Năm 1947, thực hiện kế hoạch “Clo - Clo” giặc Pháp cho một đội thủy
chiến gồm 40 canô với nhiều binh lính tiến theo sông Hồng lên Hạ Hoà, cùng cánh quân từ Bắc Cạn, Thái Nguyên sang hòng tấn công cơ quan kháng chiến của ta ở Việt Bắc. Quân địch tới đâu giết người tới đó, gây tổn thất lớn cho ta.
Trước tình hình đó, Bộ chỉ huy chiến khu 10 xã Đại Phạm (Hạ Hoà) xây dựng kế hoạch tác chiến, “bẻ gãy gọng kìm của địch trên sông Lô”. Đại đội 19, 23 và 25 là đơn vị đầu tiên của Liên khu 10 được lệnh tham gia trận đánh sông Lô. Sau khi nhận nhiệm vụ, các chiến sĩ hăng hái vào trận chiến. Ngày 9/10/1947, Bộ chỉ huy đã điều động một trung đội pháo binh từ Đại Phạm - Hạ Hòa về xã Sóc Đăng (huyện Đoan Hùng) để phối hợp với du kích Đoan Hùng với bộ đội địa phương tỉnh chặn đón tàu địch trên sông Lô.
Trận thủy chiến trên sông Lô diễn ra ác liệt từ ngày 23 đến ngày 24/11/1947: một tàu chiến trở tới hàng trăm tên lính có máy bay yểm trợ đã lọt vào trận địa mai phục của ta, với tinh thần chiến đấu quật cường, bộ đội ta đã bắn chìm 3 tàu chiến, 1 canô, 1 thủy phi cơ cùng 350 tên giặc bị tiêu diệt.
Với chiến thắng sông Lô gây tiếng vang lớn đánh dấu sự trưởng thành lực lương vũ trang khu 10 Đại Phạm - Hạ Hòa, đồng thời thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ chiến sĩ các đơn vị của khu 10 Đại Phạm với Đảng bộ và nhân dân Hạ Hòa.
Nhân dân Hạ Hòa một lòng đoàn kết phối hợp với công an, bộ đội chống việt gian và địch nhảy dù, thu hồi và đốt hàng ngàn tờ truyền đơn tâm lý của địch thả xuống.
Bước sang năm 1950, cuộc kháng chiến của nhân dân ta bứơc vào giai đoạn mới. Trên chiến trường đã có nhiều chuyển biến quan trọng. Ta giành thế chủ động ở chiến trường Bắc Bộ và Bắc Trung bộ, đẩy Pháp vào thế bị động.
Việt đánh người Việt”. Thực dân Pháp tập trung lực lượng chuẩn bị kế hoạch Rơve với hai nội dung chính:
- Mở rộng phạm vi chiếm đóng ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, phong tỏa biên giới Việt Trung.
- Tăng cường xây dựng quân tay sai làm lực lượng chiếm đóng, tập trung xây dựng lực lượng cơ động và mở những cuộc tấn công lớn lên Việt Bắc.
Ngày 22/8/1950, giữa lúc quân ta mở chiến dịch Biên giới, thực dân
Pháp mở cuộc càn quét lớn mang tên “con nhộng” tấn công ra vùng tự do Phú
Thọ nhằm phá hậu phương chiến dịch của ta. Chúng tiến theo ba hướng:
- Hướng thứ nhất: Từ Trung Hà (Sơn Tây) và Việt Trì, qua Ấm Thượng
đến Y Sơn (Hạ Hoà)
- Hướng thứ hai: Chúng đi ca nô từ sông Hồng lên xã Đan Thương
(Hạ Hòa)
- Hướng thứ ba: Theo quốc lộ II đến Trạm Thản (Phù Ninh).
Ngày 28/8/1950, địch dùng hai ca nô chở đầy lính Lê dương và lính Ngụy lên Ấm Thượng, Đan Thượng, Yên Luật, Vĩnh Chân (Hạ Hòa). Cùng thời gian này, khoảng 400 tên địch từ Hanh Cù đánh lên Yên Kỳ, đi đâu quân
giặc thực hiện chính sách tàn bạo “ba sạch” tới đó (đốt sách, giết sạch,
phá sạch).
Được tin báo, các Chi bộ và Chính quyền huyện cùng các chỉ huy đã họp để triển khai tác chiến đã chủ động họp bàn triển khai phương án chiến đấu và cách phòng tránh cụ thể.
Theo kế hoạch, một bộ phận dân quân tự vệ hướng dẫn nhân dân đi sơ tán đến nơi an toàn theo hướng đã định và vận động nhân dân cất lương thực; một bộ phận dân quân tự vệ khác tham gia chuyển 70 tấn thóc và 10 tạ muối trong các kho của các cơ quan đến nơi an toàn; một bộ phận dân quân khác kết
hợp với bộ đội, công an tuần tra canh gác theo dõi bám địch, cử người vận chuyển vũ khí từ xưởng vũ khí Phan Đình Phùng về để chiến đấu.
Tại xã Đan Thượng, quân giặc ập đến đỗ ca nô ở bến chợ, cho 2 trung đội vaò lùng sục, cướp bóc, đốt nhà của nhân dân; hãm hiếp phụ nữ, hăm dọa cụ già còn chưa kịp sơ tán. Tại xã Lang Sơn, giặc bắt nhiều người làm phu chuyển súng đạn cho chúng về mặt trận Tây Nam Phú Thọ. Tại xã Y Sơn, địch đốt cháy một kho gạo. Nhiều nơi khác trong huyện đã bị địch phong tỏa bằng máy bay, ném bom phá hủy nhiều cơ quan, xí nghiệp, công sở, trường học gây
tổn thất lớn cho nhân dân. Trong trận càn này, giặc “đốt 500 ngôi nhà, 5
xưởng giấy, 2 dãy phố Ấm Thượng, 2 dãy phố Vĩnh Chân, trường Hùng Vương, trại Thiếu nhi Bác Hồ, thôn Yên Kỳ bị đốt; làm 9 người chết và 8 người bị thương; một Phó chủ tịch xã và một huyện ủy viên bị bắt, 7 người bị hiếp; 27 trâu bò và một số gia súc bị giết. Riêng xã Minh Côi, chúng đã ném bom phá hủy 89 ngôi nhà, 4 người bị chết, 1 thuyền của dân và 5 thuyền trở
lương thực của Nhà nước bị đắm”[15, tr. 24].
Biến căm thù thành hành động, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ Hạ Hòa lực lượng bộ đội cùng dân quân du kích và các tầng lớp nhân dân đã chống lại quyết liệt, giáng cho địch những đòn nặng nề trên mọi hướng. Ngày 28/8/1950, một trung đội du kích của xã Yên Kỳ - Hạ Hòa đã phối hợp với Đại đội 209 và 165 của Tỉnh đội tổ chức chiến đấu, tiêu diệt 20 tên địch (có 4 lính Âu Phi) buộc chúng phải lui về Hanh Cù. Bị ta chống trả mạnh mẽ, sau 10 ngày, quân địch buộc phải rút lui. Cuộc càn quét lớn của địch bị thất bại. Trong đợt chống càn đầy hy sinh và gian khổ, quân ta đã tiêu diệt hơn 130 tên địch, 2 ca nô bị hỏng nặng; thu hồi hàng trăm súng, lựu đạn và các vũ khí khác. Với thắng lợi này, chứng tỏ sự trưởng thành, lớn mạnh mọi mặt của bộ đội địa phương và dân quân du kích. Đó cũng là kết quả của sự phối hợp tác chiến giữa 3 thứ quân. Dưới sự chỉ đạo của Huyện đội, lực lượng vũ trang Hạ
trận chống càn này lực lượng dân quân, du kích rút ra nhiều kinh nghiệm trong việc di dân, chuyển tài sản, cất lương thực, bố trí phòng ngự khi địch tấn công bất ngờ.
Sau khi quân địch rút lui, Ban chỉ huy tác chiến phối hợp cùng các đoàn thể giúp nhân dân trở về địa phương kịp thời ổn định sản xuất, tiếp tục xây dựng củng cố hậu phương, thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước.