1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

17 2,6K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 140,5 KB

Nội dung

Xuất phát từ quan niệm mới trên, Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong chương trình ngh

Trang 1

Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM Khoa Kế toán – Kiểm toán



CƠ CHẾ QUẢN LÝ

TÀI CHÍNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

GVHD: PGS.TS MAI THỊ HOÀNG MINH

Ths PHẠM QUANG HUY

HỌC VIÊN TH: NGUYỄN THANH HÀ

MỤC LỤC

1

Trang 2

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu của đề tài : 2

PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2

1 Khái niệm Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp 2

2 Nội dung quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp 3

2.1.Lập dự toán thu chi ngân sách 3

2.2 Tổ chức chấp hành dự toán thu chi 3

2.3.Quyết toán thu chi 4

PHẦN II : THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH 4

BỆNH VIỆN CÔNG VIỆT NAM 4

1.Quy định chung quản lý tài chính bện viện công Việt nam 4

2 Các quy định cụ thể 5

2.1 Quản lý các nguồn thu: 5

duyệt và dự báo về khả năng thu 5

2.1.1 Ngân sách nhà nước cấp hàng năm 5

2.1.2 Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế 6

2

Trang 3

2.1.3 Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác: 7

2.2 Quản lý tiền mặt: 8

2.3 Quản lý chi: 8

2.4 Quản lý tài sản: 8

2.5 Việc chấp hành chế độ kế toán, quyết toán tài chính, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán: 9

3 Những mới đổi cơ chế tài chính bệnh viện công Việt nam 9

PHẦN III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN CÔNG VIỆT NAM 12

1 Giải pháp khai thác nguồn tài chính 12

1.1Tăng cường nguồn NSNN 12

1.2.Tăng cường huy động sự đóng góp của nhân dân 12

2 Giải pháp sử dụng nguồn tài chính của Bệnh viện 13

2.1.Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ chi tiêu nội bộ hợp lý 13

2.2 Thực hiện khoán quản tại một số viện, khoa trong Bệnh viện 13

2.3 Tăng cường cơ sở vật chất, đưa tiến bộ tin học ứng dụng vào công tác quản lý tài chính 13

2.4 Xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính kế toán chuyên trách có tinh thần trách nhiệm, có nghiệp vụ cao 14

KẾT LUẬN 14

Tài liệu tham khảo 15

3

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế thị trường Ngành y tế được coi là một ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân và thuộc nhóm ngành dịch vụ phục vụ các nhu cầu có tính chất phúc lợi xã hội Nói cách khác, ngành y tế có đóng góp vào GDP của đất nước Đầu tư cho y tế không phải là tiêu phí mà là đầu

tư cơ bản, đầu tư cho phát triển Theo quan điểm mới, bệnh viện là một đơn vị kinh tế dịch vụ nhưng khác với các đơn vị kinh doanh dịch vụ bởi hoạt động cung cấp dịch vụ của bệnh viện không đặt mục tiêu lợi nhuận làm mục tiêu quan trọng nhất Đơn vị kinh tế dịch vụ thông qua các hoạt động dịch vụ của mình để có thu nhập và tích cực hoạt động không vì doanh lợi

Xuất phát từ quan niệm mới trên, Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong chương trình nghị sự cải cách tài chính công Đó là:

Thứ nhất, thay cho việc cấp kinh phí theo số lượng biên chế như hiện nay bằng việc tính

toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu cho đơn giản hơn, tăng quyền chủ động cho đơn vị sử dụng ngân sách

Thứ hai, xoá bỏ cơ chế cấp phát theo kiểu “ Xin- Cho”, thực hiện chế độ tự chủ tài chính

cho các đơn vị sự nghiệp trên cơ sở xác định nhiệm vụ phải thực hiện, mức hỗ trợ tài chính từ ngân sách và phần còn lại do đơn vị tự trang trải

Thứ ba, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển trong các lĩnh vực

giáo dục, y tế Khuyến khích liên doanh và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào lĩnh vực này

Thực tế trên đòi hỏi quản lý tài chính trong bệnh viện vừa phải đảm bảo các mục tiêu tài chính vừa đảm bảo tính hiệu quả, công bằng trong chăm sóc sức khoẻ Quản lý tài chính bệnh viện trở thành chìa khoá quyết định sự thành công hay thất bại trong việc quản lý bệnh viện; quyết định sự tụt hậu cũng như phát triển của bệnh viện

Đề tài “ Cơ chế quản lý tài chính tại các Bệnh viện công ở Việt nam hiện nay” được

lựa chọn nghiên cứu cho người đọc hiểu được cơ chế hoạt động tài chính tại các bệnh viện công hiện nay ở Việt nam

2 Mục đích nghiên cứu

* Đưa ra bức tranh toàn cảnh về tình hình khai thác và sử dụng các nguồn tài chính tại Bệnh viện công Việt Nam

Trang 5

* Chỉ ra ưu, nhược điểm, những khó khăn cũng như thuận lợi trong việc quản lý tài chính tại Bệnh viện công Việt Nam

* Đề xuất một số giải pháp theo hướng vừa đảm bảo mục tiêu tài chính vừa đảm bảo mục tiêu kinh tế- xã hội của bệnh viện: tăng vốn chính đáng và chi hữu hiệu nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện công trong cơ chế tài chính mới

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Về nội dung: đề cập chủ yếu tới việc khai thác và sử dụng các nguồn tài chính của bệnh viện

công.

4 Phương pháp nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp là những biện pháp cơ bản được sử dụng trong quá trình triển khai nghiên cứu

5 Kết cấu của đề tài :

Gồm 3 phần chính

Phần I : Những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính bệnh viện công

Phần II : Thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Bệnh viện công Việt Nam

Phần III : Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện công Việt Nam.

PHẦN NỘI DUNG PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Trong phần này nghiên cứu quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp vì Bệnh viện công cũng là một đơn vị sự nghiệp

1 Khái niệm Quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp

Quản lý tài chính là một bộ phận, một khâu của quản lý kinh tế xã hội và là khâu quản lý mang tính tổng hợp Quản lý tài chính được coi là hợp lý, có hiệu quả nếu nó tạo ra được một

cơ chế quản lý thích hợp, có tác động tích cực tới các quá trình kinh tế xã hội theo các phương hướng phát triển đã được hoạch định Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế xã hội do đó phải có sự quản lý, giám sát, kiểm tra nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính

Trang 6

Trong đơn vị sự nghiệp, Nhà nước là chủ thể quản lý, đối tượng quản lý là tài chính đơn vị sự nghiệp Tài chính đơn vị sự nghiệp bao gồm các hoạt động và quan hệ tài chính liên quan đến quản lý, điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực sự nghiệp

Là chủ thể quản lý, Nhà nước có thể sử dụng tổng thể các phương pháp, các hình thức và công cụ để quản lý hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Để đạt được những mục tiêu đề ra, công tác quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp bao gồm ba khâu công việc: Thứ nhất, lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trong phạm vi được cấp có thẩm quyền giao hàng năm; Thứ hai, tổ chức chấp hành dự toán thu, chi tài chính hàng năm theo chế độ, chính sách của Nhà nước; Thứ ba, quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước

2 Nội dung quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp

2.1.Lập dự toán thu chi ngân sách

Lập dự toán ngân sách là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu chi ngân sách hàng năm một cách đúng đắn, có căn

cứ khoa học và thực tiễn Có hai phương pháp lập dự toán thường được sử dụng là phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ (incremental budgeting method) và phương pháp lập dự toán cấp không (zero basic budgeting method) Mỗi phương pháp lập dự toán trên có những đặc điểm riêng cùng những ưu, nhược điểm và điều kiện vận dụng khác nhau

2.2 Tổ chức chấp hành dự toán thu chi

Chấp hành dự toán là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong dự toán ngân sách của đơn vị thành hiện thực Trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, các đơn vị sự nghiệp tổ chức triển khai thực hiện, đưa

ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu chi được giao đồng thời phải có kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả Để theo dõi quá trình chấp hành dự toán thu chi, các đơn vị sự nghiệp cần tiến hành theo dõi chi tiết, cụ thể từng nguồn thu, từng khoản chi trong kỳ của đơn vị

2.3.Quyết toán thu chi

Quyết toán thu chi là công việc cuối cùng của chu trình quản lý tài chính Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành dự toán trong kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp

Trang 7

theo Để có thể tiến hành quyết toán thu chi, các đơn vị phải hoàn tất hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách

PHẦN II : THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BỆNH VIỆN CÔNG VIỆT NAM

Những thành tựu về chăm sóc sức khỏe nhân dân của Việt Nam gắn liền với quá trình đổi mới và phát triển đất nước trong hơn 20 năm qua, trong đó có đổi mới hệ thống y tế Có thể nhận định rằng, đổi mới lĩnh vực y tế ở Việt Nam được bắt đầu từ đổi mới các chính sách và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh, như các chính sách thu một phần viện phí (1989), Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân (1993 và sửa đổi năm 2003), chính sách về bảo hiểm y tế (1992), chính sách miễn, giảm viện phí cho người có công với nước, người nghèo (1994), chính sách “xã hội hóa” và giao quyền tự chủ về tài chính cho các cơ sở y tế công lập

1.Quy định chung quản lý tài chính bện viện công Việt nam

Quản lý tài chính trong bệnh viện là việc quản lý toàn bộ các nguồn vốn: vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn viện trợ, vốn vay và các nguồn vốn khác; tài sản, vật tư của bệnh viện để phục vụ nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến…

Quản lý tài chính trong bệnh viện phải đạt các mục tiêu:

- Sử dụng, quản lý các nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn được coi là ngân sách Nhà nước cấp như: viện phí, bảo hiểm y tế, viện trợ … theo đúng chế độ, định mức quy định của Nhà nước

- Tăng nguồn thu hợp pháp, cân đối thu chi, sử dụng các khoản chi có hiệu quả, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm

- Thực hiện chính sách ưu đãi và đảm bảo công bằng trong khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng ưu đãi xã hội và người nghèo

- Từng bước tiến tới hạch toán chi phí và giá thành khám bệnh, chữa bệnh Giám đốc bệnh viện là người chịu trách nhiệm quản lý tài chính trong bệnh viện

2 Các quy định cụ thể

2.1 Quản lý các nguồn thu:

Hình thành ngân sách của bệnh viện và được quản lý thống nhất theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp bao gồm:

- Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm

- Thu viện phí và bảo hiểm y tế ( nguồn thu sự nghiệp của bệnh viện)

Trang 8

- Thu về viện trợ (nếu có).

- Thu về thanh lý, nhượng bán tài sản

- Các khoản thu khác như trợ cấp khó khăn, quỹ hỗ trợ khác …

Các nguồn thu tài chính của bệnh viện phải được lập kế hoạch từng năm trên cơ sở định mức của Nhà nước quy định, định mức do bệnh viện xây dựng đã được cơ quan chủ quản duyệt và dự báo về khả năng thu

2.1.1 Ngân sách nhà nước cấp hàng năm

Trước khi có Luật ngân sách sửa đổi 2002, NSNN được phân bổ cho các bệnh viện theo những định mức chung theo khu vực kinh tế - xã hội Từ khi có Luật ngân sách sửa đổi, mức ngân sách cho bệnh viện tuyến tỉnh và huyện chủ yếu do chính quyền địa phương quyết định và

có sự khác nhau đáng kể Hiện chưa có một hệ thống dữ liệu chính thức và phương thức phân

bổ ngân sách chính thống cho các bệnh viện

Từ 2007, phương thức phân bổ ngân sách đã có những chuyển đổi theo hướng “cấp ngân sách ở mức ổn định theo giai đoạn 3 năm” - một bước chuyển theo hướng khoán ngân sách, giảm bớt những quy định liên quan tới các định mức tài chính khá cứng nhắc đối với các cơ sở bệnh viện

Cùng với việc thực hiện chính sách thu một phần viện phí, nhất là chính sách xã hội hóa, giao quyền tự chủ cho bệnh viện, tỷ trọng NSNN cấp cho bệnh viện ngày càng có xu thế giảm Song, mức độ giảm có sự khác nhau giữa các loại bệnh viện Năm 2010, tỷ lệ ngân sách cấp cho bệnh viện tuyến trung ương chiếm khoảng 28%; bệnh viện tuyến tỉnh khoảng 12% và bệnh viện tuyến huyện khoảng 40%

NSNN cấp cho các cơ sở cung ứng dịch vụ KCB công lập hiện nay chủ yếu là để chi cho lương và hỗ trợ cho đầu tư phát triển (tùy theo khả năng tự chủ về tài chính của bệnh viện) và một phần cho chi thường xuyên Kinh phí hoạt động thường xuyên của các bệnh viện có khả năng tự chủ về tài chính cao chủ yếu lấy từ nguồn thu sự nghiệp (gồm viện phí và chi trả của BHYT)

2.1.2 Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế.

Nguồn thu từ Bảo hiểm y tế

Nguồn thu của bệnh viện từ BHYT thường được ghép chung với nguồn thu từ viện phí trực tiếp, nên khó tìm được số liệu chính xác Tuy nhiên, có thể thấy tỷ lệ đóng góp từ quỹ BHYT trong tổng chi y tế gia tăng qua các năm, từ 7,9% năm 2005 lên 17,6% năm 2008 Tín hiệu đáng mừng là phần chi của BHXH cho các đơn vị cung cấp dịch vụ y tế công lập năm 2007

Trang 9

chiếm tỷ lệ khá cao trong ngân sách chi cho các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế công lập cùng năm (38,2%, với 9 945 762 triệu đồng)

Năm 2008, thực hiện Nghị định 63 về BHYT, số người nghèo được cấp thẻ BHYT tăng gấp 3 lần so với năm 2005, với tổng số trên 15,8 triệu thẻ, chiếm trên 40% tổng số người có thẻ BHYT Thực hiện Nghị định số 36/2005/NĐ-CP, kinh phí cấp cho KCB trẻ em dưới 6 tuổi tăng

từ 890,1 tỷ năm 2005 lên 1.053 tỷ năm 2008 66% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ KCB miễn phí

Viện phí trực tiếp

Chính sách thu một phần viện phí được thực hiện từ tháng 4/1989, theo Quyết định số 45/HĐBT, ngày 24/4/1989, của Hội đồng Bộ trưởng và sau đó là Nghị định 95/CP, ngày

27/8/1994, và Nghị định 33/CP, ngày 23/5/1995 Theo Nghị định 33/CP, khoản thu viện phí là

nguồn thu của ngân sách nhà nước, được sử dụng như sau: 70% sử dụng cho cơ sở KCB thu

khoản viện phí đó để bổ sung kinh phí mua thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, phim X quang, vật tư, trang thiết bị, dụng cụ y tế phục vụ người bệnh kịp thời 30% dành để khen thưởng cho CBCNV hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn và để lập quỹ hỗ trợ và khen thưởng cho các đơn vị, cá nhân ở các bệnh viện không có điều kiện thu viện phí

Tính chung, nguồn thu từ viện phí ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng ngân sách của các bệnh viện công Kết quả từ báo cáo kiểm tra 731 bệnh viện năm 2007 của Vụ Điều trị, Bộ Y tế cho thấy nguồn thu chủ yếu của bệnh viện là từ viện phí, chiếm 59,4% các nguồn thu và tăng 26,5% so với năm 2006

Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế thực hiện các quy định sau:

- Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế được Nhà nước quy định là một phần ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng Các nguồn ngân sách này được quản lý tập trung thống nhất tại phòng tài chính kế toán của bệnh viện theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp

- Giá viện phí do giám đốc bệnh viện đề xuất, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của địa phương và được cấp trên có thẩm quyền duyệt Bảng giá phải được niêm yết công khai Trưởng phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm tổ chức thu viện phí đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, tránh phiền hà cho người bệnh và hạch toán các khoản thu viện phí theo chế độ quy định

- Đối với việc khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu thì mức thu được tính trên cơ sở hạch toán và được cấp có thẩm quyền duyệt Bệnh viện không được tùy tiện đặt giá

- Trưởng các khoa trong bệnh viện có trách nhiệm ký duyệt bảng kê các khoản chi cho người bệnh để làm căn cứ cho phòng tài chính kế toán thực hiện việc thu viện phí

Trang 10

- Việc thu viện phí trực tiếp của người bệnh phải sử dụng hóa đơn theo mẫu quy định của Bộ Tài chính: một liên của hóa đơn phải trả cho người bệnh

- Đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế thì phòng tài chính kế toán có trách nhiệm thu viện phí từ cơ quan bảo hiểm y tế

- Giám đốc bệnh viện hoặc người được ủy quyền chịu trách nhiệm xét miễn, giảm viện phí cho người bệnh theo chế độ quy định

2.1.3 Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác:

- Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác được Nhà nước quy định là một phần ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng hạch toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp

- Khi bệnh viện tiếp nhận tiền, hàng viện trợ phải làm các thủ tục xác nhận viện trợ theo quy định

- Các loại tài sản được viện trợ phải hạch toán tăng nguồn vốn và quản lý theo quy định như các tài sản được mua bằng nguồn vốn sự nghiệp do Nhà nước cấp

2.2 Quản lý tiền mặt:

Tất cả các nguồn thu bằng tiền mặt của bệnh viện phải được quản lý chặt chẽ theo đúng chế độ Nhà nước quy định

Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm trước trưởng phòng tài chính kế toán và giám đốc bệnh viện về bảo quản, thu, chi và bồi thường nếu thiếu hụt ngân quỹ theo quy định

Trưởng phòng tài chính kế toán và thủ quỹ phải tổ chức kiểm kê quỹ định kỳ hàng tháng và đột xuất nếu có lệnh của cấp trên

Giám đốc bệnh viện không được tuyển dụng cha, mẹ, vợ, chồng, con của trưởng phòng tài chính kế toán của bệnh viện làm thủ quỹ

2.3 Quản lý chi:

Các khoản chi đều phải có kế hoạch được duyệt, thực hiện đúng các quy định của luật ngân sách, chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, chế độ đấu thầu xây dựng và mua sắm tài sản

Các khoản chi phải đúng chế độ, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định và được giám đốc bệnh viện duyệt chi

2.4 Quản lý tài sản:

Tài sản của bệnh viện khi xây dựng hoàn thành, mua sắm, tiếp nhận từ mọi nguồn theo quy định phải được ghi thể hiện, phản ánh trên sổ sách kế toán theo chế độ kế toán hành chính

Ngày đăng: 12/01/2016, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w