Từ vựng và các biện pháp tu từ Từ vựng và các biện pháp tu từ Từ vựng và các biện pháp tu từ Từ vựng và các biện pháp tu từ Từ vựng và các biện pháp tu từ Từ vựng và các biện pháp tu từ Từ vựng và các biện pháp tu từ Từ vựng và các biện pháp tu từ Từ vựng và các biện pháp tu từ Từ vựng và các biện pháp tu từ Từ vựng và các biện pháp tu từ
Trang 1CHUYÊN ĐỀ: ĐỌC HIỂU
TỪ VỰNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.Từ vựng
-Từ đơn, từ ghép, từ láy (tượng thanh, tượng hình), từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng… -Từ loại tiếng Việt: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ, lượng từ, tình thái từ, quan
hệ từ…
-Ví dụ:
+ Trong các dòng sau, dòng nào chỉ chứa các cụm từ có những từ đồng âm?
A Ga xe lửa- ga trải giường- bình ga C Mũi tàu- mũi kim- mũi dọc dừa
B Chạy nhanh- chạy hàng – chạy lũ D Cả a, b, c
TL: A Nghĩa khác nhau ( đồng âm, khác nghĩa )
+ Tìm các từ láy và từ láy tượng hình trong đoạn văn trên?
Biển luôn thay đổi màu sắc tùy theo sắc mây trời (2)Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch (3)Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương (4)Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề (5)Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ.(6) Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế (6)Nhưng vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kỳ diệu muôn màu sắc ấy phần lớn là do mây trời và ánh sáng tạo nên (Vũ Tú Nam)
TL: Từ tượng hình: mơ màng, xám xịt, nặng nề,
Từ tượng thanh: ầm ầm
+Từ “của” trong các câu sau là từ loại nào?
-Của cải anh ta có rất nhiều (danh từ)
-Chiếc ô này là của tôi (quan hệ từ)
2.Các biện pháp tu từ (Có 3 loại: Biện pháp tu từ từ vựng, biện pháp tu từ cú pháp và biện pháp tu từ ngữ âm)
a Nhân hóa:
Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật…bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật…trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của con người
* Chú ý đặc điểm nhận dạng ( Nhân Hóa )
-Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật “Bác nồi đồng hát bùng boong”
-Dùng các từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất, trạng thái của người để gọi cho vật “Tàu ăn than”
-Trò chuyện xưng hô với vật như với người “Núi cao chi lắm núi ơi/ Núi che mặt trời chẳng thấy người thương”
a.So sánh: ( quan hệ liên tưởng tương đồng )
Là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng
sự gợi hình, gợi cảm trong sự diễn đạt
-So sánh ngang bằng “Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo/ Khi tới trường, cô giáo như mẹ hiền”
-So sánh không ngang bằng “Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng”
* Dấu hiệu nhận biết ( So Sánh )
Trang 2- Là / Như / Bằng/ Chẳng Bằng hoặc có dấu ( : )
VD: Cửu Long lòng mẹ : bao la sóng trào
c.Ẩn dụ: ( so sánh ngầm, chỉ có một vế, vế ẩn phải => ) ( Tương Đồng )
Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng mức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
VD: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Mặt trời 1: Mặt trời của tự nhiên
Mặt trời 2: Mặt trời của cả dân tộc VN
-Ẩn dụ chỉ hình thức :“Về thăm quê Bác làng sen / Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng” ( lửa hồng = màu đỏ )
-Ẩn dụ phẩm chất “Người Cha mái tóc bạc/ Đốt lửa cho anh nằm” ( Người Cha = Bác
Hồ ) => Bác có những tình cảm yêu thương với anh đội viên giống như người cha đối với con
-Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: (Cảm nhận các sự vật hiện tượng thông qua các giác quan khác không phải giác quan vốn dĩ của nó)
VD: Giọng nói ngọt ngào
Cha lại dắt con đi trên cát mịn/ Ánh nắng chảy đầy vai
Nắng giòn tan
d.Hoán dụ: ( Tương Cận )
Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi (tương cận) với nó làm tăng sự gợi hình, gợi cảm cho
sự diễn đạt
- Đội quân tóc dài ( tóc dài = con gái )
Lấy bộ phận để gọi toàn thể “Bàn tay ta làm nên tất cả / Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” => Bàn tay là 1 bộ phận của con người nhưng lại được dùng để chỉ Sức mạnh chung của con người
Lấy vật chứa đựng để gọi tên vật bị chứa đựng “Vì sao trái đất nặng ân tình/ Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh => trái đất là vật chứa đựng, Hồ Chí Minh là vật bị chứa đựng
Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật “Áo chàm đưa buổi phân ly/ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” => Áo chàm là trang phục của người dân Việt Bắc
VD: Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thành thị đứng lên
Áo nâu = nông dân / Áo xanh = công nhân
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng “Ngày Huế đổ máu / Chú Hà Nội về”
đổ máu ( cụ thể ) => trừu tượng chiến tranh, hi sinh
g.Đối lập: ( Giữa các vế câu hoặc 2 câu với nhau )
Trang 3Là cách xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa trong diễn đạt nhằm biểu đạt một ý nghĩa nào đó
VD : Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Gươm mài đá, đá núi phải mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
i.Điệp:
Là biện pháp tu từ lặp lại một số yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu…) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc, ý nghĩa có khả năng gợi hình ảnh nghệ thuật
-Điệp cách quãng “Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi”
-Điệp nối tiếp “Đoàn kết, đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết
-Điệp vòng “Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy….”
k.Câu hỏi tu từ:
Hình thức là câu hỏi nhưng thực tế lại là câu khẳng định hoặc phủ định cảm xúc Câu hỏi tu từ không đòi hỏi câu trả lời
“Than ôi!Thời oanh liệt nay còn đâu?”
e.Liệt kê
- Liệt kê tên địa danh:
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng
- Liệt kê tên triều đại:
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
h.Đảo ngữ:
Là sự thay đổi trật tự cú pháp thông thường của câu nhằm nhấn mạnh tích chất, đặc điểm…của đối tượng cần miêu tả
VD: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc