Nhưng từ một đứa bé hành động một cách tự phát trở thành một con người, một chủ thể, hành động một cách chủ định, xứng đáng là một thành viên của cộng đồng, của xã hội loài người, là cả
Trang 1Tự NHẬN THỨC CỦA TRẺ MAU giáo ■ ■
LÊ NGỌC LAN
Lọt lòng mẹ, với một cơ thể người, đứa bé có điều kiện để nên người Nhưng từ một đứa bé hành động một cách tự phát trở thành một con người, một chủ thể, hành động một cách chủ định, xứng đáng là một thành viên của cộng đồng, của xã hội loài người, là
cả một quá trình lâu dài và phức tạp Trong quá trình đó, không thể không nói tới vai trò quan trọng của sự hình thành và phát triển tự ý thức, tự nhận thức
Tự ý thức nói chung, tự nhận thức nói riêng không phải là cấu tạo bẩm sinh, dù sự phát triển của nó có một loạt cơ sở vật chất tự nhiên Các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng dấu hiệu đầu tiên của tự ý thức thường xuyên xuất hiện khoảng cuối năm thứ ba của cuộc đời - khi lần đầu tiên đứa trẻ xưng hô ở ngôi thứ nhất Nhưng do đâu mà nó nảy sinh và được phát triển liên tục Các nhà tâm lý học duy vật biện chứng cho rằng động lực phát triển tự ý thức là ở sự phát triển tính tích cực tự lập của trẻ Irong mối quan hệ qua lại của trỏ với những người xung quanh Thông qua quá trình hoạt động với đồ vật
và quan hệ với những người khác, đứa trẻ dần có ý thức về CÁI TÔI
Cuối năm thứ hai, trẻ bắt đầu tìm hiểu mình, đầu tiên là bộ mặt bên ngoài của mình Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, đứa trẻ bắt đầu nhận ra mình ở trong gương Trẻ dường như luyện tập và ghi nhớ bộ mặt mình Điều đó làm cho nó thích và đến ẹiữa năm thứ ba bé bắt đầu nhận ra mình trong tấm ảnh
Lời nói được phát triển nhanh chóng Chức năng ghi nhớ bã no lời nói được phát triển khiến trẻ nhớ được những chi tiết, sự kiện trong cuộc sống của mình, tré tích luỹ được kinh nghiệm nhận thức và xúc cám trong thái độ với chính mình
Giao tiếp bằng ngôn ngữ khiên phạm vi quan hệ của Iré mớ rộng và tạo điều kiện cần thiết cho trẻ nhận thức bản than Trẻ dần nhận ra tòn gọi của mình Cuối tuổi lên ba
có sự phát triển nhav vọt Từ chỗ xưng mình ớ ngòi thứ ba, trẻ xưng hô ở ngôi thứ nhất Điều đặc biệt đối với trẻ chúng ta là: trong tiếng Việt, việc xưng hô ở ngôi thứ nhất khá phức tạp nhưng trẻ vẫn biết xưng “con” với bố mẹ, “em” với anh chị, xưng
“cháu” với cô dì chú bác một cách tương ứng Và cũng rất nhanh chóng sau đó, trẻ
đã muốn được độc lập: muốn “tự mặc lấy áo quần”, “tự đi giầy”, “tự xúc cơm ăn”
Do kiên trì thực hiện ý muốn của mình, trẻ được “luyện tập” nhận thức khả năng của bản thân Dần dần trẻ phân biệt hành động, việc làm của mình là “ngoan” hay “hư”, nếu người lớn luôn tỏ thái độ nhất quán đối với việc làm của trẻ Từ đó trỏ muốn trở thành “bé ngoan” để được khen, đưọu'- thưởng Vì muốn được khen ngợi, ngay cả trẻ
Trang 2T I Ể U B A N 4 - S Ứ C K H Ỏ E B Ệ N H T Â ' Ỉ K H U Y Ế T T Á T V A C Á C B i ể u T Ư Ợ N G 3 5 7
mẫu giáo cũng tự nhận mình có những phẩm chất tốt (dù không hiểu về các phẩm chất đó) Khi đánh giá các bạn và đánh giá mình, trẻ chỉ nhắc lại một cách đơn giản ý kiến của người lớn, chứ chưa có căn cứ - “Thế là hư đấy, cô bảo thế”, “Bạn H ngoan lắm, cô bảo thê'”, “Con chơi ngoan đấy, bà yêu đấy”
Đến cuối tuổi mẫu giáo, sự phát triển của các chức năng tâm lý (nhận thức, xúc cảm, ý chí) đã khiến tự ý thức của trẻ phát triển lên một mức cao hơn Trẻ có khả năng đánh giá đúng mình trong những hành động cụ thổ
Nghiên cứu của sinh viên khoa Tâm lý giáo dục ở 315 trẻ mẫu giáo huyện Từ Liêm, Hà Nội cho thấy:
- 100% trẻ biết tên gọi của mình, biết xưng “con” với cô giáo, xưng em với các chị sinh viên, biết được vị thế của mình troníì gia đình (là em hoặc là anh hay chị)
- Đôi chiếu lời phát biểu của trẻ về những việc nó làm được với thực tê hành động của trẻ cho thấy:
+ 100% trẻ trả lời đúng nó biết những chữ số nào
+ Được cô và mẹ hướng dẫn tô mầu, tô chữ, hát, kể chuyện nên 80% - 90% trẻ có phát biểu phù hợp về khá năng viết chữ, tô màu của bản thân, về khả năng hát một số bài hát mẫu giáo của mình
Nhưng trẻ sẽ khó khăn trong việc phải đánh giá những hành động ít quen thuộc hoặc đánh giá một cách chung chung Trẻ dễ dàng chuyên sự đánh giá những hành động cụ thế dễ thấy sang phạm vi này Do vậy, đến 90% trẻ tự đánh giá “con học giỏi”, “con biết múa” Nhưng thực tế, số trẻ biết múa hoặc học giỏi ít hơn nhiều (khoảng 30%)
Cùng với khá năng tư đánh giá những hành động cụ thể, trẻ mẫu giáo cũng có khả năng tự đánh giá những biểu hiện cụ thê của một số phẩm chất cá nhân Khi được hỏi “con có ngoan không?” thì 85% - 90% trẻ nhận mình là “ngoan”,
một SỐ nhỏ đành ngập ngừng mà nói “con chưa ngoan” Những căn cứ đế trả lời “ngoan” hay “chưa ngoan” của trẻ là những biểu hiện hành động cụ thể: “Con ngoan vì con không nói chuvện”, “vì con xếp đồ chơi với bạn”, “vì con ngủ ngoan” hay “con hư vì con trêu bạn”, “vì con không ngủ trưa”, “vì con đánh bạn” Hoặc trẻ không tìm được căn cứ riêng, mà nhắc lại những điều nhập tâm: “Con ngoan vì con nghe lời cô, nghe lời mẹ”,
“con hư vì con không nghe lời cô”
Ngoài ra, nếu được luyện tập, trẻ có thể đánh giá được những công việc mình có thể làm được (trông em, nhặt rau giúp mẹ, cất dọn đồ chơi, gấp quần áo của con ), trẻ
có thể phát biểu rõ ràng về ý thức của mình (thích đồ chơi, thích đi chơi với mẹ, thích ăn kẹo ) Nhưng một số ít trẻ được chiều chuộng hoặc có người trông nom riêng có thể phát biểu nhiều hơn về ý thích của mình, mà lại khó đánh giá được những công việc nó
có thê làm
Tóm lại, tự nhận thức, tự đánh giá đã được phát triển từ rất sớm Nhưng ở trẻ mẫu giáo, ta chưa bàn tới sự tự đánh giá một cách đầy đủ, đúng với nghĩa của nó Nếu được
Trang 3368 H Ộ I T H Ả O T R Ẻ E M , V Á N H Ó A , G I Á O D Ụ C
giao tiếp với người lớn, với những trẻ khác và được luyện tập, trẻ mẫu giáo có thể đánh giá được mình ở những hành vi, hành động, việc làm cụ thể và những căn cứ để lý giải cho lời phát biểu đó cũng rất cụ thể Đó là những thử nghiệm trong cuộc sống hàng ngày của trẻ Nhưng dù vậy, những lời đánh giá cụ thể đó vẫn có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển nhân cách của trẻ Nó có tác dụng như là cơ sở cho sự tự điều khiển hành vi của trẻ, kích thích trẻ bắt chước những cái tốt người lớn nêu, thực hiện yêu cầu của người lớn để được xem là NGOAN Nếu người lớn giúp trẻ luyện tập những hành vi đúng một cách nhất quán và có thái độ ân cần, nhất quán đôi với mỗi cô gắng của trẻ thì trẻ sẽ sớm có hành vi tích cực ổn định hơn