Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn.Góp phần quan trọng vào kết quả nghiên cứu khoa học là việc áp dụng một cách hiệu quả các phương pháp trong nghiên cứu. Vì nó là phạm trù trung tâm của phương pháp luận nghiên cứu khoa học, nó không chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn.Thực tế có nhiều nhóm phương pháp khác nhau, trong đó, phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết được sử dụng khá phổ biến và điển hình nhất.Nhằm giúp ta có được những kiến thức tổng quan và đầy đủ nhất về phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết, để từ đó có thể áp dụng hiệu quả trong công tác nghiên cứu khoa học của mình, nhóm chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết.
Trang 1ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:
PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI,
HỆ THỐNG HÓA LÝ THUYẾT
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG:
I Lí do chọn đề tài :
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn
Góp phần quan trọng vào kết quả nghiên cứu khoa học là việc áp dụng một cách hiệu quả các phương pháp trong nghiên cứu Vì nó là phạm trù trung tâm của phương pháp luận nghiên cứu khoa học, nó không chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn
Thực tế có nhiều nhóm phương pháp khác nhau, trong đó, phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết được sử dụng khá phổ biến và điển hình nhất
Nhằm giúp ta có được những kiến thức tổng quan và đầy đủ nhất về phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết, để từ đó có thể áp dụng hiệu quả trong công tác nghiên cứu khoa học của mình, nhóm chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài "Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết".
II Mục đích nghiên cứu:
Cung cấp những nguồn thông tin, tài liệu chính xác nhất nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết và cách vận dụng phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết trong nghiên cứu khoa học một cách hiệu quả nhất
III Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
1 Khách thể nghiên cứu:
Các bước tiến hành phân loại, hệ thống hóa lý thuyết
2 Đối tượng nghiên cứu:
Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết được vận dụng trong nghiên cứu khoa học
IV Giả thuyết khoa học:
Đa số chúng ta đều nhận thức được vai trò của việc sử dụng phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết trong nghiên cứu khoa học Nó đã góp phần mang lại hiệu quả nhất định trong công tác nghiên cứu khoa học của chúng ta Nhưng đôi khi, việc vận dụng ấy chưa thật sự mang lại kết quả thiết thực như mong muốn vì ta chưa nắm vững những kiến thức, kỹ năng của phương pháp này và thời gian thực hành còn hạn chế
Trang 2V Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài, bao gồm các khái niệm cơ bản, lý luận về phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết và cơ sở vận dụng của phương pháp này
Nghiên cứu các bước tiến hành, vận dụng phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết trong nghiên cứu khoa học Trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá những mặt ưu, khuyết điểm của phương pháp trên
VI Phạm vi nghiên cứu:
Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết được nghiên cứu trong phạm vi nghiên cứu khoa học và logic học
VII Phương pháp nghiên cứu :
Để thực hiện được những nội dung trên, với những tư liệu đã thu thập được, phương pháp chủ yếu mà chúng tôi sử dụng cho đề tài này là:
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu liên quan, trên cơ sở
đó phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa thông tin thu được để làm sáng tỏ
cơ sở lý luận, các khái niệm, công cụ của đề tài Đồng thời tiến hành dịch một số tài liệu về phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết trong nghiên cứu khoa học
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tập hợp những ý kiến từ các chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan nhằm hoàn thiện những nội dung trong đề tài nghiên cứu
Trang 3VIII Cấu trúc của đề tài:
- Gồm 5 phần:
I KHÁI NIỆM:
1 Phân loại là gì?
2 Hệ thống hóa là gì?
3 Lý thuyết khoa học là gì?
3.1 Khái niệm là gì?
3.2 Các mối liên hệ là gì?
II CHỨC NĂNG:
III CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH PHÂN LOẠI, HỆ THỐNG HÓA LÝ THUYẾT
1 Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu khoa học:
1.1 Các nguồn thu thập tài liệu
1.2 Các loại tài liệu
1.3 Các phương pháp chủ yếu để thu thập thông tin 1.4 Mục đích của việc thu thập tài liệu
1.5 Yêu cầu của quá trình thu thập tài liệu
2 Phân loại tài liệu theo đề cương chi tiết
3 Xử lí số liệu, tài liệu
3.1 Sàng lọc tài liệu
3.2 Xử lý tài liệu
3.2.1 Xử lý thông tin định tính
3.2.2 Xử lý thông tin định lượng
4 Kiểm tra kết quả nghiên cứu:
4.1 Phương pháp quan sát khoa học
4.2 Phương pháp điều tra
4.3 Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm 4.4 Phương pháp chuyên gia
5 Kết luận và đề nghị:
5.1 Kết luận
5.2 Đề nghị
IV ĐÁNH GIÁ:
1 Ưu điểm
2 Hạn chế
V TỔNG KẾT
Tài liệu tham khảo
Mục lục
Trang 4ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:
PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI,
HỆ THỐNG HÓA LÝ THUYẾT
CHƯƠNG II NỘI DUNG:
I KHÁI NIỆM:
1 Phân loại là gì?
- Phân loại là phương pháp sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có chung dấu hiệu bản chất hoặc cùng hướng phát triển
2 Hệ thống hóa là gì?
- Hệ thống hóa là phương pháp sắp xếp tri thức khoa học thành hệ thống trên cơ sở một
mô hình lý thuyết làm cho sự hiểu biết của ta về đối tượng được toàn diện và sâu sắc hơn
3 Lý thuyết khoa học là gì?
- Lý thuyết khoa học (theory) là một hệ thống luận điểm khoa học về một đối tượng nghiên cứu của khoa học Lý thuyết cung cấp một quan niệm hoàn chỉnh về bản chất sự vật, những liên hệ bên trong của sự vật và mối liên hệ giữa sự vật với thế giới hiện thực
- Gồm:
+ Hệ thống khái niệm
+ Các mối liên hệ
3.1 Khái niệm là gì?
- Là một hình thức tư duy nhằm chỉ rõ thuộc tính, bản chất vốn có của sự vật
- Là bộ phận quan trọng nhất của lý thuyết, là công cụ để gọi tên một sự kiện khoa học,
là công cụ để tư duy và trao đổi thông tin, là cơ sở để nhận dạng bản chất một sự vật trong nghiên cứu khoa học
- Gồm:
+ Nội hàm: Là thuộc tính bản chất của sự việc
+ Ngoại diên: Là tất cả các cá thể có chứa thuộc tính được chứa trong nội hàm
=> Khi xây dựng khái niệm khoa học, người nghiên cứu phải tìm được những từ khóa trong tên đề tài, trong mục tiêu nghiên cứu, trong vấn đề và giả thuyết khoa học Tiếp
đó có thể tra cứu khái niệm trong các từ điển hoặc sách giáo khoa Trong nhiều trường hợp, do những khái niệm được định nghĩa trong từ điển không phải lúc nào cũng thỏa mãn nhu cầu nghiên cứu, nên người nghiên cứu phải tự mình lựa chọn hoặc đặt thuật ngữ để làm rõ các khái niệm
Trang 53.2 Các mối liên hệ là gì?
- Là các mối liên hệ giữa các sự kiện
- Gồm:
+ Liên hệ hữu hình: Là những liên hệ có thể vẽ thành sơ đồ (như liên hệ nối tiếp, liên hệ song song, v.v ) và có thể biểu diễn bằng mô hình toán
+ Liên hệ vô hình: Là những liên hệ không thể vẽ sơ đồ (như: chức năng của hệ thống, quan hệ tình cảm, trạng thái tâm lý, thái độ chính trị, v.v )
II CHỨC NĂNG:
- Phân loại làm cho khoa học từ chỗ có kết cấu phức tạp trong nội dung thành cái dễ nhận thấy, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu của các đề tài Phân loại còn giúp phát hiện các quy luật phát triển của khách thể, cũng như sự phát triển của kiến thức khoa học, để từ đó mà dự đoán được các xu hướng phát triển mới của khoa học và thực tiễn
- Hệ thống hóa là phương pháp tuân theo quan điểm hệ thống - cấu trúc trong nghiên cứu khoa học Những thông tin đa dạng thu thập từ các nguồn, các tài liệu khác nhau, nhờ phương pháp hệ thống hóa mà ta có được một chính thể với một kết cấu chặt chẽ
để từ đó mà ta xây dựng một lý thuyết mới hoàn chỉnh
=> Phân loại và hệ thống hóa là hai phương pháp đi liền với nhau Trong phân loại đã
có yếu tố hệ thống hóa, hệ thống hóa phải dựa trên cơ sở phân loại Hệ thống hóa làm cho phân loại được đầy đủ và chính xác hơn Phân loại và hệ thống hóa là hai bước tiến
để tạo ra những kiến thức mới sâu sắc và toàn diện
=> Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết cũng thường được sử dụng khi nghiên cứu những vấn đề mang tính lý thuyết, thường liên quan và thuộc về các lĩnh vực như Lịch sử, Địa lí, Văn hóa, Xã hội, Toán học, Văn học, Nhân học, Kinh tế học, v.v và các khái niệm, phạm trù, định nghĩa, phương pháp khoa học đã được khẳng định và chứng minh
Trang 6III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH PHÂN LOẠI, HỆ THỐNG HÓA LÝ THUYẾT:
- Phương pháp phân loại và hệ thống quá lý thuyết thuộc quá trình tổ chức và tiến hành nghiên cứu trong quy trình nghiên cứu khoa học
- Tồn tại một một số quá trình tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học khác nhau:
+ Dựa trên tài liệu về quy trình nghiên cứu khoa học của R.Kumar, ta có được các bước phân loại và hệ thống hóa lý thuyết như sau:
Bước 1 Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu khoa học
Bước 2 Phân loại tài liệu theo đề cương chi tiết
Bước 3 Xử lí số liệu, tài liệu
Bước 4 Kiểm tra kết quả nghiên cứu
Bước 5 Kết luận và đề nghị
1 Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu khoa học:
1.1 Các nguồn thu thập tài liệu:
- Luận cứ khoa học, định lý, qui luật, định luật, khái niệm,… có thể thu thập được từ sách giáo khoa, tài liệu chuyên ngành, sách chuyên khảo,
- Các số liệu, tài liệu đã công bố được tham khảo từ các bài báo trong tạp chí khoa học, tập san, báo cáo chuyên đề khoa học, …
- Số liệu thống kê được thu thập từ các Niên Giám Thống Kê: Chi cục thống kê, Tổng cục thống kê, …
- Tài liệu lưu trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản về luật, chính sách, … thu thập từ các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội
- Thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí, … mang tính đại chúng cũng được thu thập, và được xử lý để làm luận cứ khoa học chứng minh cho vấn đề khoa học
Trang 71.2 Các loại tài liệu:
- Có thể chia ra 3 loại tài liệu: tài sơ cấp (hay tài liệu liệu gốc), tài liệu thứ cấp và tài liệu tam cấp
+ Tài liệu sơ cấp: Tài liệu sơ cấp là tài liệu mà người nghiên cứu tự thu thập, phỏng vấn trực tiếp, hoặc nguồn tài liệu cơ bản, còn ít hoặc chưa được chú giải Một số vấn đề nghiên cứu có rất ít tài liệu, vì vậy cần phải điều tra để tìm và khám phá ra các nguồn tài liệu chưa được biết Người nghiên cứu cần phải tổ chức, thiết lập phương pháp để ghi chép, thu thập số liệu
+ Tài liệu thứ cấp: Loại tài liệu này có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải Các nguồn tài liệu thứ cấp như: Sách giáo khoa, báo chí, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, internet, sách tham khảo, luận văn, luận án, thông tin thống kê, hình ảnh, video, băng cassette, tài liệu-văn thư, bản thảo viết tay, …
+ Tài liệu tam cấp: Là các chỉ mục, danh mục tài liệu tham khảo và các nguồn trợ giúp tìm kiếm thông tin khác, ví dụ như các trang web tìm kiếm thông tin internet
1.3 Các phương pháp chủ yếu để thu thập thông tin:
- Nghiên cứu tài liệu hoặc phỏng vấn để kế thừa những thành tựu mà các đồng nghiệp
đã đạt được trong nghiên cứu
- Tiến hành quan sát trên đối tượng khảo sát ngay tại nơi diễn ra quá trình mà người nghiên cứu quan tâm
- Tiến hành các hoạt động thực nghiệm trực tiếp trên đối tượng khảo sát hoặc trên mô hình tương tự các quá trình diễn ra trên đối tượng nghiên cứu
1.4 Mục đích của việc thu thập tài liệu:
- Thu thập tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho bất kì hoạt động nghiên cứu khoa học nào Các nhà nghiên cứu khoa học luôn đọc và tra cứu tài liệu có trước để làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học Đây là nguồn kiến thức quý giá được tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài Vì vậy, mục đích của việc thu thập
và nghiên cứu tài liệu nhằm:
+ Giúp cho người nghiên cứu nắm được phương pháp của các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây
+ Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình
+ Giúp người nghiên cứu có phương pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn
+ Có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu
+ Tránh trùng lặp với các nghiên cứu trước đây, vì vậy đỡ mất thời gian, công sức
và tài chính
+ Giúp người nghiên cứu xây dựng luận cứ (bằng chứng) để chứng minh giả thuyết nghiên cứu khoa học
Trang 81.5 Yêu cầu của quá trình thu thập tài liệu:
- Đầy đủ, chính xác, cập nhật, đáng tin cậy và có thể kiểm chứng
- Phải được sắp xếp hợp lý, bao quát từ tổng thể đến chi tiết từng câu hỏi nghiên cứu
- Phải tổng hợp được các kết quả thành một kết luận, đồng thời chỉ rõ ra những ưu điểm cũng như mặt hạn chế của từng lý thuyết, nêu rõ cái gì đã biết và chưa biết
- Nhận diện được những tranh luận nảy sinh giữa các lý thuyết
- Thiết lập được những câu hỏi cần thiết để phục vụ cho các nghiên cứu về sau
=> Quá trình thu thập tài liệu đóng vai trò cực kì quan trọng, vì nó là nguồn thông tin chủ yếu để giúp ta thực hiện đề tài và giúp ta đạt kết quả và hiệu quả cao trong hoạt động nghiên cứu khoa học Bởi thế, việc thu thập tài liệu cần được thực hiện một cách chi tiết, cụ thể, khoa học để tránh được sự thiếu hụt thông tin, tài liệu trong quá trình nghiên cứu
2 Phân loại tài liệu theo đề cương chi tiết:
- Sau khi thu thập và tổng hợp được nguồn tài liệu cần thiết, ta phải đọc thật kỹ và đưa
ra đánh giá liệu những tài liệu ấy có phù hợp với hướng nghiên cứu hay không và đã đủ
dữ liệu hay chưa
- Tiếp đến, dựa trên nội dung của tài liệu ta tiến hành phân loại, sắp xếp và ghi chú : + Tài liệu liên quan đến lý thuyết (cơ sở lý luận)
+ Tài liệu liên quan đến các phương pháp nghiên cứu
+ Tài liệu về các kết quả nghiên cứu liên quan
+ Tài liệu là các dữ liệu cần cho hướng nghiên cứu
=> Việc phân loại tài liệu theo đề cương chi tiết giúp ta phân loại và hệ thống một cách khoa học lượng tài liệu mà mình đã thu thập được, từ đó ta sẽ dễ dàng hơn trong việc
sử dụng những nguồn tài liệu ấy trong hoạt động nghiên cứu Hơn thế, nó còn giúp ta hạn chế được tối đa thời gian và công sức trong việc tìm các tài liệu liên quan đến phần mục mà mình đang thực hiện
3 Xử lí số liệu, tài liệu:
- Trong nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp khác nhau
để thu thập dữ kiện liên quan đến đề tài nghiên cứu Các dữ kiện thu thập chưa thể sử dụng ngay được mà phải qua quá trình sàng lọc, phân tích, xử lý Các dữ kiện này gọi chung là tài liệu thu thập
3.1 Sàng lọc tài liệu:
- Chỉ nên bắt tay vào sàng lọc tài liệu khi có khối lượng tài liệu nhất định Sàng lọc tài liệu gồm các công việc như sau:
+ Phân loại tài liệu: Công việc này nhằm phân loại các tài liệu thu được
+ Chọn lọc tài liệu, tư liệu, số liệu: nghiên cứu mối liên hệ giữa các tài liệu, tư liệu,
số liệu So sánh, đối chiếu, chọn lọc những tài liệu, tư liệu, số liệu quan trọng, thiết thực,
có độ tin cậy cao
Trang 9+ Hệ thống hóa tài liệu, tư liệu, số liệu, lý thuyết: Sau khi quy thành các nhóm tài liệu, số liệu, tiến hành lập dàn ý, hệ thống hóa cụ thể từng nội dung của từng vấn đề đi theo một logic nhất định, chọn các vấn đề cần đi sâu phân tích
- Công đoạn hệ thống hóa lý thuyết cần được thực hiện một cách khoa học, tuân theo
quan điểm hệ thống - cấu trúc Hệ thống - cấu trúc là một luận điểm quan trọng của phương pháp luận, nó yêu cầu phải xem xét đối tượng một cách toàn diện nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, trong trạng thái vận động và phát triển, trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể để tìm ra bản chất và các quy luật vận động của đối tượng
- Quan điểm này chỉ dẫn quá trình nghiên cứu các đối tượng phức tạp bằng phương pháp hệ thống để tìm ra cấu trúc, phát hiện ra tính hệ thống theo quy luật của cái toàn thể
- Để có thể hệ thống hóa lý thuyết một cách hiệu quả, ta cần:
+ Nghiên cứu lý thuyết một cách toàn diện, phải phân tích chúng ra thành các bộ phận để nghiên cứu chúng một cách sâu sắc, phải tìm ra được tính hệ thống của lý thuyết
+ Nghiên cứu đầy đủ các mối quan hệ hữu cơ của các thành tố trong hệ thống để tìm ra quy luật phát triển nội tại của hệ thống
+ Nghiên cứu lý thuyết trong mối quan hệ với môi trường, thấy được mối quan hệ chi phối giữa đối tượng và môi trường, thấy được tính quy định của môi trường và phát triển những điều kiện cần thiết cho sự phát triển thuận lợi của lý thuyết
+ Kết quả nghiên cứu phải được trình bày rõ ràng khúc chiết, tạo thành hệ thống chặt chẽ, có tính logic cao
=> Hệ thống hóa lý thuyết tuân theo quan điểm hệ thống - cấu trúc góp phần cung cấp cho ta tri thức đầy đủ, toàn diện, khách quan về đối tượng, thấy được mối quan hệ của
hệ thống với các hiện tượng khác, từ đó thấy được cái triệt để, khách quan của các tri thức khoa học
3.2 Xử lý tài liệu:
- Đây là giai đoạn cơ bản, quyết định chất lượng của đề tài, vì các tư liệu, số liệu được
xử lý đúng đắn, chính xác có ý nghĩa trong việc xác nhận (chứng minh) hay bác bỏ lý thuyết đã nêu ra
- Mục đích của việc phân tích và xử lý thông tin, tư liệu là tập hợp, chọn lọc và hệ thống hoá các phần khác nhau của thông tin, của tư liệu đã có để từ đó tìm ra những khía cạnh mới, kết luận mới về đối tượng
- Quá trình phân tích, xử lý thông tin, tư liệu là quá trình sử dụng kiến thức tổng hợp của người nghiên cứu, là quá trình sử dụng tư duy biện chứng và logic cùng với các phương pháp nghiên cứu khoa học để xem xét đối tượng Quá trình này do trình độ của người nghiên cứu quy định
Trang 10- Kết quả thu thập thông tin từ nghiên cứu tài liệu, số liệu thống kê, quan sát hoặc thực nghiệm tồn tại dưới hai dạng:
+ Thông tin định tính
+ Thông tin định lượng
- Các thông tin này cần được xử lý để xây dựng các luận cứ, phục vụ cho việc chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết khoa học Có hai phương hướng xử lý thông tin:
- Xử lý logic đối với thông tin định tính Đây là việc đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện, đồng thời thể hiện những liên hệ logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét
- Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng Đây là việc sử dụng phương pháp thống kê toán để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được, tức là xác định quy luật thống kê của tập hợp số liệu
3.2.1 Xử lý thông tin định tính:
- Xử lý thông tin định tính thường dùng để nghiên cứu về hành vi, sự kiện, chức năng tổ chức, môi trường xã hội, phản ứng và các quan hệ kinh tế…
- Mục đích của xử lý các thông tin định tính là nhằm xác lập các phẩm chất, thuộc tính khác nhau của những hiện tượng được nghiên cứu Khi phân tích định tính có thể sử dụng các chỉ số đã biết và xác định xem chúng có hay không cơ sở các nghiệm thể, hoặc
là bằng cách phân tích các tài liệu thực tế mà rút ra các chỉ số đó, rồi sau đấy dựa vào chúng mà tiến hành xử lý toàn bộ tài liệu thực tế nói chung
+ Ví dụ: khi nghiên cứu đặc điểm lĩnh hội khái niệm của học sinh học nghề, có thể
sử dụng các chỉ số định tính đã được thừa nhận chung như: tính đầy đủ trong việc tách
ra các dấu hiệu, tính chính xác của các dấu hiệu đó, mức độ bản chất của các dấu hiệu v.v
+ Sự phân tích các phẩm chất của học sinh học nghề, như tính tổ chức chẳng hạn,
có thể được tiến hành theo các chỉ số sau: Thời gian thực hiện công việc, mức độ hình thành các kỹ năng cần thiết cho sự thực hiện một công việc nào đó, thái độ đối với công việc
- Xử lý logic đối với các thông tin định tính là việc đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét
- Khi phân tích định tính cần đặc biệt chú ý không chỉ xác định cái đặc trưng cho con người trong hiện tại, mà mà còn cần dự báo cả triển vọng phát triển của nó nữa
- Nhận dạng chuẩn xác mối liên hệ bản chất giữa các sự kiện sẽ giúp người nghiên cứu
mô tả được dưới dạng sơ đồ Sơ đồ cho phép hình dung một cách trực quan các mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc của một sự vật mà không quan tâm đến kích thước thực hoặc tỷ lệ thực của chúng