1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

RÈN KĨ NĂNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9

30 1,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 217 KB

Nội dung

Cũng như các môn học khác trong nhà trường phổ thông môn Địa lí cũng đang đứng trước những vận hội và thách thức mới. Để phù hợp với đặc trưng môn học đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh thì việc dạy và học Địa lí trong nhà trường phổ thông muốn đạt hiệu quả cao cần phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn trong việc khai thác hệ thống kênh chữ và kênh hình. Sở dĩ như vậy vì kênh hình ngoài chức năng đóng vai trò là phương tiện trực quan minh hoạ cho kênh chữ, nó còn là một nguồn tri thức lớn có khả năng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, thông qua kênh hình con đường nhận thức của học sinh được hình thành, giúp cho học sinh tự mình phát hiện và khắc sâu kiến thức. Sử dụng kênh hình còn giúp cho giáo viên tổ chức việc dạy và học theo đặc trưng bộ môn nhằm đạt hiệu quả cao.Trong thời gian gần đây sách giáo khoa Địa lí đã có nhiều thay đổi phù hợp hơn với nhu cầu đổi mới dạy và học. Trong đó, số lượng kênh hình chiếm tỉ lệ khá cao với nội dung phong phú: bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu và được thể hiện bằng màu sắc có tính khoa học, trực quan cao đảm bảo thuận lợi cho việc dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Để có thể khai thác được tối đa hệ thống kiến thức của sách giáo khoa việc hướng dẫn cho học sinh phương pháp khai thác hệ thống kênh hình là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Địa lí. Vì vậy, tôi chọn chuyên đề nghiên cứu: “Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 9”

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ

RÈN KĨ NĂNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC

MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9

Trang 2

MỤC LỤC

Danh mục các bảng……… 2

Các chữ cái viết tắt… ………3

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ……… 4

1.Lí do chọn chuyên đề………4

2.Mục đích nghiên cứu……… … 5

3.Nhiệm vụ nghiên cứu……… ……….5

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5

5 Phạm vi nghiên cứu 6

6 Phương pháp nghiên cứu……… ……… 6

7 Cấu trúc của chyên đề 6

PHẦN II NỘI DUNG ……… 8

I.Tổng quan vấn đề nghiên cứu………7

II.Thực trạng vấn đề nghiên cứu.……….……9

1.Thuận lợi……… ……….9

2.Khó khăn ……… ……… ……… 9

3 Nguyên nhân của thực trạng……….……… 11

III Phương pháp khai thác kênh hình trong giảng dạy Địa Lí 9……….11

1 Đặc điểm kênh hình trong SGK Địa Lí 9- THCS……… 11

2 Các loại kênh hình trong dạy học Địa Lí 9……….12

3 Xác định việc sử dụng kênh hình trong các khâu dạy học Địa Lí………… 13

4 Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình cụ thể……… 14

IV.Khai thác kênh hình cụ thể trong bài dạy Vùng đồng bằng sông Cửu Long 22 V Kết quả……… 25

PHẦN III KẾT LUẬN……… 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 30

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Kết quả điều tra thái độ học tập của học sinh với môn Địa lí Bảng 2: Kết quả trung bình môn của học sinh

Trang 5

nó còn là một nguồn tri thức lớn có khả năng phát huy tính tích cực chủ động,sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập Bên cạnh đó, thông qua kênh hìnhcon đường nhận thức của học sinh được hình thành, giúp cho học sinh tự mìnhphát hiện và khắc sâu kiến thức Sử dụng kênh hình còn giúp cho giáo viên tổchức việc dạy và học theo đặc trưng bộ môn nhằm đạt hiệu quả cao.

Trong thời gian gần đây sách giáo khoa Địa lí đã có nhiều thay đổi phùhợp hơn với nhu cầu đổi mới dạy và học Trong đó, số lượng kênh hình chiếm tỉ

lệ khá cao với nội dung phong phú: bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu vàđược thể hiện bằng màu sắc có tính khoa học, trực quan cao đảm bảo thuận lợicho việc dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh

Để có thể khai thác được tối đa hệ thống kiến thức của sách giáo khoa việchướng dẫn cho học sinh phương pháp khai thác hệ thống kênh hình là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Địa lí Vì vậy, tôi chọn chuyên

đề nghiên cứu: “Rèn luyện kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình trong dạyhọc Địa lí lớp 9”

1.2 Cơ sở thực tiễn

Hiện nay, cùng với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa tạo điềukiện cho học sinh có thể tự học và tự nghiên cứu nhiều hơn thì việc đổi mớiphương pháp cũng đang được các GV chú ý và thực hiện Một loạt các phươngpháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” đã và đang được GV sử dụng trongquá trình dạy học

Đối với môn Địa lí, việc đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tínhtích cực, chủ động tìm tòi kiến thức càng có ý nghĩa quan trọng Trong thực tếgiảng dạy Địa lí hiện nay có thể thấy việc sử dụng kênh hình ngày càng phổ biến

và đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh Đây làmột phương tiện dạy học tích cực, nó không chỉ có chức năng minh hoạ cho bàigiảng mà còn góp phần cung cấp kiến thức mới hiệu quả, sinh động, hấp dẫn.Kênh hình còn giúp cho giáo viên thuận lợi và tiết kiệm thời gian trong quá trìnhgiảng dạy Địa lí

Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng kênh hình Địa lí vẫn còn nhiều hạnchế Lâu nay đại đa số giáo viên Địa lí có sử dụng kênh hình đặc biệt là các

Trang 6

phương tiện trực quan song chủ yếu mang tính chất minh hoạ cho kênh chữ.Ngoài ra một số GV thường ít hoặc không sử dụng đồ dùng trực quan nên chưatạo được nhu cầu và hứng thú cho học sinh.

Về phía HS, sau khi được học Địa lí với phương pháp dạy học tích cực đa

số các em hứng thú và thích học môn Địa lí, thái độ học tập của các em thay đổitheo chiều hướng tích cực Các em có kĩ năng khai thác kiến thức từ kênh hìnhkhá hiệu quả Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn coi Địa lí là môn phụ cho nên họctập không nghiêm túc, mang tính chống đối và ít khi duy trì được hứng thú lâudài với môn học

Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học Điạ lí ở các trường phổ thôngtrong những năm gần đây cũng đã được chú ý đầu tư nhưng vẫn còn thiếu vàchưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học Nhiều GV cũng đã tiến hành xây dựngcác đồ dùng hỗ trợ thêm cho việc giảng dạy (như các mô hình, các tranh ảnh sưutầm )

Như vậy, kĩ năng giảng dạy và hướng dẫn học sinh khai thác kênh hìnhnhìn chung còn nhiều hạn chế GV đã biết sử dụng kênh hình nhưng khôngthường xuyên cho nên dẫn đến HS cũng lúng túng không biết cách tiếp cận đểkhai thác kiến thức từ kênh hình

Để đổi mới PPDH không phải từ bỏ hoàn toàn phương pháp cũ mà cần kếthợp hài hoà làm sao học sinh có thể lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất Khi khaithác các kênh hình Địa lí, ngoài chức năng là “nguồn minh hoạ cho kiến thức”giáo viên cần chú ý đến chức năng là “nguồn tri thức” và “nguồn cung cấp kiếnthức”cho HS Đồng thời tạo điều kiện để học sinh được làm việc với các phươngtiện trực quan qua đó lĩnh hội được tri thức, rèn luyện thói quen độc lập, sángtạo của HS

mà còn hình thành các kĩ năng rất cần thiết trong cuộc sống của các em

3 Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Nghiên cứu những cơ sở về “kênh hình địa lí” và việc “rèn luyện kỹ

năng khai thác và sử dụng kênh hình địa lí” cho học sinh

- Điều tra, tìm hiểu để nắm được thực trạng việc rèn luyện kỹ năng địa lícủa học sinh lớp 9 trường THCS Tuân Chính

- Đề xuất một số ý kiến về các biện pháp nhằm củng cố, nâng cao kỹ năngkhai thác và sử dụng kênh hình Địa lí cho học sinh lớp 9 trường THCS TuânChính

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu.

Trang 7

- Đối tượng nghiên cứu:

Kỹ năng khai thác và sử dụng kênh hình môn Địa lí lớp 9

- Khách thể nghiên cứu:

Học sinh lớp 9A,B - Trường THCS Tuân Chính

5 Phạm vi nghiên cứu.

- Chuyên đề được xây dựng trong phạm vi môn Địa Lí cấp THCS

- Một số vấn đề về lí luận và thực tiễn trong việc rèn luyện kĩ năng khai thác

và sử dụng kênh hình cho HS lớp 9

6 Phương pháp nghiên cứu.

Đối với chuyên đề này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu các tài liệu liên quannhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài

- Phương pháp quan sát: nhằm tìm hiểu việc rèn luyện kỹ năng khai tháckênh hình của học sinh trong giờ học

- Phương pháp điều tra: nhằm đánh giá thực trạng có bao nhiêu học sinhcòn yếu, kém khi thực hành kỹ năng Địa lí

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:

Thông qua kết quả các bài kiểm tra có thể đánh giá chất lượng và hiệuquả các bài tập về kỹ năng khai thác kênh hình của học sinh

- Rút kinh nghiệm từ các tiết dạy trên lớp của bản thân và đồng nghiệp

7 Cấu trúc của chuyên đề:

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn chuyên đề

2 Mục đích nghiên cứu

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

5 Phạm vi nghiên cứu

6 Phương pháp nghiên cứu

7 Cấu trúc của chuyên đề

PHẦN II NỘI DUNG

I.Tổng quan vấn đề nghiên cứu

II.Thực trạng vấn đề nghiên cứu 1.Thuận lợi

2.Khó khăn

3 Nguyên nhân của thực trạng

III Phương pháp khai thác kênh hình trong giảng dạy Địa Lí 9

1 Đặc điểm kênh hình trong SGK Địa Lí 9- THCS

Trang 8

2 Các loại kênh hình trong dạy học Địa Lí 9

3 Xác định việc sử dụng kênh hình trong các khâu dạy học Địa Lí

4 Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình cụ thể

IV.Khai thác kênh hình cụ thể trong bài dạy Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Trang 9

PHẦN II: NỘI DUNG I.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

Rèn luyện kĩ năng khai thác kênh hình cho học sinh trong dạy học Địa lí

là việc làm quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu dạy học Song song vớiviệc lựa chọn các PPDH, các hình thức tổ chức dạy học thì việc lựa chọn khaithác kênh hình và TBDH rất cần được lưu ý Nó góp phần quyết định sự thànhcông của bài giảng và là dấu hiệu của đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tíchcực của HS

Trong quá trình dạy học, phương tiện trực quan và những đồ dùng trựcquan nói chung là một trong những nguồn thông tin cung cấp kiến thức quantrọng, nó có tác dụng tạo nên hình ảnh giúp cho học sinh nhận thức kiến thức dễdàng và bền vững

Kênh hình là một vật thể hoặc một nhóm các vật thể mà giáo viên sử dụngtrong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình này giúp cho họcsinh lĩnh hội được những khái niệm, những định luật Hình thành ở các emnhững kĩ năng, kĩ xảo, thái độ cần thiết Đồng thời kênh hình còn là phương tiệnkết nối giữa GV và HS trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy và học

Trong quá trình dạy học Địa lí kênh hình có vai trò hết sức quan trọng, nókhông chỉ là phương tiện trực quan và những đồ dùng trực quan mà còn là trithức địa lí quan trọng

Đối với Giáo viên, có thể sử dụng kênh hình trong quá trình dạy học đểđiều khiển, hướng dẫn các hoạt động nhận thức của học sinh Bên cạnh đó kênhhình cũng là phương tiện để nâng cao nghiệp vụ sư phạm trong thực tiễn bảnthân người GV

Sử dụng kênh hình trong quá trình dạy học cũng tạo điều kiện để GV ápdụng các phương pháp tích cực vào giảng dạy Kênh hình còn giúp cho GV đàosâu thêm kiến thức, từ đó truyền đạt cho các em HS những kiến thức phù hợpvới xu thế phát triển của thời đại Đồng thời cũng tạo điều kiện cho GV trìnhbày bài giảng một cách đầy đủ, sâu sắc

Đối với học sinh, kênh hình là phương tiện trực quan, là nguồn tri thứcgiúp HS lĩnh hội kiến thức rèn luyện kĩ năng, hứng thú và say mê học tập

Kênh hình giúp cho học sinh khám phá ra bản chất, quy luật của nhiều sự vật, hiện tượng Địa lí trừu tượng, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững kiến thức và ghi nhớ bền lâu

Kênh hình còn góp phần kích thích hứng thú học tập cho HS, tạo ra động cơhọc tập, rèn luyện, cho các em thái độ tích cực đối với tài liệu học tập mới Bêncạnh đó nó còn góp phần rèn luyện cho các em tư duy phân tích, tổng hợp pháthiện ra bản chất của sự vật hiện tượng ẩn sau các hình thức biểu hiện bên ngoài,kích thích tính tò mò và lòng ham hiểu biết của các em

Trang 10

Thực tế kênh hình trong chương trình Địa lí 9 nói chung và Địa lí vùng kinh

tế nói riêng hết sức đa dạng và phong phú Nó bao gồm các loại bản đồ, biểu đồ,lược đồ, tranh ảnh có trong SGK, các PTDH có sẵn trong phòng TBDH… và cả

tư liệu GV thu thập được

Vấn đề đặt ra là phải có những phương pháp khai thác kênh hình cụ thể, đảmbảo đúng vai trò và chức năng của kênh hình trong dạy học Địa lí Từ đó giúp

HS tiếp cận, khai thác kênh hình một cách nhanh nhất, đạt hiệu quả cao nhất

II Thực trạng vấn đề nghiên cứu.

1 Thuận lợi:

- Được sự chỉ đạo quan tâm sâu sắc của các cấp, ban ngành, đặc biệt là Sở

GD và ĐT, Phòng GD và ĐT, Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và cácanh chị đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm

-Trong những năm qua bộ môn Địa lí đã được các cấp, các ngành quantâm hơn như tổ chức thi tuyển vào lớp 10 THPT chuyên, thi học sinh giỏi cấphuyện, tỉnh, thi tốt nghiệp THPT

- GV có đủ SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu tham khảo

- Nhà trường đã trang bị máy tính, đèn chiếu phục vụ cho việc giảng dạy

- Việc truy cập thông tin về chuyên môn của GV cũng có nhiều thuận lợinhờ kết nối mạng internet Bản thân GV luôn có nhu cầu nghiên cứu, tìm tòi cáimới, cái hay trong bài giảng

- HS lớp 9 có năng lực quan sát tốt hơn và có tư duy nhạy bén hơn, cókhả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá tốt hơn nhiều so với HS lớp 6,7,8.Ngoài ra tính tích cực và độc lập nhận thức của các em tăng lên rõ rệt, các emkhông thích chấp nhận một cách đơn giản các yêu cầu của giáo viên, các em sẽ

có biểu hiện thờ ơ hoặc kém hứng thú trong tiết học nếu chỉ nghe giáo viêngiảng bài và ghi chép Về tính cách các em đều thể hiện cá tính rõ rệt, thíchtranh luận, thích bày tỏ ý kiến của bản thân mình

Từ những đặc điểm tâm lí trên đòi hỏi trong quá trình dạy học GV phải cónhững cải tiến sao cho phù hợp Lúc này GV có vai trò quan trọng trong việckích thích hứng thú học tập của HS bằng việc sử dụng các PPDH tích cực kếthợp với kênh hình Khi đó quá trình dạy học không còn là quá trình nhồi nhétkiến thức mà HS có cơ hội được tự lực khám phá tri thức, được quyền bày tỏquan điểm, ý kiến cá nhân

Chính vì vậy, sử dụng kênh hình vào chương trình dạy học Địa lí lớp 9 –THCS là một điều kiện tốt để các em tự mình lĩnh hội tri thức mới, rèn luyện kĩnăng, kĩ xảo

2 Khó khăn:

Cùng với những thuận lợi như đã nói ở trên, trong công tác giảng dạy Địa

lí tôi còn gặp phải một số khó khăn bất cập Có lẽ đó không chỉ là khó khăn củariêng tôi mà còn là chung của các GV Địa lí

Trang 11

Thứ nhất, trong nhận thức chung, chúng ta còn xem nhẹ bộ môn Địa lí, coiđây là một trong số các “môn phụ” Từ đó HS chưa thật sự yêu thích và có ýthức học tập môn học này Ngay cả phụ huynh cũng không thích hướng cho con

em mình chuyên sâu bộ môn Địa lí, điều đó gây nhiều khó khăn cho GV trongviệc lựa chọn và bồi dưỡng HSG Sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bãocủa khoa học và công nghệ, vì thế mà phần lớn HS và gia đình các em chỉ chútrọng các môn khoa học tự nhiên, môn Địa lí ít được quan tâm

Thứ hai là các bộ kênh hình trong TBDH chưa nhiều, tranh ảnh còn thiếuchưa phục vụ đầy đủ cho bài dạy Đặc biệt là chưa có tài liệu tham khảo để giảithích nội dung và hướng dẫn sử dụng các kênh hình Địa lí

Thứ ba là nhiều GV Địa lí chưa thực sự tâm huyết với nghề hoặc do nănglực chuyên môn còn hạn chế, nhất là trong việc cập nhật công nghệ thông tin,ứng dụng vào bài giảng

Thứ tư là vấn đề đọc lược đồ, bản đồ của đa số HS còn chậm cho nên ảnhhưởng không nhỏ đến tiến trình của tiết dạy HS học theo phương pháp thuộclòng, ghi nhớ máy móc, chủ yếu là để đối phó với bài kiểm tra của GV mà chưa

có cái nhìn tổng quát, toàn diện về vai trò của bộ môn này

Từ những khó khăn trên dẫn đến HS không có hứng thú với môn Địa línhư các môn khoa học thực nghiệm khác Khó khăn lớn nhất của GV Địa lí là

HS không yêu thích môn học, điều đó gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng bộmôn Qua thực tế áp dụng chuyên đề, tôi đã đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm

về thái độ của HS đối với môn Địa lí Đồng thời yêu cầu các em làm một bàikiểm tra về kiến thức Kết quả như sau:

Trang 12

Nhìn vào bảng điều tra cho thấy, phần lớn số HS có thái độ bình thường

và không thích học bộ môn Địa lí Kết quả xếp loại TB môn năm học

2013-2014 chưa được cao, ở lớp đại trà vẫn còn HS yếu

3 Nguyên nhân của thực trạng:

Theo tôi nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là:

- Các em chưa thấy được tầm quan trọng của bộ môn, chưa yêu thích mônhọc dẫn đến ý thức của các em chưa tốt

- Do ảnh hưởng của gia đình và xã hội chưa thực sự coi trọng, quan tâmđến môn Địa lí

- Các giờ học chưa gây được sự hứng thú cho HS Các em thấy khó ghinhớ các đặc điểm của sự vật, hiện tượng, các số liệu, biểu bảng…

- GV sử dụng PPDH chưa phù hợp với các đối tượng HS

Tuy còn nhiều khó khăn, song với trách nhiệm của người GV đứng lớp,tôi luôn luôn mong muốn HS của mình yêu thích môn Địa lí.Từ đó HS sẽ cóhứng thú học tập, tiếp thu bài tốt, đạt kết quả cao Vì vậy, tôi đã cố gắng nghiêncứu thực hiện đề tài của mình

III Phương pháp khai thác kênh hình trong giảng dạy Địa Lí lớp 9.

1.Đặc điểm kênh hình trong SGK Địa lí 9– THCS

Nếu như trước đây, SGK với khổ nhỏ, chủ yếu là kênh chữ, kênh hình rấthiếm hoi Hiện nay, cải cách chương trình và SGK kênh hình đã được chú trọnghơn, trung bình mỗi bài có 2- 3 kênh hình Chất lượng của kênh hình cũng đượctăng lên rõ rệt và phù hợp với hệ thống kênh chữ, tạo điều kiện cho GV tiếnhành giảng dạy và hướng dẫn HS khai thác tri thức địa lí thông qua kênh hình

Nhìn chung các kênh hình được bố trí trên khổ giấy tương đối rộng chonên không những đảm bảo tính trực quan, thẩm mĩ mà còn kích thích hứng thúhọc tập của học sinh Dựa vào hệ thống kênh hình được cung cấp, học sinh trigiác nhanh, phát hiện ra các xu thế chính, các đặc điểm chủ yếu của sự vật hiệntượng Ngoài ra một số sơ đồ, biểu đồ còn thể hiện cả mối quan hệ qua lại giữacác hiện tượng, các quá trình địa lí, các lược đồ trong SGK được khái quát hoánhằm nhấn mạnh các kiến thức quan trọng nhất

Kênh hình được bố trí không những trong các bài học lí thuyết mà cònđược thể hiện trong các bài thực hành nên việc rèn luyện kĩ năng Địa lí với kênhhình cũng chiếm một vị trí quan trọng Lúc này việc rèn luyện kĩ năng Địa líđược chuyển hoá sang việc xây dựng một số loại kênh hình phù hợp với trình độnhận thức của học sinh Ngoài ra, ngay dưới mỗi kênh hình đều có những câuhỏi đòi hỏi mức độ tư duy của học sinh Qua hệ thống câu hỏi này khi quan sátkênh hình học sinh có được những định hướng cụ thể cho việc tự lực tìm ra trithức Địa lí

Như vậy, với những đổi mới về chương trình và sách giáo khoa theo quanđiểm dạy học tích cực tạo ra nhiều tình huống học tập Kiến thức được trình bày

Trang 13

bằng nhiều hình thức khác nhau thông qua kênh hình và kênh chữ Điều này tạonên hứng thú học tập bộ môn, kích thích lòng ham hiểu biết giúp việc dạy vàhọc trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.

2 Các loại kênh hình trong giảng dạy Địa lí lớp 9

2.1 Bản đồ treo tường.

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực lên mộtmặt phẳng Bản đồ là phương tiện giảng dạy và học tập không thể thiếu đượctrong nhà trường phổ thông nhằm phục vụ việc nâng cao chất lượng dạy và học

Một bản đồ đầy đủ bao giờ cũng có một đề mục, một bản chú giải và mộtthước tỉ lệ Việc hình thành kĩ năng bản đồ cho học sinh phải theo các bước từthấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp

2.2 Hệ thống lược đồ

Lược đồ là các loại bản đồ vẽ sơ lược các nội dung chính cần thiết, phục

vụ riêng cho từng bài học Lược đồ và bản đồ in trong SGK có tác dụng minhhọa cho bài giảng của giáo viên Học sinh khai thác được những tri thức tiềm ẩn,làm cho bài học trở nên sinh động, học sinh dễ tiếp thu, khắc sâu được kiến thức

và qua đó hiệu quả của giờ học Địa lí được nâng cao hơn

Trong quá trình giảng dạy giáo viên nên kết hợp giữa các lược đồ in trongSGK với các bản đồ, lược đồ treo tường, Alat Có như vậy thì kiến thức truyềnđạt cho HS mới đầy đủ

2.3 Các loại biểu đồ, bảng số liệu

* Biểu đồ:

Các biểu đồ được xây dựng trong chương trình SGK Địa lí 9 rất đa dạng.Mỗi biểu đồ đều được thể hiện bằng các màu sắc có tính trực quan Trong đó,tuỳ vào nội dung cụ thể của từng bài mà xây dựng các loại biểu đồ khác nhaucho phù hợp

Các loại biểu đồ cơ bản được sử dụng là:

* Bảng số liệu thống kê

Là các số liệu thống kê riêng biệt được tập hợp thành bảng, trong đó các

số liệu thống kê có mối quan hệ với nhau Số liệu thống kê giúp cho giáo viêngiảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh, dùng để minh hoạ các nội dung

Trang 14

của bài học Trong SGK Địa lí 9 hầu hết các số liệu thống kê đảm bảo tính khoahọc, mức độ chính xác cao Điều này tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh

trong quá trình giảng dạy và học tập Địa lí

2.4 Tranh ảnh Địa lí:

Hiện nay với sự phát triển của khoa hoc kĩ thuật, các loại tranh ảnh phục

vụ cho giảng dạy hết sức phong phú và đa dạng Tranh ảnh giúp cho giáo viên

dễ dàng minh hoạ các đối tượng địa lí một cách sống động, từ đó giúp cho HSghi nhớ sâu sắc và bền lâu hơn Bất cứ một bức ảnh chụp nào đều có bố cục theo

3 cảnh: chủ đề, tiền cảnh và hậu cảnh Tối thiểu phải có chủ đề và hậu cảnh mớithể hiện được không gian 3 chiều của bức ảnh

Ảnh chụp chủ yếu trong phần Địa lí lớp 9 thể hiện một số hoạt động sảnxuất như hệ thống kênh mương nội đồng đã được kiên cố hóa, thu hoạch bằngmáy ở đồng bằng sông Cửu Long, mô hình kinh tế trang trại nông lâm kết hợp,chế biến cá tra xuất khẩu, các trung tâm thương mại

3 Xác định việc sử dụng kênh hình trong các khâu của quá trình dạy học Địa lí

3.1 Sử dụng kênh hình trong khâu soạn bài

Trong khâu soạn bài để lựa chọn được các kênh hình tốt nhất và phù hợpvới bài giảng cụ thể Trước hết giáo viên phải dựa vào nội dung kiến thức SGK

để sau đó lựa chọn kênh hình thích hợp phục vụ giảng dạy Đồng thời qua quátrình lựa chọn kênh hình giáo viên có thể tiến hành dự kiến các phương phápgiảng dạy sao cho tối ưu nhất

Trong quá trình soạn bài giáo viên cũng sẽ thấy được cần bổ sung nhữngkênh hình nào trong quá trình giảng dạy Qua đó ngoài những đồ dùng, kênhhình có sẵn giáo viên có thể xây dựng thêm các kênh hình bổ sung khác nhằmnâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí

3.2 Sử dụng kênh hình trong khâu giảng bài mới

Khi tiến hành giảng dạy môn Địa lí trên lớp thì nhiệm vụ trang bị nhữngkiến thức Địa lí và rèn luyện các kĩ năng địa lí có vai trò hết sức quan trọng Sửdụng kênh hình trong quá trình giảng bài mới giúp HS có những biểu tượngtrung thực về các mặt khác nhau của đối tượng Địa lí Điều này giúp cho việcnắm khái niệm và kiến thức địa lí cơ bản trở nên vững chắc hơn

Trong quá trình giảng dạy có sử dụng kênh hình giáo GV đã rèn luyện cho

HS những kĩ năng địa lí cơ bản: kĩ năng làm việc với các loại lược đồ, bản đồ, kĩnăng vẽ các loại lược đồ, phân tích biểu đồ, bảng số liệu Từ đó giúp cho HShình thành biểu tượng, khái niệm địa lí, biến những kiến thức Địa lí trừu tượng,khó hiểu thành những kiến thức gần gũi và thực tế với các em

Để sử dụng kênh hình trong quá trình giảng bài mới có hiệu quả đồng thờitạo được không khí học tập hứng thú, giáo viên Địa lí cần tuân theo các yêu cầusau:

Trang 15

- Giáo viên cần có kĩ năng thành thạo hợp lí khi sử dụng từng loại kênhhình cũng như hiểu các vấn đề được phản ánh trên kênh hình.

- Giáo viên có sự chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi có liên quan đến kênhhình mà mình định sử dụng trong tiết học

- Giáo viên khích lệ, động viên các em cũng như linh hoạt điều khiển cáchoạt động của lớp học

- Lựa chọn các PPDH phù hợp để giảng bài khi có sử dụng kênh hình

3.3 Sử dụng kênh hình để củng cố kiến thức

Để thực hiện khâu này, giáo viên có thể sử dụng chính các phương tiệntrực quan đã giảng dạy kết hợp với hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và dạng bàitext ngắn Giúp HS củng cố bài học và đảm bảo được tính độc lập trọng nhậnthức của HS

3.4 Sử dụng kênh hình trong khâu đánh giá, kiểm tra

Đánh giá, kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức địa lí của học sinh dựa vàokênh hình vừa có tác dụng tái hiện kiến thức cũ, vừa có khả năng củng cố, khắcsâu tri thức địa lí

Có thể sử dụng kênh hình đánh giá HS khi:

- Kiểm tra bài cũ

- Trong khi dạy bài mới

- Khi ôn tập, kiểm tra

3.5 Sử dụng trong quá trình tự học của học sinh

Giáo viên chú ý đến khâu này bằng cách giao cho các em các bài tập nhậnthức gắn liền với khai thác kiến thức từ kênh hình, đồng thời sử dụng hiệu quảcác bài thực hành trong chương trình

Việc hướng dẫn HS sử dụng kênh hình trong quá trình tự học để khai tháckiến thức sẽ giúp HS dễ nhớ kiến thức, kiến thức sẽ được sâu chuỗi một cáchlogic, làm cho tư duy Địa lí phát triển hơn

4 Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình cụ thể

Kênh hình chứa đựng các thông tin địa lí cho nên học sinh có thể tiếnhành khai thác các kiến thức địa lí thông qua hệ thống kênh hình Tuy nhiên,thực tế hiện nay là khả năng khai thác kênh hình của học sinh còn nhiều hạn chế,chính vì vậy mà trong quá trình giảng dạy giáo viên cần có nhiệm vụ hướng dẫnhọc sinh hiểu được quy định chung về kênh hình và phương pháp tiếp cận kênhhình

4.1 Phương pháp khai thác tri thức địa lí qua bản đồ, lược đồ

Bản đồ là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan trọng.Qua bản đồ học sinh có thể nhìn một cách bao quát những khu vực lãnh thổ rộnglớn, những vùng lãnh thổ xa xôi mà các em chưa bao giờ có điều kiện đặt chântới

Ngày đăng: 11/01/2016, 19:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc. Lí luận dạy học địa lí. NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 2001 Khác
2. Nguyễn Trọng Phúc. Phương tiện, thiết bị kĩ thuật dạy học địa lí. NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2001 Khác
3. Nguyễn Trọng Phúc. Thiết kế bài giảng địa lí ở nhà trường phổ thông. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003 Khác
4. Nguyễn Trọng Phúc. Phương pháp sử dụng số liệu thống kê trong DH địa lí Kinh tế - Xã hội. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002 Khác
5. Lâm Quang Dốc. Bản đồ học. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004 6. Sách giáo khoa Địa lí 9, sách giáo viên địa lí 9 Khác
7.Hướng dẫn học và khai thác át lát địa lí Việt Nam (GS.TS Lê Thông chủ biên) Khác
8.Địa lí tự nhiên Việt Nam ( Nhà xuất bản giáo dục TG. Vũ Tự Lập ) 9. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam ( Tập 1-2 GS.TS Đỗ Thị Minh Đức ) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w