1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tranh chấp về kinh doanh quốc tế và các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế

43 496 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 404 KB

Nội dung

Tranh chấp kinh tế là tranh chấp trong quan hệ kinh doanh - Kinh doanh như quy định tại Khoản 2 - Điều 3 - Luật doanh nghiệp "Là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong kinh doanh, tranh chấp tồn tại như một tất yếu, dù lớn hay nhỏ, dù đơn giản hayphức tạp Có thể ở dạng tranh chấp hiện tại, cần phải giải quyết hoặc tranh chấp tương lai.Các mối quan hệ càng nhiều, thì khả năng xảy ra tranh chấp càng cao, bất chấp một khungpháp lý có hoàn chỉnh đến đâu - bởi không phải lúc nào các bên cũng tuân thủ pháp luật mộtcách nghiêm chỉnh, hoặc đôi khi pháp lý chỉ mang tính tương đối Đặc biệt trong thương mạiQuốc tế, lĩnh vực mà các bên tham gia có những đặc điểm về tập quán kinh doanh, ngôn ngữ,văn hoá và nhiều đặc tính khác không đồng nhất, thì khả năng xảy ra tranh chấp lại càng lớn,

cả về mặt quy mô và khả năng xảy ra tranh chấp Chỉ cần một sự sai lệnh nhỏ trong cách hiểu,xuất phát từ bất đồng ngôn ngữ là đã có thể dẫn đến tranh chấp Đây là chưa nói đến vấn đềphức tạm hơn là văn hoá và tập quán kinh doanh Chẳng hạn như quy định về điều kiện cơ sởgiao hàng của Hoa Kỳ không hoàn toàn giống với các điều kiện cơ sở giao hàng của PhòngThương mại quốc tế (Incoterm) mà nếu không nghiên cứu kỹ các bên có thể dẫn đến tranhchấp về các khoản chi phí giao hàng,…

Bất kỳ tổ chức nào khi bắt đầu một thương vụ, không bao giờ muốn có tranh chấpxảy ra Tuy nhiên, nó vẫn có thể xảy ra do những nguyên nhân chủ quan và kháchquan Chính vì vậy, việc nghiên cứu để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ratranh chấp là điều luôn được quan tâm Nhưng một khi tranh chấp đã xảy ra, hoặc đểđảm bảo lợi ích cho bản thân trong trường hợp xảy ra tranh chấp, thì vấn đề lựa chọnmột phương pháp giải quyết tranh chấp cũng cần được quan tâm thích đáng, sao chotranh chấp được giải quyết thoả đáng với chi phí về thời gian, công sức và tiền bạc là ítnhất

Một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp hay được áp dụng hiện nay làthông qua trọng tài kinh tế Có nhiều ưu điểm của phương pháp này so với các phươngpháp khác: như tính bảo mật, độ tin cậy cao… khiến nó trở thành một biện pháp giảiquyết tranh chấp phổ biến nhất trên thế giới Và vì vậy có thể nói hoạt động của cáctrung tâm trong tài đã và đang từng bước góp phần vào việc hoàn thiện môi trườngkinh doanh, đảm bảo cho việc kinh doanh được ổn đinh

Trang 2

CHƯƠNG I

TRANH CHẤP VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CÁC KHÁI NI M ỆM

1.1 Khái niệm về tranh chấp:

Tranh chấp là những mâu thuẫn, những bất đồng, những xung đột và tranh giànhgiữa các bên trong một mối quan hệ xã hội về một vấn đề nhất định nào đó Về mặtthuật ngữ, từ điển tiếng việt của viện ngôn ngữ học đã giải thích hai từ tranh chấp là

“Giành nhau, một cách giằng co, cái không rõ thuộc về bên nào” ; rộng hơn là “Đấu tranh giành co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi giữa 2 bên”

Thuật ngữ "tranh chấp" nói chung được hiểu là sự bất đồng, mâu thuẫn về quyềnlợi và nghĩa vụ phát sinh giữa các bên liên quan Những bất đồng, mâu thuẫn này cóthể phát sinh từ những quan hệ xã hội do nhiều ngành luật điều chỉnh nên chúng đượcgọi theo ngành luật đó Ví dụ: Tranh chấp về tiền lương giữa người lao động và người

sử dụng lao động được gọi là tranh chấp lao động Tương tự như vậy, tranh chấp dân

sự, tranh chấp đất đai những tranh chấp rõ là có liên quan đến lợi ích kinh tế của cácbên Do đó chúng có thể được gọi là tranh chấp kinh tế theo nghĩa rộng Một đặc trưngcủa các tranh chấp kinh tế theo nghĩa rộng đó là các chủ thể tham gia vào quan hệ nàykhông nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận

Tranh chấp kinh tế là tranh chấp trong quan hệ kinh doanh - Kinh doanh như quy

định tại Khoản 2 - Điều 3 - Luật doanh nghiệp "Là việc thực hiện một, một số hoặc tất

cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời" Chủ thể của các hoạt động kinh

doanh là các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế, vì thế có thể có một khái niệm về tranh

chấp kinh tế như sau: "Tranh chấp kinh tế là những bất đồng, xung đột, mâu thuẫn xảy

ra ở các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế trong quá trình thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể doanh nghiệp".

1.2 Tranh chấp thương mại

1.2.1 Khái niệm

Một cách đơn giản có thể hiểu tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh tronglĩnh vực thương mại Điều 238 Luật thương mại Việt Nam nêu ra khái niệm về tranh

Trang 3

chấp thương mại "Là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại".

Tại Khoản 2 - Điều 5 cũng quy định "Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế xã hội".

Tuy nhiên, hành vi thương mại gồm những hành vi nào là điều đáng quan tâm hơn

cả Hiện nay trên thế giới có nhiều quy định khác nhau về hành vi thương mại:

Ở Việt Nam, Điều 45 Luật thương mại quy định các loại hành vi thương mại gồm:

1 Mua bán hàng hoá

2 Đại diện cho thương nhân

3 Môi giới thương mại

4 Uỷ thác mua bán hàng hoá

5 Đại lý mua bán hàng hoá

6 Gia công trong thương mại

7 Đấu giá hàng hoá

8 Dịch vụ giao nhận hàng hoá

9 Đấu thầu hàng hoá

10 Dịch vụ giám định hàng hoá

11 Khuyến mại

12 Quảng cáo thương mại

13 Trưng bày giới thiệu hàng hoá

14 Hội chợ, triển lãm thương mại

Tuy vậy, ngoại diên của khái niệm hành vi thương mại ở các nước có nền kinh tếthị trường phát triển có phạm vi rộng hơn nhiều Ở Anh nói riêng và cộng đồng Anhngữ nói chung thuật ngữ "Commerce" không đồng nhất với "trade", mà nó bao gồm cả

"trade", "bank", "insurrance" , "transport", hay nói một cách khác thương mại baogồm cả việc mua, bán, các sản phẩm vô hình có tính chất đặc thù khác Tác độngthương mại là hoạt động "Thường xuyên, độc lập và mưu cầu lợi nhuận", và theo luậtthương mại của Pháp, hoạt động thương mại bao gồm:

Trang 4

2 Hoạt động trung gian trong việc mua bán động sản và bất động sản.

3 Cho thuê động sản và bất động sản

4 Chế tạo và chuyên chở

5 Hoạt động đổi tiền và ngân hàng

6 Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

Và tranh chấp thương mại là tranh chấp trong các hoạt động trên Ở Việt Nam, kháiniệm thương mại cũng được xem xét ở trạng thái động Cụ thể, luật thương mại Việt

Nam năm 1997 quy định: “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hóa; cung ứng dịch

vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại khác nhằm mục đích thu lợi nhận…” [Điều 5 khoản 2] Nằm trong phạm vi được coi là hoạt động thương mại được

luật thương mại năm 1997 điều chỉnh chỉ gồm 14 hành vi thương mại, Luật thươngmại việt nam năm 2005 đã mở rộng hơn nội hàm của khái niệm hoạt động thương mại

bằng quy đinh rõ “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”(Điều 3 khoản 1 Luật thương mại Việt Nam năm

2005)

1.2.2 Phân loại tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại cũng là một tranh chấp kinh tế, do đó tranh chấp thươngmại có thể là:

* Theo phạm vi lãnh thổ: Tranh chấp thương mại trong nước và tranh chấp thươngmại quốc tế

* Tranh chấp hai bên và tranh chấp nhiều bên

* Tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của các bên

- Tranh chấp do người mua không thực hiện hay thực hiện không đúng theo quyđịnh của hợp đồng

- Tranh chấp do người bán không thực hiện hay thực hiện không đúng theo quyđịnh hợp đồng

* Tranh chấp hiện tại và tranh chấp tương lai Tranh chấp hiện tại là tranh chấp đãxảy ra đang cần được giải quyết Tranh chấp tương lai được hiểu là tranh chấp có thểxảy ra và việc giải quyết được dự liệu trong một điều khoản của hợp đồng

Trang 5

* Theo nghiệp vụ giao dịch

- Tranh chấp liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá

- Tranh chấp liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá

- Tranh chấp liên quan đến viêc thanh toán

* Theo tính pháp lý của hợp đồng (gồm có giá trị pháp lý và hiệu lực của hợp đồng)

- Tranh chấp liên quan đến việc áp dụng sai chế độ ký kết hợp đồng

Vi phạm nguyên tắc ký kết

Căn cứ ký kết không hợp pháp

Chủ thể ký kết hợp đồng không hợp pháp, hợp lệ

- Tranh chấp liên quan đến nội dung của hợp đồng

- Tranh chấp liên quan đến cách thức ký kết hợp đồng

* Theo tiến trình thực hiện hợp đồng

- Tranh chấp trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng

- Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng

+ Do người bán không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ củamình như đã thoả thuận trong hợp đồng (liên quan đến nghĩa vụ giao hàng, cung cấpchứng từ hàng hoá, thông qua kiểm định )

+ Do người mua không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ củamình trong hợp đồng (không mở L/C đúng hạn, thanh toán chậm hay không thanhtoán, không hoặc trì hoãn việc nhận hàng)

1.2.3 Tính chất của tranh chấp thương mại.

* Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh từ những quan hệ có do ngành luậtthương mại điều chỉnh, vì vậy nó có những đặc trưng khác biệt so với tranh chấp dân

sự, tranh chấp lao động

Thứ nhất, tranh chấp thương mại thường là nguyên nhân phát sinh thiệt hại về vậtchất đối với các bên khi các bên có sự thoả thuận thông nhất một cách giải quyết có lợinhất cho cả hai bên Khác với các tranh chấp khác, tranh chấp thương mại thường cógiá trị lớn được phát sinh trong việc đầu tư vốn, tài sản nhằm thu lợi nhuận Tranhchấp nảy sinh sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của không những các đương sự màcòn ảnh hưởng đến các chủ thể kinh doanh khác

Trang 6

Thứ hai, quan hệ thương mại và bất đồng giữa các bên trong quan hệ thương mại làđiều kiện cần và đủ để tranh chấp phát sinh Hoạt động thương mại của doanh nghiệp

là hoạt động thiết lập một mạng lưới các hành vi thương mại, mà mục tiêu của các bênkhi tham gia vào các quan hệ này là lợi nhuận Các bên tuy hợp tác, song vẫn canhtranh nhau để thu về được lợi ích nhiều nhất Chính vì thế sẽ không tránh khỏi nhữngmâu thuẫn bất đồng trong việc giải thích về quyền và nghĩa vụ, cũng như quá trìnhthực hiện quyền và nghĩa vụ đó của các bên - đó chính là những tranh chấp thươngmại

Thứ ba, tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể được Nhànước thừa nhận quyền doanh nghiệp có chức năng kinh doanh đó là các doanh nghiệp

Vì vậy không phải tranh chấp nào phát sinh từ hoạt động kinh doanh cũng là tranhchấp thương mại Là tranh chấp thương mại khi các đơn vị kinh tế có đăng ký kinhdoanh thuộc tất cả các thành phần kinh tế (các doanh nghiệp Nhà nước, Công tyTNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài, hộ kinh doanh cá thể )

Thứ tư, tranh chấp thương mại có tính chất đa dạng, phức tạp, từ tranh chấp này cóthể dẫn đến tranh chấp khác Đó là tính phức tạp và đa dạng của các quan hệ kinh tếgiữa các chủ thể có lợi ích khác nhau trong nền kinh tế thị trường Mặt khác, mua bántrao đổi là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục, các chủ thể cùng một lúc có thểthiết lập nhiều mối quan hệ kinh tế khiến cho những mối quan hệ này tạo thành mộtchuỗi quan hệ có liên quan đến nhau khiến cho nếu tranh chấp phát sinh ở quan hệ này sẽrất có thể dẫn đến tranh chấp trong mối quan hệ khác Chẳng hạn doanh nghiệp A vay tiềncủa ngân hàng để mua nguyên vật liệu của doanh nghiệp B và bán sản phẩm cho doanhnghiệp C theo các hợp đồng đã ký Nếu doanh nghiệp B không cung cấp đúng nguyên vậtliệu như đã thoả thuận thì doanh nghiệp A cũng sẽ không giao được hàng cho bên C nhưtrong hợp đồng và không thu hồi được vốn đầu tư để trả cho ngân hàng Tranh chấpphát sinh giữa doanh nghiệp A và doanh nghiệp B; doanh nghiệp A và doanh nghiệpC; doanh nghiệp A và ngân hàng

1.2.4 Tính tất yếu tồn tại tranh chấp thương mại trong nền kinh tế thị trường.

Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội, sản phẩm được sản xuất ra đểbán, trao đổi trên thị trường, mọi yếu tố đầu vào và đầu ra đều là đối tượng tự do mua

Trang 7

bán trên thị trường kể cả sản phẩm chất xám Kinh tế thị trường là nền kinh tế tiền tệhoá rất cao, mục đích của các chủ thể khi tham gia vào kinh tế thị trường là lợi nhuận,lợi nhuận càng cao càng tốt.

Trong cơ chế thị trường, các chủ thể kinh tế có quyền tự chủ rất cao và họ có toànquyền quyết định việc thiết lập các quan hệ kinh tế - thương mại của mình miễn làkhông trái với quy định của pháp luật Chính vì vậy các quan hệ thương mại trong nềnkinh tế rất đa dạng và phức tạp Tính phức tạp và chồng chéo đan xen của các quan hệthương mại ẩn chứa một nguy cơ cao phát sinh tranh chấp Chỉ một trục trặc nhỏ trong

"mắt xích" sẽ làm kéo theo hàng loạt các trục trặc khác và làm nảy sinh tranh chấp.Các chủ thể kinh kế khi tham gia vào những quan hệ thương mại mà họ cho là cólợi, có thể là lợi ích vật chất hoặc phi vật chất và khi mà mục đích có nguy cơ khôngđạt được cũng sẽ làm phát sinh tranh chấp Trong quan hệ thương mại, quyền lợi củabên này cũng tương ứng với một nghĩa vụ của bên kia, điều đó khiến cho xung đột lợiích sẽ phát sinh nếu các bên không đi đến một thoả thuận thống nhất dung hoà đượcquyền lợi và nghĩa vụ của họ Đảm bảo nguyền tắc cùng có lợi trong quan hệ thươngmại

Đặc biệt trong thương mại quốc thế sự khác nhau về tập quán kinh doanh cũng làmột lý do quan trọng dẫn đến tranh chấp Tập quán kinh doanh ở đây được hiểu là toàn

bộ các quyết định luật pháp, quy tắc thực hành, thông lệ trong hoạt động thương mại

ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực kinh tế Một hành vi được coi là hợp pháp ở quốc gia nàynhưng rất có thể là hành vi vi phạm pháp luật ở nước khác Chẳng hạn theo quy địnhnhập khẩu của Trung Quốc, hàng hoá nhập khẩu vào Trung Quốc bắt buộc phải in mã

số mã vạch trên bao bì, nhãn hiệu hàng hoá Các doanh nghiệp xuất khẩu vào thịtrường Trung Quốc nếu không tìm hiểu rõ quy định này và xuất hàng chưa đăng ký và

in mã số, mã vạch thì sẽ không được thông qua nhập khẩu và thế là tranh chấp phátsinh Hay như quy định về hạn ngạch dệt may của Mỹ khác với quy định của EU là ởloại hạn ngạch tính theo số lượng nhập khẩu

Các rủi ro khách quan như: sự thay đổi pháp luật, cấm vận, chiến tranh, bạo loạt,đình công ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng của các bên làm phát sinh tranhchấp Mặc dù đó có thể là những trường hợp bất khả kháng, song việc giải quyết hậu

Trang 8

còn phát sinh khi một bên cho rằng rủi ro không nằm trong các trường hợp được miễntrách.

Trong nền kinh tế thị trường đạo đức kinh doanh không phải lúc nào cũng được cácbên tôn trong, đặc biệt là việc giữ chữ tín với bạn hàng Vì lợi nhuận họ sẵn sàng cónhững hành động cố tình vi phạm hợp đồng, hoặc lừa đào khách hàng làm thiệt hạicho đối tác Bản thân mục tiêu lợi nhuận không mang tính đạo đức nhưng cách thức đểđạt được lợi nhuận thì có và tranh chấp phát sinh, trong trường hợp này thuộc về lý dochủ quan Rõ ràng trong nền kinh tế thị trường quan hệ kinh tế trở lên sống động, đadạng và phức tạp Mục đích nhằm tối đa hoá lợi nhuận trở thành động lực trực tiếp củacác bên tham gia quan hệ kinh tế thương mại Trong điều kiện đó, tranh chấp là mộtvấn đề tất yếu, không thể tránh khỏi, đòi hỏi phải có sự quan tâm giải quyết một cáchthoả đáng Điều này vừa là một yêu cầu nghiêm ngặt của nguyên tắc pháp chế vừa làmột đòi hỏi bức xúc của quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ thương mại nói riêng

1.3 Tranh chấp trong kinh doanh.

Về mặt lý luận và thực tiễn trong thương mại, người ta ít khi phân biệt hai kháiniệm tranh chấp trong thương mại và tranh chấp trong kinh doanh Một số quốc giacòn có sự đồng nhất về hai khái niệm này là do người ta không phân biệt giữa kháiniệm thương mại và khái niệm kinh doanh, cũng như hoạt động thương mại và hoạtđộng kinh doanh Tuy nhiên sự phân định giữa hai khái niệm này cũng có tính tuyệtđối

Ở Việt Nam, theo luật doanh nghiệp năm 1999 “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (Điều 3 khoản 2

luật doanh nghiệp năm 1999) Khái niệm này cho thấy rõ kinh doanh là hoạt độnggắng liền với doanh nghiệp Mục đích của kinh doanh là nhằm thu lợi nhuận

Như vậy tranh chấp trong kinh doanh là những tranh chấp phát sinh từ, hoặc liênquan đến việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Do không có sự phân biệt giữa hai khái niệm kinh doanh và thương mại nên khiđưa ra những loại hình tranh chấp thuộc thẩm quyền xử lý của trọng tài thương mại,pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam năm 2003 cho rằng hoạt động thương mại làhoạt động của cá nhân, tổ chức kinh doanh, mà xét về mặt bản chất, đó cũng là hoạt

Trang 9

động của doanh nghiệp Điều 2 khoản 3 pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam quy

định: “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của

cá nhân, tổ chức kinh doanh, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại diện, đại lý thương mại, ký gửi, thuê, cho thuê, thuê mua, xây dựng, tư vấn,

kỹ thuật, li-xăng, đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thăm dò, khai thác, vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường

bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, pháp luật Việt Nam hầu như cũng đồng nghĩa khái niệm kinh doanh vớikhái niệm thương mại: Đó là các hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích thu lợinhuận Tranh chấp thương mại và tranh chấp trong kinh doanh là những tranh chấpgắng liền với hoạt động kinh doanh - thương mại của doanh nghiệp

1.4 Tranh chấp trong thương mại quốc tế và tranh chấp trong kinh doanh quốc tế:

Trong đời sống quốc tế, vấn đề lại không hoàn toàn như trong nước Ở phạm viquốc tế, tất cả các mối quan hệ xã hội phát sinh thường và chủ yếu được chia thành hainhóm quan hệ: Nhóm quan hệ xã hội phát sinh giữa các quốc gia với nhau và nhómquan hệ xã hội phát sinh giữa các doanh nghiệp với nhau

Quan hệ giữa các quốc gia với nhau cũng rất đa dạng và phức tạp Đó là những mốiquan hệ về chính trị, quân sự, kinh tế và cả về thương mại Để điều chỉnh những mốiquan hệ phát sinh giữa các quốc gia với nhau, công pháp quốc tế đã ra đời Công phápquốc tế là tổng hợp các quy tắc pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh giữacác quốc gia với nhau trong đời sống quốc tế Trong lĩnh vực thương mại, các quốc gia

đã cùng nhau xây dựng các quy tắc riêng, điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hoạtđộng thương mại do các quốc gia tiến hành Tổng hợp tất cả các quy tắc điều chỉnh cácmối quan hệ về thương mại giữa các quốc gia chính pháp luật thương mại quốc tế.Pháp luật thương mại quốc tế là một bộ phận của Công pháp Quốc tế

1.4.1 Tranh chấp trong thương mại quốc tế

Trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế, các mâu thuẫn, xungđột về lợi ích giữa các quốc gia là không thể tránh khỏi Hoạt động thương mại giữacác quốc gia càng trở nên phức tạp Trước đây các quốc gia chỉ xung đột về thương

Trang 10

thương mại hàng công nghiệp không phải là ít, với những tình tiết, diễn biến ngàycàng phức tạp Trước đây, khi hoạt động thương mại giữa các quốc gia chỉ bó hẹp ởthương mại hàng hữu hình vì vậy, các xung đột lợi ích liên quan đến các sản phẩm vôhình hầu như không phát sinh Ngày nay, do cách hiểu về thương mại đã bao hàm cảcác lĩnh vực về thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ… vì vậy, người ta phải đối mặt vớihàng loạt các xung đột, tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia liên quan đến thươngmại dịch vụ, thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, trong đầu tư…

Tranh chấp thương mại quốc tế có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

- Là tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia trong việc thực hiện các hoạt độngthương mại ở phạm vi nhà nước;

- Nhận dạng các tranh chấp thương mại quốc tế phải dựa vào nội hàm của kháiniệm thương mại ở phạm vi các quốc gia với nhau

- Khái niệm thương mại là khái niệm cần được hiểu theo thể động – luôn luôn biếnđổi và vận động không ngừng

- Các tranh chấp phát sinh từ thương mại hàng hóa thường có những đặc điểmriêng, khác với thương mại dịch vụ, và do đó, cũng khác với những tranh chấp thươngmại liên quan tới sở hữu trí tuệ v.v

- Để giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế, các quốc gia phải xây dựng các

cơ chế giải quyết phù hợp

1.4.2 Tranh chấp trong kinh doanh quốc tế

Tranh chấp trong kinh doanh quốc tế là những tranh chấp phát sinh từ, hoặc liênquan đến các hoạt động kinh doanh thương mại được thực hiện giữa các doanh nghiệpcủa các nước khác nhau với nhau trong thương trường kinh doanh quốc tế

Trong đời sống quốc tế còn tồn tại nhóm quan hệ xã hội thứ hai, đó là quan hệ xãhội phát sinh giữa các tổ chức, cá nhân của nước khác nhau với nhau Nhóm quan hệnày do tư pháp quốc tế điều chỉnh Tư pháp quốc tế điều chỉnh rất nhiều vấn đề nhưvấn đề nhân sự, thừa kế, sở hữu… trong đó chiếm vị trí quan trọng là những vấn đề vềkinh doanh thương mại giữa các doanh nghiệp của các nước khác nhau với nhau Tổnghợp tất cả các quy tắc điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh từ hoạt động kinh doanh –thương mại phát sinh giữa các doanh nghiệp của các nước khác nhau với nhau là phápluật kinh doanh quốc tế

Trang 11

Pháp luật kinh doanh quốc tế là một bộ phận quan trọng của tư pháp quốc tế.

Trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh, tranh chấp phát sinh giữa cácdoanh nghiệp cũng là điều tất yếu Theo quy định của tư pháp quốc tế và pháp luậtkinh doanh quốc tế, cơ chế giải quyết các tranh chấp này cũng phải được xây dựng.Tóm lại, trong đời sống quốc tế, cần có sự phân biệt sự khác nhau giữa các tranhchấp trong kinh doanh quốc tế với tranh chấp trong thương mại quốc tế Tranh chấptrong thương mại quốc tế là những tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia với nhau khicác quốc gia tiến hành các hoạt động thương mại ở phạm vi quốc tế Còn tranh chấptrong kinh doanh quốc tế là những tranh chấp phát sinh giữa các doanh nghiệp, cáccông ty của các nước khác nhau với nhau khi các doanh nghiệp, công ty này thực hiệncác hoạt động kinh doanh thương mại Việc nhận dạng và phân biệt sự khác nhau giữacác loại hình tranh chấp này sẽ có cơ sở để xây dựng cơ chếp và phương thức giảiquyết tranh chấp phù hợp, ở phạm vi quốc gia cũng như phạm vi quốc tế Mỗi một loạihình tranh chấp khác nhau sẽ có cơ chếp giải quyết tranh chấp không giống nhau Cơchế giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế khác với cơ chế giải quyết tranhchấp trong thương mại quốc tế

Tranh chấp thương mại quốc tế là một hiện tượng song hành với sự gia tăng cácluồng giao thương trên phạm vi toàn cầu Tranh chấp diễn ra khi một nước cho rằngmột nước khác vi phạm thỏa thuận đã cam kết Các tranh chấp thương mại đưa ra giảiquyết tại WTO xoay quanh ba nội dung chính là các biện pháp chống bán phá giá,chống trợ cấp và tự vệ

Bán phá giá là hiện tượng một loại hàng hóa được xuất khẩu với giá thấp hơn giá

bán tại thị trường nước xuất khẩu Hiểu một cách đơn giản, nếu giá xuất khẩu của mộtmặt hàng thấp hơn giá nội địa của nó thì sản phẩm đó được coi là bán phá giá tại thịtrường nước nhập khẩu sản phẩm

Trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước hoặc một tổ chức

công mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất Các khoản hỗ trợ này đượchiểu là mang lại lợi ích cho đối tượng được hưởng hỗ trợ nếu nó được thực hiện theocách mà một nhà đầu tư tư nhân, một ngân hàng thương mại…bình thường sẽ khôngkhi nào làm như vậy (vì đi ngược lại những tính toán thương mại thông thường)

Trang 12

Bán phá giá và trợ cấp được coi là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh haykhông công bằng của hàng hóa nhập khẩu Trong khi biện pháp chống bán phá giá là

để đối phó với hành vi bán sản phẩm với giá thấp nhằm chiếm lĩnh thị trường và tiếntới loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh thì biện pháp chống trợ cấp được áp dụng để loại

bỏ tác động tiêu cực gây ra cho ngành sản xuất hàng hóa trong nước xuất phát từ cácchính sách trợ cấp của chính phủ nước xuất khẩu

Biện pháp tự vệ: Khác với hai biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp, biện

pháp tự vệ thường được nói đến như một công cụ bảo vệ ngành sản xuất hàng hóatương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp trong nước trong trường hợp khẩn cấp do tình trạnggia tăng bất thường của hàng hóa nhập khẩu nhằm hạn chế những tác động khôngthuận lợi gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước Như vậy, biện pháp tự vệ

có thể được áp dụng kể cả khi các đối tác thương mại thực hiện kinh doanh một cáchchính đáng, không có tình trạng bán phá giá hoặc trợ cấp Chính vì vậy, biện pháp tự

vệ được áp dụng một cách khắt khe hơn so với hai biện pháp còn lại Nếu như yêu cầu về điều kiện để áp dụng biện pháp chống phá giá và chống trợ cấpchỉ dừng lại ở mức cơ quan điều tra phải chứng minh có tình trạng bán phá giá hay trợcấp và việc bán phá giá hoặc trợ cấp đó gây thiệt hại “đáng kể” cho ngành sản xuấthàng hóa tương tự trong nước thì trong các cuộc điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ,

cơ quan điều tra phải chứng minh được tình trạng thiệt hại “nghiêm trọng” mà ngànhsản xuất hàng hóa “tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp” trong nước phải hứng chịu doviệc gia tăng “bất thường” của luồng hàng hóa nhập khẩu

Trang 13

CHƯƠNG IICÁC HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH

QUỐC TẾ

1 Giải quyết tranh chấp thương mại trong nền kinh tế thị trường

Cùng với sự phát triển của kinh tế, tính đa dạng và phức tạp trong quan hệ thươngmại làm cho tranh chấp thương mại cũng trở lên phức tạp về nội dung, gay gắt về mức

độ tranh chấp và phong phú hơn nhiều về chủng loại xuất phát từ lợi nhuận của cácbên và sự hấp dẫn của nền kinh tế, việc giải quyết tranh chấp là hết sức quan trong vàcần thiết

1.1 Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp kịp thời và hiệu quả.

Khi bắt đầu một thương vụ, các chủ thể không bao giờ muốn tranh chấp xảy ra bởitranh chấp đồng nghĩa với sự ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ, làm giánđoạn quá trình kinh doanh, tốn thời gian chi phí và công sức để giải quyết tranh chấp.Không những thế còn liên quan đến chủ thể khác có quan hệ với các bên tranh chấp,

uy tín của chủ thể trên thương trường có thể bị ảnh hưởng, cũng như các yếu tố khácthuộc về bí mật kinh doanh có thể bị tiết lộ hoặc bị lợi dụng

Giải quyết tranh chấp kịp thời và hiệu quả các tranh chấp cho phép hạn chế đếnmức tối thiểu sự gián đoạn của sản xuất kinh doanh cũng như đặt ở mức chi phí thấpnhất Song, quan trọng đó là phải bảo vệ một cách có hiệu quả lợi ích hợp pháp vàchính đáng của các bên khi tham gia vào kinh tế thương mại

Giải quyết tốt tranh chấp là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Muốn

có một nền kinh tế phát triển thì các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ kinh tếthương mại nói riêng phải được điều chỉnh bằng pháp luật, phải đảm bảo bằng phápluật Việc đầu tiên là hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra bằng cách đặt ra các chếđịnh và chế tài tạo thành một "sân chơi" lành mạnh và công bằng Khi tranh chấp xảy

ra phải có các thủ tục, biện pháp để giải quyết, nếu không giải quyết kịp thời thì hậuquả sẽ dây dưa kéo dài và thiệt hại rất lớn Điều đó không những làm thiệt hại, kìmhãm phát triển nền kinh tế mà còn gây nên một khuyết điểm lớn của môi trường kinhdoanh, các chủ thể sau tranh chấp có thể "quay lưng" lại với nhau đố kỵ và không tin

Trang 14

tưởng lẫn nhau Một tâm lý yên tâm làm ăn kinh tế, mạnh dạn đầu tư sẽ góp phần cảithiện nền kinh tế

Giải quyết hậu quả kịp thời tranh chấp còn có ý nghĩa cực kỳ quan trong việc quản

lý xã hội bằng pháp luật, vừa tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiập, vừa góp phầntạo môi trường pháp lý có kỷ cương Trong sản xuất kinh doanh tạo niềm tin, thực hiệncông bằng và bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước Thực hiệnsản xuất kinh doanh có hiệu quả

Tính hiệu quả được xét ở hai góc độ hiệu quả chuyên môn và hiệu quả kinh tế.Muốn vậy trong khi tiến hành một hình thức giải quyết tranh chấp nào cũng phải tuânthủ một số nguyên tắc

1.2 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp.

Dựa trên cơ sở tự do và tự chủ trong kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật, việcgiải quyết tranh chấp phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc tự định đoạt: Theo nguyên tắc này thể hiện trước hết là ở chỗ các bên

có quyền thoả thuận phương thức giải quyết tranh chấp có lợi nhật có thể là tự thươnglượng, hoặc thông qua trung gian hoà giải, hoặc thông qua một hình thức tài phán Sau

đó các bên có thể không nhất thiết phải tham gia tố tụng mà có thể uỷ quyền cho ngườikhác tham gia tố tụng, có quyền nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ quyền và lợi íchcủa mình Cuối cùng khi đã đưa tranh chấp ra trọng tài hoặc toà án các bên có quyềnhoà giải hoặc thay đổi nội dung đơn kiện hoặc rút đơn kiện

- Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật: Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích chính đángcủa các bên không phân biệt thành phần kinh tế, số vốn, tài sản

- Nguyên tắc hoà giải: Trước hết các bên phải tiến hành tự hoà giải, chỉ khi nàokhông hoà giải được mới nhờ đến các cơ quan tài phán giải quyết Khi thụ lý vụ án các

cơ quan tài phán cũng tiến hành các biện pháp hoà giải và công nhận hoà giải trước khixét xử (Quy định tại Điều 35 pháp lệnh giải quyết vụ án tranh chấp kinh tế, Điều 35quy tắc tố tụng trọng tài trong nước và Điều 35 quy tắc tố tụng của trung tâm trong tàiquốc tế Việt Nam)

- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo hạn chế giánđoạn quá trình sản xuất kinh doanh Hoạt động kinh doanh được thực hiện theo chutrình sản xuất khép kín, vì vậy ở bất kỳ một công đoạn nào xảy ra trục trặc đều dẫn đến

Trang 15

ảnh hưởng toàn bộ quá trình kinh doanh Giải quyết tranh chấp không được tiến hànhmột cách nhanh chóng kịp thời sẽ ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển vững mạnhcủa chủ thể kinh doanh Nhanh chóng, kịp thời nhưng phải dứt điểm, đạt hiệu quả thihành cao nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên.

Ngoài ra, xuất phát từ mức độ lợi ích của doanh nghiệp, việc giải quyết tranh chấpphải quan tâm đến một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, là giải quyết đước tranh chấp với chi phí thấp nhất về tiền bạc và thời gianchi phí để bỏ ra giải quyết tranh chấp cũng là chi phí kinh doanh, vì vậy khi phát sinhtranh chấp là nảy sinh thêm chi phí Đặt ra yêu cầu phải hạn chế ở mức thấp nhất các chiphí không mang lại hiệu quả kinh doanh này Các bên nên lựa chọn giải quyết với chi phíthấp nhất, đồng thời các cơ quan giải quyết tranh chấp cũng phải tính đến yêu cầu này đểđặt ra nhưng quy định phù hợp, tạo niềm tin cho người kinh doanh

Thứ hai, phải bảo vệ được uy tín của các bên trong thương trường Trong quá trìnhgiải quyết tranh chấp, không bên nào được đưa ra bất kỳ một thông tin nào ngoài phạm

vi giải quyết tranh chấp, nhằm hạ uy tín hay ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của đốiphương trên thương trường, trước công luận, hay trước tổ chức giải quyết tranh chấp Thứ ba, giải quyết tranh chấp phải bảo đảm các yếu tố bí mật trong kinh doanhtrong hoạt động kinh doanh để có được thành công thì các chủ thể đều có những bíquyết riêng của mình vì vậy họ không muốn đề người khác biết Khi mà quyền kinhdoanh được coi là hợp pháp thì quyền giữ bí mật trong kinh doanh cũng được phápluật bảo hộ

Trong các phương thức giải quyết tranh chấp chỉ có thông qua toà án là xét xửcông khai nhưng ngay cả trong trường hợp các bên kiện ra toà, thì yêu cầu về tính bảomật và uy tín cũng được tôn trọng như quy định ở Điều 7 pháp lệnh về thủ tục giảiquyết các vụ án kinh tế: "Các vụ án kinh tế được xét xử công khai trừ trường hợp cầngiữ bí mật Nhà nước hoặc giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ".Trong nền kinh tế, có nhiều phương thức và loại hình giải quyết tranh chấp khácnhau, tất cả đều nhằm giải quyết một cách có hiệu quả nhất, quyền và lợi ích của cácbên đều được bảo đảm Các khả năng, hình thức và biện pháp giải quyết tranh chấpđược quy định trong pháp luật của mỗi quốc gia thích ứng với điều kiện kinh tế xã hội

Trang 16

của quốc gia đó Đó là việc giải quyết tranh chấp thông qua một cơ quan tài phán cóđơn kiện, hoặc giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục đơn kiện

1.3 Các biện pháp giải quyết tranh chấp.

a Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

Đây là biện pháp các bên áp dụng trước khi đi kiện khi pháp sinh tranh chấp Cácbên sẽ đưa ra trao đổi bàn bạc các biện pháp để đi đến thống nhất chung cho việc giảiquyết tranh chấp Các bên có thể trực tiếp hoặc thông qua đại diện gặp nhau đàm phán

để giải quyết những vấn đề phát sinh Đại diện củ7a mỗi bên có thể là giám đốc, làngười được giám đốc uỷ quyền hoặc luật sư thay mặt doanh nghiệp đó tham gia vào quátrình thương lượng Việc thương lượng có thể tiến hành trực tiếp hoặc thông qua cáchình thức trao đổi thông tin

Trong hình thức thương lượng, các bên có quyền tự do ý trí, bình đẳng, cùng nhauxem xét vấn đề trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành Nếu các bên đạtđược sự thoả thuận thì coi như tranh chấp được giải quyết

Biện pháp thương lượng là biện pháp giải quyết đơn giản, tiết kiệm được thời gian

và chi phí đối với mỗi bên Việc thương lượng còn thể hiện sự thiện chí thương lượng củacác bên trong việc giải quyết tranh chấp, sau khi đã thoả thuận thống nhất các bên vẫn giữđược mối quan hệ tốt với nhau trong các thương vụ sau này, cũng như giữ được uy tín vàbảo vệ được bí mất kinh doanh

Tuy vậy biện pháp này thường chỉ thành công khi các bên cùng có thiện chí trongviệc giải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên tỏ ra quá nóng vội, khiêu khích thìquá trình thương lượng coi như thất bại Mặt khác, nếu mâu thuẫn quá phức tạp cácbên không giữ được cách đánh giá khách quan thì rất khó thoả hiệp Hoặc nếu tranhchấp liên quan đến nhiều bên, tranh chấp mà việc giải quyết nó nằm ngoài khả năngcủa các bên thì phải có một bên thứ ba hoặc một cơ quan hoà giải mới giải quyết đượcchứ thương lượng không giúp ích gì nhiều

b Giải quyết tranh chấp bằng trung gian hoà giải

Hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp giữa các bên thông qua một người thứ

ba gọi là hoà giải viên Hoà giải viên được các đương sự chọn có nghĩa vụ "trung lập"tạo điều kiện giúp đỡ các bên tranh chấp đạt được một giải pháp để điều hoà lợi íchkhắc phục mâu thuẫn bất đồng đã phát sinh

Trang 17

Hoà giải viên sẽ tiến hành họp kín với riêng từng bên hoặc họp chung với cả haibên để tìm hiểu kỹ nội dung tranh chấp, đưa ra những lý giải, phân tích cho các bênthấy rõ lợi ích của mình và của bên kia để cùng tìm ra một giải pháp thống nhất giảiquyết tranh chấp hợp tình hợp lý Hoà giải viên không có quyền hạn gì để ra quyếtđịnh hoặc áp đặt một giải pháp nào đối với các bên, cũng như không thể đưa ra cácbiện pháp khẩn cấp tạm thời.

Hoà giải là hình thức giải quyết tranh chấp mang tính chất tự nguyện, nó mang đầy

đủ những ưu điểm của thương lượng Ngoài ra, hoà giải còn có những ưu điểm khiếnkhông giải quyết tranh chấp dễ dàng hơn Chẳng hạn hoà giải viên thường là nhữngchuyên gia am hiểu về vấn đề đang tranh chấp, họ lại có một đánh giá sự việc kháchquan hơn, hoà giải viên có thể đưa ra giải quyết cho cả hai bên cùng tham khảo, họthường có những phân tích chính xác, rõ ràng các vấn đề thực tế trong tranh chấp, từngbước gỡ từng bước "mút" bất đồng

Hoà giải cũng chỉ thành công khi hai bên có thiện chí giải quyết tranh chấp và nhìnchung thể thức này không có giá trị bắt buộc trừ khi các bên đạt được sự thoả thuận.Nếu các bên cứ khăng khăng bảo thủ thì tranh chấp cũng không giải quyết được vì hoàgiải viên không đưa ra những quyết định buộc các bên phải thi hành

Người trung gian hoà giải được chọn thông qua sự thống nhất thoả thuận của cácbên Đó có thể là các tranh chấp trong lĩnh vực chuyên môn của họ Trong hoạt độngkinh tế đối ngoại, đặc biệt trong thương mại quốc tế trung gian hoà giải có thể là một

tổ chức Chính phủ như đại sứ quán các trung tâm xúc tiến thương mại hoặc là các tổchức phi Chính phủ

Hai phương thức trên có giải quyết tranh chấp thành công hay không đều phụ thuộcrất lớn vào sự tự nguyện và thiện ý của các bên Thiếu những yếu tố đó việc giải quyếttranh chấp sẽ thất bại Do đó cần giải quyết bằng những phương thức khác, quyết địnhcủa cơ quan giải quyết tranh chấp phải được tuân thủ Người có quyền lợi bị vi phạmsau khi không thành công trong việc áp dụng của các biện pháp trên (hoặc bỏ qua) cóthể kiện ra toà án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền lợi của mình

c Giải quyết tranh chấp theo thủ tục toà án

Điều 1 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế đã quy định về quyền yêu cầu

Trang 18

pháp luật quy định, có quyền khởi kiện vụ án kinh tếư để yêu cầu toàn án bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của mình''

Tranh chấp kinh tế nói chung và tranh chấp thương mại nói riêng được kiện đối vàxét xử ở toà kinh tế Toà án có thẩm quyền xét xử các tranh chấp pháp sinh từ tất cảcác mối quan hệ kinh tếư trong nước kể cả thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp.Thẩm quyền giải quyết của toà án được phân cấp, theo lãnh thổ và theo sự lựa chọncủa nguyên đơn

+ Thẩm quyền theo cấp:

Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp hợpđồng kinh tế mà giá trị thấp dưới 50 triệu, trừ những tranh chấp có yếu tố nước ngoài Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án kinh tếư thuộcthẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện

Toà án kinh tế Toà án nhân dân tối cao chỉ xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm các vụ

án kinh tế

Toà án phúc thẩm Toà án nhân dân tối cac xét xử phúc thẩm các bản án sơ thẩmcủa toà án kinh tế Toà án nhân dân cấp huyện

+ Thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ: Toà án cấp có thẩm quyền xét xử sơ thẩm

là Toà án nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú Nếu vụ án chỉ liên quan đến bất động sản thìtoà án có nơi có bất động sản giải quyết

+ Theo yêu cầu giải quyết của nguyên đơn: Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án

để yêu cầu giải quyết trong các trường hợp sau: Toà án an có tài sản, nơi có trụ sở hoặcnơi cư trú của bị đơn hoặc chi nhánh của bị đơn

Toà án nơi thực hiện hợp đồng kinh tế nếu các bị đơn có trụ sở hoặc nơi cư trú khácnhau, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi cư trú hoặc có trụ sở của một trong các

bị đơn giải quyết vụ án

Nếu vụ án có liên quan đến bất động sản thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi

có bất động sản hoặc nơi cư trú của bị đơn giải quyết, hoặc chọn một trong các nơi nếuliên quan đến bất động sản ở nhiều nơi

Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài xảy ra ở Việt Nam, Toà án cũng có thẩmquyền xét xử, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam ký kết hoặc tham gia có quy định khác

Trang 19

Muốn đưa tranh chấp ra kiện ở Toà án nguyên đơn phải có đơn và tài liệu chứngminh cho yêu cầu của mình, đồng thời phải tạm ứng án phí Trước khi xét xử Toà sẽtiến hành hoà giải Nếu hoà giải thành thì thẩm phán lập biên bản hòa giải thành và coiđây như là quyết định của Toà án, bằng không cũng lập biên bản hoà giải không thành vàtiếp tục xét xử Việc xét xử gồm xét xử sơ thẩm và phúc thẩm (nếu có) Sau phiên sơthẩm, nếu không nhất trí với quyết định của Toà thì các đương sự vẫn có quyền kháng cáotheo thủ tục phúc thẩm, trong thời gian 10 ngày, lên Toà án trên một cấp Bản án phúcthẩm sau khi tuyên thì có hiệu lực pháp luật ngay và không được quyền kháng cáo.Trong một số trường hợp đặc biệt sau khi thi hành án, có thể có những phiên giámđốc thẩm và tái thẩm.

Giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng tại Toà án thường là giải pháp cuối cùngcủa các bên bởi quyết định của Toà án có tính cưỡng chế rất cao vì được đảm bảo bằng

bộ máy thi hành và giám sát thi hành án của Nhà nước Ngoài ra trong quá trình thụ lý

và xét xử , Toà án có thể đưa ra những "biện pháp khẩn cấp tạm thời" như tạm giữ tàisản, phong toả tài khoản để bảo vệ bằng chứng, bảo đảm việc thi hành án

Tuy nhiên, tranh chấp kinh tế trên thế giới thường ít được kiện ra Toà án vị nhiều lý

do Trước hết đó là trong thủ tục Toà án, quyền tự quyết của các đương sự ở mức thấpnhất so với các phương thức khác, pháp luật can thiệp trong toàn bộ quá trình giảiquyết tranh chấp Các bên sẽ phải tuân thủ theo những thủ tục cứng nhắc, bắt buộc,phức tạp và kéo dài, án phí lại thường cao Thứ hai, một khi đã đưa tranh chấp ra Toàthì những bí mật kinh doanh cũng như uy tín của doanh nghiệp sẽ không được bảotoàn, cho dù doanh nghiệp là bên thắng kiện Thứ ba, khi đã kiện tụng trước Toàn thìquan hệ hợp tác giữa hai bên khó có thể duy trì, doanh nghiệp sẽ mất một đối tác, mộtbạn hàng nghĩa là mất nguồn lợi do quan hệ kinh tế đem lại

d Giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục trọng tài

Tranh chấp thương mại có thể được giải quyết thông qua trọng tài kinh tế Đây làmột phương thức giải quyết tranh chấp do các bên tự thoả thuận lập ra nhằm giải quyếtdứt điểm các vụ tranh chấp Trọng tài kinh tế tồn tại từ rất lâu và phát triển mạnh mẽtrên thế giới như ngày nay vì tố tụng của nó đã mang lại những lợi ích thiết thực chocác nhà doanh nghiệp Tuy nhiên, ở Việt Nam trọng tài phi Chính phủ vẫn còn chưa

Trang 20

phương pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, đặc biệt trong lĩnh vực thương mạiquốc tế

2 Giới thiệu về cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO

2.1 Giới thiệu

Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) chính thức ra đời kể từ ngày 1/1/1995 là kếtquả của Vòng đàm phán Urugoay (1986-1995) với tiền thân là Hiệp định chung vềthuế quan và thương mại (GATT 1947) WTO được coi như một thành công đặc biệttrong sự phát triển thương mại và pháp lý cuỗi thế kỷ XX với một hệ thống đồ sộ cáchiệp định, thoả thuận, danh mục nhượng bộ thuế quan điều chỉnh các quyền và nghĩa

vụ thương mại của các quốc gia thành viên

Với các mục tiêu đầy tham vọng là thúc đẩy tiến trình tự do hoá thương mại trêntoàn cầu, nâng cao mức sống của người dân các nước thành viên và giải quyết các bấtđồng về lợi ích giữa các quốc gia trong khuôn khổ hệ thống thương mại đa biên, sựvận hành của WTO đã và sẽ có tác động to lớn đối với tương lai lâu dài của kinh tế thếgiới cũng như kinh tế của từng quốc gia Theo tính toán, có tới trên 95% hoạt độngthương mại trên thế giới hiện nay được điều chỉnh bởi các Hiệp định của Tổ chức này

Để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các qui định trong Hiệp định, ngănchặn các biện pháp thương mại vi phạm các Hiệp định, góp phần vào việc thực hiệncác mục tiêu to lớn của WTO, một cơ chế giải quyết các tranh chấp trong khuôn khổ tổchức này đã được thiết lập Cơ chế này là sự hiện thực hoá xu thế pháp lý hoá quátrình giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ngày nay, dần dần thay thế các phươngthức giải quyết tranh chấp mang tính chính trị, ngoại giao trong lĩnh vực này

Việt Nam đã là thành viên của WTO nên có thể sử dụng cơ chế này cho các tranhchấp thương mại có thể có với các thành viên WTO khác Cơ chế này sẽ là một cứucánh quan trọng để bảo vệ các lợi ích thương mại của chúng ta trong quan hệ thươngmại quốc tế Hiện tại, việc xem xét cơ chế giải quyết tranh chấp này cùng với hệ thống

án lệ đồ sộ của nó có ý nghĩa thực tiễn to lớn không chỉ trong việc hiểu chính xác cácqui định của HĐTM mà còn góp phần bảo vệ các lợi ích chính đáng của Việt Namtrong quá trình thực thi HĐTM bởi HĐTM được xây dựng chủ yếu dựa trên các quytắc thương mại quốc tế đang có hiệu lực trong WTO

2.2 Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO:

Trang 21

Là sự kế thừa các qui định về giải quyết tranh chấp đã từng phát huy tác dụng tíchcực gần 50 năm qua trong lịch sử GATT 1947 Rút kinh nghiệm từ những bất cậptrong cơ chế cũ, một số cải tiến căn bản về thủ tục đã được đưa vào cơ chế mới, gópphần không nhỏ trong việc nâng cao tính chất xét xử của thủ tục này cũng như tăngcường tính ràng buộc của các quyết định giải quyết tranh chấp.

Mục tiêu căn bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là nhằm “đạt đượcmột giải pháp tích cực cho tranh chấp”, và ưu tiên những “giải pháp được các bêntranh chấp cùng chấp thuận và phù hợp với các Hiệp định liên quan” Xét ở mức độrộng hơn, cơ chế này nhằm cung cấp các thủ tục đa phương giải quyết tranh chấp thaythế cho các hành động đơn phương của các quốc gia thành viên vốn tồn tại nhiều nguy

cơ bất công, gây trì trệ và xáo trộn sự vận hành chung của các qui tắc thương mại quốctế

Qua hơn một thập kỷ thực hiện, cơ chế giải quyết tranh chấp này đã tỏ rõ ưu thếcủa mình trong việc giải quyết có hiệu quả các tranh chấp giữa các quốc gia trongkhuôn khổ WTO Hiệu quả này đạt được chủ yếu dựa trên các qui định hết sức chặtchẽ về thủ tục được nêu tại các văn bản (nguồn) khác nhau, cơ chế thông qua quyếtđịnh mới (cơ chế đồng thuận phủ quyết), các cơ quan chuyên môn độc lập với các thờihạn cụ thể Không phải ngẫu nhiên mà cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO đượccoi là một trong những thành công cơ bản của Vòng đàm phán Urugoay

2.3 Văn b n đi u ch nh ho t đ ng gi i quy t tranh ch p trong WTO ản điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp trong WTO ều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp trong WTO ỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp trong WTO ạt động giải quyết tranh chấp trong WTO ộng giải quyết tranh chấp trong WTO ản điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp trong WTO ết tranh chấp trong WTO ấp trong WTO

Trên cơ sở các qui định rời rạc về giải quyết tranh chấp trong GATT, WTO đãthành công trong việc thiết lập một cơ chế pháp lý đầy đủ, chi tiết trong một văn bảnthống nhất để giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên WTO (bao gồm

các quốc gia có chủ quyền và những lãnh thổ thuế quan riêng biệt) : Thỏa thuận về

các Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU) - Phụ lục 2

Hiệp định Marrakesh thành lập WTO

Ngoài ra, cơ chế này còn được có một số qui định riêng biệt trong các văn bản khác(được DSU viện dẫn đến) như:

- Điều XXII và XXIII GATT 1947 (Điều 3.1 DSU)

Ngày đăng: 11/01/2016, 21:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w