số hiệu Tên SO’ đồ, bàng, biểu TrangSơ đồ 1.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trục tiếp Sơ đồ 1.2 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Sơ đồ 1.5 Hạch toán tập hợp chi phí sản xu
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp của em không thể hoàn thành nếu thiếu sự hướng dẫntận tình của các thày, cô giáo, đặc biệt là sự hướng dẫn của Giảng viên - Tiến sĩPhạm Thị Bích Chi cũng như sự tận tình chỉ bảo của các cán bộ phòng Ke toán tạiNhà xuất bản Thống kê Sự hướng dẫn tận tình đã giúp em thoát khỏi những bờ ngỡcủa giai đoạn thực tập ban đầu, chỉ dẫn cho em cách thức áp dụng lý thuyết vàothực tiễn và cho em nhận thức về những vấn đề quan trọng trong công tác kế toántại doanh nghiệp Với những kiến thức quý báu thu nhận được trong quá trình thựctập được đúc kết trong Luận văn tốt nghiệp này, em xin gửi tới các thày, cô giáo -đặc biệt là Giảng viên - Tiến sĩ Phạm Thị Bích Chi và các cán bộ phòng Ke toán tạiNhà xuất bản Thống kê lời cảm ơn chân thành nhất!
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2MUC LUC
Phần I v 1
Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và Tính giá thành sản phấm ở doanh nghiệp sản xuất 1.1 Bản chất và nội dung kỉnh tế cua chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm 10
1.1.1 C hi phí sản xuất 10
1.1.1.1 Bản chất của chi phỉ sản xuất 10 / / 1.2 Phân loại chỉ phí sản xuất 11
1.1.2 Giáthành sản xuất 14
ỉ 1.2.1 Bản chất của giá thành sản xuất 14
ỉ 1.2.2 Phân loại giá thành sản xuất 15
1.1.3 M ối quan hệ giữa chỉ phí sản xuất và giá thành sản xuất 17
1.1.4 Tầm quan trọng và nhiệm vụ của hạch toán chỉ phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 18
1.2 Đối tưọng, phưong pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 20
1.2.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sán phấm 20
1.2.1.1 Đối tượng hạch toán chi phỉ sản xuất 20
1.2.1.2 Đối tượng tính giá thành 21
1.2.1.3 Kỳ tính giá thành và đối tượng tính giá thành 22
1.2.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phấm 22 1.2.2 ỉ Phương pháp hạch toán chi phỉ sản xuất 22
1.2.2.2 P hương pháp tính giá thành sản phâm 24
1.3 Hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 25
1.3.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 25
1.3.1.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phưoug pháp kê khai thường xuyên 27
1.3.1.2 Hạch toán chỉ phỉ nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kiêm kê định kỳ 27
1.3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 28
1.3.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung 29
1.3.4 Đánh giá sản phẩm dở dang 31
1.3.4 ỉ Đảnh giá sản phâm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính 32
1.3.4.2 Đảnh giá sản phâm dở dang theo sản lượng ước tỉnh tương đưcmg 33 1.3.4.3 Đánh giá sản phâm dở dang theo giá thành kê hoạch định mức 34
1.3.5 Hạch toán tập họp chi phí sản xuất 35
Trang 31.4 Tính giá thành sản phấm trong một số doanh nghiệp chủ yếu 37
1.4.1 Tí nh giá thành sản phấm trong doanh nghiệp sản xuất giản đơn 37
1.4.2 Tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục 39
1.4.3 Tính giá thành sản phấm trong doanh nghiệp sán xuất theo đơn đặt hàng 41
1.5 Hệ thống số dùng trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 42
1.5.1 Tổ chức hệ thống sổ theo hình thức Nhật ký - sổ cải 43
1.5.2 Tô chức sô theo hình thức Nhật ký chung 44
1.5.3 Tố chức số theo hình thức Chửng từ ghi số 45
1.5.4 Tố chức số theo hình thức Nhật kỷ - Chứng từ 46
1.6 Đặc điếm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phấm cùa một số nưóc trên thế giói 47
1.6.1 Theo chế độ kế toán Mỹ 47
1.6.1.1.Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 48
1.6.1.2 Hạch toán chỉ phỉ sản xuất theo phưcmg pháp kiêm kê định kỳ 49
1.6.2 Theo chế độ kế toán Pháp 50
Phần II 43
Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà xuất bản Thống kê 2.1 Khái quát chung về hoạt động kinh doanh và tố chức quả lý tại NXB Thống kê 52
2.1.1 Quả trình hình thành và các giai đoạn phát triến của NXB Thống Kê 52 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điếm sản xuất kinh doanh của NXB Thống kê 7 54
2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ 54
2.1.2.2 Đặc điềm to chức hộ máy quản lý 55
2.1.2.3 Đặc điềm to chức hoạt động kinh doanh 57
2.1.2.4 Thị trường tiêu thụ của Nhà xuất bản Thong kê 58
2.1.3 Đặc điếm quy trình sản xuất sản phấm tại NXB Thống kê 58
2.1.3.1 Đặc điếm sản phâm của NXB Thông kê 58
2.1.3.2 Đặc điếm quy trình sản suất sản phâm tại NXB Thong kê 59
2.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà xuất bản Thong kê 61
2.1.4.1 Đặc diêm về cơ cấu tô chức 61
2.1.4.2 Chế độ kếtoán ảp dụng tại Nhà xuất bản Thong kê 62
2.1.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NXB Thống kê trong những năm gần đây và phương hướng phát triên trong tương lai 7 7, : T 7 7 7.65 2.2 Thực trạng hach toán chi phí sản xuất tính giá thành sảnphấm tại NXB Thống ke 7 66
Trang 42.2.1 Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phâm tại NXB Thông kê 66
2.2.1.1 Đoi tượng hạch toán chi phí sản xuất và đổi tượng tỉnh giá thành sản phâm tại NXB Thống kê 66
2.2.1.2 Ph ân loại chi phỉ sản xuất 67
2.2.1.3 Phương pháp hạch toán chỉ phỉ sản xuất và tỉnh giả thành sản phâm 69
2.2.2 Hạch toán chi phí sản xuất tại NXB Thống kê 69
2.2.2.1 Hạch toán chi phỉ nguyên vật liệu trực tiếp 70
2.2.2.2 Hạch toán chi phỉ nhân công trực tiếp 89
2.2.2.3 Hạ ch toán chi phí sản xuất chung 101
2.2.2.4 Hạch toán chi phí trả trước 122
2.2.2.5 Hạ ch toán chỉ phí thuê ngoài 127
2.2.2.6 Hạ ch toán tập họp chi phí sản xuất toàn NXB Thống kê 128
2.2.3 Ph ương pháp tính giá thành tại NXB Thống kê 130Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại NXB Thống kê 3.1 Những nhận xét chung về tố chức quản lý và tố chức bộ máy kế toán tại NXB Thống kê 137
3.1.1 Những nhận xét chung về tố chức quản lý tại NXB Thống kê 137
3.1.2 Những nhận xét chung về tố chức kế toán tại NXB Thống kê 138
3.2 Những nhận xét cụ thế về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại NXB Thống kê 140
3.2.1 Những ưu điểm 140
3.2.2 Những nhược điểm 142
3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán tập họp chỉ phí sản xuất và tính giá thành sản phấm tại nhà xuất bản Tống kê 145
3.3.1 Sự cần thiết của hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 145
3.3.2 Yêu cầu hoàn thiện 146
3.3.3 Một so ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phấm tại NXB Thống kê 147
Trang 5số hiệu Tên SO’ đồ, bàng, biểu Trang
Sơ đồ 1.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trục tiếp
Sơ đồ 1.2 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Sơ đồ 1.5 Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm
Sơ đồ 1.6 Hạch toán tập họp chi phí sản xuất sản phấm
theo phương pháp kiếm kê định kỷ
Sơ đồ 1.13 Hạch toán tổng họp chi phí sản xuất sản phẩm
Sơ đồ 1.14 Hạch toán tổng họp chi phí sản xuất sản phẩm
Sơ đồ 1.15 Hạch toán tổng họp chi phí sản xuất sản phẩm
Trang 6Bảng 2.5 Các khoản trích theo lương 82
Biểu 2.2 Bảng kê hóa đơn, chứng từ, hàng hóa, dịch vụ mua vào 64
Biểu 2.9 Bảng kê giá trị NVL nhập - xuất - tồn (P.sx - KD) 76
Biểu 2.15 Bảng phân bố tiền lương và các khoản trích theo lương 86
Biểu 2.32 Bảng kê chi phí nhuận bút, chi phí sxc của BBT 113
Biểu 2.36 Bảng tống họp chi phí sản xuất của Biểu mẫu chứng từ 119
Trang 7Biểu 2.39 Bảng tính giá thành in của Sách (tự sản xuất) 122
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Hơn hai mươi năm đôi mới đã đem lại cho nước Việt Nam ta một diện mạomới, một sức sống mới Con tàu kinh tế đất nước đang tiến thắng đến bến bờ củanhững thành quả rực rờ Rõ ràng để không tụt lại sau trong thời đại phát triển đầynhững cơ hội và thách thức, các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới mình Năngđộng vươn lên, phát triển mạnh về cả mặt lượng và chất đế khẳng định thương hiệucủa mình đang là mục tiêu và động lực của nhiều doanh nghiệp Tham gia vào tiếntrình đó tất yếu phải kể đến bộ máy tài chính - kế toán trong doanh nghiệp Hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp trong bất kỳ thành phần kinh tế nào, lĩnh vựcnào cũng gắn liền với hoạt động tài chính kế toán Nó như một sợi dây xuyên suốt,giám đốc toàn diện mọi mặt hoạt động, góp phần quan trọng làm cỗ máy doanhnghiệp vận hành hiệu quả hơn
Trong bối cảnh nền kinh tế mang tính cạnh tranh cao ấy, nâng cao chấtlượng sản phẩm đi đôi với tiết kiệm chi phí hạ giá thành đang là chiếc chìa khóavàng mở cửa đến thành công của các doanh nghiệp Nhưng hạ chi phí phải dựa trên
cơ sở tăng hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào chứ không phải làm biến đổi nộidung chi phí, cổ ý hạch toán sai để giảm chi phí Hạch toán chính xác chi phí sảnxuất sẽ cho người quản lý cái nhìn đúng đắn về hao phí nguồn lực mà doanh nghiệpphải bỏ ra để sản xuất sản phẩm, tạo cơ sở đưa ra những quyết định phù hợp
Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán hạch toán tập họp chi phí sảnxuất - tính giá thành sản phấm, trong thời gian hơn hai tháng thực tập em đã đi sâutìm hiểu công tác tập họp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà xuấtbản Thống Kê Cùng với sự hướng dẫn tận tình của Giảng viên - Tiến sĩ Phạm ThịBích Chi và của các cán bộ phòng kế toán NXB Thống Kê, em đã hoàn thành bản
Luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và
tỉnh giá thành sản phẩm tại NXB Thong Kê”.
Luận văn tốt nghiệp ngoài Lời mở đầu và Ket luận thì kết cấu bao gồmnhững phần chính sau:
Trang 9Phần I : Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phấm ở doanh nghiệp sản xuất.
Phần II : Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại nhà xuất bán Thống kê.
Phần III : Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện tố chức hạch toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phấm tại NXB Thống kê.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trường Đại học Kinh tế quốcdân, đặc biệt là Giảng viên - Tiến sĩ Phạm Thị Bích Chi cùng ban Lãnh đạo và cáccán bộ Phòng Ke toán tại Nhà xuất bản Thống Kê đã chi bảo tận tình đế em có thểhoàn thành được bản Luận văn tốt nghiệp này
Trang 10PHẦN I
LÝ LUẬN CHƯNG VÈ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất, giá thành sản
sẽ bị tiêu hao trong quá trình sản xuất và chuyến hóa vào sản phẩm cuối cùng.Chính bởi vậy, đê tiến hành công việc sản xuất thì yêu cầu tất yếu khách quan đặt ra
là người sản xuất phải chuẩn bị đầy đủ các yếu tố thuộc về tư liệu lao động, đốitượng lao động và sức lao động
Quá trình sản xuất cũng đồng thời là quá trình tiêu hao các yếu tố kê trên đếtạo ra sản phẩm Từ thực tế này, ta có được khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh làbiểu hiện bàng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa màdoanh nghiệp phải bó ra đê tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời
kỳ nhất định Chi phí sản xuất có nhiều loại khác nhau như chi phí về vật liệu, chiphí về sức lao động, chi phí các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất Chi phísản xuất có một đặc trưng là luôn luôn vận động, biến đôi không ngừng và mangđậm tính chất của quy trình cũng như lĩnh vực sản xuất
Trang 11Chi phí không được đồng nhất với chi tiêu Chi phí gắn với quá trình sảnxuất nhất định với kết quả rõ ràng - là sản phẩm sản xuất - trong khi chi tiêu chỉđon giản là sự tiêu hao vật tư, tài sản hay tiền vốn của doanh nghiệp Chi phí của kỳsản xuất kinh doanh là toàn bộ các nguồn lực mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ cóliên quan đến khối lượng sản phấm sản xuất trong kỳ Chi tiêu của doanh nghiệp lạidiễn ra ở cả ba khâu: cung cấp (mua nguyên vật liêu, công cụ dụng cụ ), sản xuất
- kinh doanh (chi cho chế tạo sản phẩm, cung cấp dịch vụ ) và tiêu thụ sản phẩm(quảng cáo, vận chuyển đến nơi tiêu thụ ) Chi tiêu, do vậy, có phạm vi rộng hơnchi phí Trong toàn bộ các khoản chi tiêu ở kỳ hạch toán, chỉ có bộ phận nào thamgia vào việc hình thành sản phẩm trong kỳ mới được ghi nhận là chi phí sản xuất
Sự khác biệt giữa chi tiêu và chi phí không chỉ ở lượng (phạm vi ghi nhận) mà còn
ở thời gian ghi nhận Việc chi tiêu phải được theo dõi, ghi nhận đầy đủ từng khoảnmục ngay khi chi tiêu xảy ra Chi phí thì được ghi nhận trên cơ sở chi tiêu nhưngphải đảm bảo đầy đủ điều kiện theo quy định của nguyên tắc chuẩn mực kế toán.Chi tiêu mua nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ nhưng nếu nếu chưa xuất dùng thìkhông được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán Công cụ dụng cụ lâu bền đã xuấtdùng trong kỳ vẫn được ghi nhận là một khoản chi phí (chi phí trả trước) nhưngthực tế là chưa tiêu dùng hết Sự phân biệt rạch ròi giũa chi tiêu và chi phí là yêucầu quan trọng đề hạch toán chính xác chi phí sản xuất
1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Việc phân loại chi phí xuất phát từ yêu cầu của công tác quản lý và hạchtoán Tùy theo yêu cầu mục đích sử dụng, đe quản trị nội bộ nay cung cấp chonhững bên hữu quan bên ngoài doanh nghiệp mà ta phải tiến hành phân loại chi phí
Có thể phân loại chi phí theo nhiều cách khác nhau, căn cứ vào nhừng tiêu thứckhác nhau như: phân theo công dụng của chi phí, theo nội dung chi phí, theo khoảnmục của chi phí trong giá thành sản phẩm Không có một cách phân loại nào làhoàn hảo, đáp ứng mọi yêu cầu quản lý và hạch toán, thế nên các cách thức phânloại này cùng song song tồn tại Mồi nhu cầu khác nhau lại đòi hỏi sự phân loạikhác nhau sao cho đạt hiệu quả tốt nhất Đe nhìn nhận chi phí một cách chi tiết, em
Trang 12xin đưa ra một số tiêu thức phân loại chi phí cả trên góc độ kế toán tài chính và kếtoán quản trị
Phân loai chỉ phí trẽn góc đô kế toán tài chính
_ Chi phí nguyên vât liêu: là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên
vật liệu phụ, công cụ dụng cụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế được huyđộng trong quá trình sản xuất Tuy nhiên phần phế liệu thu hồi hay giá trị nguyênnhiên vật liệu sử dụng không hết không được ghi nhận là chi phí nguyên vật liệu
Chi phỉ nhân cônẹ: là toàn bộ các khoản tiền lương, phụ cấp mang tính
chất lương phải trả cho người lao động cũng như các khoản trích theo lương nhưquy định của chế độ
Chi phỉ khấu hao tài sản cố đinh: là toàn bộ các khoản khấu hao trích
trong kỳ của nhừng tài sản cố định phục vụ cho sản xuất Những tài sản cố định nàyphải đảm bảo còn trong thời hạn trích khấu hao thì phần trích khấu hao mới đượcghi nhận vào chi phí
Chi phỉ dịch vu mua ngoài: là toàn bộ các khoản chi phí điện, nước, điện
thoại, sửa chừa thường xuyên TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Chi phí khác bằng tiền: là toàn bộ các khoản chi phí ngoài những chi phí
kể trên, chi trực tiếp bằng tiền phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cũngđược ghi nhận vào chi phí trong kỳ
5 khoản mục chi phí:
_ Chi phỉ nguyên, vât liêu trưc tiếp: là toàn bộ các khoản hao phí về NVL
chính, NVL phụ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm
Chi phỉ nhân công tnrc tiếp: là toàn bộ các khoản tiền lương, phụ cấp có
tính chất lương và các khoản trích theo lương (trích nộp quỹ bảo hiêm xã hội, bảohiểm y tế, kinh phí công đoàn) theo quy định
Chi phỉ sản xuất chung: là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu liên quan giáp
tiếp đến việc sản xuất sản phẩm (ví dụ như chi phí nguyên vật liệu dùng chung cho
cả phân xưởng sản xuất mà chưa hạch toán trực tiếp được cho từng loại sản
Trang 13_ Chi phí trưc ti ép: bao gồm những yếu tố chi phí sản xuất liên quan đến
một loại sản phẩm, có thể tiến hành hạch toán ngay cho loại sản phẩm đó Chi phítrực tiếp thường bao gồm chi phí nguyên, nhiên vật liệu chính, vật liệu phụ; chi phítiền công sử dụng đề trực tiếp tạo ra loại sản phẩm nhất định, có the hạch toántrục tiếp cho loại sản phẩm đó
Chi phỉ sián tiếp: bao gồm nhừng yếu tố chi phí sản xuất liên quan đến
nhiều loại sản phẩm Bộ phận chi phí này thường bao gồm: chi phí công cụ dụng cụ,chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí điệnnước phục vụ cho hoạt động sản xuất nhiều loại sản phấm tại phân xưởng Dovậy, bộ phận chi phí này không thê hạch toán trực tiêp ngay cho từng loại sản phâm
mà phải tập hợp rồi tiến hành phân bổ theo những tiêu thức nhất định
Phân loai chỉ phí trẽn góc đô kế toán quàn tri
Trên góc độ kế toán quản trị, em xin giới thiệu cách phân loại chi phí sản
xuất theo cách ứng xử của chi phí Theo như cách phân loại này thì chi phí gồm 3
yếu tố:
Biến phỉ: bao gồm những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến
động của mức độ hoạt động Cụ thể trong doanh nghiệp sản xuất thì biến phí là bộphận chi phí tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm sản xuất, do vậy, biến phí đơn vịsản phấm thường mang tính chất ôn định, không thay đối Khi doanh nghiệp khôngtiến hành sản xuất thì biến phí bằng không Biến phí thường bao gồm: chi phínguyên vật liệu trục tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, một bộ phận nằm trong chiphí sản xuất chung
Đỉnh phỉ: bao gồm những khoản chi phí không thay đôi trong một phạm
vi phù hợp khi mà mức độ (quy mô) của hoạt động thay đổi Phạm vi phù hợp ở đâyđược hiểu là khoảng giũa mức độ hoạt động tối thiểu và mức độ hoạt động tối đanằm trong dự định sản xuất của doanh nghiệp Trong một phạm vi phù hợp, doanh
Trang 14nghiệp càng sản xuất được nhiều sản phẩm thì chi phí cố định đơn vị sản phẩm càngnhỏ và ngược lại
_ Chi vhỉ hỗn hov: bao gồm yếu tố biến phí và yếu tố định phí Dưới một
mức độ hoạt động Cơ bản thì chi phí hỗn hợp mang hình thái của định phí, ở trênmức hoạt động cơ bản thì chi phí hỗn hợp lại biêu hiện đặc điếm của biến phí Bộphận chi phí cố định trong chi phí hồn hợp đảm bảo duy trì những yếu tố đầu vàoluôn ở trạng thái sằn sàng phục vụ Bộ phận chi phí biến đổi trong chi phí hỗn họp
là phần chi phí thực tế hay phần chi phí sử dụng quá định mức Để thuận tiện chocông tác quản lý chi phí hồn hợp, mà cụ thể là phần biến phí trong chi phí hồn hợp,người ta thường sử dụng các phương pháp kỹ thuật đổ tách riêng hai bộ phận địnhphí và biến phí
1.1.2 Giá thành sản xuất
1.1.2.1 Bản chất của giá thành sản xuất
Hao phí sản xuất và kết quả sản xuất là hai mặt thống nhất biện chứng củabất kỳ quá trình sản xuất nào Quá trình sản xuất vật chất bao giờ cũng đcm lại kếtquả cuối cùng là các sản phẩm hoàn thành Neu chi phí là khái niệm liên quan đếnnhững hao phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được sản phẩm thì giá thành lại làmột khái niệm liên quan đến kết quả tạo thành, tức là liên quan đến sản phẩm sản
xuất Giá thành sản phâm là biêu hiện băng tiền của tất cả các khoản hao phỉ về lao
động song và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phâm, lao
vụ đã hoàn thành
Nội dung của giá thành bao gồm tất cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ,chi phí của kỳ trước chuyên sang cũng như bộ phận chi phí trích trước liên quan đếnkhối lượng công tác, sản phầm, lao vụ đã hoàn thành
Khi doanh nghiệp sản xuất không có giá trị sản phâm dớ dang (cả đầu kỳ vàcuối kỳ) hoặc giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ vừa đúng bằng nhau thìtổng giá thành sản phẩm cũng chính là tổng chi phí phát sinh trong kỳ
Chỉ trong sản xuất hàng hóa thì mới tồn tại khái niệm giá thành sản xuất dochỉ trong sản xuất hàng hóa thì mới có trao đổi mua bán sản phẩm Đe có cơ sở choviệc trao đổi thì phải xác định được giá trị của hao phí lao động sống và lao động
Trang 15vật hóa bỏ ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Không phải mọi chi phí kinh doanhtrong doanh nghiệp đều được tính vào giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm chibao gồm những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình tạo ra và tiêu thụ sản phẩmphải được bồi hoàn đe tái sản xuất chứ không phải bao gồm toàn bộ chi phí hoạtđộng kinh doanh phát sinh trong kỳ
Tuy giá thành phản ánh kết quả kinh doanh - là một chỉ tiêu được xem xét ởcuối quá trình sản xuất - nhưng giá thành không xuất hiện từ một “mảnh đất trống”,không phải là yếu tó hoàn toàn mới Giá thành thực chất là sự dịch chuyển củanhững yếu tố chi phí đã phát sinh trước đó vào trong sản phẩm đã hoàn thành Xácđịnh đúng giá thành sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong công tác quản trị chi phí
và định giá bán cho sản phẩm Thông qua giá thành sản phẩm, ta có thể so sánh hiệuquả sử dụng chi phí của các doanh nghiệp với nhau cũng như với mặt bằng chung,
từ đó đê ra những biện pháp cụ thê đê giảm chi phí, hạ giá thành sản phâm
1.1.2.2 Phân loại giả thành sản xuất
Trên thực tế, nhu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch giá thành của cácdoanh nghiệp rất khác nhau, thậm chí nhu cầu này trong bản thân mỗi doanh nghiệpcũng không trùng khớp giũa các bộ phận Điều này đặt ra yêu cầu có các cách tiếpcận giá thành khác nhau bởi không có cách phân loại nào là hoàn hảo, đáp ứng chomọi yêu cầu Việc phân loại giá thành do vậy phải được tiến hành linh hoạt, giáthành phải được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau Hai tiêu thức phân loại giá
thành sản phẩm thường được sử dụng là phân theo thòi điểm tính toán và nguồn
số liệu sử dụng để tính giá thành và phân theo phạm vi phát sinh chi phí.
> Phân loại theo thòi điểm tính toán và nguồn số liệu sử dụng để tính giá thành:
_ Giá thành kế hoach: đây là loại giá thành được doanh nghiệp xác định
trước khi quá trình sản xuất thực sự diễn ra Chính vì vậy đây là một loại giá thànhmang tính chủ quan, không phải là giá thành thực tế Tuy nhiên co sở của giá thành
kế hoạch là ở chồ: nó được xây dựng dựa trên giá thành thực tế của những kỳ kinhdoanh trước và định mức, dự toán chi phí kỳ kế hoạch Giá thành giúp doanh nghiệp
Trang 16so sánh hiệu quả sử dụng chi phí, quản lý giá thành kỳ này với kỳ trước cũng nhưđánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch đề ra của doanh nghiệp
_ Giả thành đinh mức: giống với giá thành kế hoạch, giá thành định mức
cũng được doanh nghiệp xác định tnrớc khi quá trình sản xuất thực sự diễn ra vàđây cũng không phải là giá thành thực tế Điêm khác biệt quan trong nhất là, giáthành định mức mang tính linh hoạt, mềm deo nhiều hon so với giá thành kế hoạch.Neu giá thành kế hoạch là bất biến không đổi trong suốt kỳ kế hoạch thì giá thànhđịnh mức lại có thể thay đồi tùy thuộc vào các định mức về chi phí hiện hành tạinhững thời điểm cụ thể trong kỳ kế hoạch (thông thường là ngày đầu tháng) Chính
vì vậy mà giá thành định mức bám sát, cập nhật được sự thay đổi của các định mứcchi phí đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm Giá thành địng mức do vậycũng là một công cụ đắc lực để đánh giá hiệu quả cải tiến kỳ thuật nhằm giảm chiphí của doanh nghiệp
_ Giá thành thưc tế: là loại giá thành được xác định sau khi quá trình sản
xuất đã kết thúc, được tính toán căn cứ vào những khoản mục chi phí thực sự đãphát sinh trong kỳ Giá thành thực tế là yếu tố “thực”, là chỉ tiêu phản ánh kết quảthực tế đạt được qua quá trình sản xuất của doanh nghiệp
> Phân loại theo phạm vỉ phát sinh chỉ phí
Giả thành sản xuất: giá thành sản xuất hay còn gọi là giá thành công
xưởng là chỉ tiêu phản ánh chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sảnxuất liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phấm Giá thành sản xuất bao gồm: chiphí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.Giá thành sản xuất là căn cứ để ghi nhận giá vốn hàng bán cũng như là cơ sở để xácđịnh giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp
Giả thành tiêu thu: giá thành tiêu thụ hay còn gọi là giá thành toàn bộ là
chi tiêu phản ánh chi phí phát sinh từ khâu sản xuất cho đến tiêu thụ liên quan đếnnhững sản phẩm đã được tiêu thụ Giá thành tiêu thụ do vậy bao hàm trong nó cảgiá thành sản xuất Giá thành tiêu thụ bao gồm: giá thành sàn xuất, chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp Công thức tính giá thành đầy đủ (giá thành toànbộ) được xác định như sau:
Trang 17của sản phẩm = sản xuất + quản lý + tiêu thụ
Mỗi cách phân loại lại có vai trò tác dụng khác nhau, bổ sung hỗ trợ chonhau Giá thành xem xét theo thời diêm tính toán và nguồn số liệu hình thành đóngvai trò quan trọng trong quản lý và giám sát chi phí, cụ thể là việc xác định nguyênnhân vượt hay giảm chi phí định mức trong kỳ kế hoạch Trên cơ sở đó, doanhnghiệp đưa ra những điều chỉnh định mức chi phí hoặc lập kế hoạch giá thành chophù họp Cách phân loại chi phí theo phạm vi phát sinh lại giúp xác định được lãi(lỗ) cho từng mặt hàng riêng biệt, qua đó thấy được sự đóng góp của từng loại mặthàng vào kết quả kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp Qua đố, doanh nghiệp
có thể xây dựng được những chính sách phát triển cụ thể đổi với từng loại mặt hàng
1 1.3 Mối quan hệ giữa chỉ phí sản xuất và giá thành sản xuất
Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mồi quan hệ chặt chẽ, biệnchứng với nhau Chi phí biêu hiện mặt hao phí còn giá thành biêu hiện mặt kêt quảcủa quá trình sản xuất do vậy chúng khác nhau về chất, về lượng chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm cũng khác nhau nhưng có thể xây dựng công thức biểu diễnmối quan hệ hai lượng này với nhau như sau:
Tống giá thành Chi phí săn xuất Chi phí săn xuất Chi phí sản xuất sản phẩm sản xuất = dỏ’ dang + phát sinh - dỏ’ dang
Sự khác biệt này có thể giải thích do chi phí sản xuất gắn liền với kỳ sản xuấtkinh doanh nhất định còn giá thành lại gắn với sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoànthành trong kỳ bất kề chúng được bắt đầu sản xuất từ bao giờ Không phải bất cứchi phí sản xuất phát sinh nào cũng được tính vào giá thành Chỉ ghi nhận vào giáthành những khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ hiện tại và các kỳ trước đó liênquan đến sản phẩm hoàn thành trong kỳ hiện tại Mặt khác, chi phí sản xuất còn liên
Trang 18quan đến sản phẩm hỏng trong kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ Giá thành sảnphẩm không liên quan đến chi phí sản phấm hỏng nhưng nhưng lại liên quan đếnsản phẩm dớ dang cuối kỳ trước chuyển sang và sản phẩm dở dang phát sinh cuối
kỳ hiện tại
Chi phí sản xuất và giá thành sản phâm khác nhau về bản chất và khôngđồng nhất về lượng nhưng giữa chúng có mối quan hệ mật thiết Nội dung cơ bảncủa cả hai chỉ tiêu là biểu hiện bằng tiền của những chi phí mà doanh nghiệp đãphải bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh Cả hai yếu tố đều đóng vai trò là tiền
đề, là nguyên nhân, là kết quả của nhau Chi phí là cơ sở đổ xác định giá thành còngiá thành lại là sự phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí Việc tiết kiệm hay lãng phítrong sử dụng chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành, biều hiện cụ thể là làmcho giá thành cao hoặc thấp Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm không thể táchrời nhau, là hai mặt thống nhất của cùng một quá trình - quá trình sản xuất
1.1.4 Tầm quan trọng và nhiệm vụ của hạch toán chi phí sản xuất và tỉnh giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
Vai trò của kế toán trong một bộ máy kinh doanh là phản ánh, xử lý và thôngtin về các hoạt động kinh doanh, cụ thể là các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinhtrong doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp sản xuất thì thông tin về quá trình sảnxuất có tầm quan trọng bậc nhất Chính vì vậy, kế toán tập hợp chi phí và tính giáthành sản phẩm có tầm quan trọng đặc biệt đối với toàn doanh nghiệp Nhờ có kếtoán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mà doanh nghiệp có được bức tranhtoàn diện về quá trình sản xuất của mình
Thông tin kế toán làm nồi bật lên mối liên kết giữa các khâu trong quá trìnhsản xuất, giúp người sử dụng nhận thấy được quá trình chuyển dịch từ chi phí đi vàogiá thành sản phẩm Doanh nghiệp quản lý hoạt động sản xuất thông qua thông tin
kế toán Tính chất cập nhật, kịp thời của thông tin kế toán trợ giúp đắc lực cho việc
ra quyết định quản lý Thông qua việc phân tích tình hình thực hiện định mức chiphí và kế hoạch giá thành mà nhà quản lý có thể đưa ra các biện pháp tiết kiệm chiphí, hạ giá thành một cách thích hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình
Trang 19_ Kiếm tra, giám sát chặt chẽ hình hình thực hiện kế hoạch sản xuất tạitừng bộ phận, phân xưởng; phản ánh sự đóng góp của từng bộ phận vào kết quảchung của toàn doanh nghiệp Căn cứ vào đó, các nhà quản trị có thể đưa ra cácbiện pháp thích họp để giảm thiều tình trạng lãng phí nguồn lực.
So sánh, đối chiếu giừa chi phí định mức và chi phí thực tế phát sinh tạitừng bộ phận cũng như trong toàn doanh nghiệp Tìm hiểu nguyên nhân của việctiêt kiệm chi phí đê có chính sách phát huy và nguyên nhân của những thiệt hại đê
có biện pháp ngăn chặn kịp thời
Tính toán một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời các chi phí đe xác địnhgiá thành sản xuất cũng như giá thành tiêu thụ
_ Cung cấp đầy đủ các số liệu liên quan đến sản phẩm, phục vụ cho việcphân tích hoạt động kinh tế và lập báo cáo thường kỳ
Ke toán phải xác định đúng đối tượng tập họp chi phí và đối tượng tínhgiá thành Đây là một khâu rất quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến độ chínhxác của giá thành sản phâm
Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã xác định, xác định cáccăn cứ phù họp để phân bổ chi phí cũng như biện pháp thích họp để đánh giá sảnphâm dớ dang
Trang 201.2 Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản
phẩm
1.2.1 Đổi tượng hạch toán chi phỉ sản xuất và tính giá thành sản phấm
1.2.1.1 Đối tượng hạch toán chi phỉ sản xuất
Quá trình kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm đặt ra yêu cầu phảixác định được phạm vi giới hạn đe tập họp chi phí Phạm vi như vậy được gọi là đổi
tượng kế toán tập họp chi phí Xác định đổi tượng hạch toán chi phí sản xuất chỉnh
là xác định giới hạn tập họp chỉ phỉ mà thực chất là xác định nơi phát sình chi phí
và nơi chịu phí Khâu đầu tiên quan trọng của công tác tập hợp chi phí - tính giá
thành sản phẩm chính xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất Việcxác định đối tượng hạch toán này được thực hiện dựa trên một số cơ sở nhất định.Mỗi một doanh nghiệp lại có những điều kiện khác nhau về tô chức sản xuất, cólĩnh vực sản xuất đặc thù khác nhau nên phải linh hoạt trong việc vận dụng các cơ
sở này để xác định được đối tượng hạch toán chi phí sản xuất sao cho phù họp nhất.Việc xác định đối tượng tính giá thành có thế căn cứ vào:
_ Mục đích sử dụng của loại chi phí
Loại hình sản xuất: sản xuất đơn chiếc, sản xuất hàng loạt với khối lượngnhỏ hoặc lớn Với loại hình sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ thì đốitượng hạch toán chi phí có thể là các đơn đặt hàng Với loại hình sản xuất hàng loạtkhối lượng lớn thì đối tượng hạch toán chi phí có thể là chi tiết, nhóm chi tiết; sảnphâm, nhóm sản phâm
_ Đặc điểm quy trình công nghệ, kỹ nghệ sản xuất sản phẩm: sản xuấtmang tính chất giản đơn hay mang tính chất phức tạp Với loại sản phẩm có quytrình sản xuất giản đơn thì đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm, sản phẩmhay toàn bộ quá trình sản xuất
Đặc diêm quản lý, tô chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp: nếu yêu cầu quản lý ở trình độ cao, quản lý đòi hỏi chi tiết thì đối tượnghạch toán chi phí sản xuất cũng phải chi tiết ở mức tương ứng Nếu yêu cầu quản lý
ớ mức thấp thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thê được thu hẹp lại
Đặc điềm tính chất của tùng loại sản phẩm sản xuất
Trang 21Khi tập hợp được chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã được quy định,lựa chọn tù- ban đầu có tác dụng tốt cho việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất vàphục vụ công tác tính giá thành sản phẩm kịp thời, chính xác
1.2.1.2 Đối tượng tính giá thành
Xuất phát từ yêu cầu quản lý, kiêm tra và phân tích chi phí; yêu cầu tính giáthành sản phẩm theo đon vị tính giá thành quy định; nhu cầu quản trị nội bộ cũngnhư đặc diêm quy trình công nghệ của từng doanh nghiệp mà ta phân tô chức quátrình hạch toán sản xuất ra làm hai giai đoạn Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn hạchtoán chi tiết chi phí sản xuất theo tìrng sản phẩm, nhóm sản phẩm Giai đoạn kế tiếp
là tính giá thành chi tiết sản phẩm, sản phẩm theo đơn đặt hàng đã hoàn thành
Neu đổi tượng hạch toán chi phí sản xuất liên quan đến giới hạn tập họp chiphí trong sản xuất thì đối Urợng tính giá thành sản phẩm lại liên quan đến sản phẩm
đã hoàn thành cần tính giá thành đơn vị Xác định đối tượng tính giá thành là việc
xác định sản phâm, bản thành phâm, công việc, lao vụ nhât định đòi hỏi phải tỉnh giá thành một đon vị Đối tượng tính giá thành cũng là căn cứ đê kế toán mỏ' thẻ
tính giá thành sản phâm và một trong những tiêu chỉ đê chi tiêt hóa tài khoản sửdụng trong việc tính giá thành Cũng như xác định đối tượng tập hợp chi phí, xácđịnh đối tượng tính giá thành cùng có những căn cứ nhất định Những căn cứ chủyếu được sử dụng là:
Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phấm: với sản xuất giản đơn,sản phẩm không được hợp từ nhiều chi tiết, bộ phận phức tạp thì đổi tượng tính giáthành là sản phấm cuối cùng Với sản phấm có quy trình công nghệ sản xuất phứctạp, trải qua nhiều bước với nhiều bán thành phấm thì đối tượng tính giá thành làthành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở tùng bước chế tạo
Loại hình sản xuất: với loại hình sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàngloạt nhỏ thì đổi tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng riêng biệt.Khi sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn thì đối tượng tính giá thành có thê xácđịnh là sản phẩm cuối cùng hoặc bán thành phẩm
Yêu cầu; trình độ quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh ở mức
độ cao thì đối tượng tính giá thành được chi tiết theo nhiều góc độ và ngược lại
Trang 22Khả năng thực tế trong việc tổ chức hạch toán cho từng loại sản phẩm
mà doanh nghiệp đang sản xuất - kinh doanh
Song song với việc xác định đối tượng tính giá thành, kế toán cũng phải xácđịnh kỳ tính giá thành và đổi tượng tính giá thành
1.2.1.3 Kỳ tính giả thành và đối tượng tính giá thành
Kỳ tính giá thành sản phấm là khoảng thời gian cố định (1 tuần, 1 tháng, 1quý ) kế toán giá thành phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượngtính giá thành Việc xác định kỳ tính giá thành cho mỗi đối tượng tính giá phải căn
cứ vào đặc điểm sản xuất và chu kỳ sản xuất Một nguyên tắc bất di bất dịch trongkhi tính giá thành công việc tính giá chỉ được thực hiện sau khi kết thúc quy trìnhcông nghệ sản xuất hoặc kết thúc một giai đoạn của công nghệ Một số căn cứ chủyêu đê xác định kỳ tính giá thành sản phâm là:
Với những sản phẩm sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, chu kỳ sảnxuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giá thành có thê là tuần, tháng Neu khốilượng sản xuất lớn mà hàng quý mới thục hiện tính giá thành thì sẽ gây khó khăncho công tác quản lý sản phẩm và cho chính bản thân hoạt động kế toán khi phải xử
lý một khối lượng công việc lớn tại thời điểm tính giá thành (cuối quý)
Với những sản phâm được tô chức sản xuât đơn chiêc hoặc hàng loạttheo từng đơn đặt hàng, sản phâm có chu kỳ sản xuât dài thì thời diêm tính giáthành là khi kết thúc chu kỳ sản xuất của sản phẩm đã hoàn thành
thành phải là đơn vị được thừa nhận phô biến trong toàn nền kinh tế quốc dân Đơn
vị tính giá thành được sử dụng trong thực tế phải nhất quán với đơn vị tính giáthành ghi trong kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp
1.2.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phấm
1.2.2.1 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất có the hiếu là một phương pháp haymột hệ thống các phương pháp được sử dụng đổ tập họp và phân loại các chi phí
Trang 23sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí Như đã trình bày,chi phí sản xuất có thể được hạch toán cho sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, đonđặt hàng, theo nơi sản xuất Điều này có nghĩa là kế toán có thể mở các thẻ, sổ kếtoán chi tiết theo từng đối tượng hạch toán đã xác định Có hai phương pháp được
sử dụng phô biến đế tập hợp chi phí là phương pháp trực tiếp và gián tiếp
> Tập họp chi phí theo phương pháp trực tiếp: đây là phương pháp
tập họp phí thích họp với các doanh nghiệp sản xuất giản đon, số lưọng sản xuất ítnhưng khối lượng sản xuất lớn, thời gian sản xuất không kéo dài Phương pháp tậphọp chi phí trực tiếp chỉ có thể áp dụng được đối với những khoản chi phí đã xácđịnh và công tác hạch toán ngay từ ban đầu đã cho phép phản ánh trực tiếp cáckhoản chi phí này vào đổi tượng tập hợp chi phí có liên quan Ví dụ như: Khinguyên vật liệu được xuất để sản xuất riêng một loại sản phẩm thì phần chi phínguyên vật liệu trực tiêp này được tập hợp thăng cho sản phâm đó
Để áp dụng được phương pháp này thì phải đảm bảo đầy đủ nội dung chứng
từ phản ánh chi phí cho bộ phận, sản phẩm nào Chứng từ gốc (về chi phí) khi phátsinh phải ghi rõ đối tượng tập hợp chi phí
> Tập họp chi phí theo phưong pháp phân bố gián tiếp: đây là
phương pháp tập hợp phí thích họp với doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩmkhác nhau mà nhưng không thể tập họp trực tiếp chi phí cho từng sản phẩm mà phảitiến hành phân bổ Nói một cách tổng quát, phương pháp phân bồ gián tiếp được sửdụng khi một loạt chi phí phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí
mà không thể tập họp trực tiếp cho từng đổi tượng Chi phí được phân bổ có thể baogồm: chi phí sản xuất chung, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệutrực tiếp Việc phân bo chi phí phải dựa trên các tiêu chuấn cụ thế, phù họp đượcxác định từ ban đầu Quy trình phân bô trải qua hai bước:
_ Bước mô í: lựa chọn tiêu thức phân bổ và tính ra hệ số phân bổ.
Tiêu thức phân bố được lựa chọn phải là các chỉ tiêu đại lượng đã có sãn, dễtính toán và không quá nhỏ Sau khi lựa chọn được tiêu thức phân bổ, kế toán tính
ra hệ số phân bổ theo công thức:
Trang 24Tống số chi phí cần phân bố
Tống đại lượng của tiêu chuẩn dùng đế phân bố
Rước hai', tính ra mức chi phí phân bô cho từng đối tượng Công thức
tính mức phân bô chi phí cho tùng đôi tượng có liên quan:
Mức chi phí phân bô = jjệ s 5 phân 1)5 chỉ phí X Đại lượng tiêu chuẩn
1.2.2.2 Phương pháp tính giá thành sản phàm.
Tính giá, nói chung, là việc xác định giá trị ghi sổ của tài sản hay là việc
dùng thước đo giá trị đổ phản ánh các loại tài khác nhau Phương pháp tính giáthành là một hay là hệ thống các phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đãđược tập họp đê tính giá thành đơn vị sản phâm Các phương pháp sử dụng đê tínhgiá thành mang tính kỹ thuật thuần túy nhàm mục đích tính toán chi phí cho tùngđối tượng tính giá thành Cũng như những yêu cầu chung của tính giá mọi loại tàisản, phương pháp tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo tính chính xác và tínhthống nhất Việc lựa chọn phương pháp tính giá thành phải phù họp với điều kiện tổchức sản xuất của doanh nghiệp, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Các
phương pháp tính giá thành chủ yếu được sử dụng là:
Phương pháp tính giá thành giản đơn trưc tiếp: đây là phương pháp được
sử dụng phô biến trong các doanh nghiệp có trình trình công nghệ sản xuất khép kín
và chu kỳ sản xuất ngắn Cách thức tính giá thành đơn vị theo phương pháp này kháđơn giản, bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ cộng (+) với giá trị sảnphấm dớ dang đầu kỳ và trù’ (-) đi giá trị sản phấm dớ dang cuối kỳ rồi lấy kết quảchia cho tổng số sản phẩm hoàn thành trong kỳ
_ Phương pháp tính giá thành giản đơn gián tiếp: đây là phương pháp
được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp có nhiều loại sản phẩm được sảnxuất ra trên cùng một dây chuyền công nghệ sản xuất Phương pháp này gồm:
Trang 25+ Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Phương pháp tính giá thành theo phương pháp phân hước: đây là
phương pháp được sử dụng pho biến trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệsản xuất phức tạp Trong quá trình sản xuất có nhiều giai đoạn kế tiếp nhau vớinhiều bán thành phẩm ra đời Bán thành phẩm của giai đoạn trước lại là đối tượngsản xuất của giai đoạn sau Sản phẩm cuối cùng được hoàn chỉnh bởi các bán thànhphẩm khác nhau Phương pháp này có thể được chia nhở thành hai phương pháp:
+ Tính giá thành sản phẩm phân bước theo phương pháp có tính giáthành của bán thành phẩm ở cuối mỗi giai đoạn sản xuất (hay còn gọi làphương pháp kết chuyển tuần tự)
+ Tính giá thành sản phâm phân bước theo phương pháp không tính giáthành của bán thành phẩm mà chỉ tính giá thành sản phẩm hoàn chỉnh(hay còn gọi là phương pháp kết chuyển song song)
Phương pháp tỉnh giả thành sản phâtn theo đon đăt hàng: đây là phương
pháp được áp dụng trong các doanh nghiệp chủ yếu tiến hành sản xuất trên cơ sởcác đơn đặt hàng của khách hàng Mồi đơn đặt hàng riêng biệt đồng thời là đốitượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm Khi nào đơnđặt hàng hoàn thành thì tiến hành tính giá thành cho đon đặt hàng đó Do vậy, chu
kỳ tính giá thành trong trường hợp này trùng với chu kỳ sản xuất
1.3 Hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
1.3.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh vềnguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ cũng như các loại nhiên liệu có liênquan trục tiếp đến quá trình sản xuất ra sản phẩm
> Tài khoản sử dụng: TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Tài khoản 621 được sử dụng đê tập hợp và phân bô chi phí NVL trực tiêp
-bộ phận nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm - phát sinh trong kỳ Từng đối
Trang 26+ Giá trị nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho.
+ Giá trị phế liệu thu hồi trong sản xuất
+ Kết chuyển chi phí NVLTT vào tài khoản tính giá thành (TK 154,
hoặc TK 631)
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ
> Phưong pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: khi chi
phí NVL xuất dùng liên quan trực tiếp tới từng đổi tượng tập họp phí riêng biệt thìđược hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó Khi chi phí nguyên vật liệu xuất dùngliên quan đến nhiều đối tượng tập họp phí thì phải áp dụng phưong pháp phân bổgián tiếp để phân bổ cho các đối tượng có liên quan
Có nhiều tiêu thức được sử dụng đế phân bô như: định mức tiêu hao của từngloại sản phẩm, phân bổ theo hệ số Công thức phân bổ như sau:
Trị giá NVL còn lại cuối kỳ 7 + chưa sử dụng
Trị giá phế liệu thu hồi vào sử dụng
Trang 27Kết chuyển số Giá trị NVL dùng Kết chuyển CP
SP
I<ết chuyển NVL tôn cuôi k>'
Trang 281.3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trục tiếp bao gồm các khoản tiền lưong, các khoản phụcấp có tính chất lương và các khoản trích theo lưong (15%)
622 được sử dụng để tập họp, phân bổ chi phí NCTT Cũng như chi phí NVLTT,
TK 622 cũng được mở chi tiết cho tùng đối tượng tập họp chi phí sản xuất Ket cấu:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ.Bên Có: Ket chuyển CP nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành(TK 154 hoặc TK 631)
TK 622 không có so dư cuối kỳ
> Phương pháp tập họp chi phí nhân công trực tiếp: chi phí nhân
công trực tiếp có thê hạch toán trực tiếp cho đối tượng có liên quan như trongtrường họp doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại hàng hóa duy nhất Trong trườngchi phí nhân công trực tiếp phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng mà khônghạch toán riêng được ngay từ đầu thì có thê tập hợp chung rồi chọn tiêu thức phân
bổ Tiêu thức được lựa chọn đe phân bố có thể là chi phí tiền công định mức, giờcông định mức hay thậm chí là mức tiêu hao nguyên vật liệu trục tiếp Dựa trên cơ
sở tiền luơng công nhân sản xuất đã được tập họp cho từng đối tượng, kế toán tính
ra BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định Cuối kỳ, chi phí NCTT được tiếnhành phân bổ, kết chuyến cho các đối tượng chịu phí
SO ĐÒ 1.3: HACH TOAN CHI PHÍ NHẢN CỐNG TRƯC TIÉP
Trang 29+ TK 6271 “Chi phí nhân viên phân xưởng
+ TK 6272 “Chi phí vật liệu”
+ TK 6273 “Chi phí dụng cụ sản xuất”
+ TK 6274 “Chi phí khấu hao TSCĐ”
+ TK 6277 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
+ TK 6278 “Chi phí bàng tiền khác”
> Phương pháp tập họp chi phí sán xuất chung:
Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng địa điểm, nơi phát sinh chiphí TK 627 sử dụng để kết chuyển chi phí sxc và tính giá thành Chi phí sản xuấtchung bao gồm:
Trang 30Chi phí nhân viên phân xưởng: bao gồm các khoản tiền lương, phụ cấp
có tính chất lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý và phục vụtại phân xướng sản xuất
Chi phỉ vủt liêu: bao gồm các loại vật tư được sử dụng cho nhu cầu
chung của phân xưởng và phải đảm bảo phục vụ mục đích sản xuất sản phâm Chiphí vật liệu có thể bao gồm tiêu hao về nguyên vật liệu hoặc công cụ lao động dùngcho hoạt động sản xuất chung của tất cả các loại sản phẩm tại phân xưởng
Chi phỉ về khấu hao TSCĐ nơi sản xuất', chỉ bao gồm khấu hao của
những tài sản được sử dụng vào mục đích sản xuất chứ không phải khấu hao mọiTSCĐ (không được tính vào chi phí sản xuất chung phần khấu hao của nhữngTSCĐ phục vụ cho hoạt động bán hàng và hoạt động quản lý chung của doanhnghiệp) Chi phí khấu hao chỉ được ghi nhận khi TSCĐ vẫn còn trong thời hạn tính
khấu hao Việc xác định khấu hao phải tuân thủ theo Quyết định 206/2003/QĐ
-BTC ban hành ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính
Chi phỉ về dich vu mua ngoài'- bao gồm các khoản như tiền điện, điện
thoại, nước thường kỳ phục vụ cho hoạt động sản xuất tại doanh nghiệp
Chi phỉ khác bằng tiền: bao gồm tất cả các loại chi tiêu còn lại, chưa
được liệt kê ở trên, phục vụ cho hoạt động sản xuất sản phẩm Những khoản chi phínày đã được thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp
Chi phí sản xuất chung phát sinh tại phân xưởng nào được tính vào giá thànhsản phẩm của phân xưởng đó Chi phí sản xuất chung thường được phân bổ giántiếp với tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là chi phí nhân công trực tiếp hoặcchi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trang 31Các khoản thu hồi hoặc
TK 631 Phân bổ (kết chuyển)
Chi phí sxc cho đối tượng tính giá thành
TK 632
Kết chuyển chi phí
sxc
cố dịnh (không phân bố)
Chi phí sản xuất khác
Trang 32Bán thành phẩm chưa đạt đến mức độ là sản phẩm hoàn chỉnh Bán sảnphẩm có thể là: phôi sản phẩm, bán thành phẩm, các chi tiết lắp ráp của máy
_ Tại chế phẩm: là SPDD tồn tại trên dây chuyền sản xuất, tại mồi giaiđoạn sản xuất hoặc trên quá trình sản xuất (bông đang kéo sợi )
Đánh giá sản phâm dớ dang được hiêu là việc tính toán, xác định phân chiphí sản xuất có trong các sản phẩm dở dang này Đánh giá sản phẩm dở dang có vaitrò quyết định đến tính trung thực, họp lý của giá thành sản xuất sản phẩm Đánhgiá sản phẩm dở dang cần thực hiện các bước sau:
_ Thực hiện kiếm kê vật chất đổ xác định rõ khối lượng sản phẩm dớ dang._ Căn cứ vào khối lượng kiềm kê, kế toán sử dụng biện pháp thích họp đếtiến hành đánh giá sản phấm dở dang cuối kỳ Mồi doanh nghiệp có điểm về cơ cấu
tổ chức sản xuất, tính chất cấu thành của các chi phí, trình độ quản lý khác nhaunên đòi hỏi kế toán phải linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp sau đế đánhgiá sản phẩm dở dang:
1.3.4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính
Cơ sớ đế áp dụng phương pháp này xuất phát từ thực tế là chi phí NVL
chính chiếm tỷ trọng lớn trong tông chi phí sản xuất sản phấm Các chi phí chế biến(tiêu hao về phụ liệu trực tiếp, hao phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuấtchung) chiếm tỷ trọng rất nhó, thậm chí là không đáng kê Công được sử dụng :
lucmg
chi phí nguyên = - X
Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là cách thức tính toán giản đơn,nhanh chóng Nhược điếm thấy rõ của phương pháp này là kết quả tính toán khôngchính xác do không tính toán đến các chi phí ngoài chi phí nguyên vật liệu trục tiếp(chi phí chế biến)
Trang 33Đây là phương pháp thích hợp cho các doanh nghiệp có số lượng SPDDtương đối ít và ôn định, chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn, chi phí chế biến khôngđáng kể trong tổng chi phí sản xuất Khi quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, cácgiai đoạn của quá trình sản xuất kế tiếp liên tục thì chi phí SPDD ở giai đoạn côngnghệ đầu tiên tính theo chi phí NVL chính trực tiếp còn SPDD ớ các giai đoạn sautính theo chi phí bán thành phẩm của giai đoạn trước chuyến sang
1.3.4.2 Đánh giá sản phấm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương
Cơ sở của phương pháp này là chi phí sản xuất của các sản phâm đều có tỷtrọng tương đương với nhau Đe tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang theo phươngpháp này, trước hết cần căn cứ vào khối lượng SPDD và mức độ chế biến của chúng
để quy đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Điêu kiện áp dụng cụ thê đê áp dụng phương pháp này là:
Ke toán phải xác định được tỷ lệ dớ dang của sản phấm bình quân làm
cơ sở cho việc quy chuẩn
Căn cứ vào các đơn vị đo lường cụ thê đê tính ra số lượng SPDD thực tế
Phương pháp xác định từng khoản mục chi phí cho SPDD:
Đối với chi phí NVL trực tiếp thì áp dụng công thức tính như đã trìnhbày phần trên Phần chi phí dở dang này đặt là A
Đối với chi phí chế biến thì cách tính như sau:
+ Chi phí vật liệu phụ trực tiếp:
dỏ' dang đầu kỳ + phát sinh trong kỳ
Sản lượng sán phẩm
+ Chi phí nhân công trực tiêp:
dở' dang đầu kỳ + phát sinh trong kỳ
Sảnlưọng sản phẩm
Trang 34Giá trị sản phẩm dở dang = A + B + C + D
Ưu điểm nổi bật của phương pháp này đó là kết quả tính toán có mức độchính xác cao hơn so với phương pháp trước Nhược điềm phương pháp là khốilượng tính toán lớn, phức tạp, do vậy đòi hỏi nhiều thời gian và công sức Phươngpháp này phù với doanh nghiệp sản xuất các loại sản phẩm có tỷ trọng chi phí NVLkhông lớn lắm, khối lượng SPDD cuối kỳ nhiều và biến động lớn Có thê vận dụng
tỷ lệ hoàn thành chung của sản phẩm là 50% cho những SPDD ở các dây chuyềnsản xuất tương đối đồng đều đề giảm nhẹ khối lượng tính toán
1.3.4.3 Đánh giá sản phấm dở dang theo giá thành kế hoạch định mức
Cơ sở áp dụng của phương pháp này là giá thành kế hoạch hay định mức
được xây dựng theo công nghệ sản xuất phù hợp với dự toán chi phí Ke toán căn cứvào khối lượng SPDD đã được kiêm kê xác định ớ từng giai đoạn sản xuất cũng nhưcăn cứ vào định mức tùng khoản mục chi phí đã tính ở từng giai đoạn sản xuất đổtiến hành quy đối SPDD thực tế thành số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.Công thức tính cụ thể là:
Chi phí SPDD cuối kỳ = số lượng bán thành phấm X Giá thành kế hoạch
Đổi với tai chế phânr.
Chi phí SPDD cuối kỳ
Đổi với bán thành phâm:
Trang 351.3.5 Hạch toán tập hợp chi phỉ sản xuất.
1.3.5.1 Hạch toán tập hợp chỉ phỉ sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Sơ ĐÒ 1.5 : HACH TOÁN TÁP HƠP CHĨ PHÍ SẢN XUẮT SẢN PHẢM
THEO PHƯƠNG PHẤP KỂ KHAI THƯỜNG XUYÊN
Phương pháp kê khai thường xuyên sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất kinhdoanh dở dang” đê tập hợp chi phí sản xuất sản phâm từ TK trung gian cùng như đêtính giá thành và kết chuyên Tài khoản 154 được chi tiết theo từng đối tượng tínhgiá thành Ket cấu của TK 154 như sau:
Trang 36Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm phát sinh trong kỳ theo từngkhoản mục tính giá thành (tập hợp từ các TK trung gian là TK 621,622, 627)
_ Bên Có:
+ Các khoản thu hồi làm giảm giá thành (phế liệu, bồi thường )
+ Sản phâm hoàn thành cuối kỳ đem nhập kho, gửi bán hoặc bán trựctiếp không qua kho
_ Dư Nợ: chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ
1.3.5.2 Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiếm kê định kỳ.
Sơ ĐÒ 1.6: HACH TOẢN TẢP HƠP CHI PHÍ SẢN XUẢT SẢN PHẮM
THEO PHƯƠNG PHÁP KIẺM KỂ ĐINH KỶ
của SP hoàn thành
TK 154
Giá trị SPDD cuối kỳ
dở dang đầu kv
Trang 37Phương pháp kiểm kê định kỳ sử dụng TK 631 “Giá thành sản xuất” để tậphọp chi phí sản xuất sản phẩm từ TK trung gian cũng như để tính giá thành và kếtchuyền TK 631 cùng được chi tiết cho từng đối tượng tính giá Ket cấu TK 631 :
_ Bên Nợ: tập hợp chi phí sản xuất sản phấm bao gồm:
+ Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ trước (nằm trên TK 154) kết chuyển+ Chi phí NVL phát sinh trong kỳ kết chuyển+ Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ kết chuyền+ Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ kết chyểnBên Có:
+ Các khoản thu hồi, giảm trừ được ghi giảm giá thành+ Giá thành của sản phẩm hoàn thành nhập kho, gửi bán hay bán trựctiếp không qua kho
TK 631 không có số dư cuối kỳ
1.4 Tính giá thành sản phấm trong một số doanh nghiệp chủ yếu
1.4.1 Tỉnh giá thành sản phâm trong doanh nghiệp sản xuất giản đơn
> Phương pháp tính giá thành giản đơn trực tiếp: đây là phương
pháp được sử dụng khi quá trình sản xuất của doanh nghiệp đáp úng nhũng điềukiện sau:
_ Quy trình công nghệ sản xuất không chia thành các giai đoạn nhỏ Quytrình công nghệ có tính chất khcp kín, tổ chức sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳsản xuất ngắn và xen kẽ liên tục
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất cũng đồng thời là đối tượng tính giáthành sản phẩm
Doanh nghiệp phải đảm bảo yêu cầu về chứng từ ban đầu cho hạch toántrực tiếp Điều này có nghĩa là chứng từ phải đảm bảo đầy đủ để các chi phí sảnxuất phát sinh được hạch toán trực tiếp ngay cho tùng đổi tượng tính giá thành
Kc toán căn cứ vào chi phí đã được tập họp cho từng đối tượng, căn cứ vàogiá trị SPDD đầu kỳ và giá trị SPDD cuối kỳ đổ tính tổng giá thành và giá thànhđơn vị sản phẩm theo công thức sau:
Trang 38Tổng giá thành của sản phẩm iGiá thành đơn vị của sản phẩm iChi phí sản xuất dở dang đầu kỳChi phí sản xuất phát sinh trong kỳChi phí sản xuất dớ dang cuối kỳ
Ọ : Tổng số lượng sản phẩm i hoàn thành trong kỳ
> Phương pháp tính giá thành giản đơn gián tiếp: đây là phương
pháp được sử dụng khi doanh nghiệp đáp ứng được những điều kiện sau:
• Tại cùng một địa điểm, trên cùng một dây chuyền công nghệ có nhiềusản phẩm đồng thời được tiến hành sản xuất Vì thế việc phân định rạch ròi ngay từđầu chi phí phát sinh cho mồi loại sản phẩm là khó khăn nên giá thành sản phẩmphải tính theo phương pháp gián tiếp
• Đổi tượng hạch toán chi phí được xác định là nhóm sản phẩm trongkhi đôi tượng tính giá được xác định là loại sản phâm cụ thê trong nhóm sản phâm
Phương pháp tính giá thành giản đon gián tiếp bao gồm 3 loại: tỉnh theo hệ
số, tính theo tỷ lệ chung và tỉnh theo tỷ lệ cá hiệt Trong số đó, phương pháp tính
giá thành giản đơn theo hệ số là phương pháp có tính ứng dụng cao Phương pháptính giá thành giản đơn theo hệ số được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp cócông nghệ sản xuất sử dụng một loại NVL đầu vào, có nhiều loại sản phẩm khácnhau cùng hoàn thành (còn gọi là sản xuất liên sản phẩm) và giừa các sản phẩm này
có hệ số quy đổi Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số phải dựa trênnhững cơ sở sau đây:
Căn cứ trên mức tiêu hao kinh tế, kỹ thuật của các sản phẩm Điều nàyđặt ra yêu cầu phải xây dựng được các tiêu chuẩn hợp lý làm căn cứ để xác định chomỗi loại sản phẩm một hệ số giá thành và loại sản phấm có hệ số giá thành bằng 1được lấy làm tiêu chuẩn
Trang 39Kiểm kê số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành, dùng hệ số giá thành củatừng loại sản phẩm (đã được xác định ở bước trên) đề quy đổi tất cả các loại sảnphẩm khác nhau về sản phẩm chuẩn theo công thức:
1.4.2 Tỉnh giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiếu chế biến liên tục.
Trong điều kiện sản xuất mang tính chất phức tạp thì phương pháp tính giáthành phân bước được sử dụng Tùy theo yêu cầu của việc tổ chức quản lý bánthành phẩm mà doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng phưong pháp tính giá thànhphân bước có tính giá thành bán thành phâm hoặc không cần tính giá thành bánthành phẩm Đây là một phương pháp tính giá tương đổi phứ tạp nên doanh nghiệpchỉ áp dụng khi có nhũng đặc điếm sau:
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm mang tính chất phân bước, gồmnhiều giai đoạn kế tiếp nhau liên tục, sản phẩm của giai đoạn (bước) trước là đốitượng sản xuất của giai đoạn (bước) sau và đến bước cuối cùng thì tạo ra sản phẩmhoàn chỉnh (thành phấm) Đây là sản phấm cuối cùng của toàn bộ quá trình sản xuất
và là đổi tượng kế toán mục tiêu chủ yếu để tính giá thành
_ Ket quả sản xuất của giai đoạn (bước) trước có thế xác định thông quatiến hành kiêm kê vật chất được
_ Hạch toán chi phí sx được thực hiện riêng cho từng giai đoạn công nghệ.Công tác hạch toán và quản lý đặt ra yêu cầu cần phải xác định, tínhđược giá thành từng giai đoạn (bước) chế biến; xác định được chi phí sản xuất củatừng bước chế biến cho đối tượng tính giá thành đã được định hình
Trang 40Chi phí nửa thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang
+
Chi phí chế biến của giai đoạn 2
40
> Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phấm ở cuối mỗi giai đoạn sản xuất trước khi tính giá thành sản phấm hoàn chỉnh (phương pháp kết chuyến tuần tự)
Phương pháp này được sử dụng khi doanh nghiệp đặt ra yêu cầu tính giáthành bán thành phẩm ở cuối mỗi giai đoạn sản xuất Trong trường hợp này thì:
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng giai đoạn (bước) của quátrình sản xuất
Đổi tượng tính giá thành là bán thành phẩm ở cuối mồi giai đoạn (bước)của quá trình sản xuất và sản phẩm cuối cùng (sản phấm của giai đoạn cuối cùng)
Có thể tóm tắt trình tự tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thànhphẩm bàng SO’ đồ 1.7
SO ĐÒ 1.7: TRĨNH TƯ TÍNH GĨẢ THÀNH SẢN PHẲM PHẢN BƯỚC
CỎ TỈNH GĨẢ THẢNH BẢN THẢNH PHẢM
Giai đoạn 1
Chỉ phí nguyên vật liệu chính
Chi phí chế biến
Tổng giá thành
và giá thành
Giai đoạn 2
Tổng giá thành
và giá thành
Giai đoạn n
Chi phí nửa thành phẩm giai đoạn (n-1)
Chi phí chế biến
Tổng giá thành
và giá thành