Kết hôn có yếu tố nước ngoài Hiện nay, pháp luật không có quy định thế nào là quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, tuy nhiên căn cứ vào khoản 14 Điều 8 và khoản 4 Điều 100 Luật HNGĐ năm
Trang 1A LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một đòi hỏi có tính tất yếu khách quan của mọi quốc gia trong tiến trình phát triển Sự mở rộng hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa, xã hội giữa Việt Nam với các nước đã tăng cao và theo đó là có cả các giao lưu dân sự có yếu tố nước ngoài tăng nhanh mà hôn nhân gia đình cũng không phải là một ngoại lệ Nếu như trước đây, việc kết hôn với người nước ngoài chỉ là những trường hợp hi hữu, hiếm gặp thì nay hiện tượng này đã trở lên phổ biến
Bài viết dưới đây xin đề cập đến vấn đề “Kết hôn có yếu tố nước ngoài – Một số lý luận và thực tiễn”.
B NỘI DUNG
I Một số vấn đề lý luận về kết hôn có yếu tố nước ngoài
1 Khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài
a Khái niệm kết hôn
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình (luật HNGĐ) năm
2000 thì “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn” Như vậy quan hệ vợ chồng được
hình thành trên cơ sở của việc kết hôn
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì trong trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không tiến hành việc đăng ký kết hôn thì không công nhận
có quan hệ hôn nhân giữa họ Hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định
nam nữ kết hôn phải đảm bảo hai yếu tố: Thứ nhất là việc kết hôn phải dựa trên sự
tự nguyện, thể hiện ý chí của nam và nữ là mong muốn kết hôn với nhau; Thứ hai là
việc kết hôn phải được Nhà nước thừa nhận Do đó theo quy định của pháp luật thì kết hôn là một sự kiện bắt buộc để xác lập quan hệ vợ chồng
b Kết hôn có yếu tố nước ngoài
Hiện nay, pháp luật không có quy định thế nào là quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, tuy nhiên căn cứ vào khoản 14 Điều 8 và khoản 4 Điều 100 Luật HNGĐ năm
2000 về yếu tố nước ngoài trong hôn nhân và gia đình có thể hiểu: Kết hôn có yếu tố nước ngoài là việc xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ thuộc một trong các trường hợp sau:
- Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;
- Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài;
Trang 2- Giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài
Như vậy quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về các điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
2 Kết hôn có yếu tố nước ngoài theo luật HNGĐ Việt Nam
Điều kiện kết hôn được hiểu là những điều kiện để nhà nước công nhận việc kết hôn giữa hai bên nam nữ Mỗi nước khác nhau, quy định về điều kiện kết hôn khác
nhau, ở Việt Nam, điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài được quy định như sau
a Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài không tiến hành trước
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
* Luật áp dụng điều chỉnh: Về nguyên tắc, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài được thực hiện trên quy định của khoản 1 Điều 103 Luật HNGĐ
năm 2000 và khoản 1 Điều 10 Nghị định 68 NĐ-CP, theo đó: “Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hôn” Như vậy, đối với quan hệ kết hôn giữa công dân
Việt nam với người nước ngoài nếu không tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt nam, pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài sẽ áp dụng riêng
rẽ cho mỗi bên đương sự là công dân của nước mình Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khi việc kết hôn được tiên hành trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì công dân Việt Nam có thể còn phải tuân thủ cả pháp luật nước sở tại liên quan đến điều kiện kết hôn do pháp luật nước đó quy định
* Vấn đề công nhận kết hôn hợp pháp giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài: Mặc dù luật
HNGĐ năm 2000 không quy định chi tiết về vấn đề này nhưng căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 68 NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 69/2006/NĐ-CP) thì đặt ra các yêu cầu chung sau:
Thứ nhất, về yêu cầu chung: “Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc
với người nước ngoài đã được đăng kí tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu tại thời điểm kết hôn, công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam
về điều kiện kết hôn” Như vậy, để một quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài tiến hành ở nước ngoài được công nhận tại Việt Nam, pháp luật
nước ta đưa ra hai yêu cầu: Một là, quan hệ kết hôn đó phải được đăng kí phù hợp
Trang 3với pháp luật nước sở tại Hai là, tại thời điểm đăng kí kết hôn, công dân Việt Nam
không được phép vi phạm pháp luật Việt Nam về đăng kí kết hôn
Thứ hai, về ngoại lệ : “Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật Việt nam về đăng
kí kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của sự vi phạm đó đã được khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn đó là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, thì việc kết hôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam” Đây là một quy định thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta luôn
hướng tới việc bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em
Thứ ba, về thủ tục: “ việc công nhận kết hôn được ghi chú vào sổ đăng kí theo quy
định của pháp luật về đăng kí hộ tịch Trong trường hợp công dân Việt Nam vắng mặt khi làm thủ tục đăng kí kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì khi có yêu cầu công nhận việc kết hôn đó tại Việt Nam Sở Tư pháp tiến hành phỏng vấn kết hôn để làm rõ sự tự nguyện của họ” Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành, đối với quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài được tiến hành tại cơ quan nước ngoài, khi muốn được công nhận tại Việt Nam thì các đương sự sẽ phải làm thủ tục tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có công dân Việt Nam cư trú Trình tự, thủ tục thực hiện sẽ được tiến hành theo quy định của pháp luật về Đăng kí hộ tịch, mà cụ thể là Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng kí và quản lí hộ tịch
b Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
* Luật áp dụng điều chỉnh: Theo khoản 1 Điều 103 Luật HNGĐ năm 2000 và Điều
10 Nghị định 68 NĐ-CP, trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật nước mình về đăng kí kết hôn Nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Luật HNGĐ năm 2000 về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn Như vậy, về nguyên tắc pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng độc lập để xác định điều kiện kết hôn cho mỗi bên đương sự của quốc gia mình Tuy nhiên, với trường hợp kết hôn được tiến hành trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, bên cạnh việc
áp dụng luật nước ngoài thì đương sự nước ngoài trong quan hệ này cũng sẽ chịu thêm sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn Cụ thể
* Về độ tuổi kết hôn: Theo khoản 1 Điều 9 Luật hôn nhân, gia đình năm 2000, độ
tuổi kết hôn được quy định ở mức tối thiểu từ 20 tuổi trở lên đối với nam và từ 18
Trang 4tuổi trở lên đối với nữ Tuy nhiên, về cách tính tuổi kết hôn theo Mục I điểm a Nghị định 02 năm 2000/NĐ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật Hôn nhân, gia đình năm 2000 thì: không bắt buộc nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn, do đó nam đã bước sang tuổi 20, nữ đã bước sang tuổi 18
mà kết hôn là không vi phạm quy định về độ tuổi kết hôn
* Về sự tự nguyện của đương sự: Tự nguyện trong việc kết hôn là việc hai bên nam
nữ tự mình quyết định việc kết hôn và thể hiện ý muốn thành vợ chống, khoản 2
Điều 9 luật HNGĐ có quy định: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở” Như vậy, có thể hiểu việc kết hôn là do sự tự nguyện của hai bên, nếu có hành
vi lừa dối, ép buộc… thì sẽ bị coi là hôn nhân không tự nguyện, vi phạm pháp luật
về điều kiện kết hôn Quy định này được quy định chi tiết tại điểm b Mục I Nghị quyết 02/2000 nêu ở trên
* Về trường hợp cấm kết hôn: Được quy định tại Điều 10 luật HNGĐ 2000, theo đó cấm kết hôn trong các trường hợp: Người đang có vợ hoặc có chồng; người mất năng lực hành vi dân sự; giữa những người cùng dòng máu trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế vớ con riêng của chồng; giữa những người cùng giới tình
Trên đây là những điều kiện kết hôn và cấm kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam mà công dân Việt Nam khi kết hôn với người nước ngoài thì họ buộc phải tuân theo Nhưng nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài không những phải tuân theo điều kiện kết hôn của nước mà người đó là công dân mà còn phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn
3 Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết kết hôn có yếu tố nước ngoài.
a Thẩm quyền giải quyết quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài
Theo Điều 102 Luật HNGĐ 2000 và Điều 12 Nghị định 68/2002/NĐ-CP thì thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về các chủ thể sau:
Thứ nhất là: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết
Trang 5hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài Trong trường hợp công dân Việt Nam không có hoặc chưa có hộ khẩu thường trú, nhưng đã đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về hộ khẩu thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tạm trú
có thời hạn của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hôn giữa người đó với người nước ngoài Trong trường hợp người nước ngoài thường trú tại Việt Nam xin kết hôn với nhau thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của một trong hai bên đương sự thực hiện đăng ký việc kết hôn
Thứ hai là Ủy ban nhân dân cấp xã: thực hiện đăng ký việc kết hôn, giữa công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam
Thứ ba là Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài:
Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước tiếp nhận nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài cư trú tại nước đó
b Trình tự, thủ tục giải quyết việc kết hôn có yếu tố nước ngoài
Việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: Công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 69/2006/NĐ-CP
Bước 2: Nộp hồ sơ: Cá nhân có yêu cầu đăng ký kết hôn đem hồ sơ đã lập nộp tại Sở
Tư pháp, nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam; nộp tại Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam, nếu đăng ký kết hôn tại Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam theo thủ tục nhận, nộp tại Điều 14 Nghị định 68/2002/NĐ-CP
Bước 3: Giải quyết việc đăng ký kết hôn: sau khi tiếp nhận hồ sơ xin đăng ký kết hôn, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra hồ sơ và tiến hành giải quyết việc đăng ký kết hôn theo quy định tại điểm 4, điểm 6 Điều 1 Nghị định 69/2006/NĐ-CP
II Một số vấn đề thực tiễn về kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam
1 Thực trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước,
phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế cùng với sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật trong nước làm cho các quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài nảy sinh ngày càng nhiều Tuy nhiên, các quan hệ này diễn ra tương đối phức tạp cả về quy
mô và tính chất, điều này thể hiện qua số lượng các trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ngày càng gia tăng Ở Việt Nam, vấn đề nghi thức kết hôn nói chung được quy định trong Luật HNGĐ 2000 nhưng nguyên tắc
Trang 6chọn luật để giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài thì chưa được quy định cụ thể, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các vụ việc có liên quan tới vấn đề này
Trên báo Sài Gòn giải phóng mới ra ngày 23/4/2011 có đưa tin, tính từ năm
1998 cho tới nay, có trên 272.000 phụ nữ Việt Nam kết hôn với công dân của trên 50 quốc giavà vùng lãnh thổ trên thế giới Trong đó, Đài Loan chiếm khoảng 30%, Hàn Quốc 12%, Trung Quốc 10% Đây là con số thống kê mà Bộ Công an đưa ra tại Hội nghị toàn quốc bàn về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, diễn ra ở Cần Thơ ngày 22/4/2011
Những trường hợp kết hôn với người nước ngoài trong thời gian qua đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp và những hệ quả tiêu cực Một số tỉnh, địa phương xuất hiện hiện tượng môi giới hôn nhân bất hợp pháp nhằm trực lợi Đáng lên án là một
số tổ chức môi giới còn đưa hình ảnh các cô gái Việt như những món hàng gây bất bình trong dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thuần phong, mĩ tục, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người phụ nữ Việt Nam Hầu hết các phụ nữ lấy chồng nước ngoài có trình độ học vấn thấp, nhiều người chưa bao giời tiếp cận với các phương
tiện thông tin đại chúng, nên việc thiếu thông tin hoặc có thông tin sai lệch (qua môi giới) khiến cho họ và gia đình thiếu đi điều kiện để suy nghĩ chín chắn trước khi có
quyết định
Tình trạng buôn bán phụ nữ dưới hình thức kết hôn với người nước ngoài diễn
ra phổ biến ở các tỉnh biên giới Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ văn hóa – thể thao và du lịch, từ năm 2004 đến năm 2009, cả nước xảy ra 1218 vụ mua bán phụ nữ với 2300 đối tượng và 3000 nạn nhân.Những hậu quả từ những tiêu cực trong việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài để lại ảnh hưởng đến nhiều mặt kinh
tế, văn hóa, an ninh xã hội Các doanh nghiệp dịch vụ môi giới hôn nhân vẫn tiếp tục hoạt động dưới nhiều hình thức trá hình, tinh vi để lẩn tránh pháp luật và có sự móc nối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động môi giới hôn nhân.1
Xử lý vấn đề này hiện nay mới chỉ có thể áp dụng quy định của Nghị định 150/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội với mức phạt tiền từ 1-2 triệu đồng, biện pháp xử lý này quá nhẹ, không
đủ sức răn đe, ngăn chặn Mặt khác, chúng ta cũng chưa có quy định hạn chế, ngăn cấm hay biện pháp chế tài nào để xử lý những biến tướng của việc kết hôn có yếu tố nước ngoài như tình trạng phụ nữ tại các tỉnh phía Nam kết hôn với người nước ngoài vì lí do kinh tế một cách vội vã, thiếu suy nghĩ; ở các tỉnh biên giới phía bắc,
1 Xem Phụ lục 1
Trang 7phụ nữ vượt biên trái phép sang biên giới làm an, rồi chung sống như vợ chồng với công dân nước đó mà không đăng kí kết hôn; lợi dụng việc kết hôn để hợp lý hóa việc xuất cảnh ra nước ngoài, …
Mục đích chính của các cô gái khi đồng ý kết hôn với người nước ngoài là mong muốn mình sẽ có một cuộc sống giàu sang và hạnh phúc, sau đó có thể giúp
đỡ được cho gia đình, bố mẹ Thực tế cũng có rất nhiều cô gái may mắn, lấy được một người chồng tốt, kinh tế khá sau một vài năm đã tích luỹ được một số tài sản đáng kể gửi về gia đình Theo khảo sát mới nhất của Viện Khoa học lao động - xã hội tại 7 tỉnh thành có đông phụ nữ lấy chồng nước ngoài( như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ ), có tới 83,6% cô dâu Việt Nam hài lòng với hôn nhân Rất nhiều phụ nữ lấy chồng nước ngoài đã gửi tiền về giúp gia đình cải thiện cuộc sống; trong
đó 36,3% hộ có mức sống giàu có hoặc khá giả; 54,7% hộ có mức sống trung bình Tuy vậy, không ít các cô gái có số phận ngược lại, họ đã phải trả giá cho những toan tính sai lầm và mục đích vật chất của họ Có những phụ nữ không được gia đình người chồng coi là vợ, họ phải lao động như những người hầu hay nô lệ trong nhà Một số khác bị chính người chồng đánh đập, gả bán cho những người đàn ông khác, bị đưa vào các nhà chứa và trở thành gái mại dâm Ta thấy, trên những phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày vẫn đưa tin về các vụ cô dâu Việt bị bạo hành, ví dụ như vụ cô dâu Việt bỏ trốn vì bị chồng Hàn Quốc bạo hành tình dục liên tục ầm ĩ trên các báo cuối năm 2010, hay mới đây nhất là vụ cô dâu Việt bị giết tại Hàn Quốc cũng là tin nóng trên các báo.2
Dưới đây là thực tiễn việc kết hôn giữa công dân Việt Nam và công dân nước ngoài:
* Thực tiễn kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân Đài Loan.
Theo thông kế của báo Phụ nữ Việt Nam, năm 2001 số lượng phụ nữ Việt Nam
đã kết hôn với người Đài Loan là 101.300 người, chiếm 49% số cô dâu nước ngoài tại Đài Loan Tới năm 2005 số lượng này đã tăng lên 118.300 người, chiếm 60% số
cô dâu nước ngoài tại Đài Loan Năm 2007 con số này là 120.800 người, chiếm 53%
số cô dâu nước ngoài tại Đài Loan Trong số đó, đa phần là các cô gái còn rất trẻ tuổi
từ 18 – 22 và chủ yếu là người thuộc các tỉnh miền Nam
Hầu hết các quan hệ hôn nhân Đài – Việt được xác lập thông qua hoạt động môi giới của các cá nhân, tổ chức Hoạt động môi giới hôn nhân bất hợp pháp là nguyên nhân trực tiếp tạo nên sự thương mại hóa và những hiện tượng tiêu cực trong quan hệ hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam với người Đài Loan Một số cá nhân, tổ chức đã thiết lập những đường dây làm dịch vụ khép kín có sự tham gia của công
Trang 8dân Việt Nam và công dân Đài Loan để thực hiện từ việc tuyển chọn, tập hợp chị em phụ nữ từ các vùng thôn quê về thành phố Hồ Chí Minh nuôi ăn ở, giới thiệu, quảng cáo hình ảnh chon nam giới Đài Loan xem mặt, tổ chức đưa người có nhu cầu sang Việt Nam theo đường du lịch để chọn vợ và lo luôn thủ tục đăng ký kết hôn Bên cạnh hình thức môi giới có tổ chức, hoạt động môi giới đơn lẻ, tự phát của cá nhân cũng phát triển nhanh Người thực hiện hình thức môi giới này chủ yếu là các cô gái
đã lấy chồng Đài Loan giới thiệu họ hàng thân thích, bạn bè hoặc các chú rể Đài Loan giới thiệu cho bạn bè mình sang Việt Nam kiếm vợ Hình thức này chiếm ưu thế do tạo được niềm tin đối với công dân Đài Loan và phụ nữ Việt Nam
Do sự thúc đẩy lợi ích kinh tế nên khi quyết định kết hôn với người Đài Loan, mặc dù ý thức rõ là cuộc hôn nhân đó không xuất phát từ tình yêu nhưng nhiều phụ
nữ vẫn khẳng định sự tự nguyện xác lập quan hệ hôn nhân đó trước cơ quan đăng kí kết hôn Do kết hôn vội vã, thiếu hiều biết nên một số phụ nữ Việt sau khi sang Đài Loan sống không hòa hợp dẫn đến tình trạng nhiều cặp vợ chồng Đài – Việt nhanh chóng ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn chung sống
* Thực tiễn kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân Pháp.
Theo báo cáo của lãnh sự Pháp, năm 2004 phòng quản lý hộ tịch, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã tiến hành đăng ký cho hơn 300 giấy đăng ký kết hôn của các cặp vợ chồng Pháp Việt, tăng 10% so với năm 2003 Để được kết hôn với công dân Việt Nam tại Việt Nam, công dân Pháp phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại và phải có giấy chứng nhận đủ khả năng kết hôn
do Đại sứ quán cấp Sau khi hoàn thành thủ tục đăng kí kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại, đa số các cặp vợ chồng đều được yêu cầu làm thủ tục đăng kí tại cơ quan quản lý hộ tịch Pháp Thủ tục này không mang tính bắt buộc nhưng thường được khuyến khích tiến hành để hôn nhân có hiệu lực theo pháp luật của Pháp Ngoài ra thủ tục này, người vợ hoặc chồng mang quốc tịch nước ngoài có thể
có được thị thực cư trú tại Pháp nếu cả hai vợ chồng có dự định cư trú tại nước này
Đa số hồ sơ kết hôn đều không đặt ra vấn đề về mặt hành chính và yêu cầu đăng ký
được tiến hành một cách bình thường Tuy nhiên, cơ quan quản lý hộ tịch cũng gặp
phải một số trường hợp kết hôn không tự nguyện
Các cơ quan quản lý của Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề quản lý nhà nước đối với quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài Tuy nhiên, Đại sứ quán Pháp cũng nhận thấy rằng các cơ quan quản lý của Việt Nam trước đây còn tương đối lỏng trong công tác xác minh nhân thân khi tổ chức hôn lễ cho công dân
Trang 9Việt Nam và công dân nước ngoài Từ hè năm 2004, Đại sứ quán đã ghi nhận được một trường hợp ủy quyền kết hôn
Như vậy, thực tiễn thực hiện các quy định trong các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam kí kết với các nước liên quan đến vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài được thực hiện một cách nghiêm túc Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì còn những hạn chế, do đó cần có những giải pháp để khắc phục tình trạng này
2 Kiến nghị và hoàn thiện các quy định pháp luật trong nước
Thứ nhất, nghiên cứu, xây dựng quy định nguyên tắc xác định pháp luật áp
dụng xác định tính hợp pháp của nghi thức kết hôn Theo quy định pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, việc xác định tính hợp pháp của nghi thức kết hôn có yếu
tố nước ngoài sẽ căn cứ vào luật nơi tiến hành kết hôn (Lex loci celebrationis) Việc
bổ sung quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan hữu quan giải quyết các vấn đề liên quan mà nó còn phù hợp với quy định của các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã kí với các nước
Thứ hai, trong pháp luật về điều kiện kết hôn, bổ sung các quy định về thủ tục
của Tòa án trong việc đưa ra một bản án hay một quyết định công nhận năng lực hành vi dân sự của một người
Thứ ba, Cần nâng cao trình độ, năng lực về chuyên môn cũng như đạo đức của
cán bộ giải quyết việc kết hôn có yếu tố nước ngoài để có thể kiểm soát, phỏng vấn việc kết hôn được hiệu quả, làm việc theo đúng quy định của phám luật Nên có cơ chế giám sát và chế tài cho những trường hợp sai phạm để việc thực thi pháp luật đạt hiệu quả cao
Thứ tư, pháp luật Việt Nam cần quy định các biện pháp chế tài đủ mạnh để hạn
chế, ngăn chặn các hiện tượng biến tướng của việc kết hôn với người nước ngoài ở hiện tại và trong tương lai
Thứ năm, tăng cường vai trò, trách nhiệm của gia đình và các đoàn thể, tổ chức
xã hội Giáo dục gia đình, nếp sống của mỗi nhà rất quan trọng không chỉ ảnh hưởng
tới việc hình thành nhân cách của con cái mà còn trang bị kiến thức, hiểu biết, bản lĩnh sống, khả năng thích ứng trước những biến động, rủi ro của cuộc đời Song song với đó, giáo dục gia đình, nếp sống của mỗi nhà không chỉ quan trọng trong việc hình thành nhân cách của con cài mà còn trang bị cho thế hệ trẻ sự hiểu biết, bản lĩnh sống, khả năng thích ứng trước những biến động, rủi ro trong cuộc đời
Thứ sáu, hỗ trợ những công dân có mong muốn kết hôn với người nước ngoài Một là, cung cấp cho xã hội nói chung và các đối tượng mong muốn kết hôn với
Trang 10người nước ngoài nói riêng thông tin về thực trạng đời sống hôn nhân của những cô dâu Việt ở nước ngoài Có những thông tin đầy đủ và chính xác về người chồng tương lai, về gia cảnh người chồng, về địa phương mình sẽ đến sinh sống với vai trò người vợ, người con dâu trong gia đình cũng sẽ góp phần giúp các phụ nữ cân nhắc
về việc lấy chồng nước nào, ở đâu cho phù hợp, đồng thời chuẩn bị cho những cách
biệt văn hóa, ngôn ngữ và suy nghĩ Hai là, cần quan tâm đảm bảo khả năng giao
tiếp bằng ngoại ngữ trước khi kết hôn có yếu tố nước ngoài Vì vậy, cần phải quy định rõ trình độ ngôn ngữ nhất định của người chuẩn bị kết hôn và nhất thiết phải qua một lớp đào tạo ngắn hạn về luật pháp, văn hóa, phong tục của đất nước mà công dân Việt Nam sắp đến lập gia đình Chỉ khi nào có đủ điều kiện cần thiết thì Sở
Tư pháp mới chứng nhận kết hôn
Cuối cùng, cần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kết hôn có yếu tố
nước ngoài bằng việc ký các hiệp định tương trợ tư pháp quy định chặt chẽ và rõ ràng hơn nữa về điều kiện kết hôn đặc biệt đối với các nước Hàn Quốc, Đài Loan,…
Cùng với sự phát triển của giao lưu quốc tế, các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu
tố nước ngoài nói chung, quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng phát sinh ngày càng nhiều Việc giải quyết tốt các vấn đề liên quan tới quan hệ này sẽ làm cho quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển, góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác, giao lưu giữa các nước với nhau, làm cho các nước hiểu nhau hơn dẫn tới quan hệ giữa các nước ngày càng tốt đẹp hơn