....HÌnh thành các mối liên kết giữa hiệp hội và thành viên, hỗ trợ tư vấn và giúp đỡ doanh nghiệp nâng cao tính chuyên nghiệp và đạo đức trong cạnh tranh. Khuyến khích hình thức cộng tác giữa các thành viên của hiệp hội trên cơ sở sử dụng lợi thế từng doanh nghiệp (trang thiết bị, cơ sở vật chất, hệ thống thông tin, nguồn nhân lực…) để thực hiện dịch vụ “One stop shop”. Qua đó mở rộng tầm hoạt động của doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
...Đẩy mạnh quá trình liên kết doanh nghiệp, xúc tiến phát triển thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) trong các doanh nghiệp dịch vụ logistics nói chung và vận tải biển nói riêng.
...Hiệp hội cần làm tốt vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với Nhà nước, đồng thời là nơi nghiên cứu phát triển (R&D), quản lý các tài liệu, chuẩn mực, mẫu biểu, tiêu chí đánh giá, thống kê … của ngành.
3.3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển. quốc tế bằng đường biển.
Tuy là một ngành không mới ở Việt Nam, nhưng vận tải hàng hóa quốc tế đường biển vẫn chưa có được một lực lượng nhân sự đủ mạnh để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành. Trong bối cảnh thị trường ngày một phức tạp và cạnh tranh thì yêu cầu của khách hàng về chất lượng và số lượng của dịch vụ ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu nhân sự trong ngành ngày càng tăng. Trong khi đó rất ít các trường đại học Việt Nam có chuyên ngành đào tạo nghiệp vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế, hầu hết nhân sự làm việc trong ngành đều làm trái ngành, không có chuyên môn bài bản.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành vận tải biển trong tương lai, cần có sự đầu tư mạnh mẽ cho số lượng, chất lượng nguồn nhân sự. Các trung tâm tìm kiếm cần được mở ra và phải xây dựng được một chương trình đào tạo bài bản, sát với thực tế của ngành, hợp tác với các viện nghiên cứu, các trường đại học trong nước trên thế giới có kinh nghiệm và thâm niên đào tạo lĩnh vực Logistics - để từng bước bắt kịp trình độ nghiệp vụ Logistics thế giới hiện nay nói chung và vận tải đường biển quốc tế nói riêng.
KẾT LUẬN
Ngành giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển là ngành dịch vụ phụ trợ cho các hoạt động kinh doanh XNK. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam, các hoạt động XNK sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, tạo ra một thị trường vô cùng rộng lớn và nhiều tiềm năng cho công quộc phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển.
Theo cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ tiến hành mở cửa ngày một mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, hòa vào xu hướng toàn cầu hóa. Ngành Logistics Việt Nam nói chung và ngành giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển nói riêng sẽ đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức to lớn từ bên ngoài. Môi trường cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên gay gắt, thị trường ngày càng rộng lớn song cũng ngày càng bị chia sẻ nhiều hơn với các đối thủ cạnh tranh. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần xem xét một cách nghiêm túc việc liên minh, liên kết với nhau để nắm giữ thị phần của mình trước sự cạnh tranh mãnh liệt từ đối thủ quốc tế.
Để tận dụng hết lợi thế địa lý và tiềm năng phát triển của ngành, chính phủ cần có những biện pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cũng cần phải xác định kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, xây dựng thương hiệu từ tiềm lực doanh nghiệp, chiếm được niềm tin của khách hàng để khẳng định thương hiệu của công ty mình trên thị trường trong và ngoài nước.
Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Vận tải biển và Thương mại hàng hải, em đã được các anh chị, cô chú trong công ty tạo điều kiện thuận lợi nhất để học hỏi các kỹ năng nghiệp vụ, làm việc và được cung cấp những tài liệu và số liệu cần thiết để hoàn thiện chuyên đề thực tập với đề tài : “Giao nhận
hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty cổ phần Vận tải biển và Thương mại hàng hải”. Với nguồn kiến thức có hạn về giao nhận hàng hóa
quốc tế bằng đường biển, chuyên đề của em không tránh khỏi nhiều thiếu sót, mong thầy cô có những góp ý sâu sắc để em hoàn thiện được bài viết một cách thuận lợi nhất. em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết hàng năm (2008 – 2011), công ty cổ phần Vận tải biển và Thương mại Hàng hải.
2. Báo cáo nghiên cứu thị trường giai đoạn 2010 - 2012, công ty cổ phần Vận tải biển và Thương mại Hàng hải.
3. Đỗ Đức Bình (Chủ biên), Nguyễn Thường Lạng, “Giáo trình Kinh tế quốc
tế”, NXB đại học Kinh tế Quốc dân, 2005
4. Đinh Ngọc Viện (Chủ biên), “Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế”, NXB Giao Thông Vận Tải, 2002.
5. Luật Thương mại – 2005.
6. Luật Hàng hải Việt Nam – 2005.
7. Kinh tế vận tải biển, Trường đại học Hàng Hải.
8. Hoàng Văn Châu, Trịnh Thị Thu Hương,... dịch - “Các công ước quốc tế
về vận tải và hàng hải, NXB Giao Thông Vận Tải, 1999.
Danh sách các website tham khảo
1. http://thuongmaiwto.com/xuatnhapkhau/tin-chi-tiet/van-tai-duong-bien- contener-tau-hang-hai-quoc-te/592.html 2. http://xuatnhapkhauvietnam.com/chung-tu-va-phuong-tien-tin-dung-trong- hop-dong-mua-ban-quoc-te.html 3. http://thuongmaiwto.com/xuatnhapkhau 4. http://www.mof.gov.vn/ 5. http://www.vneconomy.vn 6. http://www.gso.gov.vn
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Công ty Cổ phần Vận tải biển và Thương mại hàng hải đã tiếp nhận sinh viên Lê Ánh Dương - Mã sinh viên: CQ500461
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế - Đại học Kinh tế quốc dân đến thực tập từ ngày 10/2/2012 cho đến ngày 10/05/2011.
Trong thời gian thực tập, sinh viên Dương đã có tinh thần, thái độ làm việc chăm chỉ, ham học hỏi, chấp hành tốt nội quy và quy định của công ty.
Đề tài “Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng dường biển tại công ty cổ
phần Vận tải biển và Thương mại hàng hải” mà sinh viên Dương thực hiện là
một tài liệu tham khảo tốt cho công ty. Các số liệu đưa ra trong đề tài mang tính trung thực; một số giải pháp đề xuất khá khả thi.
Kính đề nghị khoa Thương mại và Kinh tế Quốc tế - Đại học Kinh tế Quốc dân tạo điều kiện cho sinh viên có thể tiếp tục hoàn thiện hơn đề tài.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………