Trên mặt trận kinh tế

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện hạ hòa lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân pháp 1946 1954 (Trang 31 - 35)

Ngày 27/3/1948, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban thường

vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động phong trào “thi đua ái quốc”, nhằm

động viên toàn quân, toàn dân nâng cao tinh thần cách mạng và sáng tạo, ra sức thi đua kháng chiến, kiến quốc. Khẩu hiệu thi đua đã được Hồ chủ tịch thể hiện qua bài thơ:

“Người người thi đua, Ngành ngành thi đua, Ta nhất định thắng,

Địch nhất định thua” [16, tr. 288].

Thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ, Đảng bộ và nhân dân huyện Hạ Hòa đã ra sức thi đua lao động sản xuất phục vụ cho kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cung tự cấp phá hoại nền kinh tế của địch, các Chi bộ đảng đã chỉ đạo nhân dân thành lập các tổ lao động sản xuất để giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, hình thức này tồn tại và phát triển ở Hạ Hòa khá lâu. Đến cuối năm 1953, toàn huyện có 374 tổ đổi công và 647 tổ sản xuất. Các tổ đã tận dụng nguồn lao động, tăng năng xuất lúa, rau, màu; phát triển chăn nuôi gia cầm và đánh bắt

cá, thực hiện tốt khẩu hiệu “tự cung, tự cấp”.

Để tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, huyện đã chú trọng tới công tác thủy lợi. Được sự giúp đỡ của Tỉnh ủy Uỷ Ban Hành chính kháng chiến Phú Thọ, huyện dẫn lãnh đạo nhân dân khơi ngòi từ đầm Chính Công qua Vụ Cầu

(Hạ Hòa) ra sông Thao, lấy nước phù sa tưới cho các ruộng đồng còn bị bỏ hoang do thiếu nước.

Bên cạnh sự phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành thủ công nghiệp cũng phát triển không ngừng, đặc biệt công nghiệp chế biến chè. Trong năm 1948, cùng với huyện Thanh Ba, Hạ Hòa đã sản xuất được 2.000 tấn chè búp để bán và trao đổi hàng hóa. Bên cạnh cây chè là nghề dệt vải khổ rộng, làm giấy và các cơ sở kinh tế khác nằm trong Liên khu 10 phát triển đã thu hút được nhiều nhân công giải quyết một lượng lớn lao động cho địa phương, đời sống nhân dân ngày càng khá hơn. Hạ Hòa trở thành chỗ dựa vững chắc cung cấp lương thực, thực phẩm cho bộ đội và giúp đỡ đồng bào vùng tạm chiếm.

Thực hiện chủ trương giảm tô của Chính phủ, Đảng bộ Hạ Hòa đã từng bước lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi địa chủ giảm 25% mức tô. Một số cuộc đấu tranh của tá điền ở các đồn điền Thanh Hương (Hạ Hòa), Lê Thuận Khoát đòi tăng lương, giảm giờ làm từ 10h - 11h/ ngày xuống 8h/ ngày. Ngoài ra, còn một số cuộc đấu tranh của nông dân ở xã Vĩnh Chân, Chính Công (Hạ Hòa). Các cuộc đấu tranh diễn ra gay go, phức tạp, kéo dài. Một số nơi, chủ đất đã thực hiện giảm 25% tô và huyện đã thực hiện được chủ trương người cày có ruộng (bình quân 3 sào/ 1 người). Chủ đồn điền Thanh Hương tuy cứng đầu nhưng trước thái độ làm việc có tình có lý của ta cuối cùng cũng phải nhượng bộ thực hiện chế độ ngày làm 8 tiếng và tăng lương cho tá điền. Những kết quả thu được qua đợt công tác giảm tô đã tạo lòng tin của dân đối với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.

Đầu năm 1949, Hồ Chủ tịch có kêu gọi nhân dân ủng hộ gạo khao quân. Thực hiện lời kêu gọi của Bác, Hạ Hòa đã thành lập Ban vận động quyên góp, ủng hộ, được nhân dân hưởng ứng đông đảo, mỗi gia đình tự giác bớt khẩu

phần ăn của mình với ý thức “góp gió thành bão”. Kết quả đợt quyên góp toàn

Với thành tích đó, Hạ Hoà đã dẫn đầu tỉnh Phú Thọ và được Ủy ban hành chính và Liên khu 10 tặng bằng khen.

Thực hiện chỉ thị của Tỉnh ủy Phú Thọ, Đảng bộ đã vận động nhân dân

đem thóc bán cho Nhà nước, tham gia “công phiếu kháng chiến” và “công trái

quốc gia”. Nhân dân tự nguyện đóng tiền vào quỹ quốc gia để giải quyết

những khó khăn trước mắt về tài chính của Nhà nước. Kết quả đợt thực hiện, toàn huyện đã đóng 12 tấn thóc phục vụ cho quốc phòng, 44 tấn thóc và 90 đồng tiền công phiếu kháng chiến; bán 3,5 tấn thóc theo định giá.

Đảng bộ chỉ đạo nông dân thực hiện chính sách thuế nông nghiệp, thuế công thương nghiệp của Chính phủ ban hành, nhằm đáp ứng nhu cầu kháng chiến và thực hiện chế độ đóng góp công bằng cho người dân. Để công tác thu thuế nông nghiệp đạt kết quả, từng xã đã thành lập Ban chỉ đạo thuế nông nghiệp do đồng chí Chủ tịch làm trưởng ban, các đoàn thể làm thành viên. Các chi bộ tiến hành mở lớp, tuyên truyền giải thích cho mọi người hiểu được nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Để thực hiện chế độ công bằng hợp lý, thuế được thu theo số lượng ruộng đất mà người dân có, những người quá khó khăn thì được miễn giảm thuế.

Trong quá trình tuyên truyền chính sách thuế mới của Nhà nước, Ban chỉ đạo thuế nông nghiệp đã tiến hành xoá bỏ mọi thứ thuế vô lý, các hình thức vay lãi, cầm đồ cũng bị bãi bỏ...

Hiểu rõ tầm quan trọng của chính sách thu thuế bằng thóc trong giai đoạn cuộc kháng chiến đang diễn ra quyết liệt, đông đảo nông dân đã chấp hành triệt để chính sách thuế nông nghiệp, phát huy tinh thần yêu nước.

Tuy vậy, trong giai đoạn đầu của việc thực hiện chính sách thuế nông nghiệp đã xuất hiện một số việc làm như khai man diện tích, sản lượng lúa, nộp thuế không đúng hạn của một số phú nông địa chủ, khiến người nông dân phải chịu thiệt thòi.

Trước tình hình đó, Ban chỉ đạo đã tiến hành kiểm tra, đôn đốc, khắc phục tiêu cực, từ đó việc gian lận cũng được hạn chế. Việc thực hiện kiểm tra tuy chưa triệt để nhưng đã động viên nhân dân yên tâm thực hiện thuế nông nghiệp của Nhà nước. Hai năm (1952 - 1953), huyện Hạ Hòa đã đóng góp cho Nhà nước 1.150 tấn thóc và gần 60.000 đồng thuế công thương nghiệp, vượt chỉ tiêu trên giao, huyện đã được Trung ương và Tỉnh ủy Phú Thọ khen ngợi. Đặc biệt Chi bộ và nhân dân xã Lang Sơn đã được Bộ Tài chính tuyên dương về công tác đóng giao nộp thuế nhanh gọn nhất miền Bắc, được Ủy ban kháng chiến Hành chính tỉnh Phú Thọ biểu dương.

Nhận thức rõ “Nền tảng của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân, vì nông

dân chiếm đại đa số trong dân tộc. Nền tảng của cách mạng dân chủ cũng là vấn đề nông dân, vì nông dân là lực lượng cách mạng đông đảo nhất chống đế

quốc chống phong kiến” [7, tr. 61]. Cuối tháng 4/1953, Tỉnh ủy Phú Thọ tiến

hành họp Hội nghị mở rộng, nhằm kiểm điểm việc thực hiện chính sách ruộng đất từ sau Cách mạng tháng Tám (1945) đến năm 1953. Qua phân tích và thảo luận, hội nghị đã nhận thấy tỉnh Phú Thọ có đủ điều kiện để tiến hành phát động quần chúng triệt để giảm tô, giảm tức.

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Đảng bộ huyện Hạ Hòa đã cử cán bộ đi tập huấn, sau đó về chỉ đạo cho nhân dân giảm tô... Qua 5 tháng thực hiện, Đảng bộ đã triệu tập các chi bộ họp và rút kinh nghiệm cho các đợt sau. Đảng bộ quyết định tuyên truyền giáo dục chính sách ruộng đất cho quần chúng nhân dân, thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng, tránh tình trạng gây dư luận hoang mang trong quần chúng. Từ tháng 2/1953, huyện đã mở một lớp bồi dưỡng các trưởng công an xã, hướng dẫn cho công an tăng cường giám sát, nghiêm trị những hoạt động phá hoại của bọn địa chủ.

Trong niềm vui phấn khởi sau cuộc phát động quần chúng, nông dân ngày càng đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển sản xuất. Năm 1953, Đảng bộ Hạ

nông nghiệp: Hoàng Hanh và Trịnh Xuân Bái. Với chỉ tiêu thi đua cụ thể: cần cù lao động, gương mẫu sản xuất, tích cực tham gia góp kháng chiến, gia đình văn hóa.

Để tạo điều kiện thi đua đạt kết quả tốt, Đảng bộ đã vận động nhân dân tăng cường công tác thủy lợi, chống hạn. Nhân dân đã bỏ 3.650 ngày công đào 2 kênh mương mới, khôi phục những con mương cũ, đào gần 1.000 giếng khắp cánh đồng đảm bảo cho 1.836 mẫu ruộng luôn đủ nước. Đi đôi với công tác thủy lợi và chống hạn, nhân dân còn tập trung diệt trừ sâu bệnh bảo vệ mùa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

màng. Thực hiện khẩu hiệu “cứu lúa như cứu hỏa”, “chống sâu bệnh như

chống giặc ngoại xâm”. Đảng bộ huyện đã chỉ đạo tất cả đảng viên, phụ nữ,

thanh niên, giáo viên, học sinh tham gia bắt sâu bọ tại đồng ruộng.

Sau một thời gian ngắn, với sự cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân huyện Hạ Hòa, hàng ngàn mẫu ruộng trở nên xanh tươi, khắc phục được tình trạng hạn hán, các xã trong huyện thu được kết quả cao, năng xuất lúa tăng, đời sống nhân dân được cải thiện.

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện hạ hòa lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân pháp 1946 1954 (Trang 31 - 35)