Thị trường và đối tác trong nước

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VÀ THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI (Trang 36)

Từ năm 2008 đến 2011 số lượng khách hàng trong nước của công ty đã có sự tăng trưởng rõ rệt, đặc biệt là hai khu vực thị trường : Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh

Nhìn vào bảng số liệu 2.4, có thể thấy trong 4 năm qua, công ty đã tích cực khai thác các thị trường mới, đa dạng hóa thị trường. Có thêm nhiều khách hàng mới ở nhiều thị trường mới. Với quy mô ban đầu là hai thị trường chính: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và các thị trường khác bao gồm tỉnh Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng và Bắc Ninh. Cho đến năm 2010, số lượng khách hàng ở các thị trường này không những tăng mà công ty còn có thêm nhiều khách hàng ở nhiều tỉnh của miền Bắc như, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên. Ta có thể quan sát sự chuyển biến về quy mô thị trường của công ty từ bảng số liệu 2.4 và biểu đồ 2.3:

Bảng 2.4: Lợi nhuận theo khu vực thị trường của công CP Vận tải biển và TM Hàng hải từ 2008- 2011 – Vận tải biển quốc tế

Đơn vị: triệu VNĐ Khu vực thị trường 2008 2009 2010 2011 Số KH LN Số KH LN Số KH LN Số KH LN Hà Nội 10 252 13 303,4 17 370,8 15 316,1 Bắc Ninh 4 104 2 47,5 5 101.6 4 84,3 Bắc Giang 1 24 2 43,6 1 20,1 Quảng Ninh 7 183,75 5 119.6 6 130 2 44,3 Hải Phòng 3 78,75 2 45,5 2 40,6 Hải Dương 1 22.5 2 40,1 3 55,8 Hưng Yên 1 22,9 2 48,7 Tp HCM 9 274 12 300,5 15 336,6 11 234,2 Thái Bình 2 52,5 1 25.5 2 44,7 1 18,2 Nghệ An 1 21 2 43,2 1 22,4 Tổng 36 945 36 864 54 1178 42 885

Từ bảng thống kê trên, ta có được biểu đồ về lượng khách hàng tương ứng với từng khu vực thị trường của công ty:

Biểu đồ 2.3: Số lượng khách hàng từ các thị trường của công ty CP Vận tải biển và TM Hàng hải từ 2008- 2011

Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận từ các khu vực thị trường của công ty CP Vận tải biển và TM Hàng hải từ 2008- 2011

Từ biểu đồ 2.3 và 2.4, ta thấy rằng thị trường Hà Nội là thị trường có số lượng khách hàng lớn nhất và mang lại doanh thu cao nhất cho công ty. Nhưng điểm đáng lưu ý là số lượng khách hàng ở khu vực Tp Hồ Chí Minh dù không lớn bằng Hà Nội nhưng lại đem lại doanh thu rất cao cho công ty. Tp Hồ Chí Minh là khu vực có nhiều khu công nghiệp với quy mô lớn, rất nhiều doanh nghiệp hoạt động tại các khu công nghiệp này có nhu cầu sử dụng dịch vụ Logistics cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu. Do đó tiềm năng của khu vực thị trường này là rất lớn, công ty cần có biện pháp nắm bắt cơ hội đó và khai thác nhiều hơn nữa khu vực thị trường béo bở này.

Qua 2 biểu đồ 2.3 và 2.4, ta cũng có thể nhận thấy sự tăng trưởng khá ổn định về lợi nhuận cũng như số lượng khách hàng từ 2 thị trường Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Dễ dàng nhận thấy sự thiếu ổn định của các thị trường khác so với 2 thị trường lớn nhất này. Qua đó có thể kết luận được rằng công ty còn thiếu sự quan tâm đến các thị trường khác trong cả nước mà chỉ chú trọng tới 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.

Từ việc quan sát thực tế hoạt động của công ty, đặc biệt là của bộ phận Sale và bộ phận Customer cho thấy công tác chăm sóc khách hàng của công ty khá chu đáo, báo giá thường xuyên được cập nhật và khách hàng luôn đánh giá cao thái độ làm việc của đội ngũ nhân viên công ty. Do vậy nguyên nhân chính của việc doanh thu trung bình mỗi khách hàng không ổn định chỉ là vì số lượng khách hàng tăng quá nhanh trong khi đơn đặt hàng từ các khách hàng mới này còn nhỏ lẻ. Điều này cũng cho thấy thị trường của công ty mới chỉ tăng trưởng về số lượng chứ chưa phát triển mạnh về chất lượng cũng như độ thâm nhập sâu thị trường. Để thâm nhập thị trường sâu hơn, coi những khách hàng với đơn đặt hàng nhỏ là những khách hàng tiềm năng đồng thời phát triển nhiều khách hàng mới thêm nữa, giai đoạn cuối năm 2011, công ty đã đầu tư thêm một đội ngũ nhân lực cho bộ phận Sale, với chuyên môn tiếp cận thị trường dày dặn. Vì vậy triển vọng phát triển thị trường của công ty là rất lớn, hứa hẹn mang lại doanh thu từ khách hàng nhảy vọt trong năm 2012.

Hiện tại, phần doanh thu từ hoạt động liên doanh liên kết với các đối tác luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng doanh thu của công ty. Bởi từ khi thành lập, công ty đã có sẵn những liên kết với các đối tác lớn cả trong nước và nước ngoài, đảm nhiệm khâu logistics, xuất nhập khẩu nội địa và làm đại lý cho một số hãng giao nhận vận tải quốc tế. Phần doanh thu này là khá lớn và chiếm tỷ lệ đa số trong tổng doanh thu của công ty.

Các mặt hàng mà công ty được thuê giao nhận chủ yếu là dệt may, nông sản, máy móc thiết bị, linh kiện điện tử. Đây cũng là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam trong thời gian qua. Bảng 2.5 cho ta thấy rõ được cơ cấu các mặt hàng chủ yếu mà công ty phụ trách giao nhận.

Bảng 2.5: Cơ cấu mặt hàng giao nhận bằng đường biển tại công ty CP Vận tải biển và Thương mại hàng hải từ năm 2009 - 2011

Đơn vị: Triệu VNĐ

Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ phòng vận tải biển

Mặt hàng dệt may và nông sản là 2 mặt hàng đứng đầu trong 4 năm từ 2008 đến 2011. Nó cũng phản ánh đúng tình hình kinh tế nước ta hiện nay với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực là dệt may và nông sản. Ngoài ra các mặt hàng như máy móc, linh kiện điện tử cũng là những mặt hàng chính của công ty.

Từ bảng 2.5 trên, ta có thể vẽ được biểu đồ về tỷ trọng các mặt hàng mà công ty thường xuyên giao nhận. Cơ cấu các mặt hàng dễ dàng được nhận thấy khi quan sát biểu đồ. Dệt may và nông sản chiếm đến hơn 50% giá trị giao nhận của công ty.

Năm 2008 2009 2010 2011 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Dệt may 1941 32,29 1805 33,12 2237 33,37 1991,5 31,19 Nông sản 1590 26,46 1410 25,87 1755,8 26,19 1621 25,39 Máy móc thiết bị 898 14,95 877 16,09 1178,7 17,58 1245,8 19,51 Linh kiện điện tử 986 16,41 921 16,90 897 13,38 884,3 13,85 Các mặt hàng khác 594 9,89 437 8,02 635,5 9,48 642,4 10,06 Tổng 6011 100,00 5450 100,00 6704 100,00 6385 100,00

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng các mặt hàng giao nhận bằng đường biển tại công ty CP Vận tải biển và Thương mại Hàng hải

Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ các phòng vận tải biển 2.2.3.2. Thị trường và đối tác nước ngoài

Mặc dù thành lập năm 2008 nhưng với sự năng động của đội ngũ nhân viên cũng như với sự chỉ đạo đúng đắn của ban giám đôc, công ty CP Vận tải biển và Thương mại hàng hải đã có nhiều khách hàng nước ngoài. Mặc dù lượng doanh thu từ đối tượng khách hàng này không cao như đối với khách hàng trong nước nhưng đây là một dấu hiệu tích cực đáng mừng đối với công ty khi mà chất lượng dịch vụ của công ty đã được các bạn hàng nước ngoài tin tưởng và chấp nhận sử dụng.

Các khách hàng nước ngoài của công ty chủ yếu đến từ ASEAN, châu Mỹ và Đông Bắc Á. Đây cũng là những khu vực có kim ngạch xuất nhập khẩu nhiều nhất đối với nước ta. Ngoài ra còn một số khu vực khác như châu Âu, châu Phi và châu Úc… Bảng 2.6 dưới đây sẽ cho ta biết giá trị hợp đồng mà công ty đã giao nhận tại một số thị trường chủ chốt của công ty.

Bảng 2.6: Cơ cấu thị trường giao nhận hàng hóa quốc tế theo đường biển của công ty.

Đơn vị: Triệu VNĐ Năm 2009 2010 2011 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Khu vực ASEAN 1992,5 36,56 2534,8 37,81 3242,4 35,12 Châu Mỹ 1370,7 25,15 1795,3 26,78 2017,6 31,60 Đông Bắc Á 1138,8 20,89 1440,7 21,49 1325,5 20,76 Châu Âu 656,5 12,05 525,6 7,84 396,5 6,21 Khu vực khác 291,5 5,35 407,6 6,08 403 6,31 Tổng 5450 100,00 6704 100,00 6385 100,00

Nguồn: Báo cáo kinh doanh tổng hợp hàng năm của công ty CP Vận tải biển và Thương mại hàng hải

ASEAN là thị trường lớn nhất vì mục đích xuất khẩu các mặt hàng giày da, nông sản, dệt may và một số mặt hàng khác. Trong 3 năm qua, từ 2009 đến năm 2011, ASEAN nắm giữ vị trí là đối tác quan trọng nhất của công ty, với giá trị hợp đồng năm 2011 là 3242,4 triệu đồng. Năm 2009, do khủng hoảng kinh tế nên giá trị giảm xuống còn 2512,5 triệu đồng. Tuy nhiên sau đó vào năm 2010 và 2011, giá trị này lần lượt là 2534,8 và 3242,4 – điều này cho ta thấy sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới.

Biểu đồ 2.6 dưới đây cho ta một cái nhìn khái quát về cơ cấu thị trường giao nhận hàng hóa quốc tế của công ty cổ phần Vận tải biển và Thương mại hàng hải. Nhìn vào biểu đồ ta có thể dễ dàng nhận thấy tỷ lệ thị phần giữa các thị trường với nhau. ASEAN, châu Mỹ và Đông Bắc Á là những thị trường có tỷ lệ lớn nhất, phản ánh đúng tình trạng nền kinh tế nước ta hiện nay.

Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng các thị trường giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển của công ty

Nguồn: Báo cáo kinh doanh tổng hợp hàng năm của công ty CP Vận tải biển và Thương mại hàng hải

Ngoài ra, thị trường châu Mỹ và Đông Bắc Á cũng là 2 thị trường rất tiềm năng của công ty. Nhưng giá trị hợp đồng vẫn chưa tương xứng với kết quả có thể đạt được, nhất là thị trường láng giềng Trung Quốc – khu vực Đông Bắc Á. Điều này một phần là do sự cạnh tranh gay gắt của các công ty đối thủ, cũng như chính sách phát triển của công ty – tập trung vào thị trường ASEAN, dồi dào và đầy tiềm năng.

2.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VÀ THƯƠNG MẠI HÀNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VÀ THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Nhìn vào các phân tích trên đây về kết quả kinh doanh của CP Vận tải biển và Thương mại hàng hải, ta có thể thấy những kết quả mà công ty đã đạt được trong thời gian qua:

Về doanh thu và lợi nhuận: Dù là doanh nghiệp mới thành lập song doanh

thu của Công ty đã đạt mức nhiều tỷ VNĐ, mức doanh thu này có sự tăng trưởng qua các năm, đặc biệt là năm 2010, doanh thu của công ty đạt 32.670 triệu, tăng 15,23 % ( tương đương 4267 triệu VNĐ ) so với doanh thu năm 2009.

Đây là kết quả đáng khen ngợi đối với một công ty có quy mô như MST. Theo đó, lợi nhuận giữ lại năm 2010 của công ty tăng tới 28,84 % so với lợi nhuận năm 2009, đạt mức 3.623 triệu VNĐ. Điều này cho thấy tiềm lực cũng như tiềm năng phát triển của công ty trong tương lai là rất lớn.

Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của công ty có chiều hướng tăng, tuy nhiên vẫn phụ thuộc nhiều vào sức khỏe của nền kinh tế nước nhà. Qua 4 năm hoạt động kể từ năm 2008, lợi nhuận lớn nhất của công ty đạt được là năm 2010 với lợi nhuận ròng là 3623 triệu VNĐ, tương đương với tỷ suất lợi nhuận là 11,09%. Năm 2009 là năm ảm đạm nhất với lợi nhuận đạt được là 2812 triệu VNĐ, tương ứng với tỷ suất lợi nhuận là 9,90%. Có thể thấy lợi nhuận cũng như tỷ suất lợi nhuận của công ty còn chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của công ty cũng như của ngành.

Về thị phần: Công ty đã mở rộng được thị phần của mình ra tất cả các tỉnh

có khu công nghiệp ở miền Bắc, số lượng khách hàng năm sau tăng nhiều hơn năm trước, trung bình mỗi năm, số khách hàng của công ty tăng trên 120%. Ngoài ra còn lượng khách hàng quốc tế đến từ các thị trường như ASEAN, châu Mỹ, Đông Bắc Á…

Về chất lượng dịch vụ: Chất lượng dịch vụ mà công ty cũng cấp là tương

đối tốt so với các công ty đối thủ cạnh tranh. Lượng khách hàng thân thiết là tương đối nhiều, đóng góp đáng kể cho doanh thu của công ty.

Kết quả đạt được như trên của công ty là do một số nguyên nhân sau:

Một là: Công ty về cơ bản đã có những giải pháp phát triển ban đầu đúng

đắn, hướng đi hiệu quả, phát triển tốt thị trường và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Hai là: Công ty đã chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực, thu hút nhân

lực có chuyên môn cao, kinh nghiệm tốt để có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Ba là: Công ty đã thực hiện đúng phương hướng phát triển bền vững, dịch

vụ chăm sóc khách hàng và hậu mãi được thực hiện rất tốt, do đó lượng khách hàng thân thiết ngày càng tăng.

Kết quả trên là nhờ sự chỉ đạo chính xác của ban giám đốc công ty, tác phong làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả của đội ngũ nhân viên nhằm xây dựng thương hiệu cũng như uy tín của công ty.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân:

Ngoài những kết quả công ty đã đạt được thì còn tồn tại một số hạn chế sau:

Về chi phí: Công ty vẫn tốn lượng chi phí lớn cho các dịch vụ mà công ty

phải mua như thuê kho bãi, vận tải hàng hóa trên đường bộ. Điều này làm chi phí của công ty tăng cao.

Về doanh thu: Doanh thu hàng năm của công ty vẫn tăng trưởng đều, tuy

năm 2008 là 26.250.000VNĐ/ Khách hàng, năm 2009 giảm xuống 24.000.000 VNĐ/ Khách hàng và năm 2010 lại tăng lên 21.814.000 VNĐ/ Khách hàng.

Nguyên nhân hạn chế: có 3 nguyên nhân chính

- Là một doanh nghiệp tư nhân kinh doanh theo loại hình công ty cổ phần, nguồn vốn của công ty không lớn, chưa đủ tiềm lực để mở rộng đầu tư cho việc xây dựng kho bãi và đoàn xe tải vận chuyển. Do đó chi phí thuê dịch vụ phải bỏ ra khá cao, dẫn đến lợi nhuận thu được vẫn chưa xứng với doanh thu và tiềm năng của doanh nghiệp.

- Nguồn nhân lực của công ty hiện nay còn một số lượng chưa qua đào tạo bài bản về Logistics. Mặt bằng trình độ ngoại ngữ của đội ngũ nhân viên công ty còn hạn chế, thêm vào đó là sự thiếu tìm hiểu về phong tục tập quán của các nước trên thế giới. Do đó, mảng khách hàng quốc tế của công ty chưa phát huy hết tiềm năng. Hầu hết khách hàng của công ty vẫn là những doanh nghiệp trong nước. Mảng hàng hóa nhập khẩu của công ty thường là đáp ứng yêu cầu các khách trong nước nhập khẩu hàng hóa nước ngoài, trong khi lượng hàng hóa công ty nhận làm dịch vụ xuất khẩu của các khách hàng trong nước thì luôn ở mức cao. Dẫn đến việc mất cân đối cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Khâu phân tích, nghiên cứu và thâm nhập thị trường lúc đầu chưa được coi trọng đúng mức. Đến cuối năm 2010, khi thị trường của công ty đã mở rộng ra hầu hết các tỉnh khắp miền Bắc có khu công nghiệp, bây giờ công ty mới xây dựng nguồn nhân lực cho phòng sale. Vì mới được thành lập lên hoạt động của phòng Sale vẫn còn nhiều lúng túng, chưa phát huy hết tiềm năng của mình, hiện

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VÀ THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI (Trang 36)