Hay nói cách khác giữa các cơ quan phải được đặt trong một hệ thốngkiềm chế đối trọng nhau để cho chúng không biệt lập, phân tán mà tồn tại ở một thếcân bằng trong một quyền lực nhà nước
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của gia đình, bạn bè, các thầy cô giáo trường Đại học Luật Hà Nội – những người đã truyền đạt, vun đắp kiến thức cho em trong suốt những năm qua trên giảng đường đại học
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy cô khoa hành chính – Nhà nước, Tổ bộ môn Luật Hiến pháp nước ngoài Đặc biệt là Thầy giáo PGS.TS Thái Vĩnh Thắng – chủ nhiệm khoa Hành chính – Nhà nước, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho em từng bước trong quá trình nghiên cứu đề tài khóa luận
Vì thời gian, kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, các bạn để khóa luận đạt kết quả cao hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2012
Tác giả
Trang 2
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
So với nhiều quốc gia có bề dày lịch sử như Anh, Pháp, Đức, Ý, Trung Quốc…thì Hoa Kỳ là một quốc gia trẻ, nhưng Hoa Kỳ đã thu hút được sự quan tâm của nhiềunước, nhiều nhà khoa học muốn nghiên cứu về quốc gia này Bởi, Hoa Kỳ là một nước
tư bản phát triển nhất, kinh tế Hoa Kỳ được coi là đầu tàu của nền kinh tế thế giới, cótrình độ phát triển cao về nhiều mặt Có được như vậy là nhờ vào cách thức tổ chức bộmáy nhà nước Hoa Kỳ một cách chặt chẽ, hợp lý trên cơ sở Hiến pháp Hơn 200 nămqua bản Hiến pháp đầu tiên trên thế giới – Hiến pháp Hoa Kỳ 1787 vẫn đang tồn tại và
có hiệu lực Chúng ra phải thừa nhận rằng sự sáng suốt của các nhà lập hiến Hoa Kỳcùng trình độ pháp lý của họ, thừa nhận những điểm hợp lý, hợp quy luật, làm cho nó
có thể tồn tại lâu dài và là cơ sở pháp lý quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộmáy Nhà nước Hoa Kỳ Với cơ chế kiềm chế đối trọng trong tổ chức bộ máy nhà nướcHoa Kỳ xuất hiện từ những ngày đầu đấu tranh đòi quyền dân chủ của nhân dân thếgiới, nó đã làm cho bộ máy nhà nước Hoa Kỳ hoạt động nhịp nhàng, chặt chẽ, không
có sự xâm chiếm quyền lực mà thêm vào đó là tạo ra một thế cân bằng quyền lực giữacác cơ quan lập pháp – hành pháp- tư pháp
Trong tình hình hiện nay, Việt nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa, chúng ta đang rất cần kinh nghiệm, cần học hỏi những nước trên thế giới.Chúng ta không phải học tập để sao chép máy móc mà học tập với tinh thần cầu thị,học tập để chúng ta tìm ra và vận dụng những hạt nhân hợp lý trong cách thức tổ chức
bộ máy nhà nước của nước khác vào hoàn cảnh của Việt Nam để xây dựng một Nhànước pháp quyền của dân, do dân và vì dân Với mong muốn tìm hiểu về Hoa Kỳ vàlàm phong phú thêm kiến thức lý luận về nhà nước và pháp luật, nhất là về khía cạnh
tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước em chọn đề tài “Cơ chế kiềm chế đối trọng
trong tổ chức bộ máy nhà nước Hoa Kỳ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
Trang 3
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề kiềm chế đối trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước Hoa Kỳ đã có nhiềubài viết của nhiều tác giả nghiên cứu
Trước hết phải kể đến đề tài “Hệ thống kiềm chế đối trọng trong Hiến pháp Mỹ”,
luận án Thạc sĩ luật học của cô Trần Thị Hiền bảo vệ năm 1999 Luận án đã cho tathấy tính kiềm chế đối trọng được thể hiện thành một hệ thống giữa ba nhánh quyềnlực lập pháp – hành pháp – tư pháp Ngoài ra luận án cũng đã nêu lên những biểu hiệnkhác của hệ thống kiềm chế đối trọng trong Hiến pháp Mỹ như mối quan hệ giữaThượng nghị viện và Hạ nghị viện, mối quan hệ giữa liên bang và tiểu bang, và sự ảnhhưởng của các đảng phái chính trị đến việc thực hiện kiềm chế đối trọng trong Hiếnpháp Mỹ
Bên cạnh đó, cô Nguyễn Thị Ánh Vân có bài viết: “Bàn về thuyết tam quyền
phân lập và kiềm chế đối trọng trong Hiến pháp Hoa Kỳ” đăng trong Tạp chí luật học
số 12/2010 Bài viết đã khái quát về thuyết tam quyền phân lập, tính kiềm chế đốitrọng từ phía từng cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp Bài viết cũng đã cho tathấy hệ quả từ việc thừa nhận học thuyết tam quyền phân lập và kiềm chế đối trọngtrong Hiến pháp Hoa Kỳ
Ngoài ra, cơ chế kiềm chế đối trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước Hoa Kỳ còn
là một phần nội dung của các tác phẩm khác như: “Sự hạn chế quyền lực của Quốc hội Hoa Kỳ” của Ts Nguyễn Quốc Văn, đăng trên tạp chí nghiên cứu lập pháp số
12/2005 PGS.TS Thái Vĩnh Thắng có các bài viết “Chế định Tổng thống Hoa Kỳ
hiến pháp và thực tiễn” đăng trong Tạp chí luật học số 5/1996, “ Những hạt nhân hợp
lý trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước” đăng trong tạp chí nghiên cứu
lập pháp số 2/1004, “ Hệ thống cơ quan tư pháp của nhà nước tư sản” trong tạp chí luật học số 3/1996, “ Nhà nước và pháp luật tư sản đương đại- lý luận và thực tiễn”
do Nhà xuất bản tư pháp xuất bản năm 2010 PGS.TS Nguyễn Đăng Dung có bài “Sự
Trang 4
hạn chế quyền lực nhà nước”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2005 Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách “Kiểm soát quyền lực nhà nước – một số lý
luận và thực tiễn” năm 2008 của Ts Trịnh Thị Xuyến
Những công trình, tài liệu trên là nguồn tư liệu nghiên cứu, tham khảo có giá trịmang tính lý luận và thực tiễn cao khi nghiên cứu về cơ chế kiềm chế đối trọng trong
tổ chức bộ máy nhà nước Hoa Kỳ
3 Mục đích của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu và phân tích cơ chế kiềm chế đốitrọng trong tổ chức bộ máy nhà nước Hoa Kỳ, để từ đó hiểu rõ hơn về cơ chế nàycũng như cách thức thiết lập mối quan hệ giữa các nhánh quyền lực lập pháp – hànhpháp – tư pháp trong tổ chức bộ máy nhà nước Hoa Kỳ Qua đó, có thể rút ra đượcnhững điểm hợp lý có thể áp dụng vào Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu đề tài là cơ chế kiềm chế đối trọng trong tổ chức bộ máynhà nước Hoa Kỳ
Với mục đích và đối tượng nghiên cứu như trên, phạm vi nghiên cứu đề tài giớihạn chủ yếu nghiên cứu về cơ chế kiềm chế đối trọng trong tổ chức bộ máy nhà nướcHoa Kỳ, bên cạnh đó cũng có liên hệ với cách thức thực hiện cơ chế này trong chínhthể cộng hòa tổng thống nói chung
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chung có tính chất chủ đạo và nền tảng trong quá trìnhnghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sửcủa chủ nghĩa Mác – Lênin Kết hợp với phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổnghợp, diễn giải và quy nạp…
6 Bố cục của luận văn
Trang 5
Ngoài phần mở đầu và kết luận, với những vấn đề đã xác định như trên khóa luậngồm hai chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế kiềm chế đối trọng
Chương II Cơ chế kiềm chế đối trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước Hoa Kỳ.Trong quá trình làm đề tài, mặc dù đã có sự cố gắng, nỗ lực lớn Song khóa luậnkhông thể tránh khỏi những điểm hạn chế, thiếu sót nhất định Tác giả rất mong nhậnđược sự chỉ bảo của các thầy cô và các bạn để khóa luận có kết quả tốt hơn
Trang 6
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ
KIỀM CHẾ ĐỐI TRỌNG
1 Khái niệm cơ chế kiềm chế đối trọng
Nhà nước luôn là đại diện chính thức cho một quốc gia trong mọi quan hệ đốinội, đối ngoại Để đảm bảo cho Nhà nước giữ vị trí trung tâm trong cơ chế thực hiệnquyền lực chính trị, nhà nước có pháp luật và một bộ máy nhà nước là công cụ để thựchiện điều đó Nhà nước có cơ sở xã hội và phạm vi tác động rộng lớn nhất, đồng thời
là chủ thể thực hiện quyền lực nên nhà nước có thể buộc các giai cấp, tầng lớp trong
xã hội phải phục tùng ý chí của mình Do đó, cách thức tổ chức và thực hiện quyền lựcnhà nước là vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu khi tìm hiểu về bất kì nhà nướcnào Muốn cho quyền lực Nhà nước được thực hiện một cách có hiệu quả thì phải tìmcho nó một cơ chế vận hành phù hợp Hiện nay, việc tổ chức quyền lực nhà nước đượcthực hiện theo nguyên tắc tập quyền hay nguyên tắc phần quyền Tuy nhiên, một nhànước dù có được tổ chức theo nguyên tắc nào thì nguy cơ lạm dụng quyền lực vẫn cóthể xảy ra nếu không có sự kiểm soát hợp lý lẫn nhau giữa các cơ quan công quyền
Đa số các nước đều tuyên bố trong Hiến pháp của mình quyền lực nhà nước đượcthực hiện nhân danh nhân dân và đại diện cho lợi ích toàn xã hội Tuy nhiên, xét vềbản chất giai cấp, quyền lực nhà nước chủ yếu là quyền lực của giai cấp thống trị vàmột phần là quyền lực xã hội Bất cứ ở đâu có quyền lực sẽ xuất hiện xu thế lạmquyền và chuyên quyền, cho dù quyền lực đó thuộc về ai Do đó, để đảm bảo cácquyền tự do cơ bản của công dân, ngăn ngừa hành vi lạm quyền của các chủ thể nắmgiữ quyền lực nhà nước phải thiết lập một hành lang pháp chế nhằm giới hạn quyềnlực nhà nước Muốn hạn chế quyền lực nhà nước thì phải phân quyền và phải làm chocác nhánh quyền đã được phân chỉ được phép hoạt động trong phạm vi đã được quy
Trang 7
định Kiềm chế đối trọng được coi như là giải pháp nhằm ngăn chặn sự lạm quyền,chuyên quyền đó Nó có thể có được khi quyền lực Nhà nước được phân thành baquyền năng: lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm chống sự độc tài trong việc thựchiện quyền lực Nhà nước, qua đó đảm bảo được quyền tự do của công dân Điều đó sẽ
có ý nghĩa khi đảm bảo được tính độc lập và vị trí ngang bằng của ba quyền năng lập
pháp, hành pháp và tư pháp Bởi, trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật” của Montesquieu có nói: “ Khi mà quyền lập pháp và hành pháp nhập lại trong tay một
người hay một Viện nguyên lão thì sẽ không còn gì là tự do nữa, vì người ta sợ rằng chính ông ta hay viện ấy chỉ đặt ra luật độc tài để thi hành độc tài Cũng không có gì
là tự do nếu quyền tư pháp không tách khỏi quyền lập pháp và quyền hành pháp Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền lập pháp thì người ta sẽ độc đoán đối với quyền sống và quyền tự do của công dân, quan tòa sẽ là người đặt ra Luật Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp thì ông quan tòa sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp Nếu một người hay một tổ chức của quan chức, hoặc của quý tộc hoặc của dân chúng nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết.” (1)
Như vậy, để đảm bảo được tính độc lập và vị trí ngang bằng nhau giữa ba quyềnnăng lập pháp, hành pháp và tư pháp thì không thể không có sự chuyên môn hóa, tức
là mỗi cơ quan chỉ đảm nhận một chức năng của riêng mình, không xâm lấn quyền củacác cơ quan khác nhưng có quyền ngăn chặn cơ quan khác Quyền lực ngăn chặnquyền lực chính là điểm cốt yếu trong chủ trương phân chia quyền lực
Sự phân chia quyền lực ở các nước hiện nay được thể hiện: Quốc hội (Nghị viện)đảm nhận chức năng lập pháp, Chính phủ (Nội các) đảm nhận chức năng hành pháp
và Tòa án đảm nhận chức năng xét xử Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở sự chuyên mônhóa giữa các cơ quan mà không có sự chế ước lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau thì quyềnlực nhà nước sẽ bị phân tán và không có khả năng thực hiện được Vì vậy, ở mỗi cơ
1() : Xem: Tinh thần pháp Luật – Montesquieu, Nxb Giáo dục 1996
Trang 8
quan công quyền cần có một phương tiện tương xứng để có thể kiểm tra, chế ước hoạtđộng của nhau Hay nói cách khác giữa các cơ quan phải được đặt trong một hệ thốngkiềm chế đối trọng nhau để cho chúng không biệt lập, phân tán mà tồn tại ở một thếcân bằng trong một quyền lực nhà nước thống nhất.
Như vậy, có thể hiểu, cơ chế là cách thức sắp xếp, tổ chức thực hiện để làm cơ sởtheo đó mà thực hiện Kiềm chế là sự can thiệp vừa đủ vào tổ chức và hoạt động củanhau giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp để các cơ quan này có thể thựchiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình Song sự can thiệp đó phải giữ ở mức khônglàm mất đi tính độc lập tương đối của từng cơ quan Còn đối trọng là sự tương xứng,cân bằng về quyền lực giữa các cơ quan công quyền có được do sự kiềm chế lẫn nhau.Tóm lại, cơ chế kiềm chế đối trọng là cơ chế kiểm soát, chế ngự lẫn nhau để ngănchặn sự lạm quyền hay lấn át quyền và duy trì thế cân bằng giữa các cơ quan thực thiquyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
Cơ chế kiềm chế đối trọng mà học thuyết tam quyền phân lập đưa ra nhằm mụcđích giám sát và ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực, trong đó mỗi tổ chức sử dụngquyền lực nhà nước đều có sự độc lập cần thiết, đồng thời có quyền và phương tiệntương xứng để giám sát hoạt động của các cơ quan khác, tạo thế cân bằng về quyềnlực giữa các cơ quan Đây là cơ sở lý luận để hình thành nguyên tắc kiềm chế đốitrọng trong tổ chức và thực hiện quyền lực của nhà nước tư sản Nhờ có sự tác độngcủa hệ thống kiềm chế đối trọng mà có được thế cân bằng quyền lực giữa các cơ quanthực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp, đảm bảo không có cơ quan nàonằm trọn vẹn quyền lực Nhà nước trong tay mình, lấn át hoặc chi phối hoàn toàn hoạtđộng của các cơ quan khác, đồng thời không có cơ quan nào nằm ngoài sự giám sát,kiểm tra từ phía cơ quan khác Quyền lực nhà nước và quyền lực của từng cơ quan đều
bị hạn chế trong một phạm vi nhất định
Trang 9
2 Cách thức áp dụng cơ chế kiềm chế đối trọng trong chính thể cộng hòa tổng thống
Chính thể cộng hòa tổng thống là một hình thức chính thể trong đó nguyên thủquốc gia – Tổng thống do nhân dân bầu ra, vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa làngười đứng đầu Chính phủ
Trong chính thể cộng hòa tổng thống, tất cả các nhà nước đều bị đặt trong một cơchế kiềm chế và đối trọng lẫn nhau, điều này xuất phát từ yêu cầu của sự phân quyềncứng rắn Khác với nhà nước của các chính thể đại nghị, việc tổ chức quyền lực nhànước ở các nước có chính thể cộng hòa tổng thống áp dụng học thuyết phân chiaquyền lực nhà nước một cách cứng rắn và tăng cường quyền lực của cá nhân Tổngthống Chính việc áp dụng này là cơ sở cho việc không chịu trách nhiệm lẫn nhau giữalập pháp và hành pháp Thay cho cơ chế chịu trách nhiệm lẫn nhau giữa lập pháp vàhành pháp là cơ chế kiềm chế và đối trọng lẫn nhau để không có cơ quan nào lợi dụngquyền lực
Theo T.Jefferson thì sự phân quyền ở đây có hai chiều: “Thứ nhất, đó là sự phân
quyền giữa các nhánh riêng rẽ của chính quyền; Thứ hai, đó là sự phân chia chính quyền theo cách thức sao cho chức năng của một nhánh quyền trong một vấn đề cụ thể bị giới hạn bởi chức năng của một nhánh khác có thẩm quyền về cùng một vấn đề
ấy hoặc các vấn đề khác có liên quan, được gọi là “các biện pháp và cân đối tăng cường quyền lực lẫn nhau” Đây là một hệ thống nằm bên trong chính quyền nhằm đảm bảo tính trách nhiệm của chính quyền” (2) Mục đích của hệ thống này là nhằmngăn ngừa trước những hậu quả xấu có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của cácnhánh quyền lực nhà nước Một bộ máy không tốt chỉ biết đảm nhiệm các công việcđược phân công của mình mà còn phải trù liệu trước và ngăn ngừa trước những hậuquả xấu có thể xảy ra trong hoạt động điều hành và quản lý đất nước
2): Xem : Nguyễn Cảnh Bình (Biên dịch), Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào, Nxb tri thức, Hà Nội 2006
Trang 10
Cơ chế kiềm chế và đối trọng trong chính thể cộng hòa tổng thống được thể hiện
ở một số nội dung sau:
- Lập pháp được quyền phê chuẩn các quyết định bổ nhiệm của Tổng thống vàphê chuẩn các Hiệp định đã được Tổng thống hoặc Bộ trưởng đã kí kết;
- Hành pháp được quyền phủ quyết các dự án luật đã được Nghị viện thông qua;
- Tư pháp được quyền xét xử các hành vi của hành pháp;
- Lập pháp được quyền quyết định ngân sách hoạt động của hành pháp và tưpháp, phê chuẩn và quyết định bổ nhiệm Thẩm phán;
- Hành pháp được quyền bổ nhiệm các Thẩm phán của Tòa án tối cao và các Tòa
án liên bang;
- Tư pháp được quyền phán xét các đạo luật vi hiến của lập pháp
Theo đó, quyền lực nhà nước theo chính thể cộng hòa tổng thống có sự phân chia,tách biệt, độc lập và chuyên môn hóa các cơ quan công quyền như Nghị viện, Chínhphủ, Tòa án nhằm tạo thế cân bằng giữa quyền lực và cơ chế kiềm chế đối trọng đểngăn cản và kiểm soát lẫn nhau
Chủ thể nắm quyền hành pháp là Tổng thống - có quyền lực rất lớn, là trung tâmcủa quyền lực nhà nước, vừa là người đứng đầu quốc gia, vừa là người đứng đầuChính phủ Tổng thống do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra nên chỉ chịu tráchnhiệm trước công dân mà không chịu trách nhiệm trước Quốc hội, độc lập với Quốchội và nắm trọn quyền hành pháp trong tay Tổng thống có quyền tự mình lựa chọn,
bổ nhiệm các thành viên của Chính phủ từ số các chính khách không phải là Nghị sĩ
và có thể tùy ý bãi miễn họ bất cứ lúc nào Tổng thống có quyền cử, triệu hồi các đại
sứ có quyền thay mặt Chính phủ ký kết các Điều ước, các Hiệp định với nước ngoài,
là thống soái các lực lượng vũ trang, có quyền ký các văn bản pháp luật, ban bố cácmệnh lệnh hành chính đã có hiệu lực pháp lý
Trang 11
Nghị viện ( Quốc hội ) là chủ thể nắm quyền lập pháp, do cử tri bầu ra Quốc hộigồm hai viện: Thượng nghị viện và Hạ nghị viện, hai viện này được lập theo nhữngphương thức khác nhau Hạ nghị viện do dân bầu ra, số lượng Hạ nghị sĩ được phân bổtheo số lượng cử tri Còn Thượng nghị viện do các bang cử, Thượng nghị sĩ được coi
là sứ giả của các bang trong Quốc hội
Chủ thể của ngành tư pháp là Tòa án tối cao do Tổng thống và Thượng nghị việnđồng thời cử ra Tòa án có toàn quyền xét xử các vụ tội phạm hình sự và tranh chấpdân sự nhưng chỉ trên cơ sở các quy định của luật Đồng thời Tòa án tối cao có quyềnkiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật của Quốc hội
Hệ thống kiềm chế đối trọng đã tạo ra một cơ chế trong đó mỗi nhánh quyền lựcđều có khả năng kiềm chế sự can thiệp từ phía nhánh quyền khác Tổng thống và các
bộ trưởng có toàn quyền trong lĩnh vực hành pháp và Nghị viện có toàn quyền tronglĩnh vựa lập pháp Nghị viện không có quyền lật đổ Chính phủ và Tổng thống cũngkhông có quyền giải tán Nghị viện trước thời hạn Vì vậy, ở đây không xảy ra chuyệnlập pháp được quyền đứng ra thành lập hành pháp và hành pháp phải chịu trách nhiệmtrước lập pháp, rồi dẫn đến việc lật đổ và giải tán lẫn nhau như ở chế độ đại nghị màlập pháp là lập pháp, hành pháp là hành pháp Thượng nghị viện có quyền bãi bỏ bất
cứ ứng cử viên nào mà Tổng thống tiến cử giữ các chức vụ cao trong bộ máy nhà nước
và bác bỏ những Điều ước quốc tế mà Tổng thống đã kí Nghị viện có quyền xem xét
và buộc tội Tổng thống theo trình tự “impeachment” và nếu như Thượng viện tuyên
bố là Tổng thống có tội thì sẽ cách chức Tổng thống Tổng thống có thể khống chếmột phần quyền lực của Nghị viện trong việc ban hành luật và chi phối hoạt động củaTòa án tối cao bằng việc bổ nhiệm Chánh án Tuy nhiên, Tổng thống không có quyềngiải tán Nghị viện, bãi chức Thẩm phán và Nghị viện cũng không có quyền bỏ phiếutín nhiệm Chính phủ Tòa án là cơ quan xét xử có thể coi là cơ quan tương đối độc lập
Trang 12
đối với các cơ quan nhà nước khác, tuy nhiên, Tòa án cũng có quyền thanh tra hoạtđộng của nội các chính phủ và Nghị viện
Dạng chính thể này hiện đang tồn tại ở Mỹ, các nước Trung Mỹ như Panama,Coxtarica, các nước Nam Mỹ như Braxin, Achentina, Chi lê và một số nước Châu Ánhư Philippin, Pakistan…Tuy việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước củanhững nước này có những nét đặc thù riêng, nhưng chúng đều có một điểm chung làđều mang những đặc trưng nhất định của tư tưởng phân chia quyền lực cứng rắn nhưtrên, trong đó có cơ chế kiềm chế đối trọng
3 Sự xuất hiện cơ chế kiềm chế đối trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước Hoa Kì
Kiềm chế đối trọng là một sáng tạo hoàn toàn mới của các Nhà lập hiến Hoa Kỳtại Hội nghị Philadenphia, khi Montesquieu chỉ mới nói đến tam quyền phân lập màchưa nói đến kiềm chế đối trọng và cũng chưa có một tiền lệ nào trên thế giới nói đến.Kiềm chế đối trọng thể hiện tính nhân bản sâu sắc, một cơ chế bảo vệ chủ quyền nhândân ngay từ trong bộ máy nhà nước
Hiến pháp Hoa Kỳ 1787 là bản Hiến pháp đầu tiên trên thế giới, giá trị của nó vẫncòn nguyên vẹn đến hôm nay Nói đến Hiến pháp Hoa Kỳ, người ta không thể khôngnói đến hệ thống kiềm chế đối trọng, bởi nó là một trong những giá trị của Hiến phápHoa Kỳ Những yếu tố lịch sử, kinh tế, văn hóa, chính trị - xã hội thời lập quốc lànguyên nhân làm xuất hiện hệ thống kiềm chế đối trọng trong Hiến pháp Hoa Kỳ Vùng đất Châu Mỹ là Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ ngày nay, xưa kia vốn là nơi sinhsống của những bộ tộc người da đỏ mà tổ tiên của họ từ miền Đông Á tới Vùng đấtChâu Mỹ được khám phá vào thế kỷ 15 Người Tây Ban Nha là những di dân Châu
Âu đầu tiên đặt chân tới, sau đó là di dân người Pháp, Hà Lan, Thụy Điển và đặc biệt
là cuộc di dân ồ ạt của người Anh vào những năm đầu thế kỷ XVII Cư dân Mỹ ngàycàng tăng về số lượng Trên vùng đất châu Mỹ này đã diễn ra những cuộc tàn sát đẫm
Trang 13
máu giữa những người da trắng và người da đỏ Thêm vào đó là cuộc chiến tranhgiành thuộc địa giữa người Anh và người Pháp trên đất Bắc Mỹ được biểu hiện bằngnhững cuộc chiến tranh kéo dài trong suốt 70 năm Cuối cùng, Pháp buộc phải ký hiệpước Paris kết thúc cuộc chiến tranh đế quốc giữa Anh và Pháp trên đất Bắc Mỹ Quyềnkiểm soát các thuộc địa đã hoàn toàn thuộc về Anh Quốc (3)
Trong những năm hậu chiến đầy biến cố kể từ năm 1763, các thuộc địa vẫn còntách biệt nhau, không có mối liên hệ với nhau 13 bang thuộc địa có các quy chế pháp
lý khác nhau: hoặc là nhà vua chỉ định các thống đốc cho thuộc địa hoặc là thuộc địatheo kiểu Âu chiếu Nhưng đều có đặc điểm chung là các thuộc địa đều được thực hiệnchế độ đại biểu giành được quyền tự trị nhất định Ngay trong bối cảnh đó, ở một vàinơi tại các thuộc địa đã có những cá nhân có quan niệm mình là người Mỹ, có cá tínhriêng biệt của người Mỹ và họ có ý tưởng sau này sẽ thống nhất 13 bang thuộc địa đótrong một quốc gia độc nhất
Nghị viện Anh ra đời đã đem lại quyền tự do dân chủ cho dân chúng, chống lại sựđộc tài của Nhà vua Theo đó, sự mâu thuẫn giữa chính quốc và thuộc địa ngày càngtrở nên gay gắt Sự mâu thuẫn này có những nét đặc thù riêng, đó là mâu thuẫn giữanhững người cùng dòng máu Anh, họ dễ gần nhau hơn bởi tính truyền thống và vănhóa có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng khó gần nhau hơn bởi sự ra đi cũng là sựđoạn tuyệt với chính quốc Người dân thuộc địa cho rằng, họ là người khai phá lục địa,
họ phải được toàn quyền quyết định Địa vị của họ và của người Anh ở chính quốc làngang nhau, họ không thể bị người Anh ở chính quốc cai trị Sự mâu thuẫn đó càngtrở nên gay gắt hơn khi tại các thuộc địa các tư tưởng và học thuyết cộng hòa đối lậpvới tất cả mọi hình thức độc tài và độc đoán của chủ nghĩa quân chủ Đặc biệt là tưtưởng về nhà nước của Jon Locke và Montesquieu Ngày 4/7/1776 bản tuyên ngôn độclập Mỹ được tuyên bố, Mỹ giành độc lập và có điều kiện để phát triển Giai cấp tư sản
3(): Xem: Lịch sử nước Mỹ, Bản dịch của Lê Minh Đức, Nguyễn Nghị, Nxb Thông tin văn hóa 1994
Trang 14
cần củng cố vai trò thống trị của mình chế độ hiệp bang tỏ ra không còn phù hợp nữanên đã nảy sinh tư tưởng xây dựng một liên bang vững mạnh
Ngày 27/5/1787 dưới danh nghĩa sửa đổi bản Điều lệ của Hiệp bang, Hội nghịcác bang đã hợp ở Philadenphia xóa bỏ bản điều lệ hợp bang và sự thảo một bản Hiếnpháp mới Các bang đã chọn những người có khả năng nhất để đại diện cho mình ởHội nghị, đa số đại diện là ở tầng lớp giàu có trong xã hội nên tư tưởng nhiều khi bảothủ Tuy nhiên, không có nghĩa là những người tham gia hội nghị ở Philadenphia đều
là những người phản động mà họ là những người biết lắng nghe dư luận chung vàkhông muốn đưa vào Hiến pháp một điều khoản trực tiếp nào đi ngược lại với nguyện
vọng của quần chúng Theo Sorgi – một giáo sư người Mỹ cho rằng: “ Những ông tổ
sáng lập Hoa Kỳ là những nhà hoạt động chính trị giàu kinh nghiệm và sáng suốt, biết chế ngự những tư tưởng bảo thủ mà chắc chắn sẽ không được đa số cử tri ủng hộ” (4)
“Hiến pháp Hoa Kỳ là sự thỏa hiệp giữa các nhóm này với toàn thể cử tri” (5) Chínhđiều này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự hình thành hệ thống kiềm chế đối trọngtrong Hiến pháp Hoa Kỳ
Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ra đời trong hoàn cảnh cuộc đấu tranh củagiai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến đang trở nên mạnh mẽ, đồng thời những tưtưởng mới về Nhà nước của Jon Locke và Montesquieu đang được phổ biến rộng rãi.Giai cấp tư sản Mỹ đã mạnh dạn đưa ra một hình thức Nhà nước mới mẻ, mang đậmnét dân chủ tư sản
“Hoa Kỳ đã thiết lập một hệ thống tổ chức Công quyền về hình thức gần giống Anh quốc, song các quan niệm dân chủ đối lập lại các nét quan liêu và quân chủ của
hệ thống công quyền Anh, làm cho dân được bình đẳng hơn về mặt chính trị, được đại diện nhiều hơn ở cơ quan lập pháp tiểu bang và liên bang, làm cho địa phương được
tự trị nhiều hơn và làm cho con người được tự do, ít bị chính quyền kiểm soát hơn
4() : Xem: Chính trị học tập 1, Nxb Thông tin khoa học xã hội
5() : Xem: Lịch sử nước Mỹ được làm ra như thế nào? Nguyễn Cảnh Bình (dịch)
Trang 15
trước Hoa Kỳ đã hoàn tất hệ thống này phản ánh một sự dung hòa giữa các ý niệm của Anh và của Pháp” (6)
Có thể nói, thuyết phân quyền của Jon Locke và Montesquieu đã ảnh hưởngmạnh mẽ đến tư tưởng những nhà lập Hiến Hoa Kỳ Theo quan điểm của các nhà xâydựng lên thuyết phân quyền thì quyền lực Nhà nước phải được phân chia thành cácquyền năng khác nhau và phải trao cho các cơ quan khác nắm giữ, có như thế mớitránh được chuyên chế, độc tài Tư tưởng của Học thuyết phân quyền được các nhà lậphiến Hoa Kỳ áp dụng triệt để
Cũng theo thuyết phân quyền, quyền lực Nhà nước không chỉ được phân chiathành quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp để chuyên môn hóa các quyền
mà giữa các nhánh quyền này phải có cơ chế kiểm soát lẫn nhau, chế ước lẫn nhau tạo
ra thế cân bằng về quyền lực giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp Đây là
cơ sở lý luận cho sự hình thành hệ thống kiềm chế đối trọng trong Hiến pháp Hoa Kỳ.Theo quan điểm của các nhà lập hiến Hoa Kỳ, sự phân quyền được đặt ra nhằm bảo vệ
sự tự do của nhân dân cũng như của mỗi nhánh quyền lực Sự hình thành ba loại cơquan công quyền dựa trên một hệ thống chung, đó là do sự lựa chọn của nhân dânnhưng bằng ba phương pháp khác hẳn nhau Mỗi nhánh quyền theo một đường lốiriêng biệt, không phụ thuộc nhau Phân quyền là để kiểm soát lẫn nhau và để giữ mựccân đối Phân quyền và kiềm chế đối trọng là hai yếu tố không thể tách rời, chúng hợpnhất với nhau tạo thành nguyên tắc quan trọng nhất thuộc về tổ chức bộ máy nhà nướcHoa Kỳ còn kiềm chế đối trọng là yếu tố thuộc về hoạt động của bộ máy nhà nước
Theo ông Mandison cho rằng: “ Phương pháp ngăn ngừa sự tập chung nhiều quyền
lực trong một bộ hoặc một ngành là giao phó cho mỗi bộ, mỗi ngành những phương tiện được tiên liệu trong Hiến pháp, để mỗi bộ, mỗi ngành có thể chống đối lại sự can thiệp, sự xâm lấn của các ngành, bộ khác Phương tiện chống đối cần phải cân xứng
6() : Xem: Những cuộc nói chuyện về Luật pháp Hoa Kỳ, Berman J Harold – Sài Gòn 1968
Trang 16
với lực lượng uy hiếp của ngành hoặc bộ đối phương.” “ chúng ta cần phải tổ chức
cơ cấu của chính quyền theo một hệ thống khiến cho các ngành, các bộ của chính quyền, trong các liên hệ giữa chúng, tự chúng kiểm soát lẫn nhau và duy trì cho nhau được vững vàng.” (7)
Như vậy, có thể thấy rằng, nguyên tắc phân quyền được coi là một trong nhữngnguyên tắc chính trị pháp lý mà những nhà lập hiến Hoa Kỳ đã lựa chọn và áp dụng
Họ cho rằng, nước Mỹ phải là một nước Cộng hòa liên bang chứ không thể khác được
và Nhà nước phải được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc phân quyền Sở dĩ như
vậy bởi họ cho rằng: “ Trong một cộng hòa tập trung, dân chúng giao phó quyền hạn
cho một chính phủ độc nhất Để ngăn ngừa Chính phủ lạm dụng quyền lực mà dân chúng giao phó, Chính phủ phải được chia thành nhiều ngành khác nhau và hoàn toàn riêng biệt Ở Mỹ, dân chúng giao phó quyền lực cho hai chính phủ, Chính phủ liên bang và Chính phủ tiểu bang Quyền lực của mỗi Chính phủ cũng được chia thành nhiều ngành, bộ Như vậy, sự ngăn ngừa chính quyền lạm dụng quyền lực được nhân lên gấp hai, bởi vì có hai Chính phủ kiểm soát lẫn nhau, và mỗi Chính phủ lại tự kiểm soát mình do sự phân chia thành nhiều ngành, nhiều bộ.” (8)
Các nhà lập hiến Hoa kỳ cũng rất chú trọng đến vấn đề ngăn ngừa sự lạm dụng
quyền lực Nhà nước Theo họ: “ Chính phủ là cái phản chiếu rõ ràng nhất bản tính
của loài người Nếu người là thần thánh thì không cần đến Chính phủ, và nếu người được thần thánh cai trị thì Chính phủ của loài người không cần đến những khoản tiên liệu để Chính phủ kiểm soát dân chúng và Chính phủ tự kiểm soát lấy mình Nếu thành lập một Chính phủ để người cai trị người thì khó khăn lớn nhất là phải làm thế nào để Chính phủ cai trị được dân chúng và phải làm thế nào để Chính phủ tự kiểm soát lấy mình.” (9)
7 () : Xem: Nguyễn Hưng Vượng (biên dịch) Luận về hiến pháp Hoa Kỳ, Nxb Như Nguyện, Hà Nội 1967
8(): Xem: Luận về hiến pháp Hoa Kỳ, Nguyễn Hưng Vượng (biên dịch)Nxb Như Nguyện, Hà Nội 1967
9(): Xem: Luận về hiến pháp Hoa Kỳ, Nguyễn Hưng Vượng (biên dịch)Nxb Như Nguyện, Hà Nội 1967
Trang 17
Tóm lại, Cơ chế kiềm chế đối trọng xuất hiện trong tổ chức bộ máy nhà nước Hoa
Kỳ do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, lịch sử hình thành nước Mỹ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ được hình thành
từ 13 bang thuộc địa của Anh, người Mỹ nguyên thủy chủ yếu là người Anh di cưsang Chế độ quân chủ Anh Quốc đã làm cho họ chán ngán Người dân thuộc địa Mỹphải trải qua những cuộc chiến tranh đầy gian khổ, hy sinh mới giành được quyền độclập, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Anh quốc và họ đã thiết lập nên một chính thể mới
Thứ hai, Quyền lực nhà nước luôn bị đe dọa bởi sự lạm dụng Sự lo sợ quyền lực
Nhà nước bị lạm dụng từ nhiều phía là một trong những nguyên nhân trực tiếp làmxuất hiện hệ thống kiềm chế đối trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước Hoa Kỳ Ở Hoa
Kỳ mặc dù không trực tiếp bị lạm dụng quyền lực Nhà nước bởi những ông vua phongkiến, nhưng sự cai trị của vua Anh thể hiện ở khắp mọi nơi Thêm vào đó là sự tươngquan lực lượng giữa các giai cấp trong xã hội, giai cấp phong kiến đang lâm vào tìnhtrạng suy thoái, giai cấp tư sản đang được nhìn nhận là giai cấp có tư tưởng cấp tiến,nhưng giai cấp tư sản không đủ mạnh để có thể vừa đánh đổ giai cấp phong kiến vừaduy trì sự thống trị tuyệt đối đối với số đông quần chúng nhân dân lao động thuộc giaicấp vô sản đang ngày càng một lớn mạnh Sự lựa chọn cơ chế kiềm chế đối trọng làmột biện pháp ngăn ngừa nguy cơ đe dọa quyền lợi của giai cấp tư sản có thể xảy ratrong trường hợp cơ quan nhà nước do đa số nhân dân lao động bầu ra Các nhà lậpHiến Hoa Kỳ lo ngại sự lạm quyền của Nghị viện có thể xảy ra, nên đã chủ động xâydựng một nền hành pháp đủ mạnh để có thể giữ thế cân bằng Hơn nữa Hiến pháp Hoa
Kỳ xác định, chính quyền liên bang là một chính quyền hạn chế nên cũng cần phải cómột cơ quan thực hiện quyền tư pháp để xác định những quyền hạn của Nghị viện cóvượt quá hay không
Thứ ba, thuyết tam quyền phân lập của Jon Locke và Montesquieu đã ảnh hưởng
mạnh mẽ đến tư tưởng các nhà lập hiến Hoa Kỳ Nguyên tắc phân quyền đã được nhận
Trang 18
thức và được áp dụng một cách nhanh chóng ở Hoa Kỳ, bởi các nhà lập Hiến Hoa Kỳ
chủ trương áp dụng nguyên tắc phân quyền “tránh độc tài và làm thế nào cho độc tài
không ngóc đầu lên được” (10) Nguyên tắc phân quyền trở thành một nguyên tắc chínhtrị pháp lý được ghi nhận trong Hiến pháp của các bang và Hiến pháp 1787 của Liênbang Học thuyết phân quyền được chấp nhận và áp dụng, điều đó cũng có nghĩa là cơchế kiềm chế đối trọng được hình thành
CHƯƠNG II: CƠ CHẾ KIỀM CHẾ ĐỐI TRỌNG TRONG TỔ
CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC HOA KỲ
Nếu như tam quyền phân lập chú ý đến quyền lực nhà nước ở trạng thái tĩnh thìkiềm chế đối trọng quan tâm quyền lực nhà nước ở trạng thái động Nó tạo ra sự kiểmtra, giám sát, đối trọng lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước và tất cả đều dựa trên một
10() : Xem: Thuyết tam quyền phân lập và bộ máy Nhà nước tư sản hiện đại Viện thông tin khoa học xã hội – Hà Nội 1992
Trang 19
căn cứ chung: Hiến pháp có một mục đích chung là lợi ích của nhân dân Điều này cóthể diễn tả dưới dạng lược đồ tam giác quyền lực sau:
1 Cách thức thiết lập mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp – hành pháp –
tư pháp trong tổ chức bộ máy nhà nước Hoa Kì
Thuyết phân quyền của Montesquieu ảnh hưởng nhiều đến các quan niệm lý luận,nguyên tắc tổ chức quyền lực Nhà nước, chế độ chính trị, quá trình lập hiến của cácnhà nước tư sản và thực tiễn pháp luật – nhà nước ở nhiều quốc gia trên thế giới
Có thể nói, Hoa Kì là quốc gia đã khai sinh ra chế độ phân quyền cứng rắn Cơchế thực hiện quyền lực nhà nước ở Hoa Kì thể hiện sự trung thành với thuyết tamquyền phân lập Theo đó, quan hệ giữa các nhánh quyền lực trong tổ chức chính quyềnHoa Kì được áp dụng theo nguyên tắc phân chia quyền lực một cách cứng rắn: Lậppháp là lập pháp, hành pháp là hành pháp và tư pháp là tư pháp Sự phân quyền nàyđược thể hiện cả về mặt chức năng, cả về mặt nhân viên đảm nhiệm và tiến xa hơntrong một cơ chế kìm chế và đối trọng
Hệ thống kiềm chế đối trọng là một cơ chế kiểm soát quyền lực với nội dung chủyếu là hạn chế quyền lực của bên này đối với bên kia trong mối quan hệ giữa các cơquan công quyền với nhau, sao cho những quyền lực ấy các bên có thể kiểm soát lẫnnhau, chế ước lẫn nhau nhằm ngăn cản sự lạm quyền và duy trì thế cân bằng quyền lựcgiữa các bên
Trong tổ chức bộ máy nhà nước Hoa Kỳ, cách thức thiết lập mối quan hệ giữa các
cơ quan lập pháp – hành pháp – tư pháp thể hiện ở những điểm sau:
Tổng thống
Nghị viện Tòa án
Trang 20Thứ nhất, giao quyền cho các cơ quan nhà nước nhưng việc giao quyền này
không trọn vẹn mà có sự hạn chế quyền lực của từng cơ quan Hoạt động của cơ quannày chịu sự ảnh hưởng của cơ quan khác, có sự tham gia của các cơ quan khác ở mức
độ nhất định
Thứ hai, việc giao quyền đối với các cơ quan là tương đương nhau, đối trọng
nhau sao cho không một nhánh quyền nào có ưu thế tuyệt đối
Thứ ba, phân chia quyền lực rành mạch giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và
tư pháp, nhằm đảm bảo độc lập tương đối giữa các cơ quan
Thực hiện cơ chế này, trong nội dung, cơ cấu các điều Hiến pháp Hoa Kì 1787 đãthể hiện rõ nét sự phân quyền Hiến pháp chỉ gồm 7 Điều, 3 điều đầu tiên nói về cơchế thực hiện quyền lực nhà nước theo nội dung của thuyết tam quyền phân lập Điều
I khẳng định: “Mọi quyền hành do bản Hiến pháp này chấp thuận, sẽ trao cho một
Quốc hội của Hiệp chủng quốc, gồm một Thượng nghị viện và một Hạ nghị viện”.
Tiếp đó là các quy định về bầu Thượng nghị viện, Hạ nghị viện, tiêu chuẩn của cácNghị sỹ, thẩm quyền của Quốc hội trong lĩnh vực lập pháp, trình tự xây dựng và thông
qua các đạo luật…Điều II Hiến pháp quy định: “ Quyền hành pháp sẽ được trao cho
một vị Tổng thống Hiệp chủng quốc Mỹ châu”, Tiếp đó là các quy định về nhiệm kì,
quy trình bầu cử Tổng thống, thẩm quyền của Tổng thống Khoản 1 Điều III Hiến
pháp quy định: “ Quyền tư pháp Hợp chủng quốc sẽ được trao cho Tòa án Tối cao và
các cấp dưới do Quốc hội lập ra” Tiếp theo là những quy định về thẩm quyền xét xử
của Tòa án
Như vậy, cách thức tổ chức hoạt động của bộ máy Hoa Kì được tập hợp thành bangành Ba ngành này phát sinh từ tính chất chức năng nhà nước Hiến pháp Hoa Kỳ đãquy định rõ về tổ chức, thẩm quyền và sự tác động giữa ba ngành
Về phương diện lập pháp, quyền làm luật được trao cho Nghị viện (Quốc hội),Nghị viện bao gồm Thượng viện và Hạ viện Chức năng chủ yếu của Nghị viện là sử
Trang 21
dụng quyền lực của mình để làm nên các đạo luật cần thiết và phù hợp với quy định
của Hiến pháp Hạ nghị viện gồm các đại biểu do nhân dân toàn liên bang bầu ra Số
đại biểu của mỗi bang được cử ra theo tỉ lệ dân số của bang ấy, theo nguyên tắc cứ bamươi ngàn người có một đại biểu nhưng ít nhất mỗi bang có một đại biểu Tuy nhiên,
tỷ lệ này bị bãi bỏ bởi sửa đổi thứ 14 (được phê duyệt vào ngày 9/7/1848), theo quyđịnh này, số lượng đại biểu Hạ viện sẽ do Quốc hội quyết định Trên cơ sở đó, mỗibang sẽ được bầu một lượng đại biểu tỷ lệ với dân số của bang Năm 1929, Quốc hộithông qua luật ấn định số lượng đại biểu Hạ viện Năm 1949, Luật được sửa đổi, theo
đó, số lượng thành viên của Hạ viện được ấn định là 435 đại biểu, đồng thời giao choTổng thống nhiệm vụ cứ 10 năm một lần trên cơ sở kết quả tổng điều tra dân số, phân
bổ số đại biểu cho các bang Nhiệm kỳ của Hạ nghị viện là 2 năm Muốn ứng cử Nghị
sỹ Hạ nghị viện phải trên 25 tuổi, là công dân Mỹ, ít nhất 7 năm trong thời gian tuyển
cử phải cư trú ở nơi bang mình ứng cử Thượng nghị viện gồm những đại biểu do các
bang bầu ra Mỗi bang không phân biệt lớn nhỏ được bầu ra hai đại diện vào Thượngnghị viện Thượng nghị viện do dân chúng của mỗi tiểu bang bầu lên thay vì trước đó
là do Nghị viện lập pháp của mỗi tiểu bang tuyển lựa Nhiệm kì của Thượng nghị viện
là 6 năm Tiêu chuẩn để ứng cử Nghị sỹ Thượng nghị viện phải từ đủ 30 tuổi, là côngdân nước Mỹ ít nhất 9 năm và khi tuyển cử phải cư trú ở bang mình ứng cử
Hoa Kỳ là nhà nước liên bang, cơ quan lập pháp của liên bang được thành lập vừatheo nguyên tắc đại diện cân xứng vừa theo nguyên tắc đại diện bình đẳng giữa cácbang Hạ nghị viện được thành lập theo nguyên tắc đại diện cân xứng thì Thượng nghịviện phải được thành lập theo nguyên tắc bình đẳng Về cơ cấu của mỗi Viện gồm có:Chủ tịch, Phó chủ tịch và các Ủy ban, song con đường hình thành và hoạt động củanhững bộ phận này có sự khác nhau giữa hai viện
Quyền lập pháp thuộc về Nghị viện, do đó Nghị viện có quyền làm mọi đạo luậtcần thiết, có quyền đề nghị sửa đổi Hiến pháp Trong lĩnh vực lập pháp, thẩm quyền
Trang 22
của Thượng nghị viện và Hạ nghị viện gần như ngang nhau, cả hai viện đều có quyềnsáng quyền lập pháp, tức là đều có quyền đưa ra các dự án luật Một đạo luật thôngthường chỉ được coi là đã thông qua khi có đa số phiếu tán thành ở cả hai Viện
Chủ thể nắm giữ quyền hành pháp là Tổng thống Tổng thống là người đứng đầunhà nước, thay mặt Nhà nước trong lĩnh vực đối nội và đối ngoại, đồng thời là ngườiđứng đầu hành pháp nên Tổng thống có quyền lực rất lớn Tổng thống theo Hiến phápquy định: Do toàn dân bầu nhưng theo lối đầu phiếu gián tiếp Tổng thống Hoa Kỳ lànguyên thủ quốc gia, là người đứng đầu Nhà nước, đứng đầu bộ máy Hành pháp.Chính chức năng đứng đầu bộ máy Hành pháp đã làm cho Tổng thống có thực quyền.Tất cả quyền lực Nhà nước tập chung trong tay Tổng thống – là người duy nhất cóquyền quản lý đất nước và về mặt hình thức, ông không có nghĩa vụ chia sẻ với bất kỳ
ai quyền lực ấy Thẩm quyền của Tổng thống được thể hiện trong nhiều lĩnh vực khácnhau: Do nắm quyền hành pháp là nguyên thủ quốc gia nên Tổng thống có quyền đề
cử theo ý kiến và với sự chấp thuận của Thượng nghị viện, bổ nhiệm các quan chứccấp cao của bộ máy hành pháp, nhưng không được bổ nhiệm những người là Nghị sỹ
Về mặt hình thức thì quyền hạn của Tổng thống Hoa Kỳ được quy định như vậy,nhưng trong thực tế, Tổng thống gần như có toàn quyền quyết định nhân sự của Chínhphủ Tổng thống Mỹ thực hiện quyền hạn của mình với tư cách vừa là nguyên thủquốc gia vừa là người đứng đầu Chính phủ Mặc dù trong Hiến pháp Hoa Kỳ không cóđiều khoản nào quy định về cơ cấu tổ chức cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của Chínhphủ, song có thể thấy, Chính phủ Mỹ có quyền hạn khá lớn trong nhiều lĩnh vực thôngqua những quy định về quyền hạn của Tổng thống – Người đứng đầu Chính phủ Tổngthống hoạt động với sự trợ giúp của các Bộ trưởng do ông tự ý lựa chọn trong số cácchính khách không phải là Nghị sỹ Bộ trưởng chỉ chịu trách nhiệm chính trị trướcTổng thống mà không phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện ở bất cứ mức độ nào
Trang 23
Về mặt tư pháp, chủ thể quyền tư pháp là Tòa án tối cao và các Tòa án cấp dưới
do Nghị viện thành lập Hệ thống Toàn án Hoa Kỳ là một bộ phận trong bộ máy Nhànước Hoa Kỳ, hoạt động theo quy định của Hiến pháp và các quy định khác của phápluật Với chức năng xét xử để thực hiện quyền tư pháp, hệ thống Tòa án được phápluật trao cho những quyền hạn hoàn toàn độc lập để có thể giữ thế cân bằng trong việcthực hiện quyền lực Nhà nước Phạm vi hiệu lực của quyền tư pháp bao gồm xét xử tất
cả các vụ việc trên phương diện pháp luật và Hiến pháp và những Hiệp ước được kíkết hoặc sẽ được ký kết do thẩm quyền của Hợp chủng quốc Tòa án cũng được quyềnxét xử mọi vụ trọng tội, ngoại trừ những vụ lạm dụng công quyền được xét xử theothủ tục đàn hạch Quyền tư pháp là quyền xét xử, quyền được đưa ra các phán quyếttheo quy chuẩn pháp luật Muốn cho hoạt động xét xử được hiệu quả thì ngành tưpháp cần phải được độc lập, ít phụ thuộc vào ngành khác càng tốt Sự độc lập củangành Tư pháp là một cốt yếu đảm bảo tính tối cao cho một Hiến pháp có hạn định
Hệ thống Tòa án Hoa Kỳ cũng giống như ngành lập pháp và ngành hành pháp, theonguyên tắc phân quyền giữa Chính phủ liên bang và Chính phủ bang, hệ thống Tòa ánHoa Kỳ được chia thành hai hệ thống: hệ thống Tòa án liên bang và hệ thống Tòa áncác bang
Thực hiện theo nguyên tắc phân quyền cứng rắn giữa ba nhánh quyền: lập pháp,hành pháp và tư pháp Tuy nhiên, trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nướcHoa Kỳ giữa ba nhánh quyền lực có mối liên hệ với nhau, có khả năng kiềm chế đểngăn cản sự xâm lấn, lạm quyền từ phía nhánh khác
Tổng thống đứng đầu bộ máy nhà nước, hoàn toàn độc lập với Nghị viện Tuynhiên, giữa Tổng thống và Nghị viện vẫn có sự thỏa thuận, trao đổi, thương thuyết vàchịu trách nhiệm với nhau, vừa thể hiện sự hợp tác, vừa thể hiện sự kiềm chế, đốitrọng lẫn nhau giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp, giảm bớt sự cứng rắn và tạo
ra sự nhịp nhàng cho bộ máy nhà nước Với tư cách là cơ quan thực thi pháp luật, Tòa
Trang 24
án được pháp luật trao cho quyền năng hoàn toàn độc lập nhằm tạo thế “kiềng ba
chân” trong phân chia quyền lực nhà nước, độc lập với lập pháp và hành pháp trong
hoạt động Đồng thời, độc lập với dân chúng vì cơ quan tư pháp không do dân bầu ra,không chịu trách nhiệm trước nhân dân
Tòa án được giao quyền kiểm lại các đạo luật vi phạm Hiến pháp, một phần củachức năng lập pháp Phần lớn các chức năng tư pháp được Hiến pháp giao cho Tòa án,nhưng Quốc hội có thể hành xử một phần của quyền này trong việc khởi tố và xét xửcác hành vi của các quan chức cấp cao của nhà nước Trong trường hợp này, Hạ nghịviện buộc tội và Thượng nghị viện xét xử Đồng thời, Tổng thống có quyền ân xá mọitội phạm, ngoại trừ tội phản bội Tổ quốc
Nghị viện tham gia vào tổ chức của hành pháp thông qua quyền đề cử một côngchức đảm nhiệm chức vụ của Tổng thống cho đến khi Tổng thống hoặc Phó tổngthống bất lực, hoặc khi bầu cử được một Tổng thống mới nếu cả Tổng thống và Phótổng thống đều bị cách chức, tạ thế, từ chức hay bất lực Hạ nghị viện có quyền bỏphiếu chọn Tổng thống trong trường hợp không một ứng cử viên nào được đa số phiếucần thiết, còn Thượng nghị viện có quyền lựa chọn Phó tổng thống trong trường hợptương tự Nếu cả Tổng thống và Phó tổng thống vừa trúng cử đều không đủ điều kiệnlàm Tổng thống và Phó tổng thống thì Quốc hội có quyền chỉ định người đảm nhậnchức vụ Tổng thống Quốc hội có thể bằng một đạo luật trao quyền bổ nhiệm nhữngviên chức cấp dưới cho một mình Tổng thống, cho các tòa án hay cho các Bộ trưởng,
có quyền lập và thu các thứ thuế lợi tức
Như vậy, có thể thấy một trong những sáng tạo độc đáo nhất của Hiến pháp Hoa
Kỳ - Hiến pháp đầu tiên và cũng là Hiến pháp tồn tại lâu nhất trên thế giới, chính là sựthiết lập một chính quyền hành pháp mạnh mẽ Mặt khác cũng phải nói rằng vai tròcủa Pháp viện tối cao trong việc kiểm tra tính hợp hiến của các luật và các văn bảnluật khác cũng là một vấn đề độc đáo và quan trọng của hệ thống chính trị Hoa Kỳ
Trang 25
Điều này làm cho chính thể của Hoa Kỳ theo Hiến pháp 1787 luôn được coi là điểnhình cho chính thể cộng hòa tổng thống ở các nước trên thế giới
2 Kiềm chế đối trọng giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp trong tổ chức bộ máy nhà nước Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một nhà nước liên bang có chính thể cộng hòa tổng thống Với sự phânquyền rõ rệt giữa lập pháp và hành pháp và có sự độc lập ở mức độ cao của hai cơquan này Điều này làm cho người dân Hoa Kỳ tự hào rằng họ đã tìm ra một cơ cấuchính trị mới lạ chưa từng có trong lịch sử
Mối quan hệ trung tâm nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước làquan hệ giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp Quyền lập pháp Hoa Kỳ đượctrao cho Nghị viện, song không có nghĩa là Nghị viện được độc quyền một cách tuyệtđối để thực hiện quyền lập pháp của mình mà nó được đặt trong mối liên hệ với quyềnhành pháp, quyền tư pháp hay nói cách khác là được đặt trong cơ chế kiềm chế đốitrọng giữa các cơ quan công quyền cấp cao
Với mục đích là bảo vệ tự do, độc lập cho mỗi ngành quyền lực Các nhà lập hiếnHoa Kỳ đã áp dụng nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máynhà nước Hoa Kỳ, mà nội dung chủ yếu là: Mỗi ngành cần có ý chí độc lập, riêng biệt,mỗi ngành cần phụ thuộc lẫn nhau càng ít càng tốt trong tổ chức và hoạt động của mỗingành
2.1 Kiềm chế đối trọng từ phía cơ quan hành pháp đối với cơ quan lập pháp
Theo “Tinh thần Hiến pháp”: “ Các nhà lập hiến Hoa Kỳ cho rằng các điều
khoản hạn chế quyền lập pháp của Quốc hội là đòi hỏi khách quan và là biểu hiện bình thường của cơ chế phân quyền, kiềm chế đối trọng Sự kiềm chế đó không làm triệt tiêu mà ngược lại làm cho Quốc hội Hoa Kỳ trở thành cơ quan lập pháp có nhiều quyền lực nhất thế giới” (11) Để làm được điều đó, các nhà lập hiến Hoa Kỳ đã chủ
11() : Xem: Luận về Hiến pháp Hoa Kỳ, Nguyễn Hưng Vượng (biên dịch), Nxb Như Nguyện, Hà Nội 1967
Trang 26
trương xây dựng một Hiến pháp có hạn định, đó là Hiến pháp có các điều khoản đểhạn chế quyền lập pháp Và còn trù liệu một cơ chế mà trong đó, mỗi ngành quyềnđều có khả năng kiềm chế để ngăn chặn sự xâm lấn, lạm quyền hoặc chuyên quyền
của ngành khác theo tinh thần “quyền lực ngăn cản quyền lực” của Montesquieu,
cũng như cơ chế hợp tác của các ngành quyền lực với nhau để tạo ra sự thống nhấtquyền lực nhà nước và coi đây là phương thưc hữu hiệu để duy trì chính thể cộng hòa
Là người đứng đầu cơ quan hành pháp, nhưng Tổng thống Hoa Kỳ được phép canthiệp vào hoạt động lập pháp của Quốc hội Sự tham gia này thể hiện tính chất kiềmchế giữa cơ quan hành pháp đối với cơ quan lập pháp Hoa Kỳ Thể hiện ở những khíacạnh sau:
* Tổng thống có quyền phủ quyết đối với các đạo luật hoặc quyết định của Quốc hội
Sự can thiệp của Tổng thống Hoa Kỳ vào hoạt động lập pháp của Quốc hội thểhiện rõ nét nhất qua việc thực hiện quyền phủ quyết đối với các đạo luật hoặc quyếtđịnh của Quốc hội Đây cũng là điểm mấu chốt trong cơ chế kiềm chế đối trọng giữahành pháp và lập pháp Khi quy định quyền phủ quyết của Tổng thống, các nhà lậphiến Hoa Kỳ lúc bấy giờ mong muốn hạ thấp bớt quyền lực của Quốc hội, kìm chânquyền lực của Nghị sĩ đang phát triển theo đà của Cách mạng tư sản thời đó, nâng cao,san sẻ quyền lực cho hành pháp để hành pháp ngang bằng với lập pháp, thực hiệnkiềm chế đối trọng không có một cơ quan nào trong hệ thống các cơ quan nhà nướcđược trội hơn cơ quan nhà nước khác
Mặc dù khoản 1 Điều I Hiến pháp Hoa Kỳ 1787 quy định mọi quyền lập phápđược trao cho Quốc hội, nhưng Tổng thống với tư cách là người hoạch định chủ yếuchính sách công nên vẫn có một vai trò lập pháp quan trọng Trong Khoản 7 Điều I,Hiến pháp Hoa Kỳ có quy định rằng, Tổng thống có thể chấp nhận hay bác bỏ bất kỳmột dự luật nào đã được Quốc hội thông qua Quyền này của Tổng thống được gọi là
Trang 27
quyền Vecto Trong trường hợp bác bỏ, dự luật sẽ không có hiệu lực, Quốc hội phải
thảo luận lại lần thứ hai Trong lần này dự án luật chỉ có thể thành luật nếu “được 2/3
số phiếu trong Hạ viện và Thượng viện thông qua một lần nữa.” Tuy nhiên, quyền
phủ quyết của Tổng thống không đơn thuần chỉ là quyền từ chối Tổng thống cũng cóthể sử dụng nó để đề xuất những mục tiêu chính sách, như những đe dọa phủ quyếtthường thúc đẩy các ủy ban và các nhà lập pháp điều chỉnh cho phù hợp với những đềnghị và mục tiêu của ngành hành pháp Mặc khác, việc phủ quyết của Tổng thốngcũng làm nhấn mạnh với cử tri về sự khác biệt quan điểm của Tổng thống với Quốchội để nhằm tới những ý đồ chính trị nhất định
Trong thực tế, quyền phủ quyết của Tổng thống có thể trở thành tuyệt đối màkhông hề vi phạm Hiến pháp Đó là khi Tổng thống nhận được dự luật của Quốc hội,trong phạm vi mười ngày (kể cả Chủ nhật), Tổng thống phải đưa ra sự lựa chọn mộttrong bốn khả năng sau:
Thứ nhất, Tổng thống có thể ký phê chuẩn vào dự luật và cho công bố bản giải
trình về việc phê chuẩn của mình
Thứ hai, trả lại dự luật với một thông điệp phủ quyết cho Viện đã soạn thảo ra dự
luật đó
Thứ ba, Tổng thống có thể không làm gì cả và khi đó, dự luật sẽ nghiễm nhiên trở
thành luật mà không cần đến chữ ký của Tổng thống Tuy nhiên, sự lựa chọn này hiếmkhi xảy ra Nó thường là những dự luật mà Tổng thống không thích nhưng cũng khôngmuốn phủ quyết
Thứ tư, Tổng thống có thể dùng quyền phủ quyết bỏ túi hay quyền phủ quyết
tuyệt đối trong im lặng để phủ quyết dự luật Nếu dự án luật được hai viện thông quavào mười ngày cuối của kỳ họp Quốc hội thì sự phủ quyết của Tổng thống sẽ trở thanhtuyệt đối Điều này được lý giải một cách giản đơn bởi lẽ Tổng thống có thời hạnmười ngày để xem lại dự luật đã thông qua và phê duyệt hay là phủ quyết Trường
Trang 28
hợp Tổng thống phủ quyết thì Tổng thống đợi đến ngày cuối của thời hạn mười ngàymới bày tỏ ý kiến của mình Khi đó, Quốc hội đã kết thúc kỳ họp của mình và phải đợiđến kỳ họp sau mới được đưa ra xem xét lại từ đầu Theo Hiến pháp, nếu Quốc hộingưng họp để ngăn chặn việc trả lại dự luật thì dự luật cũng không thể trở thành luậtnếu vẫn chưa có chữ ký của Tổng thống Sự lựa chọn này vẫn tiếp tục gây tranh cãigiữa Tổng thống và Quốc hội, bởi lẽ Tổng thống không chỉ tận dụng cơ hội khi Quốchội kết thúc phiên họp thứ hai mà cả trong kỳ nghỉ giữa hai phiên họp để áp dụngquyền phủ quyết bỏ túi
Như vậy, Tổng thống – người đứng đầu cơ quan hành pháp Hoa Kỳ có thể canthiệp sâu vào ngành lập pháp bằng quyền phủ quyết của mình Ngay trong trường hợpTổng thống thực hiện quyền phủ quyết tương đối thì một dự luật muốn trở thành luậtcũng phải qua một thủ tục hết sức khó khăn đó là phải được hai phần ba phiếu thuận ởmỗi viện Trên thực tế, tỉ lệ này rất khó đạt được ở Nghị viện nếu Tổng thống đã bày
tỏ ý phản đối dự luật gay gắt, bởi vai trò của Tổng thống có thể ảnh hưởng tới Quốchội thông qua Đảng của mình trong Quốc hội, hoặc vì các mối quan hệ thân thiết củaTổng thống đối với các Nghị sĩ có uy tín trong Quốc hội
Theo các nhà lập pháp Hoa Kỳ, quyền phủ quyết của Tổng thống nhằm hạn chếkhuynh hướng của Quốc hội là hay vượt qua sự giới hạn quyền lực của ngành lập pháp
và xen vào phạm vi quyền lực của ngành khác Có thể coi đây là quyền tự vệ cần thiếtcủa Tổng thống nhằm chống lại sự xâm phạm của lập pháp
“Quyền phủ quyết của Tổng thống còn có một công dụng khác nữa Không
những quyền phủ quyết là một quyền lực để cho ngành hành pháp tự bảo vệ, mà quyền phủ quyết lại còn là một phương tiện an toàn để ngăn ngừa sự thông qua những
dự luật không hợp lý hoặc hấp tấp Quyền phủ quyết của Tổng thống là một phương tiện rất tốt để kiềm chế Quốc hội lập pháp, ngăn ngừa những ảnh hưởng đảng phái,
Trang 29
những quyết định vội vàng, những hành động có hại tới công ích, mà có nhiều khi đa
số trong Quốc hội mắc phải”.(12)
Tuy nhiên, quyền phủ quyết của Tổng thống Hoa Kỳ không phải là tuyệt đối nhưloại quyền phủ quyết được áp dụng phổ biến ở những nước quân chủ nhị nguyên và
một số nước quân chủ đại nghị Theo TS Vũ Hồng Anh: “ Việc từ chối ký luật của
người đứng đầu Nhà nước không lập tức làm cho luật bị bác bỏ, Nghị viện có quyền xem xét luật lại lần thứ hai Tại lần thảo luận này, nếu luật tiếp tục được Nghị viện thông qua thì luật lại có hiệu lực pháp lý, không phụ thuộc vào quyết định của người đứng đầu Nhà nước Như vậy, Nghị viện đã vượt qua được quyền phủ quyết của người đứng đầu Nhà nước.”
Như vậy, quyền phủ quyết của Tổng thống Hoa Kỳ không phải là toàn quyền vô
hạn mà chỉ là một quyền lực có điều kiện hạn chế “ Với quyền phủ quyết của mình,
Tổng thống chỉ có thể hi vọng rằng nhờ sự phản đối của Tổng thống mà các nghị sĩ xem xét dự luật kỹ hơn và thiểu số phản đối dự luật chỉ cần hơn một phần ba trong tổng số nghị sĩ ủng hộ ý kiến là có thể khiến dự luật bị bác bỏ.” (13) Quyền phủ quyếtcủa Tổng thống đem lại một ý nghĩa tích cực để hướng tới tính nhân bản của Hiếnpháp, đạt tới sự khách quan trong sự vận hành bình thường của cơ chế phân chiaquyền lực
* Sáng quyền lập pháp của Tổng thống
Quốc hội là cơ quan có chức năng lập pháp, độc quyền và sáng quyền lập pháp.Quốc hội có quyền làm mọi đạo luật cần thiết để thực hiện quyền lực của mình và mọiquy tắc cần thiết liên quan tới lãnh thổ liên bang hoặc các tài sản khác thuộc quyền sởhữu của Hợp chủng quốc Ngoài ra Quốc hội có quyền đề nghị sửa đổi Hiến pháp.Tổng thống là người đứng đầu hành pháp và các Bộ trưởng, Nội các của Tổng thống
12(): Xem: Tổ chức và hoạt động của Nghị viện một số nước trên thế giới, TS Vũ Hồng Anh, Nxb Chính trị quốc gia ,
Hà Nội 2011.
13(): Xem: Luận về hiến pháp Hoa Kỳ, Nguyễn Hưng Vượng (biên dịch)Nxb Như Nguyện, Hà Nội 1967
Trang 30
không có quyền sáng quyền lập pháp, tức là không có quyền trình dự án luật trướcQuốc hội Quy định này thể hiện sự phân quyền tuyệt đối trong chính thể của Nhànước Hoa Kỳ, đồng thời nhằm nâng cao vai trò đích thực của Quốc hội trong lĩnh vựclập pháp đã được Hiến pháp phân chia, không làm cho hoạt động của Quốc hội trởthành hình thức
Có thể nói, Hiến pháp Hoa Kỳ đã thực sự chuyên môn hóa các công quyền ở mức
độ cao Tuy nhiên, Tổng thống vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến quyền lập pháp của Quốchội, đó là sáng quyền lập pháp của Tổng thống
Khoản 3 Điều II Hiến pháp quy định: “ Thỉnh thoảng, Tổng thống phải thông báo
cho Quốc hội biết về tình hình liên bang và đề nghị Quốc hội xem xét những biện pháp mà Tổng thống thấy cần thiết và thích hợp.”
Như vậy, về mặt pháp lý thì Tổng thống không có quyền nêu sáng kiến lập pháp
mà chỉ có trách nhiệm “ thỉnh thoảng cung cấp thông tin” cho Quốc hội về tình hình
liên bang và gợi ý những biện pháp mà ông thấy cần thiết và có lợi Khái niệm về mộtTổng thống có quyền lập pháp đã được phổ biến từ sau chiến tranh thế giới thứ hai Từ
đó đến nay, vai trò này đã được thể chế hóa Mỗi năm, khi Quốc hội khai mạc, Tổngthống đọc một bài diễn văn trong đó phác họa những khuynh hướng chung của mộtchương trình lập pháp hoặc Tổng thống thường xuyên gửi các bản thông điệp về tìnhtrạng liên bang Tất nhiên, những thông điệp hay phương hướng của một dự luật nào
đó của Tổng thống chỉ có tính chất nhắc nhở, giới thiệu và đề nghị chứ không mangtính chất mệnh lệnh buộc Quốc hội phải tuân theo Tuy nhiên, trên thực tế, sự canthiệp của Tổng thống vào quá trình lập pháp của Quốc hội thông qua những phác thảokhuynh hướng chung của các dự án luật mà Tổng thống gửi đến đã tác động rất mạnh
mẽ đến hoạt động của Quốc hội, “có tới 80 % văn bản luật mà Quốc hội xử lý được
dự thảo với sáng kiến của ngành hành pháp” (14). Bởi, “Tổng thống đã lợi dụng ảnh
14(): Xem: Nguyễn Thu Hằng, Đề tài khoa học, Học viện quan hệ quốc tế Bộ ngoại giao, Hà Nội, 2000
Trang 31
hưởng của các Đảng viên của Đảng mình trong Quốc hội, hơn nữa bằng sự cố gắng của cá nhân, Tổng thống có thể vận động để các dự án của mình được các Nghị sĩ trước tiên là đưa ra Quốc hội, sau đó là qua các ủy ban của hai viện, gây ảnh hưởng tới các thuyết trình viên, cổ vũ các nhóm gây áp lực, vận động hành lang để cho một
dự án thể hiện đường lối, chủ trương của Tổng thống được đệ trình ra trước Quốc hội
và được thông qua.”(15)
Trong toàn bộ hệ thống chính trị của Hoa Kỳ, chỉ có Tổng thống mới có khả năngquyết định chương trình nghị sự của Quốc hội trong một lĩnh vực chính sách nào đó.Một nhà vận động hành lang đầy kinh nghiệm của Tổng thống Washington đã nhận
xét: “ Đương nhiên khi Tổng thống gửi một dự thảo luật, nó sẽ chiến vị trí đầu tiên.
Tất cả các dự thảo khác chỉ chiếm vị trí thứ hai” (16) Mặc dù quyền lập pháp của Tổngthống được quy định trong Hiến pháp chủ yếu là quyền phủ quyết, quyền khuyến nghịcác văn bản luật đối với Quốc hội, quyền triệu tập các kỳ họp đặc biệt của Quốc hội và
quyền đệ trình các kiến nghị cho Quốc hội “Trên thực tế, các Tổng thống Hoa Kỳ
trong thế kỷ XX đã trở nên có vai trò áp đảo trong quá trình lập pháp ở Hoa Kỳ và trở thành các nhà làm luật chủ yếu Bắt đầu từ chính quyền của Tổng thống Roosevelt (1993 – 1945), mỗi Tổng thống đều đệ trình lên Quốc hội một chương trình nghị sự lập pháp chi tiết hàng năm Năm 1953, trong năm đầu của nhiệm kỳ, Tổng thống Eisenhower đã không đưa lên Quốc hội chương trình này và đã bị cả hai Viện của Quốc hội chỉ trích gay gắt Điều này trở thành trách nhiệm lập pháp của Tổng thống,
và để tạo điều kiện cho việc thực thi trách nhiệm lập pháp này, các Tổng thống ngày nay vẫn thường duy trì một mối quan hệ không chính thức với Quốc hội thông qua Văn phòng liên lạc Quốc hội trong Nhà trắng Văn phòng này gồm các nhân viên phụ
tá theo dõi những hoạt động lập pháp, quan hệ, liên lạc với Quốc hội về các vấn đề lập pháp và vận động hành lang, nhằm thuyết phục các nghị sĩ của hai đảng ủng hộ
15(): Xem: Trần Thị Hiền, Hệ thống kiềm chế đối trọng trong Hiến pháp Mỹ, Luận án thạc sĩ luật học, Hà Nội, 1998
16(): Xem: Thomas R Dye, The President White House politics, Politis in America, 2th edition, Prentice Hall
Trang 32
chính sách hay dự luật do Tổng thống đưa ra và xây dựng một liên minh nhằm thúc đẩy sự phê chuẩn của Quốc hội đối với chương trình nghị sự của Tổng thống, giành thắng lợi trong cuộc chiến lập pháp trên đồi Capitol” (17)
Quyết định ủy nhiệm cho Tổng thống sáng kiến lập pháp đã tồn tại rất đặc thù.Nguyên nhân là do Quốc hội không thể vượt qua được những nhược điểm khách quan,
cố hữu của chính nó, đó là luôn lạc hậu và quan liêu trước sự thay đổi của quá trìnhkinh tế, xã hội không gắn với thực tiễn tổ chức điều hành để trực tiếp thấy đượckhuyết điểm của các công cụ quản lý Bởi, cấu trúc hệ thống các ủy ban của họ thiên
về nhiệm vụ chuyên biệt, những yếu tố này cản trở việc tạo dựng một chính sách toàndiện và nhanh chóng Ngoài ra, các Nghị sĩ còn thiếu khả năng chuyên môn và sức épcủa việc tái cử ảnh hưởng mạnh đến các thành viên của Quốc hội Mặt khác, Nhà trắngluôn có khả năng thương lượng và phối hợp hành động, không có những nhược điểmnói trên Vì thế, sáng kiến lập pháp của Tổng thống cũng xuất hiện do những đòi hỏihoàn toàn khách quan
* Tổng thống hạn chế quyền lực của Quốc hội Hoa Kỳ ở một số lĩnh vực khác
Sự can thiệp của Tổng thống vào hoạt động của Quốc hội Hoa Kỳ còn được thể
hiện trong lĩnh vực ngoại giao Khoản 2 Điều II Hiến pháp quy định: “ Tổng thống có
quyền theo ý kiến và sự thỏa thuận của Thượng nghị viện ký kết các hiệp ước với điều kiện là được hai phần ba các Thượng nghị sĩ có mặt chấp thuận.” Việc quy định ủy
thác quyền lập pháp cho Tổng thống trong lĩnh vực ngoại giao, các nhà lập Hiến Hoa
Kỳ lý giải rằng: “ Trong sự thương thuyết để ký kết hiệp ước có hai điều rất cần thiết
là sự bí mật hoàn toàn và quyết định mau chóng Đứng trên lập trường quốc gia, các cuộc thương thuyết càng đòi hỏi phải có những thủ tục bí mật và sự quyết định mau chóng Do đó phải trao quyền này cho một người, đó là Tổng thống – Nguyên thủ quốc gia.” (18) Đây là người mà quần chúng đã tin tưởng bầu ra chứ không thể giao cho
17(): Xem: Ts Nguyễn Quốc Văn, Sự hạn chế quyền lực của Quốc hội Hoa Kỳ, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 12/2005
18() : Xem: Luận về hiến pháp Hoa Kỳ, Nguyễn Hưng Vượng (biên dịch)Nxb Như Nguyện, Hà Nội 1967