ chế phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phần trăm(%) phân chia các khoản thu do HĐND tỉnh quy định

Ba là căn cứ vào thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán

ngân sách, và văn bản hướng dẫn của Sở Tài Chính về việc xây dựng dự toánNSNN hàng năm trong đó đã hướng dẫn chi tiết về lập dự toán thu ngân sách địaphương cụ thể tới từng chỉ tiêu thu

Bốn là căn cứ vào số kiểm tra về dự toán thu ngân sách do Sở tài chính thông

báo

Năm là căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán thu năm hiện hành của huyện

và kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện thu ngân sách các năm trước đồngthời căn cứ vào dự toán các xã thị trấn và các đơn vị báo cáo

- Phương pháp và trình tự lập dự toán thu NSNN cấp huyện

Lập dự toán thu NSNN được thực hiện theo phương pháp phân bổ từ trênxuống và tổng hợp từ dưới lên Với việc sử dụng phương pháp này trong lập dựtoán thu NSNN tạo được sự kết hợp hài hòa giữa yêu cầu quản lý vĩ mô và yêu cầuquản lý vi mô trong việc điều hành các khoản thu NSNN Với phương pháp phân bổ

từ trên xuống và tổng hợp từ dưới lên quá trình lập dự toán thu NSNN phải tuân thủtheo trình tự sau:

Bước 1: Hướng dẫn và giao số kiểm tra

UBND Tỉnh giao Sở Tài chính hướng dẫn các huyện thành phố, cục thuế tỉnhlập dự toán thu NSNN hàng năm và giao số kiểm tra thu cho các đơn vị làm cơ sở

để xây dựng dự toán gửi sở thẩm định

Bước 2: Lập và tổng hợp dự toán thu ngân sách

UBND các xã thị trấn và chi cục thuế huyện căn cứ vào số thu NSNN dự kiến

do các tổ chức sản xuất kinh doanh thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN cùng lập vàbáo cáo, hướng dẫn và số kiểm tra của huyện thông báo, kế hoạch phát triển kinh tế

xã hội trên địa bàn quản lý, kết quả phân tích tình hình dự toán thu của năm trước

Trang 32

thực hiện tính toán số thu phải nộp NSNN trên địa bàn trong năm kế hoạch và giảipháp thực hiện kèm theo bản thuyết minh chi tiết gửi phòng Tài chính kế hoạchhuyện

Phòng tài chính kế hoạch huyện căn cứ vào dự toán thu NSNN của chi cụcthuế và các xã thị trấn báo cáo sẽ tiến hành thảo luận với các đơn vị Trên cơ sở đó

và số ước thực hiện thu năm hiện hành và số thực hiện các năm trước của huyện và

số kiểm tra của Sở tài chính thông báo và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội củahuyện tiến hành phân tích tính toán để thực hiện tổng hợp và lập dự toán thu NSNNcủa huyện

Bước 3: Quyết định và giao dự toán thu NSNN.

Dự toán thu NSNN cấp huyện do phòng tài chính tổng hợp gửi Sở tài chínhkiểm tra xem xét và tiến hành tổ chức thảo luận với từng huyện sau đó trình HĐNDTinh quyết định, UBND Tỉnh sẽ phân bổ và giao dự toán thu NSNN cho các huyệnthành phố và các đơn vị dự toán của Tỉnh

Trên cơ sở dự toán thu đã được UBND tỉnh giao, UBND huyện giao phòngTài chính kế hoạch huyện xây dựng dự toán thu chính thức tổng hợp trình UBNDhuyện xem xét UBND huyện trình HĐND duyệt và quyết định Căn cứ luật NSNNtrên cơ sở xem xét báo cáo của UBND huyện về phương án giao dự toán thu NS cấphuyện, báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế HĐND huyện, HĐND huyện phê chuẩn

dự toán thu NSNN cấp huyện để giao cho các cho các xã thị trấn và các đơn vị Dựtoán thu NSNN cấp huyện không được thấp hơn dự toán tỉnh giao

1.2.3.2 Quản lý chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước cấp huyện

* Tiêu chí đánh giá của chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước

Trong khâu chấp hành dự toán thu phải đảm bảo thu đúng, thu đủ và thu kịpthời vào NSNN đảm bảo phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước

Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu luôn đạt kết quả cao

Việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nướctrong quá trình chấp hành dự toán thu phải phù hợp của chính sách với thực tiễn

Số thu được phân cấp và điều tiết về ngân sách huyện phải phù hợp

Trang 33

* Nội dung quản lý chấp hành thu ngân sách Nhà nước cấp huyện

Thứ nhất, các cơ quan quản lý thu nghiên cứu bố trí sắp xếp lực lượng làm

công tác quản lý thu NSNN trong nội bộ hệ thống các cơ quan quản lý thu Hiệuquả công tác quản lý thu NSNN phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó bố trí sắp xếpphân công đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý thu có ý nghĩa cực kỳquan trọng bởi mọi hoạt động quản lý có tốt hay xấu đều do con người quyết địnhphải bố trí phân công sao cho phù hợp năng lực trình độ quản lý của từng cán bộ vàyêu cầu quản lý thu trong từng giai đoạn cụ thể Hàng năm việc triển khai dự toánthu có những đòi hỏi khác nhau do có những thay đổi nhất định về chính sách chế

độ, văn bản pháp luật về thu NSNN do vậy để việc triển khai dự toán thu đạt đượchiệu quả như mong muốn

Thứ hai, bổ sung, sửa đổi hoàn thiện quy trình quản lý thu NSNN nhằm huy

động được số thu cho NSNN một cách nhanh chóng kịp thời và tiết kiệm cho các cơquan quản lý thu và tổ chức cá nhân thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN

Quy trình quản lý thu hợp lý phải xác lập theo một trình tự nhất định khôngchồng chéo, không bỏ sót, xác định rõ được trách nhiệm của các cơ quan liên quantrong từng bước công việc, phản ánh được các yêu cầu của cải cách hành chính bảomật chặt chẽ, đơn giản, tinh giảm các thủ tục hành chính phiền hà giảm chi phí hành thu.Quy trình thu NSNN phụ thuộc vào các yếu tố như: Hệ thống chính sách, chế

độ, các văn bản pháp luật về thu NSNN; Các quy định về trách nhiệm của các cơquan liên quan trong quản lý thu NSNN; Mức độ trang bị cơ sở vật chất giữa các cơquan liên quan trong quản lý thu; Mô hình quản lý thu NSNN

Quy trình thu ngân sách nhà nước cấp huyện: Thực hiện theo Thông tư số128/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thu và quản lý các khoản thuNSNN Các khoản thu NSNN được nộp qua ngân hàng hoặc nộp trực tiếp tại KBNN,toàn bộ khoản thu được tập trung quản lý vào quỹ NSNN tại KBNN

Quy trình tập trung các khoản thu qua KBNN được thực hiện theo hai hình thức.+ Thu bằng chuyển khoản:

Trang 34

Thu bằng chuyển khoản từ tài khoản của người nộp NSNN tại ngân hàng,ngân hàng thực hiện trích tài khoản của người nộp NSNN chuyển vào tài khoản củaKBNN để ghi thu NSNN.

Thu bằng phương thức điện tử: Qua dịch vụ nộp thuế điện tử trên cổng thôngtin điện tử của Tổng cục thuế hoặc qua dịch vụ thanh toán điện tử của NHTM nhưATM, Internetbanking, Mobile banking, POS hoặc các hình thức thanh toán điện tử khác.+ Thu bằng tiền mặt:

Thu bằng tiền mặt trực tiếp tại KBNN

Thu bằng tiền mặt tại NHTM để chuyển nộp vào tài khoản của KBNN

Thu bằng tiền mặt qua cơ quan thu hoặc tổ chức được cơ quan thu ủy nhiệm thu Thu qua các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thu phạt trực tiếp hoặc được ủynhiệm thu phạt theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bảnhướng dẫn Luật

Ủy ban nhân dân cấp xã được phép thu các khoản thuộc nhiệm vụ thu củangân sách cấp xã; sau đó, làm thủ tục nộp tiền vào KBNN cấp huyện hoặc nộp vàoquỹ của ngân sách xã để chi theo chế độ quy định

Thứ ba, đẩy mạnh công tác phân cấp quản lý thu giữa các cấp ngân sách.

Thứ tư, kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thu nộp NSNN cấp huyện:

Các cơ quan thu có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan tổchức thu đúng pháp luật; Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của UBND và sự giám sát củaHĐND về thu ngân sách nhà nước tại địa phương Cơ quan thu trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình, phải kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của NSNN;đôn đốc các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách cho đầy đủ, đúng hạn và xử

lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật

Thứ năm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích tư vấn về thu NSNN Do

hệ thống chính sách, chế độ các văn bản pháp luật về thu NSNN có nhiều biến độngnên phải thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền giải thích, tư vấn thu NSNN chocác tổ chức cá nhân thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN thông qua các phương tiệnthông tin đại chúng, qua hội nghị, qua công tác giáo dục trong các trường học, … đây là nội dung có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện dự toán thu NSNN

Thứ sáu, thực hiện sơ kết, tổng kết, đánh giá việc triển khai các biện pháp thực

hiện dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện:

Trang 35

Các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách có nhiệm vụ báo cáo định kỳtình hình thực hiện thu nộp ngân sách, báo cáo kế toán, quyết toán và báo cáo tàichính khác theo quy định của pháp luật

Định kỳ theo quý và khi kết thúc năm ngân sách, UBND huyện giao Chi cụcthuế, Phòng Tài chính – Kế hoạch, và các ngành liên quan tổ chức hội nghị sơ kết,tổng kết, đánh giá tình hình triển khai thực hiện dự toán thu NSNN trên địa bàn sẽ

có cái nhìn toàn diện về hiện trạng công tác quản lý thu NS từ đó rút kinh nghiệm

về thực hiện các giải pháp quản lý thu về những mặt thành công cũng như nhữngmặt còn hạn chế và nguyên nhân

Thứ bảy, nghiên cứu phân bổ nguồn lực để phục vụ tốt cho công tác triển khai

dự toán thu NSNN

1.2.2.3 Quản lý quyết toán thu ngân sách

Quyết toán là khâu cuối cùng trong chu trình ngân sách nhằm xác định kết quảthực hiện các khoản thu trong dự toán ngân sách và chế độ chính sách và các văn bảnpháp luật về thu, trách nhiệm pháp lý của các cơ quan quản lý thu NSNN khi thực hiệnchính sách động viên của nhà nước Từ đó đánh giá kết quả hoạt động của năm ngânsách đã qua, rút ra những ưu điểm, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong quản lý thungân sách cấp huyện

- Tiêu chí đánh giá của quyết toán thu ngân sách Nhà nước cấp huyện

+ Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ Sốquyết toán là số thu đã thực nộp hoặc đã hạch toán thu NSNN qua KBNN

+ Báo cáo quyết toán phải phản ánh rõ tính tuân thủ, tính chịu trách nhiệm vềmặt pháp lý về thu NSNN

+ Báo cáo quyết toán năm gửi cấp có thẩm quyền để thẩm định, phê duyệtphải có xác nhận của Kho bạc Nhà nước huyện về tổng số và chi tiết

+ Báo cáo quyết toán phải bảo đảm về mặt thời gian và đúng quy trình phêduyệt

- Trình tự lập, xét duyệt, thẩm định và phê chuẩn quyết toán thu ngân sách Nhà nước cấp huyện

Trang 36

Trước khi lập báo cáo quyết toán thu NSNN, cơ quan tài chính, KBNN và cơquan thu cùng cấp đôn đốc các cơ quan liên quan xử lý số tạm thu, tạm giữ để nộpvào NSNN theo chế độ quy định; thực hiện đối chiếu số thu NSNN phát sinh trênđịa bàn và số thu đảm bảo khớp đúng cả về tổng số và chi tiết theo Chương, Loại,Khoản, Mục và Tiểu mục của Mục lục NSNN theo quy định của Thông tư số108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008.

Trình tự lập, gửi, thẩm định, phê chuẩn quyết toán thu ngân sách hàng nămcủa ngân sách các cấp được tiến hành như sau:

Ban Tài chính xã lập quyết toán thu ngân sách cấp xã trình UBND xã xem xétgửi Phòng Tài chính huyện; sau khi nhận được báo cáo quyết toán của các đơn vịcấp dưới gửi lên phòng Tài chính có trách nhiệm xét duyệt quyết toán và thông báokết quả cho đơn vị cấp dưới

Phòng Tài chính huyện thẩm định quyết toán thu ngân sách xã; phối hợp vớichi cục thuế và kho bạc nhà nước huyện tổng hợp đối chiếu số quyết toán thu nămtrên địa bàn huyện và tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu NSNN trên địa bànhuyện và quyết toán thu ngân sách huyện (bao gồm quyết toán thu ngân sách cấphuyện và cấp xã) trình UBND cấp huyện xem xét gửi Sở Tài chính thẩm định; đồngthời UBND cấp huyện trình HĐND cấp huyện phê chuẩn Sau khi được HĐND cấphuyện phê chuẩn, UBND báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính.Kết quả của quản lý thu NSNN có thể nhìn nhận trên nhiều góc độ, có thể nhìnnhận từ số thu NSNN, từ việc tuân thủ các quy định pháp luật về thu NSNN của các

tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN, từ việc so sánhgiữa chi phí hành thu với số thu tập trung vào NSNN

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

1.3.1 Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương

- Về kinh tế: kinh tế quyết định các nguồn lực tài chính và ngược lại cácnguồn lực tài chính cũng tác động mạnh mẽ đối với quá trình đầu tư phát triển vàhình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế Kinh tế ổnđịnh, tăng trường và phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo vững chắc của nền tài

Trang 37

chính, mà trong đó thu NSNN là khâu trung tâm, giữ vai trò trọng yếu trong phânphối các nguồn lực tài chính quốc gia Kinh tế của huyện càng phát triển thì nguồnthu NSNN càng tăng, điều này sẽ tạo thuận lợi cho quá trình chấp hành dự toán thuNSNN

- Về mặt xã hội: Xã hội ổn định bởi chế độ chính trị ổn định Sự ổn định vềchính trị - xã hội là cơ sở để động viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên quốc giacho sự phát triển Mặt khác, chính trị - xã hội cũng hình thành nên môi trường vàđiều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế; thúc đẩy quá trìnhtăng trưởng kinh tế cũng như tăng cường các nguồn lực tài chính Sự ổn định chínhtrị - xã hội ở Việt Nam hiện nay đang là nhân tố tác động tích cực để kinh tế ViệtNam vượt qua khủng hoảng kinh tế những năm qua và mở ra những cơ hội và điềukiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu

1.3.2 Chính sách của Nhà nước về ngân sách

Một hệ thống chính sách, chế độ, các văn bản pháp luật về thu NSNN đơngiản, rõ ràng minh bạch không những tạo cho tổ chức cá nhân thực hiện nghĩa vụđối với NSNN hiểu rõ trách nhiệm của mình hạn chế được những tiêu cực phát sinhtrong quá trình quản lý thu nộp các khoản thu cho NSNN mà còn là cơ sở tiền đềquan trọng cho việc xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai các biện pháp thực hiện,giám sát kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch thu NSNN

Công tác quản lý thu ngân sách nói chung và công tác quản lý thu ngân sáchcấp huyện nói riêng đều chịu sự chi phối của cơ chế, chính sách quản lý tài chínhcủa Nhà nước Cơ chế, chính sách quản lý tài chính quy định phạm vi, đối tượng thungân sách của các cấp chính quyền, quy định, chế định việc phân công, phân cấpnhiệm vụ của các cấp chính quyền Quy định quy trình, nội dung lập và chấp hànhquyết toán thu ngân sách Quy định chức năng nhiệm vụ thẩm quyền của cơ quanquản lý Nhà nước trong quá trình quản lý thu ngân sách, sử dụng ngân sách Cơchế, chính sách quản lý tài chính quy định, chế định, những nguyên tắc, chế độchính trị, mức chi tiêu Do vậy, nói đến nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngânsách trước hết phải nói đến Cơ chế chính sách quản lý tài chính Vì nó chính là cácvăn bản của Nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi hoạt động của các

Trang 38

cơ quan Nhà nước trong quá trình quản lý thu ngân sách Thực tế cho thấy nhân tố

Cơ chế chính sách quản lý tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thungân sách trên một lãnh thổ, địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏi phải ban hành những

cơ chế chính sách quản lý tài chính đúng đắn phù hợp mới tạo điều kiện cho côngtác quản lý ngân sách đạt được hiệu quả như mong muốn và là cơ sở pháp lý đểquản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệmcủa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng NSNN, củng cố kỷluật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của nhà nước,tăng tích lũy nhằm phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng xãhội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống văn hóa,tinh thần nhân dân, bảo đảm an ninh quốc phòng, đối ngoại

1.3.3 Bộ máy quản lý thu ngân sách nhà nước của huyện

Bộ máy quản lý thu NSNN được tổ chức hợp lý được xác lập trên cơ sở chứcnăng, nhiệm vụ một cách rõ ràng, cụ thể cho từng bộ phận, đồng thời có sự phối kếthợp công việc giữa các bộ phận trong hệ thống tổ chức sẽ là điều kiện quan trọngcho việc nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thu NSNN

Tuy nhiên cho dù hệ thống chính sách, chế độ các văn bản pháp luật về thuNSNN có được hoạch định tốt bao nhiêu cho dù tổ chức bộ máy thu được xây dựnghợp lý bao nhiêu nhưng nếu công tác quản lý thu NSNN không có được đội ngũ cán

bộ quản lý giỏi có phẩm chất chính trị vững vàng, có tư cách đạo đức trong sáng, cóhiểu biết sâu về chuyên môn, nghiệp vụ nhiệt tình, năng động sáng tạo thì cũngkhông thể nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thu NSNN Đội ngũ cán bộ quản

lý là nhân tố có tính quyết định đến hiệu quả của công tác quản lý thu NSNN

Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý là yếu tố tác động đếnquản lý NSNN Khi nói đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu ngân sách người tathường đề cập đến quy mô nhân sự của nó và trong sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổchức bộ máy và cán bộ quản lý thu ngân sách và mối quan hệ giữa cấp trên và cấpdưới, giữa các bộ phận trong việc thực hiện chức năng này Hay nói cách khác, điềuquan trọng hơn cả là phải thiết lập cụ thể, rõ ràng, thông suốt các “Mối quan hệngang” và các “mối quan hệ dọc” Sự thiết lập ấy được biểu hiện thông qua quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ

Trang 39

máy và cán bộ quản lý công tác thu ngân sách Quy định chức năng, nhiệm vụ của

bộ máy và cán bộ quản lý thu theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phậnnày với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công, phâncấp quản lý Nếu việc quy định, phân công chức năng, nhiệm vụ quyền hạn củachính quyền cấp huyện không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếutrách nhiệm, hoặc lạm dụng quyền trong quản lý thu ngân sách Do đó tổ chức bộmáy và cán bộ là nhân tố quan trọng trong quản lý thu NSNN Trình độ quản lý thuNSNN cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác quản lý thu NSNN Đây lànhân tố quan trọng quyết định sự thành công, chất lượng công tác quản lý thu ngânsách Nếu trình độ cán bộ thấp, cán bộ không nắm vững quy trình quản lý và cơ chếchính sách cũng như nội dung của các khoản thu sẽ dẫn đến tình trạng thu sai quy định

1.3.4 Các yếu tố khác

Ngoài các yếu tố nêu trên công tác quản lý thu ngân sách còn phụ thuộc vào ýthức, trình độ của đối tượng sử dụng, hệ thống thông tin, phương tiện quản lý thuNSNN huyện

- Hệ thống thông tin và phương tiện trong phục vụ quản lý thu NSNN cấp huyện

Để các cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung và công tác quản

lý thu NSNN được phổ biến đến đông đảo quần chúng nhân dân, tổ chức,chính trị,đơn vị sự nghiệp Nhà nước…và tổ chức thực hiện thì phải thực hiện tuyên truyềnthông qua hệ thống thông tin, mặt khác hiện nay do đòi hỏi nâng cao công tác quản

lý, rút ngắn thời gian đáp ứng được khối lượng quản lý thì cũng phải đầu tư côngnghệ phương tiện quản lý đáp ứng được nhu cầu công việc, chính vì vậy hệ thốngthông tin và phương tiện trong phục vụ quản lý thu NSNN cũng là yếu tố ảnh hưởngkhông nhỏ đến công tác quản lý thu NSNN Hiện nay nhà nước đang đẩy mạnh hiệnđại hóa nền hành chính, nhất là hiện đại hóa nền tài chính công và hoạt động củamạng thông tin điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông, các văn bảntài liệu được thực hiện dưới dạng điện tử, trong đó có việc triển khai thực hiện hệthống thông tin QLNN và kho bạc – tabmis, hệ thống kết nối thuế - kho bạc-hảiquan- tài chính đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách

- Sự hiểu biết pháp luật thu NSNN, tính tự giác của tổ chức và cá nhân thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN.

Đây là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả

Trang 40

công tác thu NSNN Việc thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN là trách nhiệm và nghĩa

vụ công dân của các tổ chức và cá nhân Trách nhiệm và nghĩa vụ đó chỉ có thể thựchiện được khi và chỉ khi tổ chức tổ chức và cá nhân hiểu rõ được và có ý thức tựgiác chấp hành một cách đầy đủ chính sách, chế độ các văn bản pháp luật về thuNSNN Các tổ chức và cá nhân có hiểu rõ và tự giác chấp hành chính sách, chế độ,các văn bản pháp luật về thu NSNN mới tạo được tính đồng thuận giữa các cơ quanquản lý thu NSNN và các tổ chức cá nhân khi triển khai các biện pháp quản lý thuNSNN Khi đạt được tính đồng thuận thì việc triển khai các biện pháp quản lý thuNSNN mới dễ dàng và đạt được hiệu quả cao

Để đạt được tính đồng thuận, công tác quản lý thu NSNN phải giải quyếtnhiều vấn đề Một trong những vấn đề đó là tuyên truyền giải thích làm cho các tổchức cá nhân hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi nghĩa vụ của mình đối với NSNN

- Mức độ trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý thu NSNN

Mức độ trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý thu NSNN có ảnhhưởng to lớn đến hiệu quả của công tác quản lý thu NSNN Nếu cơ sở vật chất phục

vụ cho công tác quản lý thu NSNN được trang bị tốt sẽ tạo cho điều kiện tốt choviệc giảm chi phí hành thu, cung cấp thông tin về thu NSNN một cachs kịp thời, tạothuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong quá trình thực hiện nghĩa vụ đối vớiNSNN, từng bước hiện đại hóa công tác quản lý thu NSNN

- Nhận thức về quản lý NSNN của lãnh đạo huyện.

Ngân sách NN là công cụ để duy trì sự hoạt động của bộ máy Nhà nước vàđầu tư phát triển kinh tế xã hội của địa phương nên việc quản lý, sử dụng ngân sáchđúng mục đích, có hiệu quả là rất cần thiết Chính vì vậy trong năm vừa qua tập thểlãnh đạo huyện Kim Bảng rất quan tâm đến công tác quản lý thu ngân sách trên địabàn huyện Nhằm nâng cao chất lượng quản lý thu ngân sách Nhà nước, tập thể lãnhđạo của huyện luôn luôn quán triệt, chỉ đạo các đơn vị quản lý, sử dụng ngân sáchđúng quy định Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật ngân sáchcủa Nhà nước, đồng thời chỉ đạo thực hiện tốt công tác lập dự toán, quyết toán ngânsách, tuyên truyền Luật ngân sách đến nhân dân, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra đảmbảo thực hiện quản lý, sử dụng NSNN trên địa bàn huyện đúng quy định Luật ngânsách và có hiệu quả thiết thực Do có sự vào cuộc chỉ đạo điều hành quyết liệt của

Ngày đăng: 02/02/2020, 08:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w