1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VÀ THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI

57 564 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 603 KB

Nội dung

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty...14 CHƯƠNG II...16 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VÀ THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI TRONG T

Trang 1

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC BẢNG 5

DANH MỤC HÌNH 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 7

LỜI NÓI ĐẦU 8

CHƯƠNG I 10

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VÀ THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI 10

1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VÀ THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI 10

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 10

1.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 11

1.1.3 Các loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp 11

1.1.4 Khả năng tài chính và cơ sở vật chất của công ty 13

1.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 14

CHƯƠNG II 16

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VÀ THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI TRONG THỜI GIAN QUA 16

2.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ ĐƯỜNG BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 16

2.1.1 Khái quát về hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển 16

2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế đường biển 18

2.1.3 Khái quát hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Việt Nam 23

2.2 QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI

Trang 2

2.2.1 Các loại chứng từ sử dụng trong giao nhận hàng hóa quốc tế bằng

đường biển tại công ty CP Vận tải biển và Thương mại hàng hải 25

2.2.2 Quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty cổ phần Vận tải biển và Thương mại hàng hải 29

2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN VÀ THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI 32

2.3.1 Sản lượng hàng hóa giao nhận của công ty 32

2.2.2 Doanh thu giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển của công ty cổ phần Vận tải biển và Thương mại hàng hải 34

2.2.3 Các khu vực thị trường và đối tác của công ty 36

2.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VÀ THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI 43

2.4.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân 43

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân: 44

CHƯƠNG III 46

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VÀ THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI CHO ĐẾN NĂM 2016 (GIAI ĐOẠN 2011 – 2016) 46

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VÀ THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI 46

3.1.1 Phương hướng trong tương lai của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty cổ phần Vận tải biển và Thương mại hàng hải 46

3.1.2 Mục tiêu của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty cổ phần Vận tải biển và Thương mại hàng hải 47

3.2 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VÀ THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI 47

3.2.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty 47

Trang 3

3.2.2 Giải pháp phát triển thị trường 48

3.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ: 49

3.2.4 Giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng của tính thời vụ 49

3.2.5 Chủ động và tích cực tham gia các hiệp hội ngành hàng 50

3.2.6 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực phù hợp với tình hình mới 50

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TẠO ĐIỀU KIỆN CHO SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 51

3.3.1 Kiến nghị với nhà nước 51

3.3.2 Kiến nghị với các hiệp hội 53

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

Trang 4

DANH MỤC BẢNGBảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Vận tải biển và Thương mại hàng hải (2008 - 2012) 14 Bảng 2.1: Chứng từ hải quan đối với hàng nhập khẩu 26 Bảng 2.2: Khối lượng hàng hóa giao nhận bằng đường biển trong và ngoài nước của công ty Cổ phần Vận tải biển và Thương mại Hàng hải 33 Bảng 2.3 : Sản lượng và lợi nhuận của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc

tế bằng đường biển giai đoạn 2008-2011 35 Bảng 2.4: Lợi nhuận theo khu vực thị trường của công CP Vận tải biển và

TM Hàng hải giai đoạn 2008- 2011 – Vận tải biển quốc tế 37 Bảng 2.5: Cơ cấu mặt hàng giao nhận bằng đường biển tại công ty CP Vận tải biển và Thương mại hàng hải giai đoạn 2009 - 2011 40 Bảng 2.6: Cơ cấu thị trường giao nhận hàng hóa quốc tế theo đường biển của công ty 42

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Biểu đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 11 Biểu đồ 2.1: Khối lượng hàng hóa giao nhận trong và ngoài nước giai đoạn 2008-2011 34 Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận từ hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển của CP Vận tải biển và TM Hàng hải 35 Biểu đồ 2.3: Số lượng khách hàng từ các thị trường của công ty CP Vận tải biển và TM Hàng hải giai đoạn 2008- 2011 38 Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận từ các khu vực thị trường của công ty CP Vận tải biển và TM Hàng hải giai đoạn 2008- 2011 38 Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng các mặt hàng giao nhận bằng đường biển tại công ty

CP Vận tải biển và Thương mại Hàng hải 41 Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng các thị trường giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển của công ty 43

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

FIATA International Federation of Freight Forwarders

Associations - Fédération Internationale des Associations de Transitaires et Assimilés – Hiệp hội

giao nhận quốc tế WTO World Trade Organization – Tổ chức thương mại

thế giớiFDI Foreign Direct Investment – Vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoàiODA Official Development Assistance – Hỗ trợ phát triển

chính thức

UCP Uniform Customs and Practice for Documentary

Credits - Bản Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ

VIFFAS Vietnam freight forwarders association - Hiệp hội

giao nhận kho vận Việt Nam

CIF Cost,insurance, freight

GNP Gross national product – Tổng sản lượng quốc gia.GDP Gross domestic product- Tổng sản phẩm quốc nội

MST MARITIME SHIPPING AND TRADING JOINT

STOCK COMPANY – Công ty cổ phần Vận tảibiển và Thương mại hàng hải

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Để xây dựng nước nhà giàu mạnh và phát triển trong điều kiện hội nhậpkinh tế quốc tế và toàn cầu hoá như hiện nay thì chúng ta không thể xem nhẹhoạt động ngoại thương vì nó đảm bảo sự lưu thông hàng hoá, thông thương vớicác nước trên thế giới, giúp chúng ta khai thác một cách hiệu quả tiềm năng vàthế mạnh của mọi nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài trên cơ sở chuyênmôn hoá và phân công lao động ở tầm quốc tế

Khi đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá chúng ta không thể không nóiđến dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế vì đây là hai hoạt động không tách rờinhau, chúng có tác động qua lại thống nhất với nhau Qui mô của hoạt động xuấtnhập khẩu tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây là nguyên nhân trựctiếp khiến cho giao nhận hàng hóa nói chung và giao nhận hàng hóa quốc tếđường biển nói riêng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và bề sâu Với hơn

3000 km bờ biển trải dài dọc chiều dài đất nước cùng rất nhiều cảng biển lớnnhỏ, ngành giao nhận vận tải biển Việt Nam hiện nay đã có những bước tiến rấtđáng kể, minh chứng được tính ưu việt của nó so với các phương thức giao nhậnvận tải khác Giá trị và khối lượng giao nhận qua các cảng biển luôn luôn chiếm

tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế của Việt Nam Điều này có ý nghĩa rất to lớn, nó không những là cầu nối giữa sản xuất vớitiêu thụ, giúp đưa các sản phẩm của Việt Nam đến với thị trường quốc tế mà còngóp phần tăng năng lực cạnh tranh của hàng hoá nước ta trên thị trường quốc tế

Ra đời năm 2008, công ty cổ phần Vận tải biển và Thương mại hàng hảikhông thể tránh khỏi những khó khăn như mọi công ty vận tải biển khác Đó là

sự thiếu đồng bộ trong các văn bản pháp luận, sự quản lý của các cơ quan chứcnăng còn chưa thực sự chặt chẽ Để có thể phát triển và vượt qua được nhữngkhó khăn đó, công ty cổ phần Vận tải biển và Thương mại hàng hải đã phải tựmình củng cố và hoàn thiện, để có thể cạnh tranh với các đối thủ, duy trì và pháttriển hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả nhất

Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại công ty cổ phần Vận tải biển vàThương mại hàng hải, với kiến thức của một sinh viên chuyên ngành Kinh TếQuốc tế - trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, với mong muốn đóng góp một

phần nhỏ vào sự phát triển của công ty, em đã chọn đề tài: “Giao nhận hàng

hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty cổ phần Vận tải biển và Thương

mại hàng hải ”.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc

Trang 8

Phạm vi của đề tài là : Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế

bằng đường biển tại công ty Cổ phần Vận tải biển và Thương mại hàng hải từnăm 2008 cho đến nay

3 Phương pháp nghiên cứu của đề tài:

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống trong kinh tếnhư: phương pháp phân tích số liệu, so sánh đối chiếu định tính, định lượng,phương pháp thống kê kinh tế và tổng hợp thông tin nhiều chiều

4 Kết cấu của đề tài

Chuyên đề được chia làm 3 phần:

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN

VÀ THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNG HÓA

QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN

VÀ THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI TRONG THỜI GIAN QUA

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ

NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾBẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VÀTHƯƠNG MẠI HÀNG HẢI CHO ĐẾN NĂM 2016 (GIAI ĐOẠN 2012 –2016)

Em xin chân thành cảm ơn TS Ngô Thị Tuyết Mai và giảng viên NguyễnBích Ngọc cùng các anh chị, cô chú công tác tại công ty cổ phần Vận tải biển vàThương mại hàng hải đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốtnghiệp này

Tuy nhiên, do sự hạn chế về kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn nên bàiviết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót cả về nội dung lẫn hình thức

Em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo quý báu của các thầy cô và các bạn

để giúp em trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 9

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VÀ

THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI

1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VÀ THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI

1 Công ty Cổ phần vận tải biển và Thương mại Hàng Hải thuộc hình thứcCông ty Cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy địnhPháp luật hiện hành khác của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa ViệtNam

2 Tên công ty viết bằng tiếng Việt:

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VÀ THƯƠNG MẠI HÀNG

HẢI

Tên công ty viết bằng tiếng Anh:

MARITIME SHIPPING AND TRADING JOINT STOCK COMPANY

Tên công ty viết tắt: MST

Trụ sở chính: Số 364 đường 39B, xã Thuỵ Hà, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình.Điện thoại: 043.7718989/3270

Fax: 043.2484139

Mobile: 0906293168

Địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty:

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VÀ THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI TẦNG 6 - SKYCITY TOWERS – 88 LÁNG HẠ, ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty bắt đầu hoạt động từ đầu năm 2008 và chính thức được thành lập

từ tháng 2 năm 2008, lấy tên là Công ty Cổ phần Vận tải biển và Thương mạihàng hải Hiện tại, mặc dù có quy mô không phải là lớn nhưng công ty đã có thểcung cấp tốt các dịch vụ về vận tải hàng hóa quốc tế theo đường biển và ngàycàng được các đối tác trong nước và quốc tế tín nhiệm Có trong tay một đội ngũnhân viên hoạt động thông minh, sáng tạo, năng động, công ty đã và đang trên

đà lớn mạnh, mở rộng hơn về quy mô và tốt hơn về chất lượng của dịch vụ giao

Trang 10

nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển, đóng góp vào sự phát triển chung củangành vận tải hàng hóa của Việt Nam nói chung và vận tải biển nói riêng.

1.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

Công ty cổ phần Vận tải biển và Thương mại hàng hải có mô hình là công

ty cổ phần Biểu đồ 1.1 dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty

Biểu đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.

(Nguồn: Điều lệ công ty cổ phần Vận tải biển và Thương mại hàng hải)

1.1.3 Các loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp

Công ty cổ phần Vận tải biển và Thương mại hàng hải là một công ty làmcác chức năng dịch vụ quốc tế về vận chuyển, giao nhận, xuất nhập khẩu hànghóa, đại lý, tư vấn… cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trênlĩnh vực vận chuyển, giao nhận và xuất nhập khẩu hàng hóa

Theo điều lệ, công ty thực hiện các chức năng sau:

1 Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

Phòng

Tổ chức hành chính Kỹ thuật Phòng Quản lý dự án Phòng Tài chính Kế toán Phòng

BAN KIỂM SOÁT

Trang 11

2 Vận tải hành khách ven biển và viễn dương

3 Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa

4 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

5 Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa

6 Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe

có động cơ khác)

7 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy

8 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ

9 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

Chi tiết: Dịch vụ đại lý tàu biển; Dịch vụ đại lý vận tải đường biển; Dịch

vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải đường bộ, vận tải đường thủy nội địa; Môi giới thuê tàu biển, phương tiện vận tải bộ; Hoạt động của các đại lý vận tải hàng hóa, kể cả dịch vụ liên quan tới hậu cần, lấy mẫu, cân hàng hoá

10 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

11 Bốc xếp hàng hóa

12 Tái chế phế liệu

13 Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác

Chi tiết: Cho thuê thiết bị vận tải đường bộ, đường thủy và hàng không; Cho thuê container; Cho thuê palet

14 Cho thuê xe có động cơ

15 Mua bán vật tư kim khí;

Mua bán vật tư, máy móc, thiết bị hàng hải

Khi cần thiết, Đại hội đồng cổ đông công ty quyết định việc chuyển hay

mở rộng các ngành nghề kinh doanh của Công ty phù hợp với qui định của pháp

Trang 12

1.1.4 Khả năng tài chính và cơ sở vật chất của công ty.

1.1.4.1 Vốn điều lệ

1 Vốn điều lệ của công ty (2008): 12.000.000.000 VNĐ (Mười hai tỷ đồng)Trong đó:

+ Vốn bằng tài sản: không

+ Vốn bằng tiền mặt: 12.000.000.000 đồng (Mười hai tỷ đồng)

Tổng số cổ phần: 120.000 cổ phần (Một trăm hai mươi nghìn cổ phần)

2 Loại cổ phần:

+ Cổ phần phổ thông: 120.000 cổ phần (Một trăm hai mươi

nghìn cổ phần)+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết: không có

3 Số cổ phần, loại cổ phần cổ đông sáng lập đăng ký mua:

+ Cổ phần phổ thông: 120.000 cổ phần (Một trăm hai mươi

nghìn cổ phần)+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết: không có

4 Số cổ phần, loại cổ phần chào bán:

+ Cổ phần phổ thông: không có

+ Cổ phần ưu đãi: không có

1.1.4.2 Cơ sở vật chất của công ty

Công ty cổ phần Vận tải biển và Thương mại hàng hải là doanh nghiệpchuyên về lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hóa theo đường biển, do đó cơ sở vậtchất chính của công ty là đội ngũ tàu vận tải Hiện nay, công ty đang sở hữu độitàu như sau:

Tàu Maritime 01 – trọng tải 5.177 tấnTàu Maritime 68 – trọng tải 3.065 tấnTàu Maritime 04 – trọng tải 4.544 tấnTàu Hải Hà 68 – trọng tải 5.193 tấnTàu Hải Đăng 56 – trọng tải 3.785 tấnĐội tàu của công ty tuy có số lượng không nhiều nhưng đều là những tàu

có đội ngũ thủy thủ và thuyền trưởng giàu kinh nghiệm, có khả năng đối phóđược những tình huống phức tạp xảy ra trên biển khi vận chuyển hàng hóa Đâycũng là một điểm mạnh rất đáng ghi nhận của công ty

Trang 13

1.1.5 Kết quả kinh hoạt động doanh của công ty

Tuy mới hoạt động trong thời gian chưa lâu nhưng hoạt động kinh doanhcủa công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Bảng 1.1 dưới đây là kếtquả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Vận tải biển và Thương mại hànghải giai đoạn 2008 - 2012

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Vận tải biển và

Thương mại hàng hải (2008 - 2012)

Đơn vị: Triệu VNĐ

Năm

Quý I/2012

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của công ty.

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được kết quả hoạt động kinh doanh củacông ty Vận tải biển và Thương mại hàng hải trong các năm từ 2008 đến 2011

và quý I năm 2012 Năm 2008 là năm mà công ty mới thành lập, tuy nhiên do có

sự chuẩn bị kỹ càng về nguồn vốn, trang thiết bị cũng như nhân sự nên công ty

đã hoạt động có hiệu quả khá cao Doanh thu đạt được trong cả năm là 29308triệu đồng, lợi nhuận thu về đạt 3157 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận tương ứng là10,77% Đây là một tín hiệu rất đáng mừng của công ty Tuy nhiên, sang đếnnăm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn đến hoạt độngcủa công ty cũng bị ảnh hưởng nhiều Khi các doanh nghiệp trong và ngoài nướcchịu ảnh hưởng của khủng hoảng, gặp khó khăn trong buôn bán thì việc sử dụngđến dịch vụ logistic cũng từ đó mà giảm dần Công ty Vận tải biển và Thươngmại hàng hải đã rất cố gắng để phát triển hoạt động kinh doanh của mình Năm

2009, doanh thu của công ty là 28403 triệu đồng, lợi nhuận đạt 2812 triệu, tỷsuất lợi nhuận đạt 9,90% So với năm 2008 thì doanh thu và lợi nhuận giảm lầnlượt là 905 triệu và 345 triệu đồng Nhìn vào đây chúng ta có thể thấy rằng: để

Trang 14

đạt được doanh thu thì công ty đã chịu giảm bớt tỷ suất lợi nhuận để có thể duytrì được bạn hàng thân thiết và đợi các chuyển biến của nền kinh tế.

Sang đến năm 2010, ta có thể nhận thấy đây là một năm có nhiều thay đổilớn Doanh thu của công ty là 32670 triệu đồng, lợi nhuận thu về là 3626 triệudồng, tỷ suất lợi nhuận tương ứng là 11,09% Đây là năm mà nền kinh tế thếgiới có dấu hiệu phục hồi với một loạt các gói cứu trợ của các chính phủ trên thếgiới, do đó cũng ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của công ty Nhưng sangnăm 2011, tình hình lại trở nên ảm đạm hơn với doanh thu là 28678 triệu đồng

và lợi nhuận là 2870 triệu đồng Từ đấy có thể thấy hoạt động kinh doanh củacông ty có liên hệ chặt chẽ với sự phát triển của nền kinh tế thế giới Khi nềnkinh tế thế giới biến động thì hoạt động kinh doanh của công ty cũng từ đấy biếnđộng theo

Năm 2012 là một năm đầy sóng gió đối với công ty, khi mà nền kinh tế đagphục hồi với tốc độ chậm, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều trở ngại.Tuy nhiên công ty vẫn luôn cố gắng để có thể đạt được kết quả tốt nhất trênthương trường

Trang 15

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VÀ THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI TRONG THỜI GIAN

QUA

2.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

2.1.1 Khái quát về hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển.

2.1.1.1 Người giao nhận và dịch vụ giao nhận

Thế giới đang toàn cầu hóa, sự chuyên môn hóa đã trở thành tất yếu đốivới mọi mắt xích trong nền kinh tế Từ đó các dịch vụ phụ trợ để đáp ứng nhucầu trên ngày càng gia tăng Trong đó dịch vụ giao nhận hàng hóa – dịch vụlogistics là một trong những dịch vụ có nhu cầu tăng cao nhất nhằm hỗ trợ cho

sự phát triển của kinh tế xã hội Từ đó nảy sinh nhu cầu cần chuẩn hóa các kháiniệm và kiến thức về dịch vụ này Trên thế giới có rất nhiều khái niệm được đưa

ra, trong đó có 2 khái niệm được thừa nhận rộng rãi nhất trên thế giới và tại ViệtNam đó là:

Theo quy tắc mẫu của FIATA (Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận)

về dịch vụ giao nhận, dịch vụ được định nghĩa là: bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá

Theo Luật Thương mại Việt Nam : giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác

có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác.

Tóm lại, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đếnquá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (ngườigửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) Người giao nhận có thể làm các

Trang 16

dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ

ba khác

2.1.1.2 Dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển.

Dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế (logistics) là hoạt động thươngmại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồmnhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy

tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc cácdịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởngthù lao

Theo như định nghĩa ở trên thì ta có thể suy ra được dịch vụ giao nhậnhàng hóa quốc tế bằng đường biển là một trong những các dịch vụ con củalogistics Do đó, nói ngắn gọn thì dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế đườngbiển là dịch vụ logistics đường biển

Lưu thông phân phối hàng hoá, trao đổi giao lưu thương mại trong nước

và với nước ngoài là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế của một quốcgia Đặc biệt là hoạt động ngoại thương đóng vai trò vô cùng quan trọng trong

sự phát triển kinh tế của đất nước, giúp cho đất nước hòa nhập vào với thế giới,

bổ xung những thiếu sót của nền kinh tế Hoạt động giao nhận hàng hóa như làmạch máu giúp cho nền kinh tế phát triển, vận chuyển hàng hóa từ người bán tớingười mua Nó đóng góp một phần to lớn cho sự phát triển của các ngành sảnxuất nói riêng và nền kinh tê nói chung

Thế giới được bao bọc ¾ là nước biển, ngành vận tải biển là một trongnhững ngành quan trọng nhất trong logistics Từ xưa tói nay các cường quốctrên thế giới đều là các nước có đường hàng hải rất phát triển Trong quá trìnhtoàn cầu hóa hiện nay thì dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế đường biển gópphần vào việc giải quyết những khó khăn phát sinh từ sự phân công lao độngquốc tế Đó là vận tải khối lượng lớn với quãng đường dài từ quốc gia này tớiquốc gia khác

Các công ty xuyên quốc gia có các chi nhánh, các cơ sở sản xuất, cungứng và dịch vụ đặt ở nhiều nơi, ở nhiều quốc gia khác nhau, do đó các công tynày đã áp dụng “hệ thống Logistics toàn cầu” để đảm bảo hoạt động sản xuấtkinh doanh đạt hiệu quả cao, khắc phục ảnh hưởng của các yếu tố cự ly, thờigian và chi phí sản xuất

Việt Nam hiện nay đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, sựphát triển của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này chính là động lựcthúc đẩy nền sản xuất trong nước nhanh chóng vươn ra thị trường thế giới

Trang 17

2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế đường biển

2.1.2.1 Các quy định về luật pháp quốc tế.

Giao nhận hàng hóa quốc tế của một quốc gia là sự vận chuyển hàng hóagiữa một nước đối với các nước còn lại trên thế giới Trong thời kỳ toàn cầu hóahiện nay, mỗi quốc gia là một mắt xích trong mạng lưới nền kinh tế thế giới, cácmắt xích này liên kết và phụ thuộc lẫn nhau Để nền kinh tế của một quốc gianói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung được phát triển một cách hài hòakhông những cần những cơ chế quản lý của riêng của từng quốc gia mà còn phải

có quản lý của luật pháp về thương mại quốc tế của từng nước đối tác và củatoàn thế giới để đảm bảo tính công bằng Hoạt động kinh tế quốc tế ở mỗi quốcgia chịu các ràng buộc và bị chi phối bởi nhiều nguyên tắc của nhiều tổ chức,quốc gia trên thế giới Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế đường biển cũngnhư vậy

Hiện nay có 2 nguồn luật quốc tế chính về vận tải biển, đó là:

- Công ước quốc tế để thống nhất một số thể lệ về vận đơn đường biển,gọi tắt là Công ước Brussels 1924 và hai Nghị định thử sửa đổi Công ướcBrussels 1924 là :

+ Nghị định thư sửa đổi Công ước Brussels 1924 gọi tắt là nghịđịnh thư 1968 (Visby Rules - 1968)

+ Nghị định thư năm 1978

- Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển,gọi tắt là Công ước Hamburg 1978

Ngoài ra còn có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982 quy định

về việc thiết lập các giới hạn, giao thông đường biển, trạng thái biển đảo, và cácchế độ quá cảnh, các vùng đặc quyền kinh tế, quyền tài phán thềm lục địa, khaikhoáng lòng biển sâu, chính sách khai thác, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứukhoa học, và dàn xếp các tranh chấp

Từ 2 nguồn luật và công ước kể trên, chúng ta có một số các quy định luậtpháp quốc tế được ghi trong các quy phạm pháp luật quốc tế về thương mạiđường biển như Incoterm (bản mới nhất là Incoterm 2010) và UCP 600 Trong

đó đều quy định rõ những luật lệ khi tham gia vào giao nhận hàng hóa quốc tếđường biển

Như vậy, để có thể hoạt động và phát triển một cách đồng đều, mạnh mẽ,tránh được những sai lầm thì người tham gia ngành này cần có hiểu biết toàndiện và sâu sắc về các hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế trên, từ đó có cách

xử lý linh hoạt trong mọi trường hợp cần thiết

Trang 18

2.1.2.2 Cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước

Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động giao nhận nóichung và hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế đường biển nói riêng vì Nhànước có những chính sách thông thoáng, rộng mở sẽ thúc đẩy sự phát triển củagiao nhận hàng hóa, ngược lại sẽ kìm hãm nó

Nói đến cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước chúng ta không thể chỉ nói đếnnhững chính sách riêng về vận tải biển hay giao nhận, cơ chế ở đây bao gồm tất

cả các chính sách có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu nói chung Chínhphủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhậpkhẩu, từ đó tạo ra nguồn hàng cho hoạt động giao nhận như áp mức thuế suất0% cho hàng xuất khẩu, đổi mới Luật Hải quan, luật thuế xuất nhập khẩu, luậtthuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt v.v…Thêm vào đó, chính sách hạn chế nhậpkhẩu, đánh thuế hàng nhập khẩu cao làm lượng hàng hóa nhập khẩu giảm dẫnđến hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu cũng giảm theo

Hiện nay, chính sách của nhà nước ta tập trung chính vào cảng biển, đội tàu biển

và các dịch vụ hàng hải khác, cụ thể:

Đối với hệ thống cảng biển

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đếnnăm 2010, chúng ta đã cơ bản hoàn thành việc đầu tư xây dựng các cảng biển vàhình thành được 3 trung tâm cảng ở miền Bắc (gồm Hải Phòng, Quảng Ninh); ởmiền Trung (gồm Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang) và ở miềnNam (gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu) Trongcác trung tâm cảng, cũng đã hình thành cảng cửa ngõ quốc tế như cảng HảiPhòng (khu vực Lạch Huyện), cảng Bà Rịa - Vũng Tàu (khu vực Cái Mép - ThịVải), đặc biệt là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong - Khánh Hòa Tuy nhiên,Quy hoạch này được xây dựng trong bối cảnh Việt Nam vừa được gỡ bỏ lệnhcấm vận kinh tế, giao dịch thương mại với các nước trên thế giới mới được bắtđầu, hàng hóa, tàu thuyền đến cảng còn ít, do đó mục tiêu chúng ta đưa ra là hệthống cảng biển chủ yếu đáp ứng thông qua lượng hàng hóa xuất nhập khẩubằng đường biển

Kế thừa và phát triển Quy hoạch trên, ngày 24/12/2009, Thủ tướng Chínhphủ đã ký Quyết định số 2190/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển

hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Quyhoạch lần này đã được xây dựng theo định hướng Chiến lược biển và trong bốicảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với mục tiêuchung là phát triển hệ thống cảng biển theo một quy hoạch tổng thể và thốngnhất trên quy mô cả nước nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước; tạo cơ sở vật chất kỹ thuật để nhanh chóng đưa nước ta hội nhập và đủsức cạnh tranh trong hoạt động cảng biển với các nước trong khu vực và trên thế

Trang 19

giới, khẳng định vị trí và ưu thế về kinh tế biển của đất nước; đồng thời gópphần bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước Hình thành những đầu mốigiao lưu kinh tế quan trọng với quốc tế làm động lực phát triển các khu kinh tế,

đô thị - công nghiệp ven biển

Năm 2011, lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam đạt xấp xỉ 290triệu T Dự báo lượng hàng thông qua toàn bộ hệ thống cảng biển như sau:

+ 500 - 600 triệu T/năm vào năm 2015;

+ 900 - 1.100 triệu T/năm vào năm 2020;

+ 1.600 - 2.100 triệu T/năm vào năm 2030

Tập trung xây dựng một số cảng nước sâu cho tàu trọng tải lớn đạt tiêuchuẩn quốc tế như Vân Phong - Khánh Hòa để tiếp nhận được tàu container sứcchở 9.000 - 15.000 TEU hoặc lớn hơn, tàu chở dầu 30 - 40 vạn DWT; cảng cửangõ quốc tế tại Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu để tiếp nhận được tàu trọng tải 8 -

10 vạn DWT, tàu container sức chở 4.000 - 8.000 TEU và vùng kinh tế trọngđiểm khác khi có điều kiện; cảng chuyên dùng cho các liên hợp hóa dầu, luyệnkim, trung tâm nhiệt điện chạy than (tiếp nhận được tàu trọng tải 10-30 vạnDWT hoặc lớn hơn)

Có thể thấy Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm

2020, định hướng đến năm 2030 đã có những thay đổi có tính chiến lược, nhằmphát triển hệ thống cảng biển xứng tầm quốc tế, thu hút được sự quan tâm củahãng tàu lớn, nhà khai thác cảng hàng đầu thế giới đến đầu tư và thúc đẩy pháttriển ngành Hàng hải Việt Nam

Đồng thời với việc triển khai thực hiện quy hoạch 6 nhóm cảng đã đượcphê duyệt, một công tác hết sức quan trọng đảm bảo sự thành công chung củaNgành là cần khẩn trương nghiên cứu xây dựng và áp dụng mô hình quản lýcảng biển khoa học tiên tiến và hiện đại phù hợp với điều kiện Việt Nam

Đối với đội tàu vận tải biển

Năm 2011, đội tàu biển Việt Nam tiếp tục được bổ sung thêm cả về sốlượng Sản lượng vận chuyển hàng hóa đạt trên 96 triệu tấn - tăng trên 8% vàtrên 183 tỷ Tkm hàng hoá luân chuyển - tăng trên 13,0%; trong đó vận tải quốc

tế đạt trên 66,3 triệu tấn - tăng trên 6%, với 162,2 tỷ Tkm và vận tải trong nướcđạt 30 triệu tấn - tăng 24,9%, với gần 21,7 tỷ Tkm

Tuy nhiên, do tác động chung của hoạt động hàng hải - thương mại thếgiới và những khó khăn trong nước (thiếu tàu dầu, tàu chở khí hóa lỏng, tàucontainer; giá cước vận tải giảm, giá nhiên liệu tăng, trượt giá ) nên phần lớncác doanh nghiệp vận tải biển (nhất là các chủ tàu tư nhân) đều có lợi nhuậnthấp và vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, phổ biến là tình

Trang 20

trạng khan hiếm nguồn hàng; không ít phương tiện chỉ vận tải hàng một chiềuhoặc chạy “rỗng”; nhiều tuyến phải đỗ dài ngày do thiếu hàng chuyên chở Do

đó thu không đủ bù chi phí, riêng phần trả lãi ngân hàng có thời điểm lãi suấtvay lên tới 21% năm Nhiều doanh nghiệp bị nợ quá hạn kéo dài, nguy cơ dẫnđến phá sản là không thể tránh khỏi Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vận tải biểnlại bị thiệt thòi bởi khó tiếp cận với nguồn tài chính hỗ trợ thông qua các góikích cầu của Chính phủ

Các dịch vụ hàng hải khác

Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm dịch vụ trung chuyểnquốc tế trong khu vực và phát triển dịch vụ logistics, Nhà nước đã giành phầnlớn ngân sách và nguồn vốn ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng giao thôngnhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chuỗi cung ứng Việc phát triển cơ

sở hạ tầng giao thông trong những năm qua tạo tiền đề để kết nối giao thôngphục vụ cho hoạt động dịch vụ logistics gắn kết phương thức vận tải biển vớicác phương thức vận tải khác như hàng không, đường sắt và đường bộ

Các loại hình dịch vụ hàng hải khác (đại lý tàu biển; hoa tiêu; bảo đảmhàng hải; lai dắt tàu biển; các dịch vụ cung ứng tàu biển v.v…) đã được pháttriển nâng cao chất lượng, hiệu quả thông qua việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiệncác cơ chế, chính sách liên quan; tăng cường đào tạo, phổ biến và khuyến khíchcác tổ chức cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh tế này Đồng thời,đẩy mạnh việc đổi mới, tổ chức lại, cổ phần hoá các doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực này nhằm nâng cao tính cạnh tranh cả về uy tín, chất lượng trên

cơ sở phát huy vai trò chủ động của doanh nghiệp Hiện có khoảng trên 1.000doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải

2.1.2.3 Biến động của thời tiết.

Hoạt động giao nhận hàng hóa theo đường biển là hoạt động vận chuyểnhàng hóa bằng đường biển và làm các dịch vụ liên quan, để hàng hóa di chuyển

từ tay người gửi đến tay người nhận thông qua các phương tiện chuyên chởđường biển nên nó chịu ảnh hưởng rất nhiều của các biến động điều kiện thờitiết Trong quá trình hàng được chở trên biển, nếu thời tiết đẹp thì hàng sẽ antoàn hơn nhiều Ngược lại, nếu gặp mưa to gió lớn, bão biển hay xấu nhất làđộng đất, núi lửa, sóng thần thì nguy cơ hàng hóa hư hỏng, tổn thất là rất lớn

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, vào mùa mưa bão sẽ gây

ra rất nhiều khó khăn cho vận tải hàng hóa theo đường biển Thêm vào đó là khíhậu nóng ẩm, sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai khu vực địa lý cũng khiến choviệc bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển trên biển trở nên phức tạphơn, yêu cầu các biện pháp nghiệp vụ tiên tiến

Trang 21

2.1.2.4 Các nhân tố nội tại của doanh nghiệp

Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển của một công tycòn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như: cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty,nguồn vốn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngò cán bộ công nhân viên,

cơ chế quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, chính sách của công ty đối vớinhân viên, đối với khách hàng Đây được coi là các nhân tố nội tại của mộtdoanh nghiệp Nhóm nhân tố này được coi là có ý nghĩa quyết định tới kết quảcủa hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động giao nhận hàng hóaquốc tế theo đường biển nói riêng

2.1.2.5 Môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước:

Theo cam kết với WTO và với xu hướng hội nhập nền kinh tế quốc tế,Việt Nam đã và đang mở cửa nền kinh tế, hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thếgiới Cạnh tranh là rất khốc liệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam trên lĩnh vựcvận tải biển nói riêng và kinh doanh nói chung Các doanh nghiệp Việt Nam cần

tự hoàn thiện mình để đáp ứng được các quy chuẩn của quốc tế, tận dụng các lợithế của nước nhà để có thể cạnh tranh tốt khi gia nhập thị trường quốc tế

Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết mở của về hỗ trợ vận tải biển,

cụ thể:

- Dịch vụ xếp dỡ công-ten-nơ: cho phép nhà đầu tư nước ngoài có

thể hoạt động tại Việt Nam dưới bất kỳ hình thức hiện diện thương mại nào (chi

nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên

doanh) kể từ ngày 11/1/2007; riêng đối với liên doanh thì phải đáp ứng điều

kiện tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không chiếm quá 50% vốn điều lệ);

- Dịch vụ thông quan: cho phép nhà đầu tư nước ngoài có thể hoạt

động tại Việt Nam dưới bất kỳ hình thức hiện diện thương mại nào (chi nhánh,

văn phòng đại diện, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh) kể

từ ngày 11/1/2007; riêng đối với liên doanh thì phải đáp ứng điều kiện tỷ lệ vốn

góp của phía nước ngoài không chiếm quá 51% vốn điều lệ (điều kiện này sẽ bị

bỏ sau ngày 11/1/2012);

- Dịch vụ kho bãi công-ten-nơ: cho phép nhà đầu tư nước ngoài có

thể hoạt động tại Việt Nam dưới bất kỳ hình thức hiện diện thương mại nào (chi

nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên

doanh) kể từ ngày 11/1/2007; riêng đối với liên doanh thì phải đáp ứng điều

kiện tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không chiếm quá 51% vốn điều lệ (điềukiện này sẽ bị bỏ sau ngày 11/1/2014)

Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước luôn luônkhốc liệt hơn bởi thị trường gần gũi, ít các quy định ngặt nghèo như quốc tế

Trang 22

Doanh nghiệp Việt Nam nước ta hiện nay thường cạnh tranh bằng giá cả, điềunày có những điểm lợi và hại riêng Sự cần thiết hiện nay đó là các doanh nghiệptrong ngành vận tải biển cần nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo được giá tốtnhất, có như thế mới phát triển bền vững và có thể vươn ra thị trường quốc tế.

2.1.3 Khái quát hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Việt Nam.

2.1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế đường biển tại Việt Nam

Trước 1945, ngành Vận tải biển ở nước ta hầu như chưa phát triển, chỉ cómột số doanh nghiệp nước ngoài hoạt động Nguyên do là nhu cầu phát triển củanền kinh tế cũng như tình hình lịch sử khiến cho ngành vận tải biển quốc tế chưađược phát triển

Trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,vận tải biển ở nước ta đã có sự phát triển nhưng hầu hết chỉ đơn thuần trongquân sự, đó là các chuyến tàu không số chở vũ khí từ miền Bắc tiếp tế cho miềnNam Trong thời kỳ này thì vận tải biển quốc tế hầu như không có Ngoạithương của nước ta với các nước XHCN anh em thường thông qua bằng đườngbộ

Sau khi thống nhất đất nước, Bộ Ngoại thương, sau đổi tên là bộ Thươngmại và hiện nay là bộ Công thương đã đưa tổ chức giao nhận vận tải vào mộtmối từ Bắc tới Nam là Tổng công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương(VIETRANS) Trước mở của (năm 1986), nhà nước độc quyền về ngoại thương

do đó mọi hoạt động vận tải quốc tế nói chung cũng như vận tải biển quốc tế nóiriêng đều do VIETRANS phụ trách

Năm 1986 là năm đánh dấu sự chuyển mình của nền kinh tế nước ta, vớiviệc chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở của với quốc tế Từ đây nhiềudoanh nghiệp vận tải hàng hóa được ra đời, ngành vận tải biển từ đấy cũng pháttriển để theo kịp với nhu cầu của nền kinh tế nước nhà Nhiều công ty giao nhậncủa Việt Nam đã tham gia Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế - FIATA.Nhiều doanh nghiệp Logistics nước ngoài cũng đã tham gia vào thị trường ViệtNam, tạo ra sự cạnh tranh lớn trong ngành này

Với 3200 km đường bờ biển, lại nằm ở vị trí chiến lược nên Việt Nam làmột trong các đầu mối giao thương có tiềm năng rất lớn trên thế giới Sau khi

mở cửa với nền kinh tế quốc tế vào năm 1986, rất nhiều các công ty vận tải nướcngoài đã tràn vào Việt Nam, tận dụng sức mạnh về tài chính cũng như kinhnghiệm để giành lấy thị trường logistics mới mẻ và đầy màu mỡ ở nước ta Một

số công ty như Thomas Nation Wide Transport (TNT), DHL, A.P Maersk…Đây là một số các công ty logistics lớn và có nhiều kinh nghiệm tronglĩnh vực vận tải nói chung và vận tải biển nói riêng Áp lực cạnh tranh là rất lớn

Trang 23

Moller-đối với các công ty Việt Nam khi chúng ta đều thiếu và yếu so với họ: năng lựctài chính không tốt, kinh nghiệm thiếu, mối quan hệ hẹp

Theo bộ Công thương, Việt Nam hiện nay có khoảng 800 doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực logistic, trong đó khoảng trên 500 doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa bằng đường biển Hiện có đến 90%hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển Tuynhiên, các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổnglượng hàng hóa xuất nhập khẩu; phần còn lại do các công ty logistics nước ngoàinắm giữ Việt Nam có nhiều doanh nghiệp dịch vụ logistics nhưng đa phần làdoanh nghiệp nhỏ, chỉ dừng lại ở vai trò cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các hãngnước ngoài trong chuỗi hoạt động như làm thủ tục hải quan, cho thuê phươngtiện vận tải, kho bãi…

2.1.3.2 Tiềm năng phát triển của dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Việt Nam trong tương lai:

Vận tải hàng hóa đường biển hiện nay là loại hình vận tải chuyên chở sốlượng hàng hóa nhiều nhất trên thế giới Ưu điểm của loại hình vận tải này đó là

có thể chuyên chở mọi loại hàng hóa trong buôn bán quốc tế, năng lực chuyênchở của tàu biển không bị giới hạn nhiều như các phương tiện khác Thêm vào

đó mọi tuyến đường của vận tải biển hầu hết là tự nhiên, rất ít những tuyếnđường nhân tạo (Kênh đào Suye, kênh đào Parama ) Đây là một trong nhữngyếu tố giúp giá thành của vận tải biển trở nên thấp

Việt Nam có bờ biển dài hơn 3200 km Đây là lợi thế cực lớn trong việcvận tải biển của nước ta Đến năm 2011, nước ta đã có 39 cảng biển lớn nhỏđược trải dọc theo chiều dài bờ biển, đáp ứng các nhu cầu trong nước cũng nhưquốc tế Tốc độ tăng trưởng về sản lượng hàng hóa vận tải cũng cực kỳ cao, theothống kê của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam là khoảng 20% một năm Tuy nhiênphân bố lượng hàng được vận chuyển qua hệ thống các cảng là không đều, tậptrung chủ yếu ở khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh và TP.HCM Trong khi đó, cáccảng ở khu vực khác đang hoạt động dưới công suất do thiếu nguồn hàng hóabốc xếp Thêm vào đó, tốc độ nâng cấp xây mới các cảng chính lại không theokịp tốc độ phát triển hàng hóa, dẫn đến tình trạng quá tải trầm trọng đối với cáccảng biển

Thêm vào đó, cảng biển Việt Nam còn có một số hạn chế và thách thứcnhư: Do yếu tố lịch sử, các cảng lớn của Việt Nam đều nằm gần các thành phốlớn và nằm sâu phía trong khu vực cửa sông, nơi chịu ảnh hưởng bởi phù sa bồiđắp và thủy triều Do đó, các tàu trọng tải lớn có mớn nước sâu khó có thể cậpvào các hệ thống cảng này để bốc xếp hàng hóa Diện tích chật hẹp của khu vựcthành thị làm cho việc mở rộng hệ thống kho bãi, cũng như phát triển hệ thống

cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn Phương tiện bốc dỡ cùng với hệ thống kho

Trang 24

hàng bị hạn chế bởi năng lực đã làm giảm tốc độ hàng hóa thông qua cảng Hệthống phân phối trong khu vực nội địa chưa phát triển, còn thiếu và hoạt độngkém hiệu quả, làm tăng tổng chi phí vận tải hàng hóa Thiếu các dịch vụ liênquan đến cảng và vận tải biển Việt Nam hiện nay chưa có được một cảng biểntrung chuyển tầm cỡ khu vực, điều này làm cho hàng hóa xuất khẩu tới các thịtrường Tây Âu và Bắc Mỹ phải trung chuyển ở các cảng của Singapore vàMalaysia, làm chi phí vận tải đội lên đến 20%.

Phát triển vận tải biển theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càngcao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm nănglượng; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập và mở rộng thịtrường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới” - đó là một trong những mụctiêu của Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và địnhhướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009 Quy hoạch cũng nêu rõ mục tiêu của Chiến lược biểnViệt Nam đến năm 2020, kinh tế hàng hải đứng thứ hai và sau 2020 kinh tế hànghải đứng đầu trong 5 lĩnh vực phát triển kinh tế biển; đồng thời góp phần củng

cố an ninh, quốc phòng của đất nước

2.2 QUY TRÌNH GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VÀ THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI

Khi giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển, công ty Cổ phần Vậntải biển và Thương mại hàng hải phải thực hiện các bước như trong các quy địnhcủa luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế để có thể giao nhận hàng hóa xuấtnhập khẩu đúng quy định Các nguồn luật mà công ty tham chiếu theo đó là:Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, Incoterm 2010 và UCP 600 Có 2 điểmlưu ý nhất đấy là các loại chứng từ sử dụng trong giao nhận hàng hóa quốc tếbằng đường biển và quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển

2.2.1 Các loại chứng từ sử dụng trong giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty CP Vận tải biển và Thương mại hàng hải.

2.2.1.1 Chứng từ hải quan

* Với hàng xuất khẩu

- 01 bản chính văn bản cho phép xuất khẩu của bộ thương mại hoặc bộquản lý chuyên ngành (đối với hàng xuất khẩu có điều kiện) để đối chiếu vớibản sao phải nộp

- 02 bản chính tờ khai hải quan hàng xuất khẩu

- 01 bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tươngđương như hợp đồng

Trang 25

- 01 bản giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng

ký mã số doanh nghiệp (chỉ nộp một lần khi đăng ký làm thủ tục cho lô hàngđầu tiên tại mỗi điểm làm thủ tục hải quan)

- 02 bản chính bản kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng không đồng nhất)

Phụ lục tờ khai hàng hoá NK 02 02 Hàng hoá trên 03 mục hàng

Tờ khai trị giá tính thuế 02 01 01

Phụ lục tờ khai trị giá tính thuế 02 01 01 Hàng hoá trên 09 mục hàng

Chứng nhận xuất xứ C/O 01 01 Hàng hoá được ưu đãi thuế

Giấy chứng nhận chất lượng và

số lượng

Giấy uỷ quyền của GĐ cho

người ký, đóng dấu trên tờ khai

(nếu có)

Nguồn: Tổng cục Hải Quan

Trang 26

2.2.1.2 Chứng từ hàng hóa: Các loại chứng từ hàng hóa bao gồm:

- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)

- Hoá đơn thương mại (Commercial invoice)

- Phiếu đóng gói (Packing list)

- Giấy chứng nhận số lương/trọng lượng (Certificate of quantity/weight)

- Chứng từ bảo hiểm

a Giấy chứng nhận xuất xứ

Giấy chứng nhận xuất xứ là một chứng từ ghi nơi sản xuất hàng do ngườixuất khẩu kê khai, ký và được người của cơ quan có thẩm quyền của nước ngườixuất khẩu xác nhận

Chứng từ này cần thiết cho cơ quan hải quan để tuỳ theo chính sách củaNhà nước vận dụng các chế độ ưu đãi khi tính thuế Nó cũng cần thiết cho việctheo dõi thực hiện chế độ hạn ngạch Ðồng thời trong chừng mực nhất định, nónói lên phẩm chất của hàng hoá bởi vì đặc điểm địa phương và điều kiện sảnxuất có ảnh hưởng tới chất lượng hàng hoá

b Hoá đơn thương mại

Sau khi giao hàng xuất khẩu, người xuất khẩu phải chuẩn bị một hoá đơnthương mại Ðó là yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua phải trả số tiềnhàng đã được ghi trên hoá đơn

c Phiếu đóng gói

Phiếu đóng gói là bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trong một kiệnhàng Phiếu đóng gói được sử dụng để mô tả cách đóng gói hàng hoá ví dụ nhưkiện hàng được chia ra làm bao nhiêu gói, loại bao gói được sử dụng, trọnglượng của bao gói, kích cỡ bao gói, các dấu hiệu có thể có trên bao gói… Phiếuđóng gói được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng

có khi để trong một túi gắn bên ngoài bao bì

d Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng

Ðây là một chứng thư mà người xuất khẩu lập ra, cấp cho người nhậpkhẩu nhằm xác định số trọng lượng hàng hoá đã giao

Tuy nhiên để đảm bảo tính trung lập trong giao hàng, người nhập khẩu cóthể yêu cầu người xuất khẩu cấp giấy chứng nhận số/trọng lượng do người thứ

ba thiết lập như Công ty giám định, Hải quan hay người sản xuất

e Chứng từ bảo hiểm

Người giao nhận theo yêu cầu của người xuất khẩu có thể mua bảo hiểmcho hàng hoá Chứng từ bảo hiểm là những chứng từ do cơ quan bảo hiểm cấp

Trang 27

cho các đơn vị xuất nhập khẩu để xác nhận về việc hàng hoá đã được bảo hiểm

và là bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm

Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm (Insurance Policy)hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)

2.2.1.3 Chứng từ tàu biển.

Ðược sự uỷ thác của chủ hàng NGN liên hệ với cảng và tầu để lo liệu chohàng hóa được xếp lên tâù Các chứng từ được sử dụng trong giai đoạn nàygồm:

- Chỉ thị xếp hàng (Shipping note)

- Biên lai thuyền phó (Mate’s receipt)

- Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading)

- Bản lược khai hàng hoá (Cargo Manifest)

- Phiếu kiểm đếm (Dock sheet & Tally sheet)

- Sơ đồ xếp hàng (Ship’s stowage plan)

a Chỉ thị xếp hàng:

Ðây là chỉ thị của người gửi hàng cho công ty vận tải và cơ quan quản lýcảng, công ty xếp dỡ, cung cấp những chi tiết đầy đủ về hàng hoá được gửi đếncảng để xếp lên tầu và những chỉ dẫn cần thiết,

b Biên lai thuyền phó

Biên lai thuyền phó là chứng từ do thuyền phó phụ trách về gửi hàng cấpcho người gửi hàng hay chủ hàng xác nhận tầu đã nhận xong hàng Việc cấpbiên lai thuyền phó là một sự thừa nhận rằng hàng đã được xếp xuống tầu, đãđược xử lý một cách thích hợp và cẩn thận Do đó trong quá trình nhận hàngngười vận tải nếu thấy tình trạng bao bì không chắc chắn thì phải ghi chú vàobiên lai thuyền phó

Dựa trên cơ sở biên lai thuyền phó, thuyền trưởng sẽ ký phát vận đơnđường biển là tầu đã nhận hàng để chuyên chở

c Vận đơn đường biển

Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải hàng hoá bằng đường biển

do người chuyên chở hoặc đạI diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đãxếp hàng lên tầu hoặc sau khi đã nhận hàng để xếp

Vận đơn đường biển là một chứng từ vận tải rất quan trọng, cơ bản vềhoạt động nghiệp vụ giữa người gửi hàng vvới người vận tải, giữa người gửihàng với người nhận hàng Nó có tác dụng như là một bằng chứng về giao dịchhàng hoá, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở

Trang 28

d Bản khai lược hàng hoá

Ðây là bản lược kê các loại hàng xếp trên tầu đẻ vận chuyển đến các cảngkhác nhau do đại lý tại cảng xếp hàng căn cứ vào vận đơn lập nên

Bản lược khai phải chuẩn bị xong ngày sau khi xếp hàng, cũng có thể lậpkhi đang chuẩn bị ký vận đơn, dù sao cũng phải lập xong và ký trước khi làmthủ tục cho tầu rời cảng

Bản lược khai cung cấp số liệu thông kê về xuất khẩu cũng như nhập khẩu

và là cơ sở để công ty vận tải (tầu) dùng để đối chiếu lúc dỡ hàng

Công việc kiểm đếm tại tầu tuỳ theo quy định của từng cảng còn có một

số chứng từ khác như phiếu ghi số lượng hàng, báo cáo hàng ngày…

Phiếu kiểm đếm là một chứng từ gốc về số lượng hàng hoá được xếp lêntầu Do đó bản sao của phiếu kiểm đếm phải giao cho thuyền phó phụ trách vềhàng hoá một bản để lưu giữ, nó còn cần thiết cho những khiếu nại tổn thất vềhàng hoá sau này

2.2.2 Quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Công ty

Ngày đăng: 11/01/2016, 12:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo tổng kết hàng năm (2008 – 2011), công ty cổ phần Vận tải biển và Thương mại Hàng hải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết hàng năm (2008 – 2011)
2. Báo cáo nghiên cứu thị trường giai đoạn 2010 - 2012, công ty cổ phần Vận tải biển và Thương mại Hàng hải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo nghiên cứu thị trường giai đoạn 2010 - 2012
3. Đỗ Đức Bình (Chủ biên), Nguyễn Thường Lạng, “Giáo trình Kinh tế quốc tế”, NXB đại học Kinh tế Quốc dân, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế quốc tế”
Nhà XB: NXB đại học Kinh tế Quốc dân
4. Đinh Ngọc Viện (Chủ biên), “Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế”, NXB Giao Thông Vận Tải, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế”
Nhà XB: NXB Giao Thông Vận Tải
7. Kinh tế vận tải biển, Trường đại học Hàng Hải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế vận tải biển
8. Hoàng Văn Châu, Trịnh Thị Thu Hương,... dịch - “Các công ước quốc tế về vận tải và hàng hải, NXB Giao Thông Vận Tải, 1999.Danh sách các website tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Các công ước quốc tế về vận tải và hàng hải
Nhà XB: NXB Giao Thông Vận Tải

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w