1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đảng bộ huyện hạ hòa lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân pháp 1946 1954

60 613 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 433,41 KB

Nội dung

Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược 1946 -1954, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh.. Tro

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

======***======

PHẠM CÔNG LINH

ĐẢNG BỘ HUYỆN HẠ HÕA (PHÖ THỌ) LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1954)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng

Hà Nội - 2012

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện khóa luận, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi nhận được sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo Trần Thị Chiên -

người đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Đặc biệt là các thầy cô trong khoa Giáo dục Chính trị đã giảng dạy, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian qua

Cảm ơn các bạn sinh viên đã đóng góp ý kiến và ủng hộ tôi hoàn thành khóa luận này

Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu xót, kính mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2012

Sinh viên

Phạm Công Linh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những vấn đề trình bày trong khóa luận là của riêng tôi, có sự tham khảo ý kiến của những người đi trước, tham khảo các tài liệu

có liên quan, dưới sự hướng dẫn của cô Trần Thị Chiên

Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, một công trình sẵn có

Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, tháng 5 năm 2012

Sinh viên

Phạm Công Linh

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HẠ HOÀ 10

1.1 Vài nét về huyện Hạ Hoà 10

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ……….6

1.1.2 Dân cư và truyền thống lịch sử ……… ….8

1.2 Hạ Hoà sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 16

Chương 2 ĐẢNG BỘ HUYỆN HẠ HÕA LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 20

2.1 Chủ trương kháng chiến chống Pháp 20

2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử 20

2.1.2 Chủ trương kháng chiến chống Pháp 21

2.2 Đảng bộ huyện Hạ Hoà lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp 27

2.2.1 Trên mặt trận quân sự 28

2.2.2 Trên mặt trận kinh tế 31

2.2.3 Trên mặt trận văn hóa, giáo dục 35

2.2.4 Công tác Y tế 38

2.2.5 Trên mặt trận ngoại giao 39

2.2.6 Đảng bộ và nhân dân Hạ Hòa đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và tổ chức mặt trận 39

2.2.7 Xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Pháp 43

2.3 Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm 46 2.3.1 Kết quả, ý nghĩa lịch sử 46

2.3.2 Nguyên nhân thắng lợi 49

2.3.3 Bài học kinh nghiệm 51

KẾT LUẬN 57

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hạ Hòa là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Phú Thọ, đã từng là một trong những trung tâm của quốc gia Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước Hiện nay, ở Hạ Hòa còn lưu danh những tên tuổi mang dấu ấn truyền thuyết như đền mẫu Âu Cơ (xã Hiền Lương - Hạ Hoà), đầm Ao Châu 99 ngách (thị trấn Hạ Hòa - huyện Hạ Hoà)

Trải qua hàng vạn năm lịch sử, nhân dân Hạ Hòa vốn cần cù trong lao động, thông minh dũng cảm trong chiến đấu, năng động sáng tạo trong xây dựng và bảo vệ quê hương, đã viết lên những trang sử hào hùng của mình Những trang sử vẻ vang càng đậm nét hơn, rực rỡ hơn khi Đảng bộ huyện Hạ Hòa ra đời

Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946 -1954), Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh Trên cơ sở vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân trong thời đại mới và truyền thống đánh giặc của tổ tiên, đã đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi vẻ vang Bằng cách đánh du kích, chiến tranh nhân dân ở địa phương đã góp phần quan trọng tạo điều kiện cho cuộc chiến đấu của bộ đội chủ lực giành thắng lợi trên chiến trường

Huyện Hạ Hòa là địa bàn có vị trí quan trọng, là nơi đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa ta và địch trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954) Trong cuộc kháng chiến đó, Đảng bộ huyện Hạ Hòa đã lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh giành thắng lợi

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta vẫn luôn xác định phải huy động sức mạnh toàn dân, sức mạnh của toàn địa phương để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Vì vậy, nghiên cứu về chiến tranh nhân dân ở địa

Trang 6

phương dưới sự lãnh đạo của một Đảng bộ thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là một việc làm có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn sâu sắc

Ngày nay, Đảng Bộ huyện Hạ Hoà vẫn xác định xây dựng phát triển

đang cùng với cả nước ra sức xây dựng phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá góp phần thực hiện mục tiêu chung của đất nước:

“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh”

Tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ xây dựng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện là cần thiết Từ đó, thấy được vai trò của Đảng bộ và nhân dân Hạ Hòa trong việc vận dụng sáng tạo, linh hoạt đường lối của Trung ương Đảng vào tình hình cụ thể ở địa phương mình

Huyện Hạ Hoà - Phú Thọ là quê hương của tôi, nhận thức được sự hy sinh to lớn của cha anh trong cuộc đấu tranh bảo vệ quê hương, giành độc lập dân tộc Qua việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi hiểu nhiều hơn, sâu sắc hơn về một giai đoạn lịch sử oanh liệt của quê hương, về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện Từ đó tôi nhận thấy mình phải học tập, rèn luyện để xứng đáng với truyền thống của quê hương và góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp xây dựng quê hương mình ngày càng giàu đẹp hơn

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: Đảng bộ huyện Hạ Hoà (Phú Thọ) lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -1954) cho khoá luận tốt nghiệp của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đề tài Đảng bộ huyện Hạ Hoà - Phú Thọ lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) là hoàn toàn mới mẻ Đến thời điểm này, chưa có một công trình nào nghiên cứu riêng lẻ, sâu rộng và hệ thống về

Trang 7

Trong khoa học lịch sử Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân dân như:

- Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ chính trị tiến hành

(1966), Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học

kinh nghiệm, Nxb Sự thật, Hà Nội

- Võ Nguyên Giáp (1972), Vị trí chiến lược của chiến tranh nhân dân ở

địa phương và các lực lượng vũ trang địa phương, Nxb Quân đội nhân dân,

Hà Nội

- Võ Nguyên Giáp (1975), Sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân

Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Sự thật, Hà nội

Những cuốn sách trên chỉ nghiên cứu, trình bày chủ yếu về lý luận, trên một cục diện chung của cuộc kháng chiến chống Pháp

Ở địa phương tỉnh Phú thọ đã có những cuốn sách mang tính lịch sử và cuốn Lịch sử Đảng bộ như:

- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (1968), Lịch sử Đảng bộ tỉnh

Phú Thọ tập 1 (1939 - 1968), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

- Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh

Phú Thọ tập 2 (1968 - 2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

- Ban Thường vụ huyện Uỷ Hạ Hoà - Phú Thọ (1999), Lịch sử Đảng bộ

huyện Hạ Hoà (1930-1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội… Tuy nhiên,

những cuốn sách này chưa đi sâu vào một vấn đề cụ thể, mà chỉ lược sử dưới góc độ nghiên cứu chung

Như vậy, chưa có một công trình nào nghiên cứu chi tiết, cụ thể về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Hạ Hoà trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) Để từ đó rút ra những ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng quê hương Hạ Hoà và củng cố thế trận an ninh - quốc phòng ở địa phương Do đó, đề tài này sẽ làm rõ những nội dung trên để chúng ta hiểu sâu về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Hạ Hoà,

Trang 8

tinh thần chiến đấu, hy sinh của quân và dân địa phương, những thành tựu đạt được trong kháng chiến chống Pháp của nhân dân Hạ Hoà trong sự nghiệp đấu tranh chung của đất nước

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiêm cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện Hạ Hoà, thấy được những thành tựu của Đảng bộ và nhân dân Hạ Hoà đạt được trong kháng chiến chống Pháp Từ đó rút ra những ý nghĩa, bài học kinh nghiệm phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển của quê hương Hạ Hoà sau này

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tập trung sưu tầm, kiếm tìm những nguồn tư liệu, xử lý tư liệu, hệ thống hoá nội dung mà đề tài nghiên cứu

- Làm rõ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân cư của huyện Hạ Hoà

- Trình bày sự lãnh đạo của Đảng bộ Hạ Hoà, những thành tựu đạt được trong kháng chiến chống Pháp của nhân dân Hạ Hoà

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu những nội dung liên quan đến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân huyện Hạ Hoà từ năm 1946 đến năm

1954

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tư liệu

- Những tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp về chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích

- Các văn kiện của Đảng, báo cáo chính trị của tỉnh Phú Thọ của huyện

Hạ Hoà qua các thời kỳ

- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, lịch sử Đảng bộ huyện Hạ Hoà, lịch sử

Trang 9

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Đồng thời dựa trên phương pháp luận sử học, phương pháp lôgíc

- Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống hoá…

5 Bố cục của khoá luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì khoá luận gồm hai chương:

Chương 1 Khái quát về huyện Hạ Hoà

Chương 2 Đảng bộ huyện Hạ Hoà lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954)

Trang 10

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HẠ HOÀ

1.1 Vài nét về huyện Hạ Hoà

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Hạ Hòa thời cổ mang tên là Hạ Hoa Trong thời kỳ các vua Hùng dựng nước huyện nằm ở trung tâm quốc gia Văn Lang Thời Bắc thuộc, Hạ Hòa thuộc quận Giao Chỉ Thời Nhà Nguyễn Hạ Hòa thuộc phủ Lâm Thao tỉnh Sơn Tây Năm 1893, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tách Hạ Hòa ra khỏi chế độ quản của Đạo quan binh thứ 4, nhập trở lại phủ Lâm Thao nhưng thuộc tỉnh Hưng Hóa Năm 1903, tỉnh lỵ Hưng Hóa chuyển về làng Phú Thọ thuộc tổng Phú Yên - Sơn Vi, từ đó Hạ Hòa nằm trong tỉnh Phú Thọ

Năm 1968, theo Nghị quyết 504 - NQ/TVQH, Hạ Hòa nhập với Thanh

Ba thành huyện Thanh Hòa nằm trong tỉnh mới là Vĩnh Phú (do việc sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Phú và Phú Thọ) Trước khi tái lập tỉnh Phú Thọ (1995), Hạ Hòa chính thức trở lại đơn vị hành chính cấp huyện với 32 xã và một thị trấn

Hạ Hoà là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, phía Đông Bắc giáp huyện Đoan Hùng (32,15 km), Phía Nam giáp huyện Cẩm Khê (19,37 km), phía Đông giáp huyện Thanh Ba (19,62 km), phía Tây giáp huyện Yên Lập (16,48 km), phía Tây Bắc giáp huyện Trấn Yên và huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (37,51 km)

Với vị trí địa lý như vậy, tạo điều kiện cho huyện Hạ Hoà đẩy mạnh chiến tranh nhân dân trong kháng chiến Đồng thời Hạ Hòa có cơ hội phát triển kinh tế, xã hội và mở rộng quan hệ với các khu vực lân cận góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương Phú Thọ ngày càng giàu đẹp

* Điều kiện tự nhiên

- Địa hình

Trang 11

Huyện Hạ Hoà có diện tích tự nhiên là 339,34 km2, bao gồm một Thị trấn (Thị trấn Hạ Hoà) và 32 xã Địa hình huyện Hạ Hoà thuộc kiểu lòng chảo, thoải dần theo hướng Đông Nam, được tạo thành bởi các sườn núi cao về phía

tả ngạn sông Thao Do vậy, đã tạo ra các loại hình sinh thái khác nhau như: vùng đất bãi, vùng đồi thấp, vùng núi cao có nhiều hứa hẹn để địa phương phát triển nông, lâm, ngư nghiệp

- Khí hậu

Huyện Hạ Hoà nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang nhiều nét đặc trưng của khí hậu miền núi phía Tây Bắc Nhiệt độ trong năm trung bình

Đông Bắc ở Hạ Hoà kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm Trong những năm gần đây, Hạ Hoà xuất hiện bão lốc cục bộ, kèm theo mưa lớn, lũ lụt… Do huyện Hạ Hoà nằm giữa lòng chảo hai khu vực hồ thuỷ điện lớn đó là: thủy điện Hoà Bình và thủy điện Thác Bà

Hạ Hoà có độ ẩm trung bình 80 - 85 % trên năm, trong đó độ ẩm cao nhất đo được là 96 %, thấp nhất là 60 %

- Sông ngòi

Chế độ thuỷ văn Hạ Hoà rất phong phú, lưu vực sông Thao (tên gọi riêng từ biên giới Việt Trung đến Việt Trì của sông Hồng), kéo dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam với chiều dài 33,5 km Với một hệ thống đầm, hồ, ngòi dày đặc, thuận tiện cho sinh hoạt, sản xuất, du lịch và nuôi trồng thuỷ sản Hơn nữa, Hạ Hoà có thế mạnh về tài nguyên đất (đất phù xa, đất đỏ bazan, đất chiêm trũng…) và các loại khoáng sản quý (quặng sắt, cao lanh…)

Sông ngòi và hồ đầm phong phú, trữ lượng nước lớn dùng trong việc cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất, vận chuyển, nuôi trồng thuỷ sản và du lịch Tuy nhiên, do tốc độ dòng chảy lớn về mùa mưa và luôn luôn thay đổi, lòng

Trang 12

sông bị nâng lên hiện tượng sói lở, ngập úng ngày càng nhiều gây không ít trở ngại trong sản xuất và sinh hoạt

- Đất đai

Hạ Hoà có 33.934.41 ha đất tự nhiên, trong đó có đất thổ cư, đất nông nghiệp, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng Toàn huyện có 13.822 ha rừng, chia ra có 2.367 ha rừng tự nhiên và 11.455 ha rừng trồng

Trong điều kiện lớp phủ rừng nguyên sinh bị phá huỷ và lớp phủ rừng thứ sinh không có tán lá đủ rộng để ngăn những trận mưa sối xả vào phiến đá, sườn dốc làm cho lớp đất vụn bị cuốn đi, đôi khi tạo ra những cơn lũ thật khó lường Vì vậy, cần có biện pháp để bảo vệ lớp phủ thực vật rừng để ngăn chặn xói mòn và thiên tai xảy ra

Thiên nhiên quả đã góp phần ưu đãi cho huyện Hạ Hoà những tài nguyên đất đai, rừng núi, khí hậu, nguồn nước phong phú và đa dạng Mỗi người chúng ta đều có ý thức bảo vệ, giữ gìn vốn quý ấy cho nuôn đời con cháu mai sau

1.1.2 Dân cư và truyền thống lịch sử

* Dân cư

Hàng vạn năm trước đây, trên lưu vực sông Thao ở Hạ Hoà con người

đã tập trung cư trú, họ biết tạo ra các công cụ lao động thô sơ, làm lều, lán để

ở bên các đồi gò Lúc này, tuy gia đình chưa xuất hiện, trồng trọt và chăn nuôi chưa trở thành nghề, nhưng con người đã biết dùng lửa để làm chín thức ăn Chủ nhân của nền văn hoá Sơn Vi (Lâm Thao) trên đất Hạ Hoà để lại nhiều dấu tích ở các xã: Động Lâm, Ấm Thượng, Lang Sơn, Mai Tùng, Vĩnh Chân…

Sau những gián đoạn kéo dài, con người đã là chủ nhân của nền văn minh sông Hồng, các thành viên của nhà nươc Văn Lang - Âu Lạc của Hùng Vương - An Dương Vương Nghề nông và thủ công phát triển mạnh, kỹ thuật

Trang 13

Người dân Hạ Hoà đa phần là dân bản địa, chủ yếu là dân tộc Kinh.Cùng với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, nhân dân Hạ Hoà có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước

Dân cư ở Hạ Hoà ngày càng đông lên, đầu thế kỷ XX khoảng 1 vạn người, đến năm 1954 có khoảng 4 vạn người Hiện tại ở Hạ Hoà có 308 điểm dân cư, tập hợp thành 210 thôn chiếm diện tích là 2.597.74 ha Cư dân Hạ Hoà thuộc loại trẻ, số đang trong độ tuổi lao động cao Toàn huyện tính đến giữa năm 1997 có trên 52.000 lao động chiếm trên 50% dân số, trên 90% cư dân sống bằng nghề nông

* Truyền thống lịch sử

Trải qua bao biến thiên lịch sử, nhân dân huyện Hạ Hòa - Phú Thọ luôn nêu cao truyền thống lao động cần cù, sáng tạo Họ đã tạo ra những nét đặc sắc trên quê hương mình và được lưu giữ, phát huy cao hơn từ đời này qua đời khác Tiêu biểu như truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, truyền thống hiếu học, truyền thống văn hóa

Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm là nét nổi bật trong

lý, huyện Hạ Hòa thường ít nằm trong hướng xâm lược chính của kẻ thù, nhưng khi có giặc thì nhân dân Hạ Hòa không ngần ngại vùng lên cầm gươm,

ôm súng chiến đấu với bè lũ cướp nước

Vào đầu công nguyên, đất nước ta dưới ách thống trị của nhà Đông Hán Chúng ngày đêm ra sức thống trị, bóc lột của cải của nhân dân, thi hành

những chính sách đồng hóa “sát phu, hiếp phụ” một cách tàn nhẫn Năm 34,

Tô Định sang thay Tích Quang làm thái thú Giao Chỉ, chúng thực hiện những chính sách áp bức, bóc lột dã man Các Lạc tướng bị đè nén, khống chế, ngày đêm oán hạn chờ ngày vùng lên Đúng vào thời điểm mùa xuân năm 40 sau Công nguyên, hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa

Trang 14

Trong đội ngũ đông đảo tướng lĩnh ấy, Hạ Hòa vô cùng tự hào vì đã đóng góp vào sự nghiệp chung, những gương mặt sáng ngời như hai chị em:

Lê Ả Lan, Lê Anh Tuấn ở xã Văn Lang, Hải Long ở xã Mai Tùng

Trong cuộc xâm lược Bắc Kỳ lần II, thực dân Pháp tìm cách đánh bằng được vùng Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang rộng lớn Sau đó chúng cố thủ

ở ba huyện Cẩm Khê, Hạ Hòa, Yên Lập Trước tình hình đó, đồng chí Nguyễn Quang Bích cùng với nghĩa quân với hơn 70 tay súng tấn công vào Ngòi Lao -

Hạ Hòa Cuộc tiến công đã giành thắng lợi, giết nhiều tên địch và bắn thương viên Tri huyện, làm cho Pháp phải tăng cường lực lượng vào Ngòi Lao và đồn Khố Xanh ở xã Lang Sơn - Hạ Hòa

Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam qua các cao trào đấu tranh Năm 1940, Nhật vào xâm lược Đông Dương, Nhật Pháp câu kết với nhau thống trị nhân dân Việt Nam Trong bối cảnh ấy, mâu thuẫn dân tộc càng trở nên gay gắt, nhiều đồng chí hoạt động cách mạng đã hướng về Hạ Hoà để xây dựng cơ sở

Giữa năm 1943, đồng chí Hoàng Quốc Việt, uỷ viên Ban thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định chọn Khu Vần xã Hiền Lương (Hạ Hoà) để xây dựng một căn cứ địa cách mạng (Chiến khu Vần), tạo bàn đạp chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền

Cùng với cao trào kháng Nhật cứu nước đang lên cao khắp nơi, Tổng bộ Việt Minh đã triệu tập Hội nghị quân sự Bắc Kỳ để quyết định những nhiệm

vụ quân sự cần kíp Hội nghị chủ trương phát động chiến tranh du kích, mở rộng xây dựng căn cứ địa cách mạng để chuẩn bị khởi nghĩa khi thời cơ đến Trong tình hình ấy, tháng 5 năm 1945, tại xã Hiền Lương (Hạ Hoà), trước sự chứng kiến đông đảo của bà con nhân dân, đội du kích Âu Cơ được thành lập Sau đó, đội du kích Âu Cơ được trang bị vũ khí, hang say luyện tập, chuẩn bị khởi nghĩa

Trang 15

Cùng với cao trào kháng Nhật cứu nước, Đảng đã chủ trương phá kho thóc của Nhật để cứu đói, được quần chúng nhân dân ủng hộ Hưởng ứng chủ trương ấy, đội du kích Âu Cơ (Hạ Hoà) đã phối hợp với nông dân trong huyện nổi dậy phá kho thóc của Nhật - Pháp ở Vân Hội thu được hàng trăm tấn thóc cứu đói cho dân

Nhận được tin Nhật đem quân từ Yên Bái xuống tấn công vào căn cứ Vần - Hiền Lương Đội du kích Âu Cơ đã vạch ra kế hoạch, chuẩn bị hành quân đến bao vây địch tại nhà Chánh tổng Khánh Mờ sáng ngày 20 tháng 6 năm 1945, đội du kích đã nổ súng thị uy, quân Nhật hoảng sợ tháo chạy lên rừng Ngày 22 tháng 6 năm 1945, Nhật tấn công đội du kích Âu Cơ - Hiền Lương, đội du kích Âu Cơ do đồng chí Hoàng Quang Minh chỉ huy đã tổ chức chặn đánh trên đồi Cây Vải (xã Hiền Lương) Từ đây khí thế cách mạng sục sôi khắp nơi, nhân dân Hạ Hòa chuẩn bị mọi điều kiện để khởi nghĩa

Đi đôi truyền thống đấu tranh đánh giặc giữ nước, vùng đất Hạ Hoà là nơi đất thiêng, có phong tục, tập quán và tryền thống văn hoá lâu đời Truyền thống hiếu học của nhân dân Hạ Hoà được sử sách nghi nhận và ca ngợi Lê

quý Đôn đã viết trong sách “Kiến văn tiểu lục”: Một dải sông Thao, dân tục thuần hậu, biết lễ phép văn tự Thời Trần ở xã Vụ Cầu (Hạ Hoà) có nhà thơ

Hàn Thuyên - người đầu tiên ở Việt Nam đã đưa đường luật vào thơ nôm

Tưởng nhớ đến người xưa có công mở đất, tôn thờ Đạo gia tiên vừa là

mỹ tục vừa là tín ngưỡng của người dân Hạ Hoà Nhân dân ở đây đã xây dựng đền Mẫu Âu Cơ (Quốc Mẫu) ở xã Hiền Lương - Hạ Hoà và nhiều đình chùa khác: đền Gò Chén (xã Đan Thượng), đền Chu Hưng (xã Ấm Hạ)… Với các hội hè, đình đám, các trò chơi dân gian được tổ chức thường xuyên

Kho tàng tục ngữ, ca dao, phương ngôn và văn nghệ dân gian của nhân dân Hạ Hoà cũng rất phong phú Làng chèo ở các xã Vĩnh Chân, Mai Tùng, Xuân Áng, Minh Côi khá nổi tiến trong vùng Những xóm làng trù phú, nên thơ, những rừng cọ đồi chè bên bờ sông Thao đã tạo nguồn cảm hứng sáng

Trang 16

tác Trong lao động sản xuất, nhân dân còn sáng tạo nên loại hình hát ví đồi chè:

Lạ lùng ta mới đến đây, Thấy chè thì hái biết tay ai chồng, Chề đâu thơm lạ thơm lùng, Thơm cả người hái, người chồng cũng thơm

Tôn giáo và tín ngưỡng ở Hạ Hoà cũng đặc sắc: tục lệ thờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng; Phật giáo có mặt ở Hạ Hoà từ thời nhà Trần, đến nay vẫn còn tồn tại, có nhiều chùa chiền ở các làng xã và nhiều người theo Thiên chúa giáo đã du nhập vào Hạ Hoà từ đầu thế kỷ XX, tập trung ở một số xã ven sông Thao như Nhà thờ đạo Thiên Chúa ở xã Lang Sơn, Minh Hạc, Bằng Giã…

Thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hoá và con người Hạ Hoà đã hoà chung với núi sông, dân tộc Việt Nam, cùng tiếp bước đi lên trong sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ tổ quốc

1.2 Hạ Hoà sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được độc lập, nhân dân vô cùng tự hào, phấn khởi, song lại đứng trước những khó khăn to lớn

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một loạt các nước ở Trung, Đông Âu được giải phóng, lập lên chế độ dân chủ nhân dân và từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa xã hội từ một nước Liên Xô đã trở thành hệ thống thế giới gồm nhiều nước và là chỗ dựa vững chắc cho phong trào đấu tranh và hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội Cùng với sự ra đời của hệ thống

xã hội chủ nghĩa thế giới, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nhiều nước Châu Á, Châu Âu, Châu Phi phát triển mạnh mẽ Lúc này chủ nghĩa đế quốc lâm vào khủng hoảng và ngày càng suy yếu Hơn nữa, mâu thuẫn giữa một bên là hệ thống xã hội chủ nghĩa cùng các lực lượng đấu tranh cho hòa

Trang 17

bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ với một bên là phe đế quốc do Mỹ cầm đầu nổi lên ngày càng sâu sắc

Cách mạng tháng Tám thành công, dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập tự do Nhân dân Việt Nam trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội và bước đầu được hưởng những quyền lợi

do cách mạng đem lại Họ hiểu rõ thiêng liêng của những quyền lợi ấy, một lòng gắn bó và quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng Đây chính là nguồn sức mạnh vô tận giúp Nhà nước cách mạng còn đang trong thời kỳ trứng nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách

Nước việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam Bên cạnh những thuận lợi, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gặp phải vô vàn những khó khăn thử thách Chính quyền cách mạng còn non trẻ, lực lượng vũ trang còn yếu, tài chính trống rỗng, nạn đói, nạn dốt và giặc ngoại xâm đang đe doạ tới sự tồn

vong của đất nước Cách mạng lúc này đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi

tóc” Nhưng thuận lợi là cơ bản, khó khăn chỉ là tạm thời trước mắt Nhân dân

cả nước cùng nhau đoàn kết, dưới sự lãnh đạo của Đảng nước ta bước sang thời kỳ mới

Trong tình hình chung của cả nước, nhân dân Hạ Hoà sau khi giành được chính quyền cũng gặp rất nhiều khó khăn Mượn cớ tước vũ khí quân Nhật, quân Trung Hoa quốc dân Đảng đã theo sông Hồng và đường sắt Lào Cai - Hà Nội tràn vào địa phận Hạ Hoà, theo sau là bọn Việt Nam quốc dân đảng nhằm thủ tiêu thành quả cách mạng

Thêm vào đó, hậu quả nạn đói năm 1945, cùng thiên tai, lũ lụt đã cướp

đi hàng trăm mẫu lúa, hoa màu làm cho đời sống của nhân dân càng thêm khổ cực Do tàn dư của chế độ cũ, hơn 90% dân số huyện mù chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan (cờ bạc, ma tuý, nghiện hút, trộm cắp…)

Trang 18

Chính quyền cách mạng huyện Hạ Hoà còn non trẻ, chưa có kinh nghiệm, còn nhiều lúng túng trong tổ chức và điều hành mọi hoạt động xã hội Đội ngũ cán bộ Đảng viên quá ít, lại chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý Thực tế, tình hình hết sức khó khăn, phức tạp, đòi hỏi cán bộ, Đảng viên và nhân dân Hạ Hoà phải vươn lên Trong bối cảnh đó, hơn lúc nào hết, yêu cầu đoàn kết toàn dân, tập trung lực lượng, chọn những giải pháp tối ưu nhất để phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn để củng cố chính quyền, giải quyết nạn đói, nạn dốt và đối phó với giặc ngoại xâm

Ngày 25 tháng 11 năm 1945, Trung ương Đảng ra chỉ thị “Kháng chiến

kiến quốc” đã chỉ rõ tính chất của cách mạng Đông Dương: “Phải đề phòng nạn đói cuối năm nay và sang đầu năm, sẽ hết sức trầm trọng ở Miền Bắc Đông Dương Ngay lúc này một số khá đông ở đồng bằng Bắc Bộ đã đói rồi Công việc cứu đói cũng cần như công việc đánh giặc” [4, tr 34] Quán triệt

chỉ thị của Trung ương đảng, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Hạ Hoà đã xác định nhiệm vụ của địa phương lúc này là ra sức củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng xã hội mới, cuộc sống mới cho nhân dân

Hưởng ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh “Tăng gia sản xuất,

tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa” [18, tr 221] Chính quyền

huyện Hạ Hoà và các tổ chức đoàn thể đã thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm Phong trào bình dân học vụ được phát động sôi nổi trong toàn huyện,

với khẩu hiêụ “đi học là yêu nước”, “đi học là kháng chiến và diệt ngoại

xâm” Mọi người, mọi nhà đều đi học, tất cả đều thực hiện lời dạy của chủ tịch

Hồ Chí Minh: “Những người biết chữ dạy những người chưa biết chữ, những

người chưa biết chữ gắng học cho biết, vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết chữ thì anh bảo, cha mẹ chưa biết chữ thì con bảo…phụ nữ lại càng phải học”[19, tr 397 - 398] Do thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng và tỉnh uỷ

Phú Thọ, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Hạ Hoà đã có chủ

Trang 19

trương chỉ đạo đúng đắn, nên trong một thời gian ngắn, nạn đói bị đẩy lùi, bước đầu giải quyết nạn mù chữ, củng cố chính quyền và các tổ chức đoàn thể

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Như vậy, nhờ có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tương đối đặc thù cùng với truyền thống yêu nước của nhân dân huyện Hạ Hoà Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nhân dân Hạ Hoà anh hùng đã giành được chính quyền, xây dựng và củng cố chính quyền, xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, giải quyết những khó khăn trước mắt, phát triển kinh tế, xã hội

Đó là những điều kiện, tiền đề quan trọng để Đảng bộ và nhân dân Hạ Hoà bước vào một giai đoạn mới với những nhiệm vụ cam go, quyết liệt hơn, cùng nhân dân cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954)

Trang 20

Chương 2 ĐẢNG BỘ HUYỆN HẠ HÕA LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN ĐẤU

TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

2.1 Chủ trương kháng chiến chống Pháp

2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử

Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp nổ súng gây chiến ở Nam

Bộ Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: ủng hộ cuộc kháng chiến của đồng bào Nam Bộ Nhân dân Hạ Hòa đã làm tốt nhiệm vụ, động viên và đưa tiễn những đoàn quân Nam tiến Thanh niên Hạ Hòa hăng hái tòng

quân, xung phong vào đội “Nam tiến” Mặt trận và các Tổ chức đoàn thể đã

vận động hội viên cùng nhân dân ủng hộ tiền của, lương thực thực phẩm, thuốc men, quân tư trang cho Nam Bộ kháng chiến

Chính quyền huyện Hạ Hòa đã chỉ đạo nhân dân tổ chức mít tinh, biểu tình lên án hành động xâm lược của thực dân Pháp và biểu thị ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ tổ quốc Thời gian này, hội phụ nữ xã Đan Thượng (Hạ Hoà)

đã tổ chức lao động gây quỹ, diễn kịch bán vé lấy tiền góp vào “quỹ Nam Bộ”

đồng thời gửi quyết tâm thư hứa sẵn sàng xung phong đi bộ đội, đi bất cứ nơi đâu khi tổ quốc cần

Năm 1946, toàn huyện có hàng trăm thanh niên tình nguyện lên dường tòng quân (xã Lang Sơn có 48; Y Sơn có 17; Đan Thượng 18 ) Nhiều người con của Hạ Hòa đã có mặt trong đoàn quân Nam tiến, một số đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường cho nền độc lập tự do cuả tổ quốc

Hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước do Đảng, Chính phủ phát động, chính quyền, nhân dân Hạ Hòa phát huy nỗ lực đóng góp cho công cuộc

kháng chiến, kiến quốc Phong trào “Tuần lễ vàng”, “Qũy độc lập”, “Qũy vệ

quốc đoàn”, “Quỹ mùa đông binh sỹ” đây là cuộc vận động lớn được tiến

hành sôi nổi, hiệu quả ở huyện Hạ Hòa

Trang 21

Đầu năm 1946, tình hình ở huyện Hạ Hòa trở nên phức tạp Tại xã Đan Thượng, Lang Sơn, Minh Hạc, Văn Lang hàng trăm quân Trung Hoa quốc dân Đảng đi bè mảng theo sông Hồng tràn vào quấy nhiễu gây nhiều khó khăng cho nhân dân địa phương Quân Tưởng đi ngựa lùng sục vào các gia đình vơ vét của cải, cướp bóc lương thực, bắt cắt hàng trăm mẫu lúa cho ngựa ăn chúng trắng trợn bắt, trói người vô tội Giặc Tưởng giễu võ gương oai, đi lại và đe dọa tinh thần của người dân Đồng thời, chúng dùng tiền quan kim, quốc tệ làm lũng đoạn thị trường

Núp dưới bóng quân Tưởng, bọn Việt quốc, Việt cách đứng đầu là tên

Vũ Hồng Khanh điên cồng chống phá cách mạng Bọn chúng móc ngoặc với tên việt gian lừa bịp nhân dân bằng mọi cách, phá hoại chiến khu Vần ở Hiền Lương Lợi dụng tình thế, tên chủ đồn điền Hạ Dương ở xã Y Sơn (Hạ Hoà)

đã có những hành động chống phá lại chính quyền, bộc lộ bản chất địa chủ phản động

khẩn trương xây dựng lực lượng: bộ đội địa phương và dân quân du kích Thi đua sản xuất tiết kiệm chuẩn bị mọi điều kiện bước vào thời kỳ mới: Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược để bảo vệ độc lập, tự do cho nhân dân

Sau Hiệp định Sơ Bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), thực dân Pháp bội ước Pháp cho quân khiêu khích ở Lạng sơn, Hải Phòng, tàn sát nhân dân ta ở Hà Nội Pháp còn gửi tối hậu thư đòi ta phải giải tán lực lượng, trao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng Trước tình thế đó, Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định phát động cả nước kháng chiến

Ngày 12/12/1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị “Toàn

dân kháng chiến” Chỉ thị đã nêu rõ mục đích, tính chất, chương trình kháng

chiến Những nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến đã được nêu cô đọng trong văn kiện lịch sử này Tuy chưa hoàn chỉnh nhưng những nội dung

Trang 22

đó là vấn để thiết yếu, cơ bản nhất để lãnh đạo thống nhất toàn dân, toàn quân

ta trong kháng chiến chống Pháp

Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng mở rộng họp từ ngày 18 đến 19/12/1946, tại làng Vạn Phúc Thị xã Hà Đông đã phát động cả nước kháng

chiến Đêm 19/12/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh ra “lời kêu gọi toàn quốc kháng

chiến”, khẳng định thiện chí hòa bình, quyết tâm kháng chiến và niềm tin tất

thắng của nhân dân ta Đồng thời lời kêu gọi “toàn quốc kháng chiến” đã nêu

lên tư tưởng cơ bản của đường lối chiến tranh nhân dân Nhân dân cả nước đứng lên theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch:

Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa !

Không! Chúng ta hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc Ai có súng dùng súng Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước…

Giờ cứu nước đã đến Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước

Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta [12, tr 480]

Tháng 3/1947, tổng Bí thư Đảng Trường Chinh đã viết cuốn “Kháng

chiến nhất định thắng lợi” Đây là văn kiện quan trọng góp phần giáo dục

Trang 23

quân và dân ta bước vào cuộc kháng chiến thắng lợi và phân tích một cách khoa học đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện

Như vậy, đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta được hoàn chỉnh và thể hiện tập trung trong ba văn kiện lớn được soạn thảo và công bố ngay trước và sau ngày cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ Đó là văn kiện

Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng (12/12/1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh

Nội dung đường lối:

Mục đích kháng chiến: Kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng

Tháng Tám, “Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và

độc lập” [9, tr 150]

Tính chất kháng chiến: “Cuộc kháng chiến của dân tộc ta là một cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân, chiến tranh chính nghĩa Nó có tính chất toàn dân, toàn diện và lâu dài” “Là một cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do,độc lập, dân chủ và hòa bình”[17, tr 31] Đó là cuộc kháng chiến có tính

chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới

Chính sách kháng chiến: “Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động

thực dân Pháp Đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình Đoàn kết chặt chẽ toàn dân Thực hiện toàn dân kháng chiến… Phải tự cấp, tự túc về mọi mặt”

Chương trình và nhiệm vụ kháng chiến “Đoàn kết toàn dân Thực hiện

quân, chính, dân nhất trí… Động viên nhân lực, vật lực, tài lực, thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trường kỳ kháng chiến… Giành quyền độc lập, bảo toàn lãnh thổ, thống nhất Trung, Nam, Bắc Củng cố chế

độ Cộng hòa Dân chủ… Tăng gia sản suất, thực hiện kinh tế tự túc”

Trang 24

Phương châm tiến hành kháng chiến: Tiến hành cuộc chiến tranh nhân

dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình

là chính

Kháng chiến toàn dân: “Bất kỳ đàn ông đàn bà không chia tôn giáo,

đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân pháp”, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài

Kháng chiến toàn diện: Đánh địch về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh

tế, văn hóa, ngoại giao Trong đó:

Về chính trị: Thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do hòa bình

Về quân sự: Thực hiện vũ trang toàn dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, là “triệt để dùng du kích, vận động chiến Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài… Vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ”

Về kinh tế: Tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cung tự cấp, tập trung phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công ghiệp quốc phòng

Về văn hóa: Xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng văn hóa dân chủ mới theo ba nguyên tắc: Dân tộc, khoa học, đại chúng

Về ngoại giao: Thực hiện thêm bạn bớt thù, biểu dương thực lực “Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập

Kháng chiến lâu dài: Là để chống âm mưa đánh nhanh thắng nhanh của

pháp, để có thời gian phát huy yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta,

Trang 25

chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch

Dựa vào sức mình là chính: “Phải tự túc, tự cấp về mọi mặt”, vì ta bị

bao vây bốn phía, chưa được nước nào giúp đỡ nên phải tự lực cánh sinh Khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng không được ỷ lại

Đường lối kháng chiến của Đảng với nội dung cơ bản như trên là đúng đắn và sáng tạo, vừa kế thừa được kinh nghiệm của tổ tiên, đúng với các nguyên lý về chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, vừa phù hợp với hoàn cảnh thực tế

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch, căn cứ vào đường lối kháng chiến của Trung ương, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã vạch ra phương hướng, nhiệm vụ của cuộc kháng chiến, trước mắt là vừa xây dựng lực lượng vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ địa phương Trong đó, chú ý đến lực lượng chính trị, củng cố và phát triển chính quyền các cấp, củng cố tổ chức đoàn thể, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân Cần ra sức xây dựng lực lượng vũ trang, bao gồm dân quân du kích, du kích tập trung ở cấp huyện và tỉnh

Trước tình hình đó, Đảng bộ huyện Hạ Hòa đề ra phương hướng lãnh đạo nhân dân đoàn kết giữ vững chính quyền cách mạng Tại các cơ sở, cán bộ

và nhân dân đã kịp thời di chuyển trụ sở, ủy ban và các đoàn thể về nơi an toàn Những cuộc họp lớn được tổ chức ở những địa điểm xa, được canh gác cẩn mật Đối với bọn Trung Hoa dân quốc, chính quyền vận động nhân dân mềm dẻo, tránh xảy ra xô xát, phòng ngừa mọi sự khiêu khích của chúng; đối với bọn phản động thì kiên quyết trừng trị và vạch trần âm mưu

Theo chủ trương chung của Trung ương Đảng, cuối năm 1946, huyện

Hạ Hòa thành lập Ủy ban kháng chiến cùng song song tồn tại với hệ thống Ủy ban hành chính Đến cuối 1947, đã tiến hành sát nhập Ủy ban kháng chiến và

Ủy ban hành chính thành Ủy ban kháng chiến huyện để phù hợp với tiến trình

Trang 26

cách mạng Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn thể phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của chính quyền địa phương

Nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước và dân chủ, mặt trận Việt Minh huyện Hạ Hòa được mở rộng với nhiều hình thức phong phú Mặt trận Việt Minh đã góp phần thúc đẩy phong trào rèn luyện quân sự, thi đua sản xuất phát triển góp phần vào công cuộc kháng chiến kiến quốc của toàn dân

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các cán bộ, Đảng viên thuộc Liên chi bộ Thanh Ba - Hạ Hòa đã họp và đề ra các công việc cấp bách phải làm: Củng cố và phát triển lực lượng dân quân tự vệ, đội du kích; tăng cường củng cố khối đoàn kết giữa chính quyền và các đoàn thể cứu quốc; phát động phong trào tăng gia sản xuất, thực hiện tích cực chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc; chuẩn bị tình thế chiến tranh kéo dài, đối phó với địch khi chúng tấn công, nhảy dù xuống địa bàn huyện

Từ cuối năm 1946, sau khi họp phân tích tình hình mặt trận Tây Bắc, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã nhận định cần thành lập một chiến khu kháng chiến Ngày 19/10/1946, chiến khu 10 ra đời, coi nhiệm vụ chỉ đạo quân dân sáu tỉnh dọc sông Hồng và sông Lô (gồm Lào Cai,Yên Bái, Hà Giang,Tuyên Quang, Vĩnh Yên, Phú Thọ) Qua khảo sát thực tế địa hình và địa chính của huyện Hạ Hòa, ngày 1/3/1947 Khu ủy Khu 10 đã quyết định chuyển Khu 10

về căn cứ xã Đại Phạm (Hạ Hòa) Đây là khu rừng núi Sơn Nhiễu rất phù hợp với yêu cầu của chiến khu và thuận tiện với lối đánh du kích truyền thống của

ta Từ địa bàn này, ta dễ phát triển và củng cố lực lượng, thuận lợi cho việc tiến đánh địch ở các vùng Yên Bái, Lào Cai, Chiêm Hóa, Tuyên Quang và là nơi đặc biệt an toàn, vì nó cách xa đường tiến của giặc trên sông Lô và quốc lộ II

Thực hiện chủ trương của Tỉnh uỷ Phú Thọ: “tích cực củng cố và phát

triển Đảng, làm cho Đảng mang tính quần chúng mạnh mẽ, có cơ sở vững chắc cho các địa bàn quan trọng, phát triển đi đôi với củng cố, xây dựng chi

Trang 27

[6, tr 145] Tháng 1 năm 1947, tại nhà Hàn Cư xã Vũ Ẻn huyện Thanh Ba đã

tổ chức Hội nghị tách Liên chi bộ Thanh Ba - Hạ Hoà và thành lập Ban cán sự Đảng Hạ Hoà gồm 5 đồng chí: Ma Quang Lâm, Trịnh Xuân Tiến, Nguyễn Văn Điệp, đồng chí Doanh và đồng chí Huyền, do ông Ma Quang Lâm làm Bí thư Ngày 19 tháng 5 năm 1947, Đảng bộ huyện Hạ Hoà chính thức được thành lập và đổi tên Ban cán sự Đảng thành Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hạ Hoà

Sau khi thành lập, Đảng bộ Hạ Hoà đã họp Hội nghị toàn thể Đảng viên

và đề ra nhiệm vụ trước mắt: Xây dựng địa phương vững mạnh, sẵn sàng đối phó khi địch tấn công, xây dựng, củng cố và phát triển Đảng Hội nghị toàn thể Đảng viên lần đầu tiên của Đảng bộ Hạ Hoà có ý nghĩa như một Đại hội lần thứ nhất để xác định đường lối lãnh đạo của huyện

Để đáp ứng nhu cầu cách mạng của giai đoạn mới, Đảng bộ huyện Hạ Hoà tập trung phát triển Đảng viên vào các vùng sung yếu ở ven đường quốc

lộ, dọc bờ sông Thao, các đồn điền và miền núi Huyện uỷ Hạ Hoà đã liên tiếp

mở các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị cho cán bộ ở các xã, các cơ quan, xí nghiệp Đến tháng 8 năm 1948, toàn huyện có 200 đảng viên, số lượng đảng viên tăng nhanh chứng tỏ công tác phát triển đảng có hiệu quả, đủ sức lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954)

Thời kỳ này, Đảng bộ huyện chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang,đảm bảo sẵn sàng chiến đấu Tháng 5/1947, huyện đội Hạ Hòa được thành lập

và thành lập một Đại đội độc lập bộ đội huyện mang tên Đại đội 336

2.2 Đảng bộ huyện Hạ Hoà lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp

Đây là cuộc kháng chiến mà thực dân Pháp thực hiện một cách toàn diện nên ta cũng phải tiến công địch trên mọi mặt: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, ngoại giao…

Trang 28

2.2.1 Trên mặt trận quân sự

Năm 1947, thực hiện kế hoạch “Clo - Clo” giặc Pháp cho một đội thủy

chiến gồm 40 canô với nhiều binh lính tiến theo sông Hồng lên Hạ Hoà, cùng cánh quân từ Bắc Cạn, Thái Nguyên sang hòng tấn công cơ quan kháng chiến của ta ở Việt Bắc Quân địch tới đâu giết người tới đó, gây tổn thất lớn cho ta

Trước tình hình đó, Bộ chỉ huy chiến khu 10 xã Đại Phạm (Hạ Hoà) xây dựng kế hoạch tác chiến, “bẻ gãy gọng kìm của địch trên sông Lô” Đại đội

19, 23 và 25 là đơn vị đầu tiên của Liên khu 10 được lệnh tham gia trận đánh sông Lô Sau khi nhận nhiệm vụ, các chiến sĩ hăng hái vào trận chiến Ngày 9/10/1947, Bộ chỉ huy đã điều động một trung đội pháo binh từ Đại Phạm - Hạ Hòa về xã Sóc Đăng (huyện Đoan Hùng) để phối hợp với du kích Đoan Hùng với bộ đội địa phương tỉnh chặn đón tàu địch trên sông Lô

Trận thủy chiến trên sông Lô diễn ra ác liệt từ ngày 23 đến ngày 24/11/1947: một tàu chiến trở tới hàng trăm tên lính có máy bay yểm trợ đã lọt vào trận địa mai phục của ta, với tinh thần chiến đấu quật cường, bộ đội ta đã bắn chìm 3 tàu chiến, 1 canô, 1 thủy phi cơ cùng 350 tên giặc bị tiêu diệt

Với chiến thắng sông Lô gây tiếng vang lớn đánh dấu sự trưởng thành lực lương vũ trang khu 10 Đại Phạm - Hạ Hòa, đồng thời thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ chiến sĩ các đơn vị của khu 10 Đại Phạm với Đảng bộ và nhân dân Hạ Hòa

Nhân dân Hạ Hòa một lòng đoàn kết phối hợp với công an, bộ đội chống việt gian và địch nhảy dù, thu hồi và đốt hàng ngàn tờ truyền đơn tâm

lý của địch thả xuống

Bước sang năm 1950, cuộc kháng chiến của nhân dân ta bứơc vào giai đoạn mới Trên chiến trường đã có nhiều chuyển biến quan trọng Ta giành thế chủ động ở chiến trường Bắc Bộ và Bắc Trung bộ, đẩy Pháp vào thế bị động

Buộc Pháp đổi từ chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu dài với

Trang 29

Việt đánh người Việt” Thực dân Pháp tập trung lực lượng chuẩn bị kế hoạch

Rơve với hai nội dung chính:

- Mở rộng phạm vi chiếm đóng ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, phong tỏa biên giới Việt Trung

- Tăng cường xây dựng quân tay sai làm lực lượng chiếm đóng, tập trung xây dựng lực lượng cơ động và mở những cuộc tấn công lớn lên Việt Bắc

Ngày 22/8/1950, giữa lúc quân ta mở chiến dịch Biên giới, thực dân

Pháp mở cuộc càn quét lớn mang tên “con nhộng” tấn công ra vùng tự do Phú

Thọ nhằm phá hậu phương chiến dịch của ta Chúng tiến theo ba hướng:

- Hướng thứ nhất: Từ Trung Hà (Sơn Tây) và Việt Trì, qua Ấm Thượng

đến Y Sơn (Hạ Hoà)

- Hướng thứ hai: Chúng đi ca nô từ sông Hồng lên xã Đan Thương

(Hạ Hòa)

- Hướng thứ ba: Theo quốc lộ II đến Trạm Thản (Phù Ninh)

Ngày 28/8/1950, địch dùng hai ca nô chở đầy lính Lê dương và lính Ngụy lên Ấm Thượng, Đan Thượng, Yên Luật, Vĩnh Chân (Hạ Hòa) Cùng thời gian này, khoảng 400 tên địch từ Hanh Cù đánh lên Yên Kỳ, đi đâu quân

giặc thực hiện chính sách tàn bạo “ba sạch” tới đó (đốt sách, giết sạch,

phá sạch)

Được tin báo, các Chi bộ và Chính quyền huyện cùng các chỉ huy đã họp để triển khai tác chiến đã chủ động họp bàn triển khai phương án chiến đấu và cách phòng tránh cụ thể

Theo kế hoạch, một bộ phận dân quân tự vệ hướng dẫn nhân dân đi sơ tán đến nơi an toàn theo hướng đã định và vận động nhân dân cất lương thực; một bộ phận dân quân tự vệ khác tham gia chuyển 70 tấn thóc và 10 tạ muối trong các kho của các cơ quan đến nơi an toàn; một bộ phận dân quân khác kết

Trang 30

hợp với bộ đội, công an tuần tra canh gác theo dõi bám địch, cử người vận chuyển vũ khí từ xưởng vũ khí Phan Đình Phùng về để chiến đấu

Tại xã Đan Thượng, quân giặc ập đến đỗ ca nô ở bến chợ, cho 2 trung đội vaò lùng sục, cướp bóc, đốt nhà của nhân dân; hãm hiếp phụ nữ, hăm dọa

cụ già còn chưa kịp sơ tán Tại xã Lang Sơn, giặc bắt nhiều người làm phu chuyển súng đạn cho chúng về mặt trận Tây Nam Phú Thọ Tại xã Y Sơn, địch đốt cháy một kho gạo Nhiều nơi khác trong huyện đã bị địch phong tỏa bằng máy bay, ném bom phá hủy nhiều cơ quan, xí nghiệp, công sở, trường học gây

tổn thất lớn cho nhân dân Trong trận càn này, giặc “đốt 500 ngôi nhà, 5

xưởng giấy, 2 dãy phố Ấm Thượng, 2 dãy phố Vĩnh Chân, trường Hùng Vương, trại Thiếu nhi Bác Hồ, thôn Yên Kỳ bị đốt; làm 9 người chết và 8 người bị thương; một Phó chủ tịch xã và một huyện ủy viên bị bắt, 7 người bị hiếp; 27 trâu bò và một số gia súc bị giết Riêng xã Minh Côi, chúng đã ném bom phá hủy 89 ngôi nhà, 4 người bị chết, 1 thuyền của dân và 5 thuyền trở lương thực của Nhà nước bị đắm”[15, tr 24]

Biến căm thù thành hành động, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ Hạ Hòa lực lượng bộ đội cùng dân quân du kích và các tầng lớp nhân dân đã chống lại quyết liệt, giáng cho địch những đòn nặng nề trên mọi hướng Ngày 28/8/1950, một trung đội du kích của xã Yên Kỳ - Hạ Hòa đã phối hợp với Đại đội 209 và 165 của Tỉnh đội tổ chức chiến đấu, tiêu diệt 20 tên địch (có 4 lính Âu Phi) buộc chúng phải lui về Hanh Cù Bị ta chống trả mạnh mẽ, sau 10 ngày, quân địch buộc phải rút lui Cuộc càn quét lớn của địch bị thất bại Trong đợt chống càn đầy hy sinh và gian khổ, quân ta đã tiêu diệt hơn 130 tên địch, 2 ca nô bị hỏng nặng; thu hồi hàng trăm súng, lựu đạn và các vũ khí khác Với thắng lợi này, chứng tỏ sự trưởng thành, lớn mạnh mọi mặt của bộ đội địa phương và dân quân du kích Đó cũng là kết quả của sự phối hợp tác chiến giữa 3 thứ quân Dưới sự chỉ đạo của Huyện đội, lực lượng vũ trang Hạ

Ngày đăng: 05/01/2016, 17:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hạ Hoà - Phú Thọ (1999), Lịch sử Đảng bộ huyện Hạ Hoà (1930 - 1968), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ huyện Hạ Hoà (1930 - 1968)
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hạ Hoà - Phú Thọ
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (1968), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, tập 1 (1939 - 1968), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, tập 1 (1939 - 1968)
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1968
3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2000), Lịch sử kháng chiến chống Pháp của quân và dân Phú Thọ, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử kháng chiến chống Pháp của quân và dân Phú Thọ
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2000
4. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng trung ương (1978), Kháng chiến kiến quốc, Văn kiện Đảng 1945 - 1954, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kháng chiến kiến quốc, Văn kiện Đảng 1945 - 1954, tập 1
Tác giả: Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng trung ương
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1978
5. Ban Tuyên huấn trung ương (1976), Truyền thống dựng nước của dân tộc Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thống dựng nước của dân tộc Việt Nam
Tác giả: Ban Tuyên huấn trung ương
Năm: 1976
6. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Phú Thọ (1985), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú (1930 - 1954), Sơ thảo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú (1930 - 1954)
Tác giả: Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Phú Thọ
Năm: 1985
7. Báo cáo Chính trị của Hồ Chủ tịch tại Hội nghị trung ương lần thứ IV (25 - 30/1/1953) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Chính trị của Hồ Chủ tịch tại Hội nghị trung ương lần thứ IV
8. Báo cáo của Ủy ban kháng chiến Hành chính tỉnh Phú Thọ số 452, Phú Thọ 6/1953 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo của Ủy ban kháng chiến Hành chính tỉnh Phú Thọ số 452
9. Đảng Cộng sản Vệt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Tác giả: Đảng Cộng sản Vệt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
10. Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 (2008), Tập 6, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 (2008), Tập 6
Tác giả: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2008
11. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2010)
Tác giả: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2010
12. Hồ Chí Minh toàn tập (2002), Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh toàn tập (2002)
Tác giả: Hồ Chí Minh toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
13. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1981), Tập 1 (Sơ thảo), Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1981)
Tác giả: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1981
14. Sở Công an tỉnh Phú Thọ (1948), Báo cáo niên kết năm 1948, Phú Thọ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo niên kết năm 1948
Tác giả: Sở Công an tỉnh Phú Thọ
Năm: 1948
15. Sở Công an tỉnh Phú Thọ (1950), Báo cáo niên kết năm 1950, số 5268, Phú Thọ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo niên kết năm 1950, số 5268
Tác giả: Sở Công an tỉnh Phú Thọ
Năm: 1950
16. Thơ chúc tết - Xuân Kỷ Sửu năm 1949 (1958), Những lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, Tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch
Tác giả: Thơ chúc tết - Xuân Kỷ Sửu năm 1949
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1958
17. Trường Chinh (1976), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam
Tác giả: Trường Chinh
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1976
18. Tuyển tập Hồ Chí Minh (1960), Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Hồ Chí Minh (1960)
Tác giả: Tuyển tập Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1960
19. Tuyển tập Hồ Chí Minh (1980), Nxb Sự thật. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Hồ Chí Minh
Tác giả: Tuyển tập Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Sự thật. Hà Nội
Năm: 1980

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w