Sản lượng hàng hóa giao nhận của công ty

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VÀ THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI (Trang 32 - 34)

Mặc dù mới thành lập được chưa đầy 5 năm, song nhờ nỗ lực của ban giám đốc cũng như sự năng nổ nhiệt tình trong công việc của đội ngũ nhân viên, công ty Cổ phần Vận tải biển và Thương mại Hàng hải đã có những thành công nhất định trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển, khối lượng hàng hóa mà công ty giao nhận luôn ở mức cao qua các năm, đặc biệt là trong năm 2010, khối lượng giao nhận lên đến 121.727 tấn hàng hóa, các dịch vụ chính mà công ty cung cấp là: gom hàng lẻ, vận chuyển đường biển, vận chuyển đường không, vận chuyển đường bộ, vận chuyển container quốc tế, làm thủ tục hải quan, bảo hiểm.

Công ty thành lập trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008, kéo theo sự trì trệ trong năm, 2009, thêm vào đó là môi trường cạnh tranh của ngành giao nhận hàng hóa quốc tế trong nước bấy giờ còn rất phức tạp, hành lang luật pháp còn nhiều bất cập. Vượt qua những khó khăn ban đầu đó, công ty đã chủ động tìm kiếm những khách hàng tiềm năng ở các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, đồng thời công ty cũng tận dụng những mối quan hệ với các thị trường nước ngoài để bước đầu có một lượng khách hàng ổn định, mang lại doanh thu cao cho công ty ngay từ buổi đầu mới thành lập.

Thị trường chủ yếu của công ty đấy là các khách hàng trong nước. Lượng khách hàng quốc tế hiện nay còn chưa nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường cũng như năng lực của công ty. Trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa quốc tế hiện nay, lượng khách hàng chủ yếu của công ty là các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Mỹ…

Hiện nay, công ty đã mở rộng khai thác thị trường ra các khu công nghiệp ở các tỉnh lân cận Hà Nội như Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Phú Thọ,… và

các tỉnh có cửa khẩu lớn như Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, cộng với nỗ lực đa dạng hóa các loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp, tích cực điều chỉnh các chính sách về cơ cấu tổ chức của công ty để phù hợp với tình hình mới, công ty đã duy trì được sản lượng hàng hóa giao nhận trong năm 2009 và có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2010 với con số hàng hóa giao nhận lên đến 121.727 tấn. Ta có thể thấy được sự bứt phá này qua bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2: Khối lượng hàng hóa giao nhận bằng đường biển trong và ngoài nước của công ty Cổ phần Vận tải biển và Thương mại Hàng hải.

Đơn vị: Tấn Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Quý I/2012 SLGN đường biển 113.044 104.487 121.727 115.775 29.812 Chỉ số phát triển (%) - 92,43 116,44 95.11 -

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của công ty

Năm 2008, tổng sản lượng của công ty đạt 113.044 tấn hàng hóa, đây là một con số ấn tượng với bất kỳ một doanh nghiệp mới thành lập và hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa quốc tế, nhất là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chu kỳ đang dội những làn sóng bất lợi cho sản xuất trong nước và hoạt động xuất khẩu.

Bước sang năm 2009, mức ảnh hưởng của cuộc khủng đã tràn ra khắp thế giới trong đó có Việt Nam, theo Tổng cục thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu giảm 9,7% so với năm 2008, kim ngạch nhập khẩu giảm 14,7 % so với năm 2008. Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành phụ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu, công ty cũng gặp không ít khó khăn trong giai đoạn này. Mặc dù tích cực tìm kiếm các nguồn khách hàng mới, song không thể bù lại được phần sản lượng giảm sút từ những khách hàng cũ, do vậy, tổng sản lượng giao nhận của công ty trong năm 2009 không tăng mà giảm 7,57% so với năm 2008.

Năm 2010 là một năm mang nhiều tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam với GDP đạt 6,78%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 25,5% so với năm 2009. Cùng lúc đó, nền kinh tế thế giới cũng có nhiều dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng. Nhờ những chuyển biến tích cực đó, sản lượng hàng hóa giao nhận của công ty tăng mạnh cả hàng xuất lẫn hàng nhập. Đặc biệt là cuối năm 2009, công ty đã bắt đầu khai thác và mở rộng thị trường cả trong và ngoài

nước, đồng thời trong năm 2010, công ty đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác là các hãng tàu, hãng bảo hiểm và hải quan, tháng 11 năm 2010 công ty còn mở rộng quy mô bằng việc tuyển thêm một số vị trí, nhất là bổ sung một đội ngũ nhân viên sale hoàn toàn mới nhằm khai thác tốt hơn thị trường, nâng cao thị phần. Nhờ những điều chỉnh đó, công ty đạt mức tăng trưởng sản lượng giao nhận lên đến 16,44 % so với năm 2009. Chúng ta có thể quan sát những chuyển biến tích cực đó qua biểu đồ 2.1 dưới đây:

Đơn vị: Tấn

Biểu đồ 2.1: Khối lượng hàng hóa giao nhận trong và ngoài nước giai đoạn từ 2008-2011

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của công ty

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VÀ THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w