- Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình: a Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài; b Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Na
Trang 1MỤC LỤC
Trang
II Cơ sở lí luận và cơ sở pháp lí của vấn đề nghiên cứu 2 III Quy định pháp luật Việt Nam về nguyên tắc, điều kiện kết hôn,
hồ sơ, thủ tục đăng ký kết hôn trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước
ngoài
4
IV Kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay 6
V Phương hướng hoàn thiện pháp luật về việc kết hôn có yếu tố
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay, kết hôn có yếu tố nước ngoài đang trở thành một vấn đề mang tính cấp thiết toàn xã hội, bởi khi mà một nền kinh tế thị trường phát triển cùng với những quan hệ kinh tế song phương, đa phương thì vấn đề hôn nhân và gia đình sẽ ngày càng trở nên phức tạp với sự xuất hiện của yếu tố nước ngoài trong các quan hệ
Trong những năm gần đây, số lượng các các vụ việc kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam ngày càng gia tăng, xuất hiện nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng nhằm đạt hiệu quả cao hơn nữa trong
việc giải quyết các vụ việc Do đó việc nghiên cứu: “Kết hôn có yếu tố nước ngoài – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” đang trở thành một yêu cầu vô cùng bức thiết.
PHẦN NỘI DUNG
I Khái niệm
Theo Khoản 2 và Khoản 14 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm
2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) thì:
- Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp
luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn
- Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia
đình: a) Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài; b) Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam; c) Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài
Ở đây, “Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm công
dân nước ngoài và người không quốc tịch”(theo Khoản 1 Điều 9 Nghị định số
68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ)
Kết hợp các khái niệm trên thì kết hôn có yếu tố nước ngoài được hiểu là: kết
hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài; kết hôn giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;
II Cơ sở lí luận và cơ sở pháp lí của vấn đề nghiên cứu
1 Cơ sở lí luận
Kết hôn là kết quả của tình yêu, là đích đến cuối cùng của một mối quan hệ nam
nữ Kết hôn là một hiện tượng xã hội đặc biệt, trong đó các bên chủ thể gắn kết với nhau với mục đích tạo dựng một tế bào của xã hội là gia đình, là bước đầu tiên để thiết lập quan hệ hôn nhân
Trang 3Quyền kết hôn là một trong những quyền nhân thân của con người, gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác
Với chính sách “hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các
nước trên thế giới”, ở nước ta, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển
một cách đa dạng và phức tạp cả về bề rộng lẫn chiều sâu Việc điều chỉnh các quan
hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là việc kết hôn có yếu tố nước ngoài, trở thành một yêu cầu cấp bách, quan trọng nhằm làm ổn định và phát triển giao lưu dân sự quốc tế, đồng thời bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của công dân các nước có liên quan
2 Cơ sở pháp lí
Ðiều 39 Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005
quy định về quyền kết hôn như sau: “Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định
của pháp luật về hôn nhân và gia đình có quyền tự do kết hôn Việc tự do kết hôn giữa những người thuộc các dân tộc, tôn giáo khác nhau, giữa những người theo tôn giáo
và không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng
và được pháp luật bảo vệ.”
Điều 100 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm
2010) quy định như sau: “1 Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quan hệ
hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia 3 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo
hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước sở tại, pháp luật và Tập quán Quốc tế 4 Các quy định của Chương này cũng được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc
cả hai bên định cư ở nước ngoài”
Điều 2 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và
gia đình có yếu tố nước ngoài ghi rõ: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân, quan hệ giữa cha mẹ
và con, quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, được xác lập hoặc công nhận theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và Nghị định này, được tôn trọng và bảo vệ phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.”
Ngoài ra còn có một số văn bản khác cũng quy định về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài như: Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam kí với các nước; Luật Quốc tịch 2008, Luật Cư trú 2006, Bộ luật tố tụng dân sự 2004; Nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21/07/2006 của Chính phủ; Nghị định số 158/2005/NĐ–CP ngày 27/12/2005 về
Trang 4đăng ký và quản lý hộ tịch; Chỉ thị 03/2005/CT-TTg ngày 25/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; Chỉ thị 05/2003/CT-UB ngày 20/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Nghị định số 68/2002/CP của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của LHNGĐ về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
…
Như vậy, có thể nhận thấy hệ thống văn bản quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trong đó có việc kết hôn có yếu tố nước ngoài, được ban hành đã tạo khung pháp lý tương đối đầy đủ, toàn diện, là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc giải quyết kết hôn có yếu tố nước ngoài
III Quy định pháp luật Việt Nam về nguyên tắc, điều kiện kết hôn, hồ sơ, thủ tục đăng ký kết hôn trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài
1 Nguyên tắc quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Theo quy định tại Điều 2, LHNGĐ năm 2000, quan hệ hôn nhân nhân và gia đình nói chung, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói riêng tại Việt Nam phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
“1 Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
2 Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
3 Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
4 Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
5 Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.
6 Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ”.
Đây là các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, thể hiện những quan điểm chủ đạo xuyên suốt trong các quy định của pháp luật Những nguyên tắc chung của pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân Việt Nam đều được áp dụng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
2 Điều kiện kết hôn trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Theo quy định tại Điều 103 LHNGĐ “Trong việc kết hôn giữa công dân Việt
Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về
Trang 5điều kiện kết hôn Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này
về điều kiện kết hôn”.
Pháp luật Việt Nam đã lựa chọn hệ thuộc luật quốc tịch để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn - trong quan hệ kết hôn mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mà mình là công dân về điều kiện kết hôn Ngoài ra, công dân nước ngoài đăng ký kết hôn tại Việt Nam ngoài việc tuân thủ pháp luật của nước mình còn phải tuân thủ pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn quy định tài Điều 9, 10 LHNGĐ năm 2000
3 Hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 69/2006/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký kết hôn của mỗi bên phải có các giấy tờ như: Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định; Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng; Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);…
Ngoài các giấy tờ trên, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo
vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó
4 Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
4.1 Cơ quan có thẩm quyền đăng ký
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ thì Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thông qua cơ quan chuyên môn của UBND là Sở Tư pháp, hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài được nộp
và giải quyết tại Sở Tư pháp tỉnh/thành phố
Ngoài ra, Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước tiếp nhận nơi cư trú của công dân Việt nam thực hiện đăng ký việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài cư trú tại nước đó
4.2 Trình tự, thủ tục
Trang 6Trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam được quy định tại Điều 16 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định
số 69/2006/NĐ-CP của Chính phủ) Trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn tại cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam được quy định tại Nghị định số 69/2006/NĐ-CP của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung Điều 19 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ)
Theo đó, cơ quan chức năng sau khi tiếp nhận hồ sơ, phải tiến hành các việc như: thực hiện phỏng vấn; niêm yết việc kết hôn tại trụ sở; nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng
ký kết hôn; báo cáo kết quả phỏng vấn; tổ chức lễ đăng ký kết hôn;…
Như vậy, rõ ràng, pháp luật Việt Nam quy định tương đối chặt chẽ trong việc giải quyết hồ sơ kết hôn, các biện pháp phỏng vấn đương sự, thẩm tra, xác minh hồ sơ
và quyền tư chối đăng ký kết hôn đã tạo cơ chế hữu hiệu cho việc kiểm soát tình trạng hôn nhân giả mạo, vi phạm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện
5 Công nhận việc kết hôn đã được tiến hành ở nước ngoài
Nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp luật Việt Nam đã quy định về thủ tục công nhận việc kết hôn đã được tiến hành ở nước ngoài, theo đó:
“1 Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã
được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn, công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn
Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của sự vi phạm đó đã được khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn đó là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam.
2 Việc công nhận kết hôn quy định tại khoản 1 Điều này được ghi chú vào sổ đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch Trong trường hợp công dân Việt Nam vắng mặt khi làm thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì khi có yêu cầu công nhận việc kết hôn đó tại Việt Nam, Sở Tư pháp tiến hành phỏng vấn các bên kết hôn để làm rõ sự tự nguyện kết hôn của họ” (Nghị
định số 69/2006/NĐ-CP)
Có thể nhận thấy quy định về việc công nhận kết hôn đã được tiến hành ở nước ngoài còn khá đơn giản, lỏng lẻo, chưa đáp ứng được yêu cầu trong thực tế
Tóm lại, quy định pháp luật Việt Nam đã quy định khá đầy đủ những vấn đề cơ bản về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài, thể hiện chính sách của Nhà nước Việt Nam trong việc tôn trọng quan hệ kết hôn tự nguyện, tiến bộ, chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế sâu rộng, pháp luật về quan hệ hôn nhân và gia đình đã tạo khung pháp lý quan trọng để ghi nhận, bảo hộ các quan hệ
Trang 7hôn nhân có yếu tố nước ngoài giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau trên lãnh thổ Việt Nam
IV Kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay
Bài viết xin thu hẹp vấn đề ở việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam kết hôn với nước ngoài – một vấn đề đang
có rất nhiều bất cập trong xã hội hiện nay
1 Thực trạng
Quan hệ Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài bắt đầu phát sinh và phát triển ở Việt Nam vào khoảng thập niên 90 của thế kỷ 20 như hệ quả tất yếu của sự phát triển, hội nhập ngày càng sâu rộng của nước ta Trong thời gian qua, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời điều chỉnh các quan hệ này Mặc dù vậy, theo đánh giá của các cơ quan chức năng, tình hình kết hôn có yếu
tố nước ngoài vẫn diễn ra khá phức tạp Theo thống kê của Bộ Tư pháp, từ 1995 đến hết năm 2010 vừa qua, đã có hơn 270.000 công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài hoặc kết hôn với công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài Có 80% trường hợp là phụ nữ Việt Nam đã kết hôn với công dân của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ Nhiều nhất là Đài Loan, Hàn Quốc, Cộng hoà Liên bang Đức, Mỹ, Canada, Pháp, Australia, Thụy Điển, Trung Quốc 80% số này đã từng lao động và kiếm được tiền tại Việt Nam 85% cô dâu lấy chồng hơn mình từ 10- 19 tuổi, 15% hơn từ 20- 30 tuổi Theo khảo sát, có 83,5% chị em lấy chồng nước ngoài có thể tích lũy tài chính và hỗ trợ gia đình ở Việt Nam, 83,6% số cô dâu cảm thấy hài lòng về cuộc sống tại quê hương người chồng 11% số cô dâu đã ly dị để hồi hương vì không có hạnh phúc và tích lũy kinh tế nơi đất khách
Ngoài ra, kết hôn có yếu tố nước ngoài cũng còn khá nhiều bất cập như:
- Môi giới hôn nhân bất hợp pháp: Theo số liệu thống kê thì gần 60% các cuộc
hôn nhân giữa phụ nữ Việt nam với người nước ngoài thông qua môi giới bất hợp pháp Điều đáng nói ở đây là thông qua các cuộc tổ chức xem mặt, tuyển lựa phụ nữ Việt để làm vợ cho một số đàn ông nước ngoài; nhân phẩm, giá trị con người của phụ
nữ Việt Nam bị xem thường, hạ thấp Các cô gái được người ta coi như món hàng mà người mua được quyền chọn món hàng này, loại món hàng kia
- Nguyên tắc kết hôn tự nguyện chưa thực sự được tôn trọng: Nhiều phụ nữ
kết hôn với người nước ngoài do sự sắp đặt của người khác, nhất là vai trò của các cá nhân, tổ chức môi giới Người môi giới không chỉ dụ dỗ người phụ nữ mà còn tác động, lái sự chấp thuận đối tượng kết hôn đến những người thân, người có vai trò gây ảnh hưởng nhất của người phụ nữ Người môi giới thường vẽ ra các viễn cảnh giàu sang phú quý ở nước ngoài nhằm lừa dối người phụ nữ quyết định việc hôn nhân với đối tượng đàn ông nước ngoài đã được sắp đặt trước
Trang 8- Hôn nhân không dựa trên cơ sở tình yêu giữa hai người: Theo kết quả
nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội thì chỉ hơn 7% phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài vì tình yêu Số còn lại vì mục đích kinh tế là chủ yếu Hôn nhân không dựa trên tình yêu thường dẫn đến sự bất hạnh trong đời sống vợ chồng Đối với người phụ nữ lấy chồng nước ngoài điều bất hạnh càng nhân lên gấp bội vì cuộc sống
xa gia đình, xa Tổ quốc, khác biệt về văn hóa, bất đồng về ngôn ngữ Nhiều chị em lấy phải ông chồng già còn hơn cả tuổi cha của mình Có chị em bị lừa lấy phải chồng tàn tật, bệnh hoạn, thần kinh không bình thường
- Cuộc sống sau khi kết hôn không có sự bảo đảm được bảo vệ: Một số chị em
còn bị bạo hành, ngược đãi, khinh thường không chỉ từ người chồng mà cả cha mẹ, anh chị em nhà chồng Một số trường hợp lấy chồng Trung Quốc do không chịu nổi lao động nặng nhọc và sự kiểm soát gắt gao của gia đình nhà chồng đã bỏ trốn về kể lại rằng các chị không được chút tự do Suốt ngày, suốt đêm luôn có người kèm, không được đi ra ngoài một mình (sợ trốn) Ban ngày thì ra đồng, lên nương rẫy làm việc như đứa ở Tối đến phải làm công việc nội trợ có khi đến nửa đêm Tiền bạc thì không được quản lý Không được ra chợ, ra đường hoặc gặp gỡ bất cứ ai một mình Nhiều chị em bị chồng, mẹ chồng, anh chị em nhà chồng bạo hành, ngược đãi mà không được sự quan tâm bảo vệ của bất cứ cá nhân, tổ chức nào tại địa phương nơi chị em lấy chồng Rào cản về ngôn ngữ là điều bất lợi nhất làm chị em không thể phản ánh đến được các cơ quan pháp luật nước sở tại Đấy là chưa kể đến các trường hợp chị em ở trong cảnh kết hôn bất hợp pháp, cư trú bất hợp pháp Đã xảy ra trường hợp cô dâu Việt bị người chồng giết chết ở Hàn Quốc
- Pháp luật điều chỉnh việc kết hôn có yếu tố nước ngoài cũng còn nhiều điểm
chưa cụ thể: Trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam có quy định những trường
hợp cấm kết hôn, trong đó có trường hợp vi phạm về thuần phong, mỹ tục tuy nhiên vẫn thiếu hướng dẫn cụ thể, dẫn đến tình trạng cô dâu, chủ rể chênh lệch rất nhiều tuổi; Nghị định 69/2006/NĐ-CP chỉ quy định Sở Tư pháp tiến hành phỏng vấn để làm
rõ sự tự nguyện kết hôn của các bên, mà không yêu cầu làm rõ khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung, mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau, ; Pháp luật của một
số nước còn khá đơn giản và lỏng lẻo Chẳng hạn, Hàn Quốc cho phép kết hôn có thể vắng mặt một bên Kẽ hở này đã làm nảy sinh hoạt động môi giới kết hôn với nhiều hình thức trá hình, tinh vi để trục lợi, hoặc lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ qua biên giới; quy định về việc xác nhận tình trạng hôn nhân còn chưa chặt chẽ;…
Từ thực tế đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã khái quát hiện trạng của phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài được nhận dạng theo mô hình “4 không” và
“1 vì” “4 không” là không biết văn hóa, luật pháp, ngôn ngữ; không biết hoàn cảnh chồng tương lai; không biết mặt chồng tương lai và không có tình yêu “1 vì” là vì mục tiêu nhanh chóng thay đổi cuộc sống và tích lũy kinh tế
Trang 9Một số điểm bất cập nói trên đặt ra yêu cầu nghiên cứu tổng thể và kỹ càng hơn quy định pháp luật Việt Nam về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
để bảo vệ những cuộc hôn nhân tự nguyện tiến bộ, ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật và bảo vệ hữu hiệu quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam sinh sống ở nước ngoài
2 Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước
ngoài, bên cạnh những lý do chính đáng như vì tình yêu, hạnh phúc, thì xã hội vẫn còn tồn tại những cuộc hôn nhân vì mục đích kinh tế, vụ lợi
Nguyên nhân chủ quan: Thực tế cho thấy đã có một bộ phận dân cư hình thành
quan điểm lệch lạc về mục đích, ý nghĩa của hôn nhân và gia đình, coi lấy chồng nước ngoài là một giải pháp thoát nghèo, cải thiện kinh tế gia đình Những phụ nữ kém hiểu biết, trình độ văn hóa thấp dễ có ảo tưởng về cuộc sống đầy đủ khi kết hôn với người nước ngoài Do đó, theo thống kê, 3/4 số cô dâu đi lấy chồng người nước ngoài đều là con của những gia đình có 5 con trở lên, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu việc làm, trình độ văn hóa thấp, thậm chí chưa biết chữ, có hoàn cảnh éo le
Nguyên nhân khách quan: pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều kẽ hở như: pháp
luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài chưa đầy đủ; hệ thống phát luật nước ta còn thiếu vắng những thỏa thuận hợp tác, Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước
để tạo lập cơ chế hữu hiệu cho việc bảo hộ công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài và sinh sống tại nước ngoài; pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài có những điểm còn khó khăn trong việc áp dụng; pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài có những điểm chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống;
… Ngoài ra, các tổ chức xã hội cũng chưa quan tâm đúng mức vấn đề này, công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục còn kém hiệu quả
3 Hậu quả
Việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài chủ yếu vì mục đích kinh tế dẫn đến những tác động xấu đến xã hội Việc kết hôn đó đã đẩy không ít cô gái thành phương tiện để giúp bản thân và gia đình thoát nghèo; trình độ thấp nên dễ bị lợi dụng; với mong muốn lấy chồng nước ngoài để được đổi đời nên gây tác động xấu, tiêu cực về mặt đạo đức cho một lớp nữ thanh niên và trẻ em gái; những cuộc kết hôn không thành công còn gây ra sự bất ổn cho xã hội về nhiều mặt như giải quyết hậu quả đối với nạn nhân về tinh thần, tâm lý, thương tích trên thân thể; cuộc sống của trẻ
em bị ảnh hưởng, thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ; việc tổ chức xem mặt cô dâu tại các nhà hàng, khách sạn đã ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc; nhiều phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài sẽ làm tăng thêm tỷ lệ mất cân bằng giới tính ở độ tuổi kết hôn trong nước;…
V Phương hướng hoàn thiện pháp luật về việc kết hôn có yếu tố nước ngoài
Trang 101 Về phía gia đình: giáo dục gia đình, nếp sống và gia phong của mỗi nhà rất
quan trọng không chỉ với việc hình thành nhân cách của con cái, mà còn trang bị cho con cái sự hiểu biết, bản lĩnh sống, khả năng thích ứng trước những biến động, rủi ro của cuộc đời Do đó, gia đình cần có những quan niệm đúng đắn, kiến thức nhất định
để giáo dục con cái, đặc biệt về việc kết hôn – việc ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống tương lai của con cái họ
2 Về phía xã hội: phát huy vai trò tích cực trong công tác dân vận của các tổ
chức xã hội như: Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân và các tổ chức đoàn thể tại cộng đồng trong việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, về sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình; cảnh báo
về những hệ lụy của việc kết hôn với những người nước ngoài vì mục đích kinh tế mang tính trào lưu thông qua môi giới trái phép; tạo điều kiện trang bị kiến thức mọi mặt, kỹ năng nghề nghiệp việc làm để giảm nghèo, ổn định cho nữ thanh niên nông thôn, miền núi; giúp đỡ các gia đình khó khăn và các cô gái có hoàn cảnh đặc biệt sau
ly hôn trở về trong nước sống hoà nhập cộng đồng.
Ngoài ra, cũng cần cung cấp hành trang cho các phụ nữ kết hôn với người nước ngoài như: thông tin về thực trạng đời sống hôn nhân của những cô dâu Việt Nam ở nước ngoài; đào tạo về việc làm vợ, làm dâu ở nước ngoài, với một số nội dung cơ bản về Luật pháp, phong tục, tập quán của các vùng, miền của nước mà họ sẽ đến làm dâu, về kỹ năng nội trợ, sử dụng các đồ dùng trong gia đình, về ngôn ngữ,…
3 Về phía nhà nước:
- Chính phủ cần nghiên cứu, sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành, thống nhất
về đăng ký, quản lý hộ tịch có yếu tố nước ngoài theo hướng đơn giản hóa quy trình, giảm bớt các công đoạn trong quá trình giải quyết hồ sơ Đồng thời, cũng cần củng cố
và hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hôn nhân, gia đình có yếu tố nước ngoài Trong đó, nên có quy định rõ ràng đối với việc ghi vào sổ hộ tịch của công dân Việt Nam đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài; hướng dẫn cụ thể việc cấp giấy chứng nhận kết hôn và giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã tiến hành ở nước ngoài có còn phụ thuộc nhau hay không; quy định cụ thể trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài như thế nào là không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc để địa phương có cơ sở pháp lý từ chối đăng ký kết hôn theo quy định để bảo đảm quan hệ hôn nhân hạnh phúc, lành mạnh, tiến bộ và bền vững. Ngoài ra, cũng cần thực hiện việc phân cấp và trao quyền chủ động cho Sở Tư pháp xem xét, giải quyết các hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
- Bên cạnh đó, lãnh đạo các cơ quan tư pháp cũng không được xem nhẹ việc nghiêm khắc yêu cầu cán bộ tự trau dồi, nâng cao trình độ và phải có biện pháp đối với những cán bộ thụ động, máy móc trong xử lý công việc, ưu tiên lựa chọn cán bộ