Xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Pháp

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện hạ hòa lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân pháp 1946 1954 (Trang 43 - 46)

Tháng 12 /1947, Trung ương Đảng phát động phong trào thi đua toàn

quốc với khẩu hiệu “luyện quân đội, lập chiến công” nhằm nâng cao chất

lượng vũ trang đảm bảo chiến đấu. Chủ trương này được toàn huyện nhiệt liệt hưởng ứng. Nhân dịp này, huyện mở lớp huấn luyện cho cán bộ quân sự, mỗi lớp học kéo dài từ 15 - 30 ngày. Sau khóa học, huyện đội cử các học viên về các xã huấn luyện cho dân quân du kích và thực hiện chủ trương đưa Bí thư chi bộ cơ sở vào làm Trưởng ban Lãnh đạo dân quân du kích.

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ, sự giúp đỡ chuyên môn của Huyện đội, gần một nghìn dân quân tự vệ được huấn luyện và sử dụng các loại vũ khí: bắn súng, nổ mìn, ném lựu đạn, học cách đánh quân nhảy dù, đánh trên bộ và đánh dưới sông. Trong các đợt tập luyện, ngoài rèn luyện kỹ thuật anh em còn được bồi dưỡng chính trị, tư cách đạo đức, tác phong quân đội nhằm xây dựng các đội dân quân du kích hoàn chỉnh về mọi mặt.

Qua phát động, năm 1948 “lực lượng dân quân du kích toàn huyện có

3991 người, trong đó dân quân là 2330 người, du kích là 1661 người, có 33

du kích tập trung” [14, tr. 27]. Từ các tiểu đội đã biên chế thành các đại đội

được trang bị thêm vũ khí. Đảng bộ vận động nhân dân đóng góp sức người, sức của làm vũ khí. Bên cạnh đó dân quân tổ chức đào 120 hố cá nhân dọc đường để tránh máy bay, vận động các gia đình đào hầm trú ẩn và cất lương thực, hướng dẫn mội người cách phòng gian bảo mật, hướng dẫn các em nhỏ

thực hiện “ba không” (không nghe, không biết, không nói).

Nhằm thực hiện khẩu hiệu: “Mùa đông binh sỹ”, hội Phụ nữ huyện Hạ

Hòa đã phát động chị em cùng nhân dân thu nhặt bông may áo chấn thủ cho bộ đội. Chị em đã quyên góp, may tặng, gửi ra chiến trường cho bộ đội hơn 3.200 áo chấn thủ và 100 chăn bông. Ngày tết, để động viên bộ đội chiến đấu

ngoài mặt trận, chị em đã vận động nhân dân ủng hộ gạo nếp, thịt lợn gửi ra chiến trường cho các chiến sĩ ăn tết.

Huyện Hạ Hòa đã phát động thành lập “Hội mẹ chiến sỹ” và cho xây

dựng các quán nuôi quân trên các tuyến đường quốc lộ. Thể hiện tình quân

dân như cá với nước, các hội viên trong “Hội mẹ chiến sỹ” đều đang ký giúp

đỡ bộ đội hành quân qua làng: khâu quần áo, nấu ăn, bố trí chỗ ở, ủng hộ chất đốt và rau xanh. Nhiều bà mẹ đã nhiệt tình, đến từng nhà vận động quyên góp gạo để nuôi quân khi họ về làng, đi đón thương binh về làng chăm sóc. Điển hình cho phong trào này là cụ Mền ở xã Lang Sơn với những thành tích ủng hộ đèn, dầu cho Hội nghị xã, nuôi một Đại đội cảnh vệ của tỉnh Phú Thọ trong vòng sáu tháng. Vì vậy, cụ và gia đình đã được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tặng bằng khen.

Hơn nữa, Đảng bộ huyện Hạ Hòa lãnh đạo nhân dân xây dựng làng chiến đấu, ngay từ những ngày đầu chiến đấu, Huyện ủy có chỉ thị cho các chi

bộ khẩn trương xây dựng làng chiến đấu với bốn yêu cầu: “mạnh về kinh tế,

vững về chính trị, bảo đảm trật tự an ninh và phát triển văn hóa xã hội”. Làng

chiến đấu Phi Đình (xã Lang Sơn - Hạ Hòa) là điển hình luôn sẵn sàng đối phó với địch khi chúng mở rộng chiến tranh.

Nhân dân bỏ ra nhiều ngày công, tiến hành rào làng bằng tre, hóp, đào giao thông hào để trực tiếp chiến đấu và tránh mai phục của địch. Sau khi xây dựng các làng chiến đấu, tiến hành bố trí lực lượng dân quân tự vệ canh gác, kết hợp bộ đội và công an luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ của cấp trên giao cho.

Công tác hậu phương quân đội ngày càng đi vào nề nếp, tất cả đều ra sức rèn luyện sẵn sàng chiến đấu. Huyện đội chỉ đạo chặt chẽ các Xã đội giữ nghiêm kỷ cương, thường xuyên kiểm tra kỹ thuật quân sự của dân quân du kích. Các lực lượng vũ trang phối hợp nhịp nhàng giữa sản xuất và chiến đấu, đem hết sức mình bảo vệ sự bình yên cho quê hương xóm làng.

Bên cạnh đó là sự phát triển mạnh mẽ của đội ngũ dân công. Từ năm

1951 đến năm 1953, theo lệnh tổng động viên của chính phủ “tất cả cho tiền

tuyến, tất cả cho chiến trường”, Đảng bộ huyện Hạ Hòa tập trung vận động

nhân dân đi dân công, cung cấp một lượng lớn sức người cho tiền tuyến. Trong những năm kháng chiến, huyện Hạ Hòa cử hàng ngàn lượt dân quân đi phục vụ chiến trường. Năm 1951, theo lệnh điều động của tỉnh Phú Thọ, huyện Hạ Hòa đã huy động dân quân tham gia các chiến dịch lớn: Chiến dịch Trung du (chiến dịch Trần Hưng Đạo - 1951), Chiến dịch Hoàng Hoa Thám - 1951 (chiến dịch Đường số 18)... Riêng đầu năm 1952, huyện Hạ Hòa đã cử hàng nghìn dân công phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Anh em dân công đã không quản ngại xa xôi, trèo đèo lội suối, vượt nghềnh thác chạy qua bom đạn để tải hàng vạn tấn lương thực vũ khí lên Điện Biên:

Khẩu súng hiên ngang anh bộ đội, Đôi bồ lủng lẳng chị dân công. Dân công chẳng quản nằm sương, Bộ đội chẳng quản nằm giường áo tơi. Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ,

Đèo Lũng Lô anh hò chị hát. Dù bom đạn sương tan thịt nát,

Không sờn lòng không tiếc tuổi xuân…

Các đợt đi kéo dài hàng tháng nhưng anh em dân công vẫn đảm bảo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từ trên giao.

Trong chiến dịch Thượng Lào, ở Hạ Hòa có nhiều người được tặng giấy khen của Ban chỉ đạo địa phương nước bạn Lào.

Cuối năm 1953, huyện Hạ Hòa đã cử vượt chỉ tiêu 55 dân công ra chiến trường, có nhiều thiếu niên điển hình như 80 em nhỏ là học sinh của trường cấp II Đan Thượng (Hạ Hòa) trong 7 đêm đã vận chuyển được 20 tấn gạo từ kho của xã ra bến sông để dân quân vận chuyển ra chiến trường.

Cùng với lực lượng dân công, Đảng bộ huyện Hạ Hòa còn huy động lực lượng thuyền bè để vận tải lương thực bằng đường sông. Với 177 chiếc thuyền gồm 553 thuyền viên, chủ yếu lực lượng này chuyên trở vũ khí đạn dược, lương thực và hàng ngàn lượt bộ đội, dân công qua sông ra chiến trường.

Ngoài việc vận động dân công hỏa tuyến, tại địa phương, hàng nghìn

dân công được Đảng bộ và chính quyền huy động đêm ngày thay nhau xay xát hàng trục ngàn tấn lương thực, mổ 200 con lợn, trâu bò để cung cấp cho bộ

đội tiền phương và vận động nhân dân mua công trái kháng chiến được

34.614.500 đồng” [8, tr. 47].

Công tác giao thông cầu đường cũng được Đảng bộ huyện Hạ Hòa và chính quyền hết sức chú trọng. Từng địa bàn đã thành lập các tổ bảo vệ cầu đường. Lực lượng dân quân tự vệ và đông đảo quần chúng tham gia mở mới nhiều tuyến đường khi bị giặc thả bom đánh phá. Huyện luôn chuẩn bị các phà cầu và mọi phương tiện kịp thời sửa chữa. Vì vậy, mà trong những năm kháng chiến, huyện Hạ Hòa luôn bảo đảm thông suốt các tuyến đường, phục vụ đắc lực cho công cuộc kháng chiến.

Một phần của tài liệu đảng bộ huyện hạ hòa lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân pháp 1946 1954 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)